Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Cẩm nang Trồng rau muống nước an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 34 trang )

SỞ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
TP.HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM KHUYẾN NƠNG
********

CẨM NANG
TRỒNG RAU MUỐNG NƯỚC AN TỒN

Năm 2011


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ...................................................................................................
I - NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ RAU AN TOÀN ..............................
II. KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG NƯỚC AN TOÀN .......................
2.1. Thời vụ trồng ...........................................................................................
2.2. Đất trồng ..................................................................................................
2.3. Giống........................................................................................................
2.4. Khoảng cách trồng ...................................................................................
2.5. Phân bón ..................................................................................................
2.5.1. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân bón ........................................
2.5.2. Lượng phân bón và cách bón cho 1000m2/lứa cắt................................
2.6. Cơng tác bảo vệ thực vật..........................................................................
2.6.1. Những vấn đề cần quan tâm khi dùng thuốc BVTV ............................
2.6.2. Phòng trừ sâu bệnh ...............................................................................
2.7. Chăm sóc và thu hoạch ............................................................................
2.8. Chăm sóc ruộng rau muống lưu gốc ........................................................
2.9. Tổ chức sản xuất ......................................................................................
III. QUI TRÌNH SẢN XUẤT RAU MUỐNG NƯỚC THEO VIETGAP .....
3.1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất ........................................................
3.2. Giống........................................................................................................


3.3. Quản lý đất và giá thể ..............................................................................
3.4. Phân bón và chất phụ gia .........................................................................
3.5. Nước tưới .................................................................................................
3.6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật) .........................................
3.7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch ...........................................................
3.8. Quản lý và xử lý chất thải ........................................................................
3.9. Người lao động ........................................................................................
3.10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc ...................................
3.11. Kiểm tra nội bộ ......................................................................................
3.12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
2


LỜI NÓI ĐẦU
Rau muống nước là cây rau thủy sinh dễ trồng, thích hợp ở những
vùng đất trũng, chân đất trồng lúa. Rau muống nước có thời gian sinh
trưởng ngắn, hiệu quả kinh tế cao. Diện tích rau muống nước của thành phố
đến nay có khoảng 508,4 ha, chiếm 25,5% diện tích sản xuất rau các loại,
tập trung chủ yếu ở Quận 12, Hóc Mơn, Củ Chi. Năng xuất đạt khoảng
80.000 tấn/năm.
Trong thời gian qua, do chạy theo lợi nhuận, nhiều hộ nơng dân vẫn
cịn bón phân, sử dụng thuốc BVTV tuỳ tiện dựa theo cảm tính và lạm dụng
các chất kích thích sinh trưởng, khơng đảm bảo thời gian cách ly. Do vậy,
tạo ra những sản phẩm không an toàn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người
tiêu dùng.
Bên cạnh đó, rau muống nước rất dễ bị nhiễm một số độc chất về dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrate, các vi trùng và ký sinh
trùng. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng về bệnh cấp tính và mãn tính. Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng
rau lưu thông trên thị trường và các chợ còn khá hạn chế và đã xảy ra một

số trường hợp ngộ độc do rau ăn lá bị ô nhiễm các yếu tố độc hại trong đó
có rau muống nước. Vì vậy, việc lựa chọn một giải pháp sản xuất rau an
toàn là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu được nguy cơ
ngộ độc thực phẩm, bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng và hạn chế
gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời tạo thương hiệu cho sản phẩm, tăng thu
nhập cho bà con nông dân là điều cần thiết trong giai đoạn hội nhập hiện
nay.
Hiện nay đã có một số đơn vị bước đầu đã thành công trong việc
trồng rau muống nước theo qui trình VietGAP như Cơng ty TNHH Hương
Cảnh tại Hóc Mơn, Cơng ty TNHH MTV Thỏ Việt tại Củ Chi… Đã phần
nào khẳng định được giá trị của cây rau muống nước khi đạt được tiêu
chuẩn VietGAP và có thương hiệu. Tuy nhiên, so với diện tích và sản lượng
của rau muống nước trên tồn địa bàn thành phố thì chưa đáng kể nên việc
phổ biến qui trình trồng rau muống nước an tồn cũng như tiến tới thực hiện
trồng rau muống nước theo tiêu chuẩn VietGAP được các cấp các ngành đặt
biệt quan tâm.
Trước những thực trạng trên theo sự chỉ đạo của Sở NN& PTNT
thành phố yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện các biện pháp tác động
vào nghành sản xuất rau nói chung và rau muống nước nói riêng nhằm
hướng dẫn nơng dân sản xuất rau theo hướng an tồn và cung cấp cho nguời
tiêu dùng sản phẩm an toàn.
Để đáp ứng được nhu cầu thông tin nêu trên phổ biến rộng rãi cho đa
số bà con trồng rau muống nước trên địa bàn thành phố, Trung tâm Khuyến
nông TP. Hồ Chí Minh biên soạn cẩm nang “Trồng rau muống nước an
3


