Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bài tiều luận PHÁT HUY bản CHẤT CON NGƯỜI TRONG học THUYẾT MACXIT ở HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.74 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

PHÁT HUY BẢN CHẤT CON NGƯỜI TRONG HỌC
THUYẾT MACXIT Ở HIỆN NAY

Tp.Hồ Chí Minh

1


MỞ ĐẦU

Con người là chủ thể của lịch sử, là nhân tố quan trọng tạo nên xã hội, có con
người mới có xã hội. Có rất nhiều môn khoa học khác nhau nghiên cứu về con người
như: y học, sinh vật học, nhân chủng học, xã hội học, đạo đức học v.v… mỗi môn khoa
học tiếp cận con người theo cách thức riêng đặc thù của mình. Song nhìn chung thì các
môn khoa học chuyên ngành nhận thức con người bằng cách chia hệ thống thành yếu
tố, ngược lại triết học về con người nghiên cứu con người bằng cách tổng hợp các yếu
tố thành hệ thống. Nghóa là triết học về con người được hình thành trên cơ sở tổng kết
những thành tựu đạt được bởi các khoa học cụ thể trong lónh vực nghiên cứu về con
người, do đó sẽ không thể hiểu được vấn đề bản chất con người nếu không dựa vào tri
thức của các môn khoa học khác.
Giải đáp những vấn đề chung nhất về con người như: bản chất con người, ý
nghóa cuộc sống của con người là nhiệm vụ của triết học. Trong sự phát triển của triết
học có rất nhiều quan niệm khác nhau về bản chất con người, các nhà triết học cổ đại


coi con người là vũ trụ thu nhỏ, cuộc sống của con người phụ thuộc vào “Thiên mệnh”,
bị quy định bởi ý chí của tạo hóa. Theo thế giới quan tôn giáo, con người là sự kết hợp
giữa tinh thần và thể xác trong đó thể xác là cái nhất thời, tinh thần mới là vónh viễn.
Nói chung, các hệ thống triết học trong lịch sử bằng cách này hay cách khác đã
đề cập nhiều đến vấn đề con người, bản chất con người nhưng phải đến triết học Mác
mới xem xét vấn đề con người một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc trên cơ sở lập
trường duy vật triệt để nhất.

2


I. HỌC THUYẾT MÁCXIT VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1.Sự hình thành học thuyết Macxit về bản chất con người:
Trước Mác đã có rất nhiều triết gia nghiên cứu triết học về con người , vấn đề
con người luôn được đặt ra trong suốt quá trình phát triển của lịch sử triết học ở cả hai
trường phái tư tưởng triết học duy vật và duy tâm
Trong từng giai đoạn phát triển vấn đề con người được đặt ra, được hiểu theo
những cách khác nhau theo tiến trình phát triển của lịch sử. Triết học n Độ cổ đại
cho rằng con người gồm hai phần hồn và xác. Phần xác có thể bị huỷ diệt còn phần
hồn là tồn tại vónh viễn tuỳ theo “nghiệp” hay do tu luyện … mà phần hồn có thể trở
về với cõi “vónh hằng” hoặc di chuyển sang thân xác khác (luân hồi). Một số trường
phái có tính chất duy vật lại cho rằng linh hồn hay tư tưởng, ý thức của con người được
nảy sinh từ vật chất và nó liên quan đến thể xác của mỗi người, vật chất sinh ra ý thức
cũng như gạo nấu thành rượu (phái Lokàyata). thức, tư tưởng con người sẽ mất đi
khi người ta chết. Triết học Trung Hoa cũng rất chú ý đến vấn đề con người, nhiều
vấn đề “ngoài con người” có được đề cập tới cuối cùng cũng chỉ để giải quyết vấn đề
con người trong các mối quan hệ gia đình và xã hội….
Quan điểm duy tâm về bản chất con người; quy đặc trưng bản chất con người
vào lónh vực ý thức tư tưởng hoặc xem bản chất con người là cái gì đó được quy định
sẳn từ những lực lượng siêu nhiên. Chẳng hạn, theo Khổng Tử, con người ngay khi

