Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Su hinh thanh trat tu the gioi moi sau chien tranh the gioi thu hai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường: ĐHSP TP. Hồ Chí Minh Lớp: Quốc tế học 2B Tên: Nguyễn Minh Kha. Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1942 – 1947) Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Phụng Hoàng, TS. Tưởng Phi Ngọ Học phần: Lịch sử thế giới hiện đại. 2013.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lời giới thiệu Lịch sử là một bộ môn khoa học đầy tính nhân văn, hấp dẫn, chân thực nếu người biên soạn sách, người thầy, người trò đều hướng tới một mục đích chung: con người, sự thật và bài học. Phải tôn trọng lịch sử, đánh giá đúng sự kiện lịch sử bằng cách nhìn khách quan nhất của thời đại. Học phần Lịch sử thế giới hiện đại là một bộ phận quan trọng cấu thành chương trình học Quốc tế học. Những kiến thức về lịch sử thế giới góp phần quan trọng trong việc định hướng sinh viên ngành Quốc tế học trong công tác học tập, nghiên cứu, đặc biệt và chuyên môn. Mặt dù với vốn hiểu biết, trải nghiệm về lịch sử khiêm tốn, non nớt nhưng em hy vọng bài nghiên cứu về “Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai” (thuộc nội dung chương trình học của Chương IX: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 của giáo trình chính) sẽ đóng góp một phần nhỏ cho việc nghiên cứu về vấn đề trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như đáp ứng được yêu cầu của bài tiểu luận giữa kỳ. Trong quá trình biên soạn, tham khảo tài liệu sách từ các tập sách báo, cũng như nghiên cứu qua các trang web mạng dù em đã cố gắng hết sức, nhưng những hạn chế là rất khó tránh khỏi. Kính mong nhận được sự sửa chữa, đóng góp, khuyên bảo, uốn nắn từ các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Nhân tiện đây, nhân ngày 20/11 năm nay em xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất và lòng biết ơn, tôn trọng, kính yêu của em dành cho những thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Lịch sử. Chúc các thầy cô giáo có nhiều sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1942 – 1947) Bước vào những năm 1943 – 1944, những chiến thắng quan trọng của Hồng quân Liên Xô ở Stalingrad, vòng cung Kursk và của Đồng minh ở Bắc Phi, Sicily (Italia), Normandy (Pháp)… đã làm sáng tỏ một vấn đề là chiến tranh thế giới không còn bao lâu nữa sẽ kết thúc bằng thắng lợi của phe Đồng minh và sự thất bại của phe phát xít. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cho các nước Đồng minh, trước hết và chủ yếu là Liên Xô, Mĩ và Anh – ngoài việc đẩy mạnh hợp đồng tác chiến để sớm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít (thể hiện qua việc mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu vào tháng 6 – 1944) còn phải chuẩn bị để thiết lập một trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh kết thúc. Do đó, trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều hội nghị quốc tế đã được tiến hành như hội nghị Moskava (tháng 10 – 1943), Hội nghị Teheran (tháng 11 – 1943), Hội nghị Yalta (tháng 2 – 1945), Hội nghị Francisco (từ tháng 4 đến tháng 6 – 1945), Hội nghị Potsdam (từ tháng 7 đến đầu tháng 8 năm 1945)… Các hội nghị này, phần lớn là các cuộc họp cấp cao giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về sự thiết lập thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong đó, Hội nghị Yalta được xem là hội nghị khởi đầu cho việc hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. 1. Hội nghị thượng đỉnh Yalta (tháng 2 – 1945) và việc hình thành “Trật tự hai cực Yalta” Đến năm 1945, cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai bươc vào giai đoạn kết thúc. Có nhiều mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ phe Đồng minh chống phát xít nổi lên gay gắt, trong đó nổi bật lên ba vấn đề bức xúc cần được giải quyết: Thứ nhất, là việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương. Thứ hai là việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. Thứ ba, đó là việc phân chia khu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi thế lực giữa các nước tham gia chiến tranh chống phát xít.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trong bối cảnh đó, Hội nghị tam cường Liên Xô, Anh, Mĩ (tức ba cường quốc hình thành hệ thống tam cường được coi như nòng cốt của Mặt trận đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít) đã họp tại Yalta (Liên Xô). 1 Hội nghị Yalta còn có tên gọi khác là Hội nghị Crimea, diễn ra từ ngày 4 -11.2.1945 tại thành phố Yalta (bán đảo Crimea, nay thuộc Ukraine) 2 với sự tham gia của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Joseph Stalin, Tổng thống Mĩ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston S. Churchill cùng các phụ tá thân cận của họ. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thắng lợi gần kề của phe Đồng minh ở Mặt trận châu Âu và viễn cảnh ở mặt trận Thái Bình Dương còn chưa rõ ràng. Vấn đề bàn bạc chủ yếu của Hội nghị là thảo luận các biện pháp phối hợp hành động chống phát xít Đức, Nhật, chư hầu và thoả thuận những vấn đề liên quan đến trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Vấn đề Ba Lan là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh trong hội nghị. Trên thực tế, khi Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, quân Đức bị đẩy lui khỏi Ba Lan, số phận của quốc gia này ngày càng trở thành vấn đề chính trị quan trọng của phe Đồng minh. Tình hình ngày càng rắc rối cho các nước phương Tây khi Chính phủ Ba Lan đang lưu vong ở Luân Đôn muốn trở về nắm quyền với tư cách là chính phủ hợp pháp của Ba Lan. Các vị lãnh đạo phương Tây là Churchill và Roosevelt ủng hộ yêu cầu này trong tình hình Hồng quân Liên Xô giải phóng Ba Lan.3 Có thể nói, việc định đoạt địa vị cho Ba Lan xem ra khó khăn hơn cả. Vấn đề này được bàn bạc ở 7 trong số 8 phiên họp toàn thể của hội nghị. Roosevelt và Churchill đồng ý với nhau rằng Ba Lan với tư cách là một nước Đồng minh có quyền lập chính phủ cho mình. Nói cụ thể hơn, Roosevelt và Churchill tìm cách đưa chính phủ Ba Lan đang sống lưu vong ở Luân Đôn quay lại nắm quyền. Nhưng có một rắc rối là chính phủ Ba Lan lưu vong ở Luân Đôn lại không hề che giấu quan điểm chống Liên Xô và Cộng sản, do tàn dư của cuộc xung đột kéo dài trong lịch sử giữa người Nga và người Ba Lan.4 Riêng Stalin hiểu rất rõ ý thức dân tộc và quan điểm chống Nga của người Ba Lan, đặc biệt là chính phủ lưu vong Ba Lan đóng ở Luân Đôn. Do đó, Stalin kiên quyết chống lại việc tái thiết một quốc gia Ba Lan hiếu chiến ở biên giới phía Tây của mình. Stalin không cho phép chính phủ lưu vong Ba Lan giành lại quyền lực ở 1. GS Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, năm 2011, trang 223 Theo trang web www. kienthuc.net.vn 3 TS. Trần Nam Tiến, Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 – 2000), NXB Giáo dục, năm 2008, trang 8 4 Người Nga và người Ba Lan đã có nhiều lần xung đột chiến tranh trong lịch sử. Tính từ thời điểm năm 1008 (Thời điểm của cuộc viễn chinh Kiev) tới năm 1939 người Nga và người Ba Lan đã đánh nhau 15 lần. 2. