Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Tư tưởng quá trình hình thành tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.68 KB, 34 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
---o0o---

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN ĐỀ TÀI: Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

NHĨM 6

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
---o0o---

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN ĐỀ TÀI: Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Đương

Nhóm 6

Trưởng nhóm: Nguyễn Thịnh Vinh
Thành viên
1. Phan Văn Phương Tình


2. Huỳnh Tiến Phát
3. Võ Châu Nhật
4. Nguyễn Trung Hiếu
5. Nguyễn Tuyết Mai
6. Huỳnh Văn Tài
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan đề tài QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH do cá nhân/nhóm 6 nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả bài làm của đề tài QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có ng̀n gớc, xuất xứ rõ ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
“Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Cơng nghiệp Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo
điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu
thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Nguyễn Văn Đương đã giảng dạy tận tình, chi tiết để
em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài
tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét,
ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành cơng và hạnh phúc.”



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 8
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 8
2. Đới tượng nghiên cứu ......................................................................................... 8
3. Mục đích và nhiệm vụ ........................................................................................ 8
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 8
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 9
1. Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và ý chí cứu nứơc trước năm 1911 ... 9
1.1. Tiểu sử Nguyễn Ai Quốc: ............................................................................. 9
1.2. Tư tưởng yêu nước yêu nước và ý chí cứu nước: ......................................... 9
2. Giai đoạn tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc 1911-1920........... 9
3. Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam giai đoạn 1920-1930.... 11
3.1. Về mục tiêu của cách mạng:....................................................................... 13
3.2. Về bản chất của cách mạng: ...................................................................... 14
3.3. Về xác định và tập hợp lực lượng: ............................................................. 14
3.4. Về xác định phương pháp đấu tranh: ......................................................... 15
4. Thời kì từ 1930 – 1941: Vượt qua thử thách, kiên trì giứ vững lập trường cách
mạng ..................................................................................................................... 17
5. Thời kì từ 1941 – 1969: Tư tưởng Hờ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện
.............................................................................................................................. 18
6. Những thắng lợi của CMVN trong giai đoạn 1930-1945 ................................ 22
6.1. Những thắng lợi của phong trào cách mạng 1930 – 1935......................... 23
6.2. Những thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ............................. 24
6.3. Những thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945 ............ 25
6.4. Thắng lợi trong khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ........................... 25



6.5. Những thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ............................ 26
7. Rút ra ý nghĩa đối với bản thân ........................................................................ 27
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 31


LỜI MỞ ĐẦU
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước
tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
Thời gian đã qua lâu rồi, nhưng những lời tuyên ngơn của Bác đã đọc tại qng
trường Ba Đình lịch sử vẫn luôn văng vẳng bên tai chúng ta. Lật lại những trang sử hào
hùng của dân tộc, ta thấy rằng dân ta đã đấu tranh rất anh dũng để có được độc lập ngày
nay. Hết đánh Pháp ta lại đánh Mỹ, ban đầu chỉ là những cuộc đấu tranh tự phát sau đó
chuyển sang tự giác nhưng hầu hết đều thất bại. Cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ lâm vào
bế tắc, nhiệm vụ cấp bách là phải tìm một con đường cách mạng mới. Chính lúc đó Nguyễn
Ai Q́c xuất hiện. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo trí thức, u nước
ḿn làm cách mạng nhưng Nguyễn Ai Quốc không tán thành đường lối cứu nước của các
bậc tiền bối. Năm 1911 Nguyễn Ai Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Ở đây Người đã
nhận thấy nỗi khổ của nhân dân lao động, được tiếp xúc với luận cương của Lê Nin người
đã tìm thấy con đường đi mới cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trên bước đường tìm
đường cứu nước và hình thành tư tưởng người đã gặp khơng ít khó khăn thử thách nhưng
với tấm lòng yêu nước và sự kiên trì cuả mình Người đã vượt qua và tiếp tục sự nghiệp
cách mạng. Các văn kiện như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Đường kách mệnh
của Bác đã góp phần rất lớn trong việc tìm ra thơng tin cho cách mạng Việt Nam cũng như
cách mạng các dân tộc bị áp bức.
Quá trình hình thành tư tưởng của Bác trải qua 7 giai đoạn, nó dần dần dược hoàn
thiện và bổ sung vào những năm 1945-1969. Đây cũng là thời điểm cách mạng tháng Tám
thành công. Cuộc cách mạng này là kết qủa của việc vận dụng tư tưởng Hờ Chí Minh và

càng chứng minh đường lới cứu nước của Bác hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy
luật khách quan. Tư tưởng Hờ Chí Minh là một hệ thớng quan điểm tồn diện những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách
mạng xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí ṭ thời đại
nhằm giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Bài tiểu luận hơm nay chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu về q trình hình thành và phát triển tư tưởng Hờ Chí Minh qua 7 giai đoạn.

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tư tưởng Hờ Chí Minh là một hệ thớng quan điểm tồn diện và sâu sắc về các vấn đề cơ
bản của Cách mạng Việt Nam đờng thời nó vừa là sự kết tinh giữa tinh hoa văn hóa dân
tộc và trí ṭ thời đại, vừa thể hiện được tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Người
trong việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa.
Tư tưởng Hờ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc chiếm một vị trí lớn trong
hệ thớng tư tưởng Hờ Chí Minh. Từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, được Đảng ta và
chủ tịch Hờ Chí Minh vận dụng vào thực tiễn cách mạng nước ta để giải quyết vấn đề dân
tộc, giải phóng đất nước ra khỏi ách thớng trị của bọn đế q́c thực dân và thực hiện đại
đồn kết dân tộc của Đảng ta trong thời gian qua. Hiện nay, việc tiếp tục hoàn thiện và
nâng cao nhận thức về vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là rất cần thiết. Vì vậy
em chọn đề tài: Tư tưởng Hờ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân
tộc.
2. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hờ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Làm rõ được thực chất, nội dung và động lực của vấn đề dân tộc thuộc địa, nêu lên được
mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Phân tích được tính chất, nhiệm vụ,

mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc đờng thời chỉ ra những quan điểm của Hờ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản
5. Phương pháp nghiên cứu
Tìm đọc tài liệu
Vận dụng những kiến thức đã học.

8


PHẦN NỘI DUNG
1. Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và ý chí cứu nứơc trước năm 1911
1.1. Tiểu sử Nguyễn Ai Quốc:


Cụ phó bản Nguyễn Sinh Sắc là nhà nho cấp tiến, có lịng u nước, thương dân, có
tính cần cu, ý chí kiên cường vượt qua khó khăn, gian khổ để đạt được mục đích và có
ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành.

