Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

ĐỀ tài phân tích các biện pháp tăng lợi nhuận của 1 doanh nghiệp cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.63 KB, 29 trang )

TRNG I HC VINH
KHOA KINH T
---------------(Mẫu 1: Bìa ngoài)

NGUYN ANH DŨNG

TIỂU LUẬN
HỌC PHÂN:

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP NÂNG CAO

Nghệ An, tháng / năm 2021


(MÉu 2: B×a trong)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ
----------------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

Phân tích các biện pháp tăng lợi nhuận của 1 doanh nghiệp
cụ thể

Người hướng dẫn
Học viên thực hiện
Lớp/Địa điểm


: TS.ĐẶNG THÀNH CƯƠNG
: NGUYỄN ANH DŨNG
: K28 QTKD

GVHD: TS. Vũ Việt Hằng. Nghệ An, tháng/ năm

Trang 1


Lời nói Đầu

Trong cơ chế thị trường mở như hiện nay, lợi nhuận đã trở thành mục đích
kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận
là đòn bẩy kinh tế, là mục tiêu hàng đầu và là đích cuối cùng mà tất cả các doanh
nghiệp đều vươn tới. Chỉ khi nào có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có điều kiện
tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, nâng cao uy tín và thế lực của mình trên thị trường
cũng như khơng ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì vậy, việc xác
định đúng đắn lợi nhuận, có biện pháp để nâng cao lợi ích, từ đó phân phối sử dụng
lợi nhuận hợp lý là một trong những vấn đề thường trực của các doanh nghiệp hiện
nay.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác khi chuyển mình sang nền kinh tế thị
trường do có sự thay đổi về cơ chế quản lý, công ty TNHH in Anh Dũng đã gặp
phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng quyết tâm của Ban lãnh đạo cùng
tồn thể cán bộ cơng nhân viên, cơng ty đã có những bước chuyển đổi phù hợp để
đứng vững và phát triển kinh doanh của mình với mục tiêu tối đa hố lợi nhuận,
đảm bảo đời sống công nhân, bảo vệ được tài sản, uy tín của cơng ty trong thương
trường và đóng góp càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. Để tiếp tục duy trì và nâng
cao lợi nhuận, địi hỏi cơng ty phải thiết lập kế hoạch, định hướng phát triển và đề
ra các biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện cơng ty và thích ứng thị trường.
đề tài : “1. Phân tích các biện pháp tăng lợi nhuận của 1 doanh nghiệp

cụ thể” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình với mục đích làm sáng tỏ bản chất và
nguồn gốc của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, đánh giá khái quát tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện lợi nhuận của cơng ty, từ đó đưa ra
một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến việc đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh và thực tế tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty TNHH
in Anh Dũng.


Mục lục

Table of Contents
Lời nói Đầu.............................................................................................................................3
Chương I................................................................................................................................6
Một số biện pháp chủ yếu nhằm phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.........................6
1.1

Quản lý chặt chẽ nhằm hạ giá thành sản phẩm............................................................6

Các biện pháp chủ yếu hạ giá thành:..................................................................................................6

1.2

Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ......................................7

1.3

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.................................................................8

1.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định...........................................................................9

1.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động........................................................................9
Chương 2..............................................................................................................................11
Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Cơng ty TNHH in Anh Dũng...............................................11
1.

Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty:...........................................11

1.1.

Q trình hình thành và phát triển:............................................................................11

1.2.

Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu:............................................................11

1.3.

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty:..............................................12

1.3.1.

2.1.

Đặc điểm qui trình cơng nghệ:..........................................................................................12

Thuận lợi và khó khăn của Cơng ty trong năm 2009:..................................................13

2.1.1.

Thuận lợi:.........................................................................................................................13


2.1.2.

Khó khăn:.........................................................................................................................13

2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty
TNHH in Anh Dũng................................................................................................................14
2.2.1.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây...............14

2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận ở Cơng ty TNHH in Anh Dũng trong
năm 2009.............................................................................................................................16
2.3.1.

