Tải bản đầy đủ (.pdf) (575 trang)

Tổng hợp hướng dẫn và kỹ năng học tập và nghiên cứu dành cho sinh viên: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.56 MB, 575 trang )

HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG
D ÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT
[1312 Trang]

FDVN LAWFIRM
Email:
Mobile: 0935 643 666

“Feel free to go with the truth”
Address: 99 Nguyen Huu Tho, Hai Chau, Da Nang

Web: www.fdvn.vn | www.fdvnlawfirm.vn | www.diendanngheluat.vn


MỤC LỤC
Tổng hợp hướng dẫn và kỹ năng học tập và nghiên cứu dành cho sinh viên
STT

TÊN TÀI LIỆU

PHẦN 1. TỔNG HỢP TÀI LIỆU KỸ NĂNG CẦN THIẾT CHO SINH
VIÊN
Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học của Th.S Nguyễn Thành Hải
1
Học đại học như thế nào? của PGS.TS Trần Thanh Ái
2
Thực trạng và biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên qua bài tạp
chí khoa học – Đại học Đồng Nai số 06 - 2017: Thực trạng và biện pháp
3
giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học sư phạm khối ngành khoa
học xã hội Trường Đại học Đồng Nai – Tác giả: Đỗ Xuân Tiến


Bài giảng kỹ năng làm việc nhóm của Th.S Đỗ Hải Hoàn
4
Chuyên đề: Kỹ năng quản lý stress và quản lý tài chính cá nhân – Tài liệu
5
giảng dạy kỹ năng mềm của Trường Đại học Trà Vinh
Giáo trình Kỹ năng mềm của Nhóm biên soạn: PGS.TSKH Bùi Loan
6
Thùy và PGS.TS Phạm Đình Nghiệm
Kỹ năng quản lý thời gian – Tài liệu kỹ năng mềm của Trường Đại học
An Giang trong Dự án P.H.E do Nguyễn Vũ Thùy Chi và Đăng Anh Tài
7
biên soạn
Kỹ năng khám phá bản thân – Tài liệu môn học Kỹ năng mềm của Trường
8
Đại học Văn Hiến
Kỹ năng tìm việc làm - Tài liệu kỹ năng mềm của Trường Đại học An
9
Giang trong Dự án P.H.E do Th.S Huỳnh Phú Thịnh biên soạn
10 Giáo trình Tin học văn phịng: Microsoft Word
Giáo trình Tin học văn phòng: Microsoft Excel của Trung tâm phát triển
11
phần mềm ứng dụng và đào tạo ngắn hạn công nghệ
12 Tài liệu Microsoft Powerpoint của Trường Đại học Công nghệ
10 Nguyên tắc sử dụng email chuyên nghiệp của Nguyễn Mạnh Dương –
13
onlinemaketingvietnam.com
PHẦN 2. TÀI LIỆU DÀNH CHO SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC (ĐẶC BIỆT SỬ DỤNG CHO SINH VIÊN LUẬT, CHUYÊN
NGÀNH LUẬT)
Kỹ năng nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên Luật

+ Kỹ năng nghiên cứu khoa học của PGS.TS Bùi Đăng Hiếu – Trung tâm
Đảm báo chất lượng đào tạo – Trường Đại học Luật Hà Nội
14 + Hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên của TS. Lê
Nết – Phòng quản lý NCKH và HTQT, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
+ Một số chia sẻ và nghiên cứu pháp lý của Cao Thị Hoàng Oanh (Công
ty Luật Phuoc&Partners)

SỐ
TRANG
01
02
17
23
34
93
111
238
278
301
376
522
550
569
573
574
574
577
583



15
16
17
18
19

20

21
22

+ Mấy suy nghĩ về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh của TS. Nguyễn Văn Vân – Giảng viên
Khoa Luật Thương mại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu khoa học được Biên tập bởi PGS.TS Nguyễn
Bảo Vệ
Tập bài giảng Kỹ năng nghiên cứu và lập luận của Trường Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh được biên soạn bởi TS. Lê Thị Hồng Vân (chủ biên)
và Th.S Phạm Thị Ngọc Thủy
Phương pháp Luận Nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm – Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội năm 1999
Kỹ năng tư duy có logic – Tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng
sống cho sinh viên thiệt thòi của Trường Đại học An Giang trong Dự án
P.H.E do TS. Võ Văn Thắng biên soạn
Kỹ năng đọc Tài liệu khoa học hiệu quả của TS. Nguyễn Minh Tuấn –
Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Kỹ năng thuyết trình – Tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện kỹ năng
sống cho sinh viên thiệt thòi của Trường Đại học An Giang trong Dự án
P.H.E do TS. Hồ Thanh Mỹ Phương và nhóm cộng tác viên Trương Thị
Mỹ Dung và Đoàn Mỹ Ngọc biên soạn

Phương pháp nghiên cứu khoa học Luật dành cho sinh viên chuyên
ngành Luật do TS. Nguyễn Ngọc Điện biên soạn
Kỹ năng tư duy sáng tạo và phản biện – Tài liệu môn học kỹ năng mềm
của Trường Đại học Văn Hiến
---

586
592
676
932
1109
1178

1181

1234
1284


PHẦN 1.
TỔNG HỢP TÀI LIỆU KỸ NĂNG
CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN

1


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG
Ở BẬC ĐẠI HỌC

(Active Learning in Higher Education)
ThS. Nguyễn Thành Hải
E-mail:

1. HỌC TẬP Ở BẬC ĐẠI HỌC CĨ GÌ KHÁC?
Sự khác nhau trong cách giảng dạy ở bậc phổ thông và Đại học:
Đối với cấp học phổ thông, phương pháp thường thấy là chủ yếu thầy cô giảng và đọc
cho học sinh ghi chép, ít có giờ thảo luận và trao đổi trong quá trình học. Ở đại học: Các thầy cơ
giáo chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn sinh viên tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu, những lời
giảng của các thầy cơ chỉ mang tính chất gợi ý, và hướng dẫn sinh viên thảo luận, tự nghiên cứu
viết tiểu luận... còn chủ yếu dựa vào khả năng tự tiếp thu, tự nghiên cứu và sử lý kiến thức của
sinh viên đối với bài học đó. Chính vì sự khác nhau đó mà làm cho rất nhiều bạn sinh viên rất bỡ
ngỡ trong việc xác định và tìm kiếm một số phương pháp học hiệu qủa nhất cho mình.
Phương pháp học tập ở Đại học
Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc ĐH là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi
trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy, các bạn sinh viên (SV) cần có được
phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó. Bước vào ĐH,
khơng ít các bạn tân SV bỡ ngỡ vì cách học, cách dạy mới. Do SV được coi là những con người
đã trưởng thành, việc học và dạy ở ĐH nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết
quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học ở ĐH luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ
lực mà đạt kết quả học tập cao nhất.
Cách dạy ở Đại học
Đầu tiên, tân SV cần hiểu rõ cách dạy của các thầy cô bậc ĐH. Mặc dù cách dạy ĐH ở
VN vẫn còn mang nhiều yếu điểm đè bẹp sự năng động của SV như cách dạy đọc chép của một
|1

2


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 


số giảng viên, nhưng xu thế dạy của các thầy cô đang dần thay đổi theo sự phát triển của giáo
dục. Thầy cơ ở bậc ĐH đóng vai trị là người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, người đi trước trong
ngành nghề truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm cho người đi sau. Khối lượng kiến thức ở mỗi
môn học là khơng hề nhỏ, bạn có thể dễ dàng thấy rõ điều này qua độ dày của những quyển sách
trong chương trình ĐH.
Vì vậy, thời gian lên lớp của thầy cô chủ yếu là giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn các
tài liệu, các phần nên đọc trong học phần của môn học. Cần chú ý, vẫn biết cách học ở ĐH chủ
yếu là tự học, tự tìm tài liệu, nhưng với số lượng tài liệu vô cùng lớn, khó mà SV có thể tự mị
mẫm chính xác tài liệu thích hợp cho mơn học. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn của thầy cô trong
việc học của SV. Có thể so sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học mới như sau:

Quan niệm

Bản chất

Dạy học truyền thống
Học là quá trình tiếp thu và lĩnh
hội, qua đó hình thành kiến
thức, kĩ năng, tư tưởng, tình
cảm.
Truyền thụ tri thức, truyền thụ
và chứng minh chân lí của giáo
viên.
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo. Học để đối phó với
thi cử. Sau khi thi xong những
điều đã học thường bị bỏ qn
hoặc ít dùng đến.


