Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.59 KB, 10 trang )

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN TAI BIẾN
MẠCH MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Bùi Thị Thu Hương, Nguyễn Tiến Dũng
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Mối liên quan giữa lipid huyết thanh và nhồi máu não là vấn đề được
nhiều nghiên cứu đề cập đến, tuy nhiên những khẳng định về mối liên quan này
cho đến nay vẫn chưa sáng tỏ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
Mục tiêu: 1/So sánh trị số trung bình của cholesterol, triglycerid, LDL-C, HDL-C ở
nhóm bệnh và nhóm chứng. 2/Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ, các
chỉ số lipid máu với tai biến mạch máu não. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết
quả: Trị số trung bình của cholesterol máu ở nhóm chứng là 4,22 mmol/l và ở
nhóm nhồi máu não là: 5,13 mmol/l. Trị số trung bình của triglycerid máu ở
nhóm chứng là 1,48  0,1mmol/l và ở nhóm nhồi máu não là 2,25 mmol/l. Trị
số trung bình của LDL cholesterol ở nhóm chứng là 2,1  1,1mmol/l và ở nhóm nhồi
máu não là 2,6 mmol/l. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trị số trung bình
của cholesterol, triglycerid, LDL-C giữa nhóm nhồi máu não và nhóm chứng (p<
0,05). Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tăng đường huyết là các yếu tố nguy cơ độc
lập gây nhồi máu não. Người rối loạn lipid máu có nguy cơ TBMN gấp 8,3 lần so với
người có các chỉ số lipid máu bình thường. Sự tăng cholesterol, triglycerid; LDL-C và
sự giảm HDL-C đều liên quan một cách có ý nghĩa thống kê với nhồi máu não. Kết
luận: Có liên quan giữa rối loạn lipid huyết thanh (tăng cholesterol, triglycerid và
LDL-C huyết thanh) và tai biến mạch não. Cần thực hiện bộ xét nghiệm lipid máu
như một xét nghiệm thường quy ở bệnh nhân trên 50 tuổi có nguy cơ nhồi máu não
nhằm mục đích phát hiện sớm các rối loạn lipid và và kiểm soát các trị số lipid máu
để dự phịng nhồi máu não.
Từ khóa: Rối loạn lipid máu, nhồi máu não, tai biến mạch máu não


STUDY ON BLOOD LIPID DISORDERS IN PATIENTS WITH
CEREBROVASCULAR ACCIDENT (CVA) TREATED IN THAI NGUYEN
CENTRAL GENERAL HOSPITAL
Bui Thu Huong, Nguyen Tien Dung
Thai Nguyen University of Medical and Pharmacy
SUMMARY
BACKGROUND : The relationship between serum lipids and ischemic stroke
was studied but it remains controversial. Objective. To compare mean values of
cholesterol, triglyceride, LDL-C, HDL-C in 2 groups : a case group and a control
group and to analyze association between risk factors, serum lipid values with CVA.
Method. A cross-sectional descriptive study was used in the study. Results. A mean
value of cholesterol in a control was 4.22 mmol/l and in a case group was
5.13 mmol/l. A mean value of triglyceride in a control was 1.48  0.1mmol/l
and in a case group was 2.25 mmol/l. A mean value of LDL cholesterol in a
control was 2.1  1.1mmol/l and in a case group was 2.6 mmol/l . The
difference was statistically significant between values of cholesterol, triglyceride,
LDL-C, HDL-C in 2 groups (p<0.05). Dyslipidemia, hypertension, hyperglycemia
is an independent risk factor for cerebral infarction Patients with dyslipidemia