 Mẹ là bà Hoàng Thị Loan là người phụ nữ nhân hậu, đảm đang sống chan hịa với mọi
người và cũng có ảnh hưởng tới tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tất Thành.
 Chị gái Chủ tịch Hờ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1884. Chị đã tham gia
nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt
giam. Nguyễn Thị Thanh qua đời tại quê hương năm 1954, thọ 70 tuổi.
 Anh trai Chủ tịch Hờ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh năm 1888. Từ tuổi thanh
niên, Nguyễn Sinh Khiêm đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức, mở mang văn hoá. Do
tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên Nguyễn Sinh Khiêm
đã từng bị tù đày nhiều năm. Nguyễn Sinh Khiêm qua đời năm 1950, thọ 62 tuổi.
 Bản thân: lúc nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung sau đổi thành Nguyễn Tất Thành, Sinh ngày

19/ 5/ 1890 tại Nam Đàn, Nghệ An.
1.2. Tư tưởng yêu nước yêu nước và ý chí cứu nước:
 Ngay từ buổi thiếu niên, nhờ các bậc sinh thành và những người thân dạy dỗ, Nguyễn
Sinh Cung đã tiếp thu nền văn hóa Q́c học và Hán học, bước đầu tiếp thu văn hóa
phương Tây tại trường quốc học Huế.
 Đã chứng kiến nỗi thống khổ của người dân mất nước, cuộc sống nô lệ. Sự thống trị của
kẻ xâm lược và tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của thế hệ cha anh.
 Bên cạnh đo, Người đã nhận ra những sai lầm cơ bản của Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh, Hoàng Hoa Thám… Từ đó, Người đã tự định hướng đi mới: Tìm hiểu bản chất
từ tự do, bình đẳng, bác ái của nước cộng hịa Pháp và các nước khác.
Hồi bão cứu nứơc, cứu dân trong Người bắt đầu hình thành cùng quyết định chọn
hướng đi, cách đi và mục đích đúng đắn.
2. Giai đoạn tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc 1911-1920
Sau một thời gian ngắn ở Sài Gịn, ngày 05/06/1911, lấy tên là Văn Ba, bác Hờ đã rời
xa Tổ quốc Việt Nam thân yêu trên chiếc tàu buôn Đô Đốc Latút Sơ Tơrêvilơ (Amiral
Latouche Trêville) thuộc hãng Sác giơ Rêuyni của Pháp bằng công việc làm phụ bếp trên
chuyến tàu. Trên hành trình này Người khơng chỉ dừng lại ở Pháp và còn đi đến rất nhiều
nơi: Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ... Với lòng yêu nước nồng nàn và căm thù bọn thực dân
xâm lược, Người kiên trì chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn, Người đã được chứng kiến và
9


suy nghĩ nhiều về những khó khăn nổi khổ của dân tộc, mong sao thực hiện được hoài bão
cao cả của mình.
Trải qua những năm tháng lăn lộn trong quần chúng lao động ở nhiều nước trên thế giới,
bác Hồ đã thấy rõ cảnh bất công, tàn bạo của xã hội tư bản. Người vô cùng xúc động trước
cảnh sống cùng khổ của lớp người lao động ở các nước và Người đã rút ra kết luận “Dù
màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giớng người: giớng người bóc lột và giớng
người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái mà thơi; tình hữu ái vơ sản”. Trong q
trình lao động, học tập và đấu tranh cách mạng, từ một thanh niên yêu nước, Chủ tịch Hờ

Chí Minh đã trở thành một cơng nhân và tình u Tổ q́c của Người càng sâu sắc. Đây có
thể xem là một bước chuyển lớn trong nhận thức của Người.
Giữa lúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở vào thời kỳ ác liệt cuối năm 1917, Người
từ nước Anh trở lại nước Pháp. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của một sớ Đảng viên tiên tiến
của Đảng xã hội Pháp, cuối năm 1918 Người gia nhập Đảng xã hội Pháp (đây là chính Đảng
lớn nhất lúc bấy giờ ở Pháp). Lúc này cách mạng XHCN tháng Mười Nga thành công làm
chấn động cả thế giới. Như tiếng sấm mùa xuân, cách mạng tháng Mười đã thức tỉnh giai
cấp công nhân, nhân dân lao động các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng dậy đấu tranh.
Nó đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử lồi người. Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh
hưởng quyết định đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hờ Chí Minh và
Người quyết tâm đi theo con đường cách mạng của Lê Nin.
Việc bác Hờ ra nước ngồi xuất phát tứ ý thức dân tộc, từ hồi bão cứu nước. Qua cuộc
hành trình đến nhiều nước thuộc địa, tư bản, đế quốc. Người đã xúc động trước cảnh khổ
cực, bị áp bức của những người dân lao động. Người nhận thấy ở đâu nhân dân cũng mong
ḿn thốt khỏi ách áp bức bóc lột.
Nhờ những bài học từ buổi thiếu niên về lý tưởng "bốn bể đều là anh em" và "năm
châu hợp làm một nhà",
Bác Hồ không chỉ đau với nỗi đau của dân tộc mình, Người cịn xót xa trước nỗi đau
vong nơ của các dân tộc khác. Từ lịng u thương đờng bào mình. Bác Hờ càng đờng cảm
với những người cùng cảnh ngộ trên toàn thế giới. Ở Người đã nảy sinh ý thức về sự cần
thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh cho nguyện vọng và quyền lợi
chung. Có thể xem đây là biểu hiện đầu tiên của ý thức về sự đoàn kết q́c tế giữa các dân
tộc thuộc địa nhằm thốt khỏi ách thớng trị của chủ nghĩa đế q́c.
Với lịng u nước nờng nàn. Hờ chủ tịch đã kiên trì chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ.
Người chú ý xem xét tình hình các nước, suy nghĩ về nhiều điều mắt thấy tai nghe, hăng
hái học tập, tham gia các cuộc diễn thuyết của nhiều nhà chính trị và triết học. Năm 1919,
thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của
nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây, địi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do.
dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách đã vạch trần tội ác của thực
10



