Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài tiều luận tư TƯỞNG GIÁO lý hồi GIÁO TRONG TINH THẦN của các tín đồ đạo hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.69 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:

TƯ TƯỞNG GIÁO LÝ HỒI GIÁO TRONG TINH
THẦN CỦA CÁC TÍN ĐỒ ĐẠO HỒI

Học viên

: …………..

Lớp

: ………….

Khóa

: ……………………

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐIỂM VÀ LỜI NHẬN XÉT
1


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

2


MỤC LỤC
I. DẪN NHẬP

1

II. VÀI NÉT SƠ lược VỀ HỒI GIÁO

2

1. Sự ra đời của Hồi giáo


2

2. Muhammed khai sáng đạo Hồi

4

3. Tín đồ

7

III. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG CÁC KINH SÁCH HỒI GIÁO

7

1. Kinh Co-ran

7

2. Hadith

10

IV. TÍNH TRIẾT LÝ TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CÁC TÍN ĐỒ

11

1. Những đức tin căn bản của tín đồ

11


2. Những nền tảng căn bản trong đời sống tinh thần của tín đồ

13

V. KẾT LUẬN

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

3


I. DẪN NHẬP
Từ những thập niên cuối thế kỷ XX trở lại đây, các phong trào phục
hưng Hồi giáo - thường được gọi là các phong trào Nền tảng - đã phát triển
thành một làn sóng lan rộng khắp thế giới Hồi giáo, từ Tây sang Đông, từ
Algérie đến Indonesia. Các phong trào này tố cáo sự gia tăng bất bình đẳng
trong xã hội, các khó khăn về kinh tế mà phần đông dân chúng phải hứng chịu,
sự bất ổn về văn hóa, các ảo tưởng tai hại của xu hướng hiện đại hóa theo kiểu
phương Tây. Họ tuyên truyền cho sự quay trở về với những nguyên tắc nền tảng
của Hồi giáo, với những phong tục của cộng đồng Hồi giáo thời Muhammed, coi
việc khôi phục lại luật pháp Koran là giải pháp cho mọi vấn đề xã hội, là cơ sở
cho sự bình đẳng chân chính giữa tất cả những người theo đạo Hồi và kêu gọi sự
tái thống nhất chính trị của cộng đồng Hồi giáo.
Sự phủ nhận các quan hệ tư bản chủ nghóa và thái độ kiên quyết chống
đế quốc khiến cho nhiều phong trào Hồi giáo hiện nay đóng vai trò tích cực một
cách khách quan trong sự phát triển của đất nước. Nhưng đồng thời, cũng có

không ít những phong trào mang tính chất bảo thủ, cố chấp và cực đoan làm rối
loạn nhiều quốc gia Hồi giáo và làm dấy lên nỗi lo ngại cho dư luận tiến bộ trên
thế giới. Điển hình là các phong trào như Ai-Queda của Bin Laden, Taliban ở
Apganistan, Mặt trận cứu nguy Hồi giáo (FIS) ở Algérie… từ nhiều năm nay đã
tiến hành những vụ khủng bố dã man dưới chiêu bài khôi phục những giá trị
truyền thống của đạo Hồi. Những hành động này đã đẩy chính các nước này vào
tình trạng nội chiến liên miên. Điều đáng nói ở đây là những phong trào kiểu
này không chỉ bó hẹp trong biên giới một vài quốc gia Hồi giáo mà đang có xu
hướng ngày càng lan rộng ra nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới, làm
bùng nổ những cuộc xung đột tôn giáo và sắc tộc. Trong đó, Hồi giáo đóng vai
trò đối lập với thế giới không Hồi giáo. Đó là những cuộc nội chiến đẫm máu ở
Bosnia - Heczegovina, Tajikistan (Liên Xô cũ), cuộc chiến tranh ở Tresnia,
phong trào Hồi giáo ly khai ở Daghestan (Cộng hòa liên bang Nga), cuộc chiến
của Al-Queda, phong trào đấu tranh ở Apganistan…
Ở Đông Nam Á, trong những năm gần đây dưới ảnh hưởng lan truyền
của làn sóng Hồi giáo cực đoan trên thế giới và trong bối cảnh của tình hình
kinh tế - xã hội xấu đi do khủng hoảng, các cuộc xung đột giữa cộng đồng người
Hồi giáo với các cộng đồng dân tộc và tôn giáo khác đã trở thành hiện tượng
4


thường xuyên ở Indonesia, một nước có số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, phong trào đòi thành lập một nhà nước Hồi
giáo ở Indonesia (Darul Islam) được tái sinh lại dưới tên gọi “Bộ chỉ huy thánh
chiến” (Jihad Commando). Trong khi đó, ở Malaysia nhóm Hồi giáo cực đoan
Al-Arqam cũng hoạt động tích cực, đe dọa sự ổn định và an ninh của nước này.
Nhóm này có khoảng 100.000 môn đồ ở Malaysia và các nước láng giềng như
Brunei, Indonesia, Singapore và Thailand, muốn cướp chính quyền và thành lập
một nhà nước thần quyền theo kiểu Iran. Ở nhiều nước châu Âu, Mỹ sự tăng
cường các hoạt động khủng bố của các nhóm Hồi giáo theo chủ nghóa Hồi giáo

cực đoan cũng đang làm cho chính phủ các nước này lo ngại.
Có thể nói, vấn đề Hồi giáo hiện nay đang là một vấn đề nổi trội, nóng
bỏng trên bình diện toàn thế giới. Đây cũng là một vấn đề nhạy cảm cho nhiều
quốc gia trong nhiều mối quan hệ khi đề cập đến. Tìm hiểu về Hồi giáo là để
góp phần hiểu thêm về tôn giáo này. Đặc biệt, tìm hiểu tính triết lý trong giáo
lý và đời sống tinh thần của các tính đồ Hồi giáo là một vấn đề vừa mang tính
nghiên cứu khoa học (triết học, tư tưởng), nhưng cũng vừa mang tính thời sự.
II. VÀI NÉT SƠ LƯC VỀ HỒI GIÁO
Hồi giáo là một tôn giáo lớn, tồn tại lâu đời trên thế giới. Tên gọi Hồi giáo
theo gốc tiếng Arab là Islam (theo tiếng Arab, Islam có nghóa là phục tùng). Ở
Việt Nam, Islam được quen gọi với tên là Hồi giáo vì Islam khi truyền bá vào
Trung Quốc thông qua người Hồi Hột - một bộ lạc sinh sống ở vùng Trung Á
xưa - nên người Trung Quốc gọi là đạo Hồi và người Việt Nam cũng gọi theo
cách đó. Ở Trung Quốc, Hồi giáo còn có một tên khác nữa là Thanh Chơn giáo.
Người Hồi giáo ở Trung Quốc rất thích tên gọi này vì cho rằng: “Thanh” có
nghóa là Thanh khiết về thể xác, thanh khiết về tâm hồn; “Chơn” là tính chân
thật của Đấng Allah tối cao, tính chân lý do Allah qui định. Người theo Hồi giáo
gọi là Thanh Chơn Nhân, Thánh đường Hồi giáo gọi là Thanh Chơn Tự.
Vì Muhammed là người khai sáng đạo Hồi nên cũng có người gọi Hồi giáo
là Muhamaedamism (tức là đạo Muhammed). Tuy nhiên, những người theo đạo
Hồi trên thế giới vẫn thích gọi tên tôn giáo của mình là Islam hơn cả.
1. Sự ra đời của Hồi giáo
Hồi giáo xuất phát từ Arab. Bán đảo Arab là một vùng đất khô cằn, thừa
cát bỏng và ánh nắng mặt trời, nhưng thiếu nước và cây xanh - trừ một số vùng
5


ven biển bao quanh còn lại là sa mạc. Từ xa xưa, đây là nơi sinh sống của các
bộ lạc du mục và bán du mục Bê-đu-in - tổ tiên của người Arab - sau này hình
thành nên đội quân Hồi giáo đi chinh phục khắp nơi trên thế giới. Những bộ lạc

