Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

HIV AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.11 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>NỘI DUNG PHẦN TRẢ LỜI BÀI DỤ THI TÌM HIỂU VỀ MA TÚY, HIV/AIDS Câu 1: Ma túy là gì? Các lọai ma túy thường gặp ? Trả lời: Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niện ma tuý như sau: - Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh các danh mục do Chính phủ ban hành. - Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. - Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng. - Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý được quy định do chính phủ ban hành. - Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành. - Người dử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này. Một số loại ma tuý thường gặp Thuốc phiện (Anh túc):Cây thuốc phiện (cây Anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng đứng, cao từ 1 - 1,5m, mọc ở nơi khí hậu mát, thích hợp với đất sét vôi. Nó có từ 8 - 12 nhánh phụ, mỗi nhánh có 1 bông hoa nhiều màu sắc, từ hoa sinh ra quả. Nhựa từ quả gọi là thuốc phiện sống. Mooc phin (Morphin):Là chất được dùng làm chất giảm đau và nguyên liệu bán tổng hợp để sản xuất thuốc trị ho, giảm đau, ỉa chảy... trong y học. Morphin có tác dụng chọn lọc và trực tiếp tới tế bào thần kinh trung ương, nhất là vỏ não làm cho thần kinh trung ương bị ức chế (như trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tam gây ho) và mốt số trung tâm bị kích thích gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim... Heroin: Thường được chế biến thành 2 loại: Loại bột trắng hồng, xốp như bông gọi là " Heroin 4" (còn gọi là bạch phiến) dùng để chích vào tĩnh mạch. Loại bột màu nâu hồng gọi là " Heroin 3" dùng để hút, hít. Cần sa: Còn gọi là cây Gai dầu, cây Gai mèo, cây Đai ma, Bồ đà... Trong y hoc, Cần sa còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ. Ma tuý tổng hợp :Là chất ma tuý được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các hoá chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là amphetamine. Nhìn chung, các chất ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích mạnh và nhanh hơn các chất ma tuý tự nhiên và bán tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy chúng còn gọi là "các chất loạn thần", "ma tuý điên", " ma tuý bạo lực". Hiện nay các chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất. Những năm gần đây nước ta đã xuât hiện các chất ma tuý tổng hợp rất nguy hiểm, đặc biệt là các chất ma tuý kích thích dạng amphetamine (viết tắt là ATS-amphetamine-.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> type-stimulans) có xu hướng gia tăng rất mạnh. Các chất ma tuý thuộc nhóm ATS như amphetamine, methamphetamine, MDMA (3, 4 methylenedioxymethaphetamine, còn gọi là Ecstasy) đều có thể được hấp thụ qua đường tiêu hoá, sau 24 giờ thì khoảng 70 - 90% được bài tiết qua nước tiểu và được bài tiết gần hết sau 2 - 3 ngày. Câu 2: Hãy cho biết những biểu hiện của người nghiện ma túy và các dấu hiệu đặc trưng của nghiện ma túy. Trả lời: Các biểu hiện thường gặp ở người vừa sử dụng ma tuý : Sau khi người sử dụng ma tuý vừa sử dụng xong một liều ma tuý thì nhìn chung tinh thần hưng phấn,vẻ mặt xung mãn, đỏ mặt, mắt đỏ và ướt, trông hoạt bát