3


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

had risk of CVA 8.3 times higher than people with normal blood lipid indices.
The increase in cholesterol, triglycerides, LDL-C and HDL-C were associated
with a statistically significant cerebral infarction. Conclusion: There is
association between serum lipid disorders (cholesterol, triglycerides and LDL-C

serum) and cerebral vascular accident. It is necessary to carry out the blood lipid
test as a routine test in patients aged 50 who are at risk for cerebral infarction to
early detect lipid disorders and to control blood lipids for the prevention of
cerebral infarction
Keywords: Dyslipidemia, cerebral infarction, CVA
I ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong những năm gần đây, cùng với ung thư và bệnh tim mạch, tai biến mạch máu
não(TBMN) đang là một vấn đề thời sự cấp bách của y học. TBMN có hai loại: nhồi
máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh
trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra,
nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ.
Có nhiều yếu tố nguy cơ (YTNC) đối với TBMN đã được nghiên cứu: cao huyết áp, tiểu
đường, tăng homosystein máu và nhất là tình trạng rối loạn lipid huyết thanh. Người nghiện
rượu, béo phì, hút thuốc lá, thường trong trạng thái căng thẳng cũng dễ mắc bệnh nguy hiểm
này [1].
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh tình trạng rối loạn lipid máu là
nguyên nhân hàng đầu gây vữa xơ động mạch, đặc biệt là mạch vành [10]. Mối liên quan
giữa lipid huyết thanh và bệnh mạch não do thiếu máu cục bộ hay còn gọi là nhồi máu
não (NMN) thì chưa hẳn rõ. Vai trị của nồng độ cao cholesterol huyết thanh xem như là
một YTNC đối với TBMMN vẫn chưa được chứng minh một cách thuyết phục cho tới
thời điểm hiện nay. Có nhiều nghiên cứu về những YTNC liên quan đến lipid trong bệnh
mạch não đã đi đến nhiều kết luận khác nhau, một số nghiên cứu cho thấy có mối liên
quan giữa nồng độ cao của cholesterol với NMN, một số nghiên cứu khác thì cho kết
luận ngược lại [4].
Để làm sáng tỏ mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với TBMN, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm:
1. So sánh trị số trung bình của cholesterol, triglycerid, LDL-C, HDL-C ở nhóm bệnh và
nhóm chứng.
2. Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ, các chỉ số lipid máu với tai biến
mạch máu não.

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP :
1. Đối tượng nghiên cứu:
Cơng thức tính cỡ mẫu:

= 120,19
α = mức ý nghĩa (α = 0,05).
P = tỷ lệ ước lượng (P = 0,029).
d = sai số tối đa cho phép là 3%, vậy d = 0,03.
n = cỡ mẫu cần thiết là 120 bệnh nhân.
Vì vậy, chúng tơi chọn vào nghiên cứu 166 người chia làm 2 nhóm:

4


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

- Nhóm bệnh: Gồm 116 người bị tai biến mạch máu não thể nhồi máu não được được
lựa chọn theo tiêu chuẩn chọn bệnh và khơng vi phạm các tiêu chuẩn loại trừ.
- Nhóm chứng: gồm 50 người (giới và độ tuổi tương đương với nhóm bệnh) được chọn
một cách ngẫu nhiên trong các đối tượng đến kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện.
2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
- Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
- Từ tháng 01/2012 đến tháng 11/2012.
3. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang
4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu:
- Chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não thể nhồi máu não:
+Tiêu chuẩn xác định bệnh:
*Lâm sàng: Dựa vào định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới 1990 “ TBMMN là sự xảy

ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh, thường là khu trú hơn là lan toả, tồn tại quá
24 giờ hoặc gây tử vong trong 24 giờ. Các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương “.
*Cận lâm sàng: dựa vào kết quả chụp não cắt lớp vi tính phát hiện vùng giảm tỷ trọng
trong nhu mô não.
+Tiêu chuẩn loại trừ: TBMMN thoáng qua, chấn thương sọ não, động kinh.
- Đo huyết áp : Huyết áp đo vào buổi sáng thức dậy, tư thế ngồi, đo 3 lần cách nhau
15 phút bằng máy đo huyết áp thủy ngân. Phân loại tăng huyết áp theo JNC 7 (2003).
- Kỹ thuật định lượng:
+ Định lượng glucose, đánh giá biến đổi nồng độ glucose máu theo tiêu chuẩn của
WHO (2008).
+ Các chỉ số lipid máu được định lượng trên máy xét nghiệm sinh hố tự động .
Xét nghiệm
Phương pháp định lượng
Trị
số
bình
thường
Cholesterol

