Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.94 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài giảng làm phước – TT. Thích Chân Quang Làm phước là làm gì? Làm phước đại khái là làm điều lợi cho chúng sinh, khi người khác được điều lợi thì tự nhiên mình có cái phước, có quả báo lành. ... Người không biết đạo thì chỉ lo làm giàu, lo kiếm tiền để tích lũy tài sản vì họ nghĩ rằng hạnh phúc chính là do tiền bạc, do tài sản mà có. Còn người biết đạo thì lo làm phước, vì nghĩ rằng phước mới là cái gốc của giàu sang và hạnh phúc. *Nếu ví dụ việc làm phước và hưởng phước như việc chăm sóc cây và hái trái cây, thì trên cuộc sống này có 3 hạng người: • Hạng người thứ nhất là hạng người không hề biết bón gốc, cứ đi tìm trái để hái, tức là muốn làm giàu, không biết Làm phước là gì – thì một thời gian sẽ hết. • Hạng người thứ hai là hạng người phước vừa vừa, biết đạo nên phải vừa lo bón gốc mà cũng vừa hái trái để ăn, tức là VỪA LO LÀM ĂN MÀ CŨNG VỪA LO LÀM PHƯỚC. • Hạng người thứ ba là hạng người phước rất lớn, không cần lo làm ăn, chỉ lo Làm phước thôi, mà phước lành vẫn đến - tức là họ chỉ lo bón gốc cây thôi mà trái vẫn cứ rụng xuống để ăn. Như vậy chúng ta thấy, người không biết đạo thì cứ mãi lo làm giàu, còn người biết đạo thì phải biết Làm phước vì hiểu rằng khi chết tài sản không mang theo được mà chỉ mang theo Tội hoặc Phước. Chính Tội - Phước này rất nặng nề, lúc đó mới thấy quan trọng. Khi còn sống không biết, chết xuống dưới rồi bắt đầu hiểu tại sao mình chết xuống thê thảm, đói khổ, không nơi nương tựa, không nhà ở, phải ở bờ, ở bụi, ở gốc cây, trên cành nhánh. Đôi khi thấy gốc cây hơi mát là lại ở thì có vong khác lại đuổi đi, tại nó đang ở đó và mạnh hơn nên không cho ở. Ta đừng tưởng là chết rồi là muốn ở đâu thì ở... không có chuyện đó, lúc ấy biết mình là người không có phước. [...] LÀM PHƯỚC ĐẾN VÔ HẠN. Làm phước bằng cách nào đó mà khiến cho điều lợi ích cứ lan hết người này tới người kia, không bao giờ dừng lại thì phước đó là phước vô hạn. Nó giống Virus trong máy vi tính, hễ rớt vào được một máy thì nó lây từ máy này qua máy khác, lây mãi. Thì ở đây làm phước vô hạn cũng giống như cách mà con virus máy tính, khi rớt được điều thiện vào một người thì những điều lợi ích đó sẽ tiếp tục lan qua người khác, lan qua người khác nữa. Mà phải rất thông minh mới tạo được con virus trong vi tính, người làm virus đó phải biết học lập trình, biết gài những cái bẫy để làm thế nào từ máy này lan qua.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> máy kia, và lan mãi, lan mãi. Ta cũng vậy, khi người làm điều phước mà muốn cho vô hạn thì cần có cái thông minh, nghĩ ra một cách gì đó để khi làm lợi ích cho một người mà người này chắc chắn sẽ lan qua nhiều người khác, rồi người kia tiếp tục lan lan mãi, điều lợi ích đó lan mãi không bao giờ dừng thì như vậy được cái phước vô tận. Trên tổng quan có hai cách làm phước là phước về Vật chất và phước về Đạo lý phật pháp. * Phước vật chất ít có vô hạn. Ví dụ bây giờ mình cho người khác một bao gạo 100kg, nếu họ tốt thì cũng sớt ra được 50kg cho người khác nữa. Còn 50kg, họ sớt ra tiếp 25kg vv...