Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

bao cao kiem dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.6 KB, 75 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I: CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA NHÀ TRƯỜNG I. THÔNG TIN CHUNG Tên trường: Trường Mầm non Bé Ngoan Tên trước đây: Trường Mẫu giáo Bé Ngoan 6 Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1 Tỉnh/thành phố. Thành phố. trực thuộc Trung Hồ Chí Minh ương Huyện/quận/thị. Quận 1. xã/ thành phố Xã/phường/thị. Phường. trấn. ĐaKao. Đạt chuẩn quốc. Mức độ 1. gia. Tên Hiệu trưởng. Lâm Kim Hoàng. Điện thoại. 38275870. trường. 38277976. Fax. 0. Web. Năm thành lập. 2002 (QĐ số:. trường (theo. 1622/QĐ-. Số điểm. quyết định thành. UBND ngày. trường. lập). 16/8/2002). mamnonbengoanq1.edu.vn. 0. Công lập. Thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Tư thục. Trường liên kết với nước ngoài. Dân lập. Loại hình khác (ghi rõ). 1. Điểm trường.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Số. Tên điểm. TT. trường. Địa chỉ. Khoảng. Tổng số. Diện. cách với. trẻ của. Tổng. tích. trường. điểm. số lớp. (km). trường. Tên cán bộ phụ trách điểm trường. Không có 2. Lớp học và trẻ Số liệu tại thời điểm tự đánh giá (tháng 12/2012) Chia ra theo nhóm lớp Tổng số Số trẻ của trường. 827. 19-36. 3-4. 4-5. tháng. tuổi. tuổi. 5-6 tuổi. 145. 207. 240. 235. Trong đó - Trẻ nữ. 415. 70. 105. 117. 123. - Trẻ dân tộc thiểu số. 04. 0. 02. 0. 02. Số trẻ mới nhập học. 214. 115. 68. 25. 06. - Trẻ nữ. 98. 53. 33. 10. 02. - Trẻ dân tộc thiểu số. 02. -. 02. -. -. Trẻ thuộc diện chính sách. -. -. -. -. -. - Con liệt sĩ. -. -. -. -. -. - Con thương binh, bệnh binh. -. -. -. -. -. - Hộ nghèo. -. -. -. -. -. - Trẻ mồ côi cha hoặc mẹ. -. -. -. -. -. - Trẻ mồ côi cả cha, mẹ. -. -. -. -. -. - Diện chính sách khác. -. -. -. -. -. - Trẻ khuyết tật học hòa nhập. 02. 02.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Số liệu của 5 năm gần đây:. Năm học. Năm học. Năm học. Năm học. Năm học. 2007 - 2008. 2008 -2009. 2009 -2010. 2010 -2011. 2011-2012. 50 trẻ/lớp. 50 trẻ /lớp. 51 trẻ/lớp. 52 trẻ/lớp. 49 trẻ/lớp. 01 giáo. 01 giáo. 01 giáo viên. 01 giáo. 01 giáo. viên /21trẻ. viên /23trẻ. /21trẻ. viên /23trẻ. viên /21trẻ. Sĩ số bình quân trẻ trên lớp Tỷ lệ giáo viên/trẻ. 3. Thông tin về nhân sự Số liệu tại thời điểm tự đánh giá (tháng 12/2012). Tổng số. Nữ. Chia theo chế độ. Dân tộc. lao động. thiểu số. Biên. Hợp đồng Tổng. chế. số. Nữ. Cán bộ, giáo viên, nhân viên. 83. 76. 43. 40. -. -. Đảng viên. 10. 10. 10. -. -. -. Giáo viên giảng dạy. 42. 41. 38. 04. -. -. Hiệu trưởng. 01. 01. 01. Phó Hiệu trưởng. 02. 02. 02. -. -. Nhân viên văn phòng. 03. 03. 02. 01. -. -. Nhân viên bảo vệ. 03. -. -. 02. -. -. Nhân viên hỗ trợ giáo viên. 18. 18. -. 17. -. -. Nhân viên khác. 14. 11. -. 14. -. -.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tổng số. Nữ. Chia theo chế độ. Dân tộc. lao động. thiểu số. Biên. Hợp đồng Tổng. chế Tuổi trung bình của giáo viên. 33. 33. số. 33. -. -. Nữ -. Số liệu của 5 năm gần đây:. Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học. Số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo Số giáo viên đạt chuẩn đào tạo Số giáo viên trên chuẩn đào tạo. 2007. 2008. 2009. 2010. 2011-. -2008. -2009. -2010. -2011. 2012. -. -. -. -. -. 44/44. 40/40. 43/43. 41/41. 42/42. 33/44. 32/40. 32/43. 35/41. 39/42. 14. 16. 22. 24. 22. 06. 03. 03. 07. 03. -. -. -. -. -. Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quốc.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> gia Số lượng sáng kiến, kinh nghiệm được cấp có thẩm. 14. 16. 22. 24. 22. quyền nghiệm thu. 4. Danh sách cán bộ quản lý. Chức Họ và tên. danh, học vị,. Điện thoại, Email. học hàm Hiệu trưởng Lâm Kim Hoàng Nguyễn Thị Thu Dung Phó Hiệu. Cử nhân. 0918102011. khoa học Thạc sĩ. 0918792011. tâm lý. Cử nhân. 0908938397. trưởng Mai Yến Hằng. khoa học Bí thư chi bộ. Lâm Kim Hoàng. Cử nhân. 0918102011. khoa học

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản. Cử nhân. Trương Thị Thanh Trang. 0909080538. khoa học Hồ Chí Minh Chủ tịch Công đoàn. Cử nhân. Trần Phương Nga. 0918520085. khoa học Hà Phương Anh. Cử nhân. 01283487386. Tổ 19-36 tháng (Tổ Nhà trẻ) khoa học Lý Hằng Bích. Cử nhân. Các tổ. Tổ 3-4 tuổi (Tổ Mầm). khoa học trưởng. Trần Đức Bảo Lan. Cử nhân. tổ chuyên. Tổ 4-5 tuổi (Tổ Chồi). cao đẳng môn - Văn. Nguyễn Ngọc Thiên Hương. Cử nhân. Tổ 5-6 tuổi (Tổ Lá). cao đẳng Lưu Mỹ Ngọc. Trung. 0908585289. (Tổ Văn phòng). cấp kế. phòng. 0957225814 0909322401. 01268929497. toán. II. CƠ SỞ VẬT CHẤT, TÀI CHÍNH 1. Cơ sở vật chất của trường trong 5 năm gần đây. Tổng diện tích đất sử dụng. Năm học. Năm học. Năm học. Năm học. Năm học. 2007-. 2008-. 2009-. 2010-. 2011-. 2008. 2009. 2010. 2011. 2012. 2.475. 2.475. 2.475. 2.475. 2.475.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Năm học. Năm học. Năm học. Năm học. Năm học. 2007-. 2008-. 2009-. 2010-. 2011-. 2008. 2009. 2010. 2011. 2012. Số phòng sinh hoạt chung. 18. 18. 18. 18. 18. Số phòng ngủ. 18. 18. 18. 18. 18. 01. 01. 01. 01. 01. 01. 01. 01. 01. 01. Kho chứa thiết bị giáo dục. 01. 01. 01. 01. 01. Diện tích bếp ăn (m2). 192. (m2). Số phòng giáo dục thể chất Số phòng giáo dục nghệ thuật. Diện tích kho chứa thực phẩm (m2) Diện tích phòng Hiệu trưởng (m2) Số phòng Phó Hiệu trưởng Diện tích phòng giáo viên (m2). 192. 192. 192. 192. 8,70. 8,70. 8,70. 8,70. 8,70. 47,3. 47,3. 47,3. 47,3. 47,3. 01. 01. 01. 01. 01. 0. 0. 0. 0. 0. Diện tích văn phòng (m2). 21.7. 21.7. 21.7. 21.7. 21.7. Diện tích phòng y tế (m2). 20. 20. 20. 20. 20. 15. 15. 15. 15. 15. 848,65. 848,65. 848,65. 848,65. 848,65. 25. 25. 25. 25. 25. Diện tích phòng bảo vệ (m2) Diện tích khu đất làm sân chơi, sân tập (m2) Số phòng vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Số phòng vệ sinh cho trẻ Diện tích khu để xe giáo viên và nhân viên (m2) Diện tích thư viện (m2). Năm học. Năm học. Năm học. Năm học. Năm học. 2007-. 2008-. 2009-. 2010-. 2011-. 2008. 2009. 2010. 2011. 2012. 23. 23. 23. 23. 48. 48. 48. 48. 48. 72. 72. 72. 72. 72. 23. Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường. 198. 202. 224. 275. 307. 05. 05. 05. 05. 05. 08. 10. 12. 14. 14. 13. 15. 17. 19. 19. (cuốn) Số máy tính dùng cho hệ thống văn phòng và quản lý Số máy tính dùng phục vụ học tập Số máy tính được kết nối internet Các hạng mục và thiết bị khác: - Ti vi. 18. - Loa - ampli. 12. - Micro. 15. - Đầu đĩa. 17. - Máy in. 08. 2. Kinh phí của trường trong 5 năm gần đây: (đơn vị tính nghìn đồng).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tổng kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước Tổng kinh phí được chi trong năm. Năm. Năm. Năm. Năm. Năm. 2008. 2009. 2010. 2011. 2012. 1.108.402 1.583.000 2.355.745 2.864.254 3.821.816 -. -. -. -. -. Tổng kinh phí huy động được từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá. 85.500. 27.297. 57.788. 105.591. 115.331. nhân,... Các thông tin khác. -. -. -. -. -. PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ: -Tình hình chung: Trường Mầm non Bé Ngoan tọa lạc tại số 108 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1. Trường được xây dựng trên nền đất rộng 2.475m 2, gồm 01 trệt và 03 tầng lầu. Kinh phí xây dựng, trang thiết bị ban đầu 8.849.410.000 đồng bằng nguồn kinh phí của Quận; được xây theo mô hình trường trọng điểm (bán công), khánh thành vào tháng 10 năm 2002 theo Quyết định số: 1622/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2002 của Ủy ban nhân dân Quận 1 với tổng số học sinh ban đầu là 545 cháu/17 lớp; đến nay trường có số trẻ là 827 cháu/18 lớp. Năm 2007 theo Quyết định số: 572/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân Quận 1 trường chuyển từ trường bán công sang công lập (tự chủ tài chính). Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 với 18 phòng học và các phòng chức năng hoạt động âm nhạc, thể dục, thư viện của bé, phòng y tế, văn phòng, nhà bếp, nhà vệ sinh riêng trang bị máy nước nóng, đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> chăm sóc nuôi dưỡng. Trường có sân chơi dưới nhà, sân chơi trên lầu và có hồ bơi hình con cá với hai chú voi đang co vòi phun nước trông thật dễ thương. Trong những năm học vừa qua với nội dung, phương pháp cũng như cách tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non theo hướng tích cực hóa cá nhân trẻ. Trường Mầm non Bé Ngoan là một trong các trường của Quận 1 đi đầu trong đổi mới giáo dục. -Mục đích, lý do tự đánh giá: Theo chỉ đạo của ngành, năm học 2012- 2013, nhà trường thực hiện việc tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; để công khai với xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; để cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. -Qúa trình triển khai công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục: Để thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục đạt hiệu quả vào tháng 4/2013 nhà trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục gồm 07 thành viên với đầy đủ các thành phần: Cán bộ quản lý, Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn, Tổ trưởng chuyên môn, phụ trách các tổ chức đoàn thể trong trường. Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên theo chức năng, năng lực của mỗi người để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trình tự quá trình tự đánh giá của trường thực hiện qua các bước sau: Thành lập Hội đồng tự đánh giá. Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tự đánh giá đến toàn trường nhằm giúp đội ngũ quán triệt và cùng hỗ trợ các thành viên trong Hội đồng thực hiện tốt công tác tự đánh giá. Chia bốn nhóm làm việc (3 thành viên/ nhóm): Thu thập, xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin minh chứng. Việc thu thập, xử lý, phân tích được tiến hành nghiêm túc bao gồm nghiên cứu văn bản, dự thực tế các hoạt động chăm sóc giáo dục tại trường, trao đổi nắm bắt ý kiến, thông tin từ phụ huynh..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Viết phiếu đánh giá các tiêu chí xem xét, kiểm tra chéo giữa các nhóm hoạt động. Thảo luận các nội dung để bổ sung và hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí. Viết báo cáo tự đánh giá. Công bố báo cáo đánh giá qua họp Hội đồng sư phạm nhà trường và bản tin đoàn thể để lấy ý kiến góp ý sau đó hoàn thiện báo cáo. Hoàn thành báo cáo Tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài vào tháng 9/2013. Kết quả đạt được trong quá trình tự đánh giá chất lượng giáo dục không chỉ dừng lại ở việc hoàn tất các thủ tục của quy trình kiểm định chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn là đã giúp cho nhà trường có cơ sở đánh giá chính xác và thực hiện việc điều chỉnh các hoạt động chăm sóc và giáo dục một cách toàn diện, trên cơ sở đó thực sự trở thành cơ sở giáo dục đạt chuẩn của địa phương, của ngành Giáo dục. II. TỰ ĐÁNH GIÁ 1.Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường.. Mở đầu: Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào 04 yếu tố: Đội ngũ, cơ sở vật chất, đầu vào và công tác quản lý, trong đó công tác quản lý giữ vai trò quan trọng. Trong điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất, đầu vào như nhau, nơi đâu quản lý tốt thì nơi đó có chất lượng tốt hơn. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Trường Mầm non Bé Ngoan đã từng bước xây dựng, hoàn thiện bộ máy tổ chức và thực hiện tốt công tác quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 1.1 Tiêu chí 1: Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> a) Có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các Hội đồng (Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, Hội đồng thi đua khen thưởng và các Hội đồng khác trong nhà trường); b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng; c) Có các tổ chức chính trị - xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác. I.1.1 Mô tả hiện trạng: - Trường Mầm non Bé Ngoan là trường hạng 2 (Nhà nước hỗ trợ kinh phí một phần, trường tự chủ một phần) được bố trí 01 Hiệu trưởng [H1.1.01.01] và 02 Phó Hiệu trưởng: Phó Hiệu trưởng giáo dục [H1.1.01.02]; Phó Hiệu trưởng chăm sóc nuôi dưỡng [H1.1.01.03]. Sau nhiều năm hoạt động, hiện nay nhà trường đã thành lập đầy đủ các hội đồng theo Điều lệ trường mầm non. + Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục do Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1 ra quyết định thành lập gồm 09 thành viên, có đủ cơ cấu tổ chức: Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng, đồng thời là đại diện của tổ chức Đảng, 08 thành viên khác đại diện cho các bộ phận trong nhà trường: 02 Phó Hiệu trưởng đại diện của Cán bộ quản lý, 01 Chủ tịch công đoàn đại diện Công đoàn cơ sở, 01 Bí thư chi đoàn đại diện Đoàn thanh niên, 04 tổ trưởng chuyên môn; thư ký hội đồng do thành viên kiêm nhiệm. [H1.1.01.04]. + Hội đồng thi đua khen thưởng (do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học) có đủ thành phần: Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng, các thành viên của Hội đồng gồm: 02 Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn, 04 tổ trưởng tổ chuyên môn, 01 tổ trưởng tổ văn phòng, 01 tổ trưởng tổ cấp dưỡng.[H1.1.01.05]. + Hội đồng khoa học chấm sáng kiến kinh nghiệm (do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học) có thành phần gồm Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng, các thành.