khác thường. Nếu tuổi còn trẻ họ thường dễ bị khiêu khích, muốn tìm cảm giác mạnh, gây gổ đánh nhau, tự rạch tay, dùng thuốc lá đốt chân tay… Các dấu hiệu trên được biểu hiện cụ thể qua các giai đoạn sau : - Giai đoạn 1: Sau khi dùng 5 – 10 phút, biểu hiện phổ biến là mắt đỏ và trông ướt long lanh, sau đó chuyển qua sụp mi mắt, ngồi tại chỗ mắt lim dim, gãi chân tay, vò đầu, bứt tóc… thể hiện rõ nhất tong trường hợp dùng thuốc phiện pha lẫn seduxen. Những biểu hiện này người nhà khó phát hiện ra nó thường sảy ra ở nơi hút chích. - Giai đoạn 2: Sau 10 đến 20 phút, mắt đỏ ướt, đồng tử teo, giọng nói khàn khàn, uống nhiều nước lạnh, tâm lý ở trạng thái hưng phấn cao, nói nhiều, cử chỉ và động tác thiếu chính xác. Nếu có tật thì tật thường xuất hiện ở mức cao như vuốt mũi, nhổ râu, nặn mụn, cắn móng tay, lấy ráy tai . - Giai đoạn 3 : Sau 90 phút người sử dụng ma tuý tìm chỗ yên tĩnh để thưởng thức cơn phê. Lúc này họ nằm như ngủ, nhưng không ngủ lại hút nhiều thuốc lá, tàn thuốc vung vãi. Quan sát nơi họ nằm thường thấy chăn màn thủng do tàn thuốc lá rơi vào, bề bộn đồ đạc, hôi, người sử dụng ma tuý sợ tắm, sợ ồn ào. Một số đặc trưng chủ yếu của người sử dụng ma tuý : - Về thực lực: Sống phụ thuộc vào ma tuý, sức khoẻ suy yếu, nhiều bệnh tật phát sinh, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. - Về tinh thần: Luôn tỏ ra thất vọng, lập dị, suy sụp về các giá trị về tinh thần, thiếu ý trí quyết tâm, mất niềm tin vào cuộc sống. - Về tâm lý: không có khả năng suy nghĩ, tư duy, trí nhớ giảm, mất phương hướng, không có hứng thú trong sinh hoạt. Luôn tìm những câu trả lời chỉ cốt để đáp ứng mong muốn của người khác nhằm lẩn trốn bản thân. Lời nói không đi đôi với việc làm, xuất hiện các biểu hiện tiêu cực. - Về xã hội: ít quan hệ (các quan hệ công khai chính đáng), sống vật vờ, cô lập và xa lánh mọi người . Nhận biến sớm người sử dụng ma tuý: Chúng ta có thể sớm nhận biết một người đã nghiện ma tuý qua các biểu hiện sau:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều. Hay tụ tập, đi lại đàn đám với những người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma tuý. - Đi lại có qui luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để “đi”. - Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình). - Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt. - Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật. - Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt. - Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hêrôin. - Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khửu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ. - Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: Sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ; da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm. Câu 3: Hãy nêu tác hại của nghiện ma túy? Theo em tệ nạn ma túy có phải tệ nạn xã hội không? Vì sao? Trả lời: Tác hại đối với cơ thể : - Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trongthờigian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.Ngoài ra, sau khi dùng ma túy(nhấtlà cocaine) có thể gây phù phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản... - Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. - Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị....

