Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Đừng để thời gian biến thành chi phí pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.32 KB, 3 trang )

Đừng để thời gian biến thành chi phí


Chúng ta đều biết, thời gian là vàng bạc. Thời gian là một thứ tài sản
đặc biệt cần phải quan tâm và quản lý. Nhưng khi bị cuốn vào công
việc, chúng ta thường quên mất giá trị của nó. Điều hay gặp phải
trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là cách thức và tần suất họp. Họp
thế nào để có kết quả?

Họp thế nào để ít mất thời gian nhưng mang lại hiệu quả cao nhất... có lẽ
là những câu hỏi "nhức đầu” cho các giám đốc. Nếu họp thường xuyên,
sẽ cảm thấy một quá nhiều thời gian, không còn giờ để làm việc, mà nếu
không họp lại cảm thấy không nắm được tình hình diễn biến, không giải
quyết được những mâu thuẫn và điều không kém phần quan trọng là
không truyền đạt được ý tưởng, quan điểm, đường lối của lãnh đạo đến
nhân viên. Nếu chúng ta thử tính, sẽ thấy chi phí cho họp chiếm một ngân
sách đáng kể trong ngân sách quản lý toàn công ty. Sử dụng ngân sách
này thế nào cho hiệu quả là tài năng của các cấp lãnh đạo.

Theo tính chất, các cuộc họp có thể được chia thành hai loại. Loại thứ
nhất là họp mang tính chia sẻ thông tin, thí dụ như các cuộc họp thông
báo quy định mới, tổng kết hoạt động, truyền đạt quan điểm, định hướng
phát triển... Loại thứ hai là các cuộc họp cần có các quyết định cụ thể, thí
dụ như xử lý khiếu nại khách hàng, đề xuất cải tiến, chính sách phân
phối... Và điều thường làm chúng ta phí phạm hay có cảm giác “mất" thời
gian nhiều nhất chính là nhầm lẫn giữa hai tính chất trên.

Các cuộc họp thay vì cần phải có quyết định, cần phải hành động, thì lại
hay sa đà vào việc chia sẻ thông tin, có khi chỉ là nhân viên chia sẻ thông
tin bộ phận mình cho giám đốc và các bộ phận khác rồi chờ giám đốc
quyết định. Một giám đốc tâm sự, ông có cảm giác như nhân viên chi cần


nói ra việc xảy ra tại bộ phận mình là họ đã cảm thấy hoàn thành xong
nhiệm vụ chứ ít khi họ đi đến tận cùng của vấn đề - đó là tìm và thực thi
giải pháp chứ không phải "kể lể nỗi khổ".

Các giám đốc cần xem thử vấn đề hay nguyên nhân chính nằm ở đâu, nếu
chúng nằm ở cơ chế hay ở các cấp khác, cần phải giải tỏa ngay để cấp
dưới có thể chủ động thực thi các giải pháp.

Một điểm cần lưu ý thêm là các cuộc họp chia sẻ. Chia sẻ chính là một
trong những cách thức động viên và đào tạo đội ngũ của mình. Đừng chỉ
gói gọn họp chia sẻ chỉ là thông báo các quyết định trong một không gian
đóng, theo kiểu lãnh đạo nói xong tất cả đứng lên đi về.

Bản chất con người dễ chán những cái cũ và luôn hứng khởi với những gì
mới mẻ, vì vậy cần vận dụng các hình thức khác nhau để có thề mang lại
hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, việc sắp xếp thời gian bắt đầu và kết thúc các
cuộc họp cũng là một điểm có thể mang lại hiệu quả công việc tiết kiệm
được thời gian. Nên tránh bố trí các cuộc họp vào khoảng giữa buổi, theo
kiểu từ 9-11 giờ. Thay vì vậy chúng ta nên bắt đầu vào ngay đầu buổi (8-
10 giờ) hoặc cuối buổi sáng ( 10- 12 giờ) để tạo một khoảng thời gian liên
tục cho công việc thường nhật, khi đó hiệu quả ngày làm việc sẽ tốt hơn.

Việc mất nhiều thời gian mà kết quả công việc không cao, chính là do
công tác lập kế hoạch chưa được xem xét đúng mức. Ví dụ nếu mỗi ngày
chúng ta chỉ cần mất mười phút đầu giờ và cuối giờ cho việc hoạch định
các công việc sẽ diễn ra trong ngày và ngày hôm sau thì chúng ta sẽ tiết
kiệm được ít nhất là gấp đôi số thời gian bỏ ra cho việc lập kế hoạch công
việc. Lập kế hoạch và quản lý thời gian thực tế luôn gắn bó mật thiết với
nhau. Nếu chúng ta lập kế hoạch chu đáo, cẩn thận sẽ giảm đi rất nhiều
thời gian cho việc xử lý các sự cố phát sinh hoặc đã có sẵn các phương án

dự phòng, nghĩa là chúng ta ở trong thế chủ động đối phó. Thà mất thời
gian và công sức cho việc lập kế hoạch còn hơn là mất thời gian gấp ba,
bốn lần cho việc thực hiện công việc và xử lý các sự cố, mà đâu phải lần
nào cũng có thể may mắn khắc phục.

Tất nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng dự đoán được hết các trường
hợp có khả năng xảy ra. Nhưng nếu không dự đoán sẽ chẳng bao giờ
chứng ta có thể ở trong thế chủ động và cái giá phải trả cho sự bị động sẽ
lớn hơn rất nhiều. Thời gian là một tài sản ai cũng có như nhau hãy tìm
cách hoạch định và sử dụng tốt nhất, đừng để phải xót xa nhìn thứ tài sản
quý giá này biến thành chi phí.

Theo Kiến thức Kinh tế

×