Những kết quả đạt được........................................................................................16

2.3.2.

Những vấn đề còn tồn tại.......................................................................................16

Chương III............................................................................................................................18
Một số giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty Tnhh in Anh Dũng.............................................18
1.

Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Anh Dũng trong thời gian tới....18

2.

Các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH in Anh Dũng............................18


2.1

Thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm...........................................19

2.2 Tăng cường đầu tư, đổi mới kết hợp sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị để nâng
cao năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động...................................................................20
2.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất...........................................................20
2.4

Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, chủ động tìm kiếm hợp đồng mới.........21


2.5.

Tăng cường cơng tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp........................................22

2.6.

Mở rộng hoạt động đầu tư tài chính:.........................................................................23

2.7.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty:...........................................24

2.7.1.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định...........................................................................24

2.7.2.


Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:.......................................................................25

Kết luận................................................................................................................................29


Chương I
Một số biện pháp chủ yếu nhằm phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

1. Một số biện pháp chủ yếu
Xuất phát từ việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh
nghiệp, để có thể đạt được mức lợi nhuận mong muốn doanh nghiệp cần thực hiện
những biện pháp sau:
1.1 Quản lý chặt chẽ nhằm hạ giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất sản phẩm là tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản
xuất và tiêu thụ loại sản phẩm nhất định. Hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản
để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, nếu như mức thuế và giá bán được xác định thì
lợi nhuận đơn vị sản phẩm tăng lên hay giảm đi là do giá thành sản phẩm quyết
định.
Các biện pháp chủ yếu hạ giá thành:
Biện pháp 1: Phấn đấu tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động thực chất là việc tăng số sản phẩm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian hay là việc giảm bớt số thời gian lao động cần thiết
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Để có thể tăng năng suất lao động doanh
nghiệp cần áp dụng các biện pháp sau:
- Đẩy mạnh việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, chú ý công tác quản lý và cải tiến máy móc thiết bị sao cho
phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó góp phần
tăng năng suất lao động.
- Tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, sử dụng có hiệu quả máy

móc, trang thiết bị tại doanh nghiệp. Hiện nay, ở hầu hết các doanh nghiệp, máy
móc thiết bị chưa được sử dụng hết công suất thiết kế, điều này đã làm giảm đáng
kể một lượng đáng kể sản phẩm sản xuất ra hàng năm so với định mức. Để tăng
năng suất lao động đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng hết cơng suất máy móc, làm
tăng ca, tăng kíp chú ý bảo dưỡng máy móc theo định kỳ. Việc thêm giờ, tăng ca sẽ
làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra và chi phí khấu hao tính cho một đơn vị sản
phẩm sẽ giảm đi, đồng thời việc tăng ca làm thêm giờ sẽ giúp doanh nghiệp rút
ngắn được thời gian khấu hao cho TSCĐ, giảm thiểu hao mịn vơ hình và có điều