Các mơ hình dạy học mới
Học là quá trình kiến tạo; sinh viên tìm
tịi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai
thác và xử lý thơng tin,… tự hình thành
hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho sinh
viên. Dạy sinh viên cách tìm ra chân lí.

Chú trọng hình thành các năng lực (sáng
tạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kĩ
thuật lao động khoa học, dạy cách học.
Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc
Mục tiêu
sống hiện tại và tương lai. Những điều đã
học cần thiết, bổ ích cho bản thân sinh
viên và cho sự phát triển xã hội.
Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các
tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm,
bảng tàng, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu
Nội dung
của SV.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi
trường địa phương
- Những vấn đề sinh viên quan tâm.
Các phương pháp diễn giảng, Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải
Phương
truyền thụ kiến thức một chiều. quyết vấn đề; dạy học tương tác.
pháp

Cố định: Giới hạn trong 4 bức Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phịng
Hình thức tổ tường của lớp học, giáo viên đối thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực
diện với cả lớp.
tế…, học cá nhân, học đơi bạn, học theo
chức
cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.

© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

|2

3


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

Mơ hình tháp học tập: sự tập trung và nhớ của người học tăng lên theo các hoạt động đa dạng

2. TÂN SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Phương pháp xác định mục tiêu
Tại sao chúng ta phải xác định mục tiêu?
Đó là vì mục tiêu chính là động lực thúc đẩy chúng ta đến thành cơng. Mục tiêu có ba tác
dụng chính sau:
-

Dẫn đường cho quyết định và hành động của chúng ta

-


Mục tiêu thúc đẩy chúng ta

-

Mục tiêu giúp giải phóng tiềm năng của chúng ta

Khi khơng có mục tiêu, chúng ta không biết tập trung vào việc gì và có khuynh hướng
làm những việc mà chúng ta quan tâm vào thời điểm đó. Chúng ta di chuyển khắp mọi hướng để
rồi quay về lại đúng chỗ cũ thay vì tiến lên theo một hướng nhất định. Nói khác hơn chúng ta
hành động theo đám đông, bạn bè.
Vậy ta xác định mục tiêu như thế nào?
Cần xác định những mục tiêu to lớn, hấp dẫn. Đó là những mục tiêu vượt xa ngoài khả
năng hiện tại của chúng ta và điều quan trọng nhất là ý nghĩ đạt được những mục tiêu ấy thật sự
làm chúng ta cảm thấy hết sức hạnh phúc, phấn khởi. Chính cảm giác vui sướng đặc biệt này

© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

|3

4


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

thúc đẩy ta thức đêm thức hôm học hành chăm chỉ. Tạo ra quyết tâm, động lực để hành động
kiên trì.
Sáu bước xác định mục tiêu hiệu quả
-

Viết ra những gì chúng ta muốn một cách cụ thể


-

Liệt kê tất cả các lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu

-

Lên kế hoạch hành động

-

Xác định thời hạn

-

Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu

-

Lấy đà bằng việc hành động ngay tức khắc

3. PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM
Kỹ năng học tập nhóm
Học nhóm, nghĩa là chúng ta khơng phải ngồi trên lớp với các thầy cô bộ môn thay phiên
nhau dạy, cũng không phải ngồi ở nhà một thầy cô bộ mơn nào đó để học mà chỉ có ta với nhữg
người bạn.
Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của mỗi thành viên nhờ học
hỏi từ bạn bè thơng qua q trính trao đổi và chia sẻ kiến thức cùng nhau, do đó có được những
kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Những ưu điểm của phương pháp học nhóm:
-


Góp phần xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy
sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm
việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó yêu cầu phải giải quyết và để giải được
cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập thể.

-

Tăng khả năng hịa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khác thơng
qua phần trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh.

-

Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó
sản phẩm của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể.

-

Rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kĩ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá
nhân, khả năng làm cho người khác hiểu điều mình hiểu - đây là điểm yếu của đa số sinh
viên chúng ta hiện nay.

Những kĩ năng được rèn luyện trong khi làm việc nhóm là rất quan trọng cho môi trường làm
việc mới sau này, đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong một môi trường tập thể.
Thành lập nhóm
a. Với những nhóm là nhóm học tập, nhóm được thành lập như sau:
© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

|4


5


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

-

Số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng 5 đến 8 thành viên, với số lượng này
nhóm sẽ hoạt động đạt hiệu quả hơn.

-

Nhóm hình thành trên sự cộng tác kết hợp của các sinh viên cùng có chí hướng thực hiện
một vấn đề nào đó cùng với nhau; tuy nhiên để dễ dàng cho việc hoạt động và trao đổi,
tốt nhất là nên thành lập nhóm từ những thành viên có cùng điều kiện về hoạt động (thời
gian, vị trí, cơng việc...).

-

Các thành viên được kết nạp vào nhóm khơng có bất đồng riêng tư từ trước, nếu có hãy
giải quyết bất đồng hoặc tham gia vào một nhóm khác nếu có thể.

b. Sau khi đã tập hợp đủ số thành viên, nhóm tiến hành bầu nhóm trưởng
Bầu nhóm trưởng trên cở sở tự thỏa thuận với nhau. Tiêu chí để bầu nhóm trưởng là:
-

Nhóm trưởng là người có khả năng giao tiếp tốt, tạo được mối quan hệ thân thiện với các
thành viên trong nhóm.

-


Có khả năng đánh giá, tổng hợp một vấn đề.

-

Có khả năng nhân sự: phân chia nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cho các thành viên, đánh giá
vấn đề…, ngồi khả năng chun mơn, khả năng này cũng rất quan trọng, nó đảm bảo
cơng việc được thực hiện với hiệu quả cao nhất.

-

Thống nhất mục tiêu chiến lược cho nhóm

-

Chủ trì các cuộc họp

-

Đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc, nhiệm vụ đã đề ra

-

Kiểm tra, phân tích, khắc phục sai sót

-

Là đại diện chính thức của nhóm

-


Phân nhiệm vụ thực hiện cho từng thành viên

Cách làm việc theo nhóm
Nhóm hoạt động chủ yếu bằng hình thức họp nhóm. Thời gian và địa điểm do nhóm tự thống
nhất và quyết định. Thường thời gian họp nhóm tiến hành trong khoảng 45-75 phút, vì sau thời
gian này mức độ tập trung khơng được cao. Các buổi họp nhóm càng diễn ra thường xuyên càng
tốt.
a. Xây dựng mục tiêu cho nhóm
-

Đề ra mục tiêu là vơ cùng quan trọng để hoạt động nhóm được thành công. Những mục
tiêu được xác định đúng là kim chỉ nam cho hoạt động của nhóm. Vì vậy, sau khi thành
lập nhóm các nhóm cần xây dựng mục tiêu tổng qt riêng cho nhóm của mình dựa trên
những mục tiêu chiến lược đã được đề ra.

-

Sau khi xây dựng mục tiêu tổng quát xong, chia các mục tiêu đó thành nhiều dự án ngắn
hạn.

© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

|5

6


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 


-

Xây dựng các dự án cụ thể dựa trên các dự án ngắn hạn đó.

