Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá hiệu quả của phuơng pháp vận động trị liệu trên bệnh nhân hạn chế tầm vận động khớp gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.19 KB, 10 trang )

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHUƠNG PHÁP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU TRÊN
BỆNH NHÂN HẠN CHẾ TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI
Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Phương Sinh, Trịnh Minh Phong, Vũ Thị Tâm
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp Vận động trong phục hồi chức
năng tầm vận động khớp gối sau chấn thương chi dưới. Địa điểm nghiên cứu:
Khoa PHCN- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Thiết kế nghiên
cứu: Can thiệp lâm sàng so sánh trước sau. Đối tượng nghiên cứu: 34 bệnh nhân
bị hạn chế tầm vận động khớp gối sau chấn thương chi dưới. Các biến số nghiên
cứu: Tầm vận động gập khớp gối, sức cơ của nhóm cơ gập và duỗi khớp gối, khả
năng đi bộ, khả năng dồn trọng lượng lên 2 chân. Kết quả: Sau 2 tháng điều trị
67,64% bệnh nhân được cải thiện rõ rệt về tầm vận động gập khớp gối; 91,18%
được cải thiện thiện rõ về sức cơ; 91,17% được cải thiện tốt và khá về khả năng đi
bộ và 94,12% được cải thiện rõ rệt về khả năng dồn trọng lượng lên 2 chân. Kết
luận: Nghiên cứu đã chỉ ra Vận động là một phương pháp mang tính hiệu quả trong
cải thiện chức năng khớp gối ở bệnh nhân bị hạn chế tầm vận động khớp gối nguyên
nhân do chấn thương.
Từ khóa: Vận động trị liệu – Hạn chế tầm vận động khớp gối do chấn thương
ASSESSEMENT OF EFFECTS OF KINESIOTHERAPY IN PATIENTS WITH
LIMITED MOVEMENT OF KNEE JOINT
Nguyen Thi Phuong, Nguyen Phuong Sinh, Trinh Minh Phong, Vu Thi Tam
Thai Nguyen University of Medical and Pharmacy
SUMMARY
Objectives: To assess the effects of Kinesiotherapy in rehabilitation for patients with
limited movement of knee joint following injury of lower limb. Settings: Department
of Rehabilitation in Thai Nguyen Central General Hospital. Designs: Clinical


intervention compared Before-After. Subjects: 34 patients with limited movement of
knee joint following injury of lower limb. Main outcome variables: Flexion range
of movement for knee joint, muscle strength (Flexion and Extension of knee joint),
ability to walk and ability to put weight down to 2 feet. Results: The function of knee
joint was significantly improved following functional training for 2 months: 67.64%
for range of movement; 91.18% for muscle strength; 91.17% for ability to walk and
94.12 % for ability to put weight down to 2 feet. Conclusions: Kinesiotherapy is a
effective method in improving the function of knee joint for patients with limited
range of movement following injury of lower limb
Keyword: Kinesiotherapy – Traumatic limited movement of knee joint.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, do nền kinh tế ngày càng phát triển, các phương tiện giao
thơng đường bộ ngày càng nhiều.Trong khi đó hạ tầng cơ sở (đường xá, cầu cống…)
không đáp ứng kịp với sự gia tăng, thêm vào đó ý thức chấp hành luật giao thơng của
người dân chưa tốt vì vậy đã làm gia tăng tai nạn giao thông và gây ra nhiều tổn thất cho
các gia đình và xã hội.

109


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

Chúng ta biết rằng tai nạn giao thông gây ra nhiều tổn thương để lại nhiều di chứng
cho người bệnh, một trong những chấn thương thường gặp là chấn thương chi dưới đặc
biệt là gãy xương đùi và xương cẳng chân là những chấn thương nặng hay gặp trong: tai
nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao.
Ở nước ta Theo thống kê tại bệnh viện Việt Đức, 9 tháng đầu năm 2001 gặp 341
trường hợp chấn thương chi dưới.