kiện bổ sung máy móc thiết bị từ nguồn vốn khấu hao.
Để tăng năng suất lao động thì người quản lý phải bố trí, sắp xếp lao động
hợp lý và đúng khả năng của người lao động, đồng thời sử dụng các biện pháp
khuyến khích bằng vật chất thúc đẩy họ hăng say với lao động và thi đua sản xuất.
Việc bố trí lao động hợp lý, khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp giữa các yếu tố sản xuất
và loại trừ tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy và là động lực chủ yếu
thúc đẩy tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Để có thể làm tốt được
điều đó, doanh nghiệp cần tổ chức các lớp đào tạo cho công nhân, trang bị cho họ
những kiến thức cần thiết, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như khả năng tay nghề,
cùng lúc đó là việc áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến làm tăng hiệu suất
công tác, giảm chi phí quản lý và hạ giá thành sản phẩm.
Biện pháp 2: Tiết kiệm chi phí vật tư trực tiếp
Để tiết kiệm chi phí vật tư cần giảm hợp lý định mức tiêu hao vật tư cho một
đơn vị sản phẩm và giảm tỷ lệ hao hụt vật tư trong hoạt động sản xuất thì doanh
nghiệp cần áp dụng các biện pháp sau:
+ Lập kế hoạch sản xuất cụ thể chính xác để từ đó có kế hoạch cung ứng vật
tư hợp lý, kịp thời cho các hoạt động sản xuất, tránh tình trạng vật tư bị tồn ứ trong
kho và ảnh hưởng tới chất lượng của vật tư.
+ Thực hiện tốt công tác thu mua và bảo quản vật tư, hạn chế các mất mát
thiếu hụt vật tư, đảm bảo chất lượng cho vật tư trước khi đưa vào sử dụng. Để có

thể thực hiện tốt cơng tác này, doanh nghiệp cần tiến hành phân cơng cơng việc cụ
thể, có biện pháp quản lý khoa học và chặt chẽ nguồn vật tư từ đó tiết kiệm được
chi phí vật tư và hạ giá thành sản phẩm.
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát định mức tiêu hao vật tư để kịp thời xây
dựng mới định mức tiêu hao, đồng thời tiến hành nghiên cứu đổi mới mẫu mã, kiểu
dáng công nghệ của sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu cua người tiêu dùng.
+ Tăng cường công tác quản lý các giai đoạn trong các khâu của quá trình
sản xuất, có các biện pháp khuyến khích vật chất đối với cơng nhân trực tiếp sản
xuất để kích thích họ nâng cao tay nghề và ý thức tự giác trong sản xuất nhằm tiết
kiệm chi phí vật tư và hạ giá thành sản phẩm.
Biện pháp 3: Giảm thiểu chi phí bán hàng
+ Áp dụng các hình thức bán hàng tiên tiến, khoa học và hiệu quả theo
nguyên tắc: “Tiêu thụ sản phẩm, uy tín doanh nghiệp và giảm thiểu hợp lý chi
phí bán hàng”.


1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ
Sản xuất và tiêu thụ là hai quá trình có mối quan hệ gắn bó mật thiết với
nhau, sản xuất tốt làm tăng khối lượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất, là cơ
sở của việc tăng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp. Ngược lại, quá trình tiêu thụ
tốt sẽ làm cho khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng đem lại doanh thu cao, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, chiếm lĩnh thị trường và thúc
đẩy quá trình sản xuất phát triển, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn và có
chất lượng tốt hơn.
Để có thể thực hiện tốt theo phương án này, doanh nghiệp cần thực hiện
các biện pháp sau:
+ Cải tiến kĩ thuật sản xuất, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại,
kịp thời áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào q trình sản
xuất, sử dụng có hiệu quả máy móc.
+ Quản lý khoa học và có hiệu quả lao động, thường xuyên bồi dưỡng

nâng cao tay nghề cho người lao động, nâng cao năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm.
+ Mở rộng số lượng các mặt hàng sản xuất, không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm. Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ, áp dụng các sách lược Marketing
phù hợp.
1.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn là một trong 3 yếu tố quan trọng để tiến hành quá trình sản xuất của
doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả cũng là phương hướng quan trọng để
tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như một yêu cầu
cấp bách mang tính bức thiết đối với mọi doanh nghiệp. Bởi vì nâng cao được hiệu
quả sử dụng vốn khơng những giúp cho doanh nghiệp đủ trang trải chi phí bỏ ra mà
cịn có một phần tích luỹ để lại để tái sản xuất, mở rộng quy mô và lĩnh vực sản


