Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới trẻ em khuyết tật: Nghiên cứu tổng quan diễn ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.99 KB, 15 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 145-159
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0069

ẢNH HƯỞNG CỦA Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ TỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT:
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN DIỄN NGÔN

Phạm Thị Bền1, Phạm Thị Vân2, và Bùi Thị Anh Phương1
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Công ty Thiết bị, Dịch vụ Giáo dục và Hợp tác Quốc tế VietSpeech
1

2

Tóm tắt. Ơ nhiễm khơng khí là một trong những vấn đề tồn cầu có ảnh hưởng xấu đến
nhiều mặt của đời sống xã hội, tới các nhóm cộng đồng dân cư khác nhau và tới hệ sinh thái
của động vật và thực vật. Những ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới cộng đồng yếu thế
trong xã hội như trẻ khuyết tật cũng được xem xét. Bài viết này mô tả những kết quả nghiên
cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm khơng khí tới trẻ khuyết tật được tổng hợp bằng phương
pháp tổng quan diễn ngơn và phân tích nội dung từ 39 bài báo xuất bản từ 2010 đến nay.
Phân tích nội dung cho thấy các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu ở các nước phát triển,
cỡ mẫu khảo sát lớn theo các độ tuổi từ lúc mang thai tới 19 tuổi theo thiết kế nghiên cứu
trường diễn, lát cắt ngang và hồi cứu hồ sơ. Ơ nhiễm khơng khí được xác định dựa vào các
chỉ số của Ni-tơ đi-ơ-xít, các bon đen, dạng vật chất dạng hạt mịn như PM1, PM2.5, PM10,
lưu huỳnh đi-ơ-xít, hi-đờ-rơ các-bon thơm dạng vịng, ben zen, và ơ dơn tầng bình lưu. Kết
quả của các nghiên cứu cho thấy ơ nhiễm khơng khí có ảnh hưởng tới nguy cơ cao mắc rối
loạn phổ tự kỉ, tăng động giảm tập trung chú ý, khuyết tật trí tuệ, rối loạn hành vi và cảm
xúc bao gồm cả hội chứng trầm cảm và loạn thần ở trẻ em. Ngồi ra, các nghiên cứu cũng
chỉ ra ơ nhiễm khơng khí cịn có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển trí não và sức


khoẻ thể chất của trẻ em như suy yếu sự phát triển thần kinh của thai nhi, mất cân bằng não
sớm, viêm nhiễm, thay đổi cấu trúc não bộ của thai nhi. Việc chỉ ra mối quan hệ giữa ơ
nhiễm khơng khí với tình trạng khuyết tật của trẻ em cho thấy ô nhiễm môi trường được
xem xét như một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới nguyên nhân gây khuyết tật cũng như tác
động tới mức độ nghiêm trọng của khuyết tật ở trẻ em. Việc chỉ ra mối quan hệ này góp
phần thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm bao gồm cả ơ nhiễm khơng khí ở
phạm vi quốc gia và tồn cầu.
Từ khố: ảnh hưởng, ơ nhiễm khơng khí, trẻ khuyết tật, nghiên cứu tổng quan diễn ngơn.

1. Mở đầu
Ơ nhiễm khơng khí là một vấn đề mơi trường của tồn cầu hiện nay. Ơ nhiễm khơng khí
được xác định do sự biến đổi lớn của mơi trường khơng khí theo hướng có hại cho con người,
động vật, thực vật, mơi trường tự nhiên và cơng trình xây dựng. Các thành phần của khơng khí
có sự biến đổi là do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ [1]. Ơ nhiễm khơng khí có thể xuất phát từ
nguồn ô nhiễm tự nhiên như hoạt động của núi lửa, bão bụi, cháy rừng, bụi nước biển, metan,
tác nhân sinh học, mùi sinh ra do sự phân huỷ tự nhiên của các chất hữu cơ,… và nguồn ô nhiễm
Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021.
Tác giả liên hệ: Phạm Thị Bền. Địa chỉ e-mail:

145


Phạm Thị Bền, Phạm Thị Vân, và Bùi Thị Anh Phương

nhân tạo từ các hoạt động của con người như q trình sản xuất cơng nghiệp, sản xuất nơng
nghiệp, giao thông vận tải, chất thải và các nguồn khác,… [2]. Các chất gây ơ nhiễm khơng khí
bao gồm: nitơ đi-ơ-xít (nitrogen oxides, NO2), lưu huỳnh đi-ơ-xít (sulfur oxides, SO2), các-bon
mơ-nơ-xít (carbon monoxide, CO), chì (lead), ơ-zơn tầng bình lưu (ground-level ozone) và vật
chất dạng hạt hay bụi mịn (particle matter, PM) bao gồm PM1, PM2.5 và PM10 [3].
Ơ nhiễm khơng khí gây nên những thiệt hại về kinh tế, năng suất cây trồng, giảm đa dạng

sinh học và hệ sinh thái nước ngọt [2]. Trên cơ sở tổng quan, Ghorani và cộng sự [1] đã liệt kê
các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới con người, bao gồm: nguy hại sức khoẻ, các rối loạn
hô hấp, mất chức năng tim mạch, các bệnh mạn tính. Do tiếp xúc với độc khí, các nguy hại sức
khoẻ xảy ra ở hệ hô hấp, tim mạch, nhãn khoa, da liễu, tâm thần kinh, huyết học, miễn dịch,
sinh sản và ung thư. Ô nhiễm khơng khí cũng được coi là ngun nhân dẫn đến tỉ lệ tử vong
sớm ở người do các bệnh lí như: viêm phổi, đột quỵ, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, và ung thư phổi [4]. Ơ nhiễm khơng khí cũng được cho là nguyên nhân tăng
nguy cơ mắc và tăng mức độ tiến triển của các bệnh lí khác ở người như: hen suyễn, phì đại tâm
thất, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson ở người già, các bệnh lí về mắt và võng mạc, bệnh về da,
béo phì ở người trung và cao niên, các bệnh về giọng, vô sinh ở nam giới, viêm dây thần kinh,
và các rối loạn tâm lí như hung hăng, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần và hoạt động tội phạm
[1, 2, 5]. Do những ảnh hưởng tiêu cực và nguy hại của ơ nhiễm khơng khí, các quốc gia và khu
vực đều đề xuất những giải pháp giảm thiểu, kiểm soát cũng như những chiến lược trong phạm vi
quốc gia, lãnh thổ và toàn cầu để cải thiện chất lượng khơng khí, giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí.
Cùng với người già, trẻ em là một trong những nhóm dễ mắc các bệnh lí do ơ nhiễm khơng
khí [1]. Ơ nhiễm khơng khí ảnh hướng tới việc giảm tăng trưởng thai nhi và sinh nhẹ cân ở trẻ
em, bệnh bạch cầu ở trẻ em, viêm phế quản mãn tính, những vấn đề về hành vi, tình trạng thừa
cân và béo phì, rối loạn dị ứng, bệnh phổi,…[1].
Giống như mọi trẻ em, một bộ phận trẻ em là trẻ khuyết tật cũng chịu những ảnh hưởng
của ô nhiễm không khí. Khuyết tật là chỉ tình trạng khiếm khuyết hay thiếu hụt về cấu trúc và
chức năng cơ thể có ảnh hưởng tới các hoạt động và sự tham gia của cá nhân trong mơi trường.
Tình trạng khuyết tật cũng được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố cá nhân và môi
trường [6]. Việc xem xét ảnh hưởng của mơi trường sống, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi
trường bao gồm cả ô nhiễm không khí trong mối quan hệ với khuyết tật cũng được quan tâm
trong nhiều nghiên cứu trên thế giới trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những nghiên cứu về
mối quan hệ giữa ơ nhiễm khơng khí với trẻ khuyết tật ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết này tìm hiểu về ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới trẻ em khuyết tật. Để thực

hiện được mục tiêu nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu tổng quan diễn ngôn được sử
dụng để thu thập dữ liệu. Nghiên cứu tổng quan diễn ngôn là một nhánh của nghiên cứu tổng
quan. Khác với nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp, nghiên cứu tổng quan
diễn ngơn hữu ích khi nhận diện trên một diện rộng về vấn đề cần quan tâm nghiên cứu. Tổng
quan diễn ngôn được thực hiện khi khơng có điều kiện xác định được tất cả những tài liệu hữu
ích từ các cơ sở dữ liệu số một cách có hệ thống cũng như khơng xác định được chất lượng của
nghiên cứu với những tiêu chuẩn chọn vào và loại ra [7].
Để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng một số nguồn tài liệu
quốc tế và trong nước. Thứ nhất, chúng tơi sử dụng nguồn tài liệu sẵn có và miễn phí từ Google
146


Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới trẻ em khuyết tật: Nghiên cứu tổng quan diễn ngôn

Scholar () để tìm kiếm cả tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt. Thứ hai,
chúng tôi sử dụng thêm cơ sở dữ liệu số PubMed để tìm kiếm các tài liệu tiếng Anh. Thứ ba,
chúng tôi sử dụng nguồn tài liệu mở của thư viện quốc gia Việt Nam (),
Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (o/index.php/index/index), và cơ sở
truy cập mở thư viện số tài nguyên nội sinh của Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc
gia Hà Nội ( để tìm kiếm các tài liệu tiếng Việt. Các từ khố được
sử dụng để tìm kiếm cho tài liệu tiếng Việt là: “ơ nhiễm khơng khí”, “khuyết tật”, “trẻ”, “ảnh
hưởng”. Bằng các từ khố đã xác định để tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu trên, chúng tôi khơng
tìm được tài liệu nào cơng bố bằng tiếng Việt trực tiếp viết về chủ đề ảnh hưởng của ô nhiễm
khơng khí đến trẻ khuyết tật. Các từ khóa được sử dụng để tìm kiếm cho tài liệu tiếng Anh là:
“air pollution”, “impact”, “disability”, “disabilities”, “children”, “cause”, “caused”, “disabled”.
Bằng các từ khố tiếng Anh này để tìm kiếm cho tài liệu tiếng Anh trên cơ sở dữ liệu của
Google Scholar và PudMed, chúng tơi đã sử dụng lệnh tìm kiếm nâng cao với điều kiện tìm
kiếm: là những cơng bố từ 2010 đến 2021, viết bằng tiếng Anh, không phân biệt là bài báo được
bình duyệt hay báo cáo nghiên cứu. Việc tìm kiếm này cho ra 739 kết quả. Chúng tôi đã đọc tiêu
đề của từng kết quả, loại ra những bài trùng nhau, loại ra những bài không có nội dung liên quan

trực tiếp đến ơ nhiễm khơng khí và/hoặc khuyết tật. Sau khi lọc lần thứ nhất, danh sách tài liệu
tìm được là 100 bài báo. Sau khi đọc tóm tắt của 100 bài báo này, chúng tôi lại lọc tiếp lần thứ
hai những bài không liên quan đến trẻ khuyết tật hoặc khơng có số liệu hoặc đo lường cụ thể.
Sau lần lọc thứ hai, số bài báo được lựa chọn là 39 bài. Đây là các bài nghiên cứu nguyên gốc
thực hiện các đo lường về ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới các dạng khuyết tật ở trẻ em.
Nhóm tác giả đã đọc toàn bộ tất cả 39 bài để phục vụ cho việc phân tích nội dung. Mỗi bài
báo được đọc độc lập bởi mỗi thành viên nhóm tác giả và tóm tắt nội dung của bài theo thứ tự:
Tác giả, nước, cỡ mẫu, độ tuổi, loại ơ nhiễm khơng khí, và ảnh hưởng tới trẻ khuyết tật. Bảng
tóm tắt nội dung của từng tác giả trong nhóm được so sánh với nhau để tạo thành một bảng tổng
hợp chung nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng thuận cao về nội dung trong nhóm tác giả,
phục vụ cho việc phân tích nội dung. Nhóm tác giả chia thành hai bảng tóm tắt nội dung chung.
Bảng 1 là thơng tin tóm tắt từ 27/39 bài báo trực tiếp nghiên cứu về mối quan hệ giữa ơ nhiễm
khơng khí với tình trạng khuyết tật đã được chẩn đoán và xác định ở cỡ mẫu khảo sát. Bảng 2 là
thơng tin tóm tắt từ 12/39 bài đề cập đến mối quan hệ giữa ô nhiễm khơng khí với tình trạng sức
khoẻ thể chất và trí não của trẻ em nói chung mà những ảnh hưởng này có thể dẫn tới những
khiếm khuyết hoặc khuyết tật. Các kết quả nghiên cứu tổng quan diễn ngôn từ 39 bài báo thơng
qua phân tích nội dung được trình bày trong mục 2.2 dưới đây.
Bảng 1. Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu công bố về ảnh hưởng
của ơ nhiễm khơng khí tới trẻ khuyết tật (n = 27)
Tác giả

Nước

Mẫu khảo
sát (cỡ, tình
trạng)

Độ tuổi
(năm)


Loại ơ nhiễm
khơng khí

Ảnh hưởng

Becerra [8]

California
(Mỹ)

7.603 trẻ tự
kỉ

0-5 (được
chẩn
đốn)

Ơ nhiễm khơng khí
liên quan đến giao
thơng

Tiếp xúc trước sinh:
có liên quan đến
RLPTK

Chen [9]

Trung
Quốc


1.240
124 trẻ tự kỉ

0-3

PM1, PM2.5 và PM10

Tiếp xúc trong 3 năm
đầu đời: tăng nguy cơ
mắc RLPTK

Emerson
[10]

Anh

18.000

Sinh năm
2000-

Ơ nhiễm khơng khí
ngồi trời

Mắc KTTT cao hơn
đáng kể so với gia

147



Phạm Thị Bền, Phạm Thị Vân, và Bùi Thị Anh Phương
đình khơng có trẻ mắc
KTTT

2002
Nồng độ ơ nhiễm
khơng khí: NO2 và
PM

Tiếp xúc trước sinh:
khơng gia tăng nguy
cơ ADHD

7-11

Ơ nhiễm khơng khí
liên quan đến giao
thơng và tiếng ồn ở
trường học

Ơ nhiễm khơng khí:
gia tăng vấn đề hành
vi; tiếng ồn ở trường:
nhiều triệu chứng
ADHD hơn.

151

6-9


Hydrocarbon thơm
đa vịng

Có ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển thần
kinh, rối loạn hành vi

California

246.420

Từ
khi
sinh đến 5
tuổi

Ơ nhiễm khơng khí
O3 cùng với tiểu
đường khởi phát
sớm thai kì

Tăng tính nhạy cảm
với nguy cơ RLPTK

Kerin [15]

Mỹ

227
325 trẻ tự kỉ


2-5

NO2, PM2.5, PM10,
ozone, và ơ nhiễm
khơng khí gần
đường lớn

NO2, PM2.5, PM10: trí
tuệ, hành vi thích ứng
giảm; độ nặng của
RLPTK: khơng ảnh
hưởng

Markevych
[16]

Saxony,
Đức

66.823

20002004 đến
2014

Ơ nhiễm khơng khí
ngồi trời

Ảnh
hưởng

ADHD.

Min [17]

Hàn Quốc

8.936

Từ
đến
tuổi

PM10 và NO2

Tăng tỉ lệ mắc ADHD
thời thơ ấu.

Mortamais
[18]

Barcelona,
Tây Ban
Nha

186

8-12

Hạt mịn PM2.5


Tiếp xúc trước sinh:
giảm thể tích bó dây
thần kinh, gia tăng
hành vi.

Newman
[19]

Mỹ

762

Từ sinh
đến 7 tuổi

Ơ nhiễm khơng khí
liên quan đến giao
thơng

Tiếp xúc thời kì sơ
sinh: điểm tăng động
cao hơn.