Ở Mỹ, hàng năm có trên 20 vạn trường hợp gãy đầu trên xương đùi tiêu tốn đến hàng
tỷ đô la. Gãy xương chi dưới hay để lại nhiều di chứng. Một trong những di chứng làm
ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt của bệnh nhân là hạn chế vận động khớp:
đây là hậu quả của việc bất động các khớp và chi bị gãy thời gian bất động lâu. Nếu
không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ dẫn tới mất hoặc giảm khả năng lao
động, sinh hoạt, hoạt động thể thao của người bệnh.
Trong quá trình điều trị hạn chế vận động khớp, đối với các khớp chi trên khả năng
phục hồi nhanh hơn các khớp chi dưới. Bệnh nhân tổn thương chi dưới khi điều trị, khớp
gối thường được cố định ở tư thế duỗi, do đó hạn chế vận động của khớp gối chủ yếu là
hạn chế ở tầm gấp, không hạn chế tầm vận động duỗi.
Ở Việt Nam, Phục hồi chức năng tầm vận động khớp gối bị hạn chế chủ yếu dùng các
phương pháp vật lý: hồng ngoại, parafin, dịng điện cao tần(sóng ngắn), tập luyện theo
tầm vận động, xoa bóp…Việc đảm bảo Phục hồi chức năng sớm cho khớp gối bị hạn chế
vận động là rất cần thiết, nó đảm bảo cho chức năng sinh hoạt, di chuyển, hoạt động thể
thao…của bệnh nhân sau khi liền xương tốt, sớm đưa người bệnh trở về với cộng đồng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Đánh
giá hiệu quả của phương pháp vận động trong PHCN hạn chế tầm vận động khớp gối.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là bệnh nhân đến điều trị tại khoa VLTL – PHCN được chẩn đoán hạn chế tầm vận
động khớp gối do chấn thương.
2.1.1. Cỡ mẫu: 34 bệnh nhân
2.1.2.Chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện theo thời gian
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
+ Bệnh nhân bị hạn chế tầm vận động khớp gối đơn thuần do chấn thương được điều
trị bảo tồn hoặc phẫu thuật.
+ Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên
+ Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân bị cứng khớp gối hồn tồn.

+ Có các bệnh mạn tính kèm theo như: Bệnh hơ hấp, bệnh tiểu đường, lỗng xương,
thối hố nặng…
+ Đa chấn thương, có rối loạn ý thức
2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 01/2012 đến 11/2012.
2.3. Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng - Bệnh viện
Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
2.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau.
2.5. Phương pháp tiến hành:
- Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án thống nhất
- Khám sàng lọc bệnh nhân nghiên cứu
- Đo tầm hoạt động của khớp gối tổn thương, thử cơ lực bằng tay ghi phiếu nghiên cứu
- Tiến hành can thiệp vận động cho các bệnh nhân nghiên cứu:

110


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

+ Phương pháp tập vận động áp dụng trong nghiên cứu:
* Các bài tập mạnh cơ tứ đầu đùi, cơ tam đầu đùi: tập chủ động có trợ giúp của KTV,
tập có kháng trở và kháng trở tăng tiến, tập tạ trên ghế tập hoặc bao cát.
* Kéo giãn bằng tay là động tác tập dùng cử động cưỡng bức do KTV hay dụng cụ cơ
học. Kéo giãn được thực hiện trong suốt quá trình điều trị.
* Hoạt động trị liệu: Tập đạp xe có kháng trở, đi bộ lên và xuống thang gác, tập các
động tác ngồi xổm, quỳ…, sửa dáng đi đúng.
Trong quá trình điều trị tất cả các bệnh nhân đều được sử dụng các phương pháp
nhiệt, xoa bóp để hỗ trợ cho tập vận động
Thời gian tập 1 lần 60 phút, ngày tập 1 lần

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Tầm vận động gập khớp gối
- Sức cơ của nhóm cơ gập và duỗi khớp gối
- Khả năng đi bộ.
- Khả năng dồn trọng lượng lên 2 chân
2.5. Phương pháp đánh giá
Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi và đánh giá tại 2 thời điểm:
- Trước can thiệp
- Sau can thiệp 2 tháng
2.5.1. Tiêu chuẩn đánh giá tầm vận động khớp: Theo phương pháp ZEZO (Cave &
Robert)
Phương pháp đo tầm vận động của khớp dựa trên phương pháp đo và ghi tầm hoạt
động khớp do Viện Hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình Mỹ đề ra và được Hội nghị
Vanceuver thông qua năm 1964 tại Canada và hiện nay được quốc tế thừa nhận là
phương pháp tiêu chuẩn hay phương pháp Zezo. Nghĩa là ở vị trí giải phẫu của mỗi khớp
được tính là 00.
Tầm vận động bình thường của khớp gối: Duỗi là 00, gấp là 1350
Dụng cụ đo: Thước đo góc Goniometer
Tính điểm tầm vận động:
Tầm vận động khớp gối gấp
Điểm
Đánh giá mức độ
0
40
Tốt
 120
0
>90 – 120
30
Khá

