Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.39 KB, 35 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN DỰ THI. Chủ đề: Quê hương, đất nước, Bác Hồ, trường tiểu học. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Làm quen với chữ cái. Đề tài: Làm quen với chữ cái: v, r. Độ tuổi: 5 – 6 tuổi. Thời gian: 25 - 30 phút. Số báo danh: ............. I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm đúng chữ cái v, r và hình thành cho trẻ biểu tượng nhóm chữ v, r qua các kiểu chữ viết thường, in thường, in hoa. - Trẻ nhận xét được cấu tạo của chữ cái v, r. - Trẻ nhận biết được các chữ cái đã học qua các từ: “vịnh hạ long”, “tháp rùa”. - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngông ngữ, khả năng quan sát, ghi nhớ. - Luyện kỹ năng phát âm đúng tên chữ cái: v, r. - Luyện kỹ năng so sánh, nhận ra được đặc điểm cấu tạo của chữ cái v, r. - Rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo trong lúc chơi trò chơi: Tìm chữ cái theo yêu cầu; Tìm chữ cái trong từ nối với chữ cái rời; Ai thông minh hơn. 3. Thái độ: - Trẻ yêu quý quê hương đất nước Việt Nam và Bác Hồ kính yêu. - Thông qua trò chơi giáo dục trẻ tính tập thể. II. Chuẩn bị:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đồ dùng của cô. Đồ dùng của trẻ. - Máy tính có các Siled chứa các hình ảnh về danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam. - Máy tính có các Siled chứa các hình ảnh vịnh Hạ Long có gắn từ: “vịnh hạ long”, hình ảnh tháp Rùa có gắn từ: “tháp rùa”. - Siled chữ cái v, r. - Siled các nét rời ghép thành chữ cái v, r. - Các Siled các hình ảnh về danh lam thắng cảnh của đất nước có các từ chỉ tên các danh lam còn thiếu chữ cái v, r. - Que chỉ. - Đàn oócgan ghi âm bài hát: "Yêu Hà Nội".. - Rổ đựng một số chữ cái. - 3 bảng cài, 3 bút dạ. - Vòng thể dục. - 3 bài tập có gắn các hình ảnh về danh lam thắng cảnh của đất nước có các từ và các chữ cái rời để trẻ chơi trò chơi. - Chiếu cho trẻ ngồi..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hoạt động của cô 1. Ổn định, giới thiệu (1- 2 phút). - Cô và trẻ cùng hát bài: "Yêu Hà Nội". + Cô và các con vừa hát bài gì? + Bài hát nói về gì? + Đúng rồi, Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam của chúng ta đấy. Ở Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Vậy các con có muốn khám phá về thủ đô Hà Nội cùng cô không? + Vậy cô mời lớp mình cùng cô khám phá nào? - Cô cho trẻ xem ảnh về các danh lam thắng cảnh ở thủ đô Hà Nội. + Các con vừa được xem những hình ảnh gì? + Ở Hà Nội có rất nhiều danh lam thắng cảnh đấy, các con nhớ học thật giỏi để được đi thăm quan lăng Bác ở thủ đô Hà Nội nhé! Và các con phải biết yêu quê hương đất nước Việt Nam và kính yêu Bác Hồ các con nhớ chưa nào? 2. Nội dung (24 - 26 phút). 2.1. Hoạt động 1: Làm quen với chữ v. - Cô trình chiếu hình ảnh Vịnh Hạ Long. + Vậy các con xem cô có hình ảnh gì đây? + À đúng rồi đây là bức tranh Vịnh Hạ Long. + Các con thấy bức tranh này như thế nào? + Dưới bức tranh có từ: “vịnh hạ long”.. Hoạt động của trẻ - Trẻ hát. - Bài hát: “Yêu Hà Nộ”. - Thủ đô Hà Nội. - Trẻ lắng nghe. - Có ạ! -Trẻ về chỗ ngồi. -Trẻ quan sát. -1 -> 2 trẻ trả lời.. - Trẻ quan sát. -Vịnh Hạ Long. -Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Cô đọc từ: “vịnh hạ long”. - Cho cả lớp đọc từ: “vịnh hạ long”. + Bây giờ từ những chữ cái rời cô sẽ ghép thành từ: “vịnh hạ long” giống từ dưới tranh nhé. - Cô ghép từ: “vịnh hạ long” từ các chữ cái rời. + Các con thấy từ cô vừa ghép có giống