Oudin [20]

Thụy Điển

48.571

Từ

sinh

Ơ nhiễm khơng khí:
NO2

Tăng RLPTK, không
tăng nguy cơ ADHD.

Oudin [21]

Thụy Điển

552.221

< 18

Các chất ô nhiễm
NO2, PM10 và PM2.5

Tỉ lệ phải dùng thuốc
điều trị rối loạn tâm
thần cao.

Pagalan
[22]

Canada

132.256


Từ
sinh

Các chất ô nhiễm
PM2.5, NO, và NO2

NO: tăng nguy cơ
RLPTK,
PM2.5 và NO2: khơng.

Park [23]

Hàn Quốc

7.200
trẻ
nhập viện có
ADHD

10- 19

Các chất ô nhiễm
PM10, NO2 và SO2

Tiếp xúc ngắn hạn:
trầm trọng thêm các
biểu hiện ADHD.

Forns và
cộng

sự
(2018) 11]

Châu Âu

29.127
mẹ-con

cặp

Từ
sinh

Forns và
cộng
sự
(2016) 12]

Barcelona
(Tây Ban
Nha)

4.391
ADHD

trẻ

Genkinger
[13]


Mỹ

Jo và cs.
[14]

148

khi

sinh
10

khi

khi

đến


Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới trẻ em khuyết tật: Nghiên cứu tổng quan diễn ngôn
Perera [24]

NewYork,
Mỹ

351

Từ mang
thai đến 9
tuổi


Hydrocacbon thơm
đa vòng và điều
kiện kinh tế (thu
nhập thấp)

Cùng với bất lợi về
kinh tế xã hội lúc đầu
đời: tăng mắc ADHD.

Perera [25]

Krakow,
Ba Lan

248

Từ mang
thai đến 9
tuổi

Hydrocacbon thơm
đa vòng (PAH)

Cùng với mất tinh thần
trước sinh: ảnh hưởng
rối loạn hành vi.

Peterson
[26]


Mỹ

727 cặp mẹ
con

Từ mang
thai đến
7-9 tuổi

Hydrocacbon thơm
đa vòng (PAH)

Tiếp xúc trước sinh:
tốc độ xử lí chậm và
ADHD.

Raz [27]

Mỹ

1.255
245 trẻ tự kỉ

Từ mang
thai

Ơ nhiễm khơng khí
dạng hạt (PM)


Tiếp xúc lúc mang
thai, đặc biệt 3 tháng
giữa thai kì: tỉ lệ mắc
RLPTK cao hơn.

Raz [28]

Israel

2.098

Sinh năm
20052009

NO2

Tiếp xúc sau sinh:
mắc RLPTK cao hơn
tiếp xúc trước sinh.

Ren [29]

Trung
Quốc

657

Từ sinh
đến
3-4 tuổi


Ơ nhiễm khơng khí
ngồi trời: SO2,
NO2, PM10 và PM2.5

Tiếp xúc lúc mang
thai: tăng khó khăn
hành vi, đặc biệt 3
tháng đầu.

Ritz [30]

Đan Mạch

15.387 trẻ tự
kỉ

Sinh năm
19892013

Các chất ô nhiễm
khơng khí NO2,
SO2, PM10, PM2.5

Tiếp xúc lúc sơ sinh
(khơng phải lúc mang
thai): tăng nguy cơ
chẩn đoán RLPTK và
Asperger.


Roberts
[31]

London,
Anh

284

12-18

Các chất NO2 và
PM2.5

Tiếp xúc lúc 12 tuổi:
liên quan đến trầm
cảm và rối loạn hành
vi lúc 18 tuổi.

Volk [32]

California

245
279 trẻ tự kỉ

2-5

Ô nhiễm khơng khí
liên quan đến giao
thơng: NO NO2,

PM2.5, PM10

Tiếp xúc thời kì mang
thai và năm đầu đời:
liên quan đến RLPTK.

von
Ehrenstein
[33]

California

148.722

Từ
sinh

Khí độc hại từ giao
thơng đơ thị và khí
thải cơng nghiệp

Tử cung người mẹ tiếp
xúc: tăng nguy cơ
RLPTK.

Yousefian
[34]

Iran


388
134 trẻ tự kỉ

2-10

Ô nhiễm khơng khí
xung quanh dạng
hạt và dạng khí

Khơng ảnh hưởng tăng
tỉ lệ mắc RLPTK.

khi

Ghi chú. Các-bon mơ-nơ-xít (carbon monoxide, CO); hydrocarbon thơm đa vịng (polycyclic aromatic
hydrocarbon, PAH); Ni-tơ đi-ơ-xít (nitrogen oxides, NO NO2); lưu huỳnh đi-ơ-xít (sulfur oxides, SO NO2);
ơ-zơn tầng bình lưu (ground-level ozone); vật chất dạng hạt hay bụi mịn (particle matter, PM)
bao gồm PM1, PM2.5 và PM10; và khói sinh khối rắn (solid biomass smoke).
RLPTK = Rối loạn phổ tự kỉ; KTTT = khuyết tật trí tuệ; ADHD = Tăng động giảm chú ý.

149


Phạm Thị Bền, Phạm Thị Vân, và Bùi Thị Anh Phương

Bảng 2. Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới sức khoẻ thể chất
và trí tuệ của trẻ em (n = 12)
Tác giả

Nước


Mẫu khảo
sát (cỡ, tình
trạng)

Độ tuổi
(năm)

Loại ơ nhiễm
khơng khí

Ảnh hưởng

AlvarezPedrerol
[35]

Tây Ban
Nha

1.234

7-10

Ơ nhiễm khơng khí
liên quan đến giao
thơng: PM2.5, BC,
NO2

PM2.5 và BC: giảm
nhận thức, trí nhớ cơng

việc; NO2: khơng

Brabhukumr
[36]

Ấn Độ

1 trường tiểu
học

6-8

Khói sinh khối rắn

Trẻ có IQ thấp hơn

CalderónGarciduas
[37]

Mexico

139

11.91 ±
4.2

PM2.5

Mất cân bằng não sớm,
viêm nhiễm, Parkinson,

Alzheimer

Chiu và cs.
[38]

Mỹ

267

6.5
0.98

PM2.5

Trí nhớ và tập trung
chú ý.

de Bont [39]

Tây Ban
Nha

2.660

7-10

PM2.5, NO2 và
PM10, cácbon, các
hạt siêu mịn


Liên quan đến thừa cân
và béo phì

Freire [40]

Tây Ban
Nha

210

4

Ơ nhiễm khơng khí
liên quan đến giao
thơng: NO2

Chức năng nhận thức

Guxens [41]

Tây Ban
Nha

1.889

Khoảng
14
tháng

Ơ nhiễm khơng khí

dân cư: NO2 và
Benzen

Tiếp xúc trước sinh:
ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển trí não của
trẻ sơ sinh

Guxens [42]

Hà Lan

783

Từ
mang
thai đến
6-10
tuổi

Dạng vật chất hạt
mịn

Tiếp xúc thời kì bào
thai: thay đổi cấu trúc
não của trẻ em

Harris [43]

Mỹ


1.109 cặp mẹ
con

Từ
mang
thai đến
8 tuổi

Ơ nhiễm khơng khí
liên quan đến giao
thơng

Sống gần đường chính
lúc mang thai và đầu
đời: IQ khơng lời và có
lời thấp hơn.

Loftus [44]

Mỹ

1.005

Từ khi
sinh đến
4-6 tuổi

Chất
ơ

nhiễm
khơng khí PM10

Suy yếu sự phát triển
thần kinh của thai nhi

Morales [45]

Tây Ban
Nha

620

4,5

Ô nhiễm khơng khí
liên quan đến giao
thơng: NO2, benzen

Tiếp xúc trước sinh:
suy giảm chức năng
phổi lâu dài ở tuổi mẫu
giáo.

Sunyer [46]

Tây Ban
Nha

2.715


7- 10

Ơ nhiễm khơng khí
liên quan đến giao
thơng

Cải thiện về phát triển
nhận thức ít hơn.