60 – 900
20
Trung bình
0
<60
10
Kém
2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh cơ bắp bằng tay theo thang điểm 6 bậc:
Danieles và Worthingham chia sức cơ làm 6 bậc: 0-5
Bậc 0: Khi kích thích khơng có dấu hiệu co cơ, cơ liệt hồn tồn
Bậc 1: Cơ cơ rất yếu, chỉ có thể sờ thấy co gân của cơ đó hoặc nhìn thấy co cơ nhẹ,
không thực hiện được động tác.
Bậc 2: Cơ co, thực hiện được tầm vận động của khớp với điều kiện loại bỏ trọng lực
chi thể.
Bậc 3: Cơ co, thực hiện được tầm vận động khớp và thắng được trọng lực chi thể.
Bậc 4: Cơ co thực hiện được tầm vận động khớp, thắng được trọng lực chi thể và
thắng được sức cản vừa phải bên ngoài.
Bậc 5: Cơ cơ hồn tồn bình thường, thực hiện được tầm vận động khớp, thắng được
trọng lực chi thể và thắng được sức cản mạnh bên ngoài

111


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

* Cách tính điểm sức cơ:
Sức cơ
Điểm

Đánh giá mức độ
5
20
Tốt
4
15
Khá
3
10
Trung bình
5
Kém
2
2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá tốc độ đi bộ (thời gian di bộ 10m):
Dụng cụ: Thước dây đo vạch từ 0 – 150cm, đồng hồ bấm giây.
Tiến hành: cho bệnh nhân bước đi thoải mái, đi thẳng với quãng đường là 10m. Tính
thời gian (giây) bệnh nhân đi hết qng đường đó.
Cách tính điểm thời gian đi bộ 10m:
Thời gian đi bộ 10 mét
Điểm
Đánh giá mức độ
20
Tốt
 9 giây
9 – <12 giây
15
Khá
12 – 15 giây
10
Trung bình

> 15 giây
5
Kém
2.5.4. Dồn trọng lượng cơ thể trên hai chi:
Dụng cụ: 2 cân bàn đặt sát nhau
Tiến hành: Cho bệnh nhân đứng thẳng trên hai bàn cân, mắt khơng nhìn bàn cân. Xác
định trọng lượng trên hai bàn cân (kg).
Trọng lượng chi bên chấn thương (kg)
Khả năng dồn trọng lượng =
½ trọng lượng cơ thể (kg)
Cách tính điểm dồn trọng lượng trên 2 chi:
% trọng lượng
Điểm
Đánh giá mức độ
> 90%
20
Tốt
80 – 90%
15
Khá
70 - <80%
10
Trung bình
< 70%
5
Kém
2.5.5. Đánh giá kết quả PHCN chung:
Để đánh giá kết quả PHCN chung, chúng tôi dựa trên kết quả đánh giá của các chỉ
tiêu: Tầm vận động, sức cơ, thời gian đi bộ 10 mét, dồn trọng lượng trên 2 chi. Với tổng
điểm cao nhất là 100 điểm.

- 81 – 100 điểm: Loại tốt
- 71 – 80 điểm : Loại khá
- 51 – 70 điểm : Loại trung bình
-  50 điểm : Loại kém
2.5. Xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y học trên phần mềm SPSS16.0.