So màu dùng enzym (cholesterol enzymatic color)

< 5,2 mmol / L

Triglycerid

So màu dùng enzym(TG enzymatic color)

< 2,3 mmol / L

HDL

– So màu dùng enzym
cholesterol

> 0,9 mmol / L

LDL
– Tính trị số bằng công thức Friedewall
cholesterol
(LDL = CT – ( HDL + TG / 2,2 )

< 3,12 mmol / L

- Đánh gía theo kết qủa của Hội Châu Á Thái Bình Dương về xơ vữa động mạch
và bệnh lý mạch máu (4.1998).
- Mức nguy cơ cao của một số chỉ số sinh xơ vữa: LDL / HDL >3,5; CT / HDL > 5.
- Tiêu chuẩn rối loạn lipid máu: có ít nhất một trong các bất thường: tăng CT, tăng
TG, tăng LDL-C, giảm HDL-C.
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học sử dụng phần mềm SPSS 16.0.

5


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

III. KẾT QUẢ
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Bảng 1: Phân bố tuổi và giới của nhóm bệnh và nhóm chứng.
Nhóm bệnh

Nhóm chứng
Nhóm tuổi
Nam
Nữ
Cộng
Nam
Nữ
7
35 - 50
6
1
3
1
(6%)
59
(50,9%)

51 - 70

37

22

71 - 90

32

18

Tổng


75
(64,7%)

41
(35,3%)

Tuổi trung bình

50
(43,1%)
116
(100%)

25
(50%)

17

8

13

8

33
(66%)

17
(34%)


67,1 + 10,1

Cộng
4
(8%)

21
(42%)
50
(100%)

65,8 + 11,2

Nhận xét:
- Phân bố nhóm tuổi và giới nhóm chứng tương ứng với nhóm bệnh. Điều này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Tuổi trung bình nhóm bệnh 67,1 + 10,1 tuổi tương đương với tuổi trung bình nhóm
chứng 65,8 + 11,2 tuổi.
- Phân bố bệnh chiếm tỷ cao nhất vào lứa tuổi từ 51 – 70 (50,9%), chiếm tỷ lệ thấp
nhất là lứa tuổi từ 35-50 (6%). Tỷ lệ bệnh gặp ở nam giới cũng chiếm chủ yếu (64,7%) so
với nữ giới (35,3%).
Các yếu tố nguy cơ nhồi máu não
Tỷ lệ 70
%

68,1
60,3

60

50
40

Nhóm bệnh
24

30

24,1

20

22
10

8,6

12

Nhóm chứng

14,7 16

10
0
1

2

3

4
Các yếu tố nguy cơ

5

Biểu đồ 2: Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ TBMN
Nhận xét:
Tỷ lệ tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu của nhóm bệnh cao hơn nhóm
chứng. Sự khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

6


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

Bảng 2. Mơ hình hồi quy logic đa biến cho các yếu tố nguy cơ với TBMN
Biến số

Tỷ suất chênh
(Tham khảo với nhóm chứng)

Khoảng tin cậy
(95% CI)

Tăng huyết áp
7,6***
3,1 – 18,7
Tăng đường huyết

4,3*
1,3 – 13,7
Hút thuốc lá
0,7
0,2 – 2,5
Uống rượu
2,3
0,8 – 6,9
RL lipid máu
8,3***
3,4 – 20,3
* p < 0,05 ; ** p < 0,01; *** p < 0,001
Nhận xét:
Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và tăng đường huyết là các yếu tố nguy cơ độc lập dẫn
đến TBMN. Trong đó người có rối loạn lipid máu có nguy cơ TBMN gấp 8,3 lần so với
người có các chỉ số lipid máu bình thường.
Các chỉ số lipid trong nhóm bệnh và nhóm chứng
Bảng 3. So sánh trị số trung bình các chỉ số ở nhóm nhồi máu não và nhóm chứng
Các chỉ số lipid
Nhóm bệnh
Nhóm chứng
p
(n=116)
(n=50)
CHOLES
5,13 ± 1,1
4,22 ± 0,9
< 0,05
TG
2,25 ± 0,9

