Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Cắt nghĩa sự rối rắm của làm giàu qua ma trận Ω(4×4) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.61 KB, 6 trang )

Cắt nghĩa sự rối rắm của làm giàu qua ma trận
Ω(4×4) Hỷ-Nộ-Ái-Ố
Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho chúng ta khi phải làm giàu nhiều
khi rất bất ngờ. Cả một công nghệ kinh doanh hiển nhiên chẳng thể dễ.
Khó hơn cả là trong rất nhiều tình huống, chúng ta phải tạo ra công nghệ
riêng, chứa cái "đặc sắc" của mình. Thế thì, quay đi quay lại, nó vẫn là
bán hàng. Bán được hàng là việc quá khó. Xin việc là bán hàng "sức lao
động". Lấy được dự án nghiên cứu khoa học là bán hàng "phương pháp
luận và tư duy mới".

Bán hàng khó tới mức chúng ta thường thấy rằng Boeing bán máy bay
không mấy khi là do Chủ tịch hay CEO của Boeing đi bán. Người mà gần
đây bán Boeing chạy nhất tôi e là George W. Bush (Tổng thống Bush
con). Ông này hay chịu áp lực của giới kinh doanh, cưỡi Boeing đi bán
Boeing, và khi ngồi trên máy bay thì "Chúng mình cùng nhau Boeing
nhé..." Cũng bõ công. Riêng DreamLiner vừa mới ra mắt lượn thử mấy
vòng đã thấy đặt hàng hơn 100 tỷ USD tiền máy bay. Nhớ là đặt hàng thì
phải trả trước đấy! Rồi thì tới 2009 vẫn chưa có hàng giao. Sốt ruột,
Airbus với A480 (hình như thế) cũng đang cử các phái đoàn bay như
châu chấu đi tiếp thị sản phẩm của mình... Vẫn là bán hàng!
Thế nó khó ở chỗ nào? Tôi tin là cảm xúc. EQ là thước đo mà người ta
ngày càng nhận ra là quá quan trọng trong việc hình thành trí thông minh,
thành công và các quyết định kinh doanh của loài người. Cảm xúc hơn
thế nữa vô cùng khó đo đạc, bởi lẽ nó bị ngự trị bởi cái ma trận vuông Ω
cấp (4×4) gồm các véc-tơ Hỷ-Nộ-Ái-Ố. Cái này xuất xứ phương Đông
chính cống, nhưng ứng dụng mang màu sắc phương Tây bằng Đông-Tây
Y nhuần nhuyễn sẽ cho ra những sản phẩm bất ngờ! Ta gọi sự bất ngờ, có
tính mới và hữu ích bằng cái thuật ngữ sang trọng "Sáng Tạo."
Ω (4×4)
Cá nhân tôi chả là cái gì để mà đủ sức cắt lát sự phức tạp và những tính
chất của cái Ω (4×4) này, nhưng tôi biết qua trải nghiệm bản thân nó rất


quan trọng. Mỗi một bằng chứng của cá nhân các bạn nếu đã trải qua
cũng có thể giúp làm sáng rõ hơn nó. Đây là nói chuyện thực tiễn, chứ lý
thuyết thì cả ngàn trang.
Mệnh đề 1. Lạnh nhạt của sự thành công. Khi đi tuyển việc làm, lúc
người ta từ chối hồ sơ sau phỏng vấn, các bạn sẽ thấy rằng thường là
người trả hồ sơ hoặc phải nói quyết định từ chối khó khăn sẽ có đầy cảm
xúc Thông Cảm, Vui Vẻ, Hòa Nhã... Nhưng nếu họ nhận bạn vào làm, rất
lắm khi đó là sự nghiêm khắc, hơi có chút lạnh nhạt, thậm chí tạo ấn
tượng khó tính. Điều gì xảy ra? Bạn được nhận vào nghĩa là bạn bắt đầu
một chu trình văn hóa với hệ thống Niềm tin-Giá trị-Tư duy-Hành vi mà
tổ chức tiếp nhận đã và đang tiếp tục xây. Việc xây cần kỷ luật. Kỷ luật
ấy luôn mang chút màu sắc khắt khe nhất định. Vui cười quá có khi hỏng
việc. Vậy đừng thấy nhăn nhó mà lo! Có thể là đáng mừng đấy.
Mệnh đề 2.Giận dữ là dấu hiệu của thành công.
Một trường hợp anh đồng nghiệp của tôi tham
gia dự buổi trình bày kết quả tư vấn thống kê
toán ở Bộ Tài chính về nói lại kết quả. Mặt anh
ta và một đồng nghiệp nữa xanh lét. Lắp bắp
không ra hơi. Họ sợ. Cuộc họp ấy được tả lại vào
lúc 6h30 tối ở quán Café Photo 68 Quán Sứ cách
đây vài năm là căng thẳng, nhiều sự cãi cọ, và người chốt lại câu chuyện
kết quả là chị Trưởng Phòng cấp Cục là rất "khó khăn-bất lợi."
Nghe xong và suy nghĩ chừng 5 phút, tôi phá lên cười 2 cái khuôn mặt
đang thễu thện vì lo lắng. Nỗi lo của những đồng nghiệp tôi hiểu chứ, tôi
còn lo hơn. Làm 4 tháng, chi hàng đống tiền, bao đêm thức trắng... mà
không được nghiệm thu thanh toán thì chết toi chứ gì! Kinh doanh mà
không ra tiền thì là làm từ thiện kiểu con nhà nghèo.
Nhưng tôi cười vì họ chưa nhìn thấy cái ma trận Ω (4×4) thực ẩn chứa
đằng sau sự "giận dữ" của chị Trưởng Phòng lúc nghiệm thu.
Phép thử lô-gích toán học của tôi là thế này. Giả sử ngày mai bạn phải trả