112


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nam
Nữ
38.2%

61.8%

Biểu đồ 2.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ hạn chế tầm vận động khớp gối do chấn thương ở nam là 61,8%, nữ
là 38,2%. Như vậy nam giới bị chấn thương nhiều hơn nữ giới.
58.9%

Tỷ lệ (%)

60.0

50.0
40.0
30.0
11.8%

20.0

11.8%

17.5%

10.0
0.0
18-29 (n=20)

30-39 (n=4)

40-49 (n=4)

>50 (n=6)
Nhóm tuổi

Biểu đồ 2.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Nhận xét: Hạn chế tầm vận động khớp gối do chấn thương gặp chủ yếu ở nhóm đối
tượng từ 18 – 29 tuổi chiếm tỷ lệ 58,9%.
Bảng 2.1: Nguyên nhân chấn thương khớp gối
Nguyên nhân
n
Tỷ lệ (%)
Tai nạn giao thông

31
91,2
Tai nạn sinh hoạt
1
2,9
Tai nạn lao động
0
0
Chấn thương thể thao
2
5,9
Tổng số
34
100
Nhận xét: Tai nạn giao thông là nguyên nhân vượt xa các nguyên nhân khác trong
chấn thương khớp gối chiếm tỷ lệ 91,2%.
Bảng 2.2: Phương pháp xử trí trước can thiệp phục hồi chức năng
Phương pháp điều trị
n
Tỷ lệ (%)
Bất động bột
9
26,5
Phẫu thuật
25
73,5
Tổng số
34
100
Nhận xét: Sau chấn thương phần lớn bệnh nhân hạn chế tầm vận động khớp gối được

điều trị phẫu thuật trước khi can can thiệp phục hồi chức năng chiếm tỷ lệ 73,5%.

113


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

Bảng 2.3: Phân bố theo vị trí tổn thương
Vị trí tổn thương
n
Tỷ lệ (%)
Gãy xương đùi
10
29,5
Gãy liên lồi cầu
3
8,8
Vỡ xương bánh chè
5
14,7
Vỡ mâm chày
8
23,5
Gãy xương chày
8
23,5
Tổng số
34

100
Nhận xét: Gãy xương đùi là tổn thương gặp nhiều nhất trong chấn thương gây hạn chế
tầm vận động khớp chiếm 29,5%.
2.2. Hiệu quả của phương pháp vận động trong PHCN hạn chế tầm vận động
khớp gối sau chấn thương.
Bảng 2. 4: Tầm vận động khớp gối trước và sau điều trị
Trước điều trị (n=34)
Sau điều trị (n=34)
Kết quả
n
Tỷ lệ (%)
n
Tỷ lệ
(%)
Tốt
0
0
5
14,70
Khá
1
2,94
18
52,94
Trung bình
11
32,25
3
8,82
Kém

22
64,81
8
23,54
p < 0,001
p
Nhận xét: Sau điều trị bằng tập vận động 2 tháng tầm vận động của khớp gối tổn
thương gia tăng đáng để, tốt hơn so với trước điều trị và sự khác biệt về kết quả điều trị
này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 2. 5: Sức cơ trước và sau điều trị
Trước điều trị (n=34)
Sau điều trị (n=34)
Kết quả
n
Tỷ lệ (%)
n
Tỷ lệ (%)
Tốt
0
0
20
58,83
Khá
4
11,76
11
32,35
Trung bình
9
26,47

3
8,82
Kém
21
61,77
0
0
p
<
0,001
p
Nhận xét: Sau điều trị sức cơ được cải thiện rõ rệt, tốt hơn so với trước điều trị và sự
khác biệt về kết quả điều trị này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 2. 6: Tình trạng di bộ trước và sau điều trị
Trước điều trị (n=34)
Sau điều trị (n=34)
Kết quả
n
Tỷ lệ (%)
n
Tỷ lệ (%)
Tốt
0
0
15
44,12
Khá
6
17,64
16

47,05
Trung bình
5
14,70
2
5,88
Kém
23
67,66
1
2.95
p < 0,001
p
Nhận xét: Khả năng đi bộ của các đối tượng nghiên cứu được cải thiện tốt hơn so với
trước điều trị với sự khác biệt p < 0,001.

