Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh u sợi thần kinh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.15 KB, 5 trang )

Bệnh u sợi thần kinh

Phân loại: u sợi thần kinh có hai dạng chính là u sợi thần kinh type I và II.
- U sợi thần kinh type 1: còn gọi là u sợi thần kinh ngoại biên (NF1) luôn
xuất hiện vào thời kỳ niên thiếu, tỉ lệ khoảng 1/3.000 trẻ. Trên 50% số trẻ bị bệnh
có biểu hiện triệu chứng từ lúc hai tuổi hay trước năm tuổi. Phần lớn trường hợp
này là nhẹ và người bệnh có một cuộc sống bình thường.
Triệu chứng lâm sàng: có từ 6 đốm màu cà phê sữa trên da trở lên, đường
kính từ 0,5cm trở lên, các đốm này có thể thấy ngay sau khi sinh, tăng số lượng và
kích thước theo tuổi. Tàn nhang ở những chỗ nếp gấp của da như nách, háng, dưới
vú.
Các khối u lành tính ở dưới da hoặc sâu hơn, phát triển dần khi trẻ lớn lên.
Các khối u này có kích thước đa dạng, cứng hoặc mềm, có thể đau hoặc không
đau. Chúng có thể gia tăng kích thước cũng như số lượng ở tuổi dậy thì hoặc trong
thời gian thai nghén.
- U sợi thần kinh type 2: còn gọi là u sợi thần kinh song phương (NF
bilateral), có những khối u thần kinh trung ương như u thị giác, u tiền đình. Bệnh
thường không xuất hiện trước tuổi dậy thì, tỉ lệ hiếm hơn NF1, khoảng 1/50.000
nhưng là dạng bệnh NF nặng hơn.
Triệu chứng lâm sàng: các đốm nâu cà phê sữa ở da, có ít và xuất hiện
muộn hơn trong NF1. Các khối u sợi thần kinh lành tính dạng nốt dưới da. Triệu
chứng tiền đình như ù tai, nghe kém, chóng mặt, rối loạn thăng bằng do các khối u
chèn ép dây thần kinh tiền đình.
Điều trị: tới nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu u sợi thần kinh. Với
từng thể và giai đoạn bệnh cụ thể mà hướng điều trị có thay đổi phù hợp. Theo các
nghiên cứu gần đây cho thấy:
- Với các dát màu cà phê sữa không cần điều trị.
- Các u sợi dạng mạng lưới nên được cắt bỏ.
- Các khối u lớn, khi gây đau, nghi ngờ ác tính hóa, mất thẩm mỹ đáng kể...
cần cắt bỏ.
Day huyệt chữa đau răng



Hàm răng giúp chúng ta ăn uống được bình thường nhằm cung cấp năng
lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể. Song, qua nhiều
năm hàm răng đã bị hao mòn và suy yếu. Vì vậy việc bảo vệ giữ gìn hàm răng
đảm bảo chức năng tiêu hoá là vấn đề cần được quan tâm. Ngoài phương pháp
chữa trị của bác sĩ nha khoa, YHCT cũng có các phương pháp hỗ trợ điều trị. Sau
đây xin giới thiệu phương pháp day bấm huyệt giúp giảm đau răng và làm răng
chắc khỏe, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
Gõ răng: Trước hết, gõ răng cửa phía trên, dưới; sau gõ răng bên phải, bên
trái. Khi gõ, ngậm hai hàm răng lại, gõ vừa phải, mỗi lần gõ 30 - 50 lần.
Day huyệt hạ quan: dùng ngón tay giữa áp vào huyệt hạ quan. Ban đầu
dùng một ngón tay, sau có thể dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) đồng
thời day vào huyệt hạ quan, mỗi bên 50 lần.
Day huyệt giáp xa: Dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt giáp xa, mỗi bên day
50 lần.
Bấm huyệt hợp cốc: Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc mỗi bên 10
lần.
Day huyệt thái khê: Dùng ngón cái day huyệt thái khê mỗi bên khoảng 100
lần.
Chú ý:
- Để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, cần tiến hành thủ thuật đúng
phương pháp với một lực tương đối mạnh (đương nhiên là người bệnh phải chịu
được), có thể tiến hành vài ba lần, mỗi lần cách nhau chừng vài giờ.
Vị trí huyệt:
- Hạ quan: Khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương
gò má.
- Giáp xa: Cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới
xương hàm dưới một khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác ê tức.
- Hợp cốc: Khép chặt hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm
cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.

- Thái khê: Tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép
trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.

×