Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

KHẢO SÁT KIẾN THỨC THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÊ VIỆC CHO CON BÚ BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI năm 2021 NHÓM ÁNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.28 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE VÀ KẾ TỐN TÀI CHÍNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

TÊN ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ VIỆC CHO CON BÚ BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC
BÀ MẸ TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA
ĐỒNG NAI NĂM 2021
Giảng viên hướng dẫn:

Ths Nguyễn Thị Ngọc Phương
ThS. Lâm Hữu Mỹ Lộc

Nhóm sinh viên thực hiện: 1 Lê Nguyệt Ánh
2. Phạm Minh Tâm
3. Lê Huỳnh Như Nguyệt
4. Nguyễn Thị Hải Yến

ĐỒNG NAI, NĂM 2021

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE VÀ KẾ TỐN TÀI CHÍNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

TÊN ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ VIỆC CHO CON BÚ BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC
BÀ MẸ TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA
ĐỒNG NAI NĂM 2021

Giảng viên hướng dẫn:

Ths Nguyễn Thị Ngọc Phương
ThS. Lâm Hữu Mỹ Lộc

Nhóm sinh viên thực hiện: 1 Lê Nguyệt Ánh
2. Phạm Minh Tâm
3. Lê Huỳnh Như Nguyệt
4. Nguyễn Thị Hải Yến
DỒNG NAI, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là đề cương nghiên cứu của riêng tơi. Các tài liệu
trích dẫn, các số liệu trong đề cương là hoàn toàn trung thực và tuân theo đúng yêu cầu
của một đề cương nghiên cứu. Đề cương này là duy nhất và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Nhóm sinh viên thực hiện


4


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến phòng đào tạo trường
Đại Học Công Nghệ Đồng Nai luôn tạo điều kiện cho chúng tơi trong suốt q trình
học tập và hồn thành đề tài.
Chúng em xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô và thầy đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ chúng em trong suốt q trình học
tập, hồn thành đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
đã cho phép chúng em được tiến hành nghiên cứu.
Chúng em xin chân thành cảm ơn tới các anh chị kỹ thuật viên trong khoa sản
của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt q trình lấy thơng
tin và số liệu để chúng em hồn thành đề tài.

Đồng Nai, ngày

tháng

năm 2021

Nhóm sinh viên thực hiện

5


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Đồng Nai, ngày ... tháng 8 năm 2021
Giảng viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

6


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


Đồng Nai, ngày ... tháng 8 năm 2021
Giảng viên phản biện

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH
7


8


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

9


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCS

: Bao cao su

SAVY

: Survey Assessment of Vietnamese Youth
(Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam)


STDs

: Bệnh lây qua đường tình dục

HIV

: Human Immunodeficiency Virus
(Một loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch)

AIDS

: Acquired Immuno Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

GD

: Giáo dục

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

ĐH

: Đại học

BPATTD

: Biện pháp an tồn tình dục


BPTT

: Biện pháp tránh thai

BPAT

: Biện pháp an tồn

VTN&TN

: Vị thành niên và thanh niên

SKSS

: Sức khỏe sinh sản

SV

: Sinh viên

TLN

: Thảo luận nhóm

NC

: Nghiêm cứu

VTTT


: Viên thuốc tránh thai

BCH

: Bộ câu hỏi

QHTD

: Quan hệ tình dục

SKSS

: Sức khỏe sinh sản

KAP

: Knowledge, Attitude and Practice
(Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành)
TTGDSK
: Thông tin giáo dục sức khỏ

10


CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa đến nay việc nuôi con bằng sữa mẹ điều là mong muốn của các bà mẹ,
được ni con mình bằng chính dịng sữa mẹ là một tập quán phù hợp và đúng khoa
học.
Tất cả chúng ta đều biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ. Đây là loại thức ăn hoàn hảo để trẻ sơ sinh phát triển tồn diện. Lợi ích của

việc ni con bằng sữa mẹ xuất phát từ việc trong sữa mẹ có chứa các chất đề kháng
và dưỡng chất, các chất này đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thay đổi của bé và bảo vệ bé
khỏi viêm nhiễm và bệnh tật [7].
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời
của mỗi trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn
tinh thần, đồng thời hạn chế được những bệnh nguy hiểm như suy dinh dưỡng, các
bệnh về đường tiêu hóa và hơ hấp cho trẻ do trong sữa mẹ có chứa nhiều bạch cầu và
kháng thể. Nuôi con bằng sữa mẹ là cơ sở nảy nở tình cảm gắn bó mẹ con, giúp cho trẻ
chóng thích nghi với cuộc sống. Chính vì vậy khơng một loại sữa nào có thể thay thế
được sữa mẹ [12].
Cho con bú sữa mẹ khơng những tốt cho trẻ mà cịn mang lại nhiều lợi ích
cho bản thân người mẹ như: bảo vệ sức khỏe bà mẹ (giúp tử cung co hồi tốt và hạn chế
chảy máu sau sinh, giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú sau này. giúp phụ
nữ lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai nhanh hơn, giảm tỉ lệ béo phì
Ni con bằng sữa mẹ là một chức năng tự nhiên của người mẹ. Vì lợi ích của
việc ni con bằng sữa mẹ, người mẹ cần được sự ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ
gia đình, xã hội và nơi làm việc của người mẹ đó. Người điều dưỡng cần hiểu thấu
đáo vấn đề ni con bằng sữa mẹ mới hồn thành nhiệm vụ của mình đối với việc
chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam, phần lớn các bà mẹ đều ni con bằng
chính dịng sữa của mình vào những tháng đầu tiên của cuộc đời trẻ [12]. . Theo ước
tính của Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bú mẹ trong 6 tháng đầu sẽ làm
giảm 1,3 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên toàn thế giới. Tại Việt
Nam, NCBSM sẽ góp phần làm giảm 13% ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi. Cho trẻ