Đến một người nào đó họ còn 1 lon, thì thôi chia làm gì nữa, bỏ vào nồi nấu cơm ăn luôn. Rõ ràng chúng ta chỉ truyền được vài người là hết 100kg gạo, cho nên phước về vật chất rất khó vô tận. * Phước về Đạo lý, Phật pháp mới vô tận. Nghĩa là mình cho người ta một đạo lý sống về đạo đức, sự hiểu biết về Luật nhân quả, hoặc lòng từ bi. Khi họ hiểu được rồi thì tự nhiên họ lan truyền đạo lý đó ra. Đạo lý có cái hay là “khi một người đã hiểu sâu được Nhân Quả, có tu tập lòng từ bi thì người họ không thể làm thinh được”. Bởi lẽ, người làm thinh không truyền cho ai thì chắc chắn người đó chưa tu tập từ bi, chưa hiểu Nhân Quả. Còn người đã hiểu thấm Nhân Quả, có tu tập lòng từ bi thì dù có đánh chết họ cũng phải đem đạo lý đó cho người khác rồi mới chết. Nguyên lý là vậy, nghĩa là phước đạo lý mới vô tận, còn vật chất không vô tận được. Nên vì vậy, khi mà chúng ta tạo phước giữa cuộc đời này thì CŨNG PHẢI CÓ CẢ 2, vừa có cái vật chất để giúp người ta trong cơn ngặt nghèo, nhưng phải có đạo lý để tạo điều kiện giúp cho người đó biết tạo cái phước vô tận. Mình làm phước là mình đã vô tận rồi, nhưng người kia họ cũng vô tận luôn, ai cũng vô tận hết. Đạo lý được lan truyền mãi mãi hết người này đến người khác thì tạo thành phước vô tận cho tất cả mọi người. Đây là điều chúng ta ước mơ, nhưng mà phải là một đạo lý chân chính. Đạo lý chân chính đó là Luật nhân quả, Lòng từ bi, sự Tôn kính Phật Đà, là Ý nghĩa của sự giải thoát v.v.. Những đạo lý chân chính mà lan truyền hết tâm hồn người này sang tâm hồn người khác, ai cũng được PHƯỚC VÔ TẬN thì thế gian này rất đẹp. Còn tà đạo mà lan truyền đi thì TỘI VÔ TẬN sinh ra, đến lúc nào đó nó phá hủy cả thế giới này vì ai cũng trở thành người ác, người có tội hết. Cho nên vì vậy, chúng ta phải nỗ lực truyền những đạo lý chân chính, hễ đạo lý đã đến tay mình mà mình tu tập thấm nhuần thì truyền qua người khác liền. Đó là bổn phận và như vậy là ai cũng có cái phước vô tận hết. LÀM PHƯỚC VÔ HẠN - QUẢ BÁO ĐẾN CHẬM NHƯNG KHI ĐẾN THÌ RẤT LỚN, VÔ HẠN..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ví dụ bây giờ khi ta nói cho một người nghe và hiểu đạo lý từ bi thì họ lật đật lo đi thương người, để ý chung quanh có ai khổ hay không để họ giúp. Và giáo lý từ bi đó cứ truyền tiếp cho những người chưa biết. Nghĩa là, người mà nghe đạo lý từ bi đó, họ bị thôi thúc giúp người khác chứ họ không đến với mình liền vì họ nghĩ mình đã biết rồi. Cho nên quả báo đến chậm là vậy. Tuy nhiên, trên chúng ta còn