Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nhat ky xuyen viet 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.35 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NHẬT KÝ CUỘC HÀNH TRÌNH XUYÊN VIỆT</b>



Thực hiện quyết định số 295/QĐ-PGDĐT ngày 17/6/2013 của Phịng
GD&ĐT Hịa Bình về việc thành lập Đồn cán bộ, giáo viên viếng lăng Bác và
giao lưu học tập kinh nghiệm, Đoàn đã tiến hành họp vào ngày 20/6/2013 để
phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và phân chia từng tổ, triển khai nội
quy, quan điểm, tinh thần của chuyến đi. Mục đích cơ bản của đồn viếng Lăng
Bác Hồ; thu thập thông tin, học tập các đơn vị bạn ở phía bắc Việt Nam về cơng
tác quản lý giáo dục, tham quan thủ đô Hà Nội, Phong Nha- Kẻ Bàng, Vịnh Hạ
Long, Sa Pa…Cuộc hành trình xuyên Việt được diễn ra như sau:


<b>1. Ngày 23/6/2013:</b>


- 12 giờ 30 phút, tập trung toàn đoàn tại trung tâm thương mại huyện Hịa
Bình.


- 12 giờ 45 phút, xe khởi hành đi Nha Trang. Trên dường đi, đoàn được
hướng dẫn viên chia sẻ về vùng đất phương nam với những bài dạ cổ hoài lang
ngọt ngào, về con người đầy lòng bao dung, về vùng đất được thiên nhiên ưu
đãi.


- 17 giờ 30 phút, cả đoàn dùng cơm chiều tại Tiền Giang với món lẩu
chua gà, cá sốt cà, gỏi gà, cá kho tộ, tôm hấp bia, thịt luộc, tép chao và món
tráng miệng là khóm, dưa dấu.


- 18 giờ 25 xe tiếp tục khởi hành, thầy cô nghỉ ngơi và sinh hoạt trên xe.
<b>2. Ngày 24/6/2013:</b>


- 07 giờ 15 phút, đồn dùng điểm tâm sáng tại Qn Gió Phú Hữu – Cam
Ranh- Khánh Hịa. Thầy cơ trong đồn được thưởng thức món cháo hải sản,
miến hải sản và dùng cà phê ít đá, ít đường.



- 07 giờ 40 phút, tiếp tục đi Quy Nhơn. Đồn được ngắm nhìn cảnh Đèo
Cả, địa chỉ đỏ “Cảng Vũng Rô”, nơi những con thuyền không số cùng những
chiến sĩ cảm tử quân đã chuyển vũ khí, thuốc men, lương thực tiếp tế cho chiến
trường miền Nam, tạo nên con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại. Từ
năm 1964 đến đầu năm 1965, Vũng Rô đã tiếp nhận 4 chiếc tàu khơng số từ
miền Bắc chở vũ khí, đạn dược, cung cấp cho chiến trường Phú Yên, Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ. Vũng Rô được Nhà nước công nhận là di tích “lịch
sử - văn hóa quốc gia”.


- 12 giờ 30 phút, đoàn dùng cơm tại khách sạn Khang Khang II, số nhà
37-39 Ngơ Gia Tự, Quy Nhơn, Bình Định. Cả đồn được thưởng thức món ăn
đặc sản của vùng đất này là món tré. Ăn tré ta cảm nhận được cái vị bùi bùi
thơm ngon của thịt bò, cái giòn sận sật của tai heo, thơm nồng của các loại gia vị
cùng vị chua đặc trưng, vừa ngon miệng vừa không cho cảm giác ngấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- 15 giờ 00 phút, đoàn khởi hành đi thăm bảo tàng Quang Trung. Trên
đường đi, đoàn đã được hướng dẫn viên chia sẻ: bảo tàng được tọa lạc tại làng
Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm
thành phố Qui Nhơn khoảng 45km về phía tây bắc. Nơi đây còn lưu giữ nhiều
hiện vật là chiến tích của vua Quang Trung và trình diễn Nhạc võ Tây Sơn - một
mơn võ truyền thống của Bình Định. Bảo tàng được khởi công xây dựng năm
1978 trên một khuôn viên rộng 95.000m² với lối kiến trúc vừa cổ kính, vừa hiện
đại. Và là một khơng gian văn hoá bao gồm: khu vực bảo tàng, điện thờ Tây Sơn
Tam kiệt, tượng đài Hoàng đế Quang Trung, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn,
nhà rơng văn hố các dân tộc Tây Nguyên...


- 16 giờ 20 phút, đoàn vào viếng điện thờ Tây Sơn Tam kiệt, thăm giếng
nước và chụp ảnh lưu niệm tại bảo tàng. Khu vực bảo tàng bao gồm 9 phòng
trưng bày với những chủ đề khác nhau, lưu giữ hàng nghìn tư liệu, hiện vật quý


xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và
Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ (1771 - 1789). Đến với bảo tàng Quang
Trung, đoàn được nghe thuyết minh, giới thiệu về những chiến tích lẫy lừng và
chiêm ngưỡng những hiện vật quan trọng in đậm chiến công hiển hách của các
vị anh hùng áo vải như trống trận, cồng chiêng, ấn tín hay 18 loại binh khí thơ
sơ giúp nghĩa qn Tây Sơn đi từ chiến thắng 5 vạn quân Xiêm trong trận Rạch
Gầm - Xoài Mút đến chiến thắng 29 vạn quân Thanh. Trên các bức tường còn
khắc ghi tên, tuổi, quê quán của các quan văn, quan võ dưới triều đại Tây Sơn.
Ngồi ra cịn được ngắm sắc phục được lưu giữ hàng trăm năm của các vị quan
này. Được thưởng thức nhạc võ Tây Sơn với một bộ 12 trống tượng trưng cho
12 con giáp. Một bài trống gồm ba hồi: xuất quân xung trận, hãm thành và ca
khúc khải hoàn, được xem những màn biểu diễn võ cổ truyền độc đáo, thưởng
thức văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với nhiều tiết mục múa đặc sắc, gợi nhớ
lại những ngày đầu anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp từ vùng thượng đạo An
Khê (Gia Lai).