dân Pháp, làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý tới tình hình Việt Nam
và Đơng Dương.
Cuộc hành trình qua năm châu bớn biển đã khơng chỉ hình thành ở Hờ Chí Minh tình
cảm và ý thức đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức, mà cịn rèn lụn Người trở thành một
người cơng nhân có đầ đủ phẩm chất, tư tưởng, tâm lý của giai cấp vô sản. Thực tiễn trong
gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L 'Humamié số ra ngày
16 và 17-7-1920. Người đã "cảm động, phấn khơi, sáng tỏ, tin tưởng., vui mừng đến phát
khóc.
Luận cương của V.I.Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập
cho dân tộc và tự do cho đờng bào, đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp u
bấy lâu nay ở Người. " Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với Người
như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng
mà Người hàng nung nấu".
Việc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc tế (Quốc tế III), tham gia thành lập Đảng Cộng
sản Pháp (tháng 12-1920), trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đã đánh dấu bước
chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Ái Ọuốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ
nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người
cộng sản.
Trong quá trình đi tìm con đường cách mạng cho nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hờ Chí
Minh đã suy nghĩ, có khả năng điều tra, nghiên cứu sâu sắc và nhạy bén trước thời cuộc.
Người đã trải qua q trình dày cơng học tập, rèn luyện, đấu tranh trong phong trào công
nhân Q́c tế và phong trào giải phóng dân tộc. Vừa học tập lý luận, vừa làm công tác thực
tế, từng bước Người rút ra những kết luận quan trọng, đề lên thành nguyên tắc trong hoạt
động. Đúng như sau này Người đã nói “từng bước một, trong các cuộc đấu tranh, vừa nghiên
cứu lý luận Mác - Lê Nin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người
lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Việc xác định con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc là công lao to lớn đầu tiên của
Hồ Chí Minh, trong thực tế, Người "đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào
công nhân quốc tế, đưa nhân dân ta đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ
nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là con đường giải phóng duy nhất mà Cách
mạng Tháng Mười Nga đã mở ra cho nhân dân lao động và tất cả các dân tộc bị áp bức trên
tồn thế giới".
3. Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam giai đoạn 1920-1930

11


+ Những mốc sự kiện chính trong cuộc đời hoạt động cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ
đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
Thời kỳ từ năm 1920 đến năm 1930 nổi lên mấy sự kiện lớn:
- Từ 1920 đến 1930: tháng 7/1920, Hờ Chí Minh đọc Sơ thảo Lần thứ nhất Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Đây là một sự kiện có tác động lớn đến
khuynh hướng cứu nước của Người về sau. Tiếp đó, Hờ Chí Minh hoạt động với cương vị
Trưởng tiểu ban Đông Dương trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp,
tham dự Đại hội I và II của Đảng. Cùng với những nhà hoạt động cách mạng của các dân
tộc thuộc địa Pháp, Hờ Chí Minh thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa” và xuất bản tờ Người
cùng khổ (Le Paria). Hờ Chí Minh đã hoạt động tích cực trong cương vị lãnh đạo hội, đồng
thời là người chịu trách nhiệm mọi mặt của tờ Người cùng khổ. Những hoạt động sơi nổi
đó có ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào cách mạng ở các thuộc địa nói chung cũng như
Việt Nam nói riêng.
- Từ năm 1923 đến 1924: Hờ Chí Minh sang Liên Xơ, lúc đầu để tham dự Hội nghị
Quốc tế Nông dân và được bầu vào Đồn Chủ tịch. Sau đó Người được lưu lại và tham
quan triển lãm kinh tế quốc dân Liên Xô, tận mắt chứng kiến những thành tựu về mọi mặt
của nhân dân Liên Xơ, sau đó vào học lớp bồi dưỡng tại trường Đại học Phương Đông.
Năm 1924, Hờ Chí Minh tham dự Đại Hội V Q́c tế Cộng sản. Sau đó, Người cịn lần lượt
tham dự Đại hội Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ. 7 Việc được

tham dự các Hội nghị Quốc tế lớn, học tập lý luận trong trường học cũng như quan sát thực
tiễn cách mạng Liên Xơ có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hình quan điểm cách mạng của
Hờ Chí Minh.
- Ći năm 1924: Hờ Chí Minh tới Quảng Châu - Trung Q́c. Được sự ủy nhiệm
của Quốc tế Nông dân, Người tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng và phong trào nông
dân ở Trung Quốc và một số nước châu Á. Tại Quảng Châu, Hờ Chí Minh sáng lập “Hội
Việt Nam cách mạng Thanh niên” (6/1925), tổ chức sau này sẽ thành tiền thân của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Người còn ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội, mở các
lớp huấn luyện trực tiếp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Những bài giảng của
Người được tập hợp thành cuốn “Đường kách mệnh” (1927).
- Năm 1930: phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mau chóng, hình thành ở
trong nước ba tổ chức cộng sản hoạt động độc lập. Một yêu cầu khách quan đặt ra là phải
thống nhất các tổ chức làm một. Theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, tháng 2/1930, Hồ Chí
Minh đã chủ trì Hội nghị Hợp nhất các tổ chức cộng sản, sáng lập nên Đảng Cộng sản Việt
Nam. Chính Người đã soạn thảo Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và
Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Những văn kiện đó chính là Cương lĩnh chính trị đầu

12


tiên của Đảng ta, cũng là những tác phẩm thể hiện cao độ những nội dung cơ bản của Tư
tưởng Hờ Chí Minh.
Những nội dung tư tuởng hồ chí minh hình thành trong giai đoạn từ 1920 đến 1930
“Tư tưởng Hờ Chí Minh là một hệ thớng quan điểm tồn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam”. Những luận điểm về cách mạng Việt Nam trong
tư tưởng Hờ Chí Minh được hình thành, phát triển suốt đời cùng sự biến đổi của thực tiễn
cách mạng và q trình nhận thức của Hờ Chí Minh. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1920 đến 1930
đáng được ghi nhận là một trong những giai đoạn quan trọng bậc nhất trong quá trình hình
thành và phát triển của tư tưởng Hờ Chí với sự hình thành tư tưởng về cách mạng giải phóng
dân tộc, về đảng cộng sản, về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng q́c tế