toàn” dựa trên những đúc kết kinh nghiệm từ thực tế trong những năm qua
và kết hợp những qui định về sản xuất rau an toàn của Ngành.
Thay mặt Ban biên tập, chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong

tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp q báu của các cơ quan chuyên
môn, người sản xuất và bà con nông dân để tiếp tục bổ sung cho tài liệu
hoàn chỉnh hơn.
TS. Trần Viết Mỹ

4


I - NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ RAU AN TOÀN
Để qui định và hướng dẫn việc sản xuất rau an tồn Bộ Nơng nghiệp
và PTNT đã có các quyết định sau:
Quyết định 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 của Bộ NN và PTNT
ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
(VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.
Quyết định 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Bộ NN và PTNT
về Một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả,
chè an toàn đến 2015.
Quyết định 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ NN và PTNT
ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.
Quyết định 106/2008/QĐ-BNN ngày 29/10/2008 của Bộ NN và
PTNT ban hành Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu,
người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng
giống, sản phẩm cây trồng và phân bón.
Cơng văn 352/HD-TT-CLT ngày 25/3/2009 của Cục Trồng trọt
hướng dẫn thực hiện QĐ số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.
Sản phẩm rau an toàn phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:
- Dư lượng nitrat ở mức cho phép.
- Dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật ở mức cho phép.
- Dư lượng kim loại nặng ở mức cho phép.

- Số lượng các vi sinh vật gây bệnh ở mức cho phép.
Do vậy khi canh tác rau chúng ta phải biết các nguyên nhân tạo nên
dư lượng của các yếu tố trên trong rau để có biện pháp hạn chế.
 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:
Cây rau thường chứa nhiều dinh dưỡng nên là nguồn thức ăn chính
của sâu bệnh. Sâu bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm
rau sau thu hoạch. Nên trong quá trình sản xuất, chúng ta thường dùng
thuốc bảo vệ thực vật nhiều lần trong vụ để phịng trừ. Khi phun thuốc thì
sau một thời gian thuốc mới phân hủy hết, nếu chúng chưa phân hủy hết
chúng cịn tích lũy trong rau thì chúng sẽ tạo ra dư lượng. Nếu lượng thuốc
trong rau quá nhiều, sẽ tạo nên dư lượng vượt mức cho phép có thể gây độc
cho con người khi ăn phải.
Nguyên nhân tạo ra dư lượng thuốc BVTV chủ yếu do:
- Phun thuốc quá gần ngày thu hoạch nên thuốc chưa phân hủy hết.
- Phun lượng thuốc quá nhiều, quá nồng độ qui định.
- Sử dụng thuốc có độ độc cao, chậm phân hủy.
5


- Sử dụng các loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
 Dư lượng nitrat:
Nguyên nhân làm cho sự tích lũy lượng nitrat trong rau cao chủ yếu
do sử dụng lượng phân đạm dạng hóa học quá nhiều và bón gần thời gian
thu hoạch.
Trong rau khi chứa quá nhiều nitrat khi ăn vào trong cơ thể chúng ta
nó sẽ chuyển thành nitrit (NO2), đây là một chất rất độc chúng sẽ gây ung
thư.
* Dư lượng kim loại nặng:
Các kim loại nặng như Asen (As), chì (Pb), thủy ngân (Hg), Cardimi
(Cd)… khi chúng tồn dư vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm rau sẽ nguy