- 17 giờ 20 phút, đoàn rời Bảo tàng Quang Trung về lại khách sạn Khang
Khang II nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân.


- 18 giờ 30 phút, dùng cơm chiều tại khách sạn với món cá thu chiên, cá
thu hấp, canh bí đao, thịt luộc, tơm kho.


- 19 giờ 20 phút, sinh hoạt tự do.
<b>3. Ngày 25/6/2013:</b>


- 05 giờ 30 phút, làm thủ tục trả phòng.


- 06 giờ 10 phút, rời khách sạn đến quán ăn Phương Tèo dùng điểm tâm
sáng với món bún chả, đặc trưng của vùng đất Quy Nhơn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- 07 giờ 55 phút, xe khởi hành đi Hội An. Trên đường đi, để đỡ mệt mỏi,
hướng dẫn viên đã tổ chức cho cả đoàn chia thành 2 đội chơi là Khủng Long và
Đại Bàng thi hát Karaoke. Kết quả 2 đội ngang tài, ngang sức.


- 11 giờ 00, dừng chân tại nhà hàng Sa Huỳnh dùng cơm trưa, thưởng
thức món ăn như tôm hùm hấp, cá thu sốt cà, thịt lợn luộc chấm mắm nêm… và
ngắm nhìn bãi biển Sa Huỳnh.


- 11 giờ 45 phút, đoàn rời khu du lịch Sa Huỳnh đi Hội An. Trên đường
đi, được hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về Quảng Ngãi là một tỉnh duyên hải
miền Trung với tổng diện tích tự nhiên là 5131km2<sub>. Phía Bắc giáp Quảng Nam,</sub>


Nam giáp Bình Định, Tây Nam giáp tỉnh KonTum. Phía Đơng giáp biển Đơng
với chiều dài bờ biển 130km, có đường QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua,
nằm kề với sân bay Chu Lai... rất thuận lợi đón khách du lịch bằng đường thuỷ,
đường bộ, đường sắt và kể cả đường hàng không. Và nơi đây hình thành khu
kinh tế Dung Quất và nhà máy lọc dầu số 1. Với vị trí này Quảng Ngãi được chú
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của miền Trung- Tây Nguyên cũng như của
đất nước. Quảng Ngãi có 1,3 triệu người, trong đó 1/10 số dân thuộc các dân tộc
H’re, Cor, Cadong phân bố rộng khắp trên 1 thành phố và 13 huyện; người dân
nơi đây cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm đã để lại những đặc trưng riêng có:
bờ xe nước, nghề đúc, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề dệt chiếu… và còn là
quê hương của nhiều danh nhân dân tộc mà tiêu biểu là Cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng, Bình Tây Đại Ngun Sối Trương Định…Quảng Ngãi là sự hồ
hợp của những dịng sơng xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến
trúc cổ: di chỉ văn hố Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa, chứng tích
Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái… và với nhều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt
đẹp và hữu tình như : Thiên Ấn niêm hà, Cổ luỹ Cô thôn…. Quảng Ngãi còn
được nhắc đến với các bãi biển sạch, đẹp và giá trị để phát triển thành khu du
lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn như Mỹ Khê (Sơn Tịnh), Sa Huỳnh (Đức Phổ), Khe


Hai- Dung Quất (Bình Sơn), Minh Tân, Đức Minh, Tân Định (Mộ Đức). Bên
cạnh được hướng dẫn viên giới thiệu, cả đồn cịn được nhìn ngắm núi Ấn sơng
Trà. Đó là biểu tượng của một vùng đất địa linh nhân kiệt, đó cũng chính là các
di tích lịch sử khởi nghĩa Ba Tơ, Ba Gia, Vạn Tường, địa đạo Đám Tối, chứng
tích Sơn Mỹ... là minh chứng hùng hồn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
nhưng cũng khơng ít đau thương của nhân dân Quảng Ngãi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Di tích Hội An bao gồm chùa cầu, nhà cổ, Hội quán, bảo tàng, nhà thờ họ… hầu
hết xây dựng vào thế kỷ 19, 20. Các ngôi nhà cổ kiểu nhà ống có mặt tiền hẹp,
có khi thơng hai phố, chiều cao khơng q 2 tầng, tường bao bọc bằng gạch,
phía trong là ván gỗ. Kiến trúc các cơng trình đều có dạng dốc, lợp ngói âm
dương, kiểu dáng và trang trí nội thất bảo tồn phong cách cổ của cư dân người
Việt, ảnh hưởng từ Nhật và người Hoa. Ngoài những di sản vật thể, cộng đồng
Hội An còn bảo tồn, lưu giữ những vốn cổ trong cuộc sống, hoạt động văn hóa,
phong tục tập qn, tín ngưỡng, nghi lễ, ẩm thực… Tất cả nhữnh yếu tố này tạo
cho đô thị cổ Hội An dáng vẻ riêng đậm nét xưa.


- 17 giờ 25 phút, đoàn rời Hội An tiếp tục cuộc hành trình đi Đà Nẵng.
- 18 giờ 30 phút, đến Đà Nẵng, đoàn tham quan cửa hàng Mỹ Nghệ đá
Non Nước và mua vật lưu niệm bằng đá.


- 19 giờ 10 phút, ăn chiều tại nhà hàng với đặc sản của Đà Nẵng là món
bánh tráng 2 đầu da, bánh bèo, bún Quảng.


- 19 giờ 30 phút, đến khách sạn SEVENTEENSALOON nhận phịng nghỉ
ngơi, đây là khách sạn có diện tích phịng rất rộng rãi.