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng ma túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh. - Đối với hệ tiêu hoá: Người nghiện luôn có cảm giác chán ăn, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm, thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón. - Đối với hệ tuần hoàn: Thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bị xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. Do tiêm chích thường không vô trùng, nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, thường gặp viêm tắc tĩnh mạch hai chi dưới. - Các bệnh về da: Người nghiện bị rối loạn cảm giác da nên không cảm giác thấy bẩn, họ thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa, đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh da phát triển như: ghẻ, lở, hắc lào. - Nghiện ma tuý làm suy giảm chức năng thải độc: Người nghiện ma tuý, chất hêrôin, làm cho chất độc tích tụ trong cơ thể, làm cho gan, thận và cơ thể suy yếu nên người nghiện hay bị các triệu chứng: áp xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận, có khi dẫn đến tử vong. Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị . - Ảnh hưởng đến bản thân : + Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết. + Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV (dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình của con cái họ. + Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật. + Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình. + Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm. + Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống. - Ảnh hưởng đến gia đình : + Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000,đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. + Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên .vì trong gia đình có người nghiện) + Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc .) + Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra. - Ảnh hưởng đến xã hội : Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm . - Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý - Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống. Theo em, ma túy là tệ nạn xã hội vì ma túy cuốn hút thanh thiếu niên đi vào con đường nghiện ngập ngày càng tăng, ma túy là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS và ma túy là bạn đồng hành với gia tăng tội phạm Câu 4: Để xây dựng nhà trường không có ma túy, theo em cần phải là gì? Trả lời: Để xây dựng nhà trường không có ma túy, theo em chúng ta cần: Trước hết chúng ta cần cung cấp đầy đủ thông tin về ma túy như: ma túy là gì, các loại ma túy, tác hại của ma túy, biểu hiện của người nghiện ma túy . cho học sinh trong trường. Chúng ta có thể tận dụng các giờ 15 phút đầu giờ, hoạt động ngoại khóa .để cung cấp thông tin cho học sinh. Tiếp theo, chúng ta nên tổ chức lồng ghép vào hoạt động ngoại khóa, các giờ sinh hoạt lớp theo chuyên đề “Học sinh nói về ma tuý - HIV/AIDS” và các hoạt động ngoại khóa có nội dung liên quan đến ma túy, giúp học sinh hứng thú tìm hiểu và nhớ lâu hơn các thông tin về ma túy để phòng tránh khi gặp phải. Xây dựng chương trình phòng chống ma túy trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT,sinh hoạt hè, các phong trào tình nguyện, sinh hoạt Đoàn. Chú trọng tổ chức các cuộc thi kiến thức, hội diễn văn nghệ, ngoại khóa tìm hiểu về phòng chống ma tuý và HIV/AIDS, từ đó làm phong phú, đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục công tác phòng chống ma túy trong nhà trường. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật phòng chống ma tuý, mại dâm, mời lực lượng Công an đến nói chuyện về thực trạng tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên, trách nhiệm và quyền lợi của công dân khi tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tội phạm. Những hoạt động đó học sinh được tiếp cận.