mới lọt lòng đã có sẳn tính thiện, đó là “thiên tính”, theo Platon, con người ra đời đã
mang bản chất khác nhau và họ được chia thành ba loại phù hợp với những chức năng
xã hội khác nhau: chỉ huy, thừa hành và phục tùng. Theo quan điểm của đạo Cơ đốc
thì ngay từ lúc mới sinh mỗi người đã mang trong mình điều ác là tội tổ tông; chỉ khi
được chúa cứu vớt mới trở nên thiện v.v…. Phải đến Hê – ghen và Phơ – bách thì vấn
đề con người mới được đề cập đến một cách cụ thể và rõ ràng hơn, đặc biệt là Phơ –
bách. Ông đã tiến hành việc nghiên cứu và tìm hiểu tương đối sâu sắc về bản chất con
người, là một người theo chủ nghóa duy vật, Phơ – bách phản đối sự chia cắt giữa linh
hồn và thể xác, không thừa nhận người là sản vật của tinh thần, ông cho rằng thể xác
hữu hình, là cơ sở tồn tại bản chất con người; đồng thời bước đầu ông đã nhận thấy
được bản chất của con người không chỉ là tính tự nhiên của con người. Phơ – bách đã
phân biệt được con người là sản vật của văn hoá, lịch sử, giáo dục. Ông cũng đã cảm
nhận được sự khác biệt về mặt xã hội của con người. Ông nói “Trong cung điện người

3


ta suy nghó khác trong một túp lều tranh” (Trích lại trong Mác – Ăng-ghen tuyển tập –
tập 6 trang 391).
Tuy theo hai trường phái triết học khác nhau nhưng cả Hê – ghen và Phơ bách đều có những đóng góp rất lớn, hay nói một cách khác triết học của Hê – ghen
và triết học của Phơ – bách là hai nguồn gốc trực tiếp về lý luận của triết học Mác.
Các nhà sáng lập chủ nghóa Mác đã kế thừa hạt nhân hợp lý trong triết học Hê
– ghen là phép biện chứng, cải tạo nó trên tinh thần của chủ nghóa duy vật biến nó
thành phép biệc chứng duy vật như là học thuyết khoa học về các quy luật chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy. Cũng chính nhờ chủ nghóa duy vật của Phơ – bách đã
giúp Mác và ng-ghen đoạn tuyệt với chủ nghóa duy tâm của Hê – ghen và phái Hê –
ghen trẻ. Mác và Ăng – ghen đã cải tạo chủ nghóa duy vật của Phơ – bách phát triển
lên một hình thức mới cao nhất đó là chủ nghóa duy vật biệc chứng và chủ nghóa duy
vật lịch sử.
Như vậy trước chủ nghóa Mác đã có rất nhiều triết gia nghiên cứu về bản chất

con người nhưng chỉ có Phơ – bách là nghiên cứu sâu về bản chất con người nhưng
Phơ – bách khảo sát con người lại tách rời với hoạt động thực tiễn năng động của họ
trong điều kiện lịch sử nhất định, cô lập nó chỉ coi con người là “đối tượng cảm tính”
mà không phải là “hoạt động của cảm tính” kết quả thu được của phương pháp này là
sự trừu tượng hóa, ngưng đọng hóa, vónh hằng hoá bản chất của con người …. Dưới cái
nhìn của Phơ – bách con người chỉ là những thuộc tính trừu tượng vốn có của “loài”
chỉ là “tính phổ biến, nội tại, câm, gắn bó một cách tự nhiên đông đảo cá nhân lại với
nhau”. Về hình thức, ông là một người hiện thực chủ nghóa vì đã lấy con người làm
xuất phát điểm song ông lại hoàn toàn không nói đến cái thế giới trong đó con người
ấy sống vì vậy con người mà ông nói luôn là con người trừu tượng.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan
niệm của Hê – ghen, Phơ – bách và các nhà triết học tiền bối trong quan niệm về bản
chất của con người, dựa vào những nguyên tắc thế giới quan của chủ nghóa duy vật
biện chứng Mác đã xây dựng học thuyết Macxit về bản chất con người.