<b>4. Ngày 26/6/2013:</b>


- 05 giờ 30 phút, làm thủ tục trả phòng.



- 06 giờ00, dùng điểm tâm sáng tại khách sạn SEVENTEENSALOON
với các món ăn tự chọn.


-07 giờ 00, đoàn đi tham quan Ngũ Hành Sơn với động Huyền Không,
động Hoa Nghiêm, động Vân Thông, động Tà Chơn, chùa tam Thai, chùa Linh
Ứng và tham quan mua quà lưu niệm tại làng chạm khắc đá Non Nước.


- 08 giờ 40 phút, đoàn tiếp tục chuyến hành trình đến Huế. Đồn đi qua
đường hầm Đèo Hải Vân với chiều dài 6.280 m.


- 10 giờ 29 phút, xe đi qua Phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền –
Thừa Thiên Huế. Đây là nơi nằm trong hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai. Diện
tích Phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây
bắc-đơng đơng nam từ cửa sơng Ơ Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của
ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Phá Tam Giang chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của Việt Nam. Độ
sâu của phá này từ 2–4 m, có nơi sâu tới 7 m. Hàng năm khai thác trên vùng
đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, cá, tơm các loại. Hiện nay có kế hoạch nghiên
cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế
và du lịch tại vùng này.


- 11 giờ 30 phút, đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng Hưng Phước, thưởng
thức món thịt nướng ướp bột nghệ, canh hến, rau xào, tôm kho, tàu hũ nhồi thịt
chiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- 14 giờ 15 phút, xe đưa đoàn thăm Lăng Khải Định, vị vua thứ 12 của
triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài
kinh thành Huế.



- 15 giờ 25 phút, từ Lăng Khải Định, đoàn đi đến Đại Nội Huế.


- 15 giờ 50 phút, đến khu Đại Nội, khu này nằm ở bờ Bắc con sông
Hương thơ mộng. Tổng thể kiến trúc của kinh thành Huế được xây dựng trên
một mặt bằng diện tích hơn 500 ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành,
được gọi chung là Đại Nội. Đây là trung tâm hành chính, chính trị của Triều
Nguyễn và nơi sinh hoạt của Hoàng gia.


- 17 giờ 30 phút, xe đưa đoàn đi thăm chùa Thiên Mụ hay cịn gọi là chùa
<b>Linh Mụ là một ngơi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách</b>
trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức
khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn
đầu tiên ở Đàng Trong.


- 18 giờ 00, đoàn tham quan dừng chân tại khu chế biến đặc sản Cố Đơ
Huế thưởng thức trà cung đình, rượu Minh mạng, mè xửng…


- 18 giờ 30 phút, đoàn trở về khách sạn vệ sinh cá nhân.


- 19 giờ 00, dùng cơm chiều tại nhà hàng King’S thưởng thức món đặc
sản Huế: Gỏi gà hoa chuối, sườn gam mặn, mực hấp gừng, bầu luộc, canh hầm
la gim, cá kho, tôm sốt chua ngọt và dùng món chuối tráng miệng.


- 20 giờ 35 phút, đồn xuống du thuyền đi trên dịng Hương Giang nghe
Nhã nhạc cung đình Huế. Đồn cũng được hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về
<b>Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được</b>
biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm
khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung
đình Huế đã được UNESCO cơng nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể
nhân loại vào năm 2003. Theo đánh giá của UNESCO, "trong các thể loại nhạc


<i>cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia"</i>[1]<sub>. "Nhã nhạc</sub>
<i>đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc</i>
<i>cung đình Huế đạt độ chín muồi và hồn chỉnh nhất".</i>


- 21 giờ 35 phút, đoàn về khách sạn nghỉ ngơi.
<b>5. Ngày 27/6/2013:</b>


- 05 giờ 30 phút, làm thủ tục trả phòng.


- 06 giờ 00, dùng điểm tâm sáng với các món ăn tự chọn tại khách sạn
TIGON PREMIUM- Huế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Thạch Hãn, đi qua vĩ tuyến 17- nơi chứng kiến 2 miền Nam, Bắc bị chia cắt; về
sông Bến Hải...


- 10 giờ 36 phút, đoàn đến vườn Phong Nha -Kẻ Bàng. Vườn Quốc gia
Phong Nha- Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình- miền Trung Việt Nam. Với diện
tích khoảng 200.000 ha, Phong Nha- Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng
Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về
hướng tây bắc. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong
Nha- Kẻ Bàng cịn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí,
hùng vĩ. Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự
nhiên, những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được
tạo tác từ hàng triệu năm trước. Phong Nha- Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng
địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức
tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi
chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite... Phong
Nha- Kẻ Bàng cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ
400 triệu năm trước của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và
các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng


điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo
nên sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo.


- 10 giờ 45 phút, đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng Phong Nha Cơ Phượng
với các món ăn đặc sản là măng xào, cá vượt kho, cá vượt nấu canh chua, thịt
kho hột vịt, rau muống luộc. Dùng cơm xong, các thầy cô mua quà lưu niệm như
quần áo, nón…


- 11 giờ 50 phút, đồn xuống thuyền đi trên dịng sơng Son, đi khoảng 5
km trong 30 phút thì đến cửa hang Động. Đoàn được hướng dẫn viên nơi đây
giới thiệu khi vào trong hang động thì nhiệt độ từ 18- 210<sub>c, khi thời tiết bên</sub>


ngồi nóng thì trong hang mát, nhưng nếu thời tiết bên ngồi lạnh thì trong hang
rất ấm ; chỗ vòm hang cao nhất khoảng 30m. Đi sâu vào trong hang động Đoàn
được chứng kiến hang động tiên, hang cung đình, hang Bi Ký, Nhũ phật bà, và
nhũ thạch như hình sân khấu, con rùa, thiên Hoa Đăng, Voi chầu Hổ phục, đầu
cá sấu, chuông vàng, 2 sợi dây tơ trời còn gọi là 2 sợi dây may mắn hình thành
cách đây khoảng 400 triệu năm…