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> một cách sinh động và sâu sắc hơn, giúp các em tự nhận thức được thảm họa của ma tuý đối với thế hệ trẻ hôm nay và giống nòi mai sau. Câu 5: Hiện nay ở nước ta có bao nhiêu văn bản pháp luật liên quan đến ma túy? Kể tên các văn bản đó. Trả lời: - Luật số 23/2000/QH10 của Quốc hội : Luật Phòng, Chống ma túy - Bộ luật hình sự 1999 - Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. - Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú và trung tâm quản lý sau cai; Nghị định số 94/2010/NĐ- CP ngày 9/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. - Nghị định Số: 82/2013/NĐ-CPngày 19 tháng 07 năm 2013 ban hành danh mục chất ma túy và tiền chất - Thông tư liên tịch so 17 ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII "các toi phạm vê ma túy" của BLHS - Các văn bản hướng dẫn, thi hành: Triển khai thực hiện các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định trên, các Bộ, ngành chức năng liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác cai nhiện ma túy theo thẩm quyền như: Quyết định số 5075/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma tuý gốc opiat. Theo đó, việc tiếp nhận người vào cai nghiện phải có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trạng thái nghiện và hội chứng cai nhằm xác định tình trạng nghiện và sự lệ thuộc vào các chất gây nghiện dạng thuốc phiện; Các văn bản hướng dẫn thi hành (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 135/2004/NĐ-CP, Nghị định số 61/2011/NĐ-CP), Thông tư liên tịch số 22/2004/TTLT/BLĐTBXH-BCA quy định các thủ tục pháp lý trong tiến hành việc áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở chữa bệnh; Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT-BLĐTBXH-BYT của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế về hướng dẫn quy trình cai nghiện, cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội vàcơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện... - Với từng loại hình hoạt động chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho người nghiện ma túy trong Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội phối với các Bộ, ngành liên quan đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể như: Thông tư liên tịch số 30/1999/TTLT/BLĐTBXH- BYT ngày 20/12/1999 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> dẫn quản lý các hoạt động y tế ở các cơ sở chữa bệnh thuộc Ngành Lao động Thương binh và Xã hội; Thông tư số 12/2004/TT-BLĐTBXH ngày 02/11/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức công tác dạy nghề tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; Thông tư liên tịch số 56/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 5/7/2005 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ trợ cấp cho người không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh; Thông tư liên tịch số 32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 09/11/2005 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền quan đường tình dục tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD&ĐT-BYT ngày 18/01/2006 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy; Thông tư liên tịch số 117/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 01/10/2007 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma túy, người bán dâm; Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLTBTC-BLĐTBXH ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy... Câu 6: HIV là gì? HIV lây truyền như thế nào? Làm thế nào để phòng lây truyền HIV? Trả lời: HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.. HIV lây truyền qua ba con đường: Tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con (Lúc mang thai, khi sinh hoặc khi cho con bú).