150

±


Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới trẻ em khuyết tật: Nghiên cứu tổng quan diễn ngôn

2.2. Kết quả nghiên cứu
2.1.1. Mô tả chung về các nghiên cứu
Từ 39 bài báo đã khảo sát, nghiên cứu đã được ở các nước khác nhau ở các châu lục nhưng
chủ yếu ở các nước phát triển. Cụ thể là: Mỹ (n =14), Tây Ban Nha (n = 8), Anh (n =2), Đức (n
= 1), Hàn Quốc (n = 2), Thuỵ Điển (n = 2), Ấn Độ (n =1), Ba Lan (n = 1), Canada (n = 1), châu
Âu (n = 1), Đan Mạch (n = 1), Iran (n = 1), Israel (n = 1), Hà Lan (n = 1), Mexico (n = 1), và
Trung Quốc (n = 1).
Khách thể khảo sát và cỡ mẫu khảo sát của 39 bài báo khảo sát trên dải phân bố lớn, nhỏ
nhất là 139 khách thể đến nhiều nhất là 552.221 khách thể. Khách thể khảo sát ở 39 nghiên cứu
được chia thành bốn nhóm chính. Nhóm thứ nhất là nhóm khách thể khảo sát thuộc mẫu dân số
với số lượng lớn khách thể trong đó bao gồm tất cả trẻ em, khơng phân biệt về tình trạng sức
khoẻ hay phát triển (n = 29/39 nghiên cứu). Nhóm thứ hai là các nghiên cứu thực hiện khảo sát
trên khách thể là cặp mẹ con như trong nghiên cứu của Forns [11], Harris [43] và Peterson [26].

Nhóm thứ ba là các nghiên cứu có khách thể khảo sát bao gồm cả trẻ em được chẩn đoán ở một
dạng khuyết tật nào đó và trẻ em khơng khuyết tật (5/39 nghiên cứu). Cụ thể, nghiên cứu của
Chen [9] thực hiện trên 1.240 trẻ không tự kỉ và 124 trẻ rối loạn phổ tự kỉ, Kerin [15] thực hiện
nghiên cứu với 227 trẻ không tự kỉ và 325 trẻ rối loạn phổ tự kỉ, Raz [27] thực hiện [ 1.255 trẻ
không tự kỉ và 245 trẻ rối loạn phổ tự kỉ, Volk [32] thực hiện trên 245 trẻ không tự kỉ và 279 trẻ
rối loạn phổ tự kỉ, và Yousefian [34] thực hiện trên 388 trẻ không tự kỉ và 134 trẻ rối loạn phổ
tự kỉ. Nhóm thứ tư là các nghiên cứu thực hiện trên khách thể khảo sát đã được chẩn đoán là trẻ
khuyết tật (4/39 nghiên cứu). Cụ thể, Ritz [30] nghiên cứu trên 15.387 trẻ rối loạn phổ tự kỉ,
Park [23] khảo sát 7.200 trẻ có chẩn đốn ADHD nhập viện ở 16 vùng ở Hàn Quốc, nghiên cứu
của Forns [12] thực hiện với 4.391 trẻ được chẩn đoán ADHD, và nghiên cứu của Becerra [1]
thưc hiện khảo sát trên 7.603 trẻ rối loạn phổ tự kỉ.
Về độ tuổi của mẫu khảo sát, hầu hết các nghiên cứu đều thực hiện theo dõi từ khi bà mẹ
mang thai hoặc từ lúc sinh đến khi trẻ lớn đến 10 tuổi. Có một vài nghiên cứu thực hiện theo dõi
đến khi trẻ 18-19 tuổi.
Về thiết kế, 39 bài báo khảo sát sử dụng thiết kế nghiên cứu trường diễn, lát cắt ngang hoặc
hồi cứu hồ sơ. Các bài báo sử dụng thiết kế nghiên cứu trường diễn đều theo dõi trong thời gian
nhiều năm. Đối với nghiên cứu trường diễn, nghiên cứu Forns [11] theo dõi từ lúc bà mẹ mang
thai đến khi trẻ 3 đến 10 tuổi. Nghiên cứu của Guxens [41] thực hiện nghiên cứu ở Hà Lan theo
dõi từ khi mang thai đến khi trẻ 6 đến 10 tuổi. Nghiên cứu của Harris [43] theo dõi từ mang thai
tới 8 tuổi. Tương tự, nghiên cứu theo dõi từ khi sinh đến 5 tuổi của Jo [14], đến 4-6 tuổi của
Loftus [44], từ sinh đến 10 tuổi của Min [17], đến 7 tuổi của Newman [19], đến 3-4 tuổi của
Ren [29]. Nghiên cứu của Alvarez-Pedrerol và cộng sự [35] được tiến hành trong 12 tháng với 4
lần đo trên 1.234 trẻ từ 7 đến 10 tuổi. Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ của Becerra và cộng sự [1] đã
trích xuất thơng tin của trẻ sinh từ 1998 đến 2009 với 7.603 trẻ được chẩn đốn có rối loạn phổ
tự kỉ lúc 3 đến 5 tuổi, nghiên cứu của Emerson [10] nghiên cứu hồi cứu tài liệu của trẻ sinh năm
2000-2002. Đối với thiết kế nghiên cứu theo lát cắt ngang, nghiên cứu của Brabhukumr [36] đo
lường chỉ số trí tuệ ở trẻ em trong một trường tiểu học từ 6-9 tuổi. Chen [9] sử dụng thiết kế
nhiều bước chọn mẫu ngẫu nhiên (multi-stage random sampling design) còn de Bont [39] khảo
sát 2.660 trẻ trong năm 2012.
2.1.2. Loại ơ nhiễm khơng khí được sử dụng để đo lường

Trong 39 bài báo đã khảo sát, các loại ơ nhiễm khơng khí được sử dụng để đo lường được
chia thành hai nhóm chính là: ơ nhiễm khơng khí ngồi trời và ơ nhiễm khơng khí trong nhà. Ơ
nhiễm khơng khí được đề cập đến trong các bài báo cũng được chia theo nguồn sản sinh ra ô
151


Phạm Thị Bền, Phạm Thị Vân, và Bùi Thị Anh Phương

nhiễm là ơ nhiễm khơng khí liên quan đến giao thơng, ơ nhiễm khơng khí do khí thải từ nấu
nướng, ô nhiễm tiếng ồn, và ô nhiễm không khí liên quan đến khí thải cơng nghiệp.
Các bài báo đã sử dụng nhiều chỉ số đo lường khác nhau để đo lường mức độ ơ nhiễm
khơng khí. Các chất độc hại thuộc ơ nhiễm khơng khí được sử dụng làm chỉ số đo lường bao
gồm: Ni-tơ đi-ơ-xít (NO2); các bon đen (Black Carbon, BC); dạng vật chất hạt mịn (particulate
matter, PM) như PM1, PM2.5, và PM10. Ngoài ra, các chất khác cũng được sử dụng để đo lường
mức độ ô nhiễm khơng khí là: các bon; các loại hạt, loại bụi siêu mịn; lưu huỳnh đi-ơ-xít (SO2);
hi-đờ-rơ các-bon thơm dạng vịng (polycyclic aromatic hydrocarbon, PAH); benzen, ơ-dơn tầng
bình lưu (ozone, O3); khói sinh khối rắn,…
2.1.3. Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới các nhóm trẻ khuyết tật
Ơ nhiễm khơng khí được xem xét có mối liên quan trực tiếp đến nhiều dạng khuyết tật khác
nhau ở trẻ em trong 27/39 bài báo đã khảo sát (Bảng 1). Dạng khuyết tật được xem xét mối liên
quan đến ơ nhiễm khơng khí nhiều nhất là rối loạn phổ tự kỉ, bao gồm cả trẻ tự kỉ chức năng cao
Asperger (n = 13/39, 33%). Dạng khuyết tật thứ hai là tăng động giảm tập trung (ADHD) với
9/39 bài báo (23%). Rối loạn hành vi (n = 6/39, 15%) và khuyết tật trí tuệ (n = 1, 2.5%) cũng là
các dạng khuyết tật được xem xét trong mối quan hệ với ô nhiễm không khí.
Khi xem xét mối quan hệ giữa ơ nhiễm khơng khí với hội chứng rối loạn phổ tự kỉ, kết quả
từ 13/39 nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt nhau. Một mặt, các nghiên cứu kết luận có mối
quan hệ thuận giữa tỉ lệ ơ nhiễm khơng khí với nguy cơ cao mắc rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ em.
Việc tiếp xúc với ơ nhiễm khơng khí ở các thời điểm khác nhau đều có mối quan hệ với nguy cơ
cao mắc rối loạn phổ tự kỉ. Các thời điểm tiếp xúc bao gồm: giai đoạn trước sinh, trong thời kì
thai kì (Becerra, Jo, Raz, Volk, và von Ehrenstein), giai đoạn từ khi sinh hoặc lúc sơ sinh