- 13 giờ 40 phút, rời hang động và xuống thuyền trở về bến xe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50 ha nằm gọn trong một thung lũng hình
tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như
vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường
cản trở giao thông. Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ
liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân
ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ
chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom
tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch
đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại. Để giữ vững huyết mạch giao thông,


quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc
cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người - chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực
lượng TNXP phá bom, mở đường. Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 TNXP
(thuộc Đại đội 2, Tổng đội TNXP 55 của tỉnh Hà Tĩnh) gồm 10 cô gái được giao
nhiệm vụ san lấp hố bom và sửa đường thông xe sau đợt thả bom của máy bay
địch. Tới khoảng 17h ngày 24/7/1968, trận bom thứ 15 dội xuống Đồng Lộc,
một quả bom rơi trúng cửa hầm nơi các cô trú ẩn. Tất cả tiểu đội nữ thanh niên
xung phong đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai trong số họ lập gia đình.
10 cơ gái Đồng Lộc đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng và Ngã ba
Đồng Lộc được cơng nhận là di tích lịch sử. Hơn thế, Ngã ba Đồng Lộc cùng 10
cô gái đã trở thành huyền thoại trong lòng người, là khúc tráng ca bất tử của tuổi
trẻ trong cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Khi hướng dẫn viên
giới thiệu về sự hy sinh của các chị, cả đồn lặng đi, khơng ai kìm được những
giọt nước mắt.


- 18 giờ 37 phút, đoàn rời Ngã ba Đồng Lộc tiếp tục cuộc hành trình đến
thành phố Vinh. Trên đường đi Đồn được xem bộ phim tư liệu « Đất và Trời ».
Bộ phim đã điểm qua về lịch sử Hà Tĩnh, về địa chí Can Lộc, khắc họa những
năm tháng chống Mỹ oanh liệt của nhân dân ta tại khu vực Ngã ba Đồng Lộc và
những nghĩa cử tri ân đậm chất tâm linh của các thế hệ nhân dân trong thời bình.
- 19 giờ 45 phút, đoàn tới khách sạn Hữu Nghị - TP Vinh dùng cơm tối
với món ăn như Bị hầm măng chua, trứng chiên, rau muống xào, gà luộc, cá thu
kho, tơm gim, mục xào và món tráng miệng là dưa hấu.


- 20 giờ 15 phút, mọi người nhận phòng nghỉ ngơi tại khách sạn Hữu
Nghị số 74 Lê Lợi – Tp Vinh- Nghệ An.


<b>6. Ngày 28/6/2013:</b>


- 05 giờ 30 phút, làm thủ tục trả phòng.



- 06 giờ 00, dùng điểm tâm sáng với các món tự chọn tại khách sạn Hữu
Nghị - TP Vinh.


- 06 giờ 30, đoàn lên xe đi thăm quê Bác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- 08 giờ 00 phút, rời làng Hoàng Trù, đoàn đến thăm quan quê nội
Bác-Làng Sen, thầy cô được tham quan tận mắt ngôi nhà đơn sơ bằng tre, gỗ, mái lợp
tranh- nơi đã sinh ra vị lãnh tụ tài ba, vị cha già kính u của dân tộc. Đồn chụp
ảnh lưu niệm tại đây.


- 08 giờ 40 phút, đoàn tiếp tục đi Hạ Long. Trên đường đi, tổ chức nhìn số
xe, nếu số thứ tự của ai trùng với số xe ngược chiều thì phải nộp tiền theo quy
định. Số tiền thu được đem vào quỹ chi chung toàn đoàn.


- 12 giờ 15 phút, đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng Dạ Lan- Thanh Hóa
với các món ăn như Bê tái chanh, Xào thập cẩm, Cá hấp dưa, Thịt kho trứng, rau
muống luộc, Canh cua đồng, cơm tám thơm.


- 13 giờ 8 phút, xe lại đưa Đoàn tiếp tục cuộc hành trình.


- 14 giờ 45 phút, xe đi qua thành phố Ninh Bình, 15 giờ 30 phút đi qua
thành phố Nam Định, 15 giờ 40 phút đi qua Thái Bình, 16 giờ 30 phút đi qua
Hải Phòng, 18 giờ đi qua ng Bí- Quảng Ninh, 18 giờ 56 phút đi qua khu du
lịch và giải trí Tuần Châu- Hạ Long.


- 19 giờ 00, đến khách sạn Cơng đồn Việt Nam dùng cơm tối với các
món Salat dư chuột, Ruốc luộc, Mực xào cần tỏi, Nem rán, Mắm tép chung thịt,
Củ quả luộc chấm muối vừng, Canh hà nấu chua, Cơm tấm.



- 20 giờ 00, nhận phòng nghỉ tại khách sạn Cơng đồn Việt Nam, Đơng
Hùng Thắng- Bãi Cháy- Quảng Ninh.


<b>7. Ngày 29/6/2013:</b>


- 05 giờ 30, làm thủ tục trả phòng.


- 06 giờ 00, dùng điểm tâm sáng tại khách sạn với các món ăn tự chọn.
- 06 giờ 54 phút, xe đưa đoàn đến bến tàu Vịnh Hạ Long.