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Tình dục: Virus HIV có rất nhiều trong máu, trong các chất dịch sinh dục. Do vậy, virus có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục, dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục, đều dẫn đến nguy cơ lây nhiễm. Nếu bạn dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục bạn tình, khả năng lây HIV thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu miệng bạn có lở, xước hay chảy máu răng thì HIV ở dịch sinh dục bạn tình có thể xâm nhập thẳng vào máu bạn. Hoặc nếu bạn có HIV thì từ vết xước trong miệng bạn, virus có thể xâm nhập cơ thể bạn tình. Giao hợp dương vật - hậu môn dễ làm lây HIV nhất, vì hậu môn và trực tràng (ống ruột trong hậu môn) không có dịch trơn như âm đạo nên rất dễ sây sát, khiến HIV dễ dàng truyền từ người này sang người kia. Có thể phòng tránh HIV và nhiều bệnh khác bằng cách không quan hệ tình dục. Tuy nhiên, để thực hiện hữu hiệu phương pháp này, bạn phải thật sự quyết tâm, không để tình cảm át đi lý chí. Nếu không muốn quan hệ tình dục, bạn đừng để cho bản thân và “đối phương” bị kích thích. Hãy chung thủy từ cả hai phía khi biết chắc cả hai không nhiễm HIV. Trước tiên, để biết chắc cả hai không có HIV, các bạn hãy dẫn nhau đi xét nghiệm. Tốt nhất là hãy sử dụng bao cao su. Đây là phương pháp an toàn không chỉ đối với bạn, mà còn với người bạn yêu quý. Nếu không chắc là cả hai đều không mang HIV, bạn hãy luôn dùng bao. - Đường máu: HIV có nhiều ở trong máu. Bơm kim tiêm dùng xong mà không tiệt trùng, hoặc tiệt trùng không tốt thì vẫn còn đọng máu (dù có thể không nhìn thấy). Do đó, nếu dùng chung bơm kim tiêm với một người mang HIV, bạn có thể nhiễm HIV. Nếu bạn mang HIV, bạn có thể truyền cho người khác theo đường ấy.Sở dĩ người tiêm chích ma túy có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn người khác là do nhiều khi họ dùng chung bơm kim với bạn bè, hoặc dùng bơm kim của tụ điểm bán thuốc. Bất cứ khi nào cần tiêm, bạn hãy mua ở hiệu thuốc loại bơm kim dùng một lần rồi bỏ, giá chỉ khoảng 1.000 đồng. Nếu không có điều kiện làm thế, bạn hãy mua một bộ bơm kim riêng, tiệt trùng trước và sau mỗi lần sử dụng. Bảo đảm an toàn bơm kim tiêm như vậy là rất cần thiết, vì ngoài HIV còn có nhiều bệnh khác cũng lây qua đường máu như viêm gan B, giang mai, sốt rét, viêm van tim… Riêng về ma túy, bản thân nó không sinh ra HIV. Nhưng nhiều người do nghiện nặng đã chuyển từ hút, hít sang tiêm chích và có những lần dùng chung bơm kim tiêm, vì thế có thể lây bệnh. Bạn hãy tránh thật xa các loại ma túy. Nếu đã dùng thì bỏ ngay, nghiện thì cố gắng cai nghiện, đừng làm hại cuộc đời mình thêm nữa. Bạn nào còn chưa bỏ được tiêm chích cần đặc biệt chú trọng an toàn bơm kim tiêm, kẻo một ngày nào đó phát hiện ra mình mang HIV thì hối hận không kịp. Truyền máu là tiếp nhận một lượng máu lớn vào cơ thể mình, do đó nếu bạn nhận máu của người nhiễm HIV, bạn chắc chắn bị lây nhiễm. Nước ta quy định các bệnh viện phải xét nghiệm và loại bỏ máu có HIV, sốt rét, giang mai, viêm gan… Phong trào kêu gọi những người khỏe mạnh có thiện tâm đi hiến máu nhân đạo cũng nhằm mục đích tránh lây nhiễm bệnh qua đường máu. Nếu vài tháng nữa bạn phải phẫu thuật và cần truyền máu, bạn có thể yêu cầu bệnh viện trích máu mình.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> từ bây giờ và để dành (nếu điều kiện sức khỏe cho phép). Bạn cũng có thể xin máu của một người thân mà bạn biết rõ không nhiễm HIV. - Từ mẹ truyền sang con: Cứ một trăm phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì khoảng 25-30 trẻ bị nhiễm. HIV có thể lây sang bé qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá ba năm. Có ý kiến cho rằng để phòng tránh điều này, phụ nữ không nên sinh con, song điều đó rõ ràng là không phù hợp với cuộc sống con người. Người phụ nữ nhiễm HIV cũng như bất cứ ai khác, có nhu cầu làm mẹ, đó là chưa kể mong muốn của người chồng và những người thân khác trong gia đình, vả lại, khả năng lây nhiễm không phải là 100%. Do đó, chính người phụ nữ cùng chồng mình là những người quyết định có sinh con hay