1
1


bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm 22% các ca tử
vong sơ sinh tại Việt Nam [14].

Tuy nhiên, do nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ đã tham
gia vào công tác xã hội ,phải đi làm sớm, khơng có thời gian để ni con bằng sữa mẹ
đầy đủ hơn, them vào đó thị trường có nhiều quảng cáo về các sản phẩm thay thế sữa
mẹ đã làn cho các bà mẹ ngộ nhận sữa ngoài là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Ngồi ra vì
nhu cầu thẩm mĩ một số bà mẹ trẻ lo ngại rằng cho con bú sau này sẽ làm xấu bộ ngực
của họ vì thế họ khơng muốn ni con bằng sữa mẹ từ đó trẻ kém phát triển về thể
chất và tinh thần, dễ mắc nhiều bệnh tật ước tính có hơn một triệu trẻ chết vì tiêu chảy
và suy dinh dưỡng, do khơng được bú mẹ đầy đủ [12].
Vì vậy,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức - thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ tại khoa sản Bệnh Viện Đa
Khoa Đồng Nai năm 2021” nhằm mục tiêu cụ thể :
1. Xác định tỷ lệ bà mẹ có kiển thức - thái độ - thực hành đúng về việc nuôi
con bằng sữa mẹ.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ.

1
2


CHƯƠNG II:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Sữa non: là loại sữa đặc biệt,được tiết ra trong vài giờ đầu sau đẻ. Sữa non sánh
đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều protein [14],[20].
- Sữa đầu bữa : sữa có màu xanh, số lượng nhiều và cung cấp nhiều protein,
lactose, nước và các chất dinh dưỡng khác [20].
- Sữa cuối bữa: có màu trắng vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Sữa bữa
cuối chứa nhiều chất béo cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ, vì thế khơng nên cho bé nhả
vú sớm quá [19].
- Nuôi con bằng sữa mẹ: là đứa trẻ được bú mẹ trực tiếp hoặc uống sữa từ vú mẹ
vắt ra [3].
- Ni con hồn tồn bằng sữa mẹ: là đứa trẻ được bú mẹ trực tiếp hoặc uống sữa

từ vú mẹ vắt ra,ngồi ra khơng ăn bất kì loại thức ăn dạng lỏng hay rắn nào khác trừ các
dạng vitamin, khoáng chất bổ sung hoặc thuốc [19].
- Bú mẹ chủ yếu: là cách ni dưỡng trong đó nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ,
tuy nhiên trẻ có thể nhận thêm nước uống đơn thuần, hoặc một số dung dịch dinh dưỡng
như nước hoa quả, nước đường hoặc các loại thức ăn lỏng cổ truyền với số lượng ít.
- Bú sớm: trẻ sẽ nhận được sữa non, là nguồn thức ăn phù hợp với bộ máy tiêu hóa
của trẻ và sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm khi sinh. Bú sớm cũng giúp trẻ
bú đúng cách ngay từ ban đầu và việc nuôi con bằng sữa mẹ dễ thành công.
- Cho trẻ bú sớm sau sinh: việc trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh [19].
2.1.1 Thành phần cơ bản trong sữa mẹ
Sữa mẹ được coi là một vắc-xin có thể phịng tránh tử vong cho trẻ chi phí thấp,
an tồn, có thể uống trực tiếp mà không cần bảo quản lạnh. Sữa mẹ được bài tiết theo cơ
chế phản xạ, khi trẻ bú xung động cảm giác từ vú lên não kích thích cơ thể bà mẹ sản

1
3


sinh ra hóc mơn proalctin và oxytocin. Trong đó prolactin sẽ kích thích tuyến tạo sữa ,
oxytocin có tác dụng giúp sữa được phun ra [11]. Dựa vào thời điểm và tính chất sữa mẹ
được chia làm những loại sau:
2.1.1.1 Sữa non

Sữa non là loại sữa thuần khiết và quý giá nhất của bà mẹ dành cho con mình từ
lúc sinh đến 2-3 ngày sau sinh. Đây được xem như là thực phẩm hoàn hảo đầu tiên phù
hợp cho trẻ sơ sinh. Sữa non sánh màu vàng nhạt, chứa nhiều chất chống nhiễm khuẩn
và kháng thể để bảo vệ cơ thể trẻ, sữa non cịn có nhiều đặc tính khác như: có nhiều tế
bào bạch cầu, giàu Vitamin A, có yếu tố tăng trưởng biểu bì một, chất đạm lactalbumin
dưới tác dụng của dịch tiêu hóa biến đổi thành các phân tử nhỏ giúp trẻ dễ hấp thụ
[14,19].