tiền, bạn phải nói chuyện với phòng Kế toán để thanh toán. Thế thì thái
độ của bạn với tư cách khách hàng trong vụ việc phải ra sao, cái nào lợi
hơn cái nào?
Câu trả lời là. Họ làm tốt, trả tiền họ là đúng. Nhưng phải nghiêm, vì sau
việc này là làm việc tiếp. Nghiêm trang và uy nghi là cần thiết.
Tiếp nữa, việc trả tiền là một hệ thống quy tắc, nghiệm thu-trình-ký-
duyệt, chấp hành của đối tác như chúng tôi cần đi qua nó và việc phải tôn
trọng là tất nhiên. Nếu ở vị trí người Trưởng Phòng, bạn cần sự nghiêm
khắc để nói với Kế Toán rằng "Tôi làm việc hết sức quy củ, không nương
tay, quân pháp bất vị thân..."
Một số phép thử khác nữa được đưa ra, và chẳng cái nào bác bỏ được cái
vừa nói. Tôi bảo đồng nghiệp, yên tâm ngủ ngon, mai kia sẽ có chuyện
vui. Họ ngủ không ngon, tôi biết! Quả nhiên, mới sáng sớm hôm sau, kế
toán gọi chúng tôi ký nghiệm thu và chuẩn bị nhận tiền thanh toán từ Kho
bạc.
Cảm xúc là thế đấy!
Mệnh đề 3.Vui vẻ tiễn bạn ra đi. Việc này không hẳn là ví dụ của làm
giàu, nhưng cũng gần gũi. Ở trung tâm nghiên cứu KH nước ngoài
thường có chuyện nhiều nghiên cứu sinh cứ đeo đuổi nghiên cứu cả 8-10
năm cho luận văn tiến sỹ rồi bỏ... Nghiên cứu là nhiều công trình. Mỗi cái
trải qua một quy trình nghiêm ngặt. Nếu bạn tiến nhanh sẽ thường thấy
các giáo sư danh tiếng hay cáu, quát nhặng xị, yêu sách này kia... Trên
thực tế là công việc đang lao như mũi tên về đích.
Nếu bạn gặp những người rất hay nền nã chào hỏi, động viên, khuyến
khích thì cứ coi chừng. Rất rất nhiều trường hợp drop-out tôi được biết là
sự động viên cao độ. Không ai mắng mỏ quát nạt, lần nào cũng thấy vui
vẻ ra về. Nhưng các bạn ạ, kết cục là cái đề xuất của anh/chị khá hơn
nhiều rồi đấy, NHƯNG... phải thêm cái này, cái kia, chờ hội đồng 4 tháng
nữa... theo quy trình xyz... Khi nó kéo hàng năm trời, mệt mỏi, tốn kém
thời gian và tiền bạc, sức lực hao kiệt, nghiên cứu sinh sẽ tự động nhận ra

năng lực của mình và đúng hay chệch hướng. Những bữa tiệc chia tay vui
vẻ và hòa bình thế đấy. Tuyệt nhiên không có đoạn mắng mỏ kịch liệt và
đuổi ra khỏi giảng đường. Chán rồi tự bỏ thôi!

Vậy thì Ω (4×4) có phải là tất cả?
Tuyệt nhiên tớ không định có ý nói thế
(vì như đã nói, tớ chả là cái gì, chỉ qua
quan sát) mà nói rằng nó có vai trò quan
trọng, lúc ẩn lúc hiện, nên nắm bắt nó
khó. Cảm xúc là cái khó nắm bắt. Nhiều
khi bạn giận dữ vô cùng và chỉ 1 giờ sau,
nhận ra rằng, mình vừa rồi giận dữ rất vô
lối. Nhưng khi đó nó đã xảy ra rồi.
Khi nó xảy ra trong kinh doanh, thật khó
cứu vãn. Chúng ta hầu như không có dịp gặp lại đối tác lần thứ 2.
Thế thì, sa vào chủ nghĩa tự nhiên và để cái Ω (4×4) này tuyệt đối chỉ đạo
mình cũng chẳng phải tốt. Tôi mượn cái của ông Giáo sư khá nổi tiếng
(đã có bài giới thiệu ông trên SAGA) Bob Schlesinger nói khi trước.
Quyết định khôn ngoan nó cần 2 véc-tơ vật lý: Lý trí và Trực giác. Lý trí
do các phương pháp, óc phân tích, lô-gích và thông tin tạo thành. Trực
giác phần nhiều do cảm xúc.
Bạn tưởng tượng rằng 2 véc-tơ này cùng xuất phát từ một gốc tọa độ,
nhưng mũi tên ngược nhau (tức là nằm trên đường thẳng nhưng góc 180
độ) thì nó triệt tiêu nhau nhiều nhất có thể. Nếu góc bé lại, thì quy tắc vật
lý nói rằng lực tổng hợp theo đường chéo hình bình hành. Khi 2 véc-tơ
trùng khít lên nhau, góc 0, thì độ lớn véc-tơ tổng hợp là lớn nhất.
Khoa học quản trị là tìm kiếm véc-tơ có độ lớn tuyệt đối lớn nhất với hi
vọng rằng nếu hướng đó là đúng, chúng ta sẽ tới đích làm giàu nhanh
nhất (tác động một lực lên một vật thể nằm yên sẽ tạo ra gia tốc → vận

×