này di chuyển theo mùa trên sa mạc cùng vớùi đàn gia súc của mình, chủ yếu là
lạc đà một bướu, cừu và dê. Họ sống theo chế độ thị tộc. Đàn bà lo việc nhà,
còn đàn ông chăn dắt đàn gia súc, săn bắn, buôn bán và kể cả cướp bóc các bộ
lạc khác. Trước khi Hồi giáo xuất hiện, đa số các bộ lạc này theo đa thần giáo,
như thờ thần mặt trời, mặt trăng, ngẫu tượng, đặc biệt là tục thờ các phiến đá
thiêng. Vào mùa xuân hoặc mùa thu, thời kỳ của các cuộc hội chợ, họ thường tổ
chức nghi lễ đi vòng quanh các phiến đá và hôn vào đó để tiếp nhận được một
phần sức mạnh của đá thần. Một trong hai phiến đá như vậy còn lại trong khuôn
viên đền thờ Ka’aba ở Mecca còn gọi là “Đá đen” - sau này trở thành biểu
tượng thiêng liêng của Hồi giáo. Ngoài ra, ở bán đảo Arab từ rất lâu cũng đã có
các cộng đồng Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo sống định cư ở một số vùng
phía Tây và Nam bán đảo. Tuy nhiên, những người Thiên Chúa giáo thuộc các
nhà thờ khác nhau thường xuyên tranh chấp và làm suy yếu lẫn nhau. Còn cộng
đồng Do Thái giáo, ngược lại, là một lực lượng có tổ chức và đoàn kết hơn,
nhưng quan hệ của họ đối với người Arab không mấy tốt đẹp. Điều đó tạo điều
kiện thuận lợi cho sự chinh phục của Hồi giáo sau này.
Vào cuối thế kỷ thứ VI, trước khi Hồi giáo xuất hiện, bán đảo Arab đang ở
vào thời kỳ tan rã của xã hội thị tộc và hình thành xã hội có giai cấp, sự phân
hóa giàu nghèo ngày càng khá rõ rệt. Đây cũng là thời kỳ chiến tranh liên miên
giữa hai đế quốc lớn lúc đó là Vizanti và Ba Tư. Cuộc chiến tranh này làm cho
cả hai đều bị suy yếu. Ngoài ra, tình trạng chiến tranh liên miên đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc buôn bán của người Arab - vốn từ lâu đã nắm giữ con
đường buôn bán trung chuyển lớn nối liền vùng Viễn Đông với Địa Trung Hải.
Mặc dù vậy, do vị trí địa lý thuận lợi của mình - là đầu mối của các con đường
giao thương giữa Ấn Độ, Ba Tư, Babilon, Etiôpi, Siri và Palestin - vào đầu thế
kỷ thứ VII ở vùng phía Tây bán đảo Arab buôn bán vẫn phát triển nhộn nhịp.
Thành phố Mecca, nơi có nguồn nước (giếng Zemzem) và đền thờ Đá Đen
Ka’aba là trung tâm hợp nhất của các thương nhân và tài chủ, những người giàu
có này đều là con cháu của bộ lạc Koreisit, bản thân Muhammed, người khai


6


sáng Hồi giáo1, cũng là người của bộ lạc này và cũng bắt đầu sự nghiệp từ buôn
bán.
Tóm lại, cuối thế kỷ thứ VI - đầu thế kỷ thứ VII, ở bán đảo Arab đã hình
thành các điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của một tôn giáo mới. Những
biến động chính trị, xã hội, chiến tranh và sự phân hóa giàu nghèo trong các
cộng đồng dân cư, đã gây ra một sự bất bình ngấm ngầm và tâm lý mong có một
đức tin có khả năng lập lại trật tự trong xã hội. Muhammed2, với sự từng trải và
tài năng thiên bẩm của mình đã nhận thức được tình hình xã hội và tôn giáo trên
bán đảo Arab, nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng, đáp ứng được nhu
cầu phát triển của xã hội.
2. Muhammed khai sáng đạo Hồi
Muhammed, tên đầy đủ là Muhammed bin Abdullah bin Abdul Moutalib
bin Abdul Manaph bin Hasim Al Koreisit, sinh vaøo khoảng năm 570 trong một
gia đình quyền quý dòng họ Hasim thuộc bộ lạc Koreisit, là bộ lạc có thế lực
nhất lúc đó ở Mecca. Ông sớm mồ côi cha mẹ và suốt thời niên thiếu sống trong
cảnh nghèo khổ và đi làm thuê. Năm 25 tuổi ông lấy bà Hadidjah, vợ góa của
một thương nhân giàu có, lớn hơn ông 15 tuổi, và có với bà một người con gái
duy nhất là Fantimah. Cuộc hôn nhân này đã giúp ông có chỗ dựa và tiền bạc
trong buổi đầu đấu tranh cho một đức tin mới. Công việc buôn bán khiến
Muhammed phải thường xuyên theo đoàn thương buôn nay đây mai đó và có cơ
hội tiếp xúc với nhiều loại người thuộc các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo,
Do Thái giáo. Chính điều này đã ảnh hưởng không ít tới tư duy tôn giáo của ông,
theo truyền thuyết ông thường hay một mình lánh vào hang núi Sira ở ngoại vi
Mecca. Tương truyền vào khoảng tháng 9 (Ramadan) năm 610, khi Muhammed
gần 40 tuổi, ông lần đầu tiên nghe được lời khải thị của đức Allah thông qua
thiên thần Gabriel (Sau này, tháng 9 trở thành tháng ăn chay của người Hồi
giáo). Sau vài lần như vậy, Muhammed bắt đầu truyền đạo, ông tuyên bố chỉ có

một thượng đế duy nhất là Allah và tự xưng là sứ giả của Allah, cũng như Musa,
Có nhiều người cho rằng Muhammed là người sáng lập ra Hồi giáo, nhưng cộng đồng Hồi giáo
thế giới coi Muhammed chỉ là người khai sáng ra đạo chứ không phải sáng lập.
2
Nhiều người thường gọi Thượng đế của người Hồi giáo là Thánh Allah và gọi Muhammed là
Giáo chủ Hồi giáo là không chính xác. Bởi vì theo người Hồi giáo, Allah là vị tối cao duy nhất
(cao hơn các bậc thánh) và chỉ nên gọi là Đấng Allah hoặc Thượng đế Allah. Còn Muhammed là
sứ giả của Allah, làm nhiệm vụ truyền đạo cho nhân loại, nói Muhammed là người sáng lập ra đạo
Hồi không được tín đồ Hồi giáo chấp nhận.
1

7


Jesu, Abraham… đã được Allah cử xuống cho loài người trước đó. Ông kêu gọi
đồng bào của mình ở Mecca và tất cả mọi người Arab hãy từ bỏ việc tôn thờ
nhiều loại thần khác nhau và chỉ tin vào một đấng tối cao duy nhất là Allah.
Trong thời gian đầu chỉ có những người thân trong gia đình và một nhóm nhỏ
những người thuộc tầng lớp dưới ở Mecca tin theo ông, còn các tầng lớp trên thì
chống lại và tấn công - mặc dù sự xuất hiện của Hồi giáo không có gì mâu
thuẫn với lợi ích lâu dài của quý tộc Mecca, nhưng trước mắt lại đe dọa trực tiếp
tới đặc quyền và thu nhập kinh tế của họ. Hơn nữa, họ không muốn quy phục
một con người không có địa vị xã hội gì như Muhammed. Bị cô lập và thù ghét
ở Mecca, ngày 16 tháng 7 năm 622, Muhammed cùng các đồng đạo của mình
buộc phải dời đến Yathrib, một thành phố ở về phía Bắc Mecca. 16 năm sau sự
kiện này được người Hồi giáo coi là mở đầu cho kỷ nguyên Hồi giáo - Hidjrah
(theo gốc từ Arab có nghóa là di cư), lịch Hồi giáo bắt đầu tính từ ngày đó, còn
Yathrib sau này được người Hồi giáo gọi là Madinat an Nabi hay là Medina,
theo (tiếng Arab có nghóa là thành phố của đấng tiên tri).
Khi Muhammed đến Medina, dân cư ở đây ngoài cộng đồng người Do Thái