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Warsaw. 5 Đây là mối quan tâm chính yếu mà Stalin vẫn lặp đi lặp lại với các đồng minh của mình. Anh và Mĩ, miễn cưỡng chấp nhận về mặt nguyên tắc là trong thực tế Đông Âu nói chung và Ba Lan nói riêng đã trở thành một phần ảnh hưởng của Liên Xô. Ngày trước Stalin đã từng thiết lập một chính quyền của mình ở thành phố Lublin (phía Đông Ba Lan) với thành phần nòng cốt là những người theo cộng sản và xã hội chủ nghĩa.6 Tại hội nghị, Stalin cũng đưa ra yêu cầu thay đổi biên giới Ba Lan. Ông đòi Ba Lan phải trả lại Liên Xô những gì họ đã lấy từ Hiệp ước Riga và để đền bù cho việc Ba Lan mất đất vào tay Liên Xô, Stalin sẽ nới rộng biên giới phía Tây Ba Lan thêm 75 dặm (vốn thuộc lãnh thổ của Đức), biên giới này chạy dọc theo sông Oder và sông Tây Neisse. Anh, Mĩ và đại diện của nước Đức (sau này là Cộng hoà Dân chủ Đức) đã phải miễn cưỡng chấp nhận đề nghị của Stalin.7 Vấn đề thứ hai của Hội nghị Yalta có ảnh hưởng rất quan trọng đối với quân đội Mĩ, lúc bấy giờ họ vẫn còn vướng bận chiến trận quyết liệt với quân phát xít Nhật ở mặt trận Thái Bình Dương. Những nỗ lực đánh bom Tokyo và kế hoạch đánh chiếm Okinawa chưa được thực hiện. Vì vậy, đối với người Mĩ, Hội nghị Yalta chủ yếu nhằm đưa Hồng quân Liên Xô với kinh nghiệm dày dặn vào cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Phía Mĩ đòi hỏi Hồng quân Liên Xô phải tham chiến chống phát xít Nhật ở mặt trận Thái Bình Dương. Stalin hứa sẽ tham chiến sau 90 ngày khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, nhưng kèm theo đó Anh và Mĩ phải thoả mãn một số điều kiện do phía Liên Xô đặt ra. Sự kiện Liên Xô tấn công phát xít Nhật ở Mãn Châu (Trung Quốc) đánh dấu cuộc xung đột lần thứ tư giữa Nga – Nhật trong thế kỷ XX. Theo người Nga, đây là cơ hội để họ san bằng tỉ số trong quá khứ và lấy lại các vùng lãnh thổ đã mất.8 Vấn đề thứ ba là sự thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc (The United Nations) thay thế Hội Quốc Liên đã mất đi vai trò trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Roosevelt nỗ lực tìm kiếm một cơ cấu tổ chức Liên Hợp Quốc để cả Churchill, Stalin và nhân dân Mĩ 5. Một Kiệt, Bảy cuộc đàm phán siêu cấp, Dương Quốc Anh – Trần Hữu Nghĩa dịch, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2006, trang 221, 222 (chú thích của TS. Trần Nam Tiến) 6. Theo Wayne C.McWilliams – Harry Piotrowski, trang 132 (chú thích của TS. Trần Nam Tiến, sđd). 7. Trên thực tế, Mĩ và Anh chỉ đồng ý lấy sông Oder làm biên giới giữa Ba Lan và Đức (Theo chú thích của TS. Lê Phụng Hoàng, Lịch sử quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tập 1: 1945 – 1975, Khoa Lịch sử ĐHSP TP HCM, năm 2009). 8. Theo Wayne C.McWilliams – Harry Piotrowski, trang 37 (chú thích của TS. Trần Nam Tiến, sđd). 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> chấp nhận. Roosevelt đề xuất quyền phủ quyết vô điều kiện của các thế lực lớn trên thế giới với bất kỳ hành động nào mà Liên Hợp Quốc phản đối. Churchill và Satlin nhanh chóng chấp thuận. Năm 1919, khi Tổng thống W. Wilson thành công trong việc mở đường cho Mĩ vào Hội Quốc Liên. Các đối thủ của ông cho rằng nếu Mĩ vào Hội Quốc Liên, chính sách đối ngoại của Mĩ sẽ bị Hội Quốc Liên chi phối. Vì vậy, quyền phủ quyết của Mĩ có thể giúp ngăn chặn tình huống trên xảy ra. Tất nhiên, Mĩ không thể trong mong trở thành quốc gia duy nhất có được quyền phủ quyết. Roosevelt đề nghị, bất cứ nước nào trong 5 nước: Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc, đều có quyền phủ quyết đối với hành động của Liên Hợp Quốc (đề phòng việc tổ chức này bị lợi dụng để chống lại lợi ích 5 nước lớn). Liên Hợp Quốc chỉ có thể hành động khi “năm nước lớn” đồng thuận. Điểm yếu này của Liên Hợp Quốc sau này được xây dựng thành Hiến chương. Cuối cùng, số phận nước Đức khi thất bại của họ trong chiến tranh đã được định đoạt. Tại hội nghị, Liên Xô, Mĩ và Anh quyết định tạm thời lãnh thổ Đức (bao gồm cả phần nước Áo mà Hitler đã sáp nhập vào năm 1938) được chia thành những vùng chiếm đóng bởi những nước tham gia hội nghị. Người Pháp ngay sau đó, với tư cách là một nước thuộc phe Đồng minh cho rằng họ cũng được quyền có một vùng chiếm đóng ở Đức. Stalin không phản đối nhưng ông yêu cầu Pháp phải chia sẻ vùng chiếm đóng với Mĩ hoặc Anh. Kết quả, có bốn lực lượng đồn trú ở Áo và Đức, cũng như hai thủ đô nước này là Vienna và Berlin. Sau nhiều ngày bàn bạc và thống nhất, những người đứng đầu ba cường quốc Mĩ, Anh và Liên Xô đã đưa ra những kết quả quan trọng như sau: 9 - Về nước Đức: Các nước Đồng minh cần phối hợp tốt hơn để sớm buộc nước Đức chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Hội nghị đã thoả thuận cắt trả toàn bộ lãnh thổ Đức ở phía Đông sông Oder cho Ba Lan và Liên Xô. Phần lãnh thổ còn lại của Đức sẽ bị phân thành ba vùng riêng biệt thuộc quyền chiếm đóng của Liên Xô, Mĩ và Anh. Pháp cũng sẽ được chiếm đóng một vùng (được san sẻ bởi Anh và Mĩ). Thủ đô Berlin sẽ bị phân thành bốn vùng chiếm đóng. Đức sẽ bị phi quân sự hoá và phi quốc xã hoá. Phân nửa số tiền Đức phải trả (10 tỉ trong tổng số 20 tỉ USD) sẽ được trích trao cho Liên Xô. Nước Áo (bị sáp nhập với Đức năm 1938) sẽ chịu chung số phận như nước Đức. - Về Ba Lan: Lãnh đạo các nước Liên Xô, Anh và Mĩ khẳng định lại ý muốn: “một nước Ba Lan mạnh, tự do, độc lập và dân chủ”. Nước Ba Lan được khôi phục sẽ có 9. TS. Trần Nam Tiến, sđd. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> đường biên giới phía đông là đường Curzon. 10Bù lại, đường biên giới phía tây sẽ được đẩy lùi vào sâu trong lãnh thổ Đức. Các bên tham gia hội nghị xem xét thành lập “Chính phủ đoàn kết dân tộc lâm thời Ba Lan” trên cơ sở mở rộng Chính phủ Lublin do Đảng Cộng sản Ba Lan lãnh đạo và dưới sự tham gia của các chính khách thuộc Chính phủ Ba Lan lưu vong ở Luân Đôn.11 - Về chiến tranh chống Nhật: Theo yêu cầu của Roosevelt, Stalin cam kết sẽ tham gia “trong vòng từ hai đến ba tháng sau ngày Đức đầu hàng và cuộc chiến kết thúc ở châu Âu”. Bù lại, Anh và Mĩ phải chấp thuận những đề nghị của Liên Xô, bao gồm: duy trì nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô một số quyền lợi và lãnh thổ đã bị mất trong cuộc chiến tranh giữa Nga và Nhật (1904 – 1905), nghĩa là Liên Xô sẽ thu hồi miền Nam đảo Sakhalin và quần đảo Kuril, được quyền kiểm soát các cảng Lữ Thuận, Đại Liên và tuyến đường sắt Hoa Đông và Nam Mãn Châu – Đại Liên ở Trung Quốc; trả lại cho Liên Xô tuyến đường sắt Siberia – Trường Xuân. Các cường quốc tham gia Hội nghị Yalta cũng thống nhất sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Đồng minh sẽ chiếm đóng Nhật. Triều Tiên sau khi được giải phóng sẽ trở thành một quốc gia độc lập và thống nhất. Triều Tiên sau khi được giải phóng sẽ trở thành một quốc gia độc lập và thống nhất. Tuy nhiên trong thời gian đầu, Liên Xô sẽ thay mặt quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 38, còn quân Mĩ sẽ làm nhiệm vụ này ở Nam vĩ tuyến 38 của bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc sẽ thu hồi lại Đài Loan và quần đảo Bành Hồ mà Nhật đã chiếm sau Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895). Tại Trung Quốc, Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản sẽ tiến hành hiệp thương để thành lập Chính phủ Liên hiệp thống nhất. Phần còn lại của châu Á (Tây Á, Nam Á, Đông Nam Á…) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.. 10. Đường này mang tên của Bộ trưởng Ngoại giao Anh Curzon, đường ranh giới này được các nước Anh, Pháp và Mĩ ký ngày 8 tháng 12 năm 1919 đề nghị chọn làm đường biên giới phía Đông Ba Lan. Ngày 17 tháng 2 năm 1920, Chính phủ Anh đã gửi công hàm cho Chính phủ Nga Xô viết xác định rõ vị trí của đường Curzon. Nhưng tháng 3 năm 1921, Chính phủ Nga Xô viết và Chính phủ Ba Lan đã ký hoà ước Riga, theo đó Ba Lan giành được thêm một vùng đất rộng nằm về phía Đông đường Curzon. Ba Lan đã giữ vùng đất này cho đến khi nước Đức và Liên Xô lần lượt chiếm đóng trong tháng 9 năm 1939. (Theo chú thích của TS. Lê Phụng Hoàng, sđd, trang 4). 11. FRUS, 1945, The Conferences at Malta and Yalta, Dept. of State, Washington, D.C, 1955, trang 781 (Theo chú thích của TS. Trần Nam Tiến, sđd).. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Về Tổ chức Liên Hợp Quốc: Các nhà lãnh đạo Liên Xô, Anh và Mĩ khẳng định kết quả của Hội nghị Dumbarton Oaks (1944) 12 như nguyên tắc biểu quyết của 5 đại cường quốc (Liên Xô, Anh, Mĩ, Pháp và Trung Quốc) tại Hội đồng Bảo An… Ba nhà lãnh đạo đồng thời làm rõ ý định của họ sẽ cùng hợp tác với các đồng minh khác để thành lập “một tồ chức quốc tế chung nhằm bảo vệ hoà bình và an ninh, có sứ mệnh xoá bỏ các nguyên nhân chính trị, kinh tế và xã hội đưa đến chiến tranh”. Hội nghị thành lập Liên Hợp Quốc sẽ được triệu tập vào ngày 25 – 4 – 1945 tại San Francisco nước Mĩ. - “Tuyên bố về châu Âu được giải phóng” cũng được ba cường quốc đưa ra nhằm xác lập quyền tự quyết của nhân dân các nước Đông Âu được giải phóng khỏi ách thống trị phát xít. Mĩ, Anh và Liên Xô tuyên bố sẵn sàng tạo thuận lợi cho việc thành lập các chính phủ lâm thời và tổ chức các cuộc bầu cử tự do bằng các phương pháp dân chủ để giải quyết những khó khăn cấp bách về chính trị và kinh tế. Trở về nước từ Hội nghị Yalta, Mĩ, Anh và Liên Xô đều khá hài lòng khi đạt được những gì mà họ mong muốn. Nhưng thực tế cho thấy, những việc mà Hội nghị Yalta giải quyết được rất ít. Thay vào đó, Hội nghị Yalta lại trở thành tiêu điểm của cuộc chiến tranh lạnh. Những vấn đề được thảo luận tại hội nghị, bao gồm Ba Lan và biên giới sau chiến tranh của Ba Lan, Liên Hợp Quốc, việc tham gia của Hồng quân Liên Xô vào cuộc chiến với phát xít Nhật và vấn đề ở Đức, Áo trở thành nguyên nhân tranh chấp giữa Đông và Tây trong giai đoạn sau này. Có thể nói, những thoả thuận của hội nghị về những vấn đề quan trọng nhất của thế giới sau chiến tranh đã đặt những tiền đề cơ sở có tính chất nền tảng cho việc hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh – thường được gọi là “Trật tự thế giới hai cực Yalta” hay “Trật tự hai cực Xô – Mĩ”. 2. Hội nghị thượng đỉnh Potsdam (từ ngày 17 – 7 đến 2 – 8 – 1945) Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại của phát xít Đức, Ý, những bất đồng và mâu thuẫn trong nội bộ phe Đồng minh, trước hết là ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh trước đây vốn bị đẩy xuống hàng thứ yếu (do phải tập trung tiêu diệt kẻ thù chung là phát xít Đức, Ý) đã bắt đầu bộc lộ. Dấu hiệu căng thẳng đã xuất hiện sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, các thế lực phương Tây lẫn Liên Xô đều tìm cách 12. Diễn ra tại Washington trong các ngày từ ngày 21 đến 28 tháng 9 năm 1944 giữa Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô và từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 7 tháng 10 năm 1944 giữa Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc. Hội nghị đã thảo luận và thông qua “Dự án Dumbaton Oasks” về việc thành lập Tổ chức Liên Hợp Quốc (Theo chú thích của TS. Lê Phụng Hoàng, sđd, trang 5).. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> thiết lập ảnh hưởng của mình ở Đông Âu. Sự đoàn kết trong chiến tranh nay đã trở thành sự nghi kỵ lẫn nhau. Có thể thấy rõ điều này sau khi Tổng thống Roosevelt qua đời ngày 12 – 4 – 1945. Người kế nhiệm là Phó tổng thống Harry S. Truman. Trong một cuộc họp quan trọng ở Nhà Trắng ngày 23 tháng 4 năm 1945 ông đã tuyên bố: “Tôi chủ trương phải có sự cứng rắn trong chính sách của mình với nước Nga”.13 Đường lối cứng rắn này nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng từ Thủ tướng Anh Churchill. Ngày 6 tháng 5 năm 1945, Churchill đề nghị Truman nhanh chóng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba giữa Liên Xô – Anh – Mĩ để giải quyết tiếp những vấn đề đặt ra khi Đức đầu hàng. Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Liên Xô, Mĩ và Anh thoả thuận tiến hành Hội nghị thượng đỉnh Tam cường tại Potsdam (Đức)14 trong nửa sau tháng 7 – 1945. Hội nghị Potsdam diễn ra từ ngày 17 – 7 đến ngày đến 25 – 7 và từ ngày 28 – 7 đến ngày 2 – 8 – 1945. Hội nghị bị gián đoạn do kết quả bầu cử Quốc hội Anh, theo đó, Đảng Bảo thủ đang nắm quyền bị thất bại phải nhường chỗ cho Công Đảng. Vì vậy, tham dự Hội nghị về phía Anh từ ngày 17 – 7 đến ngày 27 – 7 là Thủ tướng Anh Churchill, từ ngày 28 – 7 đến ngày 2 – 8 – 1945 là Thủ tướng mới C. Attlee; về phía Mĩ là Truman; về phía Liên Xô vẫn là Stalin. Tại hội nghị, sự căng thẳng rõ nhất giữa Anh và Liên Xô.15 Bất chấp những nghi kỵ xuất hiện trong mối quan hệ giữa họ, các nhà lãnh đạo ba đại cường vẫn thông qua những quyết định quan trọng: - Về phía nước Đức bại trận: Tam cường khẳng định lại những thoả thuận đã được nêu ra tại Hội nghị Yalta, trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản sau đối với Đức: phi quân sự hoá, phi quốc xã hoá, phi độc quyền hoá và phi dân chủ hoá, trừng phạt các tội phạm chiến tranh, kiểm soát và giới hạn khả năng ngành công nghiệp nặng sao cho nước Đức không thể phục hồi nền công nghiệp quân sự, di chuyển trong trật tự cư dân gốc Đức ra khỏi các nước Ba Lan, Đức và Hungary. - Về tiền bồi thường chiến tranh của nước Đức: Hội nghị xác định rõ tiền bồi thường của Đức sẽ được “trích từ những vùng bị chiếm đóng” bằng cách tịch thu các thiết bị công nghiệp. Riêng Liên Xô sẽ nhận thêm từ các vùng chiếm đóng của phương Tây 15% các thiết bị công nghiệp cơ bản còn sử dụng được và hoàn chỉnh, chủ yếu của các 13. Dẫn theo Lê Văn Quang (chú thích của TS. Trần Nam Tiến, sđd). 14. Potsdam là thủ phủ của tiều bang Brandenburg (Đức) và là thành phố đông dân cư nhất của tiểu bang. Postdam có biên giới chung với thủ đô Berlin về phía đông bắc và thuộc về Vùng đô thị Berlin/Brandenburg. 15. Theo Fraser J. Harbutt, The Iron Curtain: Churchill, America, and the Origins of the Cold War, Oxford University Press, New York, 1986, trang 115 (chú thích của TS. Trần Nam Tiến, sđd). 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ngành công nghiệp luyện kim, hoá chất, cơ khí và thêm 10% thiết bị công nghiệp vốn không cần cho nền kinh tế thời bình của Đức. - Về vấn đề liên quan đến các nước Đông Âu mới được giải phóng: giữa Liên Xô, Mĩ và Anh đã diễn ra một cuộc đấu tranh rất căng thẳng trong Hội nghị Potsdam. Cụ thể là trong quá trình đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách phát xít, ở Hungary, Romania, Bulgaria, Ba Lan và Nam Tư (cũ) đã hình thành nên các chính quyền dân chủ tiến bộ. Nhưng cả Anh và Mĩ đều đòi hỏi phải nhanh chóng cải tổ lại các chính quyền ở đây theo hướng thân phương Tây. Phía Liên Xô đã bác bỏ điều này. Gay cấn nhất đó là tranh luận vấn đề Ba Lan. Chính phủ Ba Lan mới (trong đó có những người cộng sản chiếm ưu thế) được công nhận. Hội nghị dự tính chia Đông Phổ (quê hương của đế quốc Đức quân phiệt) cho Ba Lan và Liên Xô. Biên giới phía Tây của Ba Lan sẽ được xác định trong quá trình soạn thảo hoà ước. Trong lúc chờ đợi, Ba Lan sẽ cai quản các lãnh thổ củ của Đức nằm về phía đông của đường ranh giới xuất phát từ biển Baltic chạy dọc theo sông Oder cho đến nơi hợp lưu với nhánh Tây sông Neisse, khu vực Konigsberg được chuyển giao của Liên Xô (về sau trở thành tỉnh Kalingrad của Liên Xô). - Về số phận của những nước Đồng minh hay chư hầu của Đức quốc xã trong chiến tranh: các bộ trưởng ngoại giao của Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc được giao trách nhiệm soạn thảo các hoà ước sẽ ký với các nước Italy, Bulgaria, Phần Lan, Hungary và Romania. Trong đó, Tam cường ủng hộ yêu cầu của Bulgaria, Hungary, Romania và Phần Lan gia nhập Liên Hợp Quốc; nhưng không ủng hộ Tây Ban Nha vì chính quyền Franco đã tham gia liên minh với trục phát xít. - Về vấn đề Nhật: có lẽ đây là vấn đề duy nhất mà Stalin và Truman nhất trí với nhau tại hội nghị Potsdam. Dường như cả Liên Xô và Mĩ đều có thể gây trở ngại cho quân đội Nhật và không bên nào sẵn sàng từ bỏ lợi thế đó. Trong khi dự hội nghị tại Potsdam, Truman đã được thông báo rằng trái bom nguyên tử đầu tiên đã thử nghiệm thành công tại Alamogordo (thuộc bang New Mexico). Truman biết rõ những nổ lực chấm dứt chiến tranh trong danh dự của chính quyền Nhật, nhưng ông có thể tự mình kết thúc chiến tranh theo những điều khoản có lợi nhất nhờ vào bom nguyên tử. Tuy nhiên, Mĩ vẫn cần Hồng quân Liên Xô để tiêu diệt quân phát xít Nhật, chấm dứt chiến tranh tại Thái Bình Dương, đó cũng là cách giảm thiểu thương vong cho người Mĩ. Ngày 18 tháng 6 năm 1945, Truman đã phát biểu trong cuộc họp báo với các nhà lãnh đạo quân sự Mĩ: “Một trong những mục tiêu tôi đặt ra tại hội nghị sắp tới (Hội nghị. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Potsdam) là nhằm đạt được việc Liên Xô giúp đỡ nhiều nhất trong cuộc chiến tranh chống Nhật Bản.”16 Về phía mình, Stalin không muốn Nhật đầu hàng quá sớm. Tại Hội nghị Yalta, Stalin hứa sẽ tham chiến ở mặt trận Thái Bình Dương sau khi chiến tranh với Đức kết thúc kết thúc 90 ngày. Với Stalin, đây là cơ hội không chỉ để đòi món nợ với Nhật mà còn mở rộng ảnh hưởng của mình ở Viễn Đông. Ngày 27 – 7 – 1945, giữa lúc hội nghị đang diễn ra, một bản Tuyên cáo Potsdam kêu gọi Nhật đầu hàng, mang chữ ký của Tổng thống Mĩ Truman, Thủ tướng Anh C. Attlee và Tưởng Giới Thạch (đứng đầu nhà nước Trung Quốc) đã được công bố với sự đồng ý của nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin. Tuyên cáo nhấn mạnh Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, nếu không sẽ bị “huỷ diệt nhanh chóng và hoàn toàn”. Tuyên cáo nêu rõ chính sách của các nước Đồng minh với Nhật sẽ là: - Vĩnh viễn loại trừ chủ nghĩa quân phiệt và xây dựng một chế độ mới, hoà bình, an ninh và công lý; - Lãnh thổ Nhật sẽ chỉ còn lại 4 đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku và các đảo nhỏ kề bên; - Các tội phạm chiến tranh sẽ bị trừng phạt; - Các quyền tự do ngôn luận, tư tưởng, tôn giáo và những quyền cơ bản khác của con người sẽ được tôn trọng; - Các quyền tự do ngôn luận, tư tưởng, tôn giáo và những quyền cơ bản khác của con người sẽ được tôn trọng; - Các nội dung của Tuyên bố Cairo sẽ được thực hiện; - Nhật phải bồi thường chiến tranh và giải tán nền công nghiệp chiến tranh; - Quyết định quân Nhật phải bị giải giáp hoàn toàn; - Lực lượng Đồng minh sẽ chiếm đóng Nhật cho đến khi những chính sách trên được hoàn thành và cho đến lúc “một chính phủ có xu hướng hoà bình và có trách nhiệm được thành lập phù hợp với ý nguyện được tự do bày tỏ của nhân dân Nhật”.. 