-

Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cần thực hiện

-

Xây dựng các qui tắc, qui định riêng cho nhóm, thực hiện trong nhóm và mọi thành viên
trong nhóm phải thực hiện nghiêm túc các qui định đó.

b. Tiến hành họp nhóm
- Mở đầu:
+ Các thành viên ổn định vị trí của mình, tắt chng điện thoại hoặc các thiết bị khác để không
ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhóm.
+ Nhóm trưởng hoặc một thành viên nào đó trong nhóm nêu ra các vấn đề cần được giải quyết
trong buổi họp. Sau đó các thành viên thống nhất thứ tự giải quyết các vấn đề.
- Tiến hành giải quyết vấn đề
+ Cách thức làm việc theo nhóm và tính cách kín đáo, bảo thủ, áp đặt khơng thể sống chung với
nhau. Mọi người đều có khả năng đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau, khi ý tưởng được trình bày
các thành viên nên chú ý lắng nghe trọn vẹn ý tưởng, không nên phản ứng, cắt ngang ý tưởng
của thành viên khác.
+ Nhóm cùng thống nhất ý tưởng và đưa ra phương án hành động. Nếu có nhiều ý tưởng và
phương án có khả năng thực hiện như nhau, nhóm tiến hành lấy ý kiến bằng hình thức biểu quyết
để thống nhất ý tưởng và phương án hành động.
+ Các vấn đề, các công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và tư duy ưu tiên giải quyết trước
+ Sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy - chìa khóa giải quyết xung đột ý kiến
Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy do tiến sĩ Edward de Bono đưa ra vào năm 1980, và được mô

tả chi tiết trong cuốn Six Thinking Hats của Edward de Bono. Nguyên tắc của kỹ thuật này là
hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, để rồi sẽ triệt tiêu hồn tồn
các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau.

© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

|6

7


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

4. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CÁ NHÂN
Phương pháp khoa học trong học tập
Nếu học tập mà khơng có khoa học thì năng suất học tập thấp, kiến thức tiếp thu khơng
vững chắc và khó ứng dụng kiến thức trong thực tế. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong
học tập, phải học có phương pháp trong tất cả các khâu: từ nghe giảng, ghi chép, làm bài và chú
tâm tự học
Nghe giảng: Nếu chú tâm nghe giảng, hiệu suất tiếp thu đạt tới 50 phần trăm.
Trong đời sống hàng ngày, q trình thơng tin chiếm tới hai phần ba thời gian hoạt động
của con người, trong đó viết chỉ chiếm 9 %, đọc 16 %, nói 30 % và nghe 45 %. Hiện nay, nhiều
bạn nghe giảng một cách khơng khoa học cịn phổ biến. Người nghe, hoặc cặm cụi ghi chép mà
khơng hiểu người giảng nói gì, hoặc suy nghĩ mung lung về bài giảng, hoặc nghĩ đến việc khác.
Kết quả là sau đó, đầu óc người nghe khơng có ý niệm rõ ràng hoặc có một mớ hỗn độn các ý
niệm, hoặc khơng có ý niệm gì trong đầu. Đây quả là sự lãng phí lớn về thời gian và sức lực của
cả người giảng lẫn người nghe.
Ghi chép: Khơng ai có thể tự tin vào trí nhớ của mình mà khơng cần ghi chép.
Khi một ý niệm được tay ta trực tiếp ghi trên giấy là hình ảnh của ý niệm này được đậm
nét thêm ở trong óc. Có ghi chép bài, học bài càng chóng thuộc. Cũng có bạn thích ghi chép

nhưng ghi chép khơng đúng cách. Họ ghi lia lịa đặc cả trang giấy, thậm chí tới mức sau này
chính bản thân cũng khơng đọc nổi những điều đã ghi. Cách ghi như vậy chỉ làm nhọc cơ thể và
trí não một cách vơ ích.
Làm bài, thực tâp: Học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tập.
Không bao giờ học một cách hời hợt. Học không chỉ là lưu trữ kiến thức rồi để đó, mà chỉ
có thực hành, làm bài nhiều thì mới có thể nhớ kỹ, nhớ lâu. Ở bậc học cao hơn, thực tập là hình
thức học tập không thể thiếu ở các trường, nhất là ở trường đại học. Thực tập có thể tiến hành ở
phịng thí nghiệm, trên thực địa, hay ở các cơ sở nghiên cứu, sản xuất… với mục đích rèn luyện
các thao tác kỹ thuật nhằm củng cố, kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học và để tập dượt ứng dụng
kiến thức khoa học trong thực tế.
Tự học: "Khả năng quý giá giúp con người thành công trong mọi việc".
Ta khơng thể chỉ bằng lịng với cách học thuộc các công thức, quy luật, nguyên lý nêu
trong tài liệu, mà phải tự tìm hiểu sâu thêm về những điều đã học. Phải tập luyện kết hợp ba khả
năng: nghe, xem và ghi. Trí nhớ âm thanh sẽ được kết hợp với trí nhớ hình ảnh, ấn tượng của
kiến thức dễ ăn sâu vào trong vỏ não. Thoạt đầu, thì hai loại trí nhớ này hoạt động tách rời, chú ý
nghe thì quên ghi hay trái lại. Nhưng chỉ sau một thời gian chú tâm tập luyện, ai cũng có thể kết
hợp các khả năng này.
Tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và khả năng tập trung chú ý phải được rèn luyện mới có
chứ khơng do bẩm sinh tự nhiên mà được. Ngoài ra, rèn luyện sự chú tâm học cả những mơn
© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

|7

8


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

khơng thích, ta sẽ đồng thời rèn luyện được nghi lực, chủ động tập trung khi cần thiết. Đây là khả
năng quý giá giúp con người thành công không chỉ trong học tập mà còn trong tất cả mọi việc.

Kỹ năng nghe giảng
Học hiệu quả là thu nhận được nhiều kiến thức nhất, mau chóng nắm được các vấn đề
một cách trực tiếp nhất, chính xác nhất, tiết kiệm thời gian nhất. Phương pháp học có hiệu quả
nhất chính là “Nghe giảng bài”. Nhưng như thế nào là biết nghe và cần chuẩn bị những gì khi
nghe giảng để có thể nắm được các tri thức hiệu quả nhất?
Bạn có thể nhận biết như thế nào là người chịu khó nghe giảng. Khơng chỉ là hình thức
có mặt đầy đủ trong các buổi học mà nên nhìn vào thực chất vấn đề, đó là:
Hiệu quả của sự ý thức chăm chú lắng nghe:
-

Giúp bạn rút ngắn thời gian ôn tập sau này.

-

Làm bài tập nhanh chóng và dễ dàng hơn.

-

Khơng ngỡ ngàng khi đọc lại các đề cương học tập.

-

Nắm được trọng tâm, trọng điểm bài học.

-

Tự tin và hứng thú khi đi học.
Những điều lưu ý khi nghe giảng bài

-


Không được bỏ qua hoặc xem nhẹ thời gian đầu của tiết học.

-

Tập trung theo dõi bài giảng, nói chung chưa nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ
phá vỡ logic của q trình nghe giảng.

-

Tập trung nghe, hiểu vấn đề rồi ghi chép theo ý hiểu của mình. Chú ý ghi dàn bài để nhìn
được khái quát cấu trúc chung của bài giảng, chú ý tới trọng tâm, mấu chốt của vấn đề.

-

Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường
nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.

-

Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã
giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích... để nắm được trình
tự tiến dần đi đến kết luận và rút ra cái mới.

-

Khi gặp chỗ khó, khơng hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó
sau để q trình nghe giảng khơng bị gián đoạn.

-


Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm
rõ những chỗ chưa hiểu.

-

Nên dành vài phút để đọc lướt qua một lượt tài liệu sẽ học trước khi nghe giảng. Biết
được những vấn đề khó để nhắc mình chăm chú hơn khi nghe giảng. (Lưu ý! Xem trước
không thể thay thế việc nghe giảng bài).

© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

|8

9


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

Nghe giảng bài là phương pháp học có hiệu quả nhất, giúp chúng ta thu nhận kiến thức
mới sâu rộng hơn để hồn thiện trình độ học vấn. Khơng những thế, biết lắng nghe khơng chỉ
giúp tiến bộ nhanh chóng trong học tập mà đồng thời còn rèn luyện cho chúng ta biết tu dưỡng
bản thân, nó cũng là một thái độ đúng đắn, lịch sự cần có trong giao tiếp xã hội để được mọi
người yêu quý. Vì vậy, phương pháp nghe để trở thành người có năng lực biết lắng nghe là
phương pháp học có hiệu quả nhất và cũng là cần thiết trước nhất.
Kỹ năng tập trung
Một trong những nguyên nhân khiến hầu hết mọi người gặp khó khăn trong học tập và
làm việc là do thiếu tập trung. Đầu óc bạn cứ nghĩ hết cái này sang cái kia: bị lo lắng, bị cám
dỗ...; vì lơ đểnh, thiếu tập trung nên chuyện học hành và làm việc của bạn trở nên khó khăn,
nhàm chán. Sự hứng thú và sự tập trung luôn đi cùng với nhau. Rõ ràng, hứng thú đã giúp bạn dễ

dàng tập trung thì đồng thời, sự tập trung tốt cũng sẽ giúp bạn có thêm hứng thú, nó sẽ nâng cao
năng suất học tập và làm việc cho bạn.
Có thể nói đơn giản, khả năng tập trung là: năng lực tập trung sự chú ý vào chính cơng
việc đang làm. Đó có thể là đọc sách, nghe nhạc, chuyện trò hay giải quyết các vấn đề chuyên
môn trong học tập và làm viêc. Có một thực tế khơng thể phủ nhận là hiện nay phần lớn chúng ta
không thể tập trung, khả năng tập trung vào những việc bình thường nhất cũng là rất khó. Quan
trọng là bạn có nhận ra là mình đang bị mất tập trung và xác định quyết tâm rèn luyện để thay
đổi hiện trạng đó hay khơng. Sau đây là một số gợi ý để bạn tham khảo:
1. "Quay lại ngay bây giờ”.
Phương pháp này đơn giản nhưng khá hữu hiệu. Thay vì cố gắng xua đuổi ý nghĩ về một
cái gì đó, khơng chống đối nó, bạn hãy chỉ đơn giản “quay lại”: nghĩ ngay về việc bạn đang
làm, ý thức được việc bạn đang làm, nhận biết việc bạn đang làm - đang nghe - đang thấy.
Chẳng hạn như: Bạn đang học và bạn chợt nhớ tới một buổi hị hẹn, hãy nói với chính
mình: “Quay lại ngay bây giờ”, nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang cần tập
trung, quay trở lại với công việc bạn đang làm và tập trung vào cơng việc đó. Khi bạn lại thấy
mất tập trung, hãy nhắc lại: ”Quay lại ngay bây giờ”, nghĩ ngay về việc bạn đang làm, ý thức
được việc bạn đang làm, nhận biết việc bạn đang làm - đang nghe - đang thấy…
2. Tận dụng một cách đúng đắn năng lượng của bạn đúng thời điểm
Bạn cảm thấy sung sức nhất khi nào? Bạn cảm thấy chùng xuống nhất là lúc nào? Ngày
hay đêm? Hãy học những môn học hoặc làm những việc mà theo bạn là khó vào những lúc bạn
thấy khỏe khoắn nhất. Cịn vào những lúc bạn chùng xuống? Hãy học những môn học hoặc làm
những việc thấy hứng thú, dễ dàng hơn. Bạn khơng nên làm những cơng việc quan trọng địi hỏi
tập trung đầu óc cao độ ngay sau khi vừa kết thúc các bài tập cường độ cao chẳng hạn. Chỉ riêng
việc thực hiện “đúng giờ đúng việc” như thế cũng đã giúp bạn tập trung hơn.
3. Những mẹo nhỏ khác:

© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

|9


10


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

-

Hãy chọn một chỗ thích hợp nhất, tránh điện thoại, nên có và thực hiện nghiêm túc một
thời khóa biểu hiệu quả. Khi bạn chuẩn bị, hãy giành chút thời gian nghĩ xem bạn cần
chuẩn bị những gì, đề ra một hướng giải quyết chung để có thể hồn thành công việc,
phân loại công việc và xác định các phương pháp hồn thành các cơng việc phải làm,
chia nhỏ bài học hoặc cơng việc thành từng phần nếu có thể.

-

Để cho đỡ nhàm chán, bạn nên thay đổi môn học sau một đến hai giờ, nên có những lúc
nghỉ giải lao thích hợp. Bạn nên đi lại ngồi hành lang hoặc đứng ngắm cảnh bên cửa sổ,
lấy nước cho đầy bình nếu trên bàn làm việc của bạn ln có một bình nước.

-

Bạn hãy ngủ đủ thời gian mình thấy cần phải ngủ. Khi bạn thấy mình đã ngủ đẫy giấc,
thấy tỉnh táo, bạn sẽ dễ dàng tập trung để hồn thành cơng việc phải làm hơn. Bạn hãy cố
gắng sống phù hợp với nhịp sống quen thuộc của cơ thể bạn.

-

Nếu bạn hay bị phân tán đầu óc do có cái gì đó làm bạn buồn phiền chẳng hạn, thì hãy
dành riêng thời gian cho các ý nghĩ buồn phiền đó. Bạn hãy thỏa thuận với chính mình là
hàng ngày, có khoảng thời gian đặc biệt chỉ để suy nghĩ, xử lý lo lắng, buồn phiền.

Khơng để nó ám ảnh một cách đeo đẳng, nếu có, hãy dùng phương cách: “Quay lại bây
giờ” ở trên (1).

Sự rèn luyện một cách có ý thức năng lực tập trung trong cuộc sống hàng ngày sẽ cho
phép bạn tận dụng hiệu quả hơn thời gian và chuẩn bị tinh thần để bước vào những trải nghiệm
mới. Năng lực tập trung ngày nay có ý nghĩa lớn lao hơn bao giờ hết, phân tán tư tưởng cản trở
việc học tập, làm giảm khả năng phát triển bản thân. Vì thế, hãy thực hành, luôn luôn thực hành,
thường xuyên nhắc nhở bản thân tập trung. Sự hiểu biết về tập trung, sự hiểu biết này không đủ
giúp nâng cao kỹ năng tập trung của bạn, duy chỉ có chủ ý thực hành là đi đúng hướng. Hãy thực
hành, hãy thực hành bất kỳ phương cách tập trung nào mà bạn thấy thích hợp với mình, bạn nhé!
Cách tìm kiếm - sử dụng tài liệu
Tài liệu, sách vở ở bậc ĐH cũng đồ sộ như khối lượng kiến thức cần tiếp thu. Thông
thường, ở buổi học mở đầu của môn học, thầy cô sẽ giới thiệu các quyển sách cần dùng cho học
phần, các quyển sách có thể tham khảo thêm. Bạn khơng cần mua tất cả những quyển sách này,
nhưng nên họp nhóm và chia nhau mua đầy đủ các sách mà thầy cô nêu ra. Có thể, bạn khơng
dùng hết kiến thức của sách, nhưng sẽ cần một vài điều, một vài công thức mà sách giáo trình
khơng có. Vì vậy, lập nhóm học tập cũng rất quan trọng trong việc học ở ĐH, sẽ được nói đến ở
phần sau.
SV cần tham khảo thật kỹ ý kiến của thầy cô trước khi bắt đầu đọc một tài liệu nào đó.
Khơng phải tài liệu đó khơng hay, mà có thể kiến thức viết trong tài liệu đó khơng phù hợp hay
q cao với chương trình mà mơn học đang giảng dạy.
Các vấn đề khác
Nhiều SV vẫn than phiền cách dạy ĐH ở VN vẫn cịn mang nặng lý thuyết, thiếu thực
hành. Khơng thể phủ nhận chương trình đào tạo cịn nhiều yếu kém ở ĐH, nhưng thực tế, đã có
© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

| 10

11



Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

những chương trình, hội nhóm, câu lạc bộ (CLB) tại các trường được lập ra để SV trau dồi và rèn
luyện những kỹ năng của mình. Ở các trường tự nhiên - kỹ thuật là các CLB Lập trình viên,
robocon, các khối xã hội thường xuyên có những clb, hội nhóm phù hợp với chun ngành như
clb Tầm nhìn Nhân học, CLB Nhà Sử học trẻ, CLB Lí luận trẻ, Hội du khảo…
Vì vậy, học ở ĐH, SV cần chủ động đi tìm và "vồ" lấy kiến thức cho mình. Tại sao có
những SV khơng biết thầy cơ mình tên gì mà lại có những bạn được thầy cơ biết tên? Nhìn lại,
chìa khóa thành cơng ở bậc học ĐH khơng ở đâu xa, nó nằm trong chính bản thân người SV,
chính là cách học chủ động, thái độ sống tích cực, lành mạnh và trách nhiệm với bản thân mình.
6 KỸ NĂNG HỌC TỐT BẬC ĐẠI HỌC
Kỹ năng học tập trên lớp
Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là một việc
đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay khơng đơi khi cịn phụ thuộc vào thầy
giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn phải luyện tập, tránh để bản
thân bị phân tâm.
Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cơ, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói
chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một cách khiến chúng ta tập
trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ giấy trước
khi phát biểu.
Kỹ năng ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn. Không cần
phải ghi tất cả những gì thầy cơ nói. Hãy dành thời gian để nghe các thầy cơ giải thích kĩ hơn về
định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những
điều quan trọng mà sách khơng có. Ngồi ra, vở của người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể
lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.
Kỹ năng học ở nhà
Cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Bạn nên chọn một thời gian học cố định và tạo
cho mình thói quen học thời gian đó. Ngồi ra, cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập
và giải trí như có thể một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục. Nếu bạn học phải phần

khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu hơn, sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp.
Để ghi nhớ tốt
Để có một trí nhớ tốt hãy chọn cho mình một thói quen như khi đến trường kiểm tra sách
vở; nên ghi danh sách các việc cần làm vào một tờ giấy nhỏ và thỉnh thoảng kiểm tra xem tiếp
theo mình cần phải làm gì. Để ghi nhớ tốt trong việc tiếp thu kiến thức thì cùng bạn bè thảo luận
về một vấn đề cùng quan tâm. Ngoài ra, ghi nhớ qua các chi tiết quan trọng, các key words, các
hình ảnh minh họa.

© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

| 11

12


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

Kỹ năng đọc sách
Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Theo đó, đầu
tiên các bạn phải chọn một khối lượng vừa đủ để bắt đầu, cố gắng nắm được cách bố trí, hệ
thống của tư liệu, nếu có phần tóm lượt của tư liệu thì cần phải đọc ngay nó. Sau đó, đọc những
gì bạn hiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa lại những gì khơng hiểu. Đừng nản chí nếu khơng
hiểu. Bạn nên dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem lại. Trong
khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích và tự tìm câu trả lời.
Kỹ năng giải tỏa stress
Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày hoặc
vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè. Sau khi đã cảm thấy thoải mái hơn hãy
bắt đầu giải quyết vấn đề, xem xung quanh bạn có việc gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển
tình hình. Đừng để tâm vào những việc lặt vặt.
Ngồi ra, phải ngủ đủ giờ, hãy ln cố gắng suy nghĩ tích cực như: Tại sao phải “ghét”

khi mà “một chút xíu khơng thích”; Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà “hơi lo một tẹo”; Tại
sao phải “giận sôi người” khi mà “hơi giận một chút” là đủ? Tại sao “đau khổ tột cùng” khi mà
bạn chỉ cần “buồn một tẹo”…
Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra
Phương pháp ghi bài và tiếp thu được 70 - 80% bài giảng của thầy cô là bạn đã thành
công một nửa rồi đấy. Bước vào kỳ thi, đầu tiên bạn phải xác định các tài liệu liên quan để ơn
tập; sắp xếp những gì ghi chép được, hệ thống hóa kiến thức, ước lượng xem cần bao lâu để ơn
tập. Chia nhỏ những gì bạn học thành từng phần.
Học 3 tiếng buổi sáng, 3 tiếng buổi chiều sẽ hiệu quả hơn ngồi học cả ngày. Hoặc bạn có
thể ơn theo nhóm, điều này giúp bạn có điều kiện để hoàn thiện cả những phần quan trọng mà
nếu học một mình bạn rất dễ bỏ qua. Bạn nên thu xếp một buổi tổng ôn tập trước khi thi. Đặc
biệt, bạn nên chú ý đến những thông tin được các thầy, cô chỉnh sửa đến mọi hướng dẫn về học
tập. Đôi khi các bạn quá bận vào một công việc nào đó mà sao nhãng việc học. Khi cịn ít thời
gian để ơn tập thì học nhồi nhét. Đầu tiên hãy xem trước tất cả những tài liệu mà bạn cần phải
học, lướt qua các chương để nắm được ý chính, bỏ qua những phần mà bạn khơng có thời gian
xem lại.
Có một cách rất hay để bạn tiếp cận là: Chọn 5 tờ giấy, chọn 5 ý chính hoặc chủ đề chính,
viết tên ý chính vào phía trên của mỗi tờ giấy, sau đó so sánh đáp án của bạn với đáp án. Tiếp
theo, biên soạn hoặc viết lại những hiểu biết của bạn về từng chủ đề dựa theo những tài liệu mà
bạn đã đọc. Đánh số từng trang những tài liệu mà bạn có từ 1- 5 theo thứ tự giảm dần của mức
độ quan trọng.
Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng
nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng
ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc gì là quan trọng hơn thì làm trước.
© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

| 12

13



Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

Đồng thời tạo thói quen “văn ơn, võ luyện”. Đây là một việc khơng khó, chỉ cần chịu khó ngồi
vào bàn học mỗi ngày thì dần dần sẽ tạo nên thói quen học tập nhất định. Nó sẽ giúp bạn giải
quyết số lượng bài vở hằng ngày.

5. NHỮNG LỜI KHUYÊN KHI BƯỚC VÀO CÁC KỲ THI
Thi cử là chuyện tất yếu trong mọi quá trình học hành tại trường lớp. Đó chẳng qua là
q trình đánh giá kết quả đạt được trong học tập. Nếu sinh viên học đều và chăm chỉ, học tích
cực và chủ động thì các kỳ thi khơng có gì là phải lo lắng cả, thậm chí đó cịn là niềm vui lớn
trong q trình học đấy! Sinh viên chuẩn bị bước vào kỳ thi cần giữ sức khỏe, đáp ứng đầy đủ
các chất dinh dưỡng, tạo trạng thái tâm lý tốt và đặc biệt là không để bị áp lực gây căng thẳng.
Sau đây là những cách giúp bạn có được sức khỏe và tinh thần tốt nhất để đạt kết quả cao trong
các kỳ thi.
Giữ gìn sức khỏe
Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng vì trong thời gian ôn thi,
học tập với cường độ cao, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng. Ở giai đoạn này, các bạn cần tăng
cường các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua… cùng các loại rau xanh, củ,
quả. Bên cạnh đó, các bạn nên uống từ 2 đến 3 ly sữa mỗi ngày. Có vậy, sức khỏe mới được đảm
bảo và việc học tập cũng hiệu quả hơn.
Thức ăn đem lại nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe nhưng nếu khơng bảo đảm vệ
sinh thì trở thành mầm mống của nhiều bệnh tật. Để nâng cao sức khỏe và giúp bữa ăn ngon hơn,
hấp dẫn hơn, cần chú ý đến nguyên tắc ba sạch: vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi trường, vệ sinh an
tồn thực phẩm, nhất là trong mùa nắng nóng.
Nên ngủ đủ giấc 7 - 8 giờ mỗi ngày. Buổi trưa dù bận cách mấy cũng nên chợp mắt ít
nhất nửa giờ vì người ta nhận thấy giấc ngủ buổi trưa dù ngắn nhưng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự
tiếp thu kiến thức vào buổi chiều và tạo sự sảng khoái trong học tập.
Giữ trạng thái tâm lý tốt
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để học thi, nhưng việc định hướng, sắp xếp thời

khóa biểu học tập một cách khoa học, hợp lý cũng cần thiết không kém. Kinh nghiệm cho thấy,
chuẩn bị bước vào mùa thi, trạng thái tâm lý của sinh viên không ổn định, lo lắng, thậm chí là sợ
thi nên các bạn dễ bị rối trí. Do vậy, các bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để chú tâm hơn vào
việc học. Tránh tình trạng đầu tư thời gian vào môn này quá nhiều, mơn kia lại q ít, mơn sở
trường thì ham học, cịn những mơn khơng thích thì khơng muốn học.
Việc học tập căng thẳng cũng tạo nên cảm giác mệt mỏi. Vì thế, thời gian ngủ của các
bạn phải được đảm bảo, hoạt động vui chơi giải trí cũng khơng thể bỏ qua. Quãng thời gian thư
giãn có thể là lúc để các bạn hồi tưởng lại những gì đã học.

© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

| 13

14


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

Không nên áp đặt lên kết quả thi cử, chẳng hạn như: “Phải thi đạt cho được loại giỏi, phải
thi đỗ…”; đừng quá quan tâm đến những gì người khác nghĩ mà chỉ nên cố gắng làm thế
nào để đạt kết quả cao nhất theo khả năng của mình. Trong trường hợp tự giải các đề thi thử,
nếu có bài làm của mơn nào khơng được như ý muốn thì hãy khoan vội thất vọng, mà hãy biết
điểm còn yếu của mình để chú tâm hơn cho mơn đó!
Việc giữ gìn sức khỏe cho tốt, tâm lý vững vàng cũng là một cách giúp cho việc thi cử
đạt kết quả cao. Vì vậy, đừng quá lo lắng và miệt mài học thi mà lơi lỏng việc chăm sóc sức khỏe
của bản thân mình bạn nhé!
Chúc các bạn vui - khỏe, đạt nhiều kết quả tốt trong học tập.

“Hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần áp dụng. Mong ước là chưa đủ, chúng ta cần phải làm”  
(Knowing is not enough, we must apply. Willing is not enough, we must do – Goethe)


Các trang web nên tham khảo:

/>
© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

| 14

15


Phương pháp học tập chủ động bậc đại học 

Suy ngẫm
Bây giờ bạn dành 5 phút để suy ngẫm những vấn đề vừa được học và suy nghĩ xem bạn sẽ áp
dụng chúng vào quá trình học của bạn như thế nào? Hãy viết ra những suy nghĩ của bạn:

Tơi đã học được….

Áp dụng khi….

Cụ thể, tơi sẽ 

© 2010 Trung tâm Nghiên Cứu Cải Tiến Phương Pháp Dạy và Học ĐH

| 15

16



Học đại học như thế nào ?
PGS.TS. Trần Thanh Ái
Khoa Sư Phạm
Tóm tắt : Có lẽ đó là câu hỏi mà đa số tân sinh viên đều tự hỏi khi bước vào ngưỡng cửa đại
học. Trong bài viết này, trước hết tôi sẽ điểm lại một số biến động sâu sắc của khoa học có tác
động trực tiếp đến cách thức đào tạo đại học và cách học của sinh viên. Sau đó, tơi sẽ trình bày
những nét cơ bản của đào tạo đại học. Cuối cùng, tôi sẽ nêu những đặc điểm của đào tạo theo
học chế tín chỉ hiện nay để các tân sinh viên có được những khái niệm tổng quát về việc học
của mình sắp tới.

Học đại học như thế nào ? có lẽ là một trong những băn khoăn hàng đầu của các em tân
sinh viên, khi các em vừa trải qua hành trình ở phổ thơng với nhiều bất cập mà báo chí đã đề
cập đến rất nhiều trong những năm qua. Các từ và cụm từ « học vẹt », « hư học », « học thụ
động », « học để lấy bằng »... thường được dùng để phê phán lề lối học tập mà nhiều em vẫn áp
dụng, ngay cả khi đã bước chân vào trường đại học. Điều đó hàm ý rằng học sinh và sinh viên
cần thay đổi cách thức học tập, nhất là khi nước ta đang hội nhập sâu rộng vào các mặt hoạt
động của thế giới. Trong bài viết này, tơi muốn trình bày một số vấn đề liên quan đến việc học
ở đại học trong thời đại ngày nay. Tôi sẽ bắt đầu từ những sự thay đổi trong quan niệm về kiến
thức khoa học, vì đó chính là đối tượng của việc học của sinh viên.
1. Về kiến thức khoa học
1.1. Kiến thức khoa học là tạm thời vì ln thay đổi
Khoa học càng phát triển thì lồi người càng trở nên khiêm tốn hơn. Thật vậy, cho đến
cuối thế kỷ XIX, nhân loại đã hả hê tự mãn về những thành quả khoa học đã có trong các thế
kỷ trước, cho rằng thế giới là hữu hạn, và chỉ cần thời gian là con người sẽ hiểu hết mọi bí ẩn
của vũ trụ. Từ khi thuyết lượng tử của Planck và thuyết tương đối của Einstein ra đời, người ta
biết được rằng vũ trụ là bao la vô tận, và kiến thức của con người chỉ có thể tiệm cận với thế
giới khách quan mà thơi. Hơn thế nữa, kiến thức khơng cịn được xem là bất di bất dịch, mà nó
ln thay đổi tương ứng với trình độ nhận thức của lồi người. Theo Thomas Kuhn, nhà khoa
học luận nổi tiếng người Mỹ, khoa học phát triển theo hai cách : tích lũy dần dần và đột phá
cách mạng. Theo cách thứ nhất, kiến thức cũ luôn luôn được bổ sung cho chi tiết hơn, được

điều chỉnh cho chính xác hơn : đó là sự tiến bộ của khoa học bình thường (normal science).
Cách thứ hai là sự phát triển mang tính cách mạng, khi khoa học bình thường ấy khơng cịn đủ
khả năng giải thích những phản thí dụ, mà Kuhn gọi là anomalies, và sẽ rơi vào khủng hoảng.
Lúc ấy sẽ xảy ra một cuộc cách mạng khoa học, vì nó biến đổi sâu sắc nền tảng của kiến thức
khoa học.
Từ những nhận thức trên đây, người ta đi đến kết luận là kiến thức khoa học ln biến
đổi, khi thì để bổ khuyết, lúc lại phủ định kiến thức cũ : cái mà hôm qua ta cho là chân lý khoa
học thì có thể hơm nay đã trở thành lạc hậu. Điều này có ý nghĩa to lớn đến thái độ của chúng
ta đối với kiến thức khoa học cũng như đến cách thức mà chúng ta tiếp thu hay sản sinh kiến
thức khoa học.
17


1.2. Kiến thức khoa học phát triển theo cấp số mũ
Thế kỷ XX là thế kỷ mà thế giới biến đổi sâu sắc hơn bất kỳ thế kỷ nào trước đó, đặc
biệt là trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật. Về tốc độ phát triển kiến thức, theo ước tính của các
nhà khoa học, cứ 7 năm thì vốn kiến thức khoa học của nhân loại tăng lên gấp đơi, nên người ta
nói là kiến thức gia tăng theo cấp số mũ (Nguyễn Hoàng, 2010). Về khối lượng kiến thức, trong
khoảng 20 năm cuối cùng của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã công bố số lượng tài liệu khoa
học bằng với số tài liệu khoa học mà nhân loại đã công bố trong suốt chiều dài lịch sử hơn hai
thiên niên kỷ của mình. Có thể nói khơng ngoa rằng nhân loại đang chìm ngập trong biển kiến
thức mà mình đã tạo ra. Chính vì thế mà trong thời đại ngày nay khơng cịn những cái đầu
“bách khoa”, khơng ai có thể “biết tất cả”, ngay cả các nhà bác học đối với kiến thức chuyên
ngành hẹp của mình. Và cũng chính vì thế mà người ta cần phải thay đổi cách tiếp cận với kiến
thức khoa học, sao cho con người không bị bấn loạn trong thế giới tri thức của mình, cũng như
thay đổi phương thức giáo dục, biến đào tạo thành tự đào tạo, với phương châm “học tập suốt
đời”.
2. Học đại học là chuẩn bị du hành vào thế giới khoa học
Nếu giáo dục phổ thông chỉ nhằm cung cấp những kiến thức sơ đẳng về thế giới quanh
ta, thì giáo dục đại học vừa cung cấp kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp sau này, vừa kích