1,48 ± 0,1
< 0,05
HDL-C
1,4 ± 0,45
1,38 ± 0,6
> 0 05
LDL-C
2,6 ± 1,2
2,1 ± 1,1
< 0,05
LDL / HDL
2,3 ± 0,16
2,0 ± 0,28
> 0,05
CT / HDL
4,26 ± 0,2
3,67 ± 0,33
> 0,05
Nhận xét:
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về trị số trung bình của cholesterol, TG,
LDL-C giữa nhóm nhồi máu não và nhóm chứng.
- Giá trị trung bình nồng độ HDL-C khơng khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p > 0,05).
- Giá trị trung bình các chỉ số sinh xơ vữa CT/HDL và LDL/HDL không khác biệt có
ý nghĩa giữa 2 nhóm (p > 0,05).
Liên quan giữa rối loạn lipid máu và nhồi máu não
Bảng 4. Phân bố sự rối loạn của các chỉ số lipid huyết thanh ở nhóm bệnh
Các thơng số lipid
Số bệnh nhân ( n = 116 )
Tỷ lệ ( % )
Cholesterol > 5,2 mmol / L

69
59,5
Triglycerid > 2,3 mmol / L
54
46,6
HDL- C < 0,9 mmol / L
25
21,6
LDL- C > 3,12 mmol / L
51
43,9
Rối loạn tối thiểu 1 chỉ số
79
68,1
trong các chỉ số nêu trên
Nhận xét: Bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid chiếm tỷ lệ (68,1%), tỷ lệ này
tương đồng với một số nghiên cứu trong và ngoài nước.
Bảng 5. Liên quan giữa các chỉ số lipid máu và nhồi máu não.
Các chỉ số lipid máu
Nhóm bệnh Nhómchứng
OR, (95% CI), P
Cholesterol > 5,2 mmol/l
69
10
5,87 ; (2,52 – 13,96); < 0,05
Triglycerid > 2,3 mmol/l
54
8
4,57; (1,86 – 11,6); < 0,05
HDL-C < 0,9 mmol/l

25
6
2,01; (0,72 – 5,94); > 0 05
LDL-C > 3,12 mmol/l
51
8
4,12; (1,67 – 10,46); < 0 05

7


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

Nhận xét:
Người có trị số cholesterol máu cao (> 5,2 mmol/l) có nguy cơ nhồi máu gấp 5,87 lần
so với người có cholesterol bình thường (OR = 5,78; 95%CI: 1,28 – 5,40; p = 0,0001).
Điều này chỉ ra được có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về sự tăng
cholesterol máu và nhồi máu não.
Người có trị số TG máu cao (> 2,3 mmol/l) có nguy cơ nhồi máu 4,6 lần so với người có
TG bình thường ; (1,86 – 11,6); < 0,05(OR = 4,57; 95% CI: 1,86 – 11,6; p = 0,0001). Điều
này chỉ ra được có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về sự tăng TG máu và nhồi
máu não.
Người có trị số LDL-C máu cao (> 3,12 mmol/l) có nguy cơ nhồi máu 4,12 lần so với
người có LDL-C bình thường (OR = 4,12; 95% CI: 1,67 – 10,46, p =). Liên quan này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
Người có trị số HDL-C máu thấp (< 0,9 mmol/l) có nguy cơ nhồi máu 2,01 lần so với
người có HDL-C bình thường (OR = 2,01; KTC 95%: 0,72 – 5,94; p = 0,). Điều này chỉ ra
khơng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) về sự giảm HDL-C và nhồi máu não.