- 07 giờ 30 phút, đoàn xuống du thuyền đi trên Vịnh Hạ Long. Đoàn được
tham quan động Thiên Cung, Hang Dấu Gỗ, Hang Cổng Trời và du ngoạn cảnh
Vịnh. Đoàn được hướng dẫn viên giới thiệu Vịnh Hạ Long có diện tích khoảng
1.553 km² bao gồm 1.969 hịn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vơi, trong đó
vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử
kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những
hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và q trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua
trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vơi dày, khí hậu nóng
ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của mơi
trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của
đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc
hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn
động, thực vật quần cư tại Vịnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

ngao mùng tơi, Mực xào hành, Cá kho, nem rán, rau muống biển xào và tráng
miệng cùng món dứa ngọt thanh thao.


- 11 giờ 20 phút, đoàn tạm biệt Hạ Long lên đường đi về thủ đô Hà Nội.
Trên đường đi xe dừng lại Doanh nghiệp tư nhân Hương Nguyên- Ngã tư Bến


Hàn- TP Hải Dương thưởng thức và mua đặc sản của Hải Dương là bánh đậu
xanh, bánh khảo. Ngồi ra Đồn cịn được chiêm ngưỡng đồ gỗ như bàn ghế,
ông thần tài, thổ địa…với giá trị lớn


- 16 giờ 00, đến khách sạn Hà Nội View 2 số 48- Ngõ Ngơ Sĩ Liên nhận
phịng nghỉ ngơi.


- 18 giờ 30 phút, đoàn đến nhà hàng Khuê Các dùng cơm với món Sịi
chiên, gà xào xả ớt, ba chỉ luộc chấm mắm tép, đậu sốt cà chua, cá kho, rau xào,
canh cải thịt bằm và tráng miệng bằng món bưởi.


- 19 giờ 15, về khách sạn nghỉ ngơi sinh hoạt tự do, khám phá Hà Nội về
đêm và thưởng thức kem Tràng Tiền.


<b>8. Ngày 30/6/2013:</b>


- 07 giờ 00, đồn dùng điểm tâm với cá món tự chọn tại khách sạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nghiêm của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả sự tơn kính của những người dân
bình thường viếng thăm lăng.


- 11 giờ 58 phút, xe đưa Đoàn về nhà hàng Khuê Các dùng cơm trưa với
món ăn như rau cải luộc, Tơm hấp bia, Cá rán, Gà chiên xù, Canh cua mùng tơi,
Bò xào cần tỏi, Nộm thập cẩm, Cơm trắng và dùng món tráng miệng là dưa hấu.


- 12 giờ 15, đoàn về nghỉ trưa tại khách sạn.


- 13 giờ 40 phút, đoàn tiếp tục đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Đoàn được hướng dẫn viên giới thiệu: Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm
1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử


Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục
Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu
là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trị giỏi trong thiên
hạ.Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường
ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn
Miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở
giữa dẫn đến cổng Ðại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai
cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề
văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới
Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vng gọi là Thiên Quang Tỉnh
(giếng trời trong sáng) có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức
nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩHiện có 82 bia, xưa nhất là
bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là những di
vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới khu thứ tư. Một cái
sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh
nho. Cuối sân là nhà Ðại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hồnh tráng. Tại đây
có một số hiện vật q: bên trái có chng đúc năm 1768, bên phải có một tấm
khánh đá, trên mặt có khắc bài văn nói về cơng dụng của loại nhạc khí này. Văn
Miếu là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.


- 14 giờ 54 phút, đồn đến thăm Hồ Gươm. Đồn chúng tơi được hiểu
thêm về Hồ Hồn Kiếm (cịn gọi là hồ Gươm) là một hồ nước ngọt nằm giữa
Thủ đô Hà Nội. Hồ Hồn Kiếm có diện tích khoảng 12 ha, chiều dài Nam-Bắc là
700m, chiều rộng Đông-Tây là 200m. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở
phía tây, phố Đinh Tiên Hồng phía đơng, phố Hàng Khay phía nam.


- 15 giờ 50 phút, đoàn rời Hồ Gươm và 16 giờ về khách sạn Hà Nội View
2 nghỉ ngơi.


- 18 giờ 00, đoàn đến nhà hàng Khuê Các- Hà Nội dùng cơm chiều với


món Khoai lang chiên, nộm chân sứa nấu kim châm, rau muống luộc, Trứng đúc
thịt, Gà kho gừng, Đậu rán, cơm trắng và dùng món dưa hấu tráng miệng.


- 18 giờ 50, đoàn về khách sạn nghỉ ngơi và sinh hoạt tự do.
<b>9. Ngày 01/7/2013:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- 04 giờ 20 phút, xe tiếp tục cuộc hành trình đi dâng hương viếng thăm
Đền Hùng- Phú Thọ.


- 06 giờ 00, đến khách sạn Khánh Ngọc- Việt Trì tầng 13 để dùng điểm
tâm sáng với món Phở bị, gà và dùng cà phê sữa, sữa chua.


- 06 giờ 40 phút, xe tiếp tục khởi hành.


- 07 giờ 08 phút Đoàn đến Đền Hùng. Cả Đồn tập trung chụp hình lưu
niệm trước Đền. Sau đó tiếp tục đi lên dâng hương các đền. Đoàn đi Đền Hạ:
Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người
con; Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6
mái. Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có
cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi
tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9
năm 1954; Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền
Hạ; Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng
du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước; Đền Thượng: Đền được
đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến
hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa,
cầu mong mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngồi
cổng đền có dịng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam). Và Đoàn
cũng dâng lễ vật (Mâm xôi gà) tại đền Thượng để tỏ lịng thành kính vua Hùng.



- 08 giờ 40 phút, đoàn xuống núi trở lại xe, trên đường mua quà lưu niệm
và đặc sản tại đây là Chè lam.


- 09 giờ 00, đồn tiếp tục cuộc hành trình xun Việt. Trên đường đi, cả
Đoàn ăn lộc cúng tổ vua Hùng trên xe. Và trên xe, đồn cũng được ngắm nhìn
rừng cọ, đồi chè xanh bạt ngàn.