2. Nội dung học thuyết Macxit về bản chất con người:
Triết học Mác xuất phát từ con người, nhưng Mác đã vượt qua quan niệm trừu
tượng về con người để nhận thức con người hiện thực, theo Mác, con người có đời
4


sống hiện thực và biến đổi cùng với sự biến đổi đời sống hiện thực của nó; Mác viết
“những tiền đề xuất phát của chúng tôi là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của
họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ …. Những tiền đề ấy là có thể kiểm
nghiệm được bằng con đường kinh nghiệm thuần tuý”. Vận dụng phép biện chứng duy
vật Mác đã khảo sát bản chất con người bắt đầu từ hoạt động và điều kiện sinh hoạt
vật chất của họ.
Tiếp thu một cách có chọn lọc và phát triển những giá trị trong lịch sử tư tưởng
nhân loại, lọc bỏ những yếu tố sai lầm, vượt qua những hạn chế lịch sử, khắc phục
thiếu sót của các quan niệm trước kia về bản chất con người Mác đã vạch ra vai trò

các quan hệ xã hội trong những yếu tố cấu thành bản chất con người.
Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, triết học Mác giúp
chúng ta đi tới nhận thức được bản chất con người với những biểu hiện sinh động của
nó. Ngay từ Bản thảo Kinh tế - triết học năm 1884, Mác đã cắt nghóa sự tha hoá bản
chất con người từ lao động bị tha hoá; nghóa là ông đã tìm bản chất con người ở lao
động. Chỉ xem xét con người trong đời sống hiện thực mới hiểu được đúng đắn bản
chất của nó không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá thể người. Trong “Luận cương
về Phơ – bách” Mác vạch rõ “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng
hoà những quan hệ xà hội”. Đây là sự khái quát khoa học cao nhất đối với bản chất
con người, là tư tưởng cơ bản của chủ nghóa Mác về bản chất con người. Con người
không phải là cái gì đó đồng nhất tuyệt đối về chất mà đó là sự đồng nhất bao hàm
trong mình sự khác biệt giữa hai yếu tố đối lập nhau: con người với tư cách là sản
phẩm của giới tự nhiên, là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên, mặt khác, con người
là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lập với giới tự nhiên. Trong
đời sống hiện thực cụ thể của mỗi con người luôn có sự thống nhất của mặt tự nhiên
và mặt xã hội. Mặt tự nhiên được hiểu là tính tất yếu khách quan của sự sinh thành
những hiện tượng và quá trình tâm – sinh lý trong con người như điều kiện quyết định
sự tồn tại của con người chẳng hạn. Mặt tự nhiên được thể hiện chủ yếu ra bên ngoài
là các nhu cầu tất yếu khách quan ngoài ý chí của con người chẳng hạn như: nhu cầu
ăn, mặc, ở, nhu cầu tái sản xuất xã hội, nhu cầu tình cảm …. Sự hoạt động của quy luật
xã hội tác động đến con người tạo thành mặt xã hội và cũng là mặt bản chất của con
người. Con người chỉ có thể tồn tại khi được thoả mãn các nhu cầu sinh học, nhưng
những vật phẩm để thoả mãn được các nhu cầu đó không có sẳn trong giới tự nhiên .
do đó, để duy trì sự tồn tại của mình con người phải lao động. Chính lao động là yếu tố
quyết định sự hình thành bản chất xã hội của con người.

