Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Binh Luan Dieu 103, 104 LDN 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.93 KB, 6 trang )

Đại học Kinh tế - Luật
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Giảng viên:
Thành viên thực hiện:
Lớp:
MSSV:

Tp Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2017

Luật Doanh nghiệp 2014 là sự chỉnh sửa kịp thời khi có những điểm mới so với Luật
Doanh nghiệp 2005. Từ việc điều chỉnh hướng trình phân tích các vấn đề bất cập trong Luật


Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 còn sửa đổi và bổ sung thêm các chương và các
điều khoản, trong đó đặc biệt bổ sung thêm một chương mới (Chương IV) quy định về doanh
nghiệp nhà nước; sáp nhập hai chương cũ của Luật doanh nghiệp 2005 là “Chương IX quản lý
nhà nước” và “Chương X điều khoản thi hành” với 22 điều ( từ Điều 88 đến Điều 109). Theo
đó, Luật Doanh nghiệp 2014 đã nhận ra những bất cập về u cầu cơng khai và minh bạch hố
thơng tin đối với doanh nghiệp nói chung cịn hạn chế, nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước.
Các yêu cầu về công khai, minh bạch thông tin chưa đầy đủ và tương thích với thơng lệ quốc tế
tốt; chưa có cơ chế kiểm tra và giám sát một cách hiệu quả chất lượng của các thông tin được
công bố. Đồng thời, việc triển khai áp dụng các nguyên tắc mới về quản trị doanh nghiệp nhà
nước chưa được thực hiện đầy đủ. Thực tế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
là Luật doanh nghiệp chưa hoặc chưa có quy định cụ thể về những vấn đề đặc thù trong quản trị
doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là1:
- Chưa có quy định “đặc thù” trong tổ chức quản trị và quy trình ra quyết định đối với
cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, như: quyền và nhiệm
vụ của Hội đồng thành viên, mối quan hệ giữa Hội đồng thành viên và chủ sở hữu và giữa cơ
quan chủ sở hữu nhà nước và người đại diện quyền chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp,v.v…
- Quy định yêu cầu doanh nghiệp nhà nước cơng khai hóa và minh bạch hóa tương tự


như đối với các doanh nghiệp khác cùng loại cũng đã chứng tỏ chưa phù hợp cả về lý luận và
thực tiễn. Cơng khai hóa và minh bạch hóa thơng tin “dưới chuẩn” đã khơng phát huy được tác
động tích cực của giám sát bên ngồi, giám sát của thị trường, của các nhà đầu tư, khách hàng,
đặc biệt là của nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước và cách thức, hiệu quả thực hiện quyền
chủ sở hữu của nhà nước tại doanh nghiệp.
Do đó, Luật Doanh nghiệp 2014 bổ sung thêm các quy định đặc thù của quản trị doanh
nghiệp nhà nước, nhất là doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước. Thể hiện qua Điều 103: Tiêu
chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên, Điều 104: Quyền của Ban kiểm soát và Kiểm soát
viên.
=>Đối với doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể, rõ ràng về Ban
kiểm soát và kiểm soát viên. Ban kiểm soát được tách ra riêng với những yêu cầu, quyền hạn và
cơ cấu hoạt động được quy định chặt chẽ hơn. Trong khi vai trò của Ban kiểm soát trong
CTTNHH tương đối mờ nhạt: Ban kiểm soát khơng phải là mơ hình bắt buộc đối với tất cả các
cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, chỉ có những cơng ty có từ 11 thành viên trở nên mới bắt
buộc thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp ít hơn 11 thành viên thì có thể thành lập Ban kiểm
soát phù hợp với nhu cầu quản trị, điều hành của cơng ty. Và Pháp luật khơng có quy định cụ
thể về thẩm quyền, tiêu chuẩn cũng như điều kiện của kiểm soát viên. Tất cả các vấn đề này sẽ
được ghi nhận cụ thể trong Điều lệ của cơng ty. Đối với cơng ty cổ phần vai trị của Ban kiểm
sốt được nhấn mạnh hơn nhưng vẫn có sự lựa chọ trong tổ chức: bắt buộc phải có Ban kiểm
1