không. Về sữa mẹ, lời khuyên chung là người mẹ dù nhiễm HIV vẫn nên cho con bú. Lý do là sữa mẹ có những kháng thể rất cần thiết để bảo vệ cuộc sống của bé. Nếu không được bú mẹ, bé dễ bị tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cho bé bú mẹ vẫn an toàn hơn. Ngoài những con đường trên, từ trước tới nay chưa có trường hợp nhiễm HIV nào được xác định lây qua đường khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng bị thêm cho mình. Khi khám chữa bệnh, bạn có thể hỏi cán bộ y tế xem dụng cụ y tế đã tiệt trùng chưa (về nguyên tắc, tiệt trùng dụng cụ là bắt buộc). Khi cần châm cứu, bạn cần có một bộ kim châm riêng, và hãy yêu cầu người châm cứu tiệt trùng cho bạn. Đi cạo râu hoặc sửa móng tay ở hiệu, bạn hãy yêu cầu nhân viên ở nơi này rửa sạch dụng cụ, cẩn thận hơn nữa là lau bằng cồn. Nếu có xăm mình, hãy yêu cầu tiệt trùng dụng cụ cẩn thận trước khi xăm. - Cách phòng chống HIV : HIV không lây truyền khi + Muỗi đốt: Khi đốt bạn, muỗi tiết vào cơ thể bạn một ít nước bọt. Nhưng vì HIV không sinh sống trong cơ thể muỗi nên nước bọt này không chứa HIV, vì vậy bạn không thể lây nhiễm HIV được. Vòi muỗi rất tinh tế, cho phép muỗi lấy máu rất gọn gàng, không bao giờ máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau. Muỗi hoàn toàn vô can trong sự lan nhiễm HIV. + Hôn: Bạn đừng quá hoang mang. Hôn nhìn chung không làm lây nhiễm HIV, bởi HIV trong nước bọt vô cùng ít, không truyền được. Chỉ khi hai người bị loét, xước trong miệng hoặc chảy máu răng mà hôn sâu thì mới có khả năng lây do tiếp xúc máu. + Tiếp xúc thông thường: Tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV. Câu 7: Khi nào cần xét nghiệm HIV? Có hành vi nguy cơ sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trả lời: Dưới đây là một số nhân tố nguy hiểm cho thấy bạn có khả năng nhiễm virus HIV. Khi bạn đã "vướng phải" một trong những việc dưới đây thì nên đi làm xét nghiệm HIV/AIDS: - Đã từng quan hệ với những người nhiễm bệnh - Đã từng bị những bệnh lây lan qua đường tình dục như bệnh mụn gộp, bệnh lậu hoặc giang mai - Từng quan hệ với nhiều người - Từng làm nghề "bán phấn buôn hương", kể cả nam lẫn nữ - Quan hệ đồng tính - Từng sử dụng chung kim tiêm với một số người khác - Từng chuyền máu trong khoảng thời gian từ 1978 đến 1985 Nên xét nghiệm sau khi có hành vi nguy cơ từ 3 đến 6 tháng. Bởi vì trước đó là "Thời kỳ cửa sổ", tức là thời kỳ đã có HIV xâm nhập nhưng xét nghiệm vẫn chưa phát hiện được. Dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi đó, không để xảy ra thêm " nguy cơ " mới! Câu 8: Nếu trong gia đình có người bị nhiễm HIV, chúng ta nên làm gì? Người nhiễm HIV cần làm gì để tránh lây lan? Trả lời: Nguyên nhân chính khiến gia đình, xã hội xa lánh người nhiễm HIV là do thiếu hiểu biết về HIV/ AIDS. Nhiều người cho rằng sống và làm việc với người HIV cũng có thể bị lây nhiễm HIV. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm vì thật ra HIV không dễ bị lây nhiễm như người ta tưởng tượng. Ngoài ba đường lây: qua máu, mẹ truyền sang con, tình dục thì HIV không thể lây qua các đường tiếp xúc thông thường giữa người với người như bệnh Cúm, Lao… Vậy, để hạn chế sự lây nhiễm và tích lũy thêm kiến thức để chung sống với người nhiễm HIV cần:. Không phân biệt, kì thị là cách giúp người HIV hòa nhập với cộng đồng.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Về ăn uống, sinh hoạt: Người nhiễm HIV có thể ăn uống, sử dụng chung bàn, ghế, giường, tủ… với những người khác mà không sợ lây nhiễm HIV cho gia đình. Nhưng nếu như những dụng cụ ăn uống (bát, đĩa, cốc…) có dính máu của người nhiễm HIV thì cần rửa sạch bằng xà phòng. Người rửa cần đi găng tay cao su và băng kín các vết thương. Đối với bàn, ghế, giường bị dính máu, mủ, tinh dịch của người bị nhiễm thì cần được làm sạch đúng cách để phòng lây nhiễm. Đổ dung dịch Chlorine 0,5% hoặc Javen lên bề mặt bị dính máu, mủ, dịch chờ 10 – 20 phút, sau