Sữa non đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ trẻ.
Sữa non chứa nhiều tế bào bạch cầu, kháng thể hơn sữa trưởng thành nên giúp trẻ
sơ sinh phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm và cung cấp khả năng miễn dịch
đầu tiên cho trẻ để chống nhiều bệnh mà trẻ có thể bị mắc sau đẻ [14,19].
Sữa non tuy ít nhưng thỏa mãn được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh do lượng
protein cao gấp 23 lần sữa trưởng thành. Hàm lượng kháng thể và vitamin cao nhất trong
sữa non trong vòng 60 phút sau khi sinh sau đó giảm dần.
Như vậy, trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là vô cùng quan trọng.
Chúng ta không nên cho trẻ bất cứ thức ăn, nước uống nào trước khi trẻ bắt đầu bú sữa
non..
2.1.1.2. Sữa trưởng thành
Sữa trưởng thành là sữa mẹ sản xuất ra sau đẻ vài ngày, số lượng sữa nhiều hơn
làm hai bầu vú bà mẹ căng đầy và cứng, người ta gọi đây là hiện tượng sữa về.Trong sữa
mẹ có đủ các chất dinh dưỡng như: Protein, Glucid, Lipid, Vitamin và khoáng chất đủ
cho trẻ phát triển trong 6 tháng đầu. Thành phần các chất dinh dưỡng ở một tỷ lệ thích
hợp và dễ hấp thu đáp ứng với sự phát triển nhanh của trẻ. Sữa mẹ luôn luôn tự nhiên,
tinh khiết, sạch sẽ và thay đổi theo thời gian nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi
của trẻ. Sữa mẹ giúp cho trẻ tránh được bệnh tật, dị ứng, béo phì và các bệnh tật khác. Vì
vậy, sữa mẹ là thức ăn duy nhất mà trẻ nhỏ cần trong 6 tháng đầu [14,19].

1
4


2.2. Cách ngậm vú đúng của trẻ

+ Tư thế của trẻ: Đầu, thân trẻ nằm trên một đường thẳng Thân trẻ áp sát vào
người mẹ Trẻ được đỡ đầu và cổ Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú
+ Tình trạng vú: Tình trạng tốt
Khơng đau, khơng khó chịu

Các ngón tay đặt xa núm vú để đỡ vú
+ Ngậm bắt vú: Quầng vú ở trên miệng trẻ cịn nhiều hơn Miệng trẻ mở rộng
Mơi dưới dướng ra ngoài Cằm trẻ chạm vào vú mẹ
+ Bú: Bú chậm, sâu, có lúc ngừng nghỉ Má căng phồng khi bú
Trẻ tự nhả vú khi bú xong [19].

Hình 1 Cách ngậm vú đúng của trẻ
2.3 Tầm quan trọng của ni con bằng sữa mẹ và lợi ích của việc ni con bằng sữa
mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu
2.3.1. Tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Những năm gần đây, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em trên toàn thế
giới đã được quan tâm và cải thiện đáng kể. Vấn đề dinh dưỡng được quan tâm hàng đầu
đó chính là chương trình ni con bằng sữa mẹ. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã coi việc
NCBSM là một trong bốn biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em, nó đáp
ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu đời [2]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng
khẳng định: Ni con bằng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tăng
trưởng và phát triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng thu nhập của trẻ trong
tương lai.
Đặc biệt trong 6 tháng đầu trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn mà không cần ăn
thêm bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước [2].

1
5


2.3.2. Lợi ích của bú sớm sau khi sinh
Bà mẹ cần cho trẻ bú càng sớm càng tốt, đặc biệt trong một giờ đầu vì trong giờ
đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh ở trạng thái tỉnh táo, nhanh nhẹn nhất dễ thực hiện hành
vi bú mẹ nhất. Khi thời điểm này qua đi, trẻ trở nên buồn ngủ hơn vì bắt đầu phục hồi sau
quá trình thở [5]. Sữa mẹ tiết theo phản xạ và được tiết ra sớm hơn ở những bà mẹ cho

con bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh so với các bà mẹ chờ xuống sữa tự
nhiên. Khi bà mẹ được ngắm nhìn con, nghe thấy tiếng khóc của con và tin tưởng rằng
mình có sữa cho con bú thì sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ này [17].
Vì vậy ngay sau sinh bà mẹ phải được nằm cạnh trẻ và cho trẻ bú sớm.
Khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất oxytocin giúp bà mẹ co hồi tử cung
nhanh hơn góp phần làm giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ [17].
Trẻ bú mẹ sớm sẽ bú được sữa non rất tốt cho sức khỏe, giúp trẻ phòng tránh
được các bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng, vàng da, không dung nạp thức ăn khác
2.3.3. Lợi ích ni con trong 6 tháng đầu bằng sữa mẹ
- Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện nhất cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi.
- Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và thành phần cân đối giúp trẻ
mau lớn.
- Cơ thể dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả.
- Sữa mẹ bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
- Sữa mẹ không chứa những protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ.
- Sữa mẹ ln ln vơ trùng, có nhiệt độ thích hợp, không mất thời gian pha chế.
- Trong vài giờ đầu sau sinh, trước khi sữa thực sự được tiết ra, vú mẹ tiết ra sữa
non có màu vàng nhạt đặc sánh. Chất lượng sữa non giảm nhanh trong 24 giờ đầu [12].
Lợi ích của việc ni con bằng sữa mẹ:
- Chi phí ít hơn ni trẻ bằng thức ăn nhân tạo.
- Giúp cho sự gắn bó mẹ con và phát triển tốt mối quan hệ gần gũi, yêu thương.
- Giúp ích cho sự phát triển của trẻ.
- Giúp cho mẹ chậm có thai.
- Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ.
- Việc bú mẹ giúp cho tử cung co hồi trở về kích thước bình thường, làm giảm
chảy máu và có thể phịng chống thiếu máu [12].
2.3.4. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ tới sức khỏe trẻ.
- Sữa mẹ mang cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn đối với trẻ.
- Sữa mẹ bao gồm các kháng thể và các hoạt chất sinh học khác chính là yếu tố
miễn dịch đầu tiên có trong sữa non giúp trẻ chống lại bệnh tật [12] .

- NCBSM là một trong những thực hành có lợi nhất mà bà mẹ có thể thực hiện để
bảo vệ con mình khỏi nhiễm khuẩn và vi rút.
- Sữa mẹ là duy nhất và được sản sinh và đáp ứng nhu cầu của trẻ.

1
6


- Sữa mẹ thay đổi thành phần để đáp ứng nhu cầu thay đổi của trẻ [12].
2.3.5. Lợi ích của ni con bằng sữa mẹ đối với gia đình, xã hội và doanh nghiệp
- NCBSM giúp giảm thiểu các chi phí tốn kém cho trẻ ăn sữa cơng thức. Ngồi ra,
nhờ các lợi ích về mặt sức khỏe thì ni con bằng sữa mẹ giúp cho các gia đình tiết kiệm
thời gian và tiền bạc cho việc khám chữa bệnh [15].
- NCBSM khơng chỉ mang lợi ích về sức khỏe cho trẻ mà cịn lại những lợi ích về
kinh tế to lớn.
- Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại cho gia đình NCBSMHT cịn có lợi ích cho
doanh nghiệp về lâu dài vì các bà mẹ ít phải nghỉ làm để chăm con, điều này cũng có
nghĩa là tạo ra một lực lượng lao động ổn định [15].
- Sữa mẹ cũng là nguồn lực hữu ích đảm bảo an ninh thực phẩm cho trẻ nhỏ và các
gia đình trên thế giới khi có thiên tai hoặc khủng hoảng kinh tế [15].
- Trong những trường hợp nguy cấp, NCBSM giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh gây ra
do nguồn nước bẩn và có thể ngăn ngừa tình trạng thân nhiệt thấp [15].
2.4. Tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới và Việt Nam về vấn đề nuôi con bằng
sữa mẹ
2.4.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ
Từ lâu NCBSM đã được sự quan tâm ở nhiều nước trên thế giới.Năm 1987 điều
tra ở Bangkok (Thái Lan) thời gian cho con bú trung bình là 4 tháng, trong khi đó ở nông
thôn là 17 tháng [35]. Theo báo cáo của WHO (1993): Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn
trong 4 tháng đầu là 13% ở Srilanca, bú mẹ hoàn tồn ở thành thị thấp hơn ở nơng thơn
(7% và 14%). Ở Châu Âu đã có xu hướng tăng cường NCBSM. Tỷ lệ các bà mẹ NCBSM

ở các nước Bungari, Đức, Hungari và Thụy Sỹ dao động quanh 90%. NCBSM ở các
nước Tây Âu thấp hơn, ví dụ: 67% ở Anh, 50% ở Pháp, 35% ở Ireland [30]. Gần đây vấn
đề NCBSM vẫn được nhiều nước quan tâm nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu năm 2006 ở
Australia cho thấy: tỉ lệ bắt đầu NCBSM là 93%, nhưng khi được 6 tháng tuổi thì chưa
được một nửa số trẻ được ni bằng sữa mẹ (45,9%) và chỉ có 12% được bú mẹ là chủ
yếu [30,32].
Ở một bệnh viện của Mỹ, các nghiên cứu được tiến hành trong ba năm liên tiếp từ
1999 đến 2001 cho thấy: tỷ lệ cho con bú sữa mẹ sớm vẫn duy trì được ở mức cao: 87%
(1999), 82% (2000), 87% (2001). Tỷ lệ bú mẹ hoàn tồn có sự khác nhau: 34% (1999),
26% (2000), 25% (2001) [33]. Trong một nghiên cứu dọc tại Anh cũng chỉ rõ NCBSM