(Oudin, Ritz, Volk) và những năm đầu đời (Chen, Raz, Volk). Các nghiên cứu này cũng chỉ ra
loại ô nhiễm không khí cụ thể có mối quan hệ với nguy cơ tăng tỉ lệ mắc rối loạn phổ tự kỉ. Các
loại ơ nhiễm này bao gồm: Ơ nhiễm khơng khí liên quan đến giao thông (Becerra), các loại vật
chất dạng hạt hoặc bụi mịn như PM1, PM2.5, và PM10 (Chen, Raz), NO (Pagalan), NO2 (Oudin),
và O3 (Jo). Ngoài ra, một số nghiên cứu cịn chỉ ra loại ơ nhiễm khơng khí đi kèm với bệnh lí
nền cũng tăng nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỉ, ví dụ: tiếp xúc với ơ nhiễm khơng khí O3 cùng
với tiểu đường thai kì khởi phát sớm (Jo). Mặt khác, một số nghiên cứu kết luận khơng có mối
quan hệ giữa tiếp xúc với một dạng ơ nhiễm khơng khí nào đó với nguy cơ cao mắc rối loạn phổ
tự kỉ ở trẻ em. Cụ thể, nghiên cứu của Pagalan cho rằng việc tiếp xúc với PM2.5 và NO2 không
làm tăng nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỉ (nhưng tiếp xúc với NO thì có). Tương tự, nghiên cứu
của Yousfian cũng khẳng định khơng có mối quan hệ giữa tỉ lệ mắc rối loạn phổ tự kỉ với việc
tiếp xúc ô nhiễm không khí xung quanh dạng hạt và dạng khí. Nghiên cứu của Kerin khẳng định
tiếp xúc với NO2, PM2.5, PM10, tầng ô-dôn và ô nhiễm không khí ở khu vực gần đường giao
thơng lớn có ảnh hưởng đến tỉ lệ mắc rối loạn phổ tự kỉ nhưng không làm tăng độ nặng của dạng
rối loạn này.
Cũng giống như với nhóm rối loạn phổ tự kỉ, kết quả nghiên cứu từ 9/39 bài báo cũng cho
thấy sự không nhất quán khi xem xét mối quan hệ giữa ơ nhiễm khơng khí với hội chứng tăng
động giảm tập trung (ADHD). Nghiên cứu của Markevych nghiên cứu theo dõi 66.823 trẻ em
sinh năm 2000-2004 đến năm 2014 kết luận ơ nhiễm khơng khí ngồi trời có ảnh hưởng đến tỉ
lệ mắc ADHD. Tương tự, nghiên cứu của Min theo dõi trong 10 năm ở Hàn Quốc cũng khẳng
định việc tiếp xúc với PM10 và NO2 làm tăng tỉ lệ mắc ADHD thời thơ ấu. Newman khẳng định
tiếp xúc với ơ nhiễm khơng khí từ giao thông giai đoạn trước sinh làm điểm đánh giá tăng động
của trẻ em tăng cao. Trong nghiên cứu của Park, kết quả cho thấy không chỉ tiếp xúc dài hạn từ
hơn 1 năm trở lên mà ngay cả việc tiếp xúc ngắn hạn trong vài tháng cũng làm trầm trọng thêm
152


Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới trẻ em khuyết tật: Nghiên cứu tổng quan diễn ngôn

các biểu hiện của ADHD và nguy cơ mắc ADHD cao hơn khi tiếp xúc với các chất ơ nhiễm

khơng khí như PM10, NO2 và SO2. Ngoài ra, nghiên cứu của Perera và Peterson đều khẳng định
việc tiếp xúc với độc khí hi-đờ-rơ các-bon thơm đa vòng (PAH) ở giai đoạn đầu đời hoặc giai
đoạn trước sinh đều làm tăng tỉ lệ mắc ADHD. Ngược lại, nghiên cứu của Forns và cs. (2018)
cho thấy nồng độ ơ nhiễm khơng khí NO2 và PM khi tiếp xúc trước sinh không gia tăng nguy
cơ mắc ADHD nhưng Forns 2016 lại khẳng định trong một nghiên cứu ở 4.391 trẻ có chẩn đốn
ADHD là do ảnh hưởng của tiếng ồn ở trường cũng làm tăng các biểu hiện và triệu chứng của
ADHD hơn. Tương tự, Oudin cũng kết luận việc tiếp xúc với NO2 cũng không tăng nguy cơ
mắc ADHD. Tuy nhiên, sự không nhất quán chỉ được đề cập về mối quan hệ giữa việc tiếp xúc
NO2 với tỉ lệ mắc ADHD, còn các loại chất ơ nhiễm khơng khí khác như PM, SO2, PAH,… đều
nhất quán trong các kết quả nghiên cứu là có mối quan hệ với việc gia tăng nguy cơ mắc ADHD
ở trẻ em.
Kết quả nghiên cứu của Emerson cho thấy việc tiếp xúc với ơ nhiễm khơng khí ngồi trời
làm tăng tỉ lệ mắc khuyết tật trí tuệ ở trẻ em. Nghiên cứu trường diễn trong nhiều năm theo dõi
những trẻ sinh năm 2000-2002 từ khi trẻ 7 tháng tuổi và lần lượt theo năm đợt khi trẻ lên 3, 5, 7,
11 và 14 tuổi. Cỡ mẫu khảo sát là 18.495 trẻ. Tất cả các trẻ được tham gia đánh giá để nhận diện
khuyết tật trí tuệ qua nhiều năm bằng các trắc nghiệm khác nhau. Việc đánh giá đã nhận diện ra
647 trẻ khuyết tật trí tuệ (tỉ lệ 3.5%, trong đó bé trai nhiều hơn bé gái với tỉ lệ là 4.3% bé trai và
2.6% bé gái và tỉ số odds ratio là 1.67, 95% CI 1.42-1.96). Ô nhiễm khơng khí được đo lường
trong nghiên cứu này là dựa vào các chỉ số đo lường hằng năm của PM10, NO2, SO2, và CO.
Qua các nhóm tuổi, kết quả cho thấy trẻ khuyết tật trí tuệ trong nghiên cứu này có khoảng 33%
sống ở vùng có tỉ lệ cao NO2, 30% sống ở vùng ô nhiễm CO và 17% sống ở vùng ô nhiễm SO2.
Do vậy, nghiên cứu kết luận việc tiếp xúc với các khí ơ nhiễm ngồi trời làm tăng nguy cơ mắc
khuyết tật trí tuệ hơn so với những gia đình sống ở những vùng mà có mức độ thấp về ơ nhiễm
khơng khí.
Rối loạn hành vi và cảm xúc cũng được xem xét trong mối quan hệ với việc tiếp xúc với ơ
nhiễm khơng khí. Nghiên cứu của Kerin cho thấy việc tiếp xúc với NO2, PM2.5 và PM10 làm
giảm trí tuệ và hành vi thích ứng ở trẻ. Mortamais và cộng sự chỉ ra việc tiếp xúc PM2.5 trước
sinh làm giảm thể tích bó dây thần kinh và từ đó làm gia tăng hành vi không phù hợp ở trẻ em.
Tương tự, nghiên cứu của Ren và cộng sự cũng khẳng định có mối quan hệ giữa việc tiếp xúc
với các chất ô nhiễm ngoài trời như SO2, NO2, PM10 và PM2.5 làm tăng khó khăn hành vi ở trẻ,