còn có các bộ lạc Arab du mục đang trong quá trình chuyển sang định cư. Mong
muốn chấm dứt tình trạng chiến tranh liên miên trong nội bộ để ổn định cuộc
sống, cộng thêm với ảnh hưởng của người Do Thái từ lâu đã theo nhất thần giáo,
các bộ lạc Arab này đã nhanh chóng tiếp nhận Muhammed và tôn giáo của ông.
Chính sách ban đầu của Muhammed ở Medina là đoàn kết tất cả mọi thành
phần dân cư của Medina - người Arab và Do Thái tại chỗ, những người cùng
Muhammed di cư từ Mecca đến và những người dân Medina ủng hộ ông. Đối
với người Arab theo Hồi giáo, Muhammed đưa ra tín điều tất cả mọi người Hồi
giáo đều là anh em không phân biệt nguồn gốc, bộ tộc, lấy tín ngưỡng tôn giáo
và lợi ích chính trị của cộng đồng làm xuất phát điểm và nguyên tắc tối cao để
giải quyết mọi vấn đề thế tục, phá bỏ quan hệ huyết thống của xã hội thị tộc
trong quá khứ. Đối với người Do Thái Muhammed thực hành chung sống hòa
bình. Để đoàn kết người Do Thái, Muhammed nhấn mạnh sự song song tồn tại
của Hồi giáo và Do Thái giáo và quy định cho các tín đồ của mình theo phong
tục của người Do Thái, mỗi khi cầu nguyện đều hướng mặt về phía Jerusalem.
Tóm lại, bằng một loạt các biện pháp hữu hiệu, Muhammed đã thực sự
thống nhất được Medina và sơ bộ xây dựng được một chính quyền hợp nhất
chính giáo lấy hình thức là Uma (có nghóa là dân tộc, quốc gia). Để củng cố
8


chính quyền và truyền bá đạo Hồi, Mohmmed còn tổ chức một đội quân Hồi
giáo, đưa ra khẩu hiệu chiến đấu “vì đạo của Allah” và hứa cho phép những
người tử vì đạo được lên thiên đàng để động viên họ chiến đấu.
Nhưng liên minh với người Do Thái không tồn tại được lâu dài. Sợ mất ưu
thế tài chính của mình ở Medina, người Do Thái đã không thừa nhận
Muhammed, mưu toan gây thù hằn giữa các bộ lạc để chống lại ông. Tình hình
này buộc Muhammed phải cắt đứt quan hệ với cộng đồng Do Thái, coi họ là kẻ
thù của Hồi giáo. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là việc thay đổi hướng
cầu nguyện của các tín đồ Hồi giáo. Từ năm Hidjrah thứ hai, mỗi khi cầu

nguyện các tín đồ không hướng mặt về phía Jerusalem như trước nữa mà hướng
về phía Mecca, nơi có Đá Ka’aba, tng truyền do Abraham dựng nên. Có thể
nói, với việc thay đổi hướng cầu nguyện về phía Mecca, quá trình Arab hóa đạo
Hồi đã hoàn tất. Mecca trở thành trung tâm tinh thần của Hồi giáo, và giờ đây
mục tiêu của các tín đồ Hồi giáo đã rõ ràng - Mecca.
Để giành lại Mecca từ tay bộ lạc Koreisit vẫn theo đa thần giáo,
Muhammed đã khéo léo kết hợp tài ngoại giao và quân sự của mình. Đầu tiên
ông tìm cách hòa hoãn với những người Koreisit ở Mecca, tách họ ra để rảnh tay
đàn áp người Do Thái ở Medina và ở các vùng phụ cận. Sau khi trấn áp xong sự
chống đối của người Do Thái, Muhammed bằng một loạt các biện pháp ngoại
giao khác, kể cả cuộc hôn nhân mang tính chất chính trị của mình với con gái
của Abu Suphian, công dân số một của Mecca, đã dọn đường cho Hồi giáo trở
lại Mecca. Năm 630, Muhammed cùng các tín đồ Hồi giáo đã chiếm được
Mecca một cách hòa bình. Ông hứa ân xá cho dân Mecca đã quy theo Hồi giáo
và vẫn giữ nguyên quyền hành của giới quý tộc Mecca, coi đó là chỗ dựa chắc
chắn nhất để đấu tranh chống lại các bộ lạc du mục vô tổ chức nhằm thống nhất
bán đảo Arab. Những năm cuối đời, Muhammed sống ở Medina và dần dần
hoàn thiện các quy tắc ứng xử tôn giáo. Một số phong tục đa thần giáo như ăn
thịt lợn, uống rượu … đã bị cấm đoán vào thời kỳ này, các nghi thức cầu nguyện,
hành hương cũng được quy định. Năm 632, Muhammed sau khi thực hiện cuộc
hành hương chính thức duy nhất trong đời đến Ka’aba, đã chết vì bệnh tật ở
Medina. Lúc đó, mặc dù Hồi giáo chưa bao trùm được cả bán đảo Arab, nhưng
cũng đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình ở Hedjaz (vùng phía Tây
bán đảo Arab). Như vậy, với tài năng tôn giáo và chính trị xuất chúng của mình,
Muhammed đã thống nhất được người Arab, giúp họ tự nhận thức được mình,
9


thoát ra khỏi tình trạng mông muội, hỗn loạn và sẵn sàng giành lại vị trí của
mình trong lịch sử văn minh nhân loại.

Kinh Koran nêu: Innaddinaind Allahil, có nghóa Hồi giáo là tôn giáo được
Thượng đế Allah chấp nhận. Tín đồ Hồi giáo tự hào rằng Hồi giáo đã bắt đầu có
từ thời “Khai thiên lập địa”. Tôn giáo này được phát triển mạnh mẽ từ thời Nabi
Muhammed S.A.W (từ 571 dương lịch trở về sau).
3. Tín đồ
Người theo đạo Hồi trên thế giới thường được gọi là Muslim(3) - Muslim là
tên gọi theo ngôn ngữ Arab. Để trở thành Muslim người ta cần tuyên đọc hai
câu Kalimah Shahadah(4) nhằm xác định đức tin của bản thân người Muslim với
Allah trước sự chứng kiến của một số Muslim khác. Người Hồi giáo cho rằng,
mỗi Muslim đều phải chịu chi phối trực tiếp với Allah về mọi hành vi cũng như
trách nhiệm tôn giáo của mình trước Thượng đế Allah và không một ai ngoài
Allah có tư cách chấp nhận hoặc không chấp nhận mọi phước đức hoặc tội lỗi
của con người.
Theo người Hồi giáo, con cái có cha mẹ là Muslim không hẳn đương nhiên
trở thành Muslim bởi vì, nếu con cái do người Muslim sinh ra mà không theo qui
định của Hồi giáo thì không thể là người Muslim được. Nhưng có trường hợp
ngược lại, tuy cha mẹ không phải là Muslim, song bản thân người nào đó tự
nguyện gia nhập và thực hiện các nguyên tắc của Hồi giáo thì trở thành người
Hồi giáo. Muslim được công nhận bởi hành vi và lòng trung thành của từng cá
nhân Muslim trong cuộc sống, tin và ý thức tuân theo mệnh lệnh Allah, chứ
không phải do huyết thống hoặc thân tộc.
III. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG CÁC KINH SÁCH HỒI GIÁO
Trong các kinh sách của Hồi giáo có hai thứ được xem là căn bản và
thiêng liêng nhất, đó là kinh Koran và sách viết về các truyền thuyết (Hadith).
1. Kinh Koran
Người Hồi giáo xem Kinh Koran là thiên kinh cuối cùng của Thượng đế
Allah ban xuống cho con người thông qua Rasul Muhammed. Kinh Koran của
Hồi giáo có sự tham gia của các kinh sách trước đó đã ban cho Nabi Musa
Có nhiều quốc gia gọi là Muslimin hoặc Musliman. Ở Việt Nam thường gọi là người Hồi hoặc
người Hồi giáo.