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> viên khác: 02 Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, 04 tổ trưởng chuyên môn. [H1.1.01.06]. + Hội đồng kỷ luật: Trong các năm qua, nhà trường không có các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo, Luật Viên chức, kỷ luật lao động nên chưa thành lập hội đồng kỷ luật. + Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: Bắt đầu năm học 2012-2013, trường tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo Thông tư số 49/2011/TTBGDĐT ngày 26/10/2011 của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đã thành lập thêm hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo Quyết định số 20/QĐMNBN ngày 07/11/2012 của Hiệu trưởng [H1.1.01.07]. - Trường được chia thành 04 tổ chuyên môn: Tổ nhà trẻ, tổ mầm, tổ chồi, tổ lá và Hiệu trưởng phân công 01 giáo viên nòng cốt, nhiều kinh nghiệm trong tổ làm nhiệm vụ tổ trưởng, hỗ trợ cán bộ quản lý trong công tác chuyên môn [H1.1.01.08]. Các nhân viên khác trong nhà trường như: Kế toán, thủ quỹ kiêm thủ kho, nhân viên y tế, bảo vệ, phục vụ, sinh hoạt theo tổ văn phòng; tổ trưởng là nhân viên kế toán và chọn 01 cấp dưỡng giỏi làm tổ trưởng phụ trách tổ cấp dưỡng [H1.1.01.08]. - Ngoài các tổ chuyên môn và tổ văn phòng, còn có các tổ chức chính trị xã hội tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, đứng đầu là tổ chức Đảng. + Chi bộ: Năm học 2012-2013 Chi bộ có 10 đảng viên/tổng số 83 cán bộ, giáo viên, nhân viên (tỷ lệ: 8,3 %), trong đó có 08 đảng viên là giáo viên (08/42, tỷ lệ: 3,36 %). Bí thư Chi bộ là Hiệu trưởng và Phó Bí thư là Phó Hiệu trưởng chăm sóc, được chuẩn y theo Quyết định số: 55-QĐ/ĐU ngày 27/09/2012 của Đảng ủy phường Đa Kao [H1.1.01.09]. Để phát triển số đảng viên trong nhà trường, chi bộ đang xem xét để kết nạp 01 đoàn viên ưu tú do Đoàn thanh niên cơ sở giới thiệu [H1.1.01.10]; tiếp tục bồi dưỡng giúp đỡ cho 03 đối tượng đảng. Hằng năm chi bộ luôn đạt “Trong sạch, vững mạnh” [H1.1.01.11]..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Công đoàn: Hoạt động theo sự chỉ đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở được bầu ra từ Đại hội Công đoàn cơ sở các nhiệm kỳ 2007-2009, 2009-2012, 20122015 và được chuẩn y của Công đoàn Giáo dục Quận 1 [H1.1.01.12]; đến nay có 83/83 đoàn viên công đoàn (tỷ lệ: 100%), chia thành 06 tổ công đoàn [H1.1.01.13]; Công đoàn trường luôn đạt “Vững mạnh xuất sắc” [H1.1.01.14]. + Chi đoàn: Hoạt động theo sự chỉ đạo của Ban chấp hành Chi đoàn được bầu ra từ Đại hội Chi đoàn nhiệm kỳ hằng năm và được chuẩn y của Bí thư Đoàn phường Đakao [H1.1.01.15]; đến nay có 20/20 đoàn viên trong tuổi đoàn tham gia [H1.1.01.16], tỷ lệ: 100%. Chi đoàn giữ vững danh hiệu “Xuất sắc” [H1.1.01.17]. + Hội Chữ thập đỏ: Thành lập từ năm học 2007-2008 đến nay, hiện có 83/83 hội viên (tỉ lệ: 100%). Hội Chữ thập đỏ trường tham gia hoạt động theo sự chỉ đạo của Hội Chữ thập đỏ Quận 1 [H1.1.01.18]. + Hội Khuyến học: Thành lập từ năm học 2005-2006 hoạt động theo chỉ đạo của Hội khuyến học Quận 1 [H1.1.01.19].. I.1.2 Điểm mạnh: - Trường có đầy đủ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động theo chức năng nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường mầm non. - Lực lượng Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đông nên thuận lợi trong các hoạt động phong trào của trường. I.1.3 Điểm yếu: Không có I.1.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động và tiếp tục phát huy vai trò xung kích của Chi đoàn trường trong các hoạt động phong trào..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> I.1.5 Tự đánh giá: Đạt 1.2 Tiêu chí 2: Nhà trường có số điểm trường, số lớp, số lượng trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non. a) Có không quá 07 điểm trường và được đặt tại trung tâm khu dân cư; b) Có số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định; c) Trẻ được phân chia theo độ tuổi, được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày. 1.2.1 Mô tả hiện trạng: - Trường tập trung một điểm và trường thuộc Quận 1 là quận trung tâm của thành phố nên thu hút được học sinh đến trường rất đông. Vị trí của trường nằm ngay trên trục đường chính (góc đường Nguyễn Đình Chiểu và Mạc Đĩnh Chi) rất an toàn và thuận lợi cho cha mẹ học sinh trong việc đưa đón trẻ [H1.1.02.01]. - Trường có 18 nhóm lớp với 827 trẻ, số trẻ và nhóm lớp theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Điều lệ trường mầm non [H1.1.02.02]; - Trẻ được phân chia vào các nhóm, lớp theo độ tuổi như sau: [H1.1.02.02]. Nhóm, lớp. Sĩ số. Nhóm 19 – 24 tháng (Nai Bi). 39. Nhóm 25 – 36 tháng (Gấu Bông 1). 53. Nhóm 25 – 36 tháng (Gấu Bông 2). 53. Lớp 3 - 4 tuổi (Mầm 1). 40. Lớp 3 - 4 tuổi (Mầm 2). 39. Lớp 3 - 4 tuổi (Mầm 3). 42. Lớp 3 - 4 tuổi (Mầm 4). 42. Lớp 3 - 4 tuổi (Mầm 5). 44. Lớp 4 - 5 tuổi (Chồi 1). 47. Lớp 4 - 5 tuổi (Chồi 2). 49.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Lớp 4 - 5 tuổi (Chồi 3). 47. Lớp 4 - 5 tuổi (Chồi 4). 47. Lớp 4 - 5 tuổi (Chồi 5). 50. Lớp 5 - 6 tuổi (Lá 1). 46. Lớp 5 - 6 tuổi (Lá 2). 47. Lớp 5 - 6 tuổi (Lá 3). 47. Lớp 5 - 6 tuổi (Lá 4). 46. Lớp 5 - 6 tuổi (Lá 5). 49. Nhà trường đã hợp đồng thêm 17 bảo mẫu và có 01 bảo mẫu trong biên chế tăng cường vào 18/18 nhóm, lớp để đảm bảo an toàn và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ [H1.1.02.03]. Trẻ được phân chia vào các nhóm, lớp đúng độ tuổi; nhà trường có tổ chức học bán trú cho tất cả trẻ; số trẻ học bán trú trong các năm học qua luôn đạt tỷ lệ 100% [H1.1.03.01]. 1.2.2 Điểm mạnh: Trường tọa lạc tại trung tâm của thành phố nên thu hút được nhiều cha mẹ học sinh gửi con, vị trí trường rất an toàn và thuận lợi cho cha mẹ học sinh trong việc đưa đón trẻ. 1.2.3 Điểm yếu: Số trẻ của các nhóm lớp còn nhiều hơn so với qui định của Điều lệ trường Mầm non. 1.2.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Năm học 2013-2014: Tiếp tục giảm sỉ số học sinh khối mẫu giáo, trung bình 40 trẻ/lớp. Duy trì việc mở 2 cổng trường giờ đón, trả giúp cho cha mẹ học sinh thuận tiện trong việc đưa đón trẻ. 1.2.5 Tự đánh giá: Đạt.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1.3 Tiêu chí 3: Nhà trường chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành giáo dục và địa phương phát động. a) Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non; b) Chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên; c) Thường xuyên tổ chức và duy trì các phòng trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước. 1.3.1 Mô tả hiện trạng: - Với sự lãnh đạo sâu sát về tư tưởng chính trị của Chi bộ, các đảng viên và quần chúng trong nhà trường luôn nêu cao ý thức, tinh thần chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; thông qua việc tổ chức học tập bồi dưỡng thường xuyên tại trường cũng như tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị do Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Quận 1, do Ủy ban nhân dân phường Đakao tổ chức để quán triệt trong tập thể nhà trường; tạo được sự đồng thuận cao trong việc thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; đặc biệt là những chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục mầm non như Chỉ thị 10-CT/TU ngày 26/10/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; Quyết định 60/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ Quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011–2015. [H1.1.03.01]. - Trong quan hệ công tác, để đảm bảo tính thống nhất, nhà trường luôn chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường Đakao; sự chỉ đạo trực.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1; đối với những vấn đề khó khăn không tự giải quyết được đều trao đổi, xin ý kiến của các cơ quan quản lý cấp trên. Nhà trường thực hiện nghiêm túc các báo cáo định kỳ và đột xuất về các hoạt động của đơn vị với Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường Đa Kao, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1, Phòng Tài chính Quận 1. [H1.1.03.02]. - Trong từng năm học, nhà trường đã triển khai các văn bản hướng dẫn thi đua của các cấp đến đội ngũ. Phong trào thi đua được thực hiện lồng ghép với nhiệm vụ chính trị của nhà trường [H1.1.03.03]; có sơ kết, tổng kết đánh giá từng đợt thi đua để rút kinh nghiệm [H1.1.03.04]. Tiêu chuẩn thi đua được xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận; có sự tham khảo, bàn bạc, lấy ý kiến trong tập thể và được thống nhất trong hội nghị cán bộ công chức hằng năm [H1.1.03.05]. Việc xét thi đua được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, nề nếp, đảm bảo nguyên tắc “Dân chủ, khách quan, công bằng”; kết hợp động viên tinh thần và khuyến khích lợi ích vật chất trong khen thưởng để tạo động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên [H1.1.03.06]. Từ đó giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học, đạt nhiều thành tích trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ; được Sở Giáo Dục tặng giấy khen “Đã có thành tích xuất sắc trong 4 năm thực hiện phong trào thi đua”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực từ 2008- 2012”; Giấy khen “Đạt thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng năm học 2011-2012”; Giấy khen về “Thành tích xuất sắc thực hiện tốt các chuyên đề trong công tác Giáo Dục Mầm Non năm học 2012-2013”; được tặng thưởng Huân Chương Lao Động Hạng 2 năm 2013. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng tốt, nội dung phong phú và tương đối toàn diện, thể hiện rõ tâm huyết, sáng tạo của giáo viên đối với các hoạt động giáo dục; nhiều giáo viên hết sức công phu nghiên cứu, tập hợp tư liệu để thuyết minh cho sáng kiến kinh nghiệm [H1.1.03.07]. 1.3.2 Điểm mạnh:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Nhà trường luôn thực hiện tốt các chính sách chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Vận động đội ngũ tham gia tích cực các phong trào thi đua của ngành và địa phương đạt được nhiều bằng khen, giấy khen các cấp.. 1.3.3 Điểm yếu: Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm chưa được giáo viên quan tâm, một số sáng kiến kinh nghiệm cách viết chưa rõ, các biện pháp còn chung chung, chưa đầu tư kỹ khi viết. 1.3.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: Trong các năm học tới, phối hợp với Công đoàn cơ sở tăng cường tuyên truyền, giáo dục đội ngũ nhận thức đúng đắn về phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, có chế độ khuyến khích, động viên xứng đáng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có sáng kiến đạt chất lượng tốt; đưa nội dung tập huấn viết sáng kiến kinh nghiệm vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; bổ sung các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng vào tủ sách thư viện cho mọi người tham khảo, học tập. 1.3.5 Tự đánh giá: Đạt 1.4 Tiêu chí 4: Nhà trường thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. a) Có kế hoạch hoạt động của trường theo tuần, tháng, năm học; b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; thực hiện quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ theo quy định; c) Có đủ hồ sơ, sổ sách và được lưu trữ theo quy định. 1.4.1 Mô tả hiện trạng:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động của trường theo năm, tháng, tuần. Trên cơ sở xác định nhiệm vụ riêng của từng năm học, Hiệu trưởng đề ra những biện pháp chỉ đạo việc thực hiện các mặt công tác về chuyên môn, quản lý trong kế hoạch năm học [H1.1.04.01]. Các bộ phận cụ thể hóa kế hoạch năm học theo chức năng nhiệm vụ được giao: Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch thực hiện chuyên đề về giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng, kế hoạch tổ chức lễ hội, kế hoạch y tế trường học, kế hoạch tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường [H1.1.04.02]. - Nhằm hướng mọi hoạt động trong nhà trường theo đúng mục tiêu của kế hoạch đề ra đồng thời đảm bảo hiệu quả và tiến độ công việc, Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra nội bộ đối với các bộ phận [H1.1.04.03], sâu sát tình hình thực hiện các hoạt động giáo dục, cán bộ quản lý xếp lịch kiểm tra tay nghề, dự giờ có báo trước và đột xuất đối với giáo viên, nhân viên nhận xét đánh giá, giúp giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp và kịp thời [H1.1.04.04]. Hằng tuần, họp hội ý trong cán bộ quản lý để rà soát, đánh giá cụ thể tình hình thực hiện các hoạt động giáo dục trên lớp và các hoạt động giáo dục khác, những điểm đạt được và những tồn tại để tìm ra nguyên nhân nhằm rút kinh nghiệm trong thời gian tới [H1.1.04.05]. Hằng tháng, Hiệu trưởng họp Hội đồng sư phạm điểm lại các hoạt động trong tháng và lấy ý kiến đóng góp, xây dựng của Hội đồng sư phạm để cải tiến việc quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường [H1.1.04.06]. Tổ chức họp cha mẹ học sinh các lớp sơ kết học kỳ I và sơ kết trong tập thể nhà trường [H1.1.04.07]. Cuối năm học, Hiệu trưởng báo cáo tổng kết về kết quả, hiệu quả đạt được so với kế hoạch đề ra theo từng mặt công tác: việc thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, thực hiện các chuyên đề, tổ chức hoạt động ngoại khóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đổi mới tổ chức bữa ăn, chăm sóc sức khỏe, thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi; có số liệu cụ thể từng mặt giáo dục, những ưu điểm và những việc tồn tại rút ra được từ kết quả của năm học đồng thời đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra [H1.1.04.08]..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận thực hiện hồ sơ quản lý chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Kế hoạch giáo dục các lớp, phiếu dự hoạt động, hồ sơ thực hiện chuyên đề, sổ họp chuyên môn [H1.1.04.09]; sổ sinh hoạt chuyên môn (đối với tổ trưởng chuyên môn) [H1.1.04.10]; hồ sơ nhân sự, hồ sơ bán trú (tổ văn phòng). Công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được trường quan tâm, hằng năm số trẻ khuyết tật hòa nhập trung bình là 5 trẻ, ở năm học 2012-2013 trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập, tuy nhiên do chưa có sự thống nhất trong việc giám định và đánh giá trẻ khuyết tật giữa y tế và địa phương nên hồ sơ quản lý giáo dục hòa nhập chưa được thực hiện và lưu trữ đầy đủ.[H1.1.04.11]. 1.4.2 Điểm mạnh: - Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa trong việc quản lý chuyên môn. - Có các biện pháp kiểm tra đánh giá kịp thời việc thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ. 1.4.3 Điểm yếu: Hồ sơ quản lý giáo dục hòa nhập chưa được thực hiện và lưu trữ đầy đủ. 1.4.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Năm học 2013-2014, trường sẽ tạo điều kiện cho các giáo viên có trẻ hòa nhập học tập về thực hiện sổ sách giáo dục hòa nhập tại Trường Chuyên biệt Tương Lai Quận 1. