Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

thi ki 2 20142015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.91 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT Xuân Trường Tổ Hóa – Sinh. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II- Năm học: 2014-1015 MÔN SINH HỌC LỚP 11 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm). Mã đề thi 0111 Họ tên học sinh: ……………………………………lớp 11A……. Chọn một đáp án đúng nhất cho mỗi câu. I. Phần chung cho tất cả các thí sinh. ( từ câu 1  32) Câu 1: Đặt hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là A. thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm B. thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương. C. thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm. D. thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương. Câu 2: Ở hầu hết các loài động vật, quá trình sinh sản hữu tính gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau: A. phát triển phôi thai (hợp tử phát triển thành cơ thể mới), thụ tinh, hình thành giao tử. B. thụ tinh, phát triển phôi thai, hình thành giao tử (tinh trùng và trứng). C. phát triển phôi thai (hợp tử phát triển thành cơ thể mới), hình thành giao tử, thụ tinh. D. hình thành giao tử (tinh trùng và trứng), thụ tinh, phát triển phôi thai. Câu 3: Hoocmôn thực vật xitôkinin không có tác dụng A. kích thích nảy mầm, ra hoa. B. ức chế ngọn, kích thích phát triển chồi bên. C. kích thích đóng khí khổng trong điều kiện khô hạn. D. kìm hãm già hóa. Câu 4: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng A. Không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. B. đồng đều của các tế bào tại hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. C. không đều của các tế bào tại hai phía đối diện của cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. D. không đồng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. Câu 5: Khi nói về sinh trưởng ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng ? a- sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh đỉnh còn sinh trưởng thứ cấp lại do hoạt động của mô phân sinh bên. b- sinh trưởng sơ cấp giúp cây sinh trưởng theo chiều dài còn sinh trưởng thứ cấp lại giúp cây sinh trưởng về chiều ngang. c- sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên còn sinh trưởng thứ cấp lại do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. d- sinh trưởng thứ cấp có ở cả cây 1 và 2 lá mầm.e- sinh trưởng sơ cấp có ở cả cây 1 và 2 lá mầm. A. a, b, e. B. b, c, d. C. a, c, e. D. b, d,e. Câu 6: Ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch A. nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. B. nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên, động vật phản ứng nhanh, chính xác và hiệu quả nhất trong giới động vật. C. do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau số lượng tế bào thần kinh rất ít nên phản ứng của chúng rất chậm chạp, kém hiệu quả nhất trong giới động vật. D. do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 7: Tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá A. Canxi để hình thành xương. B. Natri để hình thành xương. C. Photpho để hình thành xương. D. Kali để hình thành xương. Câu 8: Ở thực vật có hoa, quá trình hình túi phôi diễn ra: Một tế bào (I).. giảm phâm tạo 4 tế bào đơn bội (n), 3 trong 4 bị thoái hóa, 1 tế bào còn lại (II).. tạo túi phôi (có noãn cầu đơn bội và nhân cực 2n). Các từ (cụm từ) ở vị trí (I) và (II) tương ứng là A. (I) sinh noãn (2n); (II) nguyên phân 1 lần. B. (I) sinh noãn (n); (II) nguyên phân 1 lần. C. (I)sinh noãn(2n); (II) nguyên phân 3 lần. D. (I) sinh noãn (n); (II) nguyên phân 3 lần. Câu 9: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô? A. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền. B. Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh. C. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất. D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Câu 10: Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả A. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển. B. người bé nhỏ hoặc người khổng lồ. C. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. D. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển. Câu 11: Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật gồm: A. Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh. B. Nảy chồi, bào tử, phân đôi, trinh sinh. C. Phân chồi, phân đôi, trinh sinh, phân mảnh. D. Phân chồi, bào tử, phân mảnh, trinh sinh. Câu 12: Cây cà phê chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ trong một ngày, vậy cà phê thuộc nhóm cây A. dài ngày. B. ngày ngắn. C. ngày dài. D. ngắn ngày. Câu 13: Trong kĩ thuật ghép cành, cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì A. để tập trung nước nuôi các cành ghép. B. để tránh gió, mưa làm lay cành ghép. C. loại bỏ sâu bệnh trên lá cây. D. để tiết kiệm nước cung cấp cho lá. Câu 14: H́ình thức sinh sản bằng nảy chồi gặp ở nhóm động vật A. nguyên sinh, giun đốt. B. bọt biển, ruột khoang. C. ruột khoang, giun dẹp. D. bọt biển, giun dẹp. Câu 15: Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật: a- Từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài. b. Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo. c- Từ đẻ trứng đến đẻ con. d- Từ cơ thể đơn tính đến cơ thể lưỡng tính. e- Từ trứng chưa được chăm sóc bảo vệ đến trứng được chăm sóc, bảo vệ. Những phát biểu đúng là A. a, b, d. B. a, d, e. C. a, b, c. D. b, c, e. Câu 16: Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong một chu kì sống của cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan A. sinh trưởng, phát sinh hình thái và tạo các cơ quan của cơ thể. B. sinh trưởng, phân hóa tế bào, mô và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. C. sinh trưởng, phân hóa các cơ quan và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. D. sinh trưởng, tăng số lượng tế bào, mô và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. Câu 17: Vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động ..(I).. đến các bộ phận của cây gọi là ..(II)... Các từ (cụm từ) điền vào (I) và (II) tương ứng là A. I - đồng đều, II - ứng động. B. I - từ một phía, II - cảm ứng. C. I - đồng đều, II - hướng động. D. I - từ một phía, II - ứng động. Câu 18: Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non A. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. B. phát triển chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng thành. C. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. D. phát triển hoàn thiện, không phải trải qua lột xác..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 19: Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA) và auxin nhân tạo ( ANA, AIB) để A. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. B. kích thích ra rễ ở cành giâm cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có nhiều hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật. C. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. D. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. Câu 20: Các hooc môn điều hòa sinh trưởng phát triển của động vật có xương sống gồm A. hoocmon sinh trưởng, testosteron, ostrogen, ecdixon. B. hooc môn sinh trưởng, tiroxin, testosteron, ostrogen. C. hoocmon sinh trưởng, juvenin, tiroxin, ecdixon. D. hoocmon sinh trưởng, testosteron, juvenin, tiroxin. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Không dùng auxin nhân tạo với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn vì chúng không có enzim phân giải nên tích lũy và gây độc cho người và động vật. B. Người ta xếp quả cà chua chín cùng với quả cà chua xanh để kích thích quá trình chín của quả xanh nhờ xitokinin do quả chín giải phóng ra. C. Chất độc màu da cam có tác dụng gây rụng lá ở thực vật và chứa dioxin có khả năng gây hại cho người như chất phóng xạ khi tích tụ trong cơ thể người gây đột biến gen. D. Sử dụng hoocmôn thực vật với nồng độ thích hợp giúp tăng năng suất cây trồng, nếu sử dụng với nồng độ quá cao có thể phá hủy hay gây chết mô và tế bào sinh vật. Câu 22: Sinh sản vô tính trong tự nhiên ở thực vật gồm các h́ ình thức A. sinh sản bằng bào tử và giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào. B. giâm, chiết, ghép và nuôi cấy mô tế bào. C. sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng. D. sinh sản sinh dưỡng bằng cách giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào. Câu 23: Cho các phương pháp sau: (I) lai giống, (II) chọn lọc nhân tạo (III) vệ sinh chuồng trại (IV) công nghệ phôi (V) sử dụng chất kích thích sinh trưởng. Các phương pháp cải tạo giống vật nuôi gồm A. (I), (II), (IV) B. (II), (IV), (V). C. (I), (IV),(V) D. (II), (III), (IV) Câu 24: Các hooc môn nào dưới đây thuộc nhóm hooc môn ức chế sinh trưởng ở thực vật? A. êtilen, gibêrelin. B. auxin, gibêrelin. C. êtilen, axit abxixic. D. auxin, êtilen. Câu 25: Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành từ A. sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái qua thụ tinh tạo hợp tử. B. một phần của cơ quan sinh sản của cơ thể mẹ như hoa, quả, hạt… C. một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ như thân củ, rễ, lá… D. sự kết hợp của cơ thể đực và cơ thể cái qua thụ tinh tạo hợp tử. Câu 26: Khi nói về tác dụng của