5



Khi vạch ra bản chất của con người điều Mác đặc biệt nhấn mạnh là “trong tính
hiện thực”. Luận điểm này chỉ rõ bản chất của con người là bản chất được xem xét
trong hiện thực cụ thể, không phải là bản chất “loài” trừu tượng, thoát ly tính lịch sử,
tính xã hội. Trong bản thảo kinh tế – triết học năm 1884, khi còn mang nặng ảnh
hưởng của triết học Phơ – bách Mác đã nhận định “con người là một sinh vật có tính
loài” và xem giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người … vì con người là một bộ
phận của giới tự nhiên”. Trong Hệ tư tưởng Đức, khi Mác đã đi tới quan niệm duy vật
về lịch sử ông viết “tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại dó nhiên là sự tồn
tại của những cá nhân con người sống. Vì vậy, điều đầu tiên cần phải xác định là tổ
chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ
với phần còn lại của tự nhiên”. Như vậy, cá nhân trong quan điểm của Mác được xem
xét không phải là cá nhân trong tưởng tượng của bản thân họ hoặc của những người
khác mà là những cá nhân đúng y như trong hiện thực nghóa là đúng như họ đang hành
động trong những giới hạn, tiền đề và điều kiện vật chất nhất định, không phụ thuộc
vào lý trí của họ.
Nói đến con người là phải nói đến con người trong hoạt động thực tiễn, thông
qua hoạt động thực tiễn con người biến đổi đời sống xã hội, đồng thời cũng biến đổi
chính bản thân mình. Mác xem xét các yếu tố cấu thành bản chất con người không
những bằng các quan hệ xã hội, mà còn vạch ra bản chất con người trong tính hiện
thực của nó, Mác nói: “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà
những quan hệ xã hội”, ông không tách rời con người với hiện thực xã hội mà coi con
người tồn tại trong đó. Đây là phát hiện có giá trị to lớn của Mác về bản chất con
người, là luận đề hết sức khoa học, đầy đủ nhưng nếu chỉ nhấn mạnh từng vế của luận
đề thì sẽ cắt xén làm sai lệch triết học Mác về con người. Do đó, khi nghiên cứu bản
chất con người trong triết học Mác phải luôn luôn chú ý đến tính đồng bộ và đầy đủ
của luận đề mà Mác đã đưa ra, không nên hiểu theo cách chia nhỏ vấn đề mà phải
hiểu trên mặt tổng quát của vấn đề được đưa ra. Phương pháp luận Macxit đòi hỏi
phải xem xét các quan hệ xã hội cấu thành bản chất con người trong sự liên hệ “tổng
hoà” của chúng. Mặt khác, cũng phải hiểi rằng không chỉ là sự tổng hoà các quan hệ
kinh tế với chính trị, văn hoá, đạo đức và pháp quyền … mà còn phải xem xét mặt vật

chất và mặt và mặt tinh thần, mặt không gian và thời gian … của các quan hệ xã hội
trong sự tổng hoà đó đặt biệt cần thấy sự thống nhất cái chung toàn nhân loại với cái
đặc thù giai cấp, dân tộc trong cái riêng của mỗi cá nhân con người.

6


II. Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT MACXIT VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ – HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
1. Nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất
nước:
Trong bất cứ giai đoạn nào của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử Việt Nam
nói riêng, con người luôn là chủ thể của lịch sử, đóng vai trò quyết định trong việc
phát triển xã hội. Bất cứ một quá trình hoạt động nào cũng phải có nhân tố con người,
đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay cũng vậy. Không có
nhân tố con người thì không thể nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hoá hay bất cứ sự
phát triển nào.
Nói đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nói đến sự chuyển đổi từ kinh tế nông
nghiệp sang kinh tế công nghiệp là sự chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy
móc. Máy móc do con người làm ra không chỉ thay thế lao động cơ bắp mà còn thay
thế nhiều chức năng lao động trí óc, làm cho năng lực trí óc và khả năng sáng tạo của
con người được nhân lên gấp bội. Xu thế phát triển này không nằm ngoài dự đoán của
Mác: “tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, “khoa học trực tiếp làm ra
sản phẩm”, “giá trị của lao động cơ bắp trong sản phẩm làm ra sẽ còn là cực nhỏ” ….
Những dự báo đó ngày nay đang được thực tế chứng minh.
Thực hiện đường lối đổi mới, từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở
lại đây, Đảng ta chủ trương tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề con
người, nguồn lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá luôn là vấn đề được
quan tâm hàng đầu. Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn đi lên thẳng CNXH bỏ qua