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau để thực hiện tốt công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường. 1.4.5 Tự đánh giá: Đạt. 1.5 Tiêu chí 5: Nhà trường thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của Nhà nước..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> a). Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính, tài. sản liên quan đến trường mầm non và có quy chế chi tiêu nội bộ; b) Lập dự toán, thực hiện thu, chi, quyết toán và báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo quy định; c) Thực hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ; thực hiện công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo quy định. 1.5.1 Mô tả hiện trạng: - Nhà trường có hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính, tài sản như: Thông tư số 81/TT-BCT ngày 16/9/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn kiểm soát chi đối với các cơ quan hành chính nhà nước; đơn vị thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ tài chính về việc ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Thông tư số 18/2006 TT-BTC ngày 13/3/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí Quản lý hành chính; Thông tư 131/2007/TT-BTC ngày 05 tháng 11 năm 2007 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu, mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước; Thông tư 06/2007/TT-BTC ngày 26 tháng 01 năm 2007 về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm công tác kiểm tra việc thực hiện chính.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước [H1.1.05.01]. Hằng năm, Hiệu trưởng xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để chủ động trong quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đúng mục đích, công khai, công bằng, minh bạch, hiệu quả [H1.1.05.02]; tổ chức lấy ý kiến đóng góp và thống nhất trong hội nghị cán bộ công chức để tăng cường quyền giám sát của cá nhân, tổ chức trong đơn vị đối với công tác quản lý tài chính và đảm bảo tiết kiệm chi [H1.1.05.03]. - Nhằm đảm bảo cân đối kinh phí hoạt động, mỗi đầu năm học Hiệu trưởng lập dự toán kinh phí được giao từ ngân sách nhà nước và các khoản thu sự nghiệp được phòng Tài chính phê duyệt [H1.1.05.04]; thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính về Phòng Kế hoạch Tài chính và Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận theo đúng chế độ kế toán tài chính Nhà nước [H1.1.05.05]. Các nhóm, lớp và các bộ phận có sổ quản lý tài sản và thực hiện kiểm kê vào đầu, giữa và cuối năm học; Cán bộ quản lý tổng hợp kiểm kê tài sản trong toàn trường, báo cáo về Phòng Kế hoạch Tài chính; Phòng Giáo dục và Đào tạo [H1.1.05.06]. - Tất cả hồ sơ, chứng từ tài sản, tài chính được quản lý, lưu trữ đầy đủ bằng văn bản tại trường theo Thông tư 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ về quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức [H1.1.05.06], [H1.1.05.07], do hồ sơ quản lý tài sản được lưu trữ bằng văn bản nên cồng kềnh, chưa khoa học. Công tác công khai tài chính được thực hiện nghiêm túc để cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh biết và tham gia giám sát, kiểm tra: công khai với Hội đồng sư phạm trong các buổi họp [H1.1.04.06]; trong hội nghị cán bộ công chức [H1.1.05.03]; công khai với cha mẹ học sinh về các khoản thu đầu năm bằng thông báo trên bảng tin nhà trường [H1.1.05.08]; khoản chi chợ hằng ngày trên bảng công khai tài chính [H1.1.05 .09]; thu, chi các công trình cha mẹ học sinh qua họp cha mẹ học sinh [H1.1.05.10]. Hiệu trưởng đã thực hiện việc kiểm.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> tra bộ phận kế toán tài vụ định kỳ theo kế hoạch kiểm tra nội bộ và đột xuất [H1.1.05.11]; công tác tài chính, tài sản của nhà trường thường xuyên được Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Giáo dục và Đào tạo giám sát, định kỳ kiểm tra và đánh giá tốt [H1.1.05.12]. 1.5.2 Điểm mạnh: Trường có đủ hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính, tài sản và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định, công tác tài chính, tài sản của nhà trường được Phòng Kế hoạch Tài chính; Phòng Giáo dục và Đào tạo giám sát, định kỳ kiểm tra và đánh giá tốt. 1.5.3 Điểm yếu: Hồ sơ quản lý tài sản được lưu trữ bằng văn bản nên cồng kềnh, chưa khoa học. 1.5.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Năm học 2013-2014, sử dụng chung phần mềm IMAS 8.0 của kế toán tài vụ để quản lý tài sản. - Qua công tác kiểm định tiếp tục rút kinh nghiệm để bổ sung hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy định đầy đủ và khoa học hơn. 1.5.5 Tự đánh giá: Đạt. 1.6 Tiêu chí 6: Nhà trường chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. a) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất hai lần/năm học (vào hai học kỳ) đối với trẻ; ít nhất một lần/năm học đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên; b) Thường xuyên giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho trẻ; c) Thường xuyên tổ chức vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường và thực hiện các hoạt động khác về y tế trường học. 1.6.1 Mô tả hiện trạng:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Hằng năm, nhà trường có kế hoạch cụ thể về công tác y tế trường học; phối hợp với Trung tâm Y tế Quận tổ chức khám sức khỏe định kỳ hai lần/năm học đối với trẻ (học kỳ 1 và học kỳ 2) [H1.1.06.01]; có sổ theo dõi sức khỏe của trẻ [H1.1.06.02]; phối hợp với Công đoàn tổ chức khám sức khỏe cho đội ngũ và hỗ trợ 100% chi phí khám: Cán bộ quản lý, nhân viên phòng hành chính, nhân viên phục vụ khám sức khỏe tổng quát 01 lần/năm học , riêng đối với giáo viên, nhân viên nấu ăn khám tổng quát và có thẻ xanh định kỳ hai lần/năm học [H1.1.06.03]. - Giáo viên thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong các hoạt động của trẻ, tận dụng mọi sinh hoạt trong ngày để hình thành, củng cố thói quen, nề nếp cho trẻ như: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi, lau mặt trước khi ăn, lau miệng sau khi ăn, thay quần áo hằng ngày, chải răng sau bữa ăn, tối trước khi ngủ và sáng ngủ dậy; tập cho trẻ biết quan tâm giữ gìn vệ sinh lớp học, vườn cây, sân chơi như: Không xả rác, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, không khạc nhổ, tiêu tiểu đúng nơi qui định [H1.1.06.04]. - Cán bộ quản lý xây dựng lịch vệ sinh hằng ngày, tuần, tháng, học kỳ và tổ chức thực hiện tại các nhóm, lớp, các bộ phận [H1.1.06.05]; phối hợp với công ty diệt côn trùng định kỳ phun thuốc diệt muỗi và diệt các loại côn trùng 5 lần/năm học [H1.1.06.06]; tăng cường công tác vệ sinh môi trường theo yêu cầu của y tế địa phương khi có dịch bệnh xảy ra [H1.1.06.07]. Cán bộ quản lý phân công nhân viên y tế, phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức những hoạt động phong phú, đa dạng về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cho cán bộ, giáo viên, nhân viên như: Hội thi “Nụ cười xinh” cho trẻ lớp 5-6 tuổi, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chăm sóc mắt học đường nhằm hạn chế tỷ lệ trẻ bị các tật của mắt, tập huấn sơ cấp cứu, phòng tránh HIV–AIDS, phòng chống loãng xương trong nhà trường [H1.1.06.08]. 1.6.2 Điểm mạnh:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Giáo viên và nhân viên nhà trường duy trì được nề nếp và thói quen tốt trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Nhà trường có những hoạt động phong phú, đa dạng về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên. 1.6.3 Điểm yếu: không có 1.6.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: Có những hình thức kiểm tra, động viên và khen thưởng kịp thời để giúp giáo viên và nhân viên trường giữ được thói quen tốt trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 1.6.5 Tự đánh giá: Đạt 1.7 Tiêu chí 7: Nhà trường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường; b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường; c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. 1.7.1 Mô tả hiện trạng: - Từ năm học 2011-2012, theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và công an phường Đakao về bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường nhằm phòng ngừa, phát hiện những biểu hiện gây mất an ninh trật tự trường học; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xử lý các vấn đề về an ninh an toàn xã hội, vệ sinh môi trường ảnh hưởng đến trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên [H1.1.07.01]. - Nhà trường đã xây dựng các phương án:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> + Phương án trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non theo Thông tư số 13 /2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [H1.1.07.02] với các biện pháp chủ yếu: Tổ chức tập huấn cho giáo viên biết cách phòng tránh và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp đối với trẻ [H1.1.07.03], khảo sát các nguy cơ gây tai nạn thương tích, loại bỏ hoặc sửa chữa những thiết bị, đồ dùng, đồ chơi không an toàn; giáo dục trẻ biết cách phòng tránh các tai nạn thương tích, không để xảy ra mất an toàn đối với trẻ [H1.1.06 .04]. + Phương án phòng chống cháy nổ [H1.1.07.04] với các biện pháp chủ yếu: Phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Quận 1 tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên [H1.1.07.05]; trang bị bình chữa cháy và đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ sử dụng; nhà gas đặt ở tầng trệt cách xa bếp ở tầng 3, kiểm tra đường gas theo định kỳ, nhà gas có đặt 4 đèn báo cháy tự động; hệ thống điện thường xuyên được kiểm tra, thay thế và sửa chữa [H1.1.07.06]. Ở các tầng lầu chưa có cầu dao tự động của hệ thống điện các khu vực, tuy nhiên đều được trang bị đèn chuông báo động ở từng tầng khi có sự cố xảy ra; nhà trường đã tổ chức diễn tập tình huống giả định do cán bộ, giáo viên, nhân viên. + Phương án phòng chống dịch bệnh với các biện pháp chủ yếu: Cán bộ quản lý phân công nhân viên y tế xây dựng kế hoạch phòng chống một số dịch bệnh phổ biến gần đây như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, rubella, ... đồng thời thiết lập mối quan hệ thường xuyên giữa nhà trường, gia đình và cơ sở y tế để phòng chống dịch bệnh cho trẻ; không để xảy ra dịch bệnh trong nhà trường do sự chủ quan, lơ là, thiếu hiểu biết [H1.1.07.07]. + Phương án phòng ngộ độc thực phẩm [H1.1.07.08] với các biện pháp chủ yếu: Nhà trường đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cho trẻ; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến việc chế biến các món ăn cho trẻ theo quy trình bếp một chiều, chia thức ăn, cho trẻ ăn; thực hiện lưu mẫu theo.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> đúng quy định [H1.1.07.09]. Đối với nhân viên nấu ăn và giáo viên hằng năm đều được tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm [H1.1.07.10]; khám sức khỏe định kỳ [H1.1.06 .03]. Nhà trường thực hiện ký hợp đồng với các công ty cung cấp thực phẩm có địa chỉ tin cậy, rõ ràng [H1.1.07.11]. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong những năm qua không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích, cháy nổ, dịch bệnh trong nhà trường [H1.1.03.01]. 1.7.2 Điểm mạnh: - Trường thực hiện tốt các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, phòng ngộ độc thực phẩm; - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong những năm qua không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích, cháy nổ, dịch bệnh trong nhà trường. 1.7.3 Điểm yếu: Chưa có cầu dao tự động của hệ thống điện các khu vực. 1.7.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Năm học 2013-2014 nhà trường phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ học sinh lắp dần cầu dao tự động của hệ thống điện các khu vực. - Tiếp tục duy trì việc thực hiện các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh, phòng ngộ độc thực phẩm; đưa vào các nội dung bồi dưỡng thực hành, diễn tập giúp đội ngũ thuần thục trong phòng ngừa và xử lý khi có tình huống. 1.7.5 Tự đánh giá: Đạt. 1.8 Tiêu chí 8: Nhà trường tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> a) Có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học và thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả; b) Mỗi năm học tổ chức ít nhất 1 lần cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi tham quan địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân ở địa phương hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian; c) Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp. 1.8.1. Mô tả hiện trạng: - Hằng năm, Phó Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên tổ chức các ngày lễ hội; đưa vào kế hoạch giáo dục: Phân bố thời gian thực hiện trong tháng, chọn lọc nội dung và tổ chức hoạt động cho trẻ tham gia. Các giáo viên có sự phối hợp trong tổ để tập các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian đặc trưng của lễ hội cho trẻ qua hoạt động âm nhạc, hoạt động vui chơi trong lớp, hoạt động ngoài trời; phối hợp với cha mẹ trẻ để được quan tâm hỗ trợ mọi mặt. Hoạt động lễ hội của nhà trường được thực hiện theo kế hoạch đề ra, đạt hiệu quả về giáo dục trẻ và tuyên truyền cho các bậc cha mẹ [H1.1.08.01]. - Mỗi năm, nhà trường tổ chức cho trẻ nhóm 25-36 tháng, lớp 3-4 tuổi, lớp 4-5 tuổi và lớp 5-6 tuổi đi tham quan ít nhất 1 lần tại các khu vui chơi như: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Bưu điện Thành phố; riêng lớp Lá thực hành trải nghiệm “Học làm người nông dân” tại Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn ... [H1.1.08.02], tuy nhiên vẫn chưa tổ chức cho trẻ tham quan nhiều địa danh, di tích lịch sử địa phương. - Giáo viên sưu tầm, lồng ghép các trò chơi dân gian, ca dao, đồng dao, dân ca phù hợp vào nội dung giờ học và chủ đề; tổ chức các hoạt động mang đậm nét dân gian để giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho trẻ [H1.1.06.04]. Trẻ tham gia hội diễn “Múa Dân gian-Dân tộc” do Quận 1 tổ chức, đạt giải A..