Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.66 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TÊN CHUYÊN ĐỀ : “ </b>
<b>I.LÍ DO CHỌ CHUYÊN ĐỀ</b>:
Ngày nay, Công nghệ thông tin ( CNTT) rất phát triển. Việc đưa
CNTT vào làm phương tiện để dạy học ở các trường phổ thông là rất phổ
biến. CNTT là một trong những phương tiện quan trọng giúp cho việc đổi
mới phương pháp dạy và học bằng việc soạn thảo và ứng dụng phần mềm dạy
học. Sử dụng CNTT có thể tóm tắt nội dung văn bản, cài đặt thêm tư liệu,
hình ảnh minh họa, trình bày đề cương bài giảng của mình một cách sinh
động, thuận tiện, hiệu quả…
Tuy nhiên việc sử dụng CNTT vào việc giảng dạy một tiết học cụ thể như thế
nào cho có hiệu quả là một vấn đề đang được nhiều giáo viên lịch sử quan
tâm.
Xuất phát từ mối quan tâm chung của các giáo viên lịch sử tôi đã xây dựng
chuyên đề: Sử dụng có hiệu quả CNTT trong giờ dạy Lịch sử 7.
<b>II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ</b>:
<b>1.Về Giáo viên:</b>
- Nghiên cứu, chuẩn bị sơ đồ tư duy, nội dung thảo luận nhóm…
- Thiết kế từng slide để trình chiếu. Mỗi slide là một vấn đề. Nội dung vấn đề
căn cứ vào vào phần chuẩn bị nội dung bài giảng và ý đồ cài đặt của giáo viên.
- Tạo hiệu ứng cho trang trình chiếu sao cho đẹp, thuận tiện, dễ quan sát. Mỗi
slide có thể xuất hiện từ nhiều hướng và nhiều góc độ khác nhau mục đích là
<b>2. Về Học sinh:</b>
- Nghiên cứu kĩ hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, dự kiến phương án trả
lời.
- Chuẩn bị phiếu học tập, đồ dùng phục vụ cho việc thảo luận nhóm.
- Bước đầu xác định nội dung và một số chi tiết đặc sắc theo quan điểm của
mình.
- Biết so sánh với những thế kỉ trước về các nội dung bài học và liên hệ thực tế
ngày nay.
- Biết trình bày một cuộc khởi nghĩa có hệ thống: nguyên nhân, diễn biến, kết
quả, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm.
<b>III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHUYÊN ĐỀ:</b>
1. Nghiên cứu giờ dạy.
2. Soạn Giáo án.
3. Chia lớp thành 3 nhóm để cho học sinh thảo luận nhóm theo khăn trải
bàn.
4. Thiết kế các slide phục vụ cho bài giảng.
5. Thiết kế sơ đồ tư duy.
6. Nghiên cứu phần liên hệ gắn với thực tế hiện nay và gắn với tư tưởng Hồ
Chí Minh.
8. Thực hiện giờ dạy.
<b>IV. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN</b>
<b>CHUYÊN ĐỀ</b>:
<b> 1. Thuận lợi:</b>
- Được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà trường. Đặc
biệt là của đồng chí Hiệu trưởng khi thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ cho bài
giảng.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của đồng chí Tổ trưởng chun mơn cùng
các đồng chí trong tổ bộ mơn và các đồng nghiệp.
- Bản thân ham học hỏi, ln tìm tịi những phương pháp giảng dạy hữu hiệu
để nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập của học sinh và khơi dậy cho các em
sự hứng thú trong học Lịch sử.
<b>2. Khó khăn:</b>
- Qua trình tạo lập sơ đồ tư duy và thiết kế một số slide phức tạp, theo đúng ý
tưởng riêng còn gặp khó khăn.
- Học sinh thảo luận theo nhóm kiểu khăn trải bàn còn lúng túng.
- Một số em học sinh chưa thật hứng thú và u thích mơn lịch sử.
<b>V. KẾT QUẢ:</b>
- Giờ học sôi nổi, tạo được hứng thú cho học sinh và phát huy được tính tính
tích cực của học sinh.
- Phân bố thời gian tương đối hợp lí.
- Nhờ có các hình ảnh trình chiếu có liên quan đến văn bản mà học sinh có kĩ
năng tư duy và nắm bài tốt hơn.
- Học sinh đã biết sử dụng sơ đồ tư duy, đặc biệt là biết tự tạo lập sơ đồ tư duy
trong quá trình học tập và củng cố bài.
<b>2. Nhược điểm:</b>
- Nên có các hình ảnh trong phần liên hệ thực tế.
- Học sinh thảo luận theo nhóm kiểu khăn trải bàn cịn lúng túng.
<b>VI. BÀI HỌC RÚT RA SAU KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:</b>
- Để thực hiên một giờ dạy học lịch sử có sử dụng CNTT đạt hiệu quả đồi hỏi
giáo viên và học sinh phải có sự đầu tư nghiên cứu, phải chuẩn bị thật chu đáo,
đảm bảo độ chính xác, tính khoa học.
- Các slide phục vụ cho bài giảng phải hợp lí, đưa ra đúng chỗ đúng lúc và có
lời giải thích, thuyết minh, phải phù hợp, sát với nội dung bài học. Khơng nên tạo
hiệu ứng q cầu kì và sử dụng nhiều slide trong giờ học chỉ có 45 phút.
- Giáo viên phải tạo tâm thế, phát huy tính tích cực học tập hơn nữa cho học