từ dưới bức tranh không? + Các con hãy đọc từ: “vịnh hạ long” cho cô nào. - Cho cả lớp đọc từ vừa ghép. + Bạn nào giỏi tìm cho cô các chữ cái đã học trong từ: “vịnh hạ long” nào? - Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ: “vịnh hạ long”. + Các con xem cô còn chữ cái gì nào? + À đây là chữ cái v mà hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen đấy! - Cô trình chiếu chữ v. + Cả lớp mình hãy lắng nghe cô phát âm nhé. - Cô phát âm chữ v 2 lần. - Cô chỉ vào chữ v cho trẻ phát âm, chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ: + Cả lớp phát âm. + Tổ phát âm. + Cá nhân phát âm. - Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ v. + Ai có nhận xét gì về cấu tạo chữ v nào? - Cô có thể gợi ý cho trẻ khi trẻ lúng túng: Chữ v gồm có mấy nét xiên?. - Cả lớp đọc 1 lần. -Trẻ quan sát. -Có ạ! -Cả lớp đọc 1 lần. - Trẻ vừa tìm vừa phát âm các chữ cái đã học. - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời. -Trẻ lắng nghe.. - Cả lớp phát âm 2 lần. - 3 tổ phát âm. -2 -> 3 trẻ phát âm. - 1 -> 2 trẻ nhận xét..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Vừa rồi các bạn đã nêu cấu tạo của chữ v rồi. Bây giờ cô và các con hãy cùng khám phá cấu tạo của chữ v xem có đúng như các bạn nhận xét không nhé! - Cô trình chiếu từng nét của chữ v. + Chữ v gồm những nét gì các con? - Cô trình chiếu từng nét rời của chữ v. + Đây là nét gì? + Nét xiên này như thế nào? + Còn đây là nét gì? + Nét xiên này như thế nào? - Cô dịch 2 nét rời lại ghép thành chữ v. + Cô dịch 2 nét lại với nhau thành chữ gì? - Cô củng cố: Đúng rồi chữ v gồm có 2 nét xiên, 1 nét kéo từ trên xuống phía bên trái, và 1 nét kéo từ trên xuống phía bên phải. - Cho cả lớp phát âm. + Đây là chữ v in thường. Ngoài chữ v in thường thì còn có chữ v gì và chữ v gì nữa? - Cô củng cố: Đúng rồi ngoài chữ v in thường còn có chữ v in hoa và chữ v viết thường, tuy khác nhau về cấu tạo nhưng đều phát âm là chữ gì? 2.2. Hoạt động 2: Làm quen với chữ r. - Cho trẻ chơi trò chơi: “Rì rà rì rà”. “Rì rà rì rà Đội nhà đi chơi Tối lặn mặt trời Úp nhà nằm ngủ”. + Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì? + Trò chơi nói về con gì? + Con rùa sống ở đâu?. - Trẻ quan sát. - 2 nét xiên. - Nét xiên. - Kéo từ trên xuống phía bên trái. - Nét xiên. - Kéo từ trên xuống phía bên phải. - Trẻ quan sát. - Chữ v. -Trẻ lắng nghe. - Cả lớp phát âm 2 lần. -Trẻ trả lời.. - Chữ v. -Trẻ chơi.. -“Rì rà rì rà”. - Con rùa. - Ở dưới nước..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Cô trình chiếu hình ảnh: “Tháp Rùa”. + Các con xem cô có hình ảnh gì đây? + À đúng rồi đây là bức tranh Tháp Rùa ở Hồ Gươm, ngày xưa có một con rùa vàng đã tặng gươm thần cho Lê Lợi đánh đuổi giặc và để nhớ ơn rùa vàng nhân dân đã xây nên Tháp Rùa này đấy! + Các con thấy bức tranh này như thế nào? + Dưới bức tranh có từ: “tháp rùa”. - Cô đọc từ: “tháp rùa”. - Cho cả lớp đọc từ: “tháp rùa”. + Bây giờ từ những chữ cái rời cô sẽ ghép thành từ: “tháp rùa” giống từ dưới tranh nhé. - Cô ghép từ: “tháp rùa” từ các chữ cái rời. + Các con thấy từ cô vừa gắn có giống từ dưới bức tranh không? + Các con hãy đọc từ: “tháp rùa” cho cô nào. - Cho cả lớp đọc từ vừa ghép. + Bạn nào giỏi hãy tìm cho cô các chữ cái đã học trong từ: “tháp rùa” nào? - Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ: “tháp rùa”. + Vừa rồi các bạn đã tìm những chữ cái đã được làm quen rồi đấy, còn lại một chữ cái mới các con có biết đó là chữ gì không? - Cô trình chiếu chữ r. + Các con xem cô còn