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 1.8.2. Điểm mạnh: - Nhà trường tổ chức tốt hoạt động lễ hội cho trẻ và được sự ủng hộ tham gia nhiệt tình của cha mẹ học sinh; tổ chức cho trẻ tham quan địa danh, tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ tham gia vui chơi. 1.8.3 Điểm yếu: Nhà trường chưa tổ chức cho trẻ tham quan nhiều địa danh, di tích lịch sử địa phương. 1.8.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Trong năm học 2013-2014, nhà trường bổ sung kế hoạch tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi, 5-6 tuổi tham quan các địa danh, di tích lịch sử trong năm học sau: Bến Nhà Rồng, Siêu thị… - Bồi dưỡng giáo viên chủ động phối hợp với cha mẹ tổ chức hoạt động lễ hội theo khối, lớp tạo điều kiện cho tất cả các bé đều được tham gia tích cực và hứng thú. 1.8.5. Tự đánh giá: Đạt. 1.9 Tiêu chí 9: Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non. a) Có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học; sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần; b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của nhà trường; quản lý tốt tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, tài sản, tài chính, hồ sơ của tổ và của nhà trường; c) Đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên trong tổ. 1.9.1. Mô tả hiện trạng:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học [H1.1.09.01]. Phó Hiệu trưởng nắm lịch sinh hoạt chuyên môn của từng tổ để kiểm tra, giám sát. Tổ chuyên môn chưa chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, bảo mẫu đúng quy định. Các tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất một tháng một lần, tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; thỉnh thoảng, các tổ họp đột xuất khi có yêu cầu công tác [H1.1.09.01].Tổ chuyên môn, tổ văn phòng sinh hoạt chưa đúng quy định, sổ họp tổ ghi chép còn sơ sài, chưa rõ ràng. - Các tổ chuyên môn thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, bảo mẫu trong tổ như: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, kiến tập trong tổ, tổ trưởng dự giờ giáo viên, bảo mẫu, nắm bắt những khó khăn, hạn chế của giáo viên, bảo mẫu trong công tác chuyên môn để kịp thời giúp đỡ hoặc đề xuất với cán bộ quản lý có biện pháp hỗ trợ. Tổ văn phòng chưa xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, nội dung sinh hoạt chủ yếu để nhắc nhở công việc và nhận xét, xếp loại thi đua trong tổ [H1.1.09.01]. Các tổ trưởng quản lý tài liệu, hồ sơ của tổ như: Sổ sinh hoạt chuyên môn, biên bản xét thi đua cá nhân, phiếu dự giờ giáo viên, bảo mẫu và hồ sơ của nhà trường như: Tài liệu học tập chuyên môn, văn bản chỉ đạo của cán bộ quản lý, hồ sơ hội nghị cán bộ công chức cấp tổ [H1.1.09.01]. - Hằng tháng, cuối học kỳ và cuối năm, dựa vào tiêu chuẩn thi đua của từng bộ phận, các tổ họp đánh giá, xếp loại mức thi đua hằng tháng (A, B) và đề xuất danh hiệu thi đua cả năm của từng cá nhân với Hội đồng thi đua trường [H1.1.09.01]. Bắt đầu năm học 2011-2012, trường thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; các tổ trưởng tham gia viết nhận xét, đánh giá giáo viên trong tổ. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng xem xét và xếp loại giáo viên theo các mức độ của chuẩn [H1.1.09.02]. Nhà trường chưa có trường hợp giáo viên, nhân viên vi phạm kỷ luật phải lấy ý kiến của tổ để xử lý..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 1.9.2. Điểm mạnh: Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường thực hiện tốt công tác đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên trong tổ kịp thời. 1.9.3 Điểm yếu: - Tổ chuyên môn chưa chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, bảo mẫu; tổ văn phòng chưa xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ. - Tổ chuyên môn, tổ văn phòng sinh hoạt chưa đúng quy định, sổ họp tổ ghi chép còn sơ sài, chưa rõ ràng 1.9.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Năm học 2013- 2014, Hiệu trưởng phân công Phó Hiệu trưởng khâu giáo dục hỗ trợ các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, bảo mẫu trong tổ. Phát động thi đua khen thưởng đối với tổ có thành tích cao, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn. - Cán bộ quản lý có kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn các tổ sinh hoạt theo quy định và bồi dưỡng phương pháp lắng nghe, ghi chép. 1.9.5 Tự đánh giá: Đạt. * Kết luận về Tiêu chuẩn 1: Điểm mạnh nổi bật của trường: Trường có đủ cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non, các hội đồng; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng và các tổ chức đoàn thể. Cán bộ quản lý nhà trường luôn thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trường theo kế hoạch, theo sự chỉ đạo của cấp trên; thực hiện tốt công tác quản lý chuyên môn, quản lý tài chính, tài sản; vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> nước, của ngành và của địa phương. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng hỗ trợ tốt cho Cán bộ quản lý nhà trường trong việc triển khai các hoạt động giáo dục và bồi dưỡng các thành viên trong tổ. Trẻ đến trường được phân chia theo đúng độ tuổi, được học bán trú. Cán bộ quản lý quan tâm việc khám sức khỏe cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, y tế trường học. Nhà trường có đủ các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trường tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện của địa phương và đạt hiệu quả cao; cho trẻ làm quen văn học dân gian phù hợp lứa tuổi. Cán bộ quản lý nhà trường thường xuyên đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, thực hiện tốt qui chế dân chủ, tổ chức và quản lý nhà trường hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Điểm yếu cơ bản của trường: Tổ chuyên môn chưa đươc chủ động, Tổ văn phòng sinh hoạt chủ yếu để nhắc nhở công việc và nhận xét, xếp loại thi đua trong tổ. * Số tiêu chí đạt: 09/09 * Số tiêu chí không đạt: 00/09 2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Mở đầu: Nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của nhà trường. Đó phải là những con người chuẩn về đào tạo, có đầy đủ phẩm chất năng lực cần thiết và không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc. Xác định vai trò quyết định của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với sự phát triển chung của nhà trường, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Hiệu trưởng nhà trường luôn quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Ðể nâng cao chất lượng giáo.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> dục nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ, trong đó quan tâm phát triển đội ngũ. Với những nổ lực trong nhiều năm qua, Trường Mầm non Bé Ngoan đã từng bước có những đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hướng tới sự phát triển bền vững, đáp ứng tốt những yêu cầu mục tiêu giáo dục nhà trường nói riêng và mục tiêu chung của ngành, đồng thời thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đãi ngộ, tạo được những chuyển biến tích cực trong đội ngũ. 2.1 Tiêu chí 1: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non và có đủ năng lực để triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong giáo dục mầm non ít nhất là 5 năm đối với Hiệu trưởng và 3 năm đối với Phó Hiệu trưởng; có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục; b) Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn; c) Có phẩm chất đạo đức tốt, được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm. 2.1.1 Mô tả hiện trạng: - Cán bộ quản lý nhà trường là những người có thâm niên lâu năm trong ngành và có trình độ đào tạo trên chuẩn: + Hiệu trưởng công tác trong ngành từ năm 1977 đến nay (36 năm); tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Mầm non năm 1994, khóa đào tạo Cán bộ quản lý giáo dục năm 1990; tốt nghiệp Trung học Chính trị năm 2004 và Trung cấp Hành chính 2007 [H2.2.01.01];.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> + Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục công tác từ năm 1984 đến nay (29 năm); tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Mầm non năm 1992; khóa đào tạo Cán bộ quản lý giáo dục năm 1997; tốt nghiệp Trung học Chính trị năm 2001 và Trung cấp Hành chính 2009; tốt nghiệp Thạc sĩ tâm lý năm 2012 [H2.2.01.01]; + Phó Hiệu trưởng phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng công tác từ năm 1994 đến nay (19 năm); tốt nghiệp Cử nhân khoa học Tâm lý Giáo dục năm 2007; khóa đào tạo Cán bộ quản lý giáo dục năm 2003; tốt nghiệp Trung học Chính trị năm 2005 và Trung cấp Hành chính 2012 [H2.2.01.01]. - Hiệu trưởng và hai Phó Hiệu trưởng có năng lực quản lý và tổ chức hiệu quả các hoạt động trong nhà trường; nắm vững chương trình giáo dục mầm non và có biện pháp cải tiến các hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục [H2.2.01.02]; có khả năng ứng dụng một số phần mềm vi tính vào công tác quản lý, chuyên môn như: Mindjet Mind manager, Cam – Studio, Total Video Converter, Internet Download Manager [H2.2.01.03]; có thể truy cập các trang web về giáo dục mầm non như: Keepvid.com, giaoducmamnon.com, youtube. - Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đều có phẩm chất đạo đức tốt; Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Chăm sóc nuôi dưỡng nhiều năm liên tục được đánh giá đảng viên hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ, cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; được sự tín nhiệm của giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh trong trường và nhân dân địa phương [H2.2.01.04]. 2.1.2 Điểm mạnh: - Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng công tác liên tục trong ngành nhiều năm; đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trên chuẩn; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có năng lực quản lý và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vị trí công tác đang đảm nhiệm; được tập thể và nhân dân tín nhiệm. 2.1.3 Điểm yếu: Không có..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2.1.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Nhà trường tiếp tục phát huy thực hiện tốt công tác quản lý thông qua nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức trong công tác của cán bộ quản lý . 2.1.5 Tự đánh giá: Đạt. 2.2 Tiêu chí 2: Giáo viên của nhà trường đủ số lượng, đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác, có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. a) Có đủ số lượng giáo viên theo quy định; b) 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có ít nhất 30% giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo; c) Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật. 1.2.1 Mô tả hiện trạng: - Nhà trường có đủ số giáo viên theo Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.Tổng số giáo viên hiện có của trường là 42/83, trường có 01 bảo mẫu trong biên chế, hợp đồng thêm 17 bảo mẫu bổ sung vào 18/18 nhóm, lớp để chăm sóc cháu thật tốt [H1.1.01.08]. Số nhóm lớp được chia theo độ tuổi: + Nhà trẻ: 3 nhóm.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Nhóm, lớp. Số nhóm, lớp. Số giáo viên. Số bảo mẫu. Số trẻ. Ghi chú. + Nhà trẻ: 3 nhóm Nhóm 19-24 1 tháng. 4. 1. 39. bình quân 08 trẻ/1 giáo viên. Nhóm 25-36 2 tháng. 8. 2. 106. bình quân 13 trẻ/1 giáo viên. Lớp 3-4 tuổi 5. 10. 5. 207. bình quân 41,4 trẻ/lớp, có 2 giáo viên + 1 bảo mẫu. Lớp 4-5 tuổi 5. 10. 5. 240. bình quân 48 trẻ/lớp, có 2 giáo viên + 1 bảo mẫu. Lớp 5-6 tuổi 5. 10. 5. 235. bình quân 47 trẻ/lớp, có 2 giáo viên + 1 bảo mẫu. + Mẫu giáo: 15 lớp. - Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 95,12% giáo viên đạt trên chuẩn (15/42 Cao đẳng mầm non, tỉ lệ: 35,71%; 24/42 Cử nhân giáo dục mầm non, tỉ lệ: 57,14%) [H2.2.02.01]. Hiện nay có 05 giáo viên trình độ chuyên môn Cao đẳng mầm non và 01 giáo viên Trung cấp mầm non đang theo học lớp Cử nhân giáo dục. - Năm học 2012 - 2013, có 04 trẻ dân tộc học tại trường (03 dân tộc Hoa, 01 dân tộc Khơme) [H2.2.02.02]; các cháu đều có khả năng nghe hiểu và nói tiếng Việt [H2.2.02.03]. Đội ngũ giáo viên nhà trường có hiểu biết về văn hóa giao tiếp, phù hợp với địa bàn công tác. Hằng năm nhà trường luôn đón nhận trẻ khuyết tật học hòa nhập nhưng số trẻ này không đều qua các năm học [H1.1.04.11]. Do trường không có giáo viên chuyên biệt về dạy trẻ khuyết tật nên trong các đợt bồi dưỡng kiến thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> tạo Quận 1 phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tổ chức, trường có cử các giáo viên luân phiên tham dự (02 giáo viên) [H2.2.02.04]; tuy nhiên số cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật chưa đạt đến 50%. 2.2.2 Điểm mạnh: - Đủ số lượng giáo viên theo quy định. - Số giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn cao đạt tỷ lệ 95,12%. 2.2.3 Điểm yếu: - Số cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật chưa đạt đến 50%. 2.2.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Tạo điều kiện về thời gian, khen thưởng thi tốt nghiệp xếp loại giỏi cho giáo viên học nâng chuẩn. - Bổ sung nội dung kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên hằng năm cho cán bộ, giáo viên; liên hệ báo cáo viên của Trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật để hỗ trợ giáo viên của nhà trường. Dự kiến năm học 2013-2014 sẻ tổ chức bồi dưỡng cho 18 giáo viên là nhóm trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp. Phân công giáo viên đã dự học do Sở Giáo dục tổ chức (Cô Phương Thảo - Giáo viên lớp 5-6 tuổi) tổ chức bồi dưỡng. 2.2.5 Tự đánh giá: Đạt.. 2.3 Tiêu chí 3: Giáo viên thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> a) Thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non; b) Quản lý trẻ về mọi mặt trong thời gian trẻ ở nhà trường; c) Quan tâm đến trẻ, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ. 