Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi tuyen chon Chuyen Hoa Le Hong Phong 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.78 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ---------------ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 2 trang). KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2015-2016 Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề). Câu 1: (1,5 điểm) 1. Hai nguyên tử A và B có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử B là 28. Hãy xác định hai nguyên tố A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố như sau: Z N = 7; ZNa = 11; ZCa = 20; ZFe = 26; ZCu = 29; ZC = 6; ZS = 16. 2. Chỉ dùng thêm dung dịch HCl (không sử dụng nhiệt độ để nhiệt phân), hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2CO3, BaCO3, NaHCO3, BaSO4 chứa trong các lọ riêng biệt. Câu 2: (2,5 điểm) 1. Viết phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) để thực hiện dãy chuyển hóa sau:. KClO3 (1) O 2(2) SO2 (3) SO3 (4) H 2 S O4 (5) CuSO4 (6) Cu(OH )2 (7) CuO (8) Cu →. →. →. →. →. →. →. →. 2. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế CO2 người ta sử dụng bộ dụng cụ như hình 1: a. Tại sao CO2 có thể thu được bằng phương pháp dời chỗ nước? b. Đề xuất 1 trường hợp dung dịch X và chất rắn Y có thể sử dụng để điều chế CO2 trong thí nghiệm trên. Viết phương trình hóa học xảy ra.. 3. Khi cho kim loại tác dụng với dung dịch H 2SO4 (đặc, nóng), thu được muối sunfat, các sản phẩm chứa lưu huỳnh (như H2S; S hoặc SO2), không thu được khí H2. Hòa tan 32,3 gam hỗn hợp X gồm Zn và Cu trong m gam dung dịch H 2SO4 78,4% (đặc, nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít (đktc) khí SO 2 (sản phẩm khí duy nhất), dung dịch Y và 9,6 gam hỗn hợp Z gồm 2 chất rắn có tỷ lệ số mol 1:1. a. Viết các phương trình hóa học xảy ra. b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X và tìm m. Câu 3: (1,5 điểm) 1. Caffein là một chất kích thích có trong hạt cà phê, hạt coca, lá trà,.. Kết quả phân tích nguyên tố trong caffein như sau: 48,98% C; 6,12% H; 16,33% O; còn lại là nitơ (% về khối lượng). Phân tử khối của caffein là 196. Xác định công thức phân tử của caffein. 2. Hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4 và H2. Dẫn m gam hỗn hợp A vào bình kín chứa chất xúc tác Ni rồi đun nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B gồm C 2H4, C2H6, C2H2 và H2. Dẫn toàn bộ lượng khí B vào dung dịch brom (dư) thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 5,22 gam và thoát ra 1,12 lít hỗn hợp khí C. Tỷ khối của C so với H 2 là 6,6. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn lượng khí B ở trên cần vừa đủ V lít khí O 2, thu được CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau. Tính m, V. (Biết thể tích các khí đều quy về điều kiện tiêu chuẩn). Câu 4: (2,5 điểm) 1. Dân gian ta có câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” Dựa vào kiến thức hóa học về chất béo, em hãy giải thích vì sao thịt mỡ thường được ăn cùng với dưa chua?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Trong công nghiệp người ta thường sản xuất các loại rượu vang bằng cách cho lên men hoa quả chín. Tính khối lượng nho chứa 40% glucozơ cần dùng để sản xuất 100 lít rượu vang 11,5 O. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất đạt 80%, khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất bằng 0,8 gam/ml. 3. X là một ancol có công thức phân tử dạng CnH2n+1OH, tính chất tương tự C2H5OH. Y là một axit hữu cơ có công thức phân tử dạng C mH2m+1COOH, tính chất tương tự CH 3COOH. Đốt cháy hoàn toàn 19,32 gam hỗn hợp A gồm X và Y trong oxi dư. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong, thu được 21 gam kết tủa và 1,5 lít dung dịch muối có nồng độ 0,2M. Khối lượng dung dịch muối này nặng hơn khối lượng dung dịch nước vôi trong đem dùng ban đầu là 31,92 gam. a. Xác định công thức phân tử của ancol và axit. b. Đun nóng lượng hỗn hợp A ở trên với một ít dung dịch H 2SO4 đặc làm xúc tác, thu được m gam este. Tìm m biết hiệu suất của phản ứng đạt 80%. Câu 5: (2,0 điểm) 1. Nồng độ đạm (hay còn gọi là độ đạm) là nồng độ phần trăm về khối lượng của nitơ có trong thực phẩm. Một số loại thực phẩm được công bố tiêu chuẩn về nồng độ đạm như sữa, nước mắm,… Tháng 9 năm 2008, cơ quan chức năng phát hiện một số loại sữa dành cho trẻ em sản xuất tại Trung Quốc có nhiễm chất melanin. Melanin có công