ngay từ 3 tháng đầu đời. Không chỉ ở những năm đầu đời, Roberts và nhóm nghiên cứu cịn cho
thấy ảnh hưởng của việc tiếp xúc ơ nhiễm khơng khí như NO2 và PM2.5 khi 12 tuổi cũng là
nguyên nhân của những rối loạn hành vi và trầm cảm khi 18 tuổi. Nghiên cứu của Oudin cũng
chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm như NO2, PM10 và PM2.5 làm tăng tỉ
lệ trẻ em và thiếu niên phải dùng thuốc điều trị rối loạn tâm thần phân liệt.
Ngoài ra, số lượng bài báo (n = 12/39, 31%) không đề cập đến mối quan hệ giữa ơ nhiễm
khơng khí với dạng khuyết tật cụ thể nào nhưng lại chỉ ra những tổn thương nghiêm trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển trí não và thể chất của trẻ em (Bảng 2). Những tổn thương nghiêm trọng
ở não bộ có thể dẫn tới những khiếm khuyết hoặc khuyết tật liên quan đến trí tuệ, ngơn ngữ
hoặc học tập của trẻ. Những tổn thương nghiêm trọng thuộc về chức năng ở não bộ được thể
hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như sau.
Alvarez-Pedrerol và cộng sự [35] nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí liên
quan đến giao thông ở trường và ở nhà với sự phát triển nhận thức khi trẻ đi bộ tới trường.
Nghiên cứu chiều dài trong 12 tháng, đo 4 lần trên 1,234 trẻ từ 7-10 tuổi ở 39 trường học ở Tây
Ban Nha. Nghiên cứu chỉ ra rằng PM2.5 và các-bon đen (BC) có liên quan đến việc suy giảm trí
153


Phạm Thị Bền, Phạm Thị Vân, và Bùi Thị Anh Phương

nhớ ngắn hạn của trẻ; vì thế, cần có đường đi bộ cho trẻ nhỏ tới trường và cung đường đó cần
giảm lượng xe cộ để tăng độ an tồn và giảm việc tiếp xúc với ơ nhiễm khơng khí từ giao thông.
Brabhukumr [36] thực hiện nghiên cứu ở Ấn Độ trên trẻ 6-8 tuổi ở một trường tiểu học đo
lường chỉ số trí tuệ thấp ở những trẻ tiếp xúc với nguồn khí ga chất rắn dùng cho nấu nướng so
với nhóm khơng dùng khí đốt này. Nghiên cứu đã khẳng định việc tiếp xúc với nguồn khí ga
chất rắn dùng trong nấu nướng có ảnh hưởng tới chỉ số trí tuệ của trẻ. Tương tự, nghiên cứu của
Harris [43] cũng nhấn mạnh đến việc ảnh hưởng của ô nhiễm khơng khí từ giao thơng có liên
quan đến điểm chỉ số trí tuệ có lời và khơng lời của trẻ em. Ngồi điểm trí tuệ, các nghiên cứu
chỉ ra những ảnh hưởng về nhận thức hoặc trí nhớ khi tiếp xúc với các chất ơ nhiễm khơng khí.
Chẳng hạn, nghiên cứu của Chiu và cộng sự [38] thực hiện nghiên cứu trên 267 trẻ em độ tuổi

6.5 ± 0.98 tuổi cho thấy các chất hạt vật chất PM2.5 có ảnh hưởng tới chức năng thần kinh thể
hiện ở chức năng kém hơn ở lĩnh vực trí nhớ và tập trung chú ý. Nghiên cứu của Freire [40] chỉ
ra mối quan hệ giữa việc tiếp xúc với NO2 với chức năng nhận thức của trẻ suy giảm. Chức
năng nhận thức ít được cải thiện ở trẻ em khi tiếp xúc với ơ nhiễm khơng khí liên quan đến giao
thơng cũng được nhấn mạnh trong nghiên cứu của Sunyer [46].
Các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa ô nhiễm khơng khí với cấu trúc não bộ của
trẻ. Chẳng hạn, nghiên cứu của Calderón-Garciduas [37] cho thấy việc tiếp xúc với PM2.5 có
thể dẫn tới mất cân bằng não sớm, viêm nhiễm. Nghiên cứu của Guxens [41], [42] chỉ ra việc
tiếp xúc trước sinh với ơ nhiễm khơng khí NO2, benzen và các dạng vật chất dạng bụi mịn làm
thay đổi cấu trúc não của trẻ em. Tương tự, Loftus [44] chỉ ra mối quan hệ giữa ảnh hưởng của
ô nhiễm khơng khí tới việc suy giảm, suy yếu sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi, từ đó
có thể dẫn đến những khiếm khuyết về phát triển thể chất và nhận thức của trẻ.
Ngoài ra, các vấn đề sức khoẻ khác có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất của trẻ em
cũng được đề cập trong các nghiên cứu này. Tình trạng thừa cân, béo phì có liên quan đến ơ
nhiễm khơng khí khi tiếp xúc với PM2.5, NO2 và PM10, cácbon, các hạt siêu mịn được chỉ ra
trong nghiên cứu của de Bont [39]. Sự suy giảm về chức năng của phổi lâu dài ở trẻ mẫu giáo
khi tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí liên quan đến giao thơng như NO2 và benzen trong
nghiên cứu của Morales [45].
Như vậy, có thể thấy những ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới trẻ khuyết tật ở các dạng
là rối loạn phổ tự kỉ, tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc và hành vi, và khuyết tật trí tuệ.
Ngồi ra, một số ảnh hưởng liên quan đến sự phát triển của trẻ em cũng được đề cập trong các
nghiên cứu như vấn đề trí tuệ, sự phát triển não bộ, sự phát triển nhận thức, các vấn đề về bệnh
lí như viêm phổi, hoặc béo phì ở trẻ em. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan diễn ngôn, các ảnh
hưởng của ô nhiễm khơng khí đã được liệt kê và mơ tả trên một bình diện bao quát rộng. Tuy
nhiên, nghiên cứu cũng cịn có những nhược điểm nhất định khi khơng thực hiện tổng quan hệ
thống để có những phân tích một cách toàn diện và hệ thống. Nhược điểm thứ hai là tất cả
những tài liệu tổng quan là tài liệu công bố bằng tiếng Anh thực hiện ở những nước phát triển
nên có thể các kết quả và nhận định sẽ khơng sát với thực tiễn ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng tới
khuyết tật ở các nước đang phát triển.