(3)

10


(Tawrad) Nabi Daliud (Zabur), Nabi Isa (INJL),… Caùc kinh saùch và mặc khải
trước kinh Koran đã bị mất mát một số hoặc có những nội dung không phù hợp
với người Hồi giáo nên người Hồi giáo không áp dụng vào đời sống tôn giáo và
tinh thần của mình. Nhưng trên nguyên tắc, người Hồi giáo cũng không có
quyền phủ nhận các kinh sách và các thiên khải đã có trước Rasul Muhammed
(S.A.W). Người Hồi giáo cho rằng, Koran là quyển kinh sách đầy đủ và xác
thực duy nhất của Thượng đế.
Đối với người Hồi giáo, thiên kinh Koran là do Thượng Đế Allah truyền
chuyển xuống trần gian thông qua Nabi Muhammed bao gồm nội dung nguyên
vẹn và không có gì trông đợi thêm nữa. Với người Hồi giáo, thiên kinh Koran là
chuẩn mực để dựa vào đó phán định các vấn đề. Do đó, những gì phù hợp với
Koran thì sẽ được người Hồi giáo chấp nhận như là một chân lý thiêng liêng và
những nội dung nào khác biệt với Koran sẽ không được người Hồi giáo thừa
nhận và có khi bị phản đối mãnh liệt.
Người Hồi giáo thừa nhận kinh Koran chính là lời phán truyền của Thượng
đế Allah. Kinh Koran là toàn bộ nội dung giáo lý của Hồi giáo. Nguyên thủy
của sách kinh này bằng ngôn ngữ Arab. Nội dung kinh Koran được truyền bá
qua các nước, các dân tộc khác nhau trên thế giới vẫn được bảo tồn tính nguyên
gốc bằng chữ Arab. Trong các cuộc hành lễ, người Hồi giáo đọc các câu kinh
được trích trong Koran bằng tiếng Arab. Ngôn ngữ Arab của kinh Koran được
xem là rất thiêng liêng đối với người Hồi giáo, không chỉ tại xứ sở Arab mà còn
đối với cả các tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới.
Kinh Koran chứa đựng những nội dung căn bản nhất của của Hồi giáo, là
tất cả nền tảng những nguyên tắc xã hội Hồi giáo. Người Hồi giáo cho rằng,
Thượng Đế Allah đã chọn Nabi Muhammed làm trung gian để truyền chuyển

Koran đến nhân loại. Do đó, sau khi Nabi Muhammed qua đời, các bạn bè thân
thiết, môn đệ của ông đã thuộc lòng kinh Koran và đã chép lại trình tự nội dung
kinh Koran này lưu truyền cho các thế hệ sau.
Trước những khó khăn về thuật ngữ Arab cổ đã khiến việc dịch kinh Koran
đặt không ít mối hoài nghi ở các bản dịch sang ngôn ngữ khác. Người Hồi giáo
đã căn cứ vào những chú thích của các nhà khoa học, những học giả Hồi giáo
(Ulama) để triển khai ý nghóa sâu xa của từng câu trong thiên kinh Koran. Hiện
tại, không phải người Hồi giáo nào cũng hiểu được tất cả nội dung trong kinh
11


Koran, nhưng mọi người Hồi giáo đều bắt buộc phải tin vào Koran và thừa nhận
nội dung của Koran đều là lời dạy của Thượng đế Allah.
Toàn bộ giáo lý đạo Hồi được tập trung trong kinh Koran. Tiếng Arab,
Koran có nghóa là đọc hoặc là nói thành tiếng. Kinh Koran được người Hồi giáo
coi là “cuốn sách vó đại nhất, thông thái nhất” chứa đựng mọi “chân lý và tri
thức” của loài người. Vì vậy, mọi sự kiện quan trọng trong cuộc đời người Hồi
giáo đều nhất thiết phải mở đầu bằng việc đọc kinh Koran. Ở các quốc gia Hồi
giáo, vào các ngày lễ ngày kỷ niệm, ngày nhậm chức của các nguyên thủ quốc
gia, ngày khánh thành các công trình lớn, kể cả các buổi phát thanh… đều được
mở đầu bằng việc đọc kinh Koran. Koran còn được dùng để “thề” khi ra làm
chứng hoặc đứng trước tòa án. Việc học kinh Koran tại nhiều quốc gia Hồi giáo
được đưa vào chương trình học của các trường phổ thông. Theo quan niệm của
tín đồ Hồi giáo, việc hiện diện một cuốn kinh Koran trong nhà có thể phù hộ
cho gia đình tránh mọi tai họa. Binh lính Hồi giáo khi ra trận cũng thường mang
theo mình những mẩu giấy hoặc mảnh da có viết những câu trích từ kinh Koran
để làm bùa hộ mệnh, thậm chí có người chữa bệnh bằng cách ngâm các mảnh
giấy có ghi các câu trích từ kinh Koran vào nước để uống.
Về nguồn gốc kinh Koran, theo truyền thuyết của Hồi giáo, kinh Koran
không do ai sáng tạo ra mà đã tồn tại vónh hằng, bản gốc của cuốn kinh thánh

này được giữ gìn dưới ngai vàng của Thượng đế Allah và được truyền xuống
theo sứ giả của mình là Muhammed dưới dạng những lời khải thị.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chứng minh rằng, khi Muhammed chết chưa
có một bản kinh Koran thống nhất nào. Kinh Koran chỉ có thể được soạn ra vào
khoảng cuối thế kỷ thứ VII - đầu thế kỷ thứ VIII, xuất phát từ nhu cầu thiết lập
một bộ máy hành chính và một hệ thống luật pháp thống nhất.
Kinh Koran được viết bằng tiếng Arab theo thể loại văn vần, mà khoảng
150 năm trước khi Hồi giáo xuất hiện vẫn thường được sử dụng ở bán đảo Arab.
Toàn bộ kinh gồm 114 chương với 6.211 câu. Các chương khác nhau về khối
lượng và được sắp xếp không phụ thuộc vào nội dung hoặc thời gian biên soạn.
Chương thứ nhất nhan đề “Fatihah” - là bài kinh cầu nguyện thường xuyên của
các tín đồ.
Về nội dung, Koran là một cuốn sách chịu ảnh hưởng của nhiều tín ngưỡng
và tôn giáo khác nhau, nhất là Do Thái giáo. Có đến một phần tư số chuyện
12


trong kinh Koran có nguồn gốc từ kinh sách Do Thái. Ngoài ra, một số nghi lễ
phép tắc tín ngưỡng, thậm chí cả cách hành văn cũng rất gần gũi với kinh sách
đạo Do Thái. Các nhân vật như Adam, Eva, Avraam, Musa và cả Jesu Christo…
cũng có trong kinh thánh các tôn giáo khác. Dựa trên các chứng cớ này mà
người ta cho rằng Kinh Koran của Hồi giáo có nhiều ưu điểm nhờ biết tiếp thu
tinh túy của nhiều tôn giáo có trước.
Trong kinh Koran, bức tranh về nguồn gốc và cấu tạo thế giới được vẽ ra là
do Allah sáng tạo ra trong 6 ngày, gồm 7 tầng trời đất, 7 tầng địa ngục và 8 lớp
thiên đường. Nội dung này phản ánh quan niệm thô sơ của người Arab cổ về thế
giới, và có nhiều điểm giống với các truyền thuyết của Babilon cổ đại và các
nước phương Đông khác. Koran cũng đưa ra những quan niệm về ngày phán xử
cuối cùng và sự thưởng phạt ở thế giới bên kia để giáo dục con người một thái
độ phục tùng tuyệt đối, chỉ có tuân theo Allah không mệt mỏi thì mới hy vọng

được lên thiên đường. Koran đã bênh vực cho “mọi sự đều do ý muốn của
Allah” và con người chỉ còn có cách hy vọng vào lòng nhân từ của Allah và
nhẫn nhục chịu đựng mọi đau khổ bất công để được hưởng lạc ở thế giới bên kia.
Koran không chỉ đơn thuần là kinh sách tôn giáo mà còn có tính chất pháp
luật. Trong Koran có rất nhiều quy định từ vệ sinh, ăn uống, hôn nhân, lễ nghóa,
cách cư xử trong gia đình và ngoài xã hội cho đến các quan hệ buôn bán, tài
chính, chính trị, chiến tranh và hòa bình, tội ác và hình phạt… Đây cũng chính là
biểu hiện một đặc điểm quan trọng nhất của Hồi giáo là sự gắn bó chặt chẽ giữa
đạo và đời, giữa tôn giáo và chính trị.
2. Hadith
Những điều được ghi trong kinh Koran hoàn toàn không đủ để giải quyết
tất cả các vấn đề quốc gia và xã hội. Vì vậy, ngay từ thời các Khalifah đầu tiên
người ta đã phải nghó đến cách làm thế nào để bổ sung các quy định trong
Koran. Một trong những phương cách được sử dụng là dựa vào chương chứa
đựng các việc làm, hành động và lời nói của Muhammed để giải quyết những
điều mà Koran không đề cập tới. Vì vậy, người ta đã thu thập các truyền thuyết
(Hadith) có liên quan đến những sinh hoạt trong cuộc đời của Muhammed và
các cộng sự của ông. Những truyền thuyết này lúc đầu được truyền miệng
nhưng sau đó được tập hợp và ghi chép lại. Vào thế kỷ IX - X có 6 tập Hadith
được thừa nhận là có uy tín và trung thực. Nhiều tập cũng có rất nhiều điều
13