114


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

Bảng 2. 7: Dồn trọng lượng trên hai chi trước và sau điều trị
Trước điều trị (n=34)
Sau điều trị (n=34)
Kết quả
n
Tỷ lệ (%)
n

Tỷ lệ (%)
Tốt
1
2,94
27
79,42
Khá
4
11,76
5
14,70
Trung bình
9
26,47
2
5,88
Kém
20
58,83
0
0
p
<
0,001
p
Nhận xét: Khả năng dồn trọng lượng lên 2 chi của các đối tượng nghiên cứu được cải
thiện tốt hơn so với trước điều trị với sự khác biệt p < 0,001.
Bảng 2. 8: Kết quả PHCN trước và sau điều trị
Trước điều trị (n=34)
Sau điều trị (n=34)

Kết quả
n
Tỷ lệ (%)
n
Tỷ lệ (%)
Tốt
0
0
20
58,83
Khá
1
2,94
3
8,82
Trung bình
5
14,70
8
23,53
Kém
28
82,36
3
8,82
p < 0,001
p
Nhận xét: Sau can thiệp điều trị bằng phương pháp vận động kết quả điều trị PHCN
chung khớp gối sau chấn thương được cải thiện đáng kể so với trước điều trị với sự khác
biệt p < 0,001.

III. BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Tuổi và giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nam bị hạn chế vận động khớp
gối là 61,8%, tỷ lệ bệnh nhân nữ là 38,2%. Tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Điều này phù hợp với
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước: Lê Đăng Khôi: nam 66,6%, nữ 33,4%; Morrissey:
nam 80,6%, nữ 19,4%. Tỷ lệ nam gấp 4 lần nữ.
Theo chúng tôi, tỉ lệ bị bệnh ở nam nhiều hơn ở nữ có thể là do trong đời sống hàng ngày
nam giới sử dụng phương tiện giao thông nhiều hơn nữ giới, đặc biệt là sử dụng xe gắn máy,
mà chi dưới là phần chống đỡ cơ thể khi có tai nạn xảy ra. Bệnh nhân ít tuổi nhất là 18 tuổi,
nhiều nhất là 60 tuổi. Chấn thương chi dưới dẫn đến tình trạng hạn chế tầm vận động khớp
gối gặp chủ yếu ở độ tuổi dưới 50, đặc biệt gặp nhiều ở lứa tuổi 18 đến 29 chiếm tỉ lệ 58,9%.
Có lẽ là do nhóm tuổi này có tỉ lệ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, điều khiển các
phương tiện giao thơng với tốc độ cao hơn các nhóm tuổi khác.
4.1.2. Nguyên nhân chấn thương
Tai nạn giao thông là nguyên nhân vượt xa tất cả các nguyên nhân khác gây chấn
thương chi dưới chiếm tỷ lệ 91,2%. Qua số liệu này chúng tơi thấy an tồn giao thơng
đang là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thế Thi
nguyên nhân do tai nạn giao thơng gặp tới 82,4%, trong đó do xe máy gây ra phần lớn tới
72,6%. Theo Collines D.N. thì nguyên nhân do tai nạn giao thơng chiếm hơn 42% trong
đó chủ yếu là do ô tô và các phương tiện khác gây ra. Đây có lẽ là đặc điểm riêng của
Việt Nam khi xe máy là phương tiện giao thông đuờng bộ chủ yếu.
4.1.3. Vị trí chấn thương và phương pháp xử trí trước can thiệp PHCN
Kết quả của bảng 2.2 và bảng 2.3 cho thấy vì trí chấn thương gặp chủ yếu ở các đối
tượng nghiên cứu là ở xương đùi chiếm tỷ lệ 29,5%, đứng thứ hai là vùng mâm chày và
xương chày chiếm tỷ lệ 23, 5%, vỡ xương bánh chè và gãy liên lồi cầu cho tỷ lệ thấp