Những nội dung tư tưởng hình thành trong giai đoạn này thể hiện ở những hoạt động thực
tiễn của Hờ Chí Minh và chủ yếu ở các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925),
Đường kách mệnh (1927), và các tác phẩm tập hợp trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng (1930).
-Giai đoạn từ 1920 đến 1930 đã hình thành tư tưởng Hờ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc Trong đó, Hờ Chí Minh đã xác định rõ mục tiêu, bản chất của cách mạng
giải phóng dân tộc, từ đó có cái nhìn đúng đắn về phương pháp đấu tranh và phương pháp
tập hợp lực lượng.
3.1. Về mục tiêu của cách mạng:
Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng
vơ sản. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai
cấp cơng nhân, phải kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Như chúng ta đã biết, Hờ
Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với một xuất phát điểm duy nhất là lòng u nước
thương nịi. Người ḿn ra nước ngồi, “xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi
sẽ về giúp đờng bào mình”. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đó là tổ chức
duy nhất bênh vực quyền lợi của các thuộc địa mà 9 chưa hề có nhận thức rõ ràng về Chủ
nghĩa Mác-Lênin, về Chủ nghĩa xã hội. Đúng như sau này, Người đã thổ lộ:
“Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên. Tơi chưa
hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tơi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước
vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tơi chưa hề đọc một quyển sách nào của
Lênin viết.
Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ơng bà” ấy - (hồi đó tơi gọi các đồng
chí của tơi như thế) - đã tỏ đồng tình với tơi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức.
Cịn như Đảng là gì, cơng đồn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tơi
chưa hiểu.”
13


Tháng 7 năm 1920, một sự kiện có tính chất bước ngoặt xảy ra với Hờ Chí Minh,
khi lần đầu tiên Người đọc trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp “Luận cương về vấn

đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Theo Người thì tuy bài báo có những khái niệm chính
trị khó hiểu nhưng “cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính.
Luận cương của Lênin làm cho tơi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao?
Tôi vui mừng đến phát khóc lên”. Từ đó, Người hồn tồn tin theo Lênin, ủng hộ Quốc tế
III.
Đó cũng là cơ sở cho quyết định lịch sử của Hờ Chí Minh 5 tháng sau đó, tháng 12
năm 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập
Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Người trở thành người cộng
sản Việt Nam đầu tiên. Người đã đi từ Chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác Lênin.
Hồ Chí Minh khẳng định: bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân
chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin. Người viết: “Muốn giải phóng dân
tộc khơng có con đường nào khác là con đừơng cách mạng vơ sản”. “Chỉ có 1 Con đường
dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin - Bài viết cho tạp chí Các vấn đề phương Đơng (Liên Xơ) nhân
dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của V.I.Lênin, năm 1960. 10 chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
khỏi ách nơ lệ”.
Từ đó, Hờ Chí Minh ra sức tun truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước,
thành lập Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thành công.
3.2. Về bản chất của cách mạng:
Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi đế quốc
xâm lược, giành lại độc lập tự do. Đây là một cách nhìn nhận, đánh giá hết sức đúng đắn
của Hờ Chí Minh. Người đã nhìn ra mâu thuẫn cơ bản của một xã hội thuộc địa, đó là mâu
thuẫn dân tộc. Khát vọng lớn lao nhất của người dân là được độc lập, tự do. Vì thế, trước
hết phải thực hiện cuộc dân tộc cách mệnh để đánh đuổi ngoại xâm, thành lập chính quyền
do nhân dân làm chủ. Đó là tiền đề, cũng là điều kiện tiên quyết để tiến hành đấu tranh giai
cấp, xây dựng kinh tế xã hội v.v...
3.3. Về xác định và tập hợp lực lượng:
Giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng, phải tập hợp lực lượng dân tộc
thành một sức mạnh lớn để chống đế quốc và tay sai. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng, Hờ Chí Minh viết: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa

vững vào hạng dân cày nghèo”. Đồng thời lại “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức
trung nơng để lơi kéo họ về phe vơ sản giai cấp. Cịn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ

14


và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nữa là làm cho
họ trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”.
Có thể đánh giá đây là quan điểm thể hiện tầm cao của tư tưởng Hờ Chí Minh. Người
đã vượt qua được những hạn chế của các đờng chí đương thời của mình, thường nhấn mạnh
quá cao vấn đề đấu tranh giai cấp mà không chú ý tận dụng được sức mạnh đoàn kết toàn
dân tộc để đánh đổ kẻ thù chung, đáp ứng yêu cầu khẩn thiết nhất của lịch sử.
Trong các văn kiện do mình soạn thảo, Hờ Chí Minh vừa xác định rõ đâu là bạn, đâu
là thù của cách mạng. Đồng thời cũng nhìn ra đâu là những bộ phận có thể bắt tay hợp tác
có điều kiện. Những thắng lợi của phong trào cách mạng tháng tám 1945 và các 11 cuộc
kháng chiến về sau đều có sự góp mặt của một nhân tớ quan trọng: chúng ta đã nhìn nhận
và tập hợp lực lượng được đúng đắn, phát huy được sức mạnh “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
3.4. Về xác định phương pháp đấu tranh:
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của cả dân tộc đại đoàn kết. Phải tổ chức
quần chúng, lãnh đạo và tổ chức đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp.
Phương pháp đấu tranh để giành chính quyền, giành lại độc lập tự do là bằng bạo lực của
quần chúng và có thể bằng phương thức khởi nghĩa dân tộc. Hờ Chí Minh đã nghiên cứu
và rút ra kinh nghiệm lịch sử từ các vị tiền bới. Người đánh giá các cụ Phan Đình Phùng,
Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đều là những vị anh hùng dân tộc, yêu
nước thương dân nhưng phương pháp đấu tranh của các cụ chưa đúng và Người khơng
đờng tình. Trong “Những mẩu chụn về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, Trần Dân Tiên
đã phân tích nhận định của Hờ Chí Minh trước khi ra đi tìm đường cứu nước như sau:
“Anh (Trần Dân Tiên dùng để gọi Nguyễn Tất Thành) khâm phục các cụ Phan Đình
Phùng, Hồng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng khơng hồn tồn tán

thành cách làm của một người nào. Vì:
Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu Người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó
là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lịng thương.
Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác
gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Cụ Hoàng Hoa Thám cịn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng
theo người ta kể thì cụ cịn nặng cốt cách phong kiến.
Anh thấy rõ và quyết định chọn con đường nên đi”.