sốt và khơng bắt buộc phải có Ban kiểm sốt. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp nhà nước thì
vai trị của Ban kiểm sốt và Kiểm sốt viên được nhấn mạnh và thể hiện tầm quan trọng của nó
trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Ban kiểm soát được tách ra một cơ quan riêng có
thành viên và chức năng cụ thể. Ban kiểm soát được coi là cơ quan quan trọng và bắt buộc đối
với doanh nghiệp nhà nước.
Trước tiên là sự nghiêm ngặt trong việc lựa chọn kiểm sốt viên. Ngồi các tiêu chuẩn và điều
kiện thơng thường như các hình thức doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp nhà nước cịn có các
tiêu chuẩn và điều kiện riêng, thể hiện qua: Điều 103. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm

soát viên
1. Được đào tạo một trong các chun ngành về tài chính, kế tốn, kiểm tốn, luật, quản trị kinh
doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm
kinh nghiệm làm việc liên quan đến chun ngành tài chính, kế tốn, kiểm tốn, luật, quản trị
kinh doanh được đào tạo.
2. Không phải là người lao động của công ty.
3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột,
chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty;
b) Thành viên Hội đồng thành viên của cơng ty;
c) Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế tốn trưởng của cơng ty;
d) Kiểm sốt viên khác của cơng ty.
4. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
5. Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội
đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
6. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
=>Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, ở mục 2: cơng ty nhà nước có Hội đồng quản trị, khoản 4
điều 37: Ban kiểm soát, cũng có quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Ban Kiểm
soát như sau:
a) Thường trú tại Việt Nam;
b) Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
c) Có trình độ về nghiệp vụ kinh tế, tài chính - kế tốn, kiểm tốn hoặc chun mơn, nghiệp vụ;
d) Thành viên Ban kiểm soát làm việc theo chế độ chuyên trách không đồng thời đảm nhiệm các
chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước;
đ) Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của thành viên Ban kiểm sốt khơng được giữ
chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, kế toán trưởng, thủ quỹ tại cùng cơng
ty.
Có thể nhận thấy Điều 103 của Luật Doanh nghiệp 2014 đã thừa kế từ nền tảng của Điều 37 Luật
doanh nghiệp nhà nước 2003 và có sửa đổi bổ sung sao cho hoàn chỉnh và hợp lí nhất đối với



tiêu chuẩn, yêu cầu của một kiểm soát viên giải quyết kịp thời vấn đề bất cập trong hoạt động
giám sát của doanh nghiệp nhà nước mà trước đây Luật doanh nghiệp 2003 vẫn cịn thiếu sót và
chưa giải quyết được.
 Ở khoản 1 điều 103 luật doanh nghiệp 2014 có quy định về điều kiện đối với trình độ học
vấn để trở thành Ban kiểm soát. Điều này quy định thêm về số năm kinh nghiệm đối với kiểm
soát viên là 3 năm và yêu cầu mới cho Trưởng Ban kiểm sốt viên là 5 năm kinh nghiệm.Ngồi
ra cịn bổ sung thêm một số lĩnh vực khác như ngành luật và quản trị kinh doanh cũng có thể trở
thành thành viên Ban kiểm sốt ngồi các lĩnh vực đã được đề cập đến tại Luật doanh nghiệp nhà
nước 2003.. Cũng giống như các tiêu chuẩn của các hình thức doanh nghiệp khác thì trưởng Ban
kiểm sốt phải là kế toán viên hoặc kiểm soát viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, Trưởng Ban kiểm
sốt đối với doanh nghiệp nhà nước có những tiêu chuẩn khác cao hơn cũng như kiểm soát viên
của doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng một số điều kiện khác đặc thù như đã nêu trên.
 Ở khoản 2 và khoản 3 điều 103 luật doanh nghiệp 2014 quy định về những người và
những mối quan hệ khơng được trở thành thành viên Ban kiểm sốt. Một điểm mới đáng ghi
nhận trong việc sửa đổi khi quy định kiểm sốt viên khơng phải là người lao động của công ty.
Đây là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng để thể hiện tính minh bạch, trong sạch và công
khai trong doanh nghiệp nhà nước. Luật doanh nghiệp 2014 cũng nêu ra đầy đủ hơn các mối
quan hệ khi tách biệt và nêu rõ: “ không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi,
anh ruột , chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu” chứ không chỉ “Vợ hoặc chồng, bố,
mẹ, con, anh, chị, em ruột”.
 Ở khoản 4 và khoản 5 của điều 103 Luật doanh nghiệp 2014 là sự cụ thể cho khoản d)
điều 37 Luật doanh nghiệp nhà nước 2003. Vì doanh nghiệp nhà nước có những cơng ty nhà
nước hoạt động liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, bí mật quốc gia nên việc đảm bảo
tính độc lập của các thành viên đặc biệt là các vai trò lãnh đạo như Tổng giám đốc, giám đốc,
kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp
là yếu tố quan trọng.
 Trong Luật doanh nghiệp 2014 khơng có quy định thành viên Ban kiểm sốt phải thường
trú tại Việt Nam như khoản a) điều 37 Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 nhưng theo quan điểm
của tơi thì khoản này hợp lí vì chỉ có thường trú tại Việt Nam thì mới đảm bảo trong hoạt động