3. Kết luận
Ơ nhiễm khơng khí là một trong những vấn đề tồn cầu khơng của riêng quốc gia nào.
Phân tích nội dung cho thấy các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu ở các nước phát triển, cỡ
mẫu khảo sát lớn theo các độ tuổi từ lúc mang thai tới 19 tuổi theo thiết kế nghiên cứu trường
diễn, lát cắt ngang và hồi cứu hồ sơ. Ơ nhiễm khơng khí được xác định dựa vào các chỉ số của
Ni-tơ đi-ơ-xít, các bon đen, dạng vật chất dạng hạt mịn như PM1, PM2.5, PM10, lưu huỳnh đi-ô154


Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới trẻ em khuyết tật: Nghiên cứu tổng quan diễn ngơn

xít, hi-đờ-rơ các-bon thơm dạng vịng, ben zen, ơ dơn tầng bình lưu. Kết quả của các nghiên cứu
cho thấy ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tới nguy cơ cao mắc rối loạn phổ tự kỉ, tăng động
giảm tập trung chú ý, khuyết tật trí tuệ, rối loạn hành vi và cảm xúc bao gồm cả hội chứng trầm
cảm và loạn thần. Ngồi ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra ơ nhiễm khơng khí cịn có ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sự phát triển trí não và sức khoẻ thể chất của trẻ em như suy yếu sự phát triển
thần kinh của thai nhi, mất cân bằng não sớm, viêm nhiễm, thay đổi cấu trúc não bộ của thai
nhi. Việc chỉ ra mối quan hệ giữa ơ nhiễm khơng khí với tình trạng khuyết tật của trẻ em cho
thấy ô nhiễm môi trường được xem xét như một yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới nguyên nhân gây
khuyết tật cũng như tác động tới tình trạng khuyết tật của trẻ. Việc chỉ ra mối quan hệ này góp
phần thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm bao gồm cả ô nhiễm khơng khí ở
phạm vi quốc gia và tồn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ghorani-Azam A., Riahi-Zanjani B., Balali-Mood M, 2016. “Effects of air pollution on
human health and practical measures for prevention in Iran”. Journal of Research in
Medical sciences: the official Journal of Isfahan University of Medical Sciences. 21.
[2] Mai Hải Đăng, 2020. “Ơ nhiễm khơng khí, hồn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi
trường”. VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 73-83.
/>[3] WHO, ‘A Global Assessment of Exposure and Burden of Disease: FAQs’ http://www.
who.int/phe/health_topics/outdoorair/global- exposure-assessment-faq/en.
[4] WHO,

health.

/>
[5] Yang, Z., Song, Q., Li, J., & Zhang, Y., 2019. Air pollution as a cause of obesity: Microlevel evidence from Chinese cities. International Journal of Environmental Research and
Public Health, 16(21), 4296. />[6] World Health Organization. International Classification of Functioning. Disability and
Health (ICF). Geneva: 2001, WHO.
[7] From
systematic
to
narrative:
/>
Narrative

Review.

[8] Becerra TA, Wilhelm M, Olsen J, Cockburn M, Ritz B. Ambient air pollution and autism
in Los Angeles county, California. Environmental Health Perspectives. 2013
Mar;121(3):380-6.
[9] Chen G, Jin Z, Li S, Jin X, Tong S, Liu S, Yang Y, Huang H, Guo Y. Early life exposure
to particulate matter air pollution (PM1, PM2. 5 and PM10) and autism in Shanghai,
China: A case-control study. Environment International. 2018;121:1121-7.
[10] Emerson E, Robertson J, Hatton C, Baines S., 2019. Risk of exposure to air pollution
among British children with and without intellectual disabilities. Journal of Intellectual
Disability Research.;63(2):161-7.
[11] Forns J, Sunyer J, Garcia-Esteban R, Porta D, Ghassabian A, Giorgis-Allemand L, Gong
T, Gehring U, Sørensen M, Standl M, Sugiri D., 2019. Air pollution exposure during
155


Phạm Thị Bền, Phạm Thị Vân, và Bùi Thị Anh Phương


pregnancy and symptoms of attention deficit and hyperactivity disorder in children in
Europe. Epidemiology ;29(5):618-26.
[12] Forns J, Dadvand P, Foraster M, Alvarez-Pedrerol M, Rivas I, López-Vicente M, SuadesGonzalez E, Garcia-Esteban R, Esnaola M, Cirach M, Grellier J., 2016. Traffic-related air
pollution, noise at school, and behavioral problems in Barcelona schoolchildren: a crosssectional study. Environmental Health Perspectives; 124(4):529-35.
[13] Genkinger JM, Stigter L, Jedrychowski W, Huang TJ, Wang S, Roen EL, Majewska R,
Kieltyka A, Mroz E, Perera FP., 2015. Prenatal polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH)
exposure, antioxidant levels and behavioral development of children ages 6–9.
Environmental Research; 140:136-44.
[14] Jo H, Eckel SP, Chen JC, Cockburn M, Martinez MP, Chow T, Lurmann FW, Funk WE,
Xiang AH, McConnell R., 2019 Gestational diabetes mellitus, prenatal air pollution
exposure, and autism spectrum disorder. Environment International; 133:105110.
[15] Kerin T, Volk H, Li W, Lurmann F, Eckel S, McConnell R, Hertz-Picciotto I., 2018.
Association between air pollution exposure, cognitive and adaptive function, and ASD
severity among children with autism spectrum disorder. Journal of Autism and
Developmental Disorders; 48(1):137-50.
[16] Markevych I, Tesch F, Datzmann T, Romanos M, Schmitt J, Heinrich J., 2018. Outdoor air
pollution, greenspace, and incidence of ADHD: A semi-individual study. Science of the
Total Environment; 642:1362-8.
[17] Min JY, Min KB., 2017. Exposure to ambient PM10 and NO2 and the incidence of
attention-deficit hyperactivity disorder in childhood. Environment International; 99:221-7.
[18] Mortamais M, Pujol J, Martínez-Vilavella G, Fenoll R, Reynes C, Sabatier R, Rivas I,
Forns J, Vilor-Tejedor N, Alemany S, Cirach M., 2019. Effects of prenatal exposure to
particulate matter air pollution on corpus callosum and behavioral problems in children.
Environmental Research; 178:108734.
[19] Newman NC, Ryan P, LeMasters G, Levin L, Bernstein D, Hershey GK, Lockey JE,
Villareal M, Reponen T, Grinshpun S, Sucharew H., 2013. Traffic-related air pollution
exposure in the first year of life and behavioral scores at 7 years of age. Environmental
Health Perspectives; 121(6):731-6.
[20] Oudin A, Frondelius K, Haglund N, Källén K, Forsberg B, Gustafsson P, Malmqvist E.,

2019. Prenatal exposure to air pollution as a potential risk factor for autism and ADHD.
Environment International; 133:105149.
[21] Oudin A, Bråbäck L, Åström DO, Strömgren M, Forsberg B., 2016. Association between
neighbourhood air pollution concentrations and dispensed medication for psychiatric
disorders in a large longitudinal cohort of Swedish children and adolescents. BMJ open;
6(6):e010004.
[22] Pagalan L, Bickford C, Weikum W, Lanphear B, Brauer M, Lanphear N, Hanley GE,
Oberlander TF, Winters M., 2019. Association of prenatal exposure to air pollution with
autism spectrum disorder. JAMA pediatrics; 173(1):86-92.

156


Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới trẻ em khuyết tật: Nghiên cứu tổng quan diễn ngôn

[23] Park J, Sohn JH, Cho SJ, Seo HY, Hwang IU, Hong YC, Kim KN., 2020. Association
between short-term air pollution exposure and attention-deficit/hyperactivity disorderrelated hospital admissions among adolescents: A nationwide time-series study.
Environmental Pollution; 266:115369.
[24] Perera FP, Wheelock K, Wang Y, Tang D, Margolis AE, Badia G, Cowell W, Miller RL,
Rauh V, Wang S, Herbstman JB., 2018, Combined effects of prenatal exposure to
polycyclic aromatic hydrocarbons and material hardship on child ADHD behavior
problems. Environmental Research;160:506-13.
[25] Perera FP, Wang S, Rauh V, Zhou H, Stigter L, Camann D, Jedrychowski W, Mroz E,
Majewska R., 2013. Prenatal exposure to air pollution, maternal psychological distress,
and child behavior. Pediatrics;132(5):e1284-94.
[26] Peterson BS, Rauh VA, Bansal R, Hao X, Toth Z, Nati G, Walsh K, Miller RL, Arias F,
Semanek D, Perera F., 2015. Effects of prenatal exposure to air pollutants (polycyclic
aromatic hydrocarbons) on the development of brain white matter, cognition, and behavior
in later childhood. JAMA Psychiatry;72(6):531-40.
[27] Raz R, Roberts AL, Lyall K, Hart JE, Just AC, Laden F, Weisskopf MG., 2015. Autism