hại sức khỏe cho người tiêu dùng và có thể dẫn đến gây ung thư.
Nguyên nhân làm cho dư lượng các kim loại nặng trên rau cao chủ
yếu do:
- Sử dụng quá nhiều thuốc BVTV cũng như các phân khống một
thời gian dài làm ơ nhiễm đất trồng.
- Sử dụng nguồn nước thải của các khu công nghiệp bị ô nhiễm chứa
nhiều kim loại nặng tưới cho rau.
 Các vi sinh vật có hại:
Các vi sinh vật có hại như Trứng giun, các vi khuẩn E.coli,
Samonella… là các tác nhân gây bệnh đường ruột, thiếu máu, ngoài da cho
con người.
Nguyên nhân là do:
- Sử dụng phân chuồng chưa qua ủ hoai bón trực tiếp cho rau.
- Dùng phân tươi hoặc nguồn nước dơ bẩn tưới trực tiếp cho rau.
- Sau khi thu hoạch vận chuyển bảo quản không hợp vệ sinh và kỹ
thuật.
Các biện pháp để ngăn ngừa các yếu tố ô nhiễm:
 Đối với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:
- Không phun rãi các loại thuốc mà nhà nước đã cấm dùng trên rau
- Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng và tuân thủ thời gian
cách ly.


Đối với dư lượng nitrat:

- Khơng bón phân đạm hóa học (urê, SA) quá nhiều (thừa đạm) hoai
- Khơng bón phân đạm q gần ngày thu hoạch
 Đối với các vi sinh vật có hại:
- Khơng bón phân người, phân gia súc chưa ủ hoai
6



- Khơng bón phân rác
- Khơng rửa rau bằng nước ao, hồ sông rạch bị ô nhiễm


Đối với dư lượng kim loại nặng:

- Không tưới rau bằng nước thải của các nhà máy cơng nghiệp.
- Khơng bón phân rác.
- Khơng trồng rau trong trong khu vực có khói thải của nhà máy, tại
các khu vực đất đã bị ô nhiễm do q trình sản xuất trước đây gây ra.
- Khơng phun quá nhiều thuốc BVTV có chứa kim loại nặng.

7


II. KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG NƯỚC AN TOÀN
2.1. Thời vụ trồng
Rau muống nước có thể trồng quanh năm. Thơng thường, đối với
những chân ruộng hơi phèn, rau muống trồng vào tháng 2, tháng 3 sẽ tốt
hơn vì nếu trồng vào thời điểm này, độ phèn trong ruộng cao, hạn chế sinh
trưởng làm cứng cây rau, nên các lứa cắt sau rơi vào mùa mưa sức chống
chịu của cây rau sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, thường thì những tháng mùa khô
sau tết, thời tiết thuận lợi cho các loại rau phát triển nên năng suất cao, giá
thành thường thấp nên chọn thời điểm này để trồng rau muống là hợp lý
nhất. Tuy nhiên, nếu trường hợp các ruộng rau muống già cỗi, cho năng
suất thấp hoặc sâu bệnh nhiều rơi vào thời điểm mùa mưa thì cũng nên
trồng lại.
2.2. Đất trồng

Đất trồng rau muống nước
phải nằm trong khu vực đủ điều
kiện để sản xuất rau an toàn.
Đất trồng rau muống nước
được làm giống như trồng lúa.
Đất trồng rau muống lần
đầu cần cày 2 - 3 lần, để ủ khoảng
15 – 30 ngày. Sau đó tiến hành
cày 3-4 lượt cho nhuyễn đất, trục,
trạc làm bằng, phân rãnh để chủ
động tiêu thoát nước dễ dàng,
đồng thời dễ đi lại để chăm sóc, phun thuốc.
Mỗi líp rộng khoảng 5m là
thích hợp nhất.
Làm đất như đất trồng lúa,
phân líp để dễ tiêu nước và chăm
sóc

2.3. Giống
- Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương. Có
hai giống: giống thân tím và thân trắng nhưng chỉ nên chọn giống thân trắng
để trồng và được thị trường ưa chuộng.
8


- Rau muống nước rất dễ nhân giống, có thể lấy giống từ ruộng rau
đang thu hoạch để trồng.
- Chọn ngọn giống già, to ở những ruộng sạch bệnh để làm giống
trồng. Đoạn cắt để trồng khoảng 30 – 35 cm.


Giống rau muống thân trắng

Chọn giống già, to

2.4. Khoảng cách trồng
- Tùy theo đất trồng, giống và kỹ thuật trồng mà áp dụng mật độ khác
nhau.
- Rau muống nước có thể trồng với khoảng cách 10 - 15cm một bụi.
Mỗi bụi cấy từ 3 - 5cây, tùy theo điều kiện đất. Mật độ trồng có thể biến
động từ 100.000 - 150.000 chồi/1000m2. Khi trồng vùi đất kín 2 - 3 đốt.