có Thần Thánh, các vị Hộ Pháp quan sát. Nên có thể phước chưa đến nhưng sẽ được Thần Thánh che chở. Cái mà Thần Thánh gia hộ không phải bằng phước thật của mình mà là phước tạm - ở trên cho mượn vì các Ngài biết rằng mình đang Làm phước đúng, mà phước đúng sẽ trả được. Cho nên khi làm các loại phước thuộc về đạo lý thì quả báo sẽ là vô hạn nhưng nó không đến liền. Trong lúc phước chưa tới thì có thể những lúc mình rơi vào khó khăn, lúc đó trên chư Bồ Tát, chư Thiên, Thần Thánh tạm thời sẽ hỗ trợ. Hiểu được điều này, mình cứ nguyện làm sứ giả cho Như Lai để đem đạo lý của Phật đến cho cuộc đời thì Phật sẽ không bỏ mình, chư Thiên Hộ Pháp không bỏ mình, các vị vẫn theo dõi mình. Chỉ sợ mình làm điều xằng bậy thôi. QUY LUẬT TỰ NHIÊN CỦA VIỆC TẠO PHƯỚC VÔ HẠN Ví dụ như bây giờ nói đạo lý Nhân Quả, thì người nghe về Luật nhân quả tự nhiên họ bị thúc đẩy là phải đi lo cho người khác biết Nhân Quả chứ họ không quay trở lại giảng cho mình nữa vì nghĩ rằng mình biết rồi, lo cho người chưa biết. Hoặc nói về đạo lý từ bi, rồi người này biết thì cứ đi lo cho người khác. Tại họ thấy thế gian sao nhiều người chưa biết Nhân Quả, tội nghiệp vì không biết Nhân Quả sẽ tạo tội, rất là đáng thương. Vì vậy, họ cứ đi tìm những người chưa biết Nhân Quả mà lo nói chứ ít bao giờ nhớ để quay lại trả ơn cho người đã giảng Nhân Quả. ĐÓ, ĐÓ LÀ QUY LUẬT, LÀ ĐIỀU ĐÚNG. KHI BỐ THÍ PHÁP LÀ PHẢI VÔ TƯ BỐ THÍ, KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC CÓ CÁI TÂM CẦU TIỀN, CẦU TÀI, LỢI LỘC TRỞ LẠI VỚI MÌNH. Người đem đạo pháp của Phật đi giảng mà cầu cho người ta: “À, tôi giảng cho mấy người nghe Phật pháp mấy người phải trả ơn tôi nha, phải đem tiền cúng tôi nha”. Tâm đó là tâm bậy, tâm sai. KHI BỐ THÍ PHÁP LÀ PHẢI VÔ TƯ BỐ THÍ, KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC CÓ CÁI TÂM CẦU TIẾN, CẦU TÀI, LỢI LỘC TRỞ LẠI VỚI MÌNH. Phải hi sinh tối đa, không bao giờ nghĩ là từ bài pháp này mình sẽ được giàu có, được Phật tử cúng nhiều. Ai mà khởi tâm đó là tâm tà, người đó thời gian sau nói bậy bởi vì có tâm ham tiền lẫn ở trong tâm, lúc đó đạo lý nói ra thế nào nó cũng bậy, sai từ từ. LÝ TƯỞNG CỦA NGƯỜI TẠO PHƯỚC VÔ HẠN + Người tạo phước vô hạn bằng Phật pháp thì phải liều, phải chấp nhận nghèo, chấp nhận không cầu tài, cầu lộc cầu lợi, không cầu sự đền ơn của người nghe mình giảng..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Chỉ mong cho người nghe mình giảng, họ hiểu rồi đem điều lợi ích đó cho người khác nữa. + Còn cuộc đời của mình xem như đặt vào bàn tay của chư Phật, chư Phật cho mình sống thế nào thì sẽ sống như thế đó, chư Phật bắt mình đói- chấp nhận đói; chư Phật cho mình no- mình sẽ được no, không bận tâm tối. Cứ phải tiếp tục hi sinh, như vậy mà từ từ mọi điều thuận lợi sẽ đến với mình..
<span class='text_page_counter'>(5)</span>