- 11 giờ 00, đến nhà hàng Đồn Oanh dùng cơm trưa với món đặc sản là
Ốc om chuối, Cá suối chiên giòn, Trâu xào rau muống, Đậu phụ sốt cà, Bí su
luộc chấm muối vừng, Đậu đũa xào lòng gà, canh cua rau, Lợn mán hấp, Cơm
tấm trà đá.


- 12 giờ 00, xe đưa đoàn đi Sa Pa. Xe đi qua các tỉnh Yên Bái, Lào Cai
( 16 giờ 30 phút đến TP Lào Cai). Trên đường đi Đồn được ngắm nhìn ruộng
bậc thang, những dãy núi nối nhau trùng trùng, điệp điệp.


- 18 giờ 15 phút, đến khách sạn Hoàng Hà số 80B- Thác Bạc- Sa Pa nhận
phịng.


- 19 giờ 00, đồn dùng cơm chiều tại khách sạn với món Cá kho, Khoai
lang chiên giòn, Gà nướng, Bắp cải luộc, Măng xào, thịt xào thập cẩm.


- 19 giờ 40, đoàn về khách sạn nghỉ ngơi và sinh hoạt tự do mua sắm tại
khu trung tâm nhà thờ Sa Pa như quần áo, bóp, khăn …do người dân tộc tự thêu.


<b>10. Ngày 02/7/2013:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- 07 giờ 15 phút, xe đưa đoàn đi tham quan Núi Hàm Rồng, chinh phục
cổng trời 1, 2 và sân mây. Đồn chụp hình lưu niệm tại đây.



- 09 giờ 40 phút, đoàn đi tham quan Thác Bạc. Thác Bạc cách thị trấn Sa
Pa khoảng 12 km Từ trên khe núi cao hàng trăm mét, dòng nước ầm ầm đổ
xuống, bọt tung trắng xố như những đóa hoa vì vậy gọi là thác Bạc. Từ xa đã
nghe thấy tiếng thác đổ ào ào, tiếng vang được lập lại trong rừng thẳm và sương
bay trên thác càng tăng thêm cảm giác hoang dã và huyền bí. Đến với Thác Bạc
mọi người thưởng thức cơm lam, thịt nướng, mua sắm mền với giá rất rẻ.


- 11 giờ 00, rời Thác Bạc về khách sạn làm thủ tục trả phòng.


- 11 giờ 20 phút, đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng Red Dao house với
món Cà tím chiên, Gà rán mật ong, Lợn nướng lá chanh, Nai xào hành, Rau cải
xào, Su Su luộc, Trứng rán và dùng món tráng miệng là dưa hấu, lê và trà đá.


- 12 giờ 25 phút, xe đưa đoàn đi Lào Cai. Sa Pa cách TP Lào Cai 35 km.
- 13 giờ 30 phút, đến thành phố Lào Cai.


- 13 giờ 50 phút, đến khách sạn Lào Cai Star nhận phòng, sinh hoạt cá
nhân và nghỉ ngơi.


- 15 giờ 30, đi dạo, đến cửa khẩu biến giới và mua sắm tự do tại chợ Cốc
Lếu. Điện thoại Trung Quốc là mặt hàng bán rẻ nhất, mẫu mã nhái giống hiệu
của Sam Sung và một số Hàng Nhật.


- 18 giờ 00, đoàn dùng cơm chiều tại khách sạn với món Thịt kho, Gà xào
mặn, Sườn gam, Rau cải ngồng luộc, Canh chua nấm thịt. Nem chua, Cơm tám
và tráng miệng món Dưa hấu.


- 18 giờ 40, về nghỉ ngơi, sinh hoạt tự do.
<b>11. Ngày 03/7/2013:</b>



- 05 giờ 00, trả phòng khách sạn và ăn điểm tấm sáng với các món tự chọn
tại khách sạn.


- 06 giờ 00, xe rời Lào Cai về Ninh Bình.


- 07 giờ 00, xe đưa Đồn đến n bái thì bì bị kẹt xe khoảng hơn một
tiếng vì có tai nạn giao thông.


- 13 giờ 50, xe đến Khách Sạn Khánh Ngọc- Việt Trì tầng 13 dùng cơm
trưa với món Thịt luộc, Rau muống xào, Canh bồ ngót, Thịt gà xào lá chanh,
Thịt xào thập cẩm, Nem chiên, Cá tẩm bột chiên giịn và dùng món tráng miệng
là Dưa hấu. Đồn đợi nhà xe đi sửa xe, công ty cho thêm mỗi người uống một
món giải khát: Bia, nước ngọt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

giao thơng, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch
phong phú và đa dạng. Ninh Bình được ví như một Việt Nam thu nhỏ. Ninh
Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử
văn hố nổi tiếng như: Cố đơ Hoa Lư là kinh đô của nhà nước phong kiến tập
quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện cịn nhiều di tích cung điện, đền, chùa, lăng
mộ... liên quan đến các triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý. Nơi đây được Chính phủ
Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Chùa Bái Đính là một quần thể
gồm khu chùa cổ và khu chùa mới với quy mô là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam
Á. Quần thể danh thắng Tràng An với hệ thống các hang động, thung nước, rừng
cây và các di tích lịch sử gắn với kinh thành xưa của cố đô Hoa Lư. Nơi đây đã
được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và đã được lập hồ sơ đề cử Unesco công
nhận là di sản thế giới. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã được tặng chữ:
"Nam thiên đệ nhị động" hay "vịnh Hạ Long cạn" với các điểm du lịch như:
Tam Cốc, đền Thái Vi, chùa Bích Động, động Tiên, hang Bụt, thung Nắng, Hải
Nham, thung Nham, vườn chim v.v. Vườn quốc gia Cúc Phương với diện tích
rừng nguyên sinh khoảng 22.000 ha, là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam.