Khoảng cách trồng

Ruộng rau muống mới trồng

2.5. Phân bón
2.5.1. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân bón
Rau muống nước là loại cây ngắn ngày nhưng cho khối lượng sản
phẩm khá lớn. Do vậy, để muốn tạo ra một sản lượng lớn nên cây trồng đã
lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng tương ứng.
9


Trong canh tác rau, phân hữu cơ chiếm một vai trị rất quan trọng.
Ngồi việc chúng cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng NPK cho cây
phân hữu cơ, phân chuồng còn là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng
mà chúng khơng thể thiếu trong q trình phát triển và tạo năng suất như
Bo, Mangan, Kẽm, Molipden… Phân hữu cơ còn một vai trò rất quan trọng
khác là làm tơi xốp đất, tăng độ mùn, góp phần cải tạo đất, giữ ẩm cho đất
trong mùa khô. Khi gia tăng hàm lượng mùn chúng kết hợp với các loại

phân hoá học khi bón vào đất chống làm trơi phân tăng hiệu suất sử dụng
của phân.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh
rất tốt để sử dụng cho rau. Đặc biệt có những loại phân hữu cơ vi sinh có
chứa các loại vi sinh vật đối kháng khi bón vào đất chúng sẽ phát triển hạn
chế sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây.
Khi sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây cần bón đúng cách mới phát
huy tác dụng, và nên dùng loại phân đã được ủ hoai, bón lót chơn vào trong
đất.
Phân hố học: là các loại phân cung cấp các nguyên tố đa lượng cho
cây chủ yếu NPK. Có loại phân đơn chỉ chứa một chất như Urê chứa đạm,
KCl chỉ chứa kaly, Super lân chỉ chứa lân… Có những loại phân hỗn hợp
được phối chế chứa từ 2 chất trở lên như phân DAP, NPK...
Hiện nay có nhiều loại phân bón sinh học rất tốt cho quá trình sản
xuất rau như WEGH, NEP 26 đã được khuyến cáo sử dụng cho rau các loại.
Chuẩn bị phân bón cần lưu ý các vấn đề sau:
- Đủ lượng, đúng loại
- Phân hữu cơ phải được ủ hoai trước khi sử dụng.
- Bón vào đất đúng cách, đúng thời điểm, đúng lượng, đúng loại.
- Áp dụng phương pháp 3 nhìn: nhìn trời, nhìn đất, nhìn mây.
2.5.2. Lượng phân bón và cách bón cho 1000m2/lứa cắt:
- Bón lót:
+ Vơi: 25 – 50kg, hữu cơ 100 - 150 kg, Lân: 30 kg
- Bón thúc:
+ Urê: 15 -25 kg, Lân: 20 kg, NPK: 25 - 30 kg,
Chia làm ba lần thúc:
+ Lần 1: 5 – 7 ngày sau trồng hoặc sau khi cắt, bón 5 kg Urê + 20 kg
lân
+ Lần 2: 10 - 12 ngày sau trồng hoặc sau khi cắt, bón 10kg Urê +
10kg NPK (16 - 16 - 8).

+ Lần 3: 17 – 18 ngày sau trồng hoặc sau khi cắt, bón 5 – 10 kg Urê +
15 – 20 kg NPK (20 - 20 -15).
Tùy vào mùa mưa hay mùa nắng và tình hình sinh trưởng của cây
rau, có thể tăng cường sử dụng một số loại phân sinh học, phân vi sinh và
phân bón lá theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
10


2.6. Công tác Bảo vệ thực vật
2.6.1. Những vấn đề cần quan tâm khi dùng thuốc BVTV
Rau muống nước thuộc nhóm cây trồng chứa nhiều dinh dưỡng nên
thường tồn tại nhiều loại sâu bệnh hại. Chúng phá hại quanh năm, có loại
chun tính nhưng phần lớn là đa thực.
Rau muống nước có bộ phận sử dụng thường non, chứa nhiều dinh
dưỡng nên có tính hấp dẫn cơn trùng. Có thời gian sinh trưởng ngắn, nếu
gặp điều kiện bất lợi chúng sẽ phát triển kém và khả năng phục tráng chậm
so với sự tái sinh của sâu bệnh.
Bản thân rau muống nước đòi hỏi một chế độ thâm canh cao, thời
gian sinh trưởng ngắn, yêu cầu dinh dưỡng, ẩm độ, nhiệt độ cao. Những
điều kiện này rất thích nghi cho sự phát triển của sâu bệnh. Thường thì mùa
mưa sâu bệnh nhiều hơn mùa nắng.
Do yêu cầu về an toàn thực phẩm dư lượng thuốc BVTV trên nông
sản, cây rau muống nước có tính chống chịu thuốc kém nên khơng thể phun
thuốc trừ dịch hại với những loại thuốc có tính độc và nồng độ cao được. Vì
vậy các kiến thức về BVTV cũng như nắm bắt các thông tin về các loại
thuốc BVTV phục vụ cho sản xuất để phòng trừ kịp thời chủ động là cần
thiết.
Các khái niệm, quy định về thuốc BVTV và cách sử dụng cần nắm và
hiểu biết một cách tường tận như: Tính độc, độ độc, phân biệt độ độc cấp
tính, mảng tính. ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường sống, các loại