đó đeo găng tay cao su và dùng nước sạch cọ rửa chỗ bẩn đó. Nếu không có hóa chất trên thì dùng xà phòng bột hòa nước thay thế. - Ngủ: Người nhiễm HIV có thể ngủ cùng với những người khác trong gia đình mà không sợ lây virut cho người đó. Người nhiễm HIV và người ngủ cùng vẫn có thể ôm ấp, nhưng tránh không để cho các chỗ da bị tổn thương của hai người tiếp xúc với nhau. - Quan hệ tình dục: Người nhiễm HIV khi quan hệ tình dục nhất thiết phải dùng bao cao su. Với hai người cùng nhiễm HIV vẫn nên sử dụng bao cao su vì HIV có nhiều chủng khác nhau, mỗi người mắc HIV đều mang trong mình những chủng riêng biệt, nếu như không sử dụng biện pháp phòng tránh thì sự kết hợp của các chủng này với nhau sẽ làm cho người nhiễm HIV nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS, mức độ tử vong đến với người bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên sử dụng bao cao su phải dùng ngay từ khi bắt đầu quan hệ tình dục - Quần áo: Người nhiễm HIV có thể mặc chung quần áo với người khác. Tuy nhiên quần áo của người nhiễm HIV nếu có dính máu và dịch thì nên ngâm riêng trong dung dịch Chlorine nồng độ 0,5% hoặc dung dịch Javen trong khoảng 30 phút sau đó giặt lại bằng xà phòng. Nếu dính các chất đặc như nôn, phân thì phải gột nước cho sạch bớt trước khi ngâm Javen và giặt lại. Khi thu dọn các đồ thải dính máu, mủ hoặc tinh dịch của người nhiễm HIV (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm…), cần dùng găng tay cao su hoặc kẹp dài để gắp rồi cho vào 2 lần túi ny-lon không bị thủng, sau đó đổ dung dịch Chlorine 0,5% hoặc nước Javen vào, ngâm 20 – 30 phút rồi buộc chặt túi nylon và cho vào thùng rác. - Bên cạnh đó, bệnh nhân phải dùng riêng một số đồ dùng như: bàn chải đánh răng,dao cạo, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay. Nếu người trong gia đình bị những vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV như kim tiêm, dao cạo… làm bị thương, cần để máu chảy và rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó, phải liên hệ ngay với cơ sở điều trị để được hướng dẫn điều trị dự phòng. Câu 9: Bài tập tình huống: "Tôi là người có HIV, có con 5 tuổi đến trường mẫu giáo, xin cho con học không được, vì cô giáo từ chối và nói cháu có HIV nên nhà trường không thu nhận. Cô giáo nói nếu các bạn chơi với nhau mà cào cấu, ăn, ngủ bán trú lây lan sang nhau thì không ai chịu trách nhiệm." Xin hỏi tôi phải làm gì để cháu được đi học?.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trả lời: Theo Luật phòng chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS) ban hành tháng 7-2006, các cơ sở giáo dục không được: - Từ chối tiếp nhận người có HIV. - Kỷ luật, đuổi học sinh vì có HIV. - Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh có HIV tham gia các hoạt động tập thể. - Yêu cầu HS xét nghiệm hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV. V ì v ậy đ ối v ới tr ư ờng h ợp n ày, ph ụ huynh n ê n cho con đ i x ét nghi ệm xem ch áu c ó b ị nhiễm HIV hay kh ông. S ẽ c ó 2 tr ư ờng h ợp x ảy ra: Tr ư ờng hợp 1: Nếu cháu không bị nhiễm HIV(trường hợp này hiếm khi xảy ra) thì phụ huynh chỉ cần gửi kết quả xét nghiệm đến nhà trường và xin cho con đi học như bình thường. Trường hợp 2: Nếu không may cháu bị nhiễm HIV thì có 2 cách giải quyết : + Nếu gia đình và địa phương có điều kiện nên gửi cháu vào các trường trung tâm đặc biệt. Ở đó các cháu sẽ được học hành và chăm sóc với chế độ riêng. + N ếu ở đ ịa ph ư ơng không có những trường trung tâm đặc biệt như thế thì phụ huynh nên nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Bởi đây là vấn đề mới, kh ông ph ải nh à tr ư ờng n ào c ũng th ông c ảm, kh ông ph ải ph ụ huynh n ào c ũng hi ểu r õ v ề b ệnh n ày. Câu 10:Theo em cuộc thi này có bao nhiêu người tham gia? Trả lời: Theo em, cuộc thi tìm hiểu về ma túy - HIV/AIDS có khoảng 10271000người tham gia..

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×