Nơi đây có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây chị ngàn năm tuổi, có động
Người Xưa. Nhà thờ Phát Diệm là cơng trình kiến trúc tơn giáo kết hợp hài hịa
giữa kiến trúc phương đơng và phương tây. Là một cơng trình kiến trúc đá độc
đáo. Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước
lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Tại đây có suối nước nóng Kênh Gà, động Vân
Trình, Kẽm Trống và nhiều núi hang đẹp khác. Vùng ven biển Kim Sơn - Cồn
Nổi với những giá trị kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu được
UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ
sông Hồng, là một khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Ngồi ra cịn có:
động Mã Tiên, hồ Đồng Chương, núi Non Nước, sơng Hồng Long, núi Kỳ Lân,
chiến khu Quỳnh Lưu, Phòng tuyến Tam Điệp, hồ Đồng Thái, sân golf Hoàng
Gia 54 lỗ hiện đại và lớn nhất Việt Nam...Hiện nay Ninh Bình có các khu di sản
đã và đang hồn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO cơng nhận là di sản thế giới.


- 18 giờ 50, đến nhà hàng Hương Mai- TP Ninh Bình dùng cơm tối với
món Dê tái, Dê xào xả, thịt luộc, rau xào, … và món giải khát là nước ngọt.


- 19 giờ 30, đến khách sạn Hoa Lư- Đường Trần Hưng Đạo- TP Ninh
Bình nhận phòng nghỉ ngơi và sinh hoạt tối tự do.


<b>12. Ngày 04/7/2013:</b>


- 05 giờ 00, trả phòng, ăn điểm tâm sáng tại khách sạn (Bún mọc hoặc
cháo).


- 06 giờ 00, lên xe đi tham quan chùa Bái Đính- Di tích lớn nhất Đơng
Nam Á.


<b>- 06 giờ 45 phút, đến khu vực Chùa nhưng khơng vào được vì bị đóng</b>
cửa, chỉ nhìn ngắm bên ngồi chùa, rồi có chuyến đi bộ tốt mồ hôi !!!



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- 14 giờ 08 phút, đến Khách sạn Hữu Nghị- TP Vinh dùng cơm trưa với
món Trứng chiên, rau muống xào, sườn heo gam, gà luộc, canh rau mùng tơi,
Ếch xào xả và dùng món tráng miệng là chuối và trà đá.


- 13 giờ 50 phút, rời khách sạn Hữu Nghị- TP Vinh tiếp tục cuộc hành
trình. Trên đường đi được ngắm núi Dũng Quyết, ...


- 14 giờ 05 phút, đến địa phận Hà Tĩnh, quê hương của đại thi hào
Nguyễn Du.


- 16 giờ 10 phút, đi qua Quốc lộ 1A, Kỳ Phong, Kỳ Anh- Hà Tĩnh (có Phố
vẫy ???).


- 17 giờ 20, đến Đèo Ngang. Đoàn được nghe hướng dẫn viên giới thiệu
Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn
chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 6 km, đỉnh cao khoảng 250 m phần đất phía
Quảng Bình (tức phần phía Nam) thuộc xã Quảng Đơng, huyện Quảng Trạch,
phần đất phía Hà Tĩnh (tức phần phía Bắc) thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh.
Đèo Ngang cách thị trấn Ba Đồn huyện Quảng Trạch 24 km, cách bờ sông
Gianh (một giới tuyến Bắc-Nam khác trong lịch sử Việt Nam về sau này)
27 km, cách thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 80 km về phía Bắc (Đồng
Hới ở phía Nam đèo Ngang), cách thành phố Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh 75 km về
phía Nam (Hà Tĩnh ở phía Bắc đèo Ngang). Đây là ranh giới cũ giữa Đại Việt
(và trước đó là Đại Cồ Việt) với Chiêm Thành, từ sau khi người Việt giành được
độc lập (năm 939, thời nhà Ngô) và trước thời kỳ Nam tiến của người Việt (năm
1069, thời nhà Lý). Thời Pháp thuộc đèo có tên trên bản đồ là Porte d'Annam.
Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Lê Thánh Tơng,
Nguyễn Thiếp, Vũ Tơng Phan, Ngơ Thì Nhậm, Nguyễn Du, vua Thiệu Trị,
Nguyễn Hàm Ninh, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Phước Miên Thẩm, Nguyễn


Văn Siêu, Cao Bá Quát... đã lưu dấu tại đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ.
Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng,
được xem như vẽ lên bức tranh thủy mạc.


- 20 giờ 40 phút, đoàn dùng cơm tối tại Khách sạn Me Kong- đường Lê
Duẩn TP Đông Hà- tỉnh Quảng Trị với món Cá om dưa, Vịt luộc, Heo rừng xào
lăn, Tơm gim, Rau luộc chấm trứng, Canh rau tạp tàng nấu riêu cua, Măng vằm
xào nạc, Cà pháo, cơm trắng và tráng miệng món chuối.


- 21 giờ 15 phút, đồn lên xe tiếp tục đi về Huế.


- 23 giờ 00, về đến Khách sạn Canary số 37- Nguyễn Công Trứ - Huế làm
thủ tục nhận phòng nghỉ.


<b>13. Ngày 05/7/2013:</b>


- 04 giờ 30 phút làm thủ tục trả phòng.


- 05 giờ 00 phút, từ khách sạn tiếp tục đi Nha Trang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- 07 giờ 25 phút, tiếp tục cuộc hành trình.


- 11 giờ 00 phút, dùng cơm trưa tại quán Cây Đa- Quốc lộ 1A, TT Sơn
Tịnh- Quãng Ngãi với món Cá bống kho khơ, trứng chiên, mực hấp, thịt luộc,
gỏi gà, canh mướp, thịt xào bông thiên lý, thịt nướng lá lốt.