xuất, tăng thu nhập, đổi mới được thiết bị công nghệ,… cũng như quyết định đến sự
sống còn của các doanh nghiệp. Ngồi ra, nó cịn có một số vai trò sau:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đảm bảo cho vốn của doanh nghiệp khơng
những được bảo tồn để tiếp tục tái sản xuất mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp
thực hiện việc tái sản xuất mở rộng.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu chi
phí SXKD. Từ đó tác động tới việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vậy nó là
yêu cầu khách quan đặt ra cho mọi doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh.
- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp đó là lợi nhuậnnguồn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Điều đó càng được sự
quan tâm của nhiều người, đặc biệt trong điều kiện hiện nay. Một doanh nghiệp có
tồn tại được hay khơng là chịu sự tác động của việc doanh nghiệp đó có tạo ra được
lợi nhuận hay khơng. Chính vì thế, SXKD như thế nào để thu được lợi nhuận cao
nhất là mục tiêu hàng đầu trong tất cả các mục tiêu quan trọng khác. Để đạt được
mục tiêu đó địi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD để đạt
được lợi nhuận cao, tạo đà đưa doanh nghiệp vững bước tiến lên đài vinh quang.
1.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản
cố định. Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu
kỳ kinh doanh và hồn thành một vịng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố
định về mặt giá trị.
Đối với vốn cố định, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng TSCĐ như: khai thác hết cơng suất máy móc thiết bị, làm tốt cơng tác
bảo dưỡng thiết bị máy móc, tính tốn khấu hao hợp lý, các địn bẩy tài chính và các
biện pháp khuyến khích vật chất kích thích người lao động... đồng thời đẩy mạnh
công tác quản lý và sử dụng tài sản nhằm bảo toàn vốn cố định. Việc sử dụng vốn
cố định có hiệu quả là một trong những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể
đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nâng cao số lượng, chất lượng của sản phẩm, từ đó
qui mơ sản xuất của doanh nghiệp được mở rộng, doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng,
khả năng thu được lợi nhuận cao hơn.
1.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động


Vốn lưu động của doanh nghiệp (VLĐ) là số vốn ứng ra để hình thành nên
các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần áp dụng các
biện pháp như: Xác định nhu cầu vốn cho các kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp,
sử dụng đúng nguồn vốn lưu động cho các nhu cầu về mua, cung ứng, dự trữ
nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế..., với các khoản phải thu, có các biện pháp hợp
lý tránh bị chiếm dụng tín dụng nhiều, tiến hành xử lý ngay các khoản nợ khó đòi.
Đối với hoạt động tiêu thụ, áp dụng và mở rộng các hình thức tín dụng thương mại,
có các hình thức ưu đãi, khuyến khích cho các khách hàng quen, các khách hàng có
uy tín với doanh nghiệp...
Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ giúp doanh nghiệp hạ thấp được chi phí sử
dụng vốn, chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi
nhuận. Doanh nghiệp càng tiết kiệm được nhiều chi phí thì sẽ càng có thêm nhiều

vốn để mở rộng kinh doanh, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Giảm chi phí kinh
doanh, giá thành sản phẩm hạ cịn là cơ sở để xác định giá bán cạnh tranh với các
sản phẩm cùng loại trên thị trường, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa tăng lợi nhuận.
Sử dụng VLĐ hiệu quả cịn góp phần cho cả q trình sản xuất kinh doanh diễn ra
trơi chảy.
Nói tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yêu cầu tất
yếu đối với doanh nghiệp sử dụng vốn hạch toán kinh doanh trong điều kiện nền
kinh tế thị trường. Nó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,
mở rộng quy mô sản xuất, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần tăng
trưởng nền kinh tế xã hội.