chẳng có liên quan gì đến cuộc đời hoạt động của Muhammed nhưng lại cần
thiết để có cơ sở đưa ra và biện giải cho những luật lệ và nguyên tắc hành xử
của cộng đồng Hồi giáo, phù hợp với những điều kiện của một xã hội phát triển
thời bấy giờ.
Như vậy sau Koran, Hadith là cơ sở chủ yếu để hình thành nên luật Hồi
giáo (Sharia) - con đường đúng đắn để người Hồi giáo đạt được mục đích lên
thiên đường. Người Hồi giáo dựa vào các Hadith để phục vụ cho việc hướng dẫn

tín ngưỡng và tôn giáo của mình.
Hadith là những lời truyền dạy về những tập quán của Nabi Muhammed
lúc sinh thời đã được các môn đệ của ông ghi chép hoặc truyền khẩu lại cho
nhau và cho đời sau. Người Hồi giáo còn gọi các nội dung đó là Sunnah Nabi.
Đối với những người không phải theo đạo Hồi thì có thể cho đó là những huyền
thoại, nhưng với người Hồi giáo thì rằng các Hadith có giá trị là một hệ thống
giáo lý, là tư tưởng, là mẫu mực, là kim chỉ nam để mọi tín đồ áp dụng trong
cuộc sống và trong tôn giáo hàng ngày. Tùy theo “thế giá của sự thông truyền”
gồm danh tánh các nhân vật đã được nghe và thuật lại có sự đối chiếu và đánh
giá xác đáng giá trị nội dung của các Hadith thì mới đưa vào chung tập Hadith
dùng làm căn bản cho việc hành đạo. Nội dung của Hadith hướng dẫn người Hồi
giáo xử thế hợp lý giữa đạo và đời rất quan trọng bên cạnh kinh Koran.
IV. TÍNH TRIẾT LÝ TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CÁC TÍN ĐỒ
1. Những đức tin căn bản của tín đồ
a. Tin duy nhất có một Thượng đế Allah
Người Hồi giáo tin hiện hữu có một Allah. Allah là Thượng đế duy nhất
của người Hồi giáo. Theo người Hồi giáo, Allah không thể nhìn thấy được bằng
mắt thường của con người “trần gian” song Allah luôn có mặt trên khắp mọi nơi
và có khả năng quan sát tất cả các hành vi và hoạt động của con người. Người
Hồi giáo tin sẽ luôn có sự trợ giúp của Allah bên mình.
b. Tin có các vị Rasullullah (sứ giả Thượng đế)
Rusul hoặc còn gọi là Rasul hay Rosul, được người Hồi giáo hiểu là sứ giả
của Thượng đế, được Thượng đế Allah giao sứ mệnh truyền đạo Hồi cho con
người. Người Hồi giáo tin có tất cả 25 vị Rasul đã được nghi nhận trong thiên
kinh Koran. Thông điệp của các Rasul đều cùng một mục tiêu là dẫn dắt nhân
14


loại đi theo con đường của Allah (tức là con đường của Hồi giáo). Người Hồi
giáo cho rằng, tất cả các Rasul đều là những người phàm nhưng được Allah mặc

khải (Wahy) và ủy thác thực hiện một số “trọng trách” tại thế gian. Các vị
Rasul có thể kể: Nuh (thánh Nôd), Ibrahim (Abraham), Musa, Ismael, Isa (Jesu)
và vị Rasul cuối cùng là Nabi Muhammed.
c. Tin vào các thiên thần (Malaikat)
Người Hồi giáo gọi các Thiên Thần là Malaikat. Họ tin vào sự quan sát
mọi hành động tín đồ của các Malaikat và cho rằng Malaikat có tính thuần túy
tâm linh và bản chất của Malaikat không có nhu cầu về thức ăn, thức uống hoặc
có các thèm muốn nhu cầu vật chất và tinh thần như người bình thường.
Malaikat chỉ biết phục vụ Thượng đế Allah một cách trung thành. Có nhiều
Malaikat và mỗi Malaikat được Allah phân công đảm trách các nhiệm vụ riêng.
Con người không thể nhận thấy các thiên thần bằng mắt thường nhưng không
phải vì điều đó mà các tín đồ phủ nhận sự hiện diện của các thiên thần.
d. Tin vào ngày phán xét cuối cùng (Akhirat)
Người Hồi giáo tin có ngày tận thế. Lúc ấy, tất cả hành vi của người Hồi
giáo trên đời đều được liệt ra và chịu sự phán xét của Thượng đế. Ai làm tốt
nghóa vụ Hồi giáo sẽ được ban thưởng, được đưa lên thiên đàng (surga) và
ngược lại, những ai có hành vi tội lỗi (tức là vi phạm qui định của Hồi giáo) sẽ
bị trừng trị và bị ném vào địa ngục (Norka). Tính đính thực của thiên đàng và
địa ngục cùng sự mô tả chính xác đối với người Hồi giáo thì, chỉ riêng Allah mới
rõ nhưng người Muslim tin chắc chắn có thật (thiên đàng, địa ngục).
Akhirat của người Hồi giáo là ngày của công lý, ngày phán xét cuối cùng.
Niềm tin vào ngày Akhirat là giải đáp cứu giúp cuối cùng do các vấn đề phức
tạp trên thế gian. Trong thực tế cũng có những người lơ là với Thượng đế Allah
và dấn thân vào các hoạt động vô luân. Cũng có người luôn tuân theo qui định
Hồi giáo và luôn nghó đến Thượng đế, song họ nhận được ít ân thưởng hoặc chịu
đau khổ trong thế giới hiện tại. Người Hồi giáo tin nền công lý của Allah sẽ
được áp dụng triệt để: Người có đạo đức tốt thì lên thiên đàng và người thiếu
đạo đức sẽ xuống địa ngục. Ngày phán xét ấy được người theo Hồi giáo gọi là
ngày Akhirat.
e. Tin vào quyền mệnh của Allah

15


Người Hồi giáo tin rằng, quyền lực của Allah có thể tác động ở mọi thời
điểm, mọi nơi để duy trì trật tự trong cõi giang sơn bao la và toàn quyền điều
khiển đối với muôn loài. Allah thông suốt và thương yêu những việc làm tốt
lành và một mục tiêu có ý nghóa phù hợp Hồi giáo. Người Hồi giáo chấp nhận
với thiện ý tất cả những gì Allah “đã chỉ bảo” trong kinh Koran, mặc dầu họ có
thể không thấu hiểu hoàn toàn. Người Hồi giáo tin vững chắc nơi Thượng đế
Allah và chấp nhận những gì Allah quyết định, bởi vì họ cho rằng sự hiểu biết
của con người có giới hạn và tư duy của con người được dựa vào những nhận
định cá biệt hoặc cá nhân, còn hiểu biết của Allah thì vô giới hạn và Allah được
đặt trên cơ sở toàn vũ trụ.
Tuy nhiên, người Hồi giáo không biến con người chờ định mệnh của Allah
an bài. Nó chỉ vạch một tuyến phân ranh giữa Allah và những gì thuộc về trách
nhiệm của con người. Con người có hạn định và có mức độ giới hạn về quyền
lực và tự do. Người Hồi giáo luôn tin Allah là công bằng và ban cấp cho con
người quyền lực để phù hợp với bản chất hạn định và trách nhiệm có giới hạn
của con người.
Họ tin là Thượng đế Allah không ngăn con người sự chọn lựa có căn cơ.
Nhưng nếu sự việc không diễn ra như người Hồi giáo mong muốn thì cũng
không để mất đức tin và tự đầu hàng với các căng thẳng trong trí não hoặc ưu
phiền, gây đổ vỡ. Người Hồi giáo luôn động viên nhau phấn đấu, song nếu các
kết quả mang lại không khả quan thì họ cũng không quy trách nhiệm người
phàm bởi họ ý thức rằng những gì vượt quá khả năng và trách nhiệm của người
phàm thì chỉ là việc riêng của Allah mà thôi.
2. Những nền tảng căn bản trong đời sống tinh thần của tín đồ
Học thuyết Hồi giáo gồm Rukun Iman, tức là lòng tin vào chân lý của đạo
Hồi cùng các tín điều và hành đạo. Tín điều đầu tiên và cơ bản nhất của người
Hồi giáo là tin vào một một đấng tối cao duy nhất là Allah “La Illah Ilallah”, đó