16. Vassilepski, Sự nghiệp cả cuộc đời, Moscow, 1975, trang 513, dẫn theo Lưu Văn Lợi, “Hội nghị Potsdam – Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3 (62), tháng 9, 2005, trang 13 (chú thích của TS. Trần Nam Tiến).. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Những nghị quyết của Hội nghị Potsdam vừa tiếp tục khẳng định, vừa cụ thể hoá, vừa bổ sung cho những quyết định của Hội nghị thượng đỉnh Yalta về việc phối hợp hành động kết thúc chiến tranh ở mặt trận Thái Bình Dương và thiết lập một trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh kết thúc. Có thể nói, hai Hội nghị thượng đỉnh Yalta và Potsdam đã xác lập địa vị ưu thế của hai đại cường Liên Xô và Mĩ trong quan hệ quốc tế thời hậu Chiến tranh thế giới thứ hai và đã góp phần tạo ra cục diện lưỡng cực kéo dài trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đây cũng là hội nghị thượng đỉnh cuối cùng giữa Tam cường Liên Xô, Mĩ và Anh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai. 3. Hội nghị San Francisco (tháng 4 – 1945) và việc thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc (The United Nations) Nhiệm vụ lặp lại trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai thuộc về những người chiến thắng, đặc biệt là các nước có quyền lực nhất bao gồm Mĩ, Liên Xô và ở chừng mực nào đó là Anh. Suốt chiến tranh, các vị lãnh đạo Tam cường Franklin Roosevelt, Joseph Stalin và Winston Churchill) không chỉ gặp mặt trao đổi về kế hoạch chiến tranh mà còn đưa ra một số kế hoạch cho tình hình ổn định sau chiến tranh. Tổng thống Roosevelt rất tin tưởng ở sự thống nhất và lòng tin cậy của các bên đã duy trì trong suốt cuộc chiến, cũng sẽ kéo dài hơn và thông qua các đường lối ngoại giao cá nhân họ có thể giải quyết nhiều vấn đề lớn trong thời hậu chiến như: tương lai của Đức, Đông Âu, Nhật và châu Á. Thế nhưng khi chiến tranh kết thúc, hai trong số họ đã không còn nắm quyền lực nữa. Roosevelt đã mất vào tháng 4 – 1945, còn Churchill không trúng cử thủ tướng trong đợt bầu cử tháng 7 cùng năm. Cho dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khối liên minh nhằm giữ vững an ninh quốc tế được duy trì bởi chính sách ngoại giao cá nhân của Tam cường không thể nào kéo dài hơn khi chiến tranh đi đến hồi kết thúc. Họ chỉ có nỗ lực cùng nhau xây dựng khối hoà bình quốc tế. Cho dù mâu thuẫn giữa Tam cường rất đáng kể nhưng họ nhất trí với nhau về việc hình thành một khối đảm bảo an ninh thế giới. Roosevelt ủng hộ mạnh mẽ việc thành lập một tổ chức an ninh toàn cầu thay thế cho Hội Quốc Liên trước đây. Ngay từ thời gian đầu chiến tranh, Roosevelt đã bày tỏ ý kiến này với Churchill và họ cũng đã trao đổi với Stalin. Cả ba siêu cường đều tỏ ý quan tâm sâu sắc đến việc duy trì mối quan hệ lâu dài sau chiến tranh trong “Liên Hợp Quốc” như người ta thỉnh thoảng vẫn gọi là siêu cường liên minh (allied superpowers). Roosevelt mong quốc. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> gia của mình không thể trở về với chủ nghĩa biệt lập, Stalin cũng thể hiện sự nhất trí, ông cũng không muốn Liên Xô bị cô lập như trước chiến tranh.17 Giữa Tam cường đã thảo luận rất nhiều về hình thức, cơ cấu, vai trò và quyền lực của một tổ chức mới bảo vệ hoà bình quốc tế. Làm thế nào để tổ chức quốc tế này có thể có đủ uy quyền buộc các thành viên thực thi quyết định của tổ chức, hay là ngăn cấm không cho mỗi quốc gia theo đuổi và duy trì quyền lợi riêng của quốc gia đó. Một vấn đề lớn nữa là mối quan hệ giữa các cường quốc với các quốc gia thành viên khác trong khối tổ chức quốc tế này. Ngay từ đầu, Tam cường đã đồng ý hi sinh một số quyền lợi quốc gia vì mục đích duy trì nền hoà bình chung. Họ khẳng định rằng, quốc gia của hộ đóng vai trò chính trong việc đánh bại phát xít, quân phiệt trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thì tổ chức phải tín nhiệm họ, cho họ thực thi quyền lãnh đạo chủ chốt mà không bị các nước thành viên đông đảo và nhỏ bé còn lại gây trở ngại. Các vấn đề nêu trên được giải quyết qua một loạt hội nghị trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc gặp gỡ tại Moska vào tháng 10 – 1943, các bộ trưởng ngoại giao của khối liên minh nhất trí thông qua các nguyên tắc thành lập một tổ chức gọi là tổ chức Liên Hợp Quốc. Tháng 8 – 1944, khi thắng lợi trong cuộc chiến gần kề, đại biểu của Tam cường với sự tham gia của Trung Quốc có cuộc gặp gỡ tại Dumbarton Oasks để định ra cơ cấu của tổ chức quốc tế nêu trên. Sau những thảo luận căng thẳng, hội nghị đã công bố văn kiện cuối cùng vào ngày 28 – 9 – 1944 do Liên Xô, Mĩ, Anh và Trung Quốc ký kết với tiêu đề: “Những đề nghị về việc thành lập tổ chức an ninh quốc tế chung”. Đây là văn kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó đặt cơ sở nền tảng cho Hiến chương của Liên Hợp Quốc sau này. Các cơ quan của Liên Hợp Quốc dự kiến nhân sự cùng với nghĩa vụ, quyền hạn của nó, như: Đại hội đồng (gồm tất cả các nước thành viên), Hội đồng Bảo an (chỉ có 5 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc là có tư cách uỷ viên thường trực), Ban Thư ký, Toà án Quốc tế, Hội đồng Kinh tế xã hội. Tại Hội nghị Yalta (tháng 2 -1945), 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh cũng thông qua một số quyền hạn cho mỗi siêu cường quyền phủ quyết quyết định của tổ chức Liên Hợp Quốc. Theo đó, vấn đề bỏ phiếu trong Hội đồng Bảo an được áp dụng theo nguyên tắc nhất trí hoàn toàn giữa các thành viên thường trực (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) và sẽ áp dụng cho tất cả vấn đề, ngoại trừ vấn đề thủ tục (chương trình nghị sự). Mặt khác, nếu một thành viên nào đó của Hội đồng Bảo an (kể cả Uỷ viên thường trực) là một bên tranh chấp trong các cuộc tranh chấp mà Hội đồng Bảo an đang xem xét và 17. Wayne C. McWilliams – Harry Piotrowski, trang 24, sđd (Chú thích của TS. Trần Nam Tiến).. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> giải quyết, thì thành viên ấy không được tham gia biểu quyết, bỏ phiếu (và không được sử dụng quyền phủ quyết – vote) trong Hội đồng Bảo an. Trên cơ sở những thoả thuận đạt được, Tam cường đã quyết định triệu tập Hội nghị thành lập Liên Hợp Quốc vào ngày 25 – 4 – 1945 tại San Francisco (Mĩ). Các nước được tham gia Hội nghị thành lập Liên Hợp Quốc là Liên Xô, Anh, Mĩ và Trung Quốc. Còn những nước thuộc diện được mời tham gia là các nước đã tham gia “Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc” (ngày 1 – 1 – 1942) hoặc những nước đã tuyên chiến với phe phát xít trước ngày 1 – 3 – 1945. 18 Từ ngày 25 – 4 – 1945 đến ngày 26 – 6 – 1945, hội nghị đại biểu của 50 nước đã họp tại San Francisco (Mĩ) để tham gia Hiến chương Liên Hợp Quốc. Sau hai tháng làm việc, qua các cuộc đấu tranh gay gắt giữa nhiều ý kiến và khuynh hướng khác nhau, Hiến chương Liên Hợp Quốc được đại biểu các nước tham dự ký kết ngày 26 – 6 – 1945. Hiến chương có hiệu lực từ ngày 24 – 10 -1945 và ngày này cũng được coi là ngày Liên Hợp Quốc chính thức được thành lập. Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc được đặt tại thành phố New York (Mĩ). Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định mục đích cao nhất của tổ chức là nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới bằng cách áp dụng những biện pháp có hiệu lực để đề phòng và thủ tiêu sự đe doạ đối với hoà bình, trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hoà bình. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết. Hiến chương của Liên Hợp Quốc sẽ hành động dựa trên những nguyên tắc: chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình; chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc); Liên Hợp Quốc không can thiệp vào nội bộ của bất kỳ nước nào.19. 18. Pháp không tham dự Hội nghị Dumbarton Oasks và cũng không được mời tham gia Hội nghị Yalta nên không có vinh dự được mời các thành viên khác tham gia. Riêng Ba Lan không được mời tham dự hội nghị này vì chưa có chính phủ được cả hai phía Liên Xô và Mĩ, Anh, Pháp,… thừa nhận nhưng vẫn được coi là nước sáng lập. (Chú thích của TS. Trần Nam Tiến). 19. GS. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2011, trang 227. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Về bộ máy tổ chức, Liên Hợp Quốc có các cơ quan chính sau: 20 - Đại hội đồng (GA – United Nations General Assembly) gồm tất cả các nước thành viên. Mỗi thành viên được bỏ một phiếu duy nhất. Hằng năm, Đại hội đồng sẽ nhóm họp ở trụ sở chính tại New York trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12. Đại hội đồng sử dụng sáu ngôn ngữ chính: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Ả Rập. Đại hội đồng hoạt động bằng “các khuyến cáo” được thông qua với đa số quá bán (riêng những vấn đề quan trọng như: duy trì hoà bình, kết nạp hội viên mới… sẽ cần 2/3). Kỳ họp đầu tiên được triệu tập vào ngày 10 – 1 – 1946 tại Central Hall, Wesminster, Luân Đôn (Anh) với các đại biểu đến từ 51 quốc gia. - Hội đồng Bảo an (UNSC – United Nations Security Council) là cơ quan quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc trong sứ mệnh bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. Hội đồng Bảo an gồm 11 thành viên, trong đó có năm thành viên thường trực (Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc) và 6 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ hai năm và được bầu theo chính sách luân phiên 3 thành viên mới mỗi hai năm. Từ năm 1966, số thành viên thường trực được nâng lên 10, và cứ hai năm bầu lại phân nửa số này. Đối với những vấn đề ít quan trọng, Hội đồng Bảo an chỉ sử dụng quyền khuyến cáo giống như Đại hội đồng. Nhưng trong những vấn đề quan trọng, Hội đồng Bảo an có quyền đưa ra những biện pháp trừng phạt về ngoại giao, kinh tế hay quân sự. Một khi quyết định đã được Hội đồng Bảo an thông qua, tất cả các nước thành viên buộc phải thi hành theo nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Hội đồng Bảo an không phục tùng Đại hội đồng. Hội đồng Bảo an biểu quyết theo đa số 7/11 (từ năm 1966 là 9/15). Đối với những vấn đề quan trọng, phải hội đủ năm phiếu của các thành viên thường trực. Điều này có nghĩa là mỗi thành viên thường trực đều có quyền phủ quyết. Tuy nhiên, nếu là đương sự trong một vụ tranh chấp, thì nước thành viên thường trực đó không có quyền phủ quyết khi vấn đề được mang ra phán xét, nhưng được biểu quyết về biện pháp giải quyết vụ việc. Việc kết nạp hội viên mới của Liên Hợp Quốc phải thông qua Hội đồng Bảo an và đạt được sự nhất trí của năm thành viên thường trực, trước khi được trình ra trước Đại hội đồng. - Ban Thư ký (UNS – United Nations Secretariat) là cơ quan thường trực điều hành của Liên Hợp Quốc. Về nguyên tắc, cơ quan này được xem là độc lập với quốc gia gốc của họ. Đứng đầu Ban thư ký là Tổng thư ký được Đại hội đồng bầu ra theo đề nghị của Hội đồng Bảo an. Tổng thư ký (không được chọn trong số công dân 5 nước 20. Xem Võ Anh Tuấn, Hệ thống Liên Hợp Quốc, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004; Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp Quốc, Mai Thanh Hải dịch, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 (chú thích của TS. Trần Nam Tiến). 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> thành viên thường trực) có nhiệm kỳ 5 năm và có thể tái cử. Tổng thư ký có nhiệm vụ điều hành mọi công việc hành chính, có quyền lưu ý Hội đồng Bảo an về các vấn đề đe doạ hoà bình và an ninh quan trọng, soạn thảo báo cáo hằng năm.Tổng thư ký có nhiệm vụ điều hành mọi công việc hành chính, có quyền lưu ý Hội đồng Bảo an về các vấn đề đe doạ hoà bình và an ninh quan trọng, soạn thảo báo cáo hằng năm.21 - Toà án quốc tế vì công lý (IC) – International Court of Justice đặt trụ sở tại La Haye (Hà Lan), là cơ quan tư pháp của Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ xét xử các vụ tranh chấp giữa các quốc gia. Toà án quốc tế gồm 15 thẩm phán độc lập, được các nước đề cử, được Hội đồng Bảo an và Đại Hội đồng tuyển chọn theo đa số quá bán tổng số các nước thành viên với nhiệm kỳ 9 năm. Cứ ba năm bầu lại 5 người (có thể tái cử). Toà án đưa ra những bản án mang tính tư vấn, nhưng cũng có thể mang tính chất cưỡng chế, nếu các quốc gia thành viên đã chấp thuận thẩm quyền của nó. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn có nhiều tổ chức và cơ quan chuyên môn khác như Hội đồng Kinh tế - Xã hội (ECOSOC – Economic and Social Council), Hội đồng quản thác,22 Cao uỷ người tị nạn (UNHCR – United Nation High Commissioner for for Refugees), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF – United Nations Children’s Fund)… Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc còn có các cơ quan liên kết với Liên Hợp Quốc thông qua Hội đồng Kinh tế - Xã hội như: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD – International Monetary Fund), Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO – Food and Agriculture Organization), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organization), Tổ chức Văn hoá, Khoa học, Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO – United Nations Educational, Scientific and Cutural Organization). Đặc điểm chung của Liên Hợp Quốc là tổ chức này không phải là một nhà nước siêu quốc gia. Liên Hợp Quốc là một tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những hoạt động thực chất và đóng góp nhiều cố gắng trong việc phối hợp, điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền bình đẳng của các quốc gia. Theo điều 2, mục 7 của Hiến chương, Liên Hợp Quốc không 21. Theo trang thì từ khi được thành lập, Liên Hợp Quốc đã trải qua 8 đời Tổng Thư ký, đó là Trygve Halvdan Lie, người Na Uy (1945 – 1952), Dag Hammarskjöld người Thuỵ Điển (1953 – 1961), U Thant, người Miến Điện (1961 – 1971), Kurt Waldheim người Áo (1971 – 1981), Javier Pérez de Cuéllar người Peru (1982 – 1991), Boutros Boutros-Ghali người Ai Cập (1992 – 1996), Kofi Annan, người Ghana (1996 – 2006). Tổng Thư ký hiện nay là Ban Ki-moon, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ vào ngày 1 tháng 1 năm 2007. 22. Với việc nước Palau độc lập và trở thành thành viên thứ 185 của Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an quyết định chấm dứt hiệu lực của thoả thuận quản thác đối với Micronesia. Trong báo cáo về hoạt động của Liên Hợp Quốc năm 1994, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đề nghị Đại hội đồng tiến hành các bước tiến tới chấm dứt hoạt động và giải thể Hội đồng quản thác theo Điều 108 của Hiến chương Liên Hợp Quốc (chú thích của TS. Trần Nam Tiến).. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> được can thiệp vào các vấn đề thuộc quyền tài phán nội bộ của các nước. Tất cả các quốc gia tham gia Liên Hợp Quốc theo nguyên tắc bình đẳng có chủ quyền. Mỗi quốc gia không kể lớn hay nhỏ đều có được một phiếu.23 Một đặc điểm nổi bật khác của Liên Hợp Quốc là tổ chức này phản ánh sự dàn xếp và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc thắng trận. Thực tế này được thể hiện trong cơ chế hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc – cơ quan chấp hành có quyền lực cao nhất của Liên Hợp Quốc, đảm nhận trách nhiệm hàng đầu là duy trì hoà bình và an ninh thế giới. Chỉ có các quyết định của Hội đồng Bảo an mới có tính cưỡng chế thực hiện. Các nghị quyết của các cơ quan khác trong tổ chức Liên Hợp Quốc như Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế - Xã hội, Hội đồng quản thác, thậm chí cả Toà án quốc tế cũng mang tính chất khuyến nghị, đạo lý và tạo sức ép dư luận. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ quan duy nhất dành cho năm cường quốc quyền phủ quyết (veto) khi thông qua các nghị quyết, quyết định của Hội đồng. Quyền hạn của Hội đồng Bảo an tập trung vào hai lĩnh vực hoạt động chính là giải quyết hoà bình và các tranh chấp quốc tế và tiến hành các biện pháp cưỡng chế. So với Hội Quốc Liên, Liên Hợp Quốc chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu (thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên mọi châu lục) và đặc biệt là tính toàn diện: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hoà bình, an ninh, mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc; bản thân hệ thống Liên Hợp Quốc bao gồm hàng loạt cơ quan, chương trình, quỹ, tổ chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và quan hệ quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp văn hoá, khoa học – kỹ thuật… Tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong gần 60 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Gần 60 năm tồn tại và phát triển của mình, Liên Hợp Quốc đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới; những đóng góp đáng kể vào tiến trình phi thực dân hoá; những nỗ lực trong việc giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân… Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng có những đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy mối quan hệ. 23. Xem thêm Stanley Meisler, United Nations: The First Fifty Years, Atlantic Monthly Press, 1997, trang 416 (chú thích của TS. Trần Nam Tiến).. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội giữa các thành viên và trợ giúp cho các nước đang phát triển, cứu trợ nhân đạo các nước thành viên gặp khó khăn.24 Tuy nhiên, sự ra đời của Liên Hợp Quốc và bản thân Hiến chương Liên Hợp Quốc tất nhiên chưa đủ để đảm bảo sự bình đẳng hoàn toàn và triệt để giữa các quốc gia lớn nhỏ. Sự đóng góp của Liên Hợp Quốc đối với hoà bình và an ninh quốc tế trong hơn 60 năm qua là rất đáng kể. Nhưng trên thực tế cho thấy, trong nhiều vấn đề và sự kiện, Liên Hợp Quốc chưa thể hiện được vai trò của mình hoặc có thể nói Liên Hợp Quốc chưa làm tròn sứ mệnh của mình. Các siêu cường vẫn có vai trò to lớn và nhiều khi giữ vai trò quyết định trong quá trình ra quyết định của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là cơ cấu và cơ chế hoạt động của Hội đồng Bảo an, Hiến chương Liên Hợp Quốc và cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc. 4. Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc tại Moscow Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, nhân cơ hội lực lượng Anh, Pháp bị suy yếu, không đủ khả năng để duy trì những vị trí cũ, Mĩ đã lợi dụng ưu thế về kinh tế, quân sự của mình để bành trướng thế lực ở Viễn Đông, không đếm xỉa gì đến những điều cam kết trong các hội nghị quốc tế trước đây. Do âm mưu của Mĩ, tình hình Viễn Đông trở nên căng thẳng, phức tạp. Nhưng Mĩ đã gặp phải sự đấu tranh kiên quyết của Liên Xô và sự phản kháng mãnh liệt của nhân dân Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản nên buộc phải đồng ý đưa vấn đề Viễn Đông ra thảo luận tại hội nghị ngoại trưởng các nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc ở Moscow từ ngày 16 đến ngày 26 – 12 – 1945. Về vấn đề Nhật Bản, Mĩ buộc phải đồng ý đề nghị của Liên Xô để tất cả các nước Đồng minh được tham gia việc định đoạt chính sách đối với Nhật và kiểm tra việc thực hiện chính sách đó. Để thực hiện nhiệm vụ này, hội nghị đã thành lập hai cơ quan đặc biệt: Hội đồng Đồng minh ở Tokyo (gồm các đại biểu Liên Xô, Mĩ, Anh và Trung Quốc); Uỷ ban Viễn Đông (gồm đại biểu 11 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Canada, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Philippines). Uỷ ban Viễn Đông có nhiệm vụ thực hiện những quyết định của Hội nghị Potsdam đối với Nhật, cụ thể là:. 24. Xem thêm Adam Roberts – Benedict Kingsbury, United Nations, Divided World: The UN’s Roles in International Relations, Oxford University Press, Oxford, 2nd edition, 1994, trang 589 (chú thích của TS. Trần Nam Tiến).. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Định đường lối chính trị, những nguyên tắc và thể thức mà dựa theo đó, Nhật Bản sẽ thực hiện những điều cam kết về việc Nhật đầu hàng. - Theo yêu cầu của các nước uỷ viên, xét lại những chỉ thị của Chính phủ Mĩ, đại diện cho Đồng minh ở Nhật, và mọi quyết định của Tổng tư lệnh có tính chất chính trị thuộc phạm vi quyền hạn của uỷ ban. - Xét mọi vấn đề do các nước uỷ viên cùng nhau thống nhất đề ra. Uỷ ban Viễn Đông thông qua các quyết định với đa số phiếu nhưng nhất thiết phải có sự đồng ý của bốn cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh và Trung Quốc. Hội đồng Đồng minh làm việc dưới chủ quyền dưới quyền chủ toạ của Tổng tư lệnh quân đội đồng minh (Mĩ), nhưng Tổng tư lệnh trước khi ra lệnh gì phải trao đổi ý kiến với hội đồng các vấn đề nguyên tắc, và trong trường hợp hai bên có sự bất đồng ý kiến thì trước khi quyết định của Uỷ ban Viễn Đông, Hội đồng Đồng minh không được thi hành mệnh lệnh đó. Về vấn đề Triều Tiên, Hội nghị đã thông qua những quy định: - Nhằm mục đích xây dựng một nước Triều Tiên độc lập, thành lập một chính phủ lâm thời Triều Tiên để đảm nhiệm việc phát triển nền nông nghiệp, công nghiệp, vận tải và nền văn hoá chung cho cả nước Triều Tiên và sớm thanh toán những hậu quả tai hại do ách nô lệ do ách nô lệ Nhật Bản gây nên. - Để giúp cho việc thành lập chính phủ dân chủ lâm thời Triều Tiên, một uỷ ban Liên Hợp Quốc (gồm đại biểu của Liên Xô và Mĩ) ở Triều Tiên được thành lập. Uỷ ban này sẽ thăm dò ý kiến của các đảng phái và các tổ chức dân chủ để thảo ra những quyết nghị về việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Những khuyến nghị của uỷ ban được gửi đến bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung Quốc xét, và hai chính phủ Liên Xô, Trung Quốc sẽ có quyết định cuối cùng. - Thời gian uỷ trị của bốn cường quốc không được kéo dài quá 5 năm. Việc uỷ trị chỉ là một biện pháp để giúp đỡ và khuyến khích sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, xã hội, phát triển quyền tự quản dân chủ và thiết lập nền độc lập dân tộc của Triều Tiên. Về vấn đề Trung Quốc, hội nghị đề ra những quy định: - Trung Quốc phải là một nước thống nhất và dân chủ. - Chấm dứt cuộc nội chiến ở Trung Quốc. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Chính phủ Quốc dân đảng cần phải tổ chức lại và mở rộng cho các đảng phái dân chủ tham gia. - Các cường quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và trong một thời gian ngắn, quân đội nước ngoài phải rút khỏi Trung Quốc. Nhờ sự đấu tranh kiên quyết của Liên Xô và nhân dân các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hội nghị Moscow đã thu được những kết quả có lợi cho cách mạng; những quy định của hội nghị về vấn đề Viễn Đông đã góp phần bảo vệ nền hoà bình ở khu vực này và đồng thời tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tài liệu tham khảo chính Em xin chân thành cảm ơn các tác giả đã biên soạn các nguồn tài liệu giá trị: 1. TS Lê Phụng Hoàng: Lịch sử quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai (Tập 1: 1945 – 1975) 2. TS. Trần Nam Tiến (Chủ biên), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 – 2000), NXB Giáo dục, 2008 3. GS. Nguyễn Anh Thái (Chủ biên): Lịch sử thế giới hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, 2011 4. Trang www. kienthuc.net.vn 5. Trang www.un.org. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Mục lục. Lời giới thiệu ................................................................................................................. 2 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1942 – 1947) .. 3 1. Hội nghị thượng đỉnh Yalta (tháng 2 – 1945) và việc hình thành “Trật tự hai cực Yalta” .................................................................................................................. 3 2. Hội nghị thượng đỉnh Potsdam (từ ngày 17 – 7 đến 2 – 8 – 1945).................... 8 3. Hội nghị San Francisco (tháng 4 – 1945) và việc thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc (The United Nations) .................................................................................... 12 4. Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc tại Moscow ............................................ 18 Tài liệu tham khào chính ........................................................................................... 21 Mục lục ........................................................................................................................ 22. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×