thuốc khuyến cáo không nên sử dụng trên rau, hạn chế sử dụng và được sử
dụng. Phải nắm chắc thời gian cách ly để sử dụng an toàn hiệu quả.
Cần áp dụng triệt để các biện pháp IPM trong phòng trừ dịch hại. Nếu
làm tốt thì đây là phương pháp hiệu quả nhất khơng những về kinh tế mà
cịn đem hiệu quả rất lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất,
tiêu dùng và môi trường.
Trong thời điểm hiện nay, cần chọn lọc biện pháp phòng trừ, loại
thuốc mà đặc biệt quan tâm là các nhóm thuốc sinh học, thuốc thảo mộc…
đang được ưu tiên sử dụng để phòng trừ sâu bệnh trên rau muống.
2.6.2. Phòng trừ sâu bệnh
- Sau thu hoạch 2 ngày, phun thuốc trừ sâu, rầy tồn lưu của vụ trước.
- Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh, thường xuyên
vệ sinh đồng ruộng, bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc, ổ trứng sâu...
- Sau thu hoạch 10 ngày, theo dõi nếu phát hiện sâu, rầy, bệnh thì tiến
hành phun trừ hoặc phun phịng đối tượng có khả năng phát sinh (do quan
sát điều tra trên đồng ruộng) để đảm bảo thời gian cách ly an toàn nhất.
- Đối với sâu: ưu tiên sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh, sinh học như
Bacterin, Biobit, Biocin, Delfin, Depel, Forwabit, MVP, Thuricide, Aztron,
Xentari, Beauverin, Mat, Muskardin, Bitadin, NPV, V-BT, Bathurin,
11


Boverit. Nhóm Abamectin, Tasieu, Atabron. Khi thật cần thiết, dùng
Karate, SecSaigon.
- Đối với rầy: Butyl, Trebon, Actara, Oshin.
- Đối với bệnh: Monceren, Ridomyl MZ, Mexyl-MZ, Carbenzim,
Vicarben.
Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng:
đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách” và đảm bảo thời
gian cách ly. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc cấm, thuốc không rõ

nguồn gốc, nhớt cặn trên rau muống. Luân phiên sử dụng các loại thuốc để
tránh kháng thuốc trên sâu, bệnh.
Một số thuốc Nhà nước đã cấm dùng trên rau: DDT, BHC, Methyl,
Parathion, Azodrin, Monitor, Dimecron, Furadan, Vifuran, Yaltox, Sát
trùng linh, Demon, Bidrin, Thiodan, Cyclodan, Endosol, Tigiodan,
Thasodant, Thiodol, Lannate,…
2.7. Chăm sóc và thu hoạch:
Sau khi làm đất, lên líp, bón lót, tháo cạn nước, cấy giống với khoảng
cách giữa các bụi từ 10 – 15cm. Mỗi bụi từ 3 – 5 chồi giống. 5 – 7 ngày sau
cấy, rau muống bén rễ, cho nước vào sắp mặt ruộng, bón thúc lần 1. 10 – 12
ngày sau bón thúc lần 2. 17 – 18 ngày bón thúc lần 3. Nên thăm đồng
thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh để phòng trừ hiệu quả. Khoảng 25
– 28 ngày sau trồng là có thể thu hoạch. Khơng nên thu hoạch sớm vì dễ
ảnh hưởng đến gốc rau vụ sau sẽ yếu.
Cần ứng dụng cơ gới hóa vào sản xuất như khâu làm đất, khâu phun
thuốc, thu hoạch sơ chế… để tăng hiệu quả và tăng thu nhập.
Lưu ý:
- Thời gian cách ly của thuốc và phân bón nhất là đạm Urê.
- Khi phun thuốc nên cho nước vào khoảng 3 – 5cm và phun thuốc để
côn trùng không xuống ẩn nấp được dưới đất, tăng hiệu quả sử dụng thuốc.
- Rau muống nước rất cần ẩm nhưng cũng cần khơ thống để tái sinh
hệ rễ nên tốt nhất ruộng cần đầy đủ ẩm (ngập nước) và xen kẻ với khơ
thống (ruộng cạn nước) rau sẽ sinh trưởng tốt hơn.
- Sản phẩm sau thu hoạch phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