- 11 giờ 45 phút, xe tiếp tục khởi hành qua Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quy
Nhơn, Phú Yên...


- 17 giờ 30 phút, đến TP Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên (có Tháp Chàm).



- 17 giờ 45 phút, đến Khách sạn Sài gòn- Số 54T- Trần Hưng Đạo,
Phường 6- Phú Yên dùng cơm chiều với món Đà Điểu nướng, Bị xào hành Cần,
Tôm rang mặn, thịt luộc mắm thu, rau luộc canh, lẩu mực, cơm trắng và dùng
món tráng miệng là Khóm, trà đá.


- 18 giờ 15 phút, lên xe tiếp tục đi về Nha Trang. Trên đường đi, đoàn
được hướng dẫn viên giới thiệu Nha Trang là một thành phố ven biển và là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh
Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang
thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn cịn tại nhiều nơi ở Nha
Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam cơng nhận là đơ thị loại
1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong các đô thị loại 1 trực thuộc
tỉnh của Việt Nam. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đơng,
Viên ngọc xanh, vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó.


- 21 giờ chia tay với Ngọc Châu- hướng dẫn viên du lịch theo suốt Đồn
đi vì lý do phải đi cơng tác ở Thái Lan.


- 21 giờ 20 phút tới Khách sạn Thiên Phúc- Số 17-19 Nguyễn Chánh- TP
Nha Trang nhận phòng nghỉ. Thầy cô sinh hoạt tự do, khám phá Nha Trang về
đêm.


<b>14. Ngày 06/7/2013:</b>


<b>- 04 giờ 00, làm thủ tục trả phòng khách sạn.</b>
- 04 giờ 45 phút, xe khởi hành.


- 06 giờ 00, xe dừng chân tại quán bán rượu vang, mật nho (Đặc sản Nho)
tại Phan Thiết để mua đặc sản nơi đây. Trên đường, Đoàn dừng chân tại cơ sở


đặc sản miền biển mua nước mắm nhỉ, mực một nắng về làm quà.


- 07 giờ 30 phút, đến Nhà hàng Hưng Phát 1- Tỉnh Bình Thuận dùng điểm
tâm sáng (Phở Bị, Phở hải sản, cà phê sữa).


- 08 giờ 00, lên xe tiếp cuộc hành trình. Trên đường đi, chúng tơi được
ngắm nhìn đồi hoa Sim tím.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- 12 giờ 45 phút, đoàn đến nhà hàng Hưng Phát 1 quốc lộ 1A cây số
8-Hàm Mỹ- 8-Hàm Thuận Nam- Bình Thuận dùng cơm trưa với món Gỏi đu đủ, lẩu
chua cá, thịt chiên, cá kho tộ, xào thập cẩm và dùng món tráng miệng là thanh
long và trà đá.


- 16 giờ 40, xe đi qua đoạn đường giáp ranh tỉnh Đồng nai và Bình Dương
thì bị kẹt xe khoảng hơn một tiếng, máy lạnh lại bị hư, cả đoàn phải chịu cánh
nóng khủng khiếp, nhưng mọi người đều vui vẻ chia sẻ với nhà xe về sự cố bất
thường này.


- 18 giờ 30 phút, về đến TP Hồ Chí Minh, Đồn đợi nhà xe sửa lại máy
lạnh. Trong khi chờ đợi, cơng ty đã mua bánh mì và bánh bao cho đoàn dùng.


- 19 giờ 30 phút, xe tiếp tục khởi hành về Bạc Liêu.


- 21 giờ 50 phút, đoàn dùng cơm tối tại nhà hàng Hưng Phát II tại Mỹ
Tho- Tiền Giang với món Gỏi củ hũ dừa thịt sợi, Lẩu mắm cá hú, ba rọi, Cá sọ
dừa chiên sốt cà, Thịt heo ram mặn, Bao tử cá ba sa xào chua ngọt, Rau muống
xào tỏi, Salad trộn hành tây, cà chua, Cơm trắng và dùng món tráng miệng là
dưa hấu, trà đá.


- 22 giờ 30 phút, đoàn lên xe về Bạc Liêu.



- 02 giờ 40 phút, xe dừng lại tại trung tâm thương mại huyện Hịa Bình,
Bạc Liêu nơi điểm xuất phát, kết thúc tour. Nhà xe và Công ty Hoa Biển chia tay
đoàn và hẹn ngày gặp lại.


Lần đầu tiên kể từ năm 1975, ngành giáo dục- đào tạo Hịa Bình tổ chức
chuyến đi xun Việt. Cuộc hành trình xuyên Việt đã đem đến cho mọi người
rất nhiều cảm xúc, rất nhiều những niềm vui, các cán bộ quản lý gần gũi nhau,
hiểu nhau hơn. Hơn thế, đó là một cuộc hành trình mang lại nhiều kiến thức về
cảnh đẹp, về đặc sản, về di tích lịch sử, về anh hùng, về danh nhân văn hóa…
từng vùng bổ ích cho công tác quản lý, giảng dạy. Qua chuyến đi này, có lẽ ai
cũng cảm thấy thú vị và khơng bao giờ qn được trong cuộc đời mình.


Với nhiều lý do, nhật ký chưa thể mô tả hết sinh hoạt của đoàn, ý thức
chấp hành tốt nội quy của đoàn, nhất là những cảm nhận về Bác, về danh lam
thắng cảnh, về ẩm thực của từng vùng, về con người miền Trung, miền Bắc, dân
tộc thiểu số…Rất mong các thành viên trong đồn có thể bổ sung thêm.


<i> Hịa Bình, ngày 07 tháng 7 năm 2013</i>
<b> Thư ký đoàn</b>


</div>

<!--links-->
Trước cửa thiền - Kỷ niệm lần xuyên Việt thăm chùa Dơi - Cà Mau 15/7/09
  • 10
  • 225
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×