2.3.1 Mô tả hiện trạng: - Từ năm học 2009- 2010, thực hiện Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình Giáo dục mầm non, nhà trường đã triển khai thực hiện cho 18/18 lớp (tỷ lệ 100%) [H2.2.03.01]. Căn cứ nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục năm, tháng và phân bổ vào các tuần phù hợp với khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ; đảm bảo không bỏ sót nội dung chương trình; có sự kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc và giáo dục [H1.1.06.04]. Năm học 2011-2012, thực hiện Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, nhà trường chỉ đạo giáo viên lớp 5-6 tuổi bổ sung một số tiêu chí của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào nội dung chương trình để xây dựng kế hoạch giáo dục [H2.2.03.02]. - Giáo viên quản lý trẻ chặt chẽ trong các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, học tập, vui chơi thông qua phân nhóm trẻ theo giáo viên [H2.2.03.03]; theo dõi tình hình sức khỏe hằng ngày để kịp thời xử lý khi trẻ có biểu hiện không bình thường đồng thời trao đổi với cha mẹ trẻ để phối hợp chăm sóc giáo dục [H2.2.03.04]. - Giáo viên quan tâm chăm sóc giáo dục, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ; tạo môi trường an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ; trẻ được bộc lộ nhu cầu, tình cảm, sở thích [H2.2.03.05]. 2.3.2 Điểm mạnh:.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Trẻ được quan tâm chăm sóc giáo dục, đối xử công bằng, tôn trọng nhân cách; được an toàn về thể chất và tinh thần. 2.3.3 Điểm yếu: Giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục năm, tháng theo lứa tuổi ở nhóm lớp còn mang tính chủ quan, thiếu linh hoạt; chưa kích thích được sự chủ động, sáng tạo của trẻ. 2.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Hè năm học 2012- 2013, tiếp tục tổ chức tập huấn lại cho tất cả giáo viên cách xây dựng kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần. - Nhà trường thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nhắc nhỡ giáo viên về “Quyền trẻ em”, quy chế chuyên môn và xây dựng môi trường thân thiện để giáo viên luôn quan tâm chăm sóc giáo dục, đối xử công bằng, tôn trọng nhân cách, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ. 2.3.5. Tự đánh giá: Đạt 2.4 Tiêu chí 4: Giáo viên thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Vận dụng sáng tạo, có hiệu qủa các phương pháp giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục. a) Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. b) Vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ; Khai thác các tình huống trong cuộc sống để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ một cách phù hợp; Tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, khuyến khích trẻ sáng tạo. c) Sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn và trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 2.4.1. Mô tả hiện trạng: - 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo kế hoạch của tổ Mầm non và luôn tự tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ [H2.2.04.01]. - Giáo viên vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ. Luôn tìm hiểu gợi mở khai thác các tình huống trong cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ phù hợp [H2.2.04.02]; tuy nhiên do nhân sự có thay đổi ở từng năm nên một số giáo viên mới còn hạn chế trong việc tận dụng các tình huống trong cuộc sống để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ. Liên tục 5 năm liền có giáo viên đạt giải trong các hội thi về thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục sáng tạo do Quận tổ chức, tạo cơ hội cho trẻ tự khám phá đồng thời khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của trẻ [H2.2.04.03]. - 100% giáo viên có khả năng khai thác, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ [H1.1.06.04]. Có 03 giáo viên đạt giải nhì và một giáo viên đạt giải nhất cuộc thi khai thác tư liệu tài nguyên trên internet dùng để dạy học [H2.2.04.04]. Năm học 2010-2011, giáo viên của trường được phân công báo cáo toàn ngành giáo dục Quận 1 về chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục” [H2.2.04.05].. 2.4.2. Điểm mạnh: - Đội ngũ giáo viên có tinh thần tự giác, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt trong công tác chuyên môn..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Liên tục 5 năm liền đạt giải trong các hội thi về tổ chức các hoạt động giáo dục sáng tạo do Quận tổ chức, tạo cơ hội cho trẻ tự khám phá đồng thời khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của trẻ. 2.4.3. Điểm yếu: Trong tổ chức cho trẻ hoạt động các giáo viên mới do thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp dạy chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao. 2.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật các phần mềm mới, tìm tư liệu hướng dẫn giáo viên tận dụng tài nguyên trên internet phù hợp và hiệu quả. Tiếp tục dự giờ và tạo điều kiện cho giáo viên mới được tham gia dự giờ rút kinh nghiệm. 2.4.5. Tự đánh giá: Đạt. 2.5 Tiêu chí 5: Nhân viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non. a) Có đủ số lượng nhân viên theo quy định; b) Nhân viên y tế học đường và kế toán có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; nhân viên thủ quỹ, văn thư, bảo vệ và các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo công việc được giao; nhân viên nấu ăn có chứng chỉ nghề nấu ăn; c) Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định.. 2.5.1. Mô tả hiện trạng: - Nhà trường có đủ số lượng nhân viên theo quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT – BGDĐT – BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> sở giáo dục mầm non công lập: 01 nhân viên y tế, 02 kế toán, 03 bảo vệ, 01 thủ quỹ kiêm thủ kho, 08 cấp dưỡng và 04 nhân viên đảm nhiệm vệ sinh chung toàn trường, 01 nhân viên hấp khăn [H2.2.01.01]. - Nhân viên y tế có trình độ chuyên môn sơ cấp dược; 01 kế toán trưởng trình độ Trung cấp kế toán hành chính sự nghiệp; 01 kế toán phụ trách công tác bán trú trình độ Đại học kinh tế; 07/08 nhân viên cấp dưỡng đã qua lớp đào tạo sơ cấp nấu ăn, 01 chưa qua đào tạo; 03 nhân viên bảo vệ đã học bồi dưỡng về nghiệp vụ [H2.2.01.01]; thủ quỹ kiêm thủ kho và nhân viên phục vụ được bồi dưỡng qua thực tế công việc [H2.2.01.01]. - Nhân viên các bộ phận được Hiệu trưởng phân công thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng quy định tại điều 36 của Điều lệ trường mầm non, theo năng lực cá nhân và tình hình thực tế của nhà trường; tạo sự phối hợp nhịp nhàng trong toàn bộ hoạt động chung của nhà trường [H2.2.05.01]. 2.5.2. Điểm mạnh: Nhà trường có đầy đủ nhân viên các bộ phận theo quy định; nhân viên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. 2.5.3. Điểm yếu: Nhân viên y tế chưa đạt trình độ trung cấp và 01 cấp dưỡng chưa có chứng chỉ nghề nấu ăn.. 2.5.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Năm học 2013- 2014, cử nhân viên y tế học bồi dưỡng trình độ trung cấp y tế (dự kiến tháng 01/2014 )..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Cử 01 cấp dưỡng chưa có chứng chỉ nghề học lớp sơ cấp nấu ăn (tháng 12/2013 đến tháng 6/2014). 2.5.5. Tự đánh giá: Không đạt. 2.6 Tiêu chí 6: Cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường được đánh giá xếp loại hằng năm. a) Có ít nhất 50% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có ít nhất 1 người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên; b) Có ít nhất 50% giáo viên được xếp loại khá trở lên, không có giáo viên bị xếp loại kém, theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; c) Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. 2.6.1. Mô tả hiện trạng: - Qua kết quả thi đua 5 năm gần nhất, tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến đạt đến 91,46 % [ H2.2.06.01]; số cán bộ, giáo viên được công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở đến nay là 24 [H2.2.06.02]; cấp Thành phố đến nay là 11, 01 giáo viên được Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H2.2.06.02]; 02 giáo viên đạt giải thưởng Võ Trường Toản [H2.2.06.02]; khối nhân viên chưa có cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua do mức phấn đấu chưa cao, chưa đạt kết quả nổi bật trong công tác. - Từ năm học 2011-2012, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, kết quả: 100 % giáo viên xếp loại khá trở lên trong đó có 36,58% xếp loại xuất sắc; không có giáo viên xếp loại kém [H1.1.09.04]. - Trong nhiều năm qua, với ý thức tự giác và tinh thần kỷ luật cao, không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào của nhà trường vi phạm nội quy, quy chế chuyên môn và bị xử lý kỷ luật [H1.1.03.01]..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 2.6.2. Điểm mạnh: Số cán bộ, giáo viên được công nhận các danh hiệu thi đua tăng cao qua các năm. 2.6.3. Điểm yếu: không có 2.6.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục giữ vững tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Trong năm học 2013-2014 phấn đấu có thêm nhân viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua; thường xuyên nhắc nhở đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ. 2.6.5. Tự đánh giá: Đạt. 2.7 Tiêu chí 7: Cán bộ, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của pháp luật. a) Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ; b) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác khi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; c) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật. 2.7.1. Mô tả hiện trạng: - Hiệu trưởng luôn quan tâm bổ sung các trang thiết bị nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ như: Trường có 01 máy chiếu đa năng, 01 máy chụp ảnh kỹ thuật số, 01 máy quay phim, hệ thống âm thanh trong toàn trường; văn phòng làm việc của cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng, ngoài các trang thiết bị tối thiểu (tủ hồ sơ, bàn làm việc, điện thoại, bảng biểu) còn được trang bị thêm máy vi tính, máy in, máy photocopy; trường phối hợp với cha mẹ học sinh trang bị 100% máy vi tính, ti vi, đầu đĩa cho các lớp, trong đó 50% các lớp được trang bị tivi màn hình LCD, loa, micro...và các loại trang thiết bị tối thiểu.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> theo danh mục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi lớp đều có máy nước nóng, bình nước uống Lavie, bình nước khoáng để trẻ súc miệng, mỗi tầng đều có bình nước uống nóng lạnh, nhà bếp có tủ hấp cơm, tủ sấy chén, đồ dùng phục vụ bán trú bằng inox, máy hấp khăn; phòng y tế có đủ các thiết bị y tế theo quy định [H1.1.05.06] [H2.2.07.01]. - Nhà trường luôn tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như: Bồi dưỡng tin học, anh văn, các chuyên đề về chăm sóc giáo dục, công tác y tế trường học, tập huấn phòng chống cháy nổ, kỹ thuật nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn thư hành chính [H1.1.04.09]. Cán bộ, giáo viên, nhân viên được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời được khen thưởng khi tốt nghiệp lớp học đạt kết quả khá, tốt theo Nghị quyết hội nghị cán bộ công chức hằng năm [H2.2.07.02]. - Với phương châm đoàn kết, xây dựng, yêu thương, chia sẻ: Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều có ý thức tự bảo vệ và được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; Hiệu trưởng đảm bảo thực hiện đúng chế độ tiền lương, tiền thưởng, đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; khen thưởng nhân các ngày lễ tết, tổ chức đi tham quan du lịch; cán bộ, giáo viên, nhân viên được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật như nghỉ ốm, thai sản, phép thường niên, nghỉ hè, nghỉ việc riêng khi gia đình có hiếu hỷ, tang ma [H2.2.01.01].. 2.7.2. Điểm mạnh: Nhà trường quan tâm trang bị đủ các điều kiện cơ sở vật chất cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ; chăm lo chế độ chính sách, đảm bảo các quyền lợi theo quy định của pháp luật để đội ngũ an tâm công tác. 2.7.3. Điểm yếu: Không có..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 2.7.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ; đồng thời trong năm học 2013-2014 nhà trường hỗ trợ kinh phí cho giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi theo quy định. 2.7.5. Tự đánh giá: Đạt. * Kết luận về Tiêu chuẩn 2: Điểm mạnh nổi bật của trường: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được cơ cấu đầy đủ theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Cán bộ quản lý có đủ năng lực để triển khai các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; có phẩm chất đạo đức tốt, được giáo viên, nhân viên trong nhà trường và nhân dân tín nhiệm. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và tỷ lệ đạt trên chuẩn cao; thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non, tự giác học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường có đủ số lượng nhân viên theo quy định và nhân viên được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ.Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua từ cấp cơ sở trở lên hằng năm đều tăng; tỷ lệ giáo viên xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt yêu cầu; nhà trường không có cán bộ, giáo viên, nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Cán bộ, giáo viên, nhân viên được đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được quan tâm chăm lo các chế độ để làm việc, khi đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Điểm yều cơ bản của trường: Có 01/8 nhân viên cấp dưỡng chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định của Điều lệ trường mầm non..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> * Số tiêu chí đạt: 06/07. * Số tiêu chí không đạt: 01/07. 3. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị Mở đầu: Cơ sở vật chất trong trường mầm non là toàn bộ điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đầu tư cơ sở vật chất trong trường mầm non chính là tạo môi trường sư phạm có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ nhu cầu sinh hoạt của trẻ hằng ngày; đó là tạo cho trẻ môi trường hoạt động hấp dẫn mang tính giáo dục cao đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phát huy năng lực trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Để đạt chất lượng giáo dục như mục tiêu nhà trường đề ra, song song với việc nâng chất lượng đội ngũ, Trường Mầm non Bé Ngoan đã từng bước kiện toàn điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị trong nhà trường. 