12


Thăm đồng thường xuyên


Ruộng rau trong giai đoạn thu hoạch

2.8. Chăm sóc ruộng rau muống lưu gốc:
- Sau thu hoạch, cắt phạt gốc sát mặt đất, để lưu gốc rau muống
khoảng 2-3 đốt. Thu gom tàn dư ra bên ngoài ruộng xử lý. Lấy nước vào
sấp mặt ruộng, sau đó tháo cho ruộng ráo nước, phun thuốc trừ sâu, rầy tồn
lưu của vụ trước. Có thể phun phân bón lá cao cấp kích mầm Tonsu 30-1010 ra rễ - mầm -chồi cực mạnh để tăng cường sự nẩy chồi, giúp nhiều chồi,
chồi khỏe để bảo đảm năng suất sau này. Sau 3-5 ngày tháo nước vào, mực
nước khoảng 3-5cm là tốt nhất cho sự phát triển của chồi.
Lưu ý, chỉ được phép dùng những loại phân bón kích mầm trong
danh mục được phép sử dụng trên rau và được lưu hành tại Việt Nam. Hạn
chế tối đa việc dùng thuốc kích thích tăng trưởng trên rau muống nước.
- Phải bảo đảm ruộng đủ ẩm trong q trình sinh trưởng, khơng nên
giữ mực nước ruộng cao trên 10cm thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sinh
trưởng và sâu bệnh trên rau. Nước trong ruộng nên để lúc ngập, lúc ráo
nước sẽ tốt hơn cho sự sinh trưởng của cây rau.
- Qui trình chăm sóc, bón phân giống như lứa đầu.
- Thường thì mỗi chu kỳ sản xuất của rau muống khoảng 6 tháng đến
1 năm là phải trồng mới lại. Tuy nhiên, nếu trồng thâm canh để đạt năng
xuất và hiệu quả tối đa nên để lưu gốc khoảng 6 – 8 tháng là tốt nhất. Sau
đó nên làm đất trồng mới sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Ruộng rau tái sinh

Vệ sinh sạch sẽ ruộng lưu gốc
13


2.8. Tổ chức sản xuất
Sản xuất rau phải được quy hoạch thành một vùng theo yêu cầu như

đã nêu trên. Việc tập hợp nơng dân hình thành các tổ chức như Tổ sản xuất,
Hợp tác xã là một điều kiện tất yếu khơng thể thiếu được, vì những lý do
sau:
- Nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi cao hơn, đa dạng hơn. Một
nơng hộ, một nhóm nhỏ nơng hộ khơng thể đảm trách được vai trị nên cần
phải có sự liên kết.
- Có liên kết với nhau hình thành một tổ chức mới có đủ năng lực để
tiến hành tiếp thị, hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp,
nhà tiêu thụ lớn.
- Quá trình liên kết tạo cho các nông dân các điều kiện trao đổi kinh
nghiệm, nâng cao trình độ sản xuất hồn thiện các quy trình để đổi mới sản
xuất. Sự liên kết với nhau mới có thể áp dụng đồng bộ các biện pháp cơ giới
hoá trong sản xuất con giống, làm đất, canh tác, mua sắm trang thiết bị cũng
như tiến hành sơ chế bảo quản nông sản sau thu hoạch tốt hơn.
- Mối quan hệ hợp tác mới có khả năng xây dựng các dự án vay vốn
phát triển sản xuất khả thi dễ được chấp nhận.
- Được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

14


III. QUI TRÌNH SẢN XUẤT RAU MUỐNG NƯỚC THEO VIETGAP
3.1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Vùng sản xuất rau muống nước áp dụng theo VietGAP phải được
khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định
hiện hành của Nhà nước đối với các mối nguy gây ơ nhiễm về hóa học, sinh
học và vật lý lên sản phẩm rau sau thu hoạch. Trong trường hợp khơng đáp
ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được
hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.
Vùng sản xuất có mối nguy cơ ơ nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao

và khơng thể khắc phục thì khơng được sản xuất theo VietGAP.
Các chỉ tiêu về đất, nước ở mức giới hạn cho phép, kết hợp với các
điều kiện thực tế được đảm bảo theo qui định của Nhà nước sẽ được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an
toàn thì mới tiến hành sản xuất theo VietGAP.