chữ cái gì nào? + À đây là chữ cái r mà hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen đấy! + Cả lớp mình hãy lắng nghe cô phát âm nhé. - Cô phát âm chữ r 2 lần. - Cô chỉ vào chữ r cho trẻ phát âm, chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ:. - Trẻ quan sát. - Tháp Rùa. -Trẻ lắng nghe.. - Trẻ trả lời. -Trẻ lắng nghe. - Cả lớp đọc 1 lần. -Trẻ quan sát. -Có ạ! - Cả lớp đọc 1 lần. -Trẻ vừa tìm vừa phát âm các chữ cái đã học.. -Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát. - Trẻ trả lời. -Trẻ lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Cả lớp phát âm. + Tổ phát âm. + Cá nhân phát âm. - Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ r. + Ai có nhận xét gì về cấu tạo chữ r nào? + Vừa rồi các bạn đã nêu cấu tạo của chữ r rồi. Bây giờ để biết rõ hơn về cấu tạo của chữ r cô mời các con cùng khám phá với cô nhé! - Cô trình chiếu từng nét của chữ r. + Chữ r gồm những nét gì các con? - Cô trình chiếu từng nét rời của chữ r. + Đây là nét gì? + Nét thẳng đứng nằm ở phía bên nào của chữ r? + Còn đây là nét gì? + Nét móc này như thế nào ? - Cô dịch 2 nét rời lại ghép thành chữ r. + Cô dịch 2 nét lại với nhau thành chữ gì? - Cô củng cố: Đúng rồi chữ r gồm có 1 nét thẳng đứng phía bên trái, và 1 nét móc trên phía bên phải. - Cho cả lớp phát âm. + Đây là chữ r in thường. Ngoài chữ r in thường thì còn có chữ r gì và chữ r gì nữa? - Cô củng cố: Đúng rồi ngoài chữ v in thường còn có chữ v in hoa và chữ v viết thường, tuy khác nhau về cấu tạo nhưng đều phát âm là chữ gì? 2.3. Hoạt động 3: So sánh chữ v và chữ r. + Vừa rồi cô đã cho các con làm quen chữ cái gì? - Cô trình chiếu chữ v, r. + Vậy các con xem đây là chữ gì nào? - Cho trẻ nhận xét chữ v với chữ r. + Giống nhau:. - Cả lớp phát âm 2 lần. - 3 tổ phát âm. - 2 -> 3 trẻ phát âm. -1 -> 2 trẻ nhận xét.. - Trẻ quan sát. - 1 nét sổ thẳng và 1 nét móc. - Trẻ quan sát. - Nét thẳng đứng. - Phía trái. - Nét móc trên. - Nét móc nằm phía trên bên phải của chữ r. - Trẻ quan sát. - Chữ r. -Trẻ lắng nghe. - Cả lớp phát âm 2 lần. -Trẻ trả lời.. -Chữ r. - Chữ v và chữ r. - Trẻ quan sát. - Chữ v và chữ r. - 2 -> 3 trẻ nhận xét. - Không có điểm giống nhau..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Khác nhau: - Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau của 2 chữ v, r: + Chữ v và chữ r không có điểm giống nhau mà khác nhau hoàn toàn đó là: Chữ v có 2 nét xiên, còn chữ r có 1 nét thẳng đứng và 1 nét móc. 2.4. Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố. * Trò chơi 1: Tìm chữ theo yêu cầu. + Vừa rồi cô thấy các con học rất ngoan và giỏi thế nên bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi: Tìm chữ theo yêu cầu. - Cho trẻ lấy rổ đồ chơi. + Các con nhìn xem cô tặng gì cho các con vậy? + Bây giờ cô sẽ tổ chức cho các con chơi trò chơi: “Tìm chữ theo yêu cầu” nhé! + Khi cô nói tên chữ cái nào thì các con hãy tìm nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm to cho cô nhé. - Cô cho trẻ chơi, quan sát và sửa sai cho trẻ. + Giờ cô sẽ nói đến cấu tạo của từng chữ cái các con hãy tìm nhanh chữ cái có cấu tạo như cô vừa nêu giơ lên và phát âm to cho cô nhé. - Cô cho trẻ chơi, quan sát và sửa sai cho trẻ. * Trò chơi 2: Nối chữ cái v, r trong từ với chữ cái rời. + Vừa rồi cô thấy các con chơi rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con trò chơi nữa đó là trò chơi: “Nối chữ cái v, r trong từ với chữ cái rời”. + Với trò chơi này cô đã chuẩn bị những gì đây? + Dưới mỗi bức tranh có các