3.1 Tiêu chí 1: Nhà trường có diện tích, khuôn viên và các công trình đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non. a) Có đủ diện tích đất sử dụng theo quy định, các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; b) Có biển tên trường, khuôn viên có tường, rào bao quanh; c) Có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh. 3.1.1. Mô tả hiện trạng: - Trường Mầm non Bé Ngoan có tổng diện tích là 5.613,95m 2/827 trẻ, tỷ lệ: 6,78 m2/trẻ. Trường được xây mới và đưa vào sử dụng theo Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 16/08/2002 của Ủy ban nhân dân Quận 1 với nhiều công trình như phòng học, phòng y tế, phòng hành chính quản trị, nhà bếp, hồ bơi được xây dựng kiên cố; diện.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> tích đất sử dụng là 2.475m2/545 trẻ, đạt 4,54m2/trẻ (năm học đầu tiên); đến nay do nhu cầu cha mẹ gửi con vào trường tăng qua từng năm nên tính luôn tổng diện tích xây dựng: 4.765,3m2 và diện tích sân chơi: 848,65m2 [H3.3.01.01]. - Biển tên trường đặt ở vị trí cổng trước, khuôn viên có tường rào được xây dựng kiên cố và trang trí đẹp, phù hợp với trường mầm non [H3.3.01.02]. - Nhà trường sử dụng nguồn nước sạch được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận để phục vụ cho sinh hoạt chung [H3.3.01.03] có hệ thống cống rãnh thoát nước hợp vệ sinh [H3.3.01.01]. 3.1.2. Điểm mạnh: Nhà trường có các công trình xây dựng kiên cố, có biển tên trường, khuôn viên được bao quanh bằng tường rào chắc chắn, có hệ thống nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh. 3.1.3. Điểm yếu: Diện tích đất so với số trẻ chưa đủ 8m2/trẻ theo quy định. 3.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục giảm sỉ số trẻ trong năm học 2013-2014. 3.1.5. Tự đánh giá: Không đạt.. 3.2 Tiêu chí 2: Nhà trường có sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu. a) Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có cây xanh, được cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường; b) Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập. Vườn cây của trẻ được trồng đa dạng, nhiều chủng loại;.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> c) Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồng thảm cỏ; có 06 loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ. 3.2.1. Mô tả hiện trạng: - Trường có 05 khu vực sân chơi với tổng diện tích 848,65 m2: 01 sảnh và sân chơi có mái che ở cổng chính Nguyễn Đình Chiểu diện tích: 218 m2 liên thông với cổng phụ Mạc Đĩnh Chi, 02 sảnh nhỏ ở tầng 1 và tầng 2 có diện tích mỗi sảnh là 90m2; 01 sân chơi lớn ở tầng 3 diện tích: 450,65m2 [H3.3.01.01]; sân chơi rộng, thoáng, có khu vực cho trẻ chơi với cát, nước, có hồ bơi diện tích 140 m 2 [H3.3.02.01]; ở mỗi lớp đều có hiên chơi xung quanh lớp, diện tích tối thiểu mỗi hiên chơi là 21m2; có cây xanh được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên để trẻ có thể vui chơi, học tập dưới bóng mát của cây [H3.3.02.02]. - Vườn cây của trường có nhiều loại cây phong phú, đa dạng: Cây to cho bóng mát, cây ăn trái, cây cảnh, cây leo [H3.3.02.02]; tại cổng sau và vị trí sảnh của mỗi lớp có các bồn để ươm, gieo trồng một số cây rau củ cho trẻ khám phá, học tập, chăm sóc cây xanh [H3.3.02.02]. - Sân chơi ngoài trời rộng rãi, lát gạch và láng xi-măng, phủ xanh bằng cỏ và cây tạo bóng mát [H3.3.02.01]; được trang bị 10 loại đồ chơi vận động an toàn, phù hợp: Cầu trượt, đồ chơi liên hoàn, xích đu, bập bênh bằng sắt, thang leo bằng sắt và dây thừng, xe đạp, đu quay, thú nhún, cưỡi ngựa bằng sắt, xe lửa [H3.3.02.03].. 3.2.2. Điểm mạnh: Trường có sân chơi rộng rãi, thoáng mát, được phủ xanh và có nhiều đồ chơi an toàn, phù hợp cho trẻ vận động ngoài trời. 3.2.3. Điểm yếu: Không có. 3.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Năm học 2013-2014 tiếp tục trang bị, đầu tư sân chơi, bổ sung thêm đồ chơi ngoài trời như bóng rổ, bóng đá, nệm mút dầy và các bồn trồng rau ở vườn trường nhằm đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an toàn cho trẻ. 3.2.5. Tự đánh giá: Đạt. 3.3 Tiêu chí 3: Nhà trường có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi đảm bảo yêu cầu. a) Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ) đảm bảo diện tích trung bình 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ, đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng, nền láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ mầu sáng không trơn trượt; có đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp; có đủ đồ dùng, thiết bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Phòng ngủ đảm bảo diện tích trung bình 1,2 -1,5m 2 cho một trẻ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ; c) Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa) đảm bảo diện tích trung bình 0,50,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8 -1m; khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m 3.3.1. Mô tả hiện trạng: - Phòng sinh hoạt của trẻ có diện tích trung bình 80 m 2/lớp (bình quân 1,70 m2/trẻ), có 03 cửa ra vào và 02 khung cửa sổ 8 cánh đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên [H3.3.03.01]; nền nhà lát gạch không trơn trợt; 03 lớp nhà trẻ được trãi si mi li, có đủ bàn ghế cho trẻ và cho giáo viên, tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp; được trang bị thiết bị, đồ dùng đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sắp xếp khoa học và trang trí thẩm mỹ phù hợp lứa tuổi ở các phòng sinh hoạt, hành lang, hiên chơi đảm bảo theo quy định, đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ theo lứa tuổi [H3.3.03.01]..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Phòng ngủ được sử dụng chung với phòng sinh hoạt, diện tích trung bình 80 m2/lớp (bình quân 1,70 m2/trẻ) [H3.3.03.01]; được trang bị quạt máy phục vụ cho giờ nghỉ trưa vào mùa nắng nóng; có rèm cửa sổ giảm ánh sáng và được trang bị đủ đồ dùng phục vụ giờ ngủ của trẻ như: nệm, gối, mền [H3.3.03.01]. - Hiên chơi của các lớp có diện tích trung bình 21m 2, đảm bảo diện tích trung bình 0,5- 0,7m2 cho một trẻ; hành lang phục vụ diện tích trung bình 18m 2; hiên chơi trên lầu có lan can bao quanh cao 1m, khoảng cách của các thanh gióng đứng là 0,1m và có mái che [H3.3.03.01]. 3.3.2. Điểm mạnh: - Phòng sinh hoạt chung (dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ) đảm bảo yêu cầu về diện tích, ánh sáng, an toàn và được trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho trẻ. 3.3.3. Điểm yếu: Không có. 3.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Năm học 2013- 2014 tiếp tục sắp xếp khoa học và trang trí thẩm mỹ phù hợp lứa tuổi ở các phòng sinh hoạt, hành lang, hiên chơi đảm bảo theo qui định. 3.3.5. Tự đánh giá: Đạt. 3.4 Tiêu chí 4: Nhà trường có phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, nhà vệ sinh, bếp ăn theo quy định của Điều lệ trường mầm non. a). Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích tối thiểu. là 60m2, thoáng mát, đủ ánh sáng, có đủ trang bị, thiết bị phục vụ dạy và học; b) Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều, đồ dùng nhà bếp đầy đủ, đảm bảo vệ sinh; có kho thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn; c) Có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng. Được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho cô.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> và trẻ: Bồn tiểu bé trai, gái riêng biệt, bồn rửa tay, bệ làm vệ sinh cho trẻ, máy sấy tay. 3.4.1. Mô tả hiện trạng: - Phòng giáo dục thể chất có diện tích 171 m 2, sàn lót gỗ đảm bảo an toàn; có nhiều cửa sổ đón gió và ánh sáng tự nhiên, trang bị quạt máy tăng cường phục vụ cho trẻ trong mùa nắng nóng; có thang leo và các dụng cụ phục vụ vận động cơ bản cho trẻ [H3.3.04.01]. Phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích 84 m 2 sàn nhà được trải thảm, có gióng múa, gương, 02 đàn organ và một số bộ nhạc cụ, trang phục biểu diễn của cô và trẻ [H3.3.04.02]. - Bếp ăn có diện tích 192m2: Có 03 cửa ra vào, 08 cửa sổ đảm bảo quy trình một chiều đường đi của thực phẩm từ khâu sống đến khâu chín, được trang bị đầy đủ đồ dùng nấu ăn bằng chất liệu inox [H3.3.04.03], các thiết bị hiện đại như: Máy hấp cơm, máy xay thịt, máy sấy chén; hệ thống bếp gas đảm bảo an toàn, vệ sinh; bồn rửa thực phẩm, bồn rửa trái cây và bồn rửa chén riêng biệt; có kho thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tủ lạnh lưu nghiệm thức ăn đúng quy định [H3.3.04.04]. - 18/18 nhóm lớp đều có nhà vệ sinh trong phòng, được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ vệ sinh, thuận tiện sử dụng cho cô và trẻ như: Bồn tiểu bé trai, bé gái riêng, 2 bồn rửa tay trẻ, ghế làm vệ sinh cho trẻ, hộp khăn giấy lau tay, hộp xà phòng, máy nghe nhạc, mỗi lớp đều có nhà vệ sinh riêng cho giáo viên tại lớp, các cán bộ, nhân viên văn phòng, bảo vệ có nhà vệ sinh riêng biệt ở các phòng, các phòng chức năng đều có phòng vệ sinh cho cô và trẻ, tầng trệt và tầng lầu được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ vệ sinh, thuận tiện sử dụng cho nhân viên khác [H3.3.03.01]. 3.4.2. Điểm mạnh: Trường có đủ các phòng giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, bếp ăn, nhà vệ sinh trẻ và nhà vệ sinh người lớn. 3.4.3. Điểm yếu: Không có..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 3.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục trang thiết bị cho phòng hoạt động thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật; xây dựng phòng vệ sinh thân thiện: Có cây xanh, âm nhạc trong phòng. 3.4.5. Tự đánh giá: Đạt. 3.5 Tiêu chí 5: Nhà trường có khối phòng hành chính quản trị đảm bảo yêu cầu. a). Văn phòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn. phòng, có các biểu bảng theo quy định; phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách; phòng hành chính quản trị có diện tích tối thiểu 15m 2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc; b) Phòng Y tế có diện tích tối thiểu 10m 2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có biểu bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ; c) Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6 - 8m 2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; phòng dành cho nhân viên có diện tích tối thiểu 16m 2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che. 3.5.1. Mô tả hiện trạng: - Phòng Hội trường ở vị trí tầng 2, diện tích 154 m 2, được trang bị đầy đủ bàn ghế, máy chiếu, màn hình, máy điều hòa và hệ thống âm thanh thuận lợi cho việc hội họp, sinh hoạt chuyên môn, tập huấn chuyên môn. Phòng Hiệu trưởng có diện tích 47,3 m 2 với đầy đủ các phương tiện làm việc gồm 01 máy vi tính, tủ hồ sơ, bàn ghế làm việc và tiếp khách. Phòng của 02 Phó Hiệu trưởng có diện tích 15m 2, có 01 máy vi tính,.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> máy in, tủ đựng hồ sơ, bàn ghế làm việc và tiếp khách; phòng hành chính có diện tích 21,7m2, kế toán, thủ quỹ, văn thư được trang bị tủ hồ sơ, 02 máy in và 03 máy vi tính [H3.3.05.01]. - Phòng y tế có diện tích 20m 2 [H3.3.05.02], được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ sơ cấp cứu, cân điện tử, thước đo, tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho trẻ và các loại sổ sách theo dõi theo yêu cầu của y tế, sổ kế hoạch công tác [H3.3.05.03]. - Phòng bảo vệ có diện tích 15m2 ở vị trí ngay cổng ra vào chính thuận tiện cho việc quan sát, bao quát khách đến trường [H3.3.05.04], được trang bị quạt máy, ti vi, có bàn ghế, đồng hồ cho bảo vệ làm nhiệm vụ trực cổng [H3.3.05.04], có sổ đi công văn [H3.3.05.05], chưa có sổ theo dõi khách. Trường có phòng dành riêng làm nơi nghỉ trưa cho nhân viên có diện tích 31,5m 2, đồ dùng của nhân viên tập trung cất giữ tại tủ riêng ở tầng 4. Cổng sau của trường có bố trí khu vực để xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên có diện tích: 48 m2, có mái che và rào chắn an toàn không cho trẻ đến gần [H3.3.05.06], tuy nhiên do số lượng xe tăng nhiều nên năm học 2012-2013 một phần diện tích khu vực để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa có mái che. 3.5.2. Điểm mạnh: Trường có khối phòng hành chính quản trị, diện tích các phòng đạt tối thiểu theo quy định và trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.. 3.5.3. Điểm yếu: Phòng bảo vệ chưa có sổ theo dõi khách, một phần diện tích khu vực để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa có mái che. 3.5.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Tiếp tục xây dựng kế hoạch nâng cấp, sửa chữa và bổ sung các trang thiết bị tốt nhất cho các phòng. Năm học 2013-2014 tiếp tục làm mái che cho khu vực để xe..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 3.5.5. Tự đánh giá: Đạt. 3.6 Tiêu chí 6: Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong chăm sóc, giáo dục trẻ; b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ; c) Hằng năm, có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. 3.6.1. Mô tả hiện trạng: - Trong từng năm học, nhà trường có kế hoạch trang bị dần theo thứ tự ưu tiên đồ dùng trang thiết bị theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT cho từng nhóm lớp, đến nay đã đầy đủ và sử dụng hiệu quả [H1.1.05.06]. - Ngoài danh mục quy định, nhà trường còn trang bị thêm một số đồ dùng đồ chơi đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ như: máy vi tính, tivi, micro, amply loa ... [H3.3.06.01]. - Để bảo quản tốt đồ dùng đồ chơi, Hiệu trưởng giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo dõi, kịp thời phát hiện đồ dùng đồ chơi hư hỏng, đề xuất sửa chữa ngay (nếu cấp bách) hoặc có kế hoạch sửa chữa dần, nâng cấp, thay mới [H3.3.06.02]. 3.6.2. Điểm mạnh: Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo danh mục Đồ dùng - Đồ chơi Thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ. 