spectrum disorder and particulate matter air pollution before, during, and after pregnancy:
a nested case–control analysis within the Nurses’ Health Study II cohort. Environmental
Health Perspectives;123(3):264-70.
[28] Raz R, Levine H, Pinto O, Broday DM, Weisskopf MG, 2018. Traffic-related air pollution
and autism spectrum disorder: a population-based nested case-control study in Israel.
American Journal of Epidemiology;187(4):717-25.
[29] Ren Y, Yao X, Liu Y, Liu S, Li X, Huang Q, Liu F, Li N, Lu Y, Yuan Z, Li S., 2019.
Outdoor air pollution pregnancy exposures are associated with behavioral problems in
China’s preschoolers. Environmental Science and Pollution Research;26(3):2397-408.
[30] Ritz B, Liew Z, Yan Q, Cuia X, Virk J, Ketzel M, Raaschou-Nielsen O., 2018. Air
pollution and autism in Denmark. Environmental Epidemiology (Philadelphia,
Pa.);2(4):e028.
[31] Roberts S, Arseneault L, Barratt B, Beevers S, Danese A, Odgers CL, Moffitt TE, Reuben
A, Kelly FJ, Fisher HL., 2019. Exploration of NO2 and PM2. 5 air pollution and mental
health problems using high-resolution data in London-based children from a UK
longitudinal cohort study. Psychiatry Research;272:8-17.
[32] Volk HE, Lurmann F, Penfold B, Hertz-Picciotto I, McConnell R., 2013. Traffic-related air
pollution, particulate matter, and autism. JAMA Psychiatry;70(1):71-7.
[33] Von Ehrenstein OS, Aralis H, Cockburn M, Ritz B., 2014. In utero exposure to toxic air
pollutants and risk of childhood autism. Epidemiology (Cambridge, Mass.);25(6):851.
[34] Yousefian F, Mahvi AH, Yunesian M, Hassanvand MS, Kashani H, Amini H., 2018.
Long-term exposure to ambient air pollution and autism spectrum disorder in children: A
case-control study in Tehran, Iran. Science of The Total Environment;643:1216-22.
[35] Alvarez-Pedrerol M, Rivas I, López-Vicente M, Suades-González E, Donaire-Gonzalez D,
Cirach M, de Castro M, Esnaola M, Basagaña X, Dadvand P, Nieuwenhuijsen M., 2017.
157


Phạm Thị Bền, Phạm Thị Vân, và Bùi Thị Anh Phương


Impact of commuting exposure to traffic-related air pollution on cognitive development in
children walking to school. Environmental Pollution;231:837-44.
[36] Brabhukumr A, Malhi P, Ravindra K, Lakshmi PV., 2020. Exposure to household air
pollution during first 3 years of life and IQ level among 6–8-year-old children in India–A
cross-sectional study. Science of The Total Environment;709:135110.
[37] Calderón-Garciduas L, Mora-Tiscaro A, Ontiveros E, Gómez-Garza G, BarragánMejía G, Broadway J, Chapman S, Valencia-Salazar G, Jewells V, Maronpot RR,
Henríquez-Roldán C., 2008. Air pollution, cognitive deficits and brain abnormalities: a
pilot study with children and dogs. Brain and Cognition;68(2):117-27.
[38] Chiu YH, Hsu HH, Coull BA, Bellinger DC, Kloog I, Schwartz J, Wright RO, Wright RJ.,
2016. Prenatal particulate air pollution and neurodevelopment in urban children: examining
sensitive windows and sex-specific associations. Environment international;87:56-65.
[39] De Bont J, Casas M, Barrera-Gómez J, Cirach M, Rivas I, Valvi D, Álvarez M, Dadvand
P, Sunyer J, Vrijheid M., 2019. Ambient air pollution and overweight and obesity in
school-aged children in Barcelona, Spain. Environment International;125:58-64.
[40] Freire C, Ramos R, Puertas R, Lopez-Espinosa MJ, Julvez J, Aguilera I, Cruz F,
Fernandez MF, Sunyer J, Olea N, 2010. Association of traffic-related air pollution with
cognitive development in children. Journal of Epidemiology & Community
Health;64(3):223-8.
[41] Guxens M, Aguilera I, Ballester F, Estarlich M, Fernández-Somoano A, Lertxundi A,
Lertxundi N, Mendez MA, Tardón A, Vrijheid M, Sunyer J., 2012. Prenatal exposure to
residential air pollution and infant mental development: modulation by antioxidants and
detoxification factors. Environmental health perspectives;120(1):144-9.
[42] Guxens M, Lubczyńska MJ, Muetzel RL, Dalmau-Bueno A, Jaddoe VW, Hoek G, van der
Lugt A, Verhulst FC, White T, Brunekreef B, Tiemeier H., 2018. Air pollution exposure
during fetal life, brain morphology, and cognitive function in school-age children.
Biological Psychiatry;84(4):295-303.
[43] Harris MH, Gold DR, Rifas-Shiman SL, Melly SJ, Zanobetti A, Coull BA, Schwartz JD,
Gryparis A, Kloog I, Koutrakis P, Bellinger DC. 2015. Prenatal and childhood trafficrelated pollution exposure and childhood c,ognition in the project viva cohort
(Massachusetts, USA). Environmental Health Perspectives;123(10):1072-8.
[44] Loftus CT, Hazlehurst MF, Szpiro AA, Ni Y, Tylavsky FA, Bush NR, Sathyanarayana S,

Carroll KN, Karr CJ, LeWinn KZ., 2019. Prenatal air pollution and childhood IQ:
Preliminary
evidence
of
effect
modification
by
folate.
Environmental
Research;176:108505.
[45] Morales E, Garcia-Esteban R, de la Cruz OA, Basterrechea M, Lertxundi A, de Dicastillo
MD, Zabaleta C, Sunyer J., 2015. Intrauterine and early postnatal exposure to outdoor air
pollution and lung function at preschool age. Thorax;70(1):64-73.
[46] Sunyer J, Esnaola M, Alvarez-Pedrerol M, Forns J, Rivas I, López-Vicente M, SuadesGonzález E, Foraster M, Garcia-Esteban R, Basagaña X, Viana M., 2015. Association
between traffic-related air pollution in schools and cognitive development in primary
school children: a prospective cohort study. PLoS Medicine;12(3):e1001792.
158


Ảnh hưởng của ơ nhiễm khơng khí tới trẻ em khuyết tật: Nghiên cứu tổng quan diễn ngôn

ABSTRACT
Impacts of air pollution on children with disabilities: A narrative review

Pham Thi Ben1, Pham Thi Van2 and Bui Thi Anh Phuong1
1

Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education,
2
VietSpeech EDU Ltd.,

Air pollution is one of the global problems with adverse effects on many aspects of human
life, on different population groups and on the ecology of animals and plants. The effects of air
pollution on disadvantaged communities in society such as children with disabilities are also
considered. This paper describes the research results on the effects of air pollution on children
with disabilities through narrative review and content analysis from 39 articles published from
2010 to 2020. Results showed that most studies were conducted in developed countries from the
large survey sample sizes in wide age ranges from from pregnancy to 19 years of age in
longitudinal, cross-sectional and retrospective study designs. Air pollution is determined based
on the indicators of nitrogen dioxide (NO2), black carbon (BC), fine particulate matter (PM)
such as PM1, PM2.5, PM10, sulfur dioxide (SO2), polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH),
benzene, ground-level ozone and solid biomass smoke. Results from the review showcased that
air pollution has an effect on a high risk of autism spectrum disorders, attention deficit
hyperactivity disorder, intellectual disability, behavioral and emotional disorders including
depression and psychosis. In addition, studies have also shown that air pollution has serious
effects on children's brain development and physical health such as impaired fetal neural
development, premature brain imbalance, inflammation, and changes in fetal brain structure.
Showing the relationship between air pollution and children's disability may indicate that
environmental pollution is considered as a factor that negatively affects the disability etiology
and severity. Showing this relationship contributes to promoting environmental protection,
reducing pollution including air pollution at national and global scale.
Keywords: air pollution, children, disability, impact, narrative review.

159



×