thích sinh viên làm cuộc du hành vào thế giới khoa học. Thật vậy, việc học ở đại học khơng chỉ
đơn thuần là để tích lũy kiến thức, mà còn là để khám phá cơ chế sản sinh ra kiến thức, để từ đó
sinh viên có thể dấn thân vào con đường khoa học.
Thế nhưng, như đã nói ở trên, kiến thức khoa học phát triển như vũ bảo, còn thời gian
học đại học gần như là không thay đổi (cử nhân là 4 năm, thậm chí có nơi rút ngăn chỉ cịn 3
năm). Vì thế, nếu vẫn giữ cách học truyền thống thầy truyền đạt kiến thức và trò tiếp nhận thụ
động (cách tiếp cận nội dung) thì chắc chắn rằng khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có rất nhiều lổ
hổng kiến thức, và sẽ gặp nhiều khó khăn để thích nghi với hoạt động nghề nghiệp, cũng như
sẽ không thể nào tiến xa trên con đường khoa học. Thực tế đó khiến các hệ thống giáo dục trên
thế giới phải thay đổi phương thức đào tạo cho phù hợp với thời đại thông tin bùng nổ, để gia
tăng hiệu suất của việc học của sinh viên, theo kiểu học một biết mười. Đó chính là phương
thức dạy cho người học cách tự học, cách thiết kế chìa khóa riêng cho chính mình, để họ tự mở
cánh cửa tri thức và tự trang bị những kiến thức phù hợp với sở thích và thiên hướng của mình.
Nói cách khác, mục tiêu đào tạo ngày nay khơng cịn là kiến thức nữa, mà hướng đến đào tạo
năng lực cho người học.
Hơn 400 năm trước, triết gia người Pháp và cũng là nhà giáo dục Montaigne (15331593) đã nói : « Mieux vaut une tête bien faite que bien pleine ». Một cái đầu biết suy nghĩ tốt
hơn là một cái đầu đầy kiến thức. Ý tưởng này vẫn cịn ngun giá trị của nó trong thời đại
ngày nay ; nó hóa thân vào trong phương châm giáo dục hiện hành là « học cách tự học »,
« học cách khám phá ».
Thế nào là một cái đầu « biết suy nghĩ » ? GS. Cao Huy Thuần cho rằng « một cái đầu
biết suy nghĩ là một cái đầu có khả năng tổng quát hóa, biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề,
biết nối kết những kiến thức với nhau để làm bật ra ý nghĩa » (Cao Huy Thuần, 2006). Nói cách
khác, cái đầu biết suy nghĩ là cái đầu biết chắc lọc từ những thông tin tản mạn thành những quy
luật và học là chỉ lưu trữ những phương pháp chắc lọc đó. Nói cách khác, đó chính là học cách

18


chế tạo cơng cụ tư duy khoa học. Có như thế thì cái đầu khơng bị « đầy », khơng bị bảo hịa
trong q trình học tập. Và đó cũng chính là điều kiện thuận lợi cơ bản cho việc tự học của sinh

viên.
GS. Tạ Quang Bửu, nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, trong
một buổi nói chuyện trước sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1970 đã nhấn mạnh: "Tự
học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo, đồng thời là cái nơi ni dưỡng trí sáng tạo. Ai
giỏi tự học khi đang ở trường, người đó sẽ tiến xa" (dẫn lại từ Ngơ Tứ Thành, 2008, tr.106107). Cịn đối với GS. Phan Đình Diệu, chỉ có những người biết tự học mới học thực sự:
“Học là để hiểu biết. Học có thầy có lớp thì sẽ thu được những hiểu biết mà người khác
nghĩ là mình cần được biết. Tự học thì tức là tự mình đi tìm những gì mà mình thấy là
cần biết. Cho nên, tự học địi hỏi tính chủ động, tự mình phải biết là mình biết gì, chưa
biết gì và muốn biết gì, rồi mới tìm học cái mà mình muốn biết đó” (Phan Đình Diệu,
2013).
Đối với các nhà khoa học, tự học rất quan trọng và khơng thể thiếu được, vì nó nhằm lắp
đầy khoảng trống giữa tri thức của cá nhân nhà khoa học và kho tàng tri thức của nhân loại về
một vấn đề nào đó. Vì thế, nhà khoa học trước hết là người có kỹ năng giỏi về tự học. Nói cách
khác, tự học chính là bước đi đầu tiên trên con đường khám phá khoa học.
3. Học đại học theo học chế tín chỉ
Trên lý thuyết, phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ là một giải pháp nhằm phát huy
cao nhất ý thức tự chủ của sinh viên trong q trình đào tạo, và nhằm kích hoạt q trình tự đào
tạo của họ. Vì thế, nó hướng đến việc phát triển tính năng động của sinh viên trong mọi hoạt
động đào tạo. Trong từng môn học, sinh viên được yêu cầu phải dành gấp đôi thời gian lên lớp
để tự học, tự nghiên cứu tài liệu... Do đó, nếu khơng biết tự học, hoặc khơng có cách tự học
đúng đắn, sinh viên sẽ dễ mất phương hướng và sẽ dễ bỏ cuộc. Đó chính là điều kiện then chốt
của học tập tích cực.
3.1. Học tập tích cực là có thể chủ động vạch ra lộ trình kiến thức của mình để tự đào tạo
Như đã nói ở trên, đại dương kiến thức ngày càng mênh mông, và do đó, khơng một
trường lớp nào có thể cung cấp cho người học đủ kiến thức để vào đời. Vì thế, sinh viên cần
phải thích nghi với thời đại, tức là phải thích nghi với lối học tập tích cực. Khác với đào tạo
niên chế, đào tạo theo hệ thống tín chỉ khuyến khích sinh viên tự vạch ra lộ trình tiếp cận kiến
thức của mình cho phù hợp với định hướng nghề nghiệp và phát triển cá nhân của mỗi người.
Trong khn khổ quy định của chương trình đào tạo của nhà trường, sinh viên có thể « tự thiết
kế chương trình đào tạo » và lập « kế hoạch đào tạo » cho chính mình. Điều đó có nghĩa là sinh

viên cần phải « nhìn xa trơng rộng » về chân trời kiến thức của ngành học của mình thì mới tận
dụng được ưu điểm của hệ thống tín chỉ. Nghĩa là phải thăm dò những mảng kiến thức trực
thuộc chuyên ngành của mình, để tự tìm hiểu và khám phá, để bổ sung vào chương trình đào
tạo của nhà trường, theo kiểu « vết dầu loang ». Việc thăm dị này nhằm mục đích xác định
những điều mình chưa biết và muốn biết : nói như GS. Phan Đình Diệu : « Biết mình khơng
biết là khởi đầu của việc học và tự học, nó cũng là khởi đầu của mọi sáng tạo, đặc biệt là sáng
tạo khoa học » (2013). Đó chính là tự đào tạo. Tự đào tạo sẽ càng ngày càng phát triển, đến
mức nó sẽ dần trở thành phương thức đào tạo chủ đạo, như ở cấp đào tạo tiến sĩ, hay duy nhất,

19


như đối với các nhà khoa học, và trong xã hội học tập với phương châm « học tập suốt đời ».
Khơng có tự đào tạo, người sinh viên sẽ không bao giờ trưởng thành về mặt tri thức khoa học.
Để tự học tốt, người học cần phải có một số kỹ năng sau đây :
- Biết mình chưa biết điều gì để học.
- Biết tìm kiếm thơng tin mình cần chứ không chỉ chờ đợi nhà trường cung cấp.
- Biết tư duy độc lập, nghĩa là biết phân tích, đánh giá và đưa ra nhận xét của cá nhân chứ
không chờ đợi kết luận của người khác.
- Biết nhận ra những cái mới, và chấp nhận nó ngay khi nó khơng có lợi cho bản thân.
3.2. Học tập tích cực là biết nâng cao nấc thang nhận thức của mình
B. Bloom, nhà giáo dục người Mỹ đã chia thang nhận thức thành 6 bậc sau đây, từ đơn
giản đến phức tạp :
- Biết: ghi nhớ những điều đã được học. Biểu hiện của khả năng nhớ là có thể hồi tưởng lại sau
một thời gian tương đối dài.
- Hiểu: tức là nắm bắt được các nguyên nhân, nguồn gốc, quá trình… của kiến thức đã được
học. Bằng chứng của sự hiểu là sinh viên phải có khả năng phân tích, diễn giải, mơ tả tóm tắt
thơng tin thu nhận được.
- Vận dụng: sử dụng một cách thích hợp các thơng tin, kiến thức vào những tình huống khác
nhau trong cuộc sống.