15


Hờ Chí Minh thấy rằng chỉ có bằng bạo lực của quần chúng nhân dân, và phải tự
dựa vào mình “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, chứ khơng thể ỷ lại trơng chờ bên ngồi.
12 Đó là những nhận thức đúng đắn đem lại nền độc lập cho nước ta ngày nay.
Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ của Đảng
Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Nông dân…, Hờ Chí Minh đã truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của mình về nước chuẩn bị cho việc thành lập một Đảng
cộng sản ở Việt Nam. Các bài viết trên báo Người cùng khổ (1922), báo Thanh niên (1925),
báo Nhân đạo, Tạp chí Cộng sản, Đời sống thợ thuyền, Thông tin quốc tế, các tác phẩm
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Cách mệnh (1927),… của Hờ Chí Minh là
những cơng cụ quan trọng trong việc giáo dục những người Việt Nam yêu nước từng bước
chuyển từ yêu nước truyền thống thành yêu nước theo lập trường cách mạng vô sản.
Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, do việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin của
Hờ Chí Minh, phong trào cách mạng Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh
những đảng theo xu hướng tư tưởng tư sản đã xuất hiện nhiều tổ chức cách mạng từ sau đại
hội lần thứ nhất của đội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929) ba tổ chức cộng sản ở
Việt Nam ra đời: Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (9-1929)
và Đơng Dương Cộng sản liên đồn (l-1930).
Trước tình hình ở Đơng Dương có các tổ chức cộng sản xuất hiện, ngày 28-11-1929,

Q́c tế Cộng sản đã có nghị quyết về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Thực
hiện Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị hợp nhất thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3-2-1930.
Hội nghị hợp nhất đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương
trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hờ Chí Minh soạn thảo.
Các văn kiện quan trọng nói trên đã trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Trong
Cương lĩnh đầu tiên của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định Việt Nam là một nước
thuộc địa, nửa phong kiến, “vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho công nghệ
bản xứ không thế mở mang được”… “nông nghệ một ngày một tập trung... nông dân thất
nghiệp nhiều” (8) . Đánh giá về giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp địa chủ, Chánh cương
vắn tắt có sự phân biệt rõ ràng: “Tư bản bản xứ khơng có thể lực gì ta khơng nên nói cho
họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế q́c
chủ nghĩa”. Đây là một sự đánh giá hết sức khách quan, chân thực, không hề bị chi phối
của tư tưởng giáo điều hay “tả” khuynh. Từ thực tế đó, Đảng chủ trương làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” (9) .
Như vậy, ngay từ khi Đảng ra đời, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã giải quyết đúng đắn
mới quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, phân tích đúng đắn đặc điểm của xã hội, sắp xếp đúng
vị trí của từng giai cấp, tầng lớp và cá nhân trong lực lượng cách mạng, tạo điều kiện cho
Đảng vừa ra đời đã nắm trọn quyền lãnh đạo cách mạng.

16


Với cột mốc lịch sử ngày 3-2-1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách
mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản.
4. Thời kì từ 1930 – 1941: Vượt qua thử thách, kiên trì giứ vững lập trường cách
mạng
- Những đường lới, chủ trương mà Hờ Chí Minh vạch ra trong Cương lĩnh đầu tiên
của Đảng thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam.
Trong sự vận dụng sáng tạo đó có những vấn đề thuộc lý luận, chiến lược cách mạng vô

sản ở nước thuộc địa mà Lênin cũng như Q́c tế Cộng sản có đề cập nhưng chưa đi sâu.
Hơn nữa, vào cuối những năm 20, nửa đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế bị chi phối bởi những sai lầm tả khuynh, tư tưởng biệt phái, hẹp
hòi. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Quốc tế Cộng sản (91928).
Mặt khác, Q́c tế Cộng sản vì khơng sát tình hình các nước thuộc địa, nên đã phê
phán đường lối cách mạng Việt Nam do Hờ Chí Minh vạch ra.
Tuy bị phê phán, song đường lới cách mạng của Hờ Chí Minh đã được thực tiễn chứng
minh là đúng đắn. Đó là cơ sở để Thường vụ Trung ương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế
đờng minh (18-l l-1930), tiếp đó là Chỉ thị về vấn đề thanh Đảng ở Trung kỳ (20-5-1931).
Những chỉ thị này đã uốn nắn quan điểm xa rời thực tiễn Việt Nam, làm cho toàn Đảng
thấy được sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và vai trị của Mặt trận phản đế trong sứ mệnh
đồn kết toàn dân đưa cách mạng đến thắng lợi.
Phải đến Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7-1935), trước nguy cơ của chủ nghĩa
phátxít và chiến tranh thế giới mới, khi Quốc tế Cộng sản đã nghiêm khắc tự phê bình về
những sai lầm “tả” khuynh trong Nghị quyết Đại hội VI của mình, thì những quan điểm
đúng đắn của Hờ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, về đồn kết các lực lượng cách mạng
chớng đế q́c đã trình bày trong Cương lĩnh mới được Q́c tế Cộng sản thừa nhận.
Cuối tháng 9-1939, Quốc tế Cộng sản đã quyết định điều động Người về công tác ở
Đông Dương. Sau gần 30 năm xa Tổ quốc, ngày 28-1-1941 Hồ Chí Minh vượt qua cột mớc
108 trên biên giới Việt - Trung về nước. Đây là điều kiện thuận lợi để Hờ Chí Minh biến
tư tưởng của mình thành sức mạnh quần chúng đưa cách mạng đến thắng lợi.
Do không nắm được tình hình thực tế các thuộc địa ở phương Đông và Việt Nam,
lại bị chi phối bởi quan điểm “tả” khuynh, tại Đại hội VI (năm 1928), Quốc tế Cộng sản đã
chỉ trích và phê phán đường lới của Hờ Chí Minh vạch ra trong Hội nghị hợp nhất thành
lập Đảng. Hội nghị Trung ương tháng 10 – 1930 của Đảng ta, theo chỉ đạo của Quốc tế
Cộng sản, cũng ra “Án nghị quyết” thu hồi chánh cương vắn tắt và sách lược vắn tắt, đổi
tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời gian đó Hờ
Chí Minh tiếp tục tham gia các hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, nghiên cứu chủ nghĩa
Mác – Lênin và chỉ đạo cách mạng Việt Nam, kiên định quan điểm của mình.