Vùng đủ điều kiện sản xuất RAT

Vùng sản xuất theo VietGAP

3.2. Giống
- Giống tự sản xuất là giống rau muống thân trắng tại địa phương
phải có hồ sơ ghi lại nguồn gốc và qui trình sản xuất giống.
3.3. Quản lý đất và giá thể
- Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn
trong đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước.
- Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong
vùng sản xuất. Nếu bắt buộc phải chăn ni thì phải có chuồng trại và có
biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản
phẩm sau khi thu hoạch.
3.4. Phân bón và chất phụ gia
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục, hữu cơ sinh học, phân
vi sinh, hạn chế và sử dụng hợp lý phân hóa học.
- Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải
được bảo dưỡng thường xuyên.
15


- Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn
và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng

để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.
- Lưu giữ hồ sơ, hóa đơn mua phân bón và chất phụ gia (ghi rõ nguồn
gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua).
- Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời
gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên
người bón).
3.5. Nước tưới
- Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau phải đảm bảo
theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang
áp dụng.
- Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay
thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý
và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả
kiểm tra và lưu trong hồ sơ.

Nguồn nước tưới đủ điều kiện sản xuất RAT
3.6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật).
- Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động được Chi cục
BVTV tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện
pháp sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả.
- Áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý
cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật.
- Mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh
thuốc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử
dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam.
16



- Sử dụng hóa chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa
hoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an
tồn cho vùng sản xuất và sản phẩm.
- Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa.
- Các hỗn hợp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết cần
được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.
- Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường
xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ơ
nhiễm mơi trường.
- Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi
thoáng mát, an tồn, có nội quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng
dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho.
- Khơng để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các
thuốc dạng bột.
- Hóa chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với
nhãn mác rõ ràng.
- Ghi chép các hóa chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hóa chất, lý do,
vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên
người sử dụng).
- Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất,
người bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử
dụng).
- Khơng tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Những vỏ bao
bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo
quy định của nhà nước.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư
lượng hóa chất có trong rau, quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan
chức năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các
phịng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng

thuốc bảo vệ thực vật.

17


Kho phân thuốc và dụng cụ lao động
3.7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
3.7.1. Thiết bị, vật tư và đồ chứa
- Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với
đất và hạn chế để qua đêm.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế
nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm.
- Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất
giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và
có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.
3.7.2. Thiết kế và nhà xưởng
- Được cấp giấy chứng nhận VietGAP cho nhà xưởng sơ chế.
3.7.3. Vệ sinh nhà xưởng
- Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hóa chất thích hợp theo
qui định khơng gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường.
- Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ.
3.7.4. Vệ sinh cá nhân
- Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu
cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ.
- Nội qui vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy.
- Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh và duy
trì đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động.
- Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý.
3.7.5. Xử lý sản phẩm
18



- Chỉ sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong
quá trình xử lý sau thu hoạch.
- Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất
lượng theo qui định.
3.7.6. Bảo quản và vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển được làm sạch trước khi xếp thùng chứa
sản phẩm.
- Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa
khác có nguy cơ gây ơ nhiễm sản phẩm.
- Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận
chuyển.

Nhà máy sơ chế rau VietGAP

Khu vực sơ chế rau VietGAP

3.8. Quản lý và xử lý chất thải
- Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ
hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.

Bao bì thuốc BVTV được thu gom để đúng nơi qui định
3.9. Người lao động
3.9.1. An toàn lao động
- Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến
thức và kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép.
19



- Tổ chức và cá nhân sản xuất cung cấp trang thiết bị và áp dụng các
biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao
động bị nhiễm hóa chất.
- Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn
tại kho chứa hóa chất.
- Người được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận
các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun
thuốc.
- Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để
chung với thuốc bảo vệ thực vật.
- Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun
thuốc.
3.9.2. Điều kiện làm việc
- Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý.
- Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao
động. Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.
- Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí)
phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn
cho người sử dụng.
- Phải có quy trình thao thác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro di
chuyển hoặc nâng vác các vật nặng.
3.9.3. Phúc lợi xã hội của người lao động
- Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt
Nam
- Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt
và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản.
- Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với Luật
Lao động của Việt Nam
3.9.4. Đào tạo
- Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những

nguy cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn.
- Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực
dưới đây:
+ Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ.
+ Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động.
+ Sử dụng an tồn các hóa chất, vệ sinh cá nhân.