hoocmôn sinh trưởng và phát triển ở động vật, nhận định không đúng là A. Iôt là thành phần cấu tạo của hoocmôn sinh trưởng của người, để đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể cần cung cấp đủ iôt cho cơ thể hàng ngày qua thức ăn. B. ở người, trẻ em thiếu tiroxin làm giảm chuyển hóa tế bào, giảm sinh nhiệt nên chịu lạnh kém, chậm lớn, não ít nếp nhăn, tế bào não giảm, trí tuệ thấp. C. ở người, thiếu hoocmon GH vào giai đoạn trẻ em đang lớn sẽ làm chậm lớn hay ngừng lớn, nếu cơ thể tiết ra hoocmon này quá nhiều gây bệnh “người khổng lồ”. D. ở người, muốn chữa bệnh lùn cần tiêm GH vào giai đoạn đang sinh trưởng (còn nhỏ) vì hoocmôn GH làm cho xương trẻ em dài ra nhưng với người lớn không có tác dụng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 27: Xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các ...(I) .. sẽ làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+  Ca2+ tràn từ dịch mô vào dịch bào chùy xinap  vỡ các bóng chứa chất trung gian hóa học vào ..(II).. đến ...(III)  làm thay đổi tính thấm màng sau xinap tạo thành (IV).. truyền đi tiếp. Các từ (cụm từ) điền vào (I), (II), (III) và (IV) tương ứng với quá trình truyền xung thần kinh qua xinap là A. (I) màng trước xinap, (II) màng sau xinap, (III) khe xinap, (IV) xung thần kinh. B. (I) chùy xinap, (II) khe xinap, (III) màng sau xinap, (IV) xung thần kinh. C. (I) chùy xinap, (II) khe xinap, (III) màng trước xinap, (IV) xung thần kinh. D. (I) màng trước xinap, (II) khe xinap, (III) màng sau xinap, (IV) điện thế nghỉ. Câu 28: Việc điều hoà quá trình sinh tinh ở người chịu tác động của các hoocmôn A. GnRH, testostêrôn và prôgestêrôn. B. GnRH, FSH, LH, prôgestêrôn. C. FSH, LH, ơstrôgen. D. GnRH, FSH, LH, testostêrôn. Câu 29: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái sinh ra khác nhau và khác cơ thể mẹ. B.có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ. C.có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái sinh ra khác nhau và khác cơ thể mẹ. D.không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con cái sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ. Câu 30: Các chất độc hại như thuốc lá, chất phóng xạ, … gây quái thai vì nó A. gây chết hợp tử B. gây chết tinh trùng. C. gây sai lệch quá trình sinh trưởng và phát triển. D. gây chết trứng. Câu 31: Nhận định không đúng là A. việc xâm phạm rừng, làm biến đổi môi trường sống của các loài theo hướng tiêu cực đang là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều loài động vật trong sách Đỏ bị tuyệt chủng. B. bảo tồn các loài động vật hoang dă, động vật quý hiếm để duy trì sự cân bằng của sinh thái. C. khai thác, đánh bắt động vật vào mùa sinh sản là hiệu quả và ít gây tổn hại đến các quần thể động vật nhất vì lúc này số lượng động vật tăng lên rất nhiều. D. biến đổi khí hậu do môi trường ô nhiễm là một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm của nhiều loài động vật. Câu 32: Hàng ngày, phụ nữ uống viên tránh thai có thể tránh được mang thai vì trong viên tránh thai có chứa hoocmôn A. GnRH ,FSH,LH có tác dụng kích thích vùng dưới đồi và tuyến yên tiết các hoocmôn prôgestêrôn và ơstrôgen nên trứng không chín và rụng. B. GnRH ,FSH,LH có tác dụng ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết các hoocmôn prôgestêrôn và ơstrôgen nên trứng không chín và rụng. C. Prôgestêrôn hoặc prôgestêrôn + ơstrôgen có tác dụng kích thích vùng dưới đồi và tuyến yên tiết các hoocmôn GnRH ,FSH,LH nên trứng không chín và rụng. D. Prôgestêrôn hoặc prôgestêrôn + ơstrôgen có tác dụng ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết các hoocmôn GnRH ,FSH,LH nên trứng không chín và rụng. II. Phần riêng (học sinh học chương trình nào thì làm phần của chương trình đó) A. Chương trình cơ bản ( từ câu 33  40) Câu 33: Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang A. đảo cực,tái phân cực và mất phân cực. B. mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. C. mất phân cực, tái phân cực và đảo cực. D. đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. Câu 34: Nhóm động vật có kiểu sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn là A. châu chấu, muỗi, khỉ, ếch... B. gà, mèo, ếch, muỗi,... C. bướm, muỗi, ruồi, ếch,… D. rắn, ếch, ruồi, bướm... Câu 35: Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách nó đã vội vàng chạy xuống bếp. Đây là một ví dụ vê hình thức học tập A. quen nhờn. B. điều kiện hoá đáp ứng. C. học khôn. D. điều kiện hoá hành động. Câu 36: Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? A. Nhiệt độ thấp. B. Độ dài ngày. C. Quang chu kì. D. Tuổi cây..