từ chỉ tên các danh lam thắng cảnh có chứa các chữ cái v, r các con vừa được làm quen và các chữ cái rời. + Ở trò chơi này cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội, nhiệm vụ của mỗi đội là lên tìm chữ cái v hoặc chữ cái r trong từ nối với. - 2 trẻ nhận xét. -Trẻ lắng nghe.. -Trẻ lắng nghe. - Trẻ lấy rổ đồ chơi. - Các chữ cái. -Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chơi 2 lần. -Trẻ lắng nghe. -Trẻ chơi 2 lần. -Trẻ lắng nghe. - Các bức tranh. -Trẻ lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> chữ cái rời. Bạn đứng đầu mỗi đội sẽ nhảy qua các vòng thể dục khi nhảy không được chạm vào vòng và chỉ tìm và nối 1 lần thôi. Khi nối xong chạy về đứng cuối hàng và bạn tiếp theo mới được lên. Trong thời gian một bản nhạc đội nào tìm và nối được nhiều chữ cái v và chữ cái r đúng thì đội đó thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét và đánh giá kết quả của các đội. * Trò chơi 3: Tìm chữ cái còn thiếu trong từ. + Giờ cô sẽ cho các con chơi một trò chơi nữa đó là trò chơi: “Tìm chữ cái còn thiếu trong từ”. + Ở trò chơi này cô đã chuẩn bị gì đây? + Đây là bức tranh về gì? + Ở dưới bức tranh có từ: “cầu hàm rồng” nhưng còn thiếu một chữ cái, nhiệm vụ của các con là lên tìm chữ cái r và v các con vừa được làm quen ghép vào chữ còn thiếu trong từ: “cầu hàm rồng”. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét, khen trẻ. + Cô còn có bức tranh về gì đây ? + Dưới bức tranh lăng Bác cũng có từ: “viếng lăng bác” còn thiếu một chữ cái đấy bạn nào giỏi lên tìm chữ còn thiếu ghép vào cho cô nào ? - Tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét, khen trẻ. 3. Kết thúc (1-2 phút). - Cho trẻ đọc bài thơ: “Ảnh Bác” và đi ra sân chơi.. - 3 đội thi đua thực hiện. -Trẻ nhận xét cùng cô. -Trẻ lắng nghe. - Tranh. - Cầu Hàm Rồng. -Trẻ lắng nghe.. - 1 -> 2 trẻ chơi. - Lăng Bác Hồ. -1 -> 2 trẻ chơi.. - Trẻ đọc thơ đi ra ngoài..
<span class='text_page_counter'>(10)</span>
<span class='text_page_counter'>(11)</span>
<span class='text_page_counter'>(12)</span>
<span class='text_page_counter'>(13)</span>
<span class='text_page_counter'>(14)</span> v ịnh h¹ lo ng vÞnh h¹ long.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> vÞnh h¹ long.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> v.
<span class='text_page_counter'>(17)</span>
<span class='text_page_counter'>(18)</span> vV.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> th¸p rïa th¸p rïa.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> th¸p rïa ïa.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> r.
<span class='text_page_counter'>(22)</span>
<span class='text_page_counter'>(23)</span> rR.
<span class='text_page_counter'>(24)</span>
<span class='text_page_counter'>(25)</span> vr.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> g a c h r p cÇu hµm … ång.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> c g h n v b … iÕng. l¨ng b¸c.
<span class='text_page_counter'>(28)</span>
<span class='text_page_counter'>(29)</span> v¨n miÕu.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> th¸p rïa.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> viÕng l¨ng b¸c.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> cÇu hµm rång.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> vÞnh h¹ long.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> nha trang.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> s m n g p v. e t b r k h.
<span class='text_page_counter'>(36)</span>