IV. BÀN LUẬN
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu:
Đặc điểm về tuổi và giới:
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy khơng có sự khác biệt về tuổi và giới giữa
nhóm bệnh và nhóm chứng (p < 0,05).
Tuổi trung bình nhóm 67,1 + 10,1 bệnh là, tuổi trung bình của nhóm chứng là 65,8 +
11,2 (p > 0,05).
Tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu não trong nghiên cứu của chúng tôi xảy ra ở lứa tuổi trên 50
(74 %) nhiều hơn lứa tuổi dưới 50 tuổi. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trong nước
và trên thế giới. Tuổi càng cao càng làm gia tăng tỷ lệ mới mắc tai biến mạch máu não. Giới
nam hay gặp hơn giới nữ trong tai biến mạch máu não [1]..
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Mạnh Phúc và Hoàng Đức Kiệt cho thấy tỷ
lệ nhồi máu não ở tuổi trên 50 là 49,3% [3].
Theo Trương Quang Bình, ở tuổi 40 bắt đầu có sự rối loạn lipid, lipoprotein máu. Sự rối
loạn này lên đến đỉnh cao ở lứa tuổi 50 – 59.
Giải thích hiện tượng này, nhiều tác giả cho rằng yếu tố tuổi kèm tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu sẽ làm tăng hiện tượng xơ vữa ở lớp áo giữa của mạch và làm tăng nguy cơ nhồi
máu não.
Trong nghiên cứu này tỷ lệ giữa nam và nữ ở nhóm bệnh và nhóm chứng khơng khác
biệt. Trong nhóm bệnh nhân nhồi máu não, tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ. Nam chiếm tỷ lệ
64,7% (75/116 trường hợp), gấp 1,8 lần so với nữ 35,3% (41/116 trường hợp).
Nghiên cứu của Hà Thị Anh trên 123 trường hợp nhồi máu não cho thấy tỷ lệ nam
gấp 1,6 lần so với nữ.
Nghiên cứu của Nguyễn Năng Tấn trên 120 bệnh nhân nhồi máu não cho thấy tỷ lệ
nam/nữ là 2,6 lần.
Nghiên cứu của tác giả Pháp Zuber và Mass (1993) tỷ lệ nam/nữ là 2,1.
Kết quả tỷ lệ nam và nữ theo nghiên cứu của chúng tơi phù hợp với các nghiên cứu trong
và ngồi nước.
Các yếu tố nguy cơ
Liên quan giữa tăng huyết áp và nhồi máu não

Trong nghiên cứu này, cao huyết áp chiếm tỷ lệ 60% (70/116), là yếu tố độc lập làm tăng
nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não gấp 7,6 lần (OR= 7,6; 95% CI: 3,1 – 18,7; p<0,05).

8


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

Theo Lê Quang Cường (2002), tiền sử tăng huyết áp làm tăng tỷ lệ tai biến mạch máu
não lên 4,46 lần.
Theo You (Melbourne), tăng huyết áp làm tăng gấp 6,8 lần bệnh nhồi máu não.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, tăng huyết áp kết hợp với rối loạn lipid máu (tăng
cholesterol) càng làm tăng tỷ lệ nhồi máu não.
Liên quan giữa tăng đường huyết và nhồi máu não
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tăng đường huyết của nhóm bệnh là 24,1% (28/116
trường hợp), phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Thính và cộng sự (24%) [7].
Tăng đường huyết là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến TBMN (OR= 4,3; 95% CI:1,3 –
13,7; p< 0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hà Thị Anh: có sự liên quan giữa
đái tháo đường và nhồi máu não [1].
Theo nghiên cứu của Framingham (1979) cho thấy đái tháo đường làm tăng gấp hai
đến ba lần nguy cơ xơ vữa động mạch. Nhiều tác giả cho rằng khi đường máu tăng cao sẽ
tác động lên mạch máu làm thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch nói chung và mạch
não nói riêng.
Liên quan giữa hút thuốc lá, uống rượu với nhồi máu não
Hút thuốc lá chiếm tỷ lệ 8,6% và nghiện rượu cũng chiếm 14,7%. Tuy nhiên sự liên quan
giữa nghiện rượu và nhồi máu não chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Thính và cộng sự trên 125 bệnh nhân
nhồi máu não tuổi từ 16 đến 50 [7] . Nghiên cứu của Howard S. Kirshner cho thấy liên quan