17


Đại hội VII Quốc tế cộng sản (năm 1935) đã có sự tự phê bình về khuynh hướng
“tả”, cơ độc, biệt phái, bỏ rơi mất ngọn cờ dân tộc và dân chủ trong phong trào cộng sản.
Để cho các đảng tư sản, tiểu tư sản và phát xít nắm lấy mà chớng phá cách mạng. Đại hội
có sự chuyển hướng về sách lược, chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ chớng phát xít.
Năm 1936, Đảng ta đề ra “chiến sách” mới, phê phán những biểu hiện “tả” khuynh, cô độc,
biệt phái trước đây. Trên thực tế, từ đây đảng đã trở lại với Chánh cương vắn tắt, sách lược
vắn tắt của Hờ Chí Minh.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939 khẳng định rõ: “đứng trên lập
trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc
cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết”(4).
Những diễn biến của quá trình này đã phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị
và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Thời kì từ 1941 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hồn thiện
Trong thời kỳ này, tư tưởng Hờ Chí Minh và đường lới của Đảng cơ bản đã là thống
nhất. Trong những lần làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, Hờ Chí Minh nhiều lần
đưa ra những quan điểm sáng tạo, đi trước thời đại.
Năm 1941, trước những chuyển biến của tình hình thế giới, nhận rõ thời cơ của cách
mạng Việt Nam, Chủ tịch Hờ Chí minh trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người
chủ trì hội nghị lần tám Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng (5-1941), xác định nhiệm vụ
giải phóng dân tộc là trên hết của nước ta lúc này. Để có thể hồn thành nhiệm vụ đó
chúng ta cần phải tập trung lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo chỉa mũi nhọn vào
kẻ thù là phát xít Nhật – Pháp; người thành lập Mặt trận Việt Minh, thực hiện chủ trương
giải quyết vấn đề dân tộc tong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương; tiến tới thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa; chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, thành lập đội vũ trang, đi từ
khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa, đồng thời giúp đỡ cách mạng Lào, Campuchia,
v.v..
Ngay sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh, chủ tịch Hờ Chí Minh đã viết thư Kính

cáo đồng bào, kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa nâng cao truyền thống yêu nước, anh
hùng dân tộc đánh đuổi phát xít Nhật – Phát.
Có thể nói tư tưởng cớt lõi của Chủ tịch Hờ Chí Minh thể hiện trong thư Kinh cáo
đồng bào, cũng như trong các văn kiện của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (5-1941) là sự tiếp nối và phát triển cao của tư tưởng độc lập tự do đoàn kết
dân tộc của Người được nêu lên trong các tác phẩm trước Bản án chế độ thực dân Pháp
(1925), Đường cách mệnh (1927)… Đây là sự phát triển sáng tạo về tư tưởng, lý luận và
thực tiễn về cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa trong điều kiện và hoàn
cảnh mới của thời đại. Tháng 8-1942, với tư cách là đại diện của Việt Minh, Chủ tịch Hờ
Chí Minh sang Trung Q́c nhằm thiết lập mối quan hệ vơi lực lượng Đồng minh chống
18


phát xít, nhưng Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trái
phép, giam cầm và dẫn đi khắp các nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở tỉnh
Quảng Tây. Tác phẩm Nhật ký trong tù bao gồm 134 bài thơ chữ Hán của Chủ tịch Hờ
Chí Minh ra đời trong hồn cảnh lao tù đó tỏ rõ khí phách, tinh thần bất khuất và lạc quan
của nhà cách mạng vĩ đại.
“Gạo đem vào rồi giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công”. [1]
Nhật ký trong tù là văn kiện quang trọng, đồng thời cũng là tác phẩm văn học lớn
thể hiện tư tưởng, tình cảm của một vĩ nhân, hội tụ Nhân – Trí – Dũng, có tác dụng giáo
dục với nhiều người Việt Nam.
Tháng 9 – 1941 Chủ tịch Hồ Chí Minh được trả tự do về nước, lúc này cuộc chiến
thế giới bước sang giai đoạn cuối với những thắng lợi của phe Đồng Minh. Các văn kiện
của Người ở thời nay đều tập trung vào việc chỉ đạo phát triển lực lượng (tạo thời, lập
thế). 22/12/1944 Người sáng lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của
Quân đội nhân dân Việt Nam.18/08/1945, thời cơ đã đến, Hờ Chí Minh ra Lời kêu gọi

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành cơng lật đổ chế
độ phong kiến hơn một ngàn năm, lật đổ ách thống trị của thực dân pháp hơn 80 năm và
giành độc dân tộc trực tiếp từ tay phát – xít Nhật. Đây là thắng lợi to lớn đầu tiên của chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
Ngày 2/9/1945, Hờ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập sáng lập Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa đầu tiên ở vùng Đơng Nam Á; mở ra thời đại mới trong lịch sử
dân tộc Việt Nam – Thời đại độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Tun ngơn độc
lập có giá trị cao về tư tưởng, lý luận của Chủ tịch Hờ Chí Minh, tun ngơn trước tồn
thế giới về kỷ nguyên độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ mong ḿn
hịa bình và quyết tâm giữ vững nền độc lập.
Trong cuộc họp đầu tiên của chính phủ lâm thời nước Việt Nam ngày 3-9-1945.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra 6 nhiêm vụ cấp bách cần giải quyết đáp ứng nhu cầu thực
tiễn là chống nạn đói; chớng giặt dớt và các tệ nạn xã hội khác; thực hiện tổng tuyển cử
với chế độ phổ thông đầu phiếu; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; xóa bỏ thuế chợ, thuế
đị; thực hiện tín ngưỡng tự do và đồn kết….Tư tưởng của người ln nhất qn và
thớng nhất với các hoạt động thực tiễn là độc lập dân tộc không thể tách rời với thống
nhất Tổ quốc và phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy người nhiều lần nhắc
nhở:”nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
ý nghĩa gì”

19


Trong hoàn cảnh hiểm nghèo của đất nước sau Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch
Hờ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua cơn sóng dữ để giữ vững thành
quả cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hờ Chí Minh,
người đã chỉ đạo thành công các sách lược: Khi thì hịa với tưởng để chớng Pháp, lúc thì
hịa với Pháp để chống Tưởng và quét sạch bọn tay sai của atuongwr về nước, giành thời
gian củng cố lực lượng chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp. Những biện pháp đó
đã giúp ta thêm bạn bớt thù; xây dựng khới đại đồn kết dân tộc vững chắc.