- Phân tích: biết chia nhỏ kiến thức thành nhiều phần nhỏ và biết tìm ra mối liên hệ giữa các
thành phần đó với nhau. Biểu hiện của khả năng phân tích là người học có thể chỉ ra các yếu tố
tham gia vào một quá trình hay sự kiện nào đó, đồng thời chỉ ra những sự tương đồng và dị biệt
giữa chúng với nhau.
-Tổng hợp: biết liên kết các chi tiết, thành phần thành một tổng thể để có cái nhìn khái qt hơn
và tồn diện hơn.
- Đánh giá: biết nhận xét, so sánh, phê phán, và gán một giá trị tương ứng, trên cơ sở các tiêu
chí đã được xác định trước.
Năm 1999, L. Anderson cùng những đồng nghiệp của mình đã bổ sung kỹ năng “sáng
tạo” vào các nấc thang tư duy của Bloom. Sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới từ những cái đã
biết, do đó nó là nấc thang cao nhất mà con người có thể đạt đến. Năng lực sáng tạo trước hết
tùy thuộc vào khả năng phát hiện “vấn đề bất cập” của mỗi người, và năng lực giải quyết vấn
đề bất cập. Thế mà để có thể phát hiện vấn đề bất cập, sinh viên cần phải học quan sát thực tế
và tạo thói quen đối chiếu thường xuyên với kiến thức đã học, vì sự đối chiếu đó chính là bà đỡ
của các phát hiện.
Dựa theo các nấc thang nhận thức trên đây, ta có thể thấy rằng những người “học vẹt”
chỉ dừng lại ở cấp độ thứ nhất, tức là “biết”, hoặc ở cấp độ thứ hai, là “hiểu” mà thơi. Điều đó
lý giải vì sao những sinh viên học vẹt thường gặp vơ vàn khó khăn khi tham gia vào thị trường
lao động, và có thể nói chắc chắn rằng khơng một sinh viên học vẹt nào có thể tiến xa trên con
đường chinh phục kiến thức khoa học.

20


3.3. Học tập tích cực là xây dựng tư duy khoa học
Tư duy khoa học là yếu tố then chốt trong mọi hoạt động liên quan đến khoa học, dù cho
đó chỉ là việc học tập của sinh viên hay là nghiên cứu khoa học của nhà khoa học. Đó cũng
chính là chiếc chìa khóa vàng của tự học và học tập tích cực. Tư duy khoa học được thể hiện
trong khái niệm phương pháp khoa học mà mọi nhà khoa học đều phải áp dụng. Trong số các
định nghĩa của nhiều tác giả, thì định nghĩa của Lê Thành Khơi là súc tích nhất và bao qt

nhất :
« Phương pháp khoa học chủ yếu không đưa ra kết luận nào mà khơng có chứng cứ ;
phải dựa trên những kết quả cụ thể, được kiểm soát một cách khách quan chứ không
phải dựa trên những ý kiến cá nhân thường xuất phát từ kinh nghiệm hạn hẹp ; phải phân
biệt những dữ liệu và sự diễn dịch những dữ liệu đó, khơng gị các sự việc vào lý thuyết
mà phải điều chinh lý thuyết cho phù hợp với sự việc ; phải có tính phê phán, nghĩa là
phải chấp nhận việc xem xét lại lý thuyết, dù cho nó đã hồn chỉnh đến đâu chăng nữa »
(Lê Thành Khơi, 1981, dẫn lại từ Tsafak G., 2001, tr.77).
Định nghĩa này có ba nội hàm quan trọng sau đây :
- Mọi kết luận phải dựa trên chứng cứ được kiểm chứng khách quan chứ không phải dựa trên ý
kiến cá nhân mang tính chủ quan : đây là cơ sở của tính khách quan, một trong những đặc điểm
của khoa học.
- Khơng gị các sự việc vào lý thuyết, mà phải điều chỉnh lý thuyết cho phù hợp với sự việc : vì
lý thuyết ln lạc hậu so với thực tế, nên thực tế là nguồn dữ liệu sinh động để nhà nghiên cứu
chắc lọc và bổ sung vào lý thuyết, để làm cho lý thuyết luôn phát triển, và để đem lại cái mới
cho cộng đồng khoa học. Vì thế, khi lý thuyết và thực tế mâu thuẩn nhau, cần phải chấp nhận
việc xem xét lại lý thuyết để bổ sung và tiếp tục hồn chỉnh lý thuyết, chứ khơng bảo thủ bám
lấy những gì đang có.
- Phải có đầu óc phê phán : khi tiếp cận một tài liệu hay một lập luận, phải biết phân biệt những
yếu tố chủ quan và khách quan, thực và ảo, biết xây dựng ý kiến cá nhân và cũng biết xét lại ý
kiến cá nhân của mình, biết xem xét vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau để tránh ý kiến một
chiều, phiến diện. Đây chính là tiền đề cho việc tiếp nhận cái mới.
4. Kết luận
Hơn 400 năm trước, F. Bacon (1561-1626) đã từng tuyên bố « Tri thức là sức mạnh ».
Thời ấy, câu nói này đã được xem là thái độ ngơng nghênh của « kẻ sĩ », vì thời bấy giờ, sức
mạnh được xây dựng trên quyền lực của nhà thờ và thanh gươm của giới quý tộc và một phần
nào đó trên sức mạnh của đồng tiền của giai cấp tư sản đang phát triển. Ngày nay, tuyên bố ấy
của F. Bacon đã trở nên hiện thực : người mạnh ngày nay khơng cịn là những hiệp sĩ hay
những hảo hán như thời xưa, mà « là người có thể khám phá ra những cái mới lạ, những vấn đề
mới, những giải pháp mới, và nhất là con đường mới mà nhân loại sẽ phải theo như nhà thông

thái Nguyễn Trường Tộ [...] là người nắm được cái nguồn của tri thức, nắm được quy luật của
thế giới, của vũ trụ » (Trần văn Đoàn, 2002).
Để khám phá ra những cái mới lạ, những con đường mới, những giải pháp mới..., người
ta không thể không tự học, không thể không rèn luyện những năng lực, đặc biệt là năng lực
sáng tạo, là phương pháp tư duy khoa học. Đó chính là những đóng góp tuy thầm lặng, nhưng
21


căn bản nhất, có ý nghĩa nhất vào sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc. Để kết thúc
bài này, tơi xin mượn câu nói trích từ một bài diễn văn năm 1876 của Charles William Eliot,
người có cơng đưa đại học Harvard từ một trường tỉnh lẻ thành một đại học danh tiếng :
« Sự vĩ đại đích thực của một quốc gia khơng nằm ở lãnh thổ, thu nhập, dân số, thương
mại, hoa màu hay hàng chế biến, mà chính ở các giá trị tinh thần và phi vật chất; ở sự
tinh khiết, sự dũng cảm và tính chính trực của dân tộc đó, ở thi ca, văn chương, khoa
học và nghệ thuật mà dân tộc đó đã tạo ra, ở giá trị đạo đức của lịch sử và đời sống của
họ » (dẫn lại từ Nguyễn Xuân Xanh, 2012b).
Tài liệu tham khảo
Cao Huy Thuần, 2006. Kiến thức: Văn hố và chun mơn, trên tạp chí Thời đại mới, số 9,
tháng 11/2006, bản điện tử truy
cập ngày 21/9/2013.
Ngô Tứ Thành, 2008. Một số giải pháp tự học của sinh viên ngành công nghệ thông tin và
truyền thông (ICT) trên nền tảng ICT - lý luận dựa trên thực tiễn. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 24 (2008), tr. 106-118.
Nguyễn Hoàng, 2010. Hội thảo quốc tế “Các tương lai của giáo dục”, báo Giáo dục Việt Nam,
22/9/2013
Nguyễn Xuân Xanh, 2012, Khoa học, Đại học và Lý tưởng tuổi trẻ,
truy
cập ngày 29/10/2012.
Phan Đình Diệu, 2013. Học để biết mình khơng biết, 9/9/2013
Trần Văn Đồn, 2002. Sự thiết yếu của tự do nghiên cứu, tham luận đọc tại Hội Nghị Quốc Gia

về Liên Kết Hợp Tác Để Phát Triển Giáo Dục Đại Học Việt Nam, Đại học KHXH-NV TP Hồ
Chí
Minh,
10.10.2002.

thể
đọc
tại
truy cập ngày
11/12/2012.
Tsafak G., 2001. Comprendre les sciences de l’éducation, L’Harmattan, Paris.

22


×