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 37: Dựa vào tác nhân kích thích, hướng động được chia thành A. hướng đất, hướng sáng, hướng nước và hướng tiếp xúc. B. hướng động âm (sinh trưởng hướng về phía tác nhân kích thích) và hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích). C. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía tác nhân kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích). D. hướng động sinh trưởng và hướng động không sinh trưởng. Câu 38: Tập tính bẩm sinh là tập tính A. được hình thành trong quá trình sống, đặc trưng cho loài. B. chỉ có ở những động vật có tổ chức thần kinh đơn giản. C. sinh ra đã có, đặc trưng cho loài, không di truyền. D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Câu39: Đặc điểm của cảm ứng ở thực vật là A. phản ứng chậm, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng B. phản ứng nhanh, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng C. phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng. D. phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng Câu 40: Cắt thân của cây khoai mì thành nhiều đoạn (hom), mỗi đoạn dài chừng 10 -15 cm và có các chồi bằng nhau. Đem hom cắm nghiêng cho đầu dưới vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất. Phương pháp nhân giống này là A. ghép cành. B. nuôi cành. C. chiết cành. D. giâm cành. B. Chương trình nâng cao ( từ câu 41  48) Câu 41: Giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật không tồn tại mối quan hệ nào dưới đây? A Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan mật thiết với nhau. B Phát triển thúc đẩy sinh trưởng ở động vật. C Trong đời sống của cá thể động vật phát triển luôn chiếm ưu thế. D Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và là thành phần của phát triển. Câu 42: Khi đặt một cây trong buồng tối, chiếu sáng từ một phía trong thời gian dài thì thân cây sẽ mọc cong về phía A không được chiếu sáng do tế bào phía không chiếu sáng sinh trưởng chậm hơn các tế bào phía được chiếu sáng. B không được chiếu sáng do tế bào phía không chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía được chiếu sáng. C được chiếu sáng do các tế bào phía không chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía được chiếu sáng. D được chiếu sáng do tế bào phía không chiếu sáng sinh trưởng chậm hơn các tế bào phía được chiếu sáng. Câu 43: Khi tế bào bị kích thích tính thấm của màng tế bào đối với ion Na+ ..I.. làm ion Na+ di chuyển .. II.. từ ngoài vào trong tế bào, trong khi đó tính thấm của màng đối với ion K+ ..III.. khiến K+ ..IV.. từ trong ra ngoài màng. Kết quả làm cho sự chênh lệch điện tích giữa hai bên màng không còn gây hiện tượng khử cực. I, II, III, IV lần lượt là A I – tăng mạnh, II – nhanh, III – không đổi, IV – vẫn di chuyển chậm B I – không đổi, II – chậm, III – tăng mạnh, IV – di chuyển nhanh. C I – giảm mạnh, II – chậm, III – không đổi, IV – vẫn di chuyển chậm. D I – giảm mạnh, II – chậm, III – tăng mạnh, IV – di chuyển nhanh. Câu 44: Khi nói về thực vật, nhận định đúng là A ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển B thực vật có khả năng thích nghi cao độ với mọi biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. C tưới nhiều nước, bón nhiều phân là biện pháp quan trọng giúp bộ rễ của cây phát triển tốt..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> D những thay đổi lớn trong môi trường ít ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây xanh. Câu 45: Trong các rạp xiếc, người ta đã huấn luyện các động vật làm các trò diễn xiếc thuần thục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú là ứng dụng của việc biến đổi A tập tính học được. B tập tính bẩm sinh thành tập tính học được. C các điều kiện hình thành phản xạ. D tập tính học được thành tập tính bẩm sinh. Câu 46: Loại hoocmon của cây có liên quan trực tiếp đến sự ra hoa của cây là A xitôkinin. B xitôcrôm. C gibêrelin. D florigen. Câu 47: Biện pháp nào sau đây không phải ứng dụng những hiểu biết về tập tính của động vật trong phòng trừ sâu hại? A Sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu. B Phun thuốc hóa học để diệt nhiều quần thể sâu hại. C Sử dụng con đực bất thụ để hạn chế và tiêu diệt các quần thể sâu bọ gây hại. D Nuôi bọ rùa rồi thả vào đồng ruộng để diệt rệp cam. Câu 48:Ưu điểm của cây được tạo ra theo phương pháp nhân giống vô tính so với cây mọc từ hạt là I- tạo sự đa dạng về di truyền. II- tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định. III- có thời gian sinh trưởng ngắn hơn. IV- cho thu hoạch sớm. Các ý đúng là A I, III, IV. B I, II, III. C I, II, III, IV. D II, III, IV. ----- HẾT ----.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×