giám sát.
 Luật doanh nghiệp 2014 cũng bỏ khoản b) điều 37 nói về nhân cách của kiểm sốt viên.
Theo quan điểm của tơi thì các u cầu ấy là thừa. Bởi tất cả các vị trí trong các hình thức doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng thì đều cần các yếu tố nêu trên. Do vậy,
việc suy xét bỏ khoản này khi đưa vào Luật doanh nghiệp 2014 là hợp lí.
Vậy thì Ban kiểm sốt và Kiểm sốt viên sẽ có những quyền hạn như thế nào?
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định tại Điều 104. Quyền của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên
1. Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn và trao đổi chính
thức và khơng chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; có quyền
chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc


công ty về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong
quản lý điều hành công ty.
2. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty;
kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ
sở hữu.
3. Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của cơng ty,
thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ công ty.
4. Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế tốn trưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông
tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty.
5. Yêu cầu những người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết
quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật và Điều lệ công ty.
6. Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
họ hoặc có nguy cơ làm trái các quy định đó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái
các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ công ty hoặc các quy chế quản trị nội bộ

công ty phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty, các thành viên khác của Ban
kiểm sốt và cá nhân có liên quan.
7. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán
tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
8. Thực hiện các quyền khác quy định tại Điều lệ công ty.
Ở luật doanh nghiệp nhà nước 2003 cũng có Điều 37 quy định về Ban kiểm soát như sau:
Điều 37. Ban kiểm soát
1. Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính
hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép
sổ kế tốn, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội
đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị.
3. Ban kiểm soát gồm Trưởng Ban là thành viên Hội đồng quản trị và một số thành viên khác do
Hội đồng quản trị quyết định. Tổ chức Cơng đồn trong cơng ty cử một đại diện đủ tiêu chuẩn và
điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này tham gia thành viên Ban kiểm soát.

Những bất cập về quyền hạn của Ban kiểm soát trong luật doanh nghiệp nhà nước 2003
và những điểm mới, sửa đổi, bổ sung trong luật doanh nghiệp 2014.
+ Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lập nên chịu sự chi phối, lãnh đạo của Hội đồng quản trị
cũng như chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về những công việc mà Hội đồng quản trị


giao nên hoạt động kiểm tra, giám sát không bảo đảm tính trung thực, có thể xảy ra sự thiên vị,
kiêng nể của những kiểm soát viên đối với Hội đồng quản trị.
+ Chức năng của Ban kiểm soát và Kiểm sốt viên cịn khá đơn giản, Ban kiểm sốt chỉ có quyền
giám sát theo mệnh lệnh nhưng khơng có quyền” xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh
doanh, thực trạng tài chính của cơng ty, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội
bộ của công ty”( khoản 3 điều 104 luật doanh nghiệp 2014). Từ đó cho thấy Ban giám sát khơng
cịn là cơ quan đứng ngoài các hoạt động mà đã tham gia trở thành một cơ quan nội bộ của công

ty. Khơng những vậy, Ban giám sát cịn có quyền “chất vấn Hội đồng thành viên hay yêu cầu
thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng
và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý
và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty”( khoản 4 điều 104 luật doanh nghiệp 2014). Đồng
thời Ban kiểm soát và kiểm soát viên khơng có quyền “đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu
thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực
hiện các quyền và nghĩa vụ được giao” ( khoản 7 điều 104 luật doanh nghiệp 2014).
+ Luật doanh nghiệp 2013 khơng có khoản quy định xử phạt về trường hợp phát hiện thành viên
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và những người quản lý khác làm trái các
quy định.
 Từ những sự thay đổi trên, cho ta thấy vai trò của Ban kiểm sốt trở nên chủ động và tích
cực hơn. Việc cần có Ban kiểm sốt trong doanh nghiệp nhà nước là một sự cần thiết nhằm mục
đích tách chức năng thực hiện quyền thực hiện chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính và
các chức năng khác của nhà nước trong thực hiện quyền chủ sở hữu và quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×