cũng là nguyên tắc căn bản của Hồi giáo với tư cách là một tôn giáo độc thần.
Tín điều thứ hai là tôn sùng Muhammed - nhà tiên tri và là sứ giả của Allah.
Thứ ba là tin vào sự vónh hằng của kinh Koran - cuốn sách khải thị của Allah.
Và cuối cùng là tin vào cuộc sống ở thế giới bên kia (vào sự bất tử của linh hồn,
ngày phán xử cuối cùng, thiên đường, địa ngục…).
Trong việc lấy nội dung kinh Koran và các Hadith làm kim chæ nam cho
16


mọi hoạt động tín ngưỡng của mình, 5 nền tảng được người Hồi giáo xem là căn
bản nhất được đặt ra như sau.
a. Đức tin (Sahadah)
Mọi tín đồ Hồi giáo đều phải tin rằng chỉ có một Thượng đế duy nhất là
Allah và Muhammed là sứ giả của Allah. Điều này thể hiện trong câu cầu
nguyện cửa miệng của các tín đồ đạo Hồi bằng tiếng Arab: La Illah Ilallah wa
Muhammadu Rasuluhu (có nghóa là tôi tin có một thượng đế Allah và
Muhammed là sứ giả của Thượng đế). Câu này được lặp đi lặp lại nhiều lần
trong kinh Koran. Tín đồ Hồi giáo phải đọc câu này trong các buổi cầu nguyện,
trong các buổi lễ trang trọng và đặc biệt khi hấp hối, nếu không tự đọc được thì
những người khác phải đọc thay.
Đối với người Hồi giáo, Allah là đấng tạo hóa ra con người và muôn loài.
Allah có mặt ở mọi nơi nhưng con người thường không thể nhìn thấy Allah và
cũng không được quyền ví Allah như với bất cứ cái gì mà con người có thể nhìn
thấy được. Người Hồi giáo đều tin là mọi hoạt động và các sự kiện trên đời xảy
ra đều do Allah định đoạt và chịu sự giám sát của Thượng Đế Allah.
Đối với Muhammed, mọi tín đồ đạo Hồi đều hiểu rằng, Muhammed là con
người bằng da bằng thịt, có sinh ra và có chết đi. Nhưng nhờ có đức tính cao q
nên ông Muhammed đã được Allah “giao” nhiệm vụ khai sáng và phát triển
Hồi giáo cho nhân loại. Muhammed có nhiều công lao cho sự nghiệp hình thành
và phát triển đạo Hồi nên được thế giới Hồi giáo đề cao và học tập. Đối với

người Hồi giáo, ngoài việc đề cao những nội dung được trình bày trong kinh
Koran và các Hadith, còn xem những lời nói và việc làm của Muhammed như là
một tấm gương sáng cho cuộc sống trần gian và hành đạo của mình.
Có người cho rằng Muhammed là người khai sinh đạo Hồi và là tác giả của
tác phẩm kinh Koran. Điều này không đúng với quan niệm của những tín đồ Hồi
giáo trên thế giới. Họ cho rằng, Muhammed có nhiều công lao với đạo Hồi,
song đạo Hồi là tôn giáo do Thượng đế Allah đặt ra và kinh Koran cũng do
Allah truyền xuống, cuốn sách khải thị chứ không phải do cá nhân hay tập thể
nào tạo nên được. Muhammed được xếp vào hàng Nabi tức là sứ giả của Allah
trong danh sách 25 vị Rusul Nabi mà Nabi Muhammed là vị sứ giả cuối cùng
của Allah. Vì thế, khi ở đâu đó “công bố” vị Rusul mới xuất hiện đều khoâng
17


được người Hồi giáo trên thế giới chấp nhận.
b. Cầu nguyện (Sambahyang)3
Người Hồi giáo xem việc Sambahyang là thước đo về sự trung thành của
mình đối với Hồi giáo và đối với Thượng đế Allah. Mỗi người Hồi giáo trưởng
thành đều phải cầu nguyện 5 lần vào mỗi ngày (trong vòng khoảng 24 tiếng
đồng hồ) theo 5 thời khắc đã qui định vào buổi sáng sớm (Subuh), giữa trưa
(Lahor), vào chiều lúc mặt trời đã ngã bóng (Asar), lúc chập tối (Magrib) và lúc
sau tối (Isa).
Nếu đúng vào giờ làm lễ trong ngày mà vì bận rộn công việc, thì phải định
tâm trong lòng sẽ làm lễ cầu nguyện vào thời gian phù hợp khác có thể trong
ngày hoặc sau đó. Và một tuần phải đến Masjid một lần vào trưa thứ sáu
khoảng từ 12h đến 13h để tham dự Sambahyang jumaat. Trong ngày này người
Hồi giáo bắt buộc phải đến Masjid làm lễ. Việc cầu nguyện là thể hiện tinh
thần cộng đồng và tinh thần tôn giáo của người Hồi giáo, nên ai đó ít lui tới
Masjid để cầu nguyện hoặc bỏ bê việc cầu nguyện đều giảm uy tín tôn giáo đối
với cộng đồng. Nên trong mỗi lần cầu nguyện đều tuân thủ các động tác và các

bài kinh qui định trong Koran cho mỗi lần cầu nguyện. Ngoài phần cầu nguyện
mỗi ngày năm lần và cầu nguyện vào thứ sau tại Masjid, mỗi tín đồ có thể tự
cầu nguyện thêm ở nhà hoặc bất cứ nơi nào thuận tiện và tập trung đến Masjid
để dự các lễ tôn giáo trong năm lễ Asura (lễ đầu năm), lễ Takbla (cầu an), lễ
Ramadan (lễ chịu nhịn), lễ Roya Hasji (lễ hành hương đến Mecca), lễ Moulib
(sinh nhật Muhammed).
Theo người Hồi giáo, nếu việc cầu nguyện được tiến hành đều đặn và đầy
đủ trong cuộc đời của mình ở bất cứ nơi nào đó đều sẽ được Allah ban phúc đức.
Nếu vì lý do "đặc biệt" nào đó mà không cầu nguyện được thì việc cầu nguyện
có thể được thực hiện vào lúc khác và được xem là Kodo (tức là bù lại).
Người Hồi giáo xem việc cầu nguyện và đọc kinh cầu nguyện là nghóa vụ
tiêng liêng. Cầu nguyện 5 lần một ngày là điều bắt buộc đối với mọi tín đồ
khỏe mạnh, người bệnh được miễn cho đến khi khỏe lại. Ai tự bỏ cầu nguyện thì
bị coi là dị giáo. Việc cầu nguyện đi kèm theo một số điều kiện như trước khi

3

Có nơi gọi là Salat (Arab), Soli (Melaysia), Kuh Po (Chaêm).

18


cầu nguyện phải tẩy uế thân thể4. Việc cầu nguyện không nhất thiết phải thực
hiện ở thánh đường, có thể cầu nguyện ở nhà, ngoài trời bất cứ ở đâu trừ những
chỗ không sạch sẽ hoặc trên mồ mả. Việc cầu nguyện chung ở thánh đường
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Imam5 vào buổi trưa ngày thứ sáu
(Jammaat) hàng tuần, thay thế cho lượt cầu nguyện buổi trưa của ngày đó.
Nhưng vì việc cầu nguyện ở thánh đường không bắt buộc nên tín đồ Hồi giáo
không nhất thiết phải nghỉ vào ngày thứ sáu.
c. Chay tịnh trọn tháng Ramadan (tháng 9 Hồi lịch)