giữa uống rượu và tai biến mạch máu não được quyết định bởi mức độ sử dụng rượu: nhóm
người nghiện rượu nặng (dùng > 60g/ngày) có nguy cơ tai biến mạch não trong khi đó nhóm
người sử dụng rượu mức độ vừa (< 24 g/ngày) thì nguy cơ tai biến mạch não ít hơn hẳn [9].
Thuốc lá cũng gây ảnh hưởng tới các thể khác nhau của tai biến mạch máu não. Hút
thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu não lên 1,9 lần, tỷ lệ này là 2,6 ở người trẻ hút thuốc lá.
Nghiên cứu Framingham, Wolf và cộng sự quan sát thấy người nghiện thuốc lá nặng (hút
trên 40 điếu/ngày) nguy cơ TBMN cao gấp 2 lần so với người nghiện nhẹ (hút dưới 10
điếu/ngày), nguy cơ TBMN giảm có ý nghĩa sau khi dừng thuốc lá 5 năm [7]..
Về rối loạn lipid máu và nhồi máu não
Rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao 68,1% (79/116 bệnh nhân) (OR = 8,3, CI 95%: 3,4
– 20,3 , p < 0,05). Điều này chỉ ra có mối liên quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kê giữa rối
loạn lipid máu và nhồi máu não. Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ cao, độc lập gây
nhồi máu não.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Bùi Thị Huyền và cộng sự
(2011): Tỷ lệ rối loạn chuyển hoá chiếm tỷ lệ cao ở bệnh nhân nhồi máu não. Trong đó rối
loạn chuyển hố lipid chiếm tỷ lệ cao hơn rối loạn chuyển hoá glucose.
Tirschwell và cs. (2004): Tiến hành nghiên cứu bệnh chứng để đánh giá liên quan
giữa nồng độ CT và HDL với nguy cơ TBMMN. Kết quả cho thấy nồng độ CT tăng và
HDL thấp trong nhóm bệnh so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cũng đã
đưa ra một kết luận quan trọng là nồng độ cholesterol thấp liên quan với tăng nguy cơ
xuất huyết não [11].
Theo BC. Bansal, AK. Sood và CB. Basan, tỷ lệ bệnh nhân tai biến mạch máu não có rối
loạn lipid máu khá cao (60%) [12].
- Liên quan giữa cholesterol và nhồi máu não
Trị số trung bình của cholesterol ở nhóm chứng: 4,22 ± 0,9 mmol/l; trị số trung bình của
cholesterol ở nhóm nhồi máu não: 5,13 ± 1,1 mmol/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Điều này chỉ ra rằng có sự liên quan giữa sự tăng cholesterol và nhồi máu não.

9



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cịn cho thấy người có nồng độ cholesterol máu cao có
nguy cơ nhồi máu não 2,6 lần so với người có nồng độ cholesterol máu bình thường (OR =
5,87 ; 95% CI: 2,52 – 13,96; p = 0,000003). Điều này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và phù
hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Nồng độ cholesterol máu càng cao thì ảnh hưởng càng lớn đến bệnh lý mạch máu.
Theo Qizilbash, nồng độ cholesterol máu trên 5,7mmol/l sẽ làm tăng tỷ lệ nhồi máu não
lên từ 1,31 đến 2,57 lần.
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận nguy cơ bị nhồi máu não gia tăng với mức cholesterol
cao trong khi nguy cơ xuất huyết não gia tăng với mức cholesterol thấp. Theo Nguyễn
Năng Tấn, nhóm có nồng độ cholesterol cao lớn hơn hay bằng 5,2mmol/l, tỷ lệ tai biến
mạch máu não chiếm 34,2%, trong đó tỷ lệ nhồi máu não là 60,7%.
Sự liên quan giữa sự tăng TG và nhồi máu não
Trị số trung bình của triglycerid ở nhóm chứng: 1,48 ± 0,1mmol/l; trị số trung bình của
triglycerid ở nhóm nhồi máu não: 2,25 ± 0,9mmol/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Điều này chỉ ra rằng có sự liên quan giữa sự tăng triglycerid và nhồi máu não.
Sự tăng TG máu có liên quan chặt chẽ với bệnh nhồi máu não. Nguy cơ Nhồi máu não
tăng gấp 4,6 lần ở người có nồng độ triglycerid cao hơn mức bình thường. (OR = 4,57;
95%CI: 1,86 – 11,6; p = 0,0002). Theo nghiên cứu này, tỷ lệ sự tăng TG (p < 0,05) ở nhóm
nhồi máu não là 46,6 %. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Theo Nguyễn Năng Tấn, nhóm bệnh nhân có nồng độ TG lớn hơn 1,88 mmol/l, tỷ lệ tai
biến mạch máu não là 35,8%, trong đó tỷ lệ nhồi máu não chiếm 69,8% và chảy máu não
chiếm 30,2%. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê p < 0,05.
Theo Lê Thanh Hải thực hiện nghiên cứu trên 35 bệnh nhân tai biến mạch máu
não cho thấy tỷ lệ tăng TG là 22,9%. Nghiên cứu thuần tập Châu Á Thái Bình Dương
(2004): Là một nghiên cứu có quy mơ lớn với sự cộng tác của nhiều trung tâm nghiên