thức phân tử C 3H6N6. Ăn melanin có thể dẫn đến tác hại về sinh sản, sỏi bàng quang hoặc suy thận và sỏi thận,… Do tham lợi nhuận, có người cho thêm nước vào sữa tươi làm cho nồng độ đạm không đạt tiêu chuẩn quy định. Để tránh bị phát hiện, họ cho thêm melanin vào sữa để làm cho nồng độ đạm tăng lên. Khi xét nghiệm xác định nồng độ đạm, người ta không phân biệt được đâu là nitơ tự nhiên trong sữa và đâu là nitơ của melanin. Một nhà sản xuất vì tham lợi nhuận đã pha loãng và cho melanin vào sữa. Với 500 lít sữa loại có nồng độ đạm là 17% (khối lượng riêng của loại sữa này là 1,1 gam/ml), họ đã pha thêm 10 lít nước để được hỗn hợp có thể tích 510 lít. a. Xác định độ đạm của sữa sau khi pha nước. b. Tính khối lượng melanin nhà sản xuất đã cho vào 510 lít sữa để đạt tiêu chuẩn (có độ đạm 17%). Cho khối lượng riêng của nước là 1,0 gam/ml. 2. Hòa tan m gam bột nhôm vào 500 ml H2SO4 aM (dung dịch loãng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và khí H2. Cho từ từ dung dịch Ba(OH) 2 2M vào lượng dung dịch X ở trên. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây (Hình 2).. m kết tủa (gam) 132,1. 0. 300 Hình 2.. Dựa vào kết quả được biểu diễn trên đồ thị, hãy xác định m và a.. V dd Ba(OH)2 (ml).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NỘI DUNG KIẾN THỨC, YÊU CẦU CỦA ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN, NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: HOÁ HỌC - ĐỀ CHUYÊN I. Yêu cầu chung 1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS, coi trọng việc đánh giá năng lực người học, có các câu hỏi dạng mở, vận dụng kiến thức bộ môn giải quyết các tình huống thực tiễn. 2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức: - Nhận biết: khoảng 20%; - Thông hiểu: khoảng 20%; - Vận dụng: khoảng 30%; - Vận dụng cao: khoảng 30%. II. Hình thức thi: tự luận. III. Thời gian làm bài: 150 phút IV. Nội dung kiến thức: A. CHUYÊN ĐỀ 1: LÝ THUYẾT HÓA HỌC (2,0 điểm) 1. Cấu tạo nguyên tử. Bảng hệ thống tuần hoàn. Định luật tuần hoàn. 2. Nguyên tử. Phân tử. Chất. Công thức cấu tạo của chất. Mol. Tỷ khối. 3. Phản ứng và phương trình phản ứng. Phân loại các loại phản ứng hóa học. Nhận biết vai trò của các chất trong phản ứng. 4. Phân loại và phân biệt các chất vô cơ. 5. Dung dịch 6. Mô tả các thí nghiệm đơn giản. B. CHUYÊN ĐỀ 2: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT (2,0 điểm) 1. Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối. 2. Các phản ứng hóa học minh họa tính chất của các chất. Mối quan hệ và sự chuyển hóa qua lại (nếu có) giữa các chất. Các điều kiện xảy ra phản ứng hóa học. 3. Điều chế, tách, tinh chế các chất. Giải thích hoặc mô phỏng các thí nghiệm điều chế, tinh chế. 4. Ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại. 5. Các ứng dụng của các chất trong đời sống. C. CHUYÊN ĐỀ 3: ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON (2,0 điểm) 1. Thuyết cấu tạo hóa học. Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ. Biểu diễn công thức cấu tạo thu gọn của các chất. 2. Thiết lập công thức phân tử của các chất dựa vào phân tử khối, tỷ lệ mol nguyên tố, % theo khối lượng, phản ứng đốt cháy chất. 3. Cấu tạo và tính chất của: CH4, C2H4, C2H2, C6H6 (benzen) và các chất tương tự. Xác định công thức của các chất có cấu tạo và tính chất tương tự (trong đó, các chất mạch hở xét  5C; vòng benzen  8C). D. CHUYÊN ĐỀ 4: DẪN XUẤT HIĐROCACBON (2,0 điểm) 1. Cấu tạo và tính chất hóa học của: C 2H5OH, CH3COOH, este, chất béo, dẫn xuất halogen và các chất tương tự. 2. Glucozơ, tinh bột và các phản ứng chuyển hóa. 3. Polime, aminoaxit, peptit, protein và các phản ứng chuyển hóa. 4. Phân tích gốc-chức và dự đoán phản ứng của các chất hữu cơ đã cho. E. CHUYÊN ĐỀ 5: TỔNG HỢP (2,0 điểm) 1. Dựa vào các ứng dụng hóa học, giải thích bằng kiến thức hóa học. 2. Dựa vào các hiện tượng hóa học, giải thích bằng các phương trình phản ứng hóa học. 3. Dựa vào các lý thuyết hóa học, đề xuất các phản ứng hóa học, phương pháp tối ưu. 4. Dựa vào các điều kiện thực tế, mô tả, giải thích các hướng phát triển của vấn đề đưa ra. 5. Kết hợp giữa lý thuyết hóa học và hiện tượng hóa học, giải quyết vấn đề thông qua các bài toán hóa học. 6. Dựa vào các đặc điểm về tính chất và các thông số định lượng, lập luận để xác định cấu tạo chất, thành phần của hỗn hợp chất và thành phần của các giai đoạn trung gian (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×