Ramadan là tháng 9 lịch Hồi giáo. Người Hồi giáo vẫn giữ truyền thống
nhịn vào tháng Ramadan theo qui định của Hồi giáo. Vào tháng này, mọi người
Hồi giáo đã trưởng thành đều chịu nhịn suốt cả tháng. Người chịu nhịn không
được ăn, uống, hút... kể cả nuốt nước miếng vào miệng, hay nói một cách khác
là không được cho phép mọi thứ “gọi là vật chất” có thể nuôi sống con người
xâm nhập vào cơ thể, không quan hệ nam nữ và nhiều cám giỗ khác trong cuộc
đời trong khoảng thời gian bắt đầu từ lúc mặt trời mọc cho đến sau khi mặt trời
lặn. Khi mặt trời đã lặn (khuất hoàn toàn) thì mọi người có quyền ăn uống.
Công việc này liên tục thực hiện trong suốt cả tháng Ramadan. Ngày kết thúc
Ramadan vào ngày mồng một tháng 10 lịch Hồi giáo và ngày này luôn thành
một ngày hội lớn trong cộng đồng Hồi giáo.
Còn ban đêm, ngoài việc cầu nguyện (Taraweh) thì được ăn uống, sinh
hoạt thoải mái như ngày thường. Tất cả mọi tín đồ đều phải thực hiện chay tịnh
trong tháng Ramadan, chỉ trừ những người bệnh, người gia, những phụ nữ có bầu
hoặc nuôi con bú, những người đang đi đường phải khởi hành trước khi mặt trời
mọc và những người lao động năng nhọc (nếu cần thiết với điều kiện phải thực
hiện bù lại sau đó). Những ai phản đối chay tịnh hoặc tự ý bỏ chay tịnh không
có lý do chính đáng có thể bị cầm cố.
Ngoài ra, có thể tự nguyện thực hiện chay tịnh thêm, thường là vào tháng
hành hương hoặc 6 ngày trong tháng Saval (tiếp theo tháng Ramadan), nhưng
cấm không được thực hiện chay tịnh vào những ngày Raya (ngày đại lễ xả chay),
trong những trường hợp nguy hiểm (nguy hại đến sức khỏe và tính mạng). Thực
hiện chay tịnh trong tháng Ramadan được coi là cách chuộc tội tốt nhất. Trong
4

Việc tẩy thể phải tuân thủ các qui định lấy nước Sambahyang và trong quá trình tẩy thể đều kèm
theo đoạn kinh và có tâm niệm.
5
Người hướng dẫn làm lễ cầu nguyện tập thể tại các thánh đường Hồi giáo.


19


tháng Ramadan, ngoài 5 lần cầu nguyện thường lệ phải thêm một lần cầu
nguyện nữa vào buổi tối (sambahyang taraweh) dưới sự hướng dẫn của Imam.
Kết thúc tháng chay được quy định vào ngày đầu tiên của tháng Saval, đây là
một ngày lễ lớn của người Hồi giáo - Raya Idil Fitri. Lễ Raya Idil Fitri thường
được tổ chức trọng thể và vui vẻ. Lễ này thường được mở đầu bằng việc ban
phát của bố thí cho người nghèo, nhưng không được tính gộp vào việc bố thí
(Zakat) thuộc một trong năm nghóa vụ quy định.
Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng việc chịu nhịn suốt
tháng Ramadan sẽ giúp mỗi người Hồi giáo hiểu hơn cái đói khát có cảm giác
như thế nào và sẽ yêu qúi hơn cuộc sống hiện tại với những phúc lộc mà
Thượng đế Allah đã ban cho. Từ đó sẽ biết thương yêu và thông cảm hơn với
những người nghèo khó đang đói, đang khát. Họ khẳng định rằng, những ai thực
hiện việc chịu nhịn một cách nghiêm túc sẽ được Allah ban phúc đức gấp nhiều
lần so với những thời gian khác.
d. Thực hiện bố thí (Zakat)
Zakat được qui định trong kinh Koran và được người Hồi giáo coi là bắt
buộc đối với mọi tín đồ Hồi giáo khỏe mạnh, người có tài sản và có nguồn thu
nhập ổn định hàng năm. Bổn phận Zakat còn có nơi xem như là một thứ thuế
thân.
Zakat vừa có nghóa như là một nghóa vụ đóng góp vừa là một cách thể hiện
“lá lành đùm lá rách”. Zakat đối với người Hồi giáo một việc làm hoàn toàn tự
nguyện. Người Hồi giáo quan niệm rằng, những ai có tiền thì giúp tiền, những ai
có của thì giúp của, những ai có công sức thì giúp công... có nghóa là ai có gì thì
giúp cái ấy và đối tượng tiếp nhận sự giúp đỡ đó phải là người thật sự cần, còn
không sự giúp đỡ Zakat sẽ trở nên vô nghóa. Mọi sự giúp đỡ Zakat có nghóa đối
với người Hồi giáo đều có phước và luôn được phát huy thành truyền thống
trong cộng đồng của mình.

Đạo Hồi có quan niệm, nếu một tín đồ nào đó đang khó khăn, còn thiếu nợ
mà đi bố thí, dù chỉ một đồng, cũng sẽ có tội hơn có phước. Việc bố thí là một
trong năm nền tảng của Hồi giáo. Nó được hiểu, ai có công thì giúp công, ai có
sức thì giúp sức, ai có tiền giúp tiền… cho người nghèo. Người Hồi giáo cho rằng,
mình giúp được người khác càng nhiều thì càng có phước.
e. Hành hương (Haji)
20


Trong 5 nghóa vụ căn bản vừa nêu, việc hành hương Haji không dứt khoát
bắt buộc đối với mọi tín đồ như 4 nghóa vụ trên vì còn phụ thuộc vào điều kiện
vật chất và tình trạng sức khỏe của các tín đồ. Nếu ai có đủ điều kiện thì cả đời
cũng phải cố gắng một lần hành hương đến được Mecca, còn nếu không có khả
năng thực hiện được thì cũng không có tội.
Hành hương là nghóa vụ thiêng liêng của tín đồ Hồi giáo, mặc dù để thực
hiện một chuyến hành hương, tín đồ phải tốn rất nhiều kinh phí, nhưng họ vẫn
cố gắng dàng tiền bạc để thực hiện nghóa vụ này. Lễ hành hương thường diễn ra
vào tháng 12 theo Hồi giáo lịch. Những người am hiểu về đạo Hồi và có điều
kiện về tài chánh (hoặc có cá nhân, tổ chức tài trợ), có sức khỏe sẽ thực hiện
chuyến hành hương về Thánh địa Mecca để làm lễ Haji.
V. KẾT LUẬN
So với các tôn giáo lớn khác như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo
thì Hồi giáo ra đời khá muộn - vào đầu thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Mặc dù
vậy, sự ra đời của Hồi giáo là một sự kiện hết sức quan trọng trong lịch sử nhân
loại, đánh dấu sự mở đầu của một nền văn minh lớn - văn minh Hồi giáo - được
hợp nhất bởi nhiều dân tộc với những nền văn hóa cực kỳ phong phú và khác
biệt nhau rất lớn.
Ra đời muộn hơn so với các tôn giáo khác (Do Thái giáo, Phật giáo,
Thiên Chúa giáo), nhưng Hồi giáo với những ưu thế về mặt tôn giáo và hoàn
cảnh khách quan mà nó ra đời đã nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi bán đảo

Arab và trở thành một tôn giáo có tầm cỡ thế giới.
Thế giới Hồi giáo ngày nay trải dài trên 11.000km, từ bờ đại Tây Dương
đến bờ Thái Bình dương, từ Tây Sahara cho đến Indonesia, bao gồm hơn 1 tỉ tín
đồ (con số này vẫn tiếp tục tăng lên cùng với sự gia tăng không ngừng của dân
số thế giới) thuộc khoảng hơn 40 nhà nước với các chế độ chính trị khác nhau và
những nền văn hóa đa dạng, trong đó có gần 30 nước tuyên bố Hồi giáo là quốc
giáo.
Lý do chính đưa đến việc Hồi giáo lan tỏa khắp nơi trên thế giới và
nhanh chóng phát triển mạnh mẽ là do tính triết lý gần gũi đời thường và tính
chính trị sâu sắc của nó. Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác khiến cho Hồi
giáo phát triển nhanh, đó là vì bản thân Hồi giáo là một tôn giáo mềm dẻo và
dễ thích nghi. Ngoài ra, cũng cần thấy rằng mức độ xâm nhập của Hồi giáo vào
21