20


Giấy chứng nhận sức khỏe

Giấy chứng nhận tập huấn

3.10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản
phẩm
3.10.1. Tổ chức và cá nhân sản xuất rau muống nước theo VietGAP
phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực
vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v…
3.10.2. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra
hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi
chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có
biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ.

Sổ nhật ký đồng ruộng và hóa đơn chứng từ

21


3.11. Kiểm tra nội bộ

3.11.1. Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra
nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.
3.11.2. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh
giá; sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có
nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng
kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải
được lưu trong hồ sơ.
3.11.3. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và
báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.
3.12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
3.12.1. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu
đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.
3.12.2. Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất
theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật,
đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.

22


Phụ lục 1:
Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn)

TT

Ngun tố

Mức giới hạn
tối đa cho phép

(mg/kg đất
khơ)

1

Arsen (As)

12

2

Cadimi (Cd)

2

3

Chì (Pb)

70

4

Đồng (Cu)

50

5

Kẽm (Zn)


200

Phương pháp thử *

TCVN 6649:2000
(ISO11466:1995)
TCVN 6496:1999
(ISO11047:1995)

* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.

Phụ lục 2:
Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn)

TT

Ngun tố

Mức giới hạn tối
đa cho phép
(mg/lít)

Phương pháp thử*

1

Thuỷ ngân (Hg)


0,001

TCVN 5941:1995

2

Cadimi (Cd)

0,01

TCVN 665:2000

3

Arsen (As)

0,1

TCVN 665:2000

4

Chì (Pb)

0,1

TCVN 665:2000

* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.


23


Phụ lục 3:
Mức giới hạn tối đa cho phép
của một số vi sinh vật và hoá chất gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chỉ tiêu

STT

Mức giới hạn tối
đa cho phép

Phương pháp thử*
TCVN 5247:1990

I

Hàm lượng nitrat NO3
(quy định cho rau)

mg/kg

1

Xà lách


1.500

2

Rau gia vị

3
4

600

Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ
cải, tỏi
Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà
tím

500
400

5

Ngơ rau

300

6

Khoai tây, Cà rốt


250

7

Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt
ngọt

200

8

Cà chua, Dưa chuột

150

9

Dưa bở

90

10

Hành tây

80

11

Dưa hấu


60

II

Vi sinh vật gây hại
(quy định cho rau, quả)

1

Salmonella

0

TCVN 4829:2005

2

Coliforms

200

TCVN 4883:1993;
TCVN 6848:2007

3

Escherichia coli

10


TCVN 6846:2007

III
1

CFU/g **

Hàm lượng kim loại nặng
(quy định cho rau, quả,
chè)
Arsen (As)

mg/kg
1,0
24

TCVN 7601:2007;


2

3
4

IV

1

2


TCVN 5367:1991
TCVN 7602:2007

Chì (Pb)
- Cải bắp, rau ăn lá
- Quả, rau khác
- Chè
Thủy Ngân (Hg)
Cadimi (Cd)
- Rau ăn lá, rau thơm, nấm
- Rau ăn thân, rau ăn củ,
khoai tây
- Rau khác và quả
- Chè
Dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật
(quy định cho rau, quả,
chè)
Những hóa chất có trong
Quyết định 46/2007/QĐBYT ngày 19/12/2007 của
Bộ Y tế

0,3
0,1
2,0
0,05

TCVN 7604:2007
TCVN 7603:2007


0,1
0,2
0,05
1,0

Theo Quyết định Theo TCVN hoặc
46/2007/QĐISO, CODEX tương
BYT
ngày ứng
19/12/2007 của
Bộ Y tế
Những hóa chất khơng có Theo CODEX
trong
Quyết
định hoặc ASEAN
46/2007/QĐ-BYT
ngày
19/12/2007 của Bộ Y tế

Ghi chú: Căn cứ thực tế tình hình sử dụng thuốc BVTV tại cơ sở sản xuất để xác
định những hóa chất có nguy cơ gây ơ nhiễm cao cần phân tích.
* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
** Tính trên 25 g đối với Salmonella.

25


×