3.6.3. Điểm yếu: Không có..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 3.6.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: - Năm học 2013-2014, nhà trường tiếp tục trang bị đồ dùng đồ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tăng cường kiểm tra cán bộ, giáo viên, nhân viên việc sử dụng và bảo quản thường xuyên, định kỳ. 3.6.5. Tự đánh giá: Đạt. * Kết luận về Tiêu chuẩn 3: Điểm mạnh nổi bật của trường: Trong những năm qua Trường Mầm non Bé Ngoan đã vận dụng các nguồn kinh phí, tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt chất lượng tốt hơn. Bên cạnh những việc đã làm được, nhà trường sẽ tiếp tục có kế hoạch hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị để ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Điểm yếu cơ bản của trường: Diện tích đất so với số trẻ chưa đủ 8m2/trẻ theo quy định. * Số tiêu chí đạt: 05/06 * Số tiêu chí không đạt: 01/06. 4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mở đầu: Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp Một. Song không thể coi trường mầm non là nơi duy nhất đảm bảo hoàn toàn quá trình giáo dục cho trẻ, bởi vì hằng ngày trẻ chỉ ở trường với một thời gian nhất định, còn lại trẻ sống ở gia đình và chịu sự ảnh.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> hưởng sâu sắc của môi trường giáo dục gia đình. Do đó, để thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng, không những phải làm tốt công tác giáo dục trong nhà trường mà còn phải kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội. Xác định được tầm quan trọng cũng như vai trò, vị trí của công tác kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của các lực lượng trong nhà trường còn có sự đóng góp về vật chất, tinh thần của cha mẹ học sinh và các cơ quan đoàn thể, các lực lượng xã hội. Thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, nhà trường tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu cha mẹ học sinh để thống nhất kế hoạch nhằm hỗ trợ thực hiện công trình, thúc đẩy các hoạt động giáo dục được tổ chức trong năm học. 4.1 Tiêu chí 1: Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. a) Có Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của nhà trường và hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; b) Nhà trường có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà. Có mời bác sĩ đến để tư vấn trực tiếp cho phụ huynh về sức khỏe, dinh dưỡng trẻ; c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình ăn, ngủ và các hoạt động khác của trẻ. 4.1.1. Mô tả hiện trạng: - Trường mầm non Bé Ngoan có 18 Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp (mỗi lớp 02 cha mẹ học sinh); Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường gồm 07 cha mẹ học sinh được thành lập theo Quyết định số 388/QĐ-PGDĐT ngày 31/10/2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1 [H4.4.01.01]; hoạt động theo đúng chức năng quy định.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các biện pháp giúp nhà trường tổ chức tốt hơn các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ [H4.4.01.02]; thực hiện nhiều công trình giúp nhà trường ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đáp ứng công tác chăm sóc giáo dục trẻ; có báo cáo tổng kết hoạt động của Ban đại diện vào cuối năm học để các bậc cha mẹ học sinh nắm được [H4.4.01.03]. - Hằng năm nhà trường đều phối hợp với Trung tâm Y tế Quận 1, Công ty sữa Abbott.... tổ chức tuyên truyền, hội thảo về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, phòng chống dịch bệnh cho trẻ tuổi mầm non; phát thanh, phát hình, tư vấn trong giờ đón trả trẻ, qua bản tin giới thiệu các thông tin hướng dẫn cha mẹ chăm sóc giáo dục khi trẻ ở nhà để có sự nhất quán trong giáo dục [H4.4.01.04]. Giáo viên các nhóm lớp luôn phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc giáo dục như: Thực hiện bảng tin tuyên truyền tại nhóm lớp, trao đổi trực tiếp về cách chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà. Tuy nhiên, vẫn còn một số bảng tin (4/18 nhóm lớp ) ít nội dung và hình ảnh sinh hoạt của trẻ nên còn hạn chế trong việc thu hút sự chú ý, quan tâm của cha mẹ học sinh. Giáo viên thường xuyên thông tin tình hình sức khỏe và học tập của trẻ qua sổ quan sát đánh giá trẻ ở lớp mẫu giáo, sổ liên lạc ở nhóm nhà trẻ [H2.2.03.05]. Tổ chức cho cha mẹ học sinh tham quan trường dự giờ học của trẻ để nắm bắt nội dung chương trình, nhất là với cha mẹ học sinh lớp 5-6 tuổi luôn thường xuyên truyên truyền, tư vấn chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp Một, phối hợp giáo dục phù hợp tâm lý lứa tuổi [H4.4.01.04]. - Giáo viên phụ trách nhóm lớp và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình ăn, ngủ và các hoạt động khác của trẻ qua giờ đón trả trẻ hoặc điện thoại trực tiếp trao đổi các thông tin về các hoạt động của trẻ trong nhóm lớp qua sổ liên lạc, sổ quan sát đánh giá trẻ được phát về cho cha mẹ học sinh nắm bắt xuyên suốt cả năm học [H4.4.01.04], [H2.2.03.05]..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 4.1.2. Điểm mạnh: Nhà trường có đầy đủ các Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường và hoạt động theo đúng quy định, giáo viên thường xuyên trao đổi thông tin đến từng cha mẹ học sinh. 4.1.3. Điểm yếu: Góc tuyên truyền ở một số lớp có nội dung chưa phong phú nên còn hạn chế trong việc thu hút sự chú ý, quan tâm của cha mẹ học sinh. 4.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Năm học 2013-2014, tổ chức chuyên đề của trường về thực hiện góc tuyên truyền ở các lớp. Tiếp tục duy trì hoạt động của Hội cha mẹ học sinh và nhắc nhở giáo viên thường xuyên trao đổi thông tin đến từng cha mẹ học sinh qua sổ, bảng tin và email. 4.1.5. Tự đánh giá: Đạt. 4.2 Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục. a) Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để có chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; b) Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ. 4.2.1. Mô tả hiện trạng:.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - Nhà trường thường xuyên trực tiếp báo cáo, tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân Quận 1; Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường Đa Kao những ý kiến đóng góp về chủ trương, chính sách như tham mưu phối hợp chính quyền địa phương để có chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi [H4.4.02.01], đề xuất hỗ trợ kinh phí trong việc sửa chữa cơ sở vật chất của nhà trường. - Để đầu tư, cải tạo, nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất, nhà trường huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương (chủ yếu là của nhân dân có con học tại trường) đã thực hiện các công trình như xây dựng môi trường xanh, sửa chữa trường lớp, trang bị đồ dùng đồ chơi [H3.3.02.01], [H3.3.02.02]. - Nhà trường cũng đã phối hợp cùng với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương hỗ trợ một số công tác như: Xây dựng quy chế phối hợp với Công an phường về đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, cùng Đoàn phường tham gia nhiều hoạt động cho đồng bào ở phường, phối hợp với đội phòng chống cháy nổ kiểm tra các điều kiện phòng cháy chữa cháy [H1.1.07.01], [ H1.1.07.04]. 4.2.2. Điểm mạnh: Nhà trường huy động được sự tham gia đóng góp tích cực của cha mẹ học sinh để cải tạo, nâng cấp điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường.. 4.2.3. Điểm yếu: Chưa huy động được nhiều nguồn lực khác như các tổ chức ngoài quốc doanh, nhân dân không phải là cha mẹ học sinh của trường, ... để đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ. 4.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Từ năm học 2013-2014, nhà trường tiếp tục tăng cường tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường gia đình - nhà.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> trường - xã hội; các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm tạo sự đồng thuận trong việc huy động sự tham gia đóng góp tích cực của cha mẹ học sinh để cải tạo, nâng cấp điều kiện chăm sóc, giáo dục cháu tại trường. 4.2.5. Tự đánh giá: Đạt. * Kết luận về Tiêu chuẩn 4: Điểm mạnh nổi bật của trường: Nhà trường có đủ Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường, đã thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp với gia đình để phối kết hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường cũng đã làm tốt công tác tham mưu, chủ động phối hợp có hiệu quả với chính quyền và nhân dân địa phương nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ. Điểm yếu cơ bản của trường: Nhà trường chưa huy động được nhiều nguồn lực khác như các tổ chức ngoài quốc doanh, nhân dân không phải là cha mẹ học sinh của trường để đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho trường. * Số tiêu chí đạt: 02/02 * Số tiêu chí không đạt: 00/02 5. Tiêu chuẩn 5: Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Mở đầu: Việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là mục tiêu cơ bản nhất, là nhiệm vụ hàng đầu của Trường Mầm non Bé Ngoan trong 05 năm qua nhằm giúp trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị tâm thế vào lớp Một. 5.1. Tiêu chí 1: Trẻ có sự phát triển về thể chất theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi; b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi; c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi. 5.1.1. Mô tả hiện trạng: - Trẻ phát triển bình thường: 807/827 trẻ - tỷ lệ 97,6%; trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân: 4/827 trẻ, tỉ lệ 0.5%; trẻ béo phì: 43/827 trẻ, tỉ lệ 5,2%. Tỉ lệ này được tính trong thời điểm tháng 12/2012 [H5.5.01.01]. - Trẻ có khả năng thực hiện tốt các vận động cơ bản, khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi theo kết quả mong đợi về lĩnh vực phát triển thể chất của Chương trình Giáo dục mầm non. Cụ thể trẻ lứa tuổi 19-24 tháng đã bước đầu thực hiện được các vận động phối hợp tay và mắt như lăn, ném bóng...; trẻ lứa tuổi 25-36 tháng có một số vận động cơ bản tương đối hoàn chỉnh như đi, chạy, bò trườn...; trẻ 3-4 tuổi và 4-5 tuổi thực hiện đúng, nhịp nhàng các bài tập thể dục theo hiệu lệnh và thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong những bài tập tổng hợp [H5.5.01.02]; trẻ 5-6 tuổi đạt được các tiêu chí của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi về lĩnh vực phát triển thể chất [H5.5.01.03]. - Trẻ được hình thành một số thói quen tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân như cất chén muỗng đúng chỗ, tự lấy và cất gối, tự rửa tay, lau mặt… Tuy nhiên, có 7.5% trẻ lớp 3-4 tuổi, 4-5 tuổi chưa có ý thức tự rửa tay; vẫn còn phải nhắc nhở trẻ rửa tay sau khi chơi. Trẻ có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi như khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, không xúc cơm sang bát của bạn, mặc quần áo phù hợp với thời tiết [H5.5.01.04]. 5.1.2. Điểm mạnh:.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Trẻ được phát triển về chiều cao và cân nặng bình thường, có khả năng thực hiện các vận động cơ bản tốt và kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt. 5.1.3. Điểm yếu: Không có 5.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Giáo viên duy trì các hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực và hoàn thiện các vận động cơ bản, đồng thời để duy trì tốt thói quen tự phục vụ giáo viên thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay sau khi chơi, khi tay dơ, tăng cường tuyên truyền cha mẹ nhắc nhở trẻ ở nhà để hình thành ý thức tự rửa tay cho trẻ lớp 3-4 tuổi và 4-5 tuổi. 5.1.5. Tự đánh giá: Đạt. 5.2 Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non. a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh; b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi; c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi. 5.2.1. Mô tả hiện trạng: - Trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, cụ thể qua các hoạt động với môi trường thiên nhiên, hoạt động phám phá khoa học, … trẻ tích cực, thường đặt nhiều câu hỏi thắc mắc: Ai đây ?; cái gì đây ?; tại sao ?; làm thế nào? để làm gì ?... [H5.5.02.01]. - Qua các hoạt động, trẻ có sự nhạy cảm, trẻ Nhà trẻ có khả năng quan sát nét bề ngoài của sự vật hiện tượng, ghi nhớ, hành động trực tiếp với đồ vật, thử nghiệm và rút ra cách làm; trẻ Mẫu giáo đã thực hiện được những thao tác trí tuệ đơn giản như.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> tập phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát dựa trên những điều quan sát được, trẻ biết phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi [H5.5.02.01]. - Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi, đạt được kết quả mong đợi theo Chương trình Giáo dục mầm non. Cụ thể: + Trẻ Nhà trẻ nói được một số thông tin quan trọng về mình, thể hiện được một số điều mình thích và không thích, nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi. + Trẻ mẫu giáo biết được tên tuổi, giới tính, sở thích bản thân; hiểu biết được một số nghề phổ biến trong xã hội; biết được đặc điểm nổi bật của một số di tích, danh lam thắng cảnh, sự kiện văn hóa của quê hương đất nước [H5.5.02.01]. 5.2.2 Điểm mạnh: Trẻ thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, có hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật xung quanh. 5.2.3 Điểm yếu: Không có. 5.2.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: Cán bộ quản lý chỉ đạo giáo viên thường xuyên bồi dưỡng tri giác, trí nhớ, phát triển ngôn ngữ, tưởng tượng cho trẻ thông qua các hoạt động đi tham quan, trò chơi… nhằm giúp trẻ phát triển tốt về nhận thức. 5.2.5 Tự đánh giá: Đạt. 5.3 Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non. a) Nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi;.