cứu, mẫu nghiên cứu 96.224 người theo dõi qua nhiều năm. Kết quả cho thấy triglyceride
huyết thanh một yếu tố tiên đoán độc lập và quan trọng cho nguy cơ TBMMN và bệnh
mạch vành ở vùng Châu Á Thái Bình Dương [4].
Liên quan giữa LDL-C và nhồi máu não
Trị số trung bình của LDL-C ở nhóm chứng: 2,6 ± 1,2mmol/l; trị số trung bình của LDLC ở nhóm nhồi máu não: 2,1 ± 1,1mmol/l. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trị số trung
bình của LDL-C ở nhóm nhồi máu não và nhóm chứng.
Tăng LDL-C có liên quan với nhồi máu não. Sự liên quan này có ý nghĩa thống kê p<
0,05 (OR = 4,12; 95%CI: 1,67 – 10,46; p = 0,0005).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước như
nghiên cứu của Nguyễn Năng Tấn, Hà Thị Anh, Woodward et al v.v…. Theo những nghiên
cứu này, sự gia tăng LDL-C là nguy cơ cho bệnh mạch vành và nhồi máu não.
Người ta đã giải thích khi có tăng LDL và cholesterol, LDL dễ bị oxy hố do khơng được
chuyển hố hết theo con đường các thụ thể, LDL III nhỏ và đặc dễ được hình thành và chui
vào dưới lớp nội mạc, tại đó gây hố hướng monocyt-đại thực bào; các tế bào này cùng tế
bào nội mạc, tế bào cơ trơn, tiểu cầu và cả lymphocyt T đều tham gia oxy hoá LDL, sau đó
đại thực bào thu nhận LDL oxy hố để trở thành tế bào bọt, khi quá tải thì tế bào bọt bị vỡ,
đổ cholesterol ra ngoài tế bào bọt tạo nên các vạch lipid, tổn thương đầu tiên của vữa xơ
động mạch. Tăng LDL còn làm cho các mảng vữa xơ trở nên không chắc, dễ bị nứt loét, tạo
tiền đề cho huyết khối hình thành gây tắc lòng mạch [2].
Liên quan giữa HDL-C và nhồi máu não
Trị số trung bình của HDL-C ở nhóm chứng: 1,38 ± 0,6mmol/l ; Trị số trung bình của
HDL-C ở nhóm nhồi máu não: 1,4 ± 0,45 mmol/l. Trong nghiên cứu của chúng tôi không
10