giai đoạn phát triển TBCN, cái thiếu nhất đối với chúng ta là cơ sở vật chất kỹ thuật
của nền sản xuất tiên tiến, hiện đại của CNXH. Vì vậy nhiệm vụ trung tâm trong thời
kỳ quá độ là phát triển lực lượng sản xuất, là công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Muốn
vậy phải phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
Nhân tố con người là vấn đề không thể thiếu khi nói đến công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Báo cáo chính trị tại Đại Hội IX của Đảng đã nhấn mạnh
“Tăng cường sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá”. Hiện nay, trình độ lao động nước ta nhìn chung còn yếu về chất lượng và thiếu
về số lượng. Vì vậy đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực là một giải pháp lớn. Chúng
ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển đổi nền kinh tế nông nghieäp
7


lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; trong hoàn cảnh nhân loại tiến vào thiên niên
kỷ mới với những thành tựu to lớn của nền văn minh trí tuệ đang phát triển như vũ bão,
khoa học công nghệ đng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Để xây dựng CNXH có nền công nghiệp hiện đại dựa trên kinh tế tri thức, trước
hết phải xây dựng con người XHCN có tri thức. Kinh tế tri thức đặt trên nguồn tài
nguyên trí tuệ, trí lực của con người hoạt động mạnh me, những tiến bộ khoa học – kỹ
thuật diễn ra va thay đổi không phải hàng thế kỷ, thập kỷ như trước kia mà là hàng
năm, thậm chí hàng tháng. Nó đòi hỏi con người phải luôn luôn học hỏi để có thể
thích ứng với cái mới, tham gia vào sản xuất và các hoạt động xã hội.
Như vậy, muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công chúng ta
phải có nguồn tài nguyên trí tuệ, trí lực của con người. nhân tố con người không thể
thiếu mà luôn được quan tâm phát triển phù hợp với tình hình mới.
2. Ý nghóa của học thuyết Macxit về bản chất con người đối với việc phát huy
nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:
Triết học Mác xuất phát từ con người và nhằm mục đích cao nhất là giải phóng
con người; vai trò con người trong triết học Mác cần được chú ý đặc biệt khi nghiên

cứu các quy luật xã hội. Chúng ta đều biết rằng, tính khách quan của quy luật xã hội
không thể hiểu theo nghóa là nó tác động tách rời hoạt động của con người. lâu nay khi
trình bày các quy luật xã hội, vai trò của con người thường lại không được chúng ta
quan tâm thích đáng. Chẳng hạn, nếu chúng ta tách hoạt động của con người ra khỏi
quá trình nghiên cứu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất thì nhận thức về vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với
quan hệ sản xuất cũng như tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản
xuất sẽ trở nên trừu tượng và đơn giản.
Bản chất con người không phải là cái gì đó đã kết thúc, đã hoàn thiện một lần
là xong mà sự hình thành bản chất con người là quá trình con người không ngừng hoàn
thiện khả năng tồn tại của mình trước các lực lượng tự phát của tự nhiên và xã hội.
Bởi vì: nhu cầu tự nhiên là cơ sở phát sinh nhu cầu xã hội hay phương thức sản xuất ra
của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội loài người. trong tính hiện thực của nó bản
chất con người là sự tổng hoà các quan hệ xã hội trên cơ sở nền tảng tự nhiên của con
người. và nhu cầu tự nhiên của con người không phải là đại lượng không đổi mà nó
ngày càng tăng. Do đó, nhu cầu xã hội ngày càng tăng theo sự tăng tiến của nền vaên

8


minh vật chất và tinh thần. Chính vì vậy, bản chất con người cũng không phải là cái
sinh ra một lần là xong, mà nó là quá trình con người không ngừng tự hoàn thiện mình.
Nhận thức đúng đắn bản chất con người theo học thuyết Mácxit mới thấy được
tầm quan trọng của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
hiện nay. Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ “sẽ tiếp tục có nhiều biến
đổi, khoa học và công nghệ sẽ có bước nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng
nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu
thế khách quan … chứa đựng nhiều mâu thuễn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu
cựa, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” (Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX). Trong bối cảnh này đất nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ

mà Đảng ta đã từng chỉ rõ vẫn tồn tại và đang có diễn biến phức tạp; tình trạng tham
nhũng và suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên đang là “chướng ngại vật” trên
con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhân tố con người trong điều kiện hien nay
có tác động trực tiếp làm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chính vì
vậy phải chú ý nâng cao nhận thức, trình độ khoa học kỹ thuật cho lực lượng sản xuất
là điều cần được thường xuyên chú ý. Vấn đề đặt ra với chúng ta hiện nay là làm gì,
làm thế nào để biến nội dung đó thành hiện thực, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoa.
Theo học thuyết Macxit về bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã
hội. Con người từ khi mới sinh ra đã sống trong một phạm vi các quan hệ xã hội nhất
định. Cùng với sự tăng thêm của tuổi tác, từ con người tự nhiên dần dần chuyển biến
thành con người xã hội nhờ nắm được văn hoá, xã hội tham gia cuộc sống xã hội. Quá
trình xã hội ấy cũng là quá trình hình thành bản chất con người. nắm được các các giai
đoạn phát triển của con người qua học thuyết Macxit về bản chất con người là điều
kiện cần thiết để phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Thấy được mối quan hệ xã hội của con người để tác động vào đó
làm cho con người ngày càng tiến bộ thích ứng với sự phát triển của đất nước.

KẾT LUẬN
Triết học Macxit về bản chất con người xuất phát từ con người với mục tiêu
xuyên suốt là giải phóng con người, với nội dung cơ bản là “ bản chất con người là
tổng hoà những quan hệ xã hội”, Mác đã vượt qua các nhà triết học tiền bối về cách
9


nhìn nhận và đánh giá con người. Con người trong triết học Mác là con người hiện
thực với đầy đủ đặc tính tự nhiên (sinh học) và xã hội vốn có của nó.
Ý nghóa thực tiễn lớn nhất của nghiên cứu những vấn đề triết học về con người
là quán triệt mục tiêu xây dựng con người mới, một trong những chiến lược của sự
nghiệp cách mạng XHCN và xây dựng CNXH. Phải luôn chú ý rằng mọi biện pháp về

kinh tế, chính trị … rốt cuộc, nhằm xây dựng xã hội, trong đó có sự phát triển tự do và
toàn diện của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do và toàn diện của mọi
người.
Trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay, việc nghiên cứu và đưa học
thuyết Macxit vào đời sống hiện thực là hết sức cần thiết để giữ vững định hướng
XHCN mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Sức hấp dẫn lớn lao của học
thuyết Macxit là ngay từ khi ra đời nó đã vạch ra con đường giải phóng loài ngoài, xóa
bỏ mọi áp bức bóc lột bất công thực hiện ước mơ ngàn đời của nhân loại là có cuộc
sống tự do, hòa bình, văn minh và hạnh phúc. Chính vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu
và vận dụng học thuyết Macxit về bản chất con người nói riêng vào đời sống thực tế.
Trên cơ sở đó có định hướng đúng đắn phát triển xã hội, xây dựng con người CNXH
trong thời đại mới.

MỤC LỤC
Mở đầu
I. Học thuyết Macxit về bản chất con người.
1. Sự hình thành học thuyết Macxit về bản chất con người.
2. Nội dung học thuyết Macxit về bản chất con người .
II. Ý nghóa của học thuyết Mac xit về bản chất con người đối với việc phát
huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
1. Nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Ý nghóa của học thuyết Macxit về bản chất con người đối với việc phát huy
nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

10


Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

1. Lịch sử phép biện chứng tập IV, NXB Chính trị QG, 1998, Viện Hàn lâm
khoa học Liên Xô.
2. TS Nguyễn Văn Huyên, “Mấy vấn đề triết học về XH và phát triển con
người”, NXB Chính trị QG, 2002.
3. Giáo trình triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị QG, Nhóm tác giả biên soạn.
4. Một số vấn đề về CN Mác-Lênin trong thời đại hiện nay. NXB Chính trị QG,
1996, Nhóm tác giả biên soạn

11



×