1
7


giảm dần trong 3 tháng đầu, sang tháng thứ 4 và 5 thì giảm đột ngột: 1 tháng (54,8%), 2
tháng (43,7%), 3 tháng (31%), 4 tháng (9,6%), 5 tháng (1,6%) [34].
Ở Trung Quốc, tỷ lệ NCBSM giảm xuống trong những năm 70, xuống đến mức
thấp nhất trong những năm 80 và sau đó bắt đầu tăng trở lại trong những năm 90. Các chỉ
số về NCBSM ở khu vực thành thị luôn thấp hơn so với khu vực nông thôn [35]. Một
nghiên cứu gần đây tại tỉnh Thượng Hải – Trung Quốc cũng cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn
toàn có sự khác nhau giữa các vùng thành phố, ngoại ô và nông thôn. Đặc biệt tỷ lệ trẻ
được bú mẹ hồn tồn ở vùng ngoại ơ và nơng thơn cao gần gấp 2 lần so với ở thành phố
(63,4% và 61% so với 38%). Tỷ lệ NCBSM ở cả 3 vùng trên tương ứng là 96,5%, 96,8%
và 97,4% [30]. Một nghiên cứu khác đã so sánh NCBSM giữa những năm 1994-1996 và
2003-2004 ở một vùng thuộc Tây Bắc của Trung Quốc cho thấy trong tháng đầu tỷ lệ
NCBSM năm 2003-2004 giảm hơn so với năm 1994-1995. Tỷ lệ NCBSMHT ban đầu
cao, nhưng sau 3 tháng thì tỉ lệ này giảm hơn rõ rệt. Mục tiêu quốc gia của Trung Quốc
về NCBSM đều không đạt được trong cả hai giai đoạn nghiên cứu [35].
2.4.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề trên Việt Nam

Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Hoan, Vũ Quang Huy và Erika Lutz về thực
hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc 6 tỉnh dự án
IFEN II Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2005 và xã Dân Hòa tỉnh Hà Tây năm 2006 cho
thấy: tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh tại cảc tỉnh dự án cũng khá
chênh lệch nhau: Nghệ An (21,8%), Hà Tĩnh (62,3%), Quảng 13 Bình (72,7%), Quảng
Ngãi (38,2%), Điện Biên (48,1%), Lai Châu (32,1%) và tỷ lệ chung của 6 tỉnh là 45,8%,
riêng kết quả điều tra ở Hà Tây năm 2006 là 69,4%. Tỷ lệ trẻ được bú hoàn toàn sữa mẹ
tại 6 tỉnh dự án 45,5%, trong khi ở Hà Tây nơi khơng có dự án là 38,5%. Tuy nhiên đây
vẫn chưa phải là tỷ lệ mong muốn theo khuyến nghị của WHO và UNICEF. Ngoài ra, kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu như 100% bà mẹ tiếp tục cho con bú kéo dài 6-11
tháng và 12-17 tháng [13].
Năm 2006, tác giả Đinh Thị Phương Hòa tiến hành nghiên cứu tại 4 bệnh viện ở
Hà Nội cho thấy tỷ lệ bà mẹ biết và thực hành cho con bú trong vòng 1 giờ sau sinh chỉ là
44,1%, có 78,3% bà mẹ biết về sữa non và 64% bà mẹ thực hành cho con bú sữa non
trong vài ngày sau sinh [11]. Bên cạnh đó việc ăn dặm của trẻ là phổ biến trong 6 tháng
đầu tăng từ 16,4% vào tuần 1 lên 56,5% lúc 16 tuần và gần 100% ở tuần 24. Nghiên cứu
của Lê Thị Hương và Đỗ Hữu Hanh tại Yên Bái năm 2008 cho thấy tỷ lệ bà mẹ cho con

1
8


bú sớm trong vòng 30 phút đầu sau sinh khá cao (gần 90%). Tuy nhiên trẻ được bú mẹ
hoàn toàn đến 4 tháng chỉ dao động từ 17,8% đến 23% và 6 tháng là 18,3% đến 19,8%
[11]. Cũng vào năm 2008, một nghiên cứu khác của tác giả Lê Thị Hương tiến hành cắt
ngang trên 400 cặp bà mẹ, trẻ em dưới 2 tuổi tại 5 xã thuộc huyện Hải Lăng tỉnh Quảng
Trị cho thấy tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau sinh là 88%. Tỷ lệ
trẻ được bú mẹ hoàn toàn đến 4 tháng là 27,5% và đến 6 tháng là 18,3%. Bên cạnh đó, tỷ
lệ bà mẹ cho trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi là 31,9% [11].
Năm 2008, tác giả Từ Mai tiến hành nghiên cứu tìm hiểu“Thực trạng NCBSM và