đời sống và thế giới tâm linh của con người rất đặc biệt và khác nhau tùy theo
từng vùng.
Nhìn lại lịch sử, trước kia, với sự xâm nhập của chủ nghóa thực dân
phương Tây, và sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghóa ở những
trình độ khác nhau tại nhiều quốc gia Hồi giáo đã khiến cho văn hóa phương
Tây, hệ tư tưởng tư sản và lối sống phương Tây dần dần được truyền bá, thẩm
thấu vào các xã hội Hồi giáo, gây ra những chuyển biến trong đời sống xã hội
và tư duy tôn giáo ở những nước này. Ngay trong giới trí thức của thế giới Hồi
giáo đã xuất hiện xu hướng phương Tây hóa để vượt ra khỏi tình trạng lạc hậu
trì trệ. Một số người đứng đầu Tổ chức Hồi giáo Thế giới chủ trương tiến hành
một số cải cách nhằm làm trong sạch đạo Hồi giáo khỏi những sự xuyên tạc và
làm cho Hồi giáo thích ứng với những đòi hỏi phát triển của thời đại. Với mục
đích đó, họ tìm cách giải thích Koran sao cho phù hợp với các khái niệm khoa
học hiện đại. Chứng minh những quan niệm Hồi giáo truyền thống cũng như các
tín điều và quy định của Hồi giáo không mâu thuẫn với tư tưởng xây dựng một

xã hội theo nguyên tắc dân chủ tư sản và tổ chức nền kinh tế theo kiểu tư bản
chủ nghóa.
Nhưng nếu như ở thời kỳ cận đại, đặc trưng của tư tưởng Hồi giáo là hiện
đại hóa tư tưởng theo mô hình phương Tây, thì đến thời hiện đại lại có xu hướng
muốn làm cho Hồi giáo thích ứng với ảnh hưởng ngày càng tăng của tư tưởng xã
hội chủ nghóa, đã xuất hiện trào lưu “phục hưng” tín ngưỡng với nhiều khuynh
hướng khác nhau kết hợp có điều kiện dưới tên gọi là “Chủ nghóa xã hội Hồi
giáo”. Tư tưởng xã hội chủ nghóa đã nhanh chóng được hưởng ứng trong thế giới
Hồi giáo. Trong những thập niên giữa thế kỷ XX, nhiều nhà hoạt động chính trị
Hồi giáo có tinh thần cách mạng đã cố gắng xóa bỏ tâm lý ngờ vực của người
Hồi giáo đối với chủ nghóa xã hội mà lâu nay vẫn bị coi là một học thuyết vô
thần và tìm cách lý giải rằng những cải cách cách mạng mà họ kêu gọi tiến
hành là phù hợp với những ý nguyện của đạo Hồi giáo, rằng Hồi giáo không
những không mâu thuẫn với chủ nghóa xã hội mà thực sự còn là cội nguồn của
các lý tưởng xã hội chủ nghóa đúng đắn.
Nhưng song hành với những tư tưởng tiến bộ đó thì các trào lưu Hồi giáo
bảo thủ vẫn không ngừng xuất hiện và phát triển. Những trào lưu này phủ nhận
hoàn toàn nền kinh tế và văn hóa của các quốc gia không Hồi giáo, cự tuyệt
22


mọi sự xét lại các quan niệm vốn có của Hồi giáo. Những trào lưu này không
chỉ đơn thuần không muốn thấy những biến đổi trong thế giới mà còn phản ánh
mong muốn tìm ra những nguyên tắc xây dựng một xã hội hiện đại trong quá
khứ của riêng mình. Những người bảo thủ cho rằng Hồi giáo ngay từ đầu đã
chứa đựng lời giải cho mọi vấn đề và nhu cầu của đời sống xã hội nói chung và
của mỗi con người nói riêng, rằng chỉ có đi theo con đường của Hồi giáo, không
chịu bất cứ ảnh hưởng nào của phương Tây, thậm chí dưới những dạng đã cải
biên để thích ứng với thế giới Hồi giáo, thì mới có thể xây dựng được một xã
hội công bằng và phồn vinh.

Sự phát triển gay gắt do tính chất của các cuộc đấu tranh mới diễn ra
trong giai đoạn hiện nay, nhất là việc Mỹ và các nước phương Tây đối xử không
công bằng đối với một số nước trong thế giới Hồi giáo đã làm cho Hồi giáo (vốn
là một tôn giáo luôn có tính chất chính trị) trở nên sắc bén về mặt chính trị hơn
bao giờ hết, và không chỉ trong đời sống xã hội mà cả trong những vấn đề lý
luận. Hiện nay, trong những cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa Thượng đế và
con người, những quan điểm cho phép nới rộng tự do ý chí và sáng kiến cá nhân
đã bắt đầu chiếm ưu thế và do đó đã gạt bỏ được quan niệm của phương Tây coi
Hồi giáo như một thứ chủ nghóa cuồng tín quay trở lại với quá khứ. Trong lónh
vực chính trị, không bắt buộc nhà nước lý tưởng phải là nhà nước kiểu Califa
(trong thực tế từ năm 1923 Thổ Nhó kỳ đã chính thức bãi bỏ thể chế này), thừa
nhận có thể xem xét lại những quy tắc lập pháp, quyền của các tổ chức chính trị
như nghị viện, quyền giải quyết các vấn đề thường liên quan đến Hồi giáo.
Trong lónh vực kinh tế - xã hội, chứng minh rằng những quy định của Hồi giáo
không mâu thuẫn với tổ chức kinh tế tư bản chủ nghóa. Những đổi mới này về
mặt thần học cho phép biện giải về mặt tư tưởng cho những mưu toan phát triển
các nước Hồi giáo theo mô hình phương Tây.
Sự phát triển chủ nghóa tư bản và những mối quan hệ với phương Tây đã
làm tăng lên rõ rệt thêm hố ngăn cách giữa một nhóm nhỏ những người giàu có
đi theo phương Tây và đông đảo quần chúng nhân dân ngày càng bần cùng đi.
Sự bất bình về hiện tại và tương lai mờ mịt đã kích thích họ quay trở lại với
những di sản của quá khứ, trở lại với Hồi giáo mà trong đó họ nhìn thấy căn
nguyên của sự “phồn vinh” thời Trung cổ. Tư tưởng khôi phục uy tín của Hồi
giáo trở thành đặc trưng cho tâm lý của các giai tầng rộng rãi nhất trong thế giới
Hồi giáo. Việc các nước Hồi giáo giành được vị thế ngày càng cao cùng với sự
23


gia tăng dân số nhanh chóng ở những nước này, và cuối cùng là sự phát triển
gay gắt của vấn đề nhiên liệu thế giới đã đặt phương Tây trước khả năng phụ

thuộc vào các nước đang phát triển đã làm tăng vai trò của các nước Hồi giáo
trên trường quốc tế. Thực tế này càng làm thúc đẩy tư tưởng phục hồi uy tín của
Hồi giáo phát triển. Sự đối đầu ngày càng gay gắt về mặt kinh tế, chính trị với
chủ nghóa đế quốc đang ngày càng kéo theo sự đối đầu về văn hóa với phương
Tây của thế giới Hồi giáo.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PHAN XUÂN BIÊN, Những khái niệm căn bản về dân tộc học, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh, 1985.
2. NGÔ VĂN DOANH, Văn hóa Chămpa, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1994.
3. PHAN VĂN DỐP, Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam, Luận án Phó tiến só Khoa
học Lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
4. PHẠM CAO DƯƠNG, Phi châu da đen, thế giới Hồi giáo, Tủ sách phổ thông sử
học xuất bản, Sài Gòn, 1973.
5. DOHAMIDE, DOROHIEM, Dân tộc Chàm lược sử, Hiệp hội Chàm Hồi Giáo Việt
Nam phát hành, Sài Gòn, 1965.
6. DOHAMIDE, “Hồi giáo tại Việt Nam”, tạp chí Bách Khoa, số 193-194, tháng
1.1965.
7. DOHAMIDE, Thân trạng phụ nữ Islam, California, USA, 1996.
8. NGUYỄN ĐỆ, Ảnh hưởng của tôn giáo trong văn hóa vật chất của nhóm Chăm
Islam Nam Bộ, Luận văn Thạc só Khoa học Lịch sử, Trường đại học Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, niên khóa 1986 - 1990.
9. THANH HẢI, Mohamed - giáo chủ đạo Hồi, Sài Gòn, 1959.
10. TRỊNH ĐÌNG KHƯƠNG, Đặc điểm cơ bản của Hồi giáo Chăm trong cộng đồng
Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh, Luận Văn Cao Học chuyên ngành Dân tộc học,
Thành phố Hồ Chí Minhh, 1996.
11. NGUYỄN VĂN LUẬN, Người Chăm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam, Bộ

Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên, Sài Gòn, 1974.
12. LÊ THANH NHÂN, Người Chăm Hồi giáo ở khu vực Mubarak, Viện đào tạo mở
rộng thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 1992.
13. VŨ QUANG THIỀN, Những phong tục lạ độc đáo của Đông Nam Á, Hà Nội, 1994.
14. THẾ TRƯỜNG, “Đạo Hồi”, trong Almanach những nền văn minh thế giới, Hà nội,
1997.
15. VIỆN HÀN LÂM PHÁP, Chủng tộc và lịch sử, (Huyền Giang dịch), Hội Khoa học
Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1996.

25


×