Chương 2
Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Cơng ty TNHH in Anh Dũng
1. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty:
1.1. Q trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH in Anh Dũng thành lập theo chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 0102005647 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14 tháng 06
năm 2002.
Tên công ty: Công ty TNHH in Anh Dũng
Tên giao dịch: TRUONG DAT PRINTING COMPANY LIMITED
Trụ sở chính: Phịng 1, nhà 37, tập thể trường Đại học Bách Khoa, phường
Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hiện nay cơng ty có tổng số gần 100 cơng nhân viên.
Cơng ty TNHH in Thành Đạt có tư cách pháp nhân, có kinh nghiệm kinh
doanh, cung cấp các loại mặt hàng văn phòng phẩm và các dịch vụ liên quan đến
ngành in hơn 8 năm nay, có uy tín trên thị trường, hạch toán độc lập, tự chủ về tài
chính.
1.2. Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là in ấn và các dịch vụ liên quan

đến in ấn, cụ thể như sau:
- In và các dịch vụ liên quan đến in (theo quy định của pháp luật hiện hành);
- Buôn bán vật tư thiết bị ngành in;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
- Đại lý kinh doanh văn hố phẩm có nội dung được phép lưu hành;


- Sản xuất, mua bán và in các loại bao bì;
- Dịch vụ ăn uống;
- Dịch vụ quảng cáo thương mại;
- Đào tạo nguồn nhân lực (Trừ các hoạt động môi giới, xuất khẩu lao động
và tuyển dụng cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động);
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh phòng hát
karaoke, vũ trường, quán bar);
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
1.3.1. Đặc điểm qui trình cơng nghệ:
Loại hình sản xuất của cơng ty là kiểu chế biến liên tục theo các đơn đặt
hàng và hợp đồng, sản xuất hàng loạt từ nguyên liệu gốc ban đầu xuất phát từ các
đặc điểm của ngành in, quy trình sản xuất được tiến hành qua các bước công nghệ
sau:
- Lập maket: Khi nhận được các tài liệu gốc thì bộ phận lập maket trên cơ sở
nội dung in sẽ tiến hành bố trí các bản in như tranh ảnh, dòng cột, kiểu chữ (to, nhỏ,
đậm, nhạt ...)
- Tách màu điện tử: Những bản in cần màu sắc (ngoài in đen trắng) như
tranh ảnh, chữ màu cần phải được đem đi chụp tách màu điện tử, mỗi bản bao gồm
4 màu chủ yếu: xanh, đỏ, đen, vàng. Việc lập maket và tách màu điện tử được tiến
hành đồng thời sau đó cả hai được chuyển sang bình bản.
- Bình bản: Trên cơ sở maket tài liệu và phim màu, bộ phận bình bản sẽ làm
nhiệm vụ sắp xếp, bố trí các loại chữ, hình ảnh theo khn mẫu của trang in.
- Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển

sang, bộ phận chế bán có nhiệm vụ chế bản vào khn in nhôm hoặc kẽm.
- Gia công in: Nhận vật tư từ các kho nhà máy, gia công từ các bản khuôn in
máy tạo ra từng loại bản in theo mẫu mỗi bản khuôn.