một số yếu tố liên quan tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng”.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 300 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi đến
khám lần thứ nhất. Ket quả cho thấy: tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là
16,2%, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là 28,4%. Tỷ lệ trẻ bú sớm trong vòng 1
giờ đầu sau khi sinh là 49,3%, trong đó có 34,3% trẻ được bú mẹ trong vòng nửa giờ đầu
sau khi sinh. Nghiên cứu cũng cho biết một số yếu tố ảnh hưởng đến NCBSMHT như:
thời gian nghỉ đẻ quá ngắn (61,3% bà mẹ phải đi làm trước 4 tháng sau khi sinh con); Bà
mẹ thiếu kiến thức về sữa mẹ: vai 14 trò của sữa mẹ, các biểu hiện của trẻ khi bú đủ sữa
mẹ, chỉ có 10,6% bà mẹ biết vắt sữa để ở nhà cho con bú khi mẹ phải đi làm [17].
Năm 2009, nghiên cứu về kiến thức và thực hành NCBSM của Bùi Thu Hương tại
2 phường Quỳnh Mai và Bạch Đằng, Hà Nội cũng cho thấy, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm
trong vòng 1 giờ đầu sau sinh là 30%, tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu là 23%, ngồi
ra có 28% các bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú lần đầu [6].
Cũng trong năm này, nghiên cứu của Huỳnh Văn Tú và Nguyễn Vũ Linh tại Bệnh
viện Phụ sản Nhi đồng bán công Bình Dương cho tỷ lệ trẻ bú mẹ trong giờ đầu chỉ là
29,7%, tỷ lệ đối tượng NCBSMHT trong thời gian nằm viện sau sinh là 19,8% và có tới
hơn 75% số đối tượng nuôi con bằng cả 2 loại sữa: sữa mẹ và sữa thay thế trong thời gian
nằm viện sau sinh [8].
Năm 2011, tác giả Hà Thị Thu Trang và Trần Thị Phúc Nguyệt tiến hành nghiên cứu tìm
hiểu một số tập tính NCBSM của các bà mẹ dân tộc Dao có con dưới 24 tháng tuổi tại
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu cho biết có 47,5% bà mẹ cho trẻ bú

1
9


sớm trong vòng 1 giờ sau sinh. Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ dùng thức ăn hoặc đồ uống
khác trước khi cho bú lần đầu là 22,5% [9].
Cũng trong năm 2012, tác giả Huỳnh Văn Dũng, Huỳnh Nam Phương và cộng sự
đã thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 370 trẻ dưới 24 tháng tuổi và các bà mẹ của

trẻ ở huyện Tam Nông, Phú Thọ nhằm mục tiêu mô tả thực trạng dinh dưỡng và đánh giá
thực hành ni tị của bà mẹ theo các chỉ số IYCF-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có
94,3% trẻ đã và đang được bú mẹ; 46,7% trẻ được 15 bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh, 27,8% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn; tại thời điểm 1 tuổi có
60,6% trẻ tiếp tục cịn được bú sữa mẹ, tại thời điểm 2 tuổi có 11,1% trẻ tiếp tục còn
được bú sữa mẹ; và tỷ lệ trẻ được cho ăn bổ sung đúng thời điểm là 65,2% [10 ].
2.5. Các yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt là các yếu tố rào
cản
2.5.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức thái độ và thực hành của bà mẹ trên thế
giới về vấn đề cho con bú sữa mẹ
Tại Trung Quốc năm 2012, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn cho trẻ em dưới 6 tháng chỉ có
khoảng 28%. Thực hành NCBSM bị cản trở bởi nhiều yếu tố: niềm tin truyền thống là
sữa mẹ không đủ dinh dưỡng hoặc quan niệm sai lầm về sữa mẹ của bạn bè và gia đình;
thiếu các phương tiện cơng cộng để giải thích tầm quan trọng của NCBSM; chế độ nghỉ
thai sản chỉ có ba tháng và sự tiếp thị và sự phóng đại về lợi ích của sữa bột của các hãng
sữa [26].
Theo một nghiên cứu năm 2013 tại Los Angeles, Mỹ: có gần 28% bà mẹ ngừng
cho con bú khi được 3 tháng, dừng lại bởi vì họ đã gặp khó khăn khi nuôi dưỡng em bé,
32,3% cho rằng sữa mẹ một mình khơng đáp ứng các em bé, 33,0% cho rằng họ khơng
có đủ sữa cho con bú, và 14,3% nói rằng họ bị nứt, đau hoặc chảy máu núm vú khi cho
con bú [35].
Theo báo cáo “Chăm sóc Mẹ & Con Philips triển vọng toàn cầu cho con bú năm
2011”, tại các nước Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Ai Cập, các rào cản chính dừng
cho trẻ bú khi đang ở nhà là lượng sữa cung cấp giảm, việc cho trẻ bú khiến bà mẹ bị
đau núm vú, thiếu thời gian cần thiết cho con bú, phải quay trở lại làm việc, tâm lý e
ngại khi phải cho con bú bên ngồi nhà, khơng có thời gian cho con bú suốt cả ngày. Tính
trung bình có 40% bà mẹ cảm thấy rằng lượng cung ứng sữa của họ giảm, tỷ lệ này ở
các nước phát triển như Mỹ là 70% và Trung Quốc 58%, trái ngược với Nam Phi 9% và