115



Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

hơn. Nghiên cứu của Vũ Hoàng Liên cũng chỉ ta chấn thương xương đùi chiếm tỷ lệ cao
nhất 54,8%.
Với vị trí tổn thương thường gặp nêu trên cộng với đặc điểm tổn thương của vùng chi
dưới nên có đến 73,5% đối tượng nghiên cứu được xử trí kết hợp xương bằng phương
pháp phẫu thuật trước khi được điều trị PHCN. Ưu điểm của phương pháp này là bất
động xương tốt hơn giúp quá trình chăm sóc PHCN có thể tiến hành sớm.
4.2. Đánh giá tác dụng của phương pháp VLTL – PHCN trong điều trị hạn chế
vận động khớp gối sau chấn thương chi dưới
4.2.1. Tầm vận động
Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm vận động được cải thiện rõ sau 8 tuần điều trị. Khi
vào viện khơng có bệnh nhân nào có tầm vận động đạt loại tốt, tầm vận động loại khá chỉ
có 1 bệnh nhân. Sau 8 tuần đạt loại tốt có 5 bệnh nhân chiếm 14,70%, khá có 18 bệnh
nhân chiếm 52,94%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Trong nghiên cứu
chúng tôi thấy một số bệnh nhân bị chấn thương ở nhiều vị trí lại có kết quả phục hồi tốt
trong thời gian tương đối ngắn. Ngược lại một số bệnh nhân chỉ có chấn thương đơn
thuần nhưng có tổn thương nội khớp hoặc cấu trúc khớp như vỡ xương bánh chè thì kết
quả phục hồi chỉ đạt được mức trung bình trong thời gian tuơng đối dài. Những bệnh
nhân tuy bị chấn thương ở nhiều vị trí nhưng những chấn thương này chưa chạm vào nội
khớp do đó cấu trúc giải phẫu của khớp còn nguyên vẹn hoặc chỉ tổn thương nhẹ nên khả
năng phục hồi tốt hơn. Những bệnh nhân bị chấn thương ở 1 vị trí nhưng chấn thương đó
lại chạm vào nội khớp làm tổn thương rách bao khớp, đứt dây chằng...thì khả năng phục
hồi tầm vận động khớp sẽ kém hơn. Điều này chứng tỏ tác dụng tốt của PHCN tới việc
cải thiện tầm vận động cho bệnh nhân hạn chế vận động khớp gối sau chấn thương chi
dưới và mức độ phục hồi tầm vận động khớp còn phụ thuộc vào vị trí chấn thương, loại
tổn thương và mức độ tổn thương. Để có thể đánh giá chính xác và đưa ra được những
kết luận khoa học về mối liên quan này cần phải nghiên cứu sâu hơn trên số lượng bệnh

nhân lớn hơn và trong một thời gian dài hơn
4.2.2. Sức cơ
Sức cơ được phục hồi tốt sau 8 tuần điều trị. Khi vào viện khơng có bệnh nhân nào có
sức cơ loại tốt, loại khá chỉ có 4 bệnh nhân (11,76%), trung bình có 9 bệnh nhân
(26,47%), kém có 21 bệnh nhân (61,77%). Sau 2 tháng sức cơ loại tốt tăng lên 20 bệnh
nhân (58,83%), khá là 11 bệnh nhân (32,35%), trung bình là 3 bệnh nhân (8,82%), khơng
có bệnh nhân nào có sức cơ kém. Sự khác biệt giữa trước và sau khi điều trị có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001. Trong nghiên cứu hầu hết số bệnh nhân có sự cải thiện rất tốt về
sức cơ. Sự phục hồi của sức cơ tốt và nhanh hơn tầm vận động. Sở dĩ có hiện tượng này
là do tổn thương sức mạnh ở những đối tượng bệnh nhân này là tổn thương thứ cấp do cơ
khơng vận động vì thế khi can thiệp vận động cơ sẽ được phục hồi về mặt nuôi dưỡng,
công suất co cơ, lực co cơ và sự bền bỉ của cơ trong khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến sự phục hồi của tầm vận động khớp.
4.2.3. Khả năng đi bộ
Khả năng đi bộ đuợc cải thiện tốt sau 2 tháng điều trị. Khi vào viện khơng có bệnh
nhân nào đạt loại tốt về khả năng đi bộ, loại khá chỉ có 6 bệnh nhân (17,64%), loại trung
bình và kém có 28 bệnh nhân chiếm 82,36%. Sau 2 tháng điều trị khả năng đi bộ đạt loại
tốt là 15 bệnh nhân (44,12%), loại khá 16 bệnh nhân (47,05%), trung bình và kém chỉ có
3 bệnh nhân (8,83%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Khi lực cơ và sự bền
bỉ của các nhóm đối kháng làm vững gối gia tăng thì cũng đồng nghĩa làm tăng khả năng
đi bộ của các bệnh nhân nghiên cứu.