- Giai đoạn hoàn thiện: Sau khi nhận được các tờ in từ giai đoạn in chuyển sang, bộ
phận đóng sách bắt giấy theo thứ tự thành tay sách. Các tay sách được đóng thành
quyển sau đó là vào bìa, xén gọt 3 mặt sách cho đẹp và cuối cùng là đóng gói sách
giao cho khách hàng.
2. Tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty TNHH in Anh Dũng:
2.1. Thuận lợi và khó khăn của Cơng ty trong năm 2009:
2.1.1. Thuận lợi:
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là sản xuất theo các đơn đặt hàng và
những hợp đồng kinh doanh nên không thực hiện khâu tiêu thụ và khơng có sản
phẩm ế thừa đo đó có thể nói đây là một thuận lợi quan trọng của Cơng ty so với
các doanh nghiệp cùng ngành khác. Hơn nữa Cơng ty có những khách hàng quen
thuộc và có uy tín nên dù trong năm 2009 vừa qua hầu hết các Công ty vẫn chịu ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 và làm ăn khó khăn thì Cơng ty vẫn giữ
được những đơn đặt hàng và số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ vẫn ổn định như
những năm trước, do đó doanh thu vẫn tăng với tốc độ khá cao so với năm 2008.
Trong năm 2009 Công ty cũng đã chủ động đổi mới thiết bị, đầu tư máy móc
mới, bên cạnh đó Cơng ty có đội ngũ cơng nhân lành nghề, có kinh nghiệm và tinh
thần làm việc nghiêm túc do đó năng suất lao động tăng, tác động tích cực tới kết
quả kinh doanh của Cơng ty.
2.1.2. Khó khăn:
Vì ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là in ấn và các dịch vụ liên
quan đến in ấn nên vật liệu đầu vào chủ yếu cho q trình sản xuất của Cơng ty là
giấy các loại và mực in. Trong năm 2009 vừa qua, thị trường giấy thực sự lên cơn
sốt vì giá tăng nhưng cũng khó có hàng để mua. Sau đợt tăng giá hồi đầu năm, giấy
in các loại tăng thêm ít nhất 300.000 đồng/tấn. Tháng 1 năm 2009, giấy in, giấy viết

(loại định lượng trên 70g/m2) của Công ty cổ phần giấy Tân Mai giá chỉ ở mức 18,7
triệu đồng/tấn, đến tháng 5 sau hai lần điều chỉnh đã tăng lên 21,7 triệu đồng/tấn.
Các loại giấy bìa so với thời điểm đầu năm 2009 cũng tăng ít nhất 15%, hiện giá các
loại giấy này trên thị trường khoảng 20,6 triệu đồng/tấn. Các loại giấy bìa cacton,
giấy lớp mặt ... cũng tăng giá một cách chóng mặt. Khơng chỉ giấy thành phẩm,
giấy vụn cũng tăng giá nhanh chóng, nếu năm 2008 chỉ cần 3,5 triệu đồng đã mua
được 1 tấn giấy vụn thì tại thời điểm hiện nay mức giá này là 4,6 triệu đồng/tấn,
tăng tới 31,5%. Tuy giá giấy tăng cao như vậy nhưng thị trường giấy lại hết sức


khan hiếm, vì vậy cũng như tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành in khác,
Công ty cũng phải chịu những bất lợi do tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh
đó, tình trạng in lậu tràn lan chưa kiểm soát được đây cũng là điều bất lợi của
Công ty khi cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khơng
thiếu gì các doanh nghiệp in cung cấp các sản phẩm cùng loại với Công ty.
Công ty cũng sản phẩm nhiều lịch các loại, nên thường vào thời điểm cuối
năm dương lịch công việc của Công ty tăng lên đột biến, đây cũng là một khó khăn
với Cơng ty trong việc tổ chức sản xuất, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, đủ về số
lượng tốt và tốt về chất lượng.
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi
nhuận của Công ty TNHH in Anh Dũng
2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những
năm gần đây
Tuy là một Cơng ty có quy mơ nhỏ, sản lượng, doanh thu, cũng như lợi
nhuận không lớn nhưng với gần 7 năm hoạt động và phục vụ khách hàng, Công ty
TNHH in Anh Dũng cũng đã làm thỏa mãn một bộ phận khách hàng tương đối lớn
và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho tồn thể cán bộ cơng
nhân viên trong Công ty.
Để thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm gần
đây ta xem xét qua bảng số liệu số 03.