20



Ai Cập 17%. Lý do quan trọng khác là đau núm vú khi cho ăn (15%), đặc biệt là trong
ba tháng đầu tiên. Có 7% bà mẹ trong nghiên cứu cho con bú sữa bằng bình. Lý do nổi
bật khác bao gồm sự cần thiết phải trở lại làm việc (10%) và cảm thấy lúng túng cho con
bú bên ngoài nhà (9%). Trong nghiên cứu này có 28% phụ nữ lấy lý do đi làm lại để
dừng việc cho con bú. Các lý do dẫn tới việc này là tại nơi làm việc khơng có cơ sở vật
chất tốt để vắt sữa, xấu hổ khi vắt sữa tại nơi làm việc [30].
Theo trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, hầu hết phụ nữ ở
Hoa Kỳ nhận thức được rằng con bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh,
nhưng thường họ khơng được hướng dẫn về lợi ích cụ thể của nó và các rủi ro liên quan
nếu khơng cho con bú. Các cán bộ y tế thường nhận được ít đào tạo, và nhiều người cảm
thấy không tự tin để cung cấp thơng tin hữu ích, chính xác để hỗ trợ bệnh nhân của họ.
Bên cạnh đó là những rào cản về kỹ thuật cho con bú và việc kết hợp cho con bú và làm
việc [22].
Yếu tố môi trường xã hội cũng ảnh hưởng tới việc cho con bú. Tại Hoa Kỳ, bú
bình là vấn đề bình thường hoặc thích hợp để ni một trẻ sơ sinh. Nhận thức và thái độ
về cho con bú khơng chính xác hoặc tiêu cực vẫn còn phổ biến trong cộng đồng và các
phương tiện truyền thông. Thông tin sai lệch phổ biến là thông tin dinh dưỡng về sữa
mẹ và các loại thực phẩm khác. Nhiều hãng sữa thổi phồng về lợi ích của sữa bột thay thế
sữa mẹ. Mọi người tin rằng phụ nữ nên cho con bú kín đáo ở nơi cơng cộng, nhiều bà mẹ
đã bị chỉ trích vì cho con bú ở nơi công cộng và bị yêu cầu ngừng cho con bú [31].
2.5.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức thái độ và thực hành của bà mẹ ở Việt
Nam về vấn đề cho con bú sữa mẹ
Mặc dù Bộ Y Tế đã khuyến cáo “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ”, và theo cơng văn 1477/BHXHCSXH có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 thì thời
gian nghỉ sinh con đã tăng lên 6 tháng để người mẹ có điều kiện ni con hoàn toàn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu [8]. Tuy nhiên tỷ lệ NCHTBSM vẫn thấp do một số
rào cản vẫn tồn tại. Đó chính là nhận thức sai lầm cho rằng “bà mẹ chưa có sữa để có thể
cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và không đủ lượng sữa để cho trẻ bú mẹ

hoàn toàn trong 6 tháng đầu” của người nhà và nhân viên y tế. Chính nhận thức này đã
ngăn cản các bà mẹ ni con hồn tồn bằng sữa của mình theo khuyến cáo của WHO.
Tại một số trung tâm y tế, thậm chí ở một số bệnh viện lớn vẫn tồn tại thực trạng các bà
mẹ đang mang thai hoặc sau khi sinh được nhân viên y tế khuyên nên cho trẻ bú thêm sữa

21


bột. Đem theo sữa bột khi đưa thai phụ sắp sinh đến bệnh viện là một hình ảnh quen
thuộc của các gia đình Việt Nam.
Nhóm ngun nhân cũng rất quan trọng đó chính là từ phía cộng đồng , ít người
dân tin rằng bà mẹ có thể đủ sữa cho trẻ bú hồn tồn trong 6 tháng, trong khi đó lại tin
tưởng vào việc cho ăn bổ sung sớm sẽ làm cho trẻ cứng cáp.
Có 4 khó khăn được nêu ra làm cản trở việc NCBSMHT. Theo nghiên cứu của
Lưu Ngọc Hoạt, những khó khăn cản trở NCBSMHT trong 6 tháng đầu là: mẹ phải đi
làm sớm, mẹ thiếu sữa, bà mẹ cần sự hỗ trợ của người thân để có thời gian nghỉ ngơi,
điều kiện kinh tế tốt [35]. Khó khăn mẹ thiếu sữa có lẽ là vấn đề của nhiều địa phương
chứ khơng riêng gì của mẫu nghiên cứu. Người thân có vai trị rất lớn trong việc hỗ trợ bà
mẹ và đặc biệt là có tác động lớn đến quyết định nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ.
Bà mẹ không vắt sữa cho con bú khi đi làm nên phải tập cho con bú sữa bột.
Nguyên nhân khơng tin tưởng sự an tồn của sữa vắt cũng được ghi nhận .
Vấn đề này cũng còn chịu tác động của yếu tố văn hóa khi có quan niệm rằng việc
trữ đồ ăn trong tủ lạnh sẽ làm mất ngon và mất chất. Một vấn đề cần được ghi nhận nữa
là việc vắt sữa mẹ không được thuận tiện. Có lẽ với quảng cáo sữa bột được cho là ưu
việt như hiện nay thì bà mẹ dễ dàng chọn lựa sữa bột cho con.
Nhìn chung, các rào cản khi NCBSM trên thế giới cũng như tại Việt Nam là rào
cản từ cá nhân bà mẹ, những người thân xung quanh, chất lượng dịch vụ chăm sóc bà mẹ
và các yếu tố từ môi trường .
2.6. Một vài nét về địa bàn nghiên cứu
2.6.1. Một vài nét về địa bàn