Mặc dù đã làm hết sức để tránh đổ máu nhưng kẻ thù vẫn quyết tâm cướp nước
chúng ta một lần nữa thì chúng ta phải kiên quyết bảo vệ Tổ Quốc. Trước bới cảnh đó,
Chủ tịch Hờ Chí Minh đã ra lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến:”Khơng! Chúng ta thà hi
sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nơ lệ…Ai có súng dùng
súng. Ai có gươm dùng gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộ. Ai cũng
phải ra sức chống thực dân Pháp cứu đất nước.” [1]
Từ 1-1-1947 đến cuối tháng 12-1948, thể hiện sâu sắc, phong phú những quan
điểm, chiến lược của Chủ tịch Hờ Chí Minh và của Đảng ta trong hai năm đầu của cuộc
kháng chiến.
Chúng ta bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp trong điều kiện tương quan
lực lượng rất chênh lệch. Thực dân Pháp tuy bị nhiều tổn thất Chiến tranh thế giới thứ hai
nhưng được các lực lượng đế q́c hùa vào giúp sức, Pháp có đội quân hàng chục vạn
binh lính tinh nhuệ và thiện chiến, được trang bị vũ khí hiện đại. Dân ta vừa giành độc
lập, Nhà nước còn sơ khai, Đảng ta vừa cầm quyền kinh nghiệm lãnh đạo chưa có, qn
đội cịn non trẻ, vũ khí qn trang cịn nghèo nàn. Trong hồn cảnh ấy Chủ tịch Hờ Chí
Minh được cả dân tộc tin tưởng. Người là linh hồn của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.
Để sự nghiệp kháng chiến kiến quốc từng bước giành thắng lợi Chủ tịch Hờ Chí
Minh đặt biệt quan tâm tới công tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán
bộ, đảng viên nhằm nâng cao năng lực tổ chức lãnh đạo của Đảng cầm quyền, từng bước
hoàn thiện lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam và từng bước hình
thành tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chủ tịch Hờ Chí Minh là hiện
thân ngọn cờ của đại đoàn kết dân tộc, người đã phấn đấu không mệt mỏi cho việc xây
dựng, củng cớ khới đồn kết tồn dân trong Mặt trận dân tộc do Đảng lãnh đạo, dựa trên
cơ sở vững chắc của liên minh công nông.
Từ 1-1-1949 đên ngày 31-12-1950 là thời phản ánh các sách lược, đường lối, chiến
lược cách mạng của Chủ tịch Hờ Chí Minh để lãnh đạo toàn dân, toàn quân đẩy mạnh sự
nghiệp kháng chiến, kiến quốc mau tới thắng lợi. Người đặc biệt quan tâm và chăm lo tới
công tác xây dựng Đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, nhấn mạnh đến việc
đào tạo, huấn luyện cán cán bộ mục đích nâng cao trình độ chính trị, lý luận cho cán bộ,
đảng viên, đáp ứng với yêu cầu của cách mạng Người nói:”Học để làm việc, làm người,

làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.
Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư” [1] và thành quả đó

20


thể hiện rõ trong chiến thắng Biên giới năm 1950 phá tan vịng vây của chủ nghĩa đế q́c
mở ra triển vọng Việt Nam có thêm cơ hội nhận được sự chi viện của các nước anh em.
Từ 1951 đến cuối tháng 12-1952 sau thất bại chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp
tăng cường quân chi viện giàng lại các cứ địa đã mất và sự can thiệp của Mỹ với âm mưu
thay thế Pháp đàn áp lực lượng cách mạng. Thời kỳ này thể hiện rõ được chủ trương của
Chủ tịch Hờ Chí Minh cùng Đảng ta lãnh đạo tồn qn, tồn dân đẩy mạnh tiến cơng
chuyển từ giai đoạn phịng thủ phản cơng sang giai đoạn ba là tổng phản công. Trong thời
kỳ này cũng thể hiện rõ được hình ảnh Chủ tịch Hờ Chí Minh một Người có ý chí cách
mạng quyết tâm đấu tranh cho sự nghiệp độc lập dân tộc đờng thời có lịng nhân ái bao la,
yêu thương bộ đội, chiến sĩ, đồng bào, thiếu nhi và các kiều bào đang ở Pháp thể hiện
trong việc Bác gửi thư chúc Trung thu cho các cháu thiếu nhi, làm thơ chúc Têt cho các
đồng bào cả nước và các kiều bào ở Pháp v.v..
Từ 1953 đến 21-7-1954 là giai đoạn đấu tranh quyết liệt của dân ta và sự can thiệp
sâu vào chiến tranh của Mỹ. Sau những thất bại liên tiếp ở các chiến trường thực dân
Pháp được sự chi viện của Mỹ đẩy mạnh càn quét, thực hiện âm mưu “dùng người Việt
đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Tuy nhiên với khí thế chiến thắng,
Đảng và Chủ tịch Hờ chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 mà
đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ. Người lãnh đạo và động viên toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân nêu cao ý chí quyết thắng, phát huy thế mạnh của ta để giành thắng lợi
trong trận quyết chiến lược này. Thành quả là ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ,
buộc đối phương phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh lập lại hịa bình ở Việt
Nam, Miền Bắc được giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Trong
thời kỳ này người tiếp tục hoàn thiện lý luận chính trị, củng cớ tinh thần trách nhiệm của
Đảng viên, Hờ Chí Minh u cầu mọi cán bộ, Đảng viên phải làm đúng như mục đích của

Đảng Lao Động Việt Nam là phục vụ nhân dân, phải chí cơng vơ tư, gương mẫu trong các
cơng tác kháng chiến và kiến quốc nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Tổ quốc, trươc
Nhân dân và người cũng chủ trương tăng cường khới đại đồn kết tồn dân đồn kết rộng
rãi lâu dài, đoàn kết để đấu tranh cho sự tự do của tổ quốc và để xây dựng đất nước.
Giai đoạn này Chủ tịch Hờ Chí Minh cũng xác định kẻ thù mới là Mỹ, nêu cao
khẩu hiệu mới, chính sách mới cho hợp với tình hình.
Từ 1954 -1969, Hờ Chí Minh xác định và lãnh đạo thực hiện đường lối cùng một
lúc thi hành hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tất cả nhằm
mục đích giành độc lập, hồ bình, thớng nhất nước nhà.
Trong thời kỳ này, Hờ Chí Minh bổ sung hồn thiện thống nhất các quan điểm cơ
bản của cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực triết học, chính trị, kinh tế, qn sự,
văn hóa và đạo đức hình thành con người với phẩm chất cao đẹp. Người nêu ra phẩm chất
yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức cho mọi lứa tuổi, nghành nghề.

21


+ Thanh niên, thiếu niên, sinh viên, học sinh: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao
động, yêu khoa học.
+ Bộ đội: Tận trung với nước, tận hiếu với dân.
+ Người làm công tác y tế: Thầy thuốc như mẹ hiền.
+ Công nhân, nông dân: Thực hành cần, kiệm
+ Thầy cô giáo: Thương yêu học sinh, ra sức dạy tốt, xứng đáng là anh hùng vơ
danh.
Người chủ trương xóa bỏ những quan điểm của lạc hậu, triệt để xóa bỏ những tàn
dư tư tưởng và hủ tục lạc hậu của xã hội cũ, xây dựng nền văn hóa mới với nội dung
mang đậm bản sắc dân tộc được phản ánh một cách cụ thể và phong phú. Tạo ra các
phong trào thi đua “Ba sẵn sàng” của thanh niên, “Ba đảm đang” của phụ nữ, “Ba quyết
tâm” của lực lượng vũ trang, “Hai tốt” của nghành giáo dục.