Qua bảng 03 ta thấy, hầu hết các chỉ tiêu tuyệt đối cũng như chỉ tiêu tương
đối năm 2009 đều giảm so với năm 2008.
- Đối với các chỉ tiêu về vốn và nguồn vốn:
Vốn kinh doanh bình qn của Cơng ty năm 2009 là 5.788.490.382 đồng,
tăng 2.046.366.644 đồng so với năm 2008, với tỷ lệ tương ứng là 54,86%. Vốn chủ
sở hữu bình quân năm 2009 là 1.495.326.893 đồng, tăng 80.349.175 đồng so với
năm 2008 với tỷ lệ tăng tương ứng là 5,68%, chứng tỏ trong năm 2009 Công ty
chưa chú đầu tư vào cải tiến, đổi mới thiết bị sản xuất. Ta nhận thấy với quy mô sản
xuất kinh doanh nhỏ bé như Công ty, qua 1 năm, vốn chủ sở hữu bình quân tăng
5,68%, vốn kinh doanh bình quân tăng 54,86% là một dấu hiệu rất đáng khích lệ
trong việc mở rộng quy mơ sản xuất, từ đó góp phần tăng doanh thu tiêu thụ cho
Công ty.
- Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Năm 2009 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là


3.302.619.180 tăng 1.010.048.491 đồng với tỷ lệ tăng là 44,06% so với năm 2008.

Qua chỉ tiêu trên ta thấy năm 2008 Công ty đã rất nỗ lực trong việc phấn đấu
tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, do đó làm cho doanh thu tăng lên
đáng kể so với năm 2008. Đây là một biểu hiện tốt, là thành tích của Cơng ty trong
việc phấn đấu mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng tiêu thụ, tăng doanh thu
tiêu thụ cho Công ty.
- Về chỉ tiêu lợi nhuận: qua bảng 03 ta thấy
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 62.300.075 đồng, giảm 7.733.554
đồng so với năm 2008 và tỷ lệ giảm là 55,51%. Trong tổng lợi nhuận trước thuế của
Cơng ty thì phần lớn là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, ta
thấy năm 2009 thì bộ phận lợi nhuận này lại giảm đi so với năm 2008 là
16.026.491, với mức giảm tương ứng là 16,73%, mặc dù doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng lên so với năm 2008 nhưng nguyên nhân làm

cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm là do chi phí sản xuất kinh doanh năm
2009 tăng với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Trong đó, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
chi phí lại tăng với tốc độ 43,51%, bộ phận thứ hai trong tổng chi phí SXKD là chi
phí quản lý doanh nghiệp, bộ phận này năm 2009 tăng với tốc độ 78,92%. Trong
khi doanh thu thuần tiêu thụ tăng 44,06% thì tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm
2009 lại tăng tới 46,71% so với năm 2008. Do đó, mục đích đặt ra cho Công ty
trong những năm tới là vấn đề quản lý chi phí sản xuất kinh doanh sao cho tiết kiệm
và có hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, hoạt động tài chính năm 2008 đã lỗ 16.848.506 đồng thì năm
2009 lại lỗ tới 17.549.235 đồng, mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2009
tăng lên so với năm 2008 nhưng chi phí lại cao gấp 2 lần. Qua số liệu trên cho thấy
cơng tác quản lý chi phí hoạt động tài chính của Cơng ty là rất yếu kém và qua 1
năm Cơng ty vẫn chưa có biện pháp khắc phục.
Về lợi nhuận từ hoạt động khác, năm 2009 là 54.890 đồng, giảm tới
61.006.334 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 99,91% so với năm 2008, chứng tỏ trong
năm 2009 Cơng ty hầu như khơng có hoạt động khác. Cả 3 bộ phận trong tổng lợi
nhuận năm 2009 đều giảm đi so với năm 2008 làm cho tổng lợi nhuận giảm với tốc
độ rất cao.