- Năm 1902 tại thị xã Biên Hòa một cơ sở y tế được xây cất chủ yếu để phục vụ
cho nhân dân sống tại thị xã, được mang tên Bệnh viện Biên Hịa (nhà thương thí Biên
Hịa).
- Năm 1946 bệnh viện được nâng cấp xây dựng qui mô 50 giường bệnh.
- Năm 1957 - 1972 Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện Phạm Hữu Chí. Số
giường bệnh được nâng lên 150 giường.
- Ngày 30/4/1975 Bệnh viện Phạm Hữu Chí được chính quyền Cách mạng tiếp
quản, đổi tên thành Bệnh viện tỉnh Đồng Nai. số giường bệnh được nâng lên 380 giường.
- Năm 1984, để đáp ứng theo yêu cầu phục vụ, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã
tiến hành cải tạo và xây dựng thêm.
- Năm 1992, Bệnh viện tỉnh Đồng Nai được đổi tên thành Bệnh viện Đồng Nai tại
Quyết định số 443/QĐ-UBT ngày 25/4/1992 của UBND tỉnh Đồng Nai.

22


- Năm 1994, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được xếp hạng II trực thuộc Sở Y tế
Đồng Nai tại Quyết định số 992/QĐ-UBT ngày 16/5/1994 của UBND tỉnh Đồng Nai.
- Năm 2010, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được xếp hạng I tại quyết định số
1112/QĐ-UBND ngay 10/05/2010.
- Bệnh viện từng bước xây dựng và củng cố. Hiện nay số lượng cán bộ, viên chức
gơm 1.016 người, trong đó có 206 bác sĩ, trang thiêt bị được bơ sung, nhiều khoa phòng
được mở rộng từ 500 giường phát triển đến 820 giường kế hoạch, thực kê 919 giường
trên diện tích gần 2 ha trở thành Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh của tuyến tỉnh.
- Ngày 18/12/2007, UBND tỉnh Đồng Nai đã duyệt Dự án đầu tư xây dựng Bệnh
viện đa khoa tỉnh Đông Nai với quy mô 1400 giường, giai đoạn 1: 700 giường; giai đoạn
2: 700 giường, đã được khởi công xây dựng vào ngày 27/11/2008 tại địa phận phường
Tam Hịa, thành phố Biên Hịa, có diện tích khoảng 9 ha.
2.6.2. Chức năng và nhiệm vụ Khoa Sản bệnh viện Đa khoa Đồng Nai
Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa phụ – sản.

– Tổ chức và chỉ đạo các thành viên trong khoa thực hiện tốt công tác thăm khám
thai, đỡ đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh tại khoa.
– Tham gia thực hiện các kĩ thuật về kế hoạch hố gia đình tại khoa và tại cộng đồng.
– Tồ chức tốt phẫu thuật sản phụ khoa theo đúng quy chế công tác khoa ngoại, quy
chế công tác khoa gây mê – hồi sức.
– Tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh tại khoa và tại cộng đồng
– Là Bệnh viện cơng đầu tiên ở Đồng Nai có Bác sĩ chuyên khoa Nhi khám bé sau sinh.

2.7. Khung lý thuyết trong nghiên cứu

Kiến thức chung
-

Các định nghĩa
NCBSM
Các thành phần cơ
bản trong sữa mẹ
Tầm quan trọng
của việc NCBSM
Lợi ích của việc
NCBSM

Kiến thức

Đặc điểm của đối tượng
- Năm sinh
- Giới tính
- Nghề nghiệp
Thái độ chung
về việc

NCBSM

Thực hành về
việc NCBSM

23
Thái độ

Thực hành

Các yếu tố liên
quan
-

Đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu
với thực hành
NCBSM


24


CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các bà mẹ vừa sinh thường và mổ đã ổn định và tỉnh táo hoàn toàn được
điều trị tại khoa Sản, bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu


Khoa sản bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu

Thời gian: từ tháng 12/2020 đến tháng 7/2021
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết hợp phương
pháp nghiên cứu định lượng.
3.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Áp dụng công thức sau:
n= = = 133.3
Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần có.
N: Tổng thể.
e: sai số cho phép. Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là:
, trong đó mức phổ biến nhất là .
theo cơng thức tính trên ta có cỡ mẫu là 133 bà mẹ cho con bú bằng sữa mẹ sau sinh
tại khoa sản bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai.
3.5 Phương pháp xử lý số liệu:
- Sử dụng bộ câu hỏi có sẵn trong bảng khảo sát của Phan Thị Tâm Khuê
(2009) [12] để tham khảo từ đó hướng dẫn các bà mẹ tự điền vào bảng khảo sát để các
thành viên trong nhóm có thể thu thập được thơng tin từ các đối tượng nghiên cứu.
- Các thành viên trong nhóm hướng dẫn trực tiếp các bà mẹ điền thông tin vào
bảng khảo sát.

25



×