Trong những giờ phút gay go nhất của cuộc chiến khi Mỹ thất bại ở “Chiến tranh
đặt biệt” Mỹ điên cuồng thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến
tranh” và các cuộc đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải qn Mỹ, ngày 17/7/1966,
Chủ tịch Hờ Chí Minh nêu ra một chân lý lớn của thời đại: Không có gì q hơn độc lâp,
tự do. Đờng thời khẳng định nhân dân Việt Nam chẳng những không sợ mà còn quyết tâm
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. “Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây lại đất nước ta
đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Trước khi đi xa, Người để lại Di chúc, một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh tư
tưởng, trí ṭ, tâm hờn, đạo đức của một lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc và danh nhân
văn hóa, śt đời vì dân vì nước.
Đến nay, toàn Đảng, toàn Dân Việt Nam đang phấn đấu thực hiện điều mong mỏi
ći cùng của Bác là: “Tồn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước
Việt Nam hịa bình, thớng nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp cách mạng thế giới”. Tư tưởng Hờ Chí Minh tiếp tục được Đảng Cộng Sản Việt
Nam vận dụng và phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.
[1]

Hờ Chí Minh tồn tập, Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị q́c gia - Sự thật, 2011.

6. Những thắng lợi của CMVN trong giai đoạn 1930-1945
- Với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã quy tụ đồn kết xung quanh mình tất cả
các giai cấp và tầng lớp yêu nước không phân biệt dân tộc, tôn giáo xây dựng nên lực lượng
cách mạng to lớn và rộng khắp trong cả nước, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và
bọn phong kiến tay sai.

22


Qua 15 năm (1930 - 1945) lãnh đạo cách mạng, trải qua đấu tranh gian khổ, mặc dù gặp
phải những tổn thất hy sinh to lớn nhưng Đảng vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, kiên định

cách mạng, trung thành với mục tiêu tư tưởng của mình. Đảng đã lãnh đạo Nhân dân tiến
hành ba cao trào cách mạng, đó là:
- Cao trào cách mạng (1930 - 1931) với đỉnh cao Xô viết - Nghệ Tĩnh.
- Cao trào cách mạng dân sinh, dân chủ (1936 - 1939).
- Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 - 1945) với đỉnh cao Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
6.1. Những thắng lợi của phong trào cách mạng 1930 – 1935
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là một phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng
Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để, diễn ra trên qui mô
rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú
và quyết liệt. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu
nước trước kia.
- Mặc dù ći cùng bị kẻ thù dìm trong biển máu nhưng phong trào vẫn có những
thắng lợi to lớn về các mặt sau:
+ Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của giai
cấp công nhân. Qua thực tiễn đấu tranh, quần chúng nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Khẳng định vai trị của khới liên minh cơng nơng. Cơng nhân, nơng dân đã đồn
kết đấu tranh và tin vào sức mạnh của chính mình.
+ Đội ngũ cán bộ và đảng viên và quần chúng yêu nước được tôi luyện và trưởng
thành. Phong trào đã rèn luyện lực lượng cho cách mạng về sau.
+ Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng
sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc quốc tế cộng
sản.

23


+ Đây là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về
sau của cách mạng Việt Nam. Nếu khơng có phong trào cách mạng 1930 – 1931, trong đó
quần chúng cơng, nơng đã vung ra một nghị lực cách mạng phi thường thì khơng thể có

thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939 và Cách mạng Tháng Tám.
- Phong trào để lại cho Đảng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá về công tác tư tưởng,
về chỉ đạo chiến lược, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống
nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
6.2. Những thắng lợi của phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Là một phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, diễn ra
trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, với những hình thức tổ chức
và đấu tranh phong phú; buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về
dân sinh, dân chủ.
- Mặc dù khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939), thế lực phản động thuộc
địa đàn áp cách mạng. Cuộc vận động dân chủ kết thúc, nhưng vẫn có ý nghĩa lịch sử to
lớn:
+ Quần chúng được tổ chức, giác ngộ và rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh, trở thành
lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
+ Đội ngũ cán bộ, đảng viên có sự phát triển về số lượng và trưởng thành.
+ Đảng thêm trưởng thành một bước về chỉ đạo chiến lược và tích lũy thêm nhiều
kinh nghiệm quay báu.
- Bài học kinh nghiệm: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 để lại nhiều bài học về xây
dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; về kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu trước mắt,
về sử dụng các hình thức đấu tranh…
- Phong trào dân chủ 1936- 1939 là một bước chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng khởi
nghĩa tháng Tám sau này.

24


6.3. Những thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945
Đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng, dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đưa
nhân dân bước vào giai đoạn trực tiếp vận động cứu nước.
-


Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5/1941) do Nguyễn Ái
Q́c chủ trì:

+ Giải quyết mới quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất,
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhấn mạnh là nhiệm vụ “bức thiết nhất”;
tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ thực hiện khẩu hiệu giảm tô, giảm
tức, chia lại ruộng công.
+ Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Việt Nam độc lập
đờng minh (Việt Minh) là mặt trận đồn kết dân tộc Việt Nam, không phân biệt giai cấp,
tầng lớp, dân tộc, tơn giáo tín ngưỡng.
+ Đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm
của toàn Đảng toàn dân; chỉ rõ một cuộc tổng khởi nghĩa bùng nổ và thắng lợi phải có đủ
điều kiện chủ quan, khách quan và phải nổ ra đúng thời cơ; đi từ khởi nghĩa từng phần lên
tổng khởi nghĩa.
+ Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược giải phóng dân tộc được đề ra tại Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.
+ Khẳng định lại đường lới cách mạng giải phóng dân tộc đứng đắn trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng, đờng thời khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương
Chính trị tháng 10 – 1930.
+ Là sự chuẩn bị về đường lối và phương pháp cách mạng cho thắng lợi của Tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945.
6.4. Thắng lợi trong khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
- Cao trào kháng Nhật cứu nước thể hiện tinh thần nỗ lực đấu tranh giành độc lập
của nhân dân Việt Nam; đờng thời góp sức cùng Đờng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
25


×