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi; c) Biết sử dụng lời nói để giao tiếp; có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi. 5.3.1 Mô tả hiện trạng: - Mức độ nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp của trẻ phát triển phù hợp theo từng độ tuổi. Trẻ từ 19-36 tháng thực hiện được các hành động đơn giản theo lời chỉ dẫn của người lớn; trẻ mẫu giáo thích thú nghe mọi câu chuyện của người lớn, xem cô và bạn nói gì, thích nghe các truyện cổ tích, truyện ngắn, những bài thơ, điều chỉnh được hành vi theo lời chỉ dẫn của người lớn [H5.5.02.01]. - Trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi. Cụ thể trẻ 19-24 tháng dùng các từ rời rạc để diễn đạt yêu cầu, nguyện vọng của mình, trẻ 25-36 tháng diễn đạt bằng những câu đơn nhưng cấu trúc ngữ pháp chưa hoàn chỉnh, câu chưa rõ ý; ở tuổi mẫu giáo trẻ biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để diễn đạt và nói lên những nhu cầu, cảm xúc của bản thân [H5.5.02.01]. Tuy nhiên, một số trẻ 3-4 tuổi và 4-5 tuổi do gia đình hay nói nhạy theo trẻ nên trẻ phát âm còn chưa chính xác như khoanh tay đổi thành khanh tay; xanh đổi thành chanh...). - Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp, có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi như giả vờ đọc truyện, kể chuyện theo tranh, sao chép từ, viết tên mình, ba mẹ... [H5.5.02.01], [H2.2.03.02]. 5.3.2 Điểm mạnh: Trẻ có khả năng nghe hiểu tốt, có kỹ năng ban đầu về đọc và viết. 5.3.3 Điểm yếu: Còn 12.5% trẻ 3-4 tuổi và 4-5 tuổi khả năng phát âm chưa chính xác 5.3.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng:.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Trong năm học 2013-2014, cán bộ quản lý chỉ đạo giáo viên tăng cường tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, nhắc nhở giáo viên dạy trẻ phát âm đúng, rõ, có ngữ điệu phù hợp với tình cảm của trẻ thông qua các hoạt động đặc biệt là thơ, truyện…để luyện ngữ âm cho trẻ có hệ thống; thường xuyên đặt câu hỏi cho trẻ trả lời, khuyến khích cha mẹ trẻ đọc truyện cho trẻ nghe, phát âm đúng khi trò chuyện cùng trẻ. Tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ giao tiếp, làm quen chữ viết trong môi trường chữ nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng nghe hiểu và đọc viết. 5.3.4 Tự đánh giá: Đạt. 5.4 Tiêu chí 4: Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có một số kỹ năng cơ bản và khả năng cảm nhận, có thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình. a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ phù hợp với độ tuổi; b) Có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi, trẻ tích cực sáng tạo trong các hoạt động phát triển thẩm mỹ; c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi. 5.4.1. Mô tả hiện trạng: - Trẻ thích tham gia vào các hoạt động âm nhạc, cụ thể: qua các giờ học âm nhạc, các tiết mục biểu diễn văn nghệ các ngày lễ hội [H5.5.04.01]. - Trẻ được lĩnh hội và rèn luyện các kỹ năng cơ bản về âm nhạc qua các giờ học âm nhạc trên lớp và ngoại khóa, hoạt động văn nghệ như vỗ tay theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách; vào nhạc đúng, hát đúng cao độ, trường độ, một số trẻ mẫu giáo lớn chưa phát triển được khả năng sáng tạo trong vận động theo nhạc; trẻ được rèn luyện kỹ năng tạo hình như vẽ, cắt, xé, dán, nặn, bố cục cân đối cho tranh qua các giờ học,.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> hoạt động vui chơi, hoạt động lễ hội theo từng giai đoạn và phù hợp với lứa tuổi của trẻ [H5.5.04.01], [H5.5.03.01]. - Trẻ có khả năng cảm nhận giai điệu, hiểu nội dung, biết thể hiện cảm xúc với các tác phẩm âm nhạc; cảm nhận được sắc thái, hiểu nội dung, biết thể hiện cảm xúc với các tác phẩm tạo hình [H5.5.04.01], [H5.5.03.01]. 5.4.2 Điểm mạnh: Trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, tạo hình. 5.4.3 Điểm yếu: Còn 12.5% trẻ 5-6 tuổi chưa phát triển được khả năng sáng tạo trong vận động theo nhạc. 5.4.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: Từ năm học 2013-2014, nhà trường chỉ đạo giáo viên tiếp tục tạo điều kiện cho trẻ tự chủ động đề đạt ý kiến, cảm xúc trong mọi hoạt động, đồng thời nhà trường tổ chức hiệu quả, sáng tạo các hoạt động lễ hội, văn nghệ ở các nhóm lớp, trường và tổ chức chuyên đề tại trường nhằm giúp cho trẻ tự tin, mạnh dạn, thể hiện được khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình. 5.4.5 Tự đánh giá: Đạt. 5.5 Tiêu chí 5: Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn. a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi; b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi học tập phù hợp với độ tuổi; c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi. 5.5.1. Mô tả hiện trạng:.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc của mình qua trao đổi với bạn, với cô, có những ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi qua các hoạt động trên lớp, diễn đạt cảm xúc cá nhân được thể hiện qua các sản phẩm tranh vẽ như ngày đầu trẻ đến lớp, cô giáo em, chú bộ đội. [H5.5.03.01]. - Trẻ thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi như chơi cạnh, chơi cùng nhau (nhà trẻ); ở mẫu giáo thông qua hoạt động theo nhóm trong vui chơi, sinh hoạt và học tâp trẻ biết hợp tác, chia sẻ và cùng thỏa thuận thực hiện công việc [H5.5.02.01]. - Trường thường xuyên đón cha mẹ học sinh, các đoàn trong và ngoài quận tham quan, đón học viên Trường Cán bộ quản lý Thành phố Hồ Chí Minh, đón sinh viên kiến - thực tập. Do đó trẻ rất mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh. Trẻ nhà trẻ: Biết chào cô, chào khách khi đến lớp, khi ra về, thích bắt tay, vỗ tay, biết vui chơi trò chuyện với các cô giáo sinh; trẻ mẫu giáo mạnh dạn mời cô, khách vào lớp xem các em hoạt động sinh hoạt, học tập..., biết trò chuyện, trao đổi ý kiến, biết quan tâm chào hỏi người lớn [H2.2.03.05]. Lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi: trẻ biết nói chuyện lễ phép dạ thưa, biết đưa và nhận đồ từ người lớn bằng hai tay và nói lời cảm ơn [H2.2.03.05]. Tuy nhiên, một số trẻ lớp 3-4 tuổi và 4-5 tuổi khi gặp khách đến thăm trường thường chỉ chào hỏi các cô trẻ đã biết không tự chào hỏi khách đi cùng còn phải nhắc nhở. 5.5.2. Điểm mạnh: Trẻ mạnh dạn, tự tin và bày tỏ cảm xúc tốt trong các hoạt động. 5.5.3. Điểm yếu: Còn 14.7% trẻ lớp 4-5 tuổi còn lớn tiếng khi giao tiếp với bạn và tính tự giác chào hỏi khách đến thăm trường còn chưa cao. 5.5.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Cán bộ quản lý sẽ chỉ đạo giáo viên tăng cường các hoạt động theo nhóm. Qua nhóm chơi dạy trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, giao tiếp thân thiện với bạn; tạo tình huống để giáo dục trẻ thói quen chào hỏi khách. 5.5.5. Tự đánh giá: Đạt. 5.6 Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; giữ gìn vệ sinh cá nhân; quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi; có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông. a) Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi; b) Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi; c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi. 5.6.1. Mô tả hiện trạng: - Trẻ được hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng; có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi như không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy; rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chải răng, súc miệng sau khi ăn [H5.5.02.01]. Để củng cố những thói quen tốt cho trẻ, cần có sự phối hợp với gia đình để thực hiện ở nhà và làm gương cho trẻ; tuy nhiên, do một số cha mẹ chưa quan tâm nên trẻ vẫn hay vứt rác bừa bãi ở sân trường khi ngồi chơi với cha mẹ trong giờ đón, trả trẻ. - Trẻ quan tâm và thích chăm sóc, bảo vệ cây xanh, thể hiện qua tham gia tích cực khi được giao nhiệm vụ lao động trong thiên nhiên như: nhặt lá vàng, tưới nước cho cây, ươm, gieo trồng cây xanh [H3.3.02.02]..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> - Trẻ chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi như: Lên xuống cầu thang nhẹ nhàng và đi bên tay phải, ra đường phải có người lớn đi cùng và đi ở lề đường bên phải, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy phải ngồi ngay ngắn trên xe, trẻ 4- 5 tuổi có ý thức tốt về an toàn giao thông, biết nhắc nhở ba mẹ không đậu xe dưới lòng đường, dừng xe khi đèn đỏ [H5.5.06.01]. 5.6.2. Điểm mạnh: Trẻ có thói quen, nề nếp tốt về giữ vệ sinh cá nhân, quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi; có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông. 5.6.3. Điểm yếu: Còn 15% trẻ chưa tự giác vứt rác đúng nơi quy định. 5.6.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền cho các bậc cha mẹ, giáo viên tổ chức cho trẻ làm slogan, hình ảnh tuyên truyền dán trong khuôn trường, lên bản tin các hình ảnh hoạt động tự phục vụ và bảo vệ môi trường của trẻ nhằm nhắc nhở và duy trì thường xuyên các thói quen tốt ở trẻ. Tiếp tục tạo điều kiện cho trẻ chăm sóc cây xanh trong lớp, vườn trường và tham gia các hoạt động về giáo dục an toàn giao thông nhằm giúp trẻ duy trì các thói quen tốt về giữ vệ sinh cá nhân, quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông. 5.6.5. Tự đánh giá: Đạt. 5.7 Tiêu chí 7: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và khuyết tật được chú trọng chăm sóc và có tiến bộ rõ rệt. a) Phục hồi ít nhất 80% trẻ bị suy dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì b) Tỷ lệ trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng dưới 10%. c) Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 5.7.1. Mô tả hiện trạng: - Đầu năm học toàn trường có 07 trẻ suy dinh dưỡng và 01 trẻ thấp còi trên tổng số trẻ toàn trường là 827 trẻ, trẻ suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 0,8%, trẻ thấp còi chiếm tỷ lệ 0,1%. Các giáo viên lên kế hoạch phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng như: Thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, trao đổi với cha mẹ học sinh về thực phẩm ăn cho trẻ tăng cường đạm, béo như sữa, phô mai, thịt cá, trứng, động viên trẻ ăn hết suất, thực hiện cân hằng tháng. Kết quả các trẻ tăng cân rõ rệt, xóa suy dinh dưỡng nhẹ cân 6/7 chiếm tỷ lệ 85,7%, xóa suy dinh dưỡng thấp còi 1/1 chiếm tỷ lệ 100% [H5.5.07.01], [H5.5.01.01]. - Có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì. Tăng cường vận động cho trẻ béo phì dư cân, theo dõi cân đo hàng tháng, trao đổi với cha mẹ học sinh phối hợp điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ. Hằng ngày nhà trường cung cấp cho trẻ béo phì ăn thêm rau củ luộc trước giờ ăn. Đầu năm toàn trường có 67 trẻ béo phì trên tổng số 827 trẻ chiếm tỷ lệ 8,1%, giảm 26/67 chiếm tỷ lệ 38,8% [H5.5.07.01], [H5.5.01.01]. - Trong năm học 2012-2013 nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập. Năm học 2007-2008 trường nhận giấy khen của Sở giáo dục về công tác “Giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập” [H5.5.07.02]. 5.7.2 Điểm mạnh: Nhà trường có tỷ lệ trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng thấp, chỉ chiếm tỉ lệ 0.5% 5.7.3 Điểm yếu: Không có 5.7.4 Kế hoạch cải tiến chất lượng: Phân công Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc ở năm học 2013-2014 thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ để giáo viên đạt kết quả tốt trong công tác chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, khuyết tật. 5.7.5 Tự đánh giá: Đạt..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> * Kết luận về Tiêu chuẩn 5: Điểm mạnh nổi bật của trường: Trường Mầm non Bé Ngoan trong nhiều năm liền đã có sự chủ động, sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nên chất lượng luôn đạt kết quả tốt: Tỷ lệ trẻ bình thường, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi và giảm suy dinh dưỡng nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi đạt chỉ tiêu quy định; có nhiều biện pháp hạn chế tăng cân và đảm bảo sức khoẻ cho trẻ dư cân – béo phì; thu nhận và quan tâm trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ được phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm cá nhân và quan hệ xã hội, thẩm mỹ, có thói quen, nề nếp trong các sinh hoạt Điểm yếu cơ bản của trường: Một số trẻ còn hạn chế về khả năng sáng tạo, nếp chào hỏi khách, nói lớn tiếng và vứt rác vào giờ trả trẻ. * Số tiêu chí đạt: 07/07 *. Số tiêu chí không đạt: 00/07. III. KẾT LUẬN Số lượng và tỷ lệ các chỉ số đạt và không đạt: - Đạt. : 91/93. (97,85%). - Không đạt : 02/93. (2,15%). Số lượng và tỷ lệ các tiêu chí đạt và không đạt: * Căn cứ Báo cáo tự đánh giá và kết quả đánh giá ngoài, so sánh với Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT, ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Giáo dục và Đào tạo, Trường Mầm non Bé Ngoan Quận 1 đạt số lượng chỉ số và tiêu chí như sau: - Đạt. : 29/31. (93,55%). - Không đạt : 02/31. (06,45%). * Căn cứ theo Điều 14, Thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT, ngày 11 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, Trường Mầm non Bé Ngoan Quận 1 tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Cấp độ 2. - Công tác tự đánh giá không chỉ giúp nhà trường có cái nhìn tổng quát về thực trạng chất lượng các hoạt động giáo dục mà còn giúp nhà trường hiểu rõ mức độ yêu cầu cần đạt được của từng chỉ số, từng tiêu chí cụ thể. Việc xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu giúp nhà trường có kế hoạch cải tiến chất lượng thích hợp hơn nhằm đạt mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Với mục tiêu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng vững mạnh, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Bé Ngoan không ngừng cố gắng duy trì và phát huy những điểm mạnh. Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh chất lượng giáo dục của nhà trường, lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm, chỉ đạo các hoạt động quản lý tài chính, cơ sở vật chất, cũng như phối hợp tốt với các lực lượng tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, góp phần vào việc chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.. Quận 1, ngày 08 tháng 01 năm 2014 KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> NGUYỂN THỊ THU DUNG.

<span class='text_page_counter'>(76)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×