116


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

4.2.4. Khả năng dồn trọng lượng lên hai chân

Khả năng dồn trọng lượng lên hai chân cải thiện rõ sau 2 tháng điều trị. Sự khác biệt
giữa trước và sau khi điều trị có ý nghĩa thống kê p < 0,001.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khả năng đi bộ và dồn trọng lượng trên hai
chi của bệnh nhân phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của tầm vận động và sức cơ. Tuy
nhiên chúng tơi cịn thấy khả năng đi bộ và dồn trọng lượng trên hai chân còn phụ thuộc
vào mức độ đau của bệnh nhân. Ở những bệnh nhân khơng đau hoặc bị đau ít thì có sự
tiến bộ về đi bộ và dồn trọng lượng lên hai chân rất rõ. Còn ở những bệnh nhân đau nhiều
hoặc đau kéo dài thì sự phục hồi khả năng đi bộ và dồn trọng lượng trên hai chi kém hoặc
lâu hơn.
4.2.5. Kết quả PHCN chung
Kết quả bảng 3.10 cho thấy kết quả PHCN chung các bệnh nhân hạn chế tầm vận
động khớp gối sau chấn thương. Trước điều trị khơng có bệnh nhân nào có chức năng
vận động khớp gối đạt loại tốt. Sau 2 tháng điều trị một số bệnh nhân có chức năng vận
động khớp gối đạt loại tốt đã tăng lên 20 bệnh nhân (58,83%), khá 3 bệnh nhân (8,82%),
kém chỉ còn 3 bệnh nhân (8,82%). Sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê
p<0,001. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên 41
bệnh nhân chấn thương chi dưới hạn chế tầm vận động khớp gối của Ibrahim SA: Loại
tốt 21 bệnh nhân (51,2%), khá 15 bệnh nhân (36,6%), trung bình 4 bệnh nhân (9,8%),
kém 1 bệnh nhân (2,4%).
IV. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã chỉ ra Vận động là một phương pháp mang tính hiệu quả trong cải
thiện chức năng khớp gối ở bệnh nhân bị hạn chế tầm vận động khớp gối nguyên nhân do
chấn thương.
V. KIẾN NGHỊ
1. Cần phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức
năng để tất cả bệnh nhân chấn thương chi dưới sau khi cố định được tập luyện càng sớm
càng tốt, nhằm giúp cho quá trình phục hồi chức năng đạt kết quả cao hơn.
2. Tuyên truyền giáo dục để nâng cao hiểu biết cho nhân dân, đặc biệt là những bệnh
nhân bị chấn thương chi dưới.
3. Do số lượng bệnh nhân và thời gian nghiên cứu chưa nhiều, cho nên kết quả nghiên

cứu còn hạn chế. Khả năng phục hồi tầm vận động khớp gối còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
mức độ chấn thương, vị trí chấn thương, khả năng chịu đựng đau của bệnh nhân....Do đó
chúng tơi thấy cần phải có các nghiên cứu sâu hơn trên số lượng bệnh nhân lớn hơn về vấn
đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đăng Khôi (2001), “Một vài nhận xét về PHCN cho bệnh nhân bị cứng khớp
gối sau chấn thương“, Kỷ yếu công trình NCKH số 7, Hội PHCN Việt Nam, NXB
Y học, Tr. 267-71.
2. Vũ Hoàng Liên (2002), “Kết quả điều trị phẫu thuật cứng duỗi gối ở người lớn sau
chấn thương theo phương pháp Judet“, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y
Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Nghiên (2007), “Vận động trị liệu“, Vật lý trị liệu – Phục hồi chức
năng, NXB Y học, Tr. 164-7.
4. Bùi Xuân Thắng, Nguyễn Quang Vinh, Dương Xuân Đạm (2001), “Một số nhận
xét về PHCN vận động khớp gối sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo
trước“, Kỷ yếu cơng trình NCKH, số 7, Hội PHCN Việt Nam. Tr.174.

117


Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013

5. Ibrahim SA (1999), “Primary repair of the cruciate and collateral ligaments after
traumatic dislocation of the knee“, Journal of Bone and Joint sorgery,Vol 81, pp.
987-90.zx
6. Morrissey. MC, Husdon. ZL(2000), “Effects of open verus closed kinetic chain
training on knee laxity in the early period after anterior cruciate ligament
reconstruction“, Knee-Surg-Sport- Traumatol-Arthrsc, 8(6), pp. 343-8.

7. Wojtys. EM, Huston. LJ (2000), “Longgitudinal effects of anterior cruciate
ligament injury and patellar tendon autograft reconstruction on neuromuscular
performance“, Am-J-Sports-Med, May-Jun, 28(3), pp. 336-44.

118



×