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

thấy có sự khác biệt về trị số trung bình của HDL-C giữa nhóm nhồi máu não và nhóm

chứng (p>0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Thanh
Hải trên 35 bệnh nhân nhồi máu não.
Giảm HDL-C làm giảm 2 lần nguy cơ nhồi máu não, tuy nhiên chúng tơi chưa thấy
mối liên quan có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.
Theo Nguyễn Năng Tấn, sự giảm HDL-C làm gia tăng nguy cơ đột quị. Mức HDL-C
thấp có liên quan đến độ xơ vữa động mạch cảnh và liên quan đến diễn tiến sự dày lớp áo
giữa và lớp áo trong của động mạch cảnh [8]..
Tỷ lệ giảm HDL-C trong nghiên cứu này là 21,6% phù hợp với nghiên cứu của Ngọ
Xuân Thành (2000), tỷ lệ giảm HDL-C là 21,5% trên nhóm bệnh tai biến mạch máu não [6].
V. KẾT LUẬN
Qua định lượng một số thông số lipid trên bệnh nhân nhồi máu não điều trị tại bệnh
viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
1. Giá trị trung bình của nồng độ cholesterol, triglyceride, LDL-C nhóm bệnh cao hơn
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tăng nồng độ cholesterol, triglycerid và
LDL-C máu làm tăng nguy cơ tai biến mạch não.
2. Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và đái tháo đường là các yếu tố nguy cơ độc lập với
TBMN. Trong đó người có rối loạn lipid máu có nguy cơ TBMN gấp 8,3 lần so với người có
các chỉ số lipid máu bình thường.
- Kiến nghị
Cần thực hiện bộ xét nghiệm lipid máu như một xét nghiệm thường quy ở bệnh nhân trên
50 tuổi có nguy cơ nhồi máu não nhằm mục đích phát hiện sớm các rối loạn lipid và và kiểm
soát các trị số lipid máu để dự phịng huyết khối nói chung và nhồi máu não nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Hà Thị Anh (2010), Rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não,Y
Học TP. Hồ Chí Minh, 14 (2) : 220 – 227.
2. Phạm Tử Dương (2008), Bài giảng “Rối loạn lipid máu và bệnh vữa xơ động mạch”.
3. Nguyễn Văn Đăng (2007), “Đại cương về tai biến mạch máu não, những kiến thức
cơ bản trong thực hành”, Tai biến mạch máu não, hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà
xuất bản y học, tr 19-28.
4. Lê Thanh Hải và cộng sự, “Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ lipid huyết thanh ở

nệnh nhân nhồi máu não”, www.ykhoa.net.
5. Bùi Thị Huyền và cộng sự (2011), “Nghiên cứu rối loạn chuyển hoá lipid và
glucose máu ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp”, Tạp chí y học thực hành,
794+795, tr 251-253.
6. Ngọ Xuân Thành. Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu
não tại Bệnh viện trung ương Huế. Luận văn Thạc sĩ y học 2000. Huế.
7. Lê Văn Thính và cộng sự, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố nguy cơ và
nguyên
nhân
nhồi
máu
não

bệnh
nhân
dưới
50
tuổi”,
caohocykhoa.files.wordpress.com/2012/de-tai-nckh-4.pdf.
8. Nguyễn Năng Tấn (2003), “Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng huyết áp với các
thể của tai biến mạch máu não”, Luận văn Thạc sĩ y học: 69-72.
9. Howard S.Kirshner (2009), Differentiating ischemic stroke subtypes: Risk factors
and secondary prevention, Journal of the Neurological Siences, 279, 1-8.
10. Woodward, Federica Barzi, Valery Feigin, DongFeng Gu, Rache Huxley, Koshi
Nakamura, Anushka Patel, Suzanne Ho and Konrad Jamrozik for the Asia Pacific Cohort
Studies collaboration (2007), Associations between high-density lipoprotein cholesterol
11


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên


Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

and both stroke and Coronary heart disease in the Asia Pacific region, European Heart
Journal, 28, 2653-2660.
11.Tirschwell D.L., Smith N.L. et al. Association of cholesterol with stroke risk
varies in stroke subtypes and patient subgroups. Neurology, November 23, 2004; 63(10):
1868 - 1875
12. Bansal BC., Sood AK., Bansal CB. (1998), "Familial hyperlipidemia in stroke in
the young", Stroke, 17: 1142 – 1145.
(Research on serum lipid concentration of patients with ischaemic stroke )

12



×