Qua các chỉ tiêu trên, có thể thấy rõ là năm 2009, tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty xấu đi rất nhiều so với năm 2008. Trước tình hình trên,
Cơng ty cần có những biện pháp tổ chức sử dụng vốn, quản lý chi phí tốt hơn nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó góp phần tăng lợi nhuận và các chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận.
2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty TNHH
in Anh Dũng trong năm 2009
2.3.1. Những kết quả đạt được
Qua những phân tích ở trên ta thấy trong năm 2009 Cơng ty đã có nhiều cố

gắng trong việc tăng quy mô vốn, mở rộng sản xuất, biểu hiện cụ thể ở việc trong
năm Công ty đã đầu tư 1.484.844.341 đồng vào tài sản cố định .Trong trong năm
2009, Công ty đã gia tăng lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng, giảm được
các khoản phải thu khách hàng khiến tình hình tài chính của Cơng ty cũng được
đảm bảo hơn.
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại
Dù đã đạt được những kết quả khả quan như trên nhưng trong năm 2009,
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, biểu hiện rõ nhất
là lợi nhuận giảm tới 52,93%, địi hỏi Cơng ty có biện pháp khắc phục trong năm tới
để tăng lợi nhuận cho Cơng ty. Đó là:
- Tổng lợi nhuận của Công ty giảm đi tới 52,93%, lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh giảm đi, nguyên nhân chính là do chi phí quản lý doanh nghiệp của
Cơng ty trong năm vừa qua quá lớn và sử dụng kém hiệu quả.
- Tuy doanh thu hoạt động tài chính của Công ty tăng lên so với năm 2008
nhưng chi phí của hoạt động này lại lớn gấp đơi doanh thu mà nó tạo ra, vấn đề này
địi hỏi Cơng ty phải có biện pháp giảm thiểu các chi phí này tránh lỗ từ hoạt động
này từ đó ảnh hưởng xấu đến tổng lợi nhuận của Công ty trong năm vừa qua.
- Việc dự báo nhu cầu và dự trữ vật tư cho sản xuất chưa được thực hiện tốt,
dẫn đến trong năm vừa qua Công ty phải liên tục mua vật liệu với giá cao để đáp
ứng sản xuất, làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản
phẩm tăng lên đáng kể.
- Trong năm Cơng ty cịn có một lượng hàng hố tồn kho chưa bán được gây
ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
- Công ty cũng còn một khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng tương đối lớn,


đó là các khoản phải thu khách hàng. Kỳ thu tiền dài hơn gây khó khăn thậm chí là
thiếu vốn cho sản xuất, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Trong năm 200, giá thành sản xuất đơn vị, giá thành tồn bộ tính cho 1 đơn vị sản
phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý

doanh nghiệp đơn vị đều tăng lên so với năm 2008. Về chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, nguyên nhân là do giá vật liệu tăng lên khách quan, nhưng đối với chi phí sản
xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp trên sản phẩm tăng lên là do công tác
quản lý của Công ty chưa tốt, vì vậy trong năm tới Cơng ty cần có biện pháp
quản lý các chi phí này sao cho chúng được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất,
góp phần hạ giá thành đơn vị, từ đó tăng lợi nhuận cho Cơng ty.
- Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là chưa cao.
- Tuy trong năm 2009, Công ty đã chú trọng tới việc đầu tư sửa chữa và mua
mới máy móc thiết bị nhưng quy mơ tài sản của Cơng ty cịn nhỏ bé và khơng thể
đáp ứng nhu cầu nếu Cơng ty có định hướng mở rộng quy mô kinh doanh, tăng sản
lượng sản xuất tiêu thụ, đa dạng hoá ngành nghề...


Chương III
Một số giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty Tnhh in Anh Dũng
1. Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Anh Dũng trong
thời gian tới
Năm 2009, mặc dù vẫn cịn một số khó khăn nhất định, song công ty vẫn đạt
được những kết quả đáng mừng: doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận sau thuế tăng lên
đáng kể, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng không ngừng tăng lên…Trong
thời gian tới, công ty vẫn tiếp tục phấn đấu để có được những kết quả tốt hơn, nâng
cao vị thế của mình trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường với khơng ít những thuận lợi và khó khăn, để
chớp được thời cơ và vượt qua thách thức, công ty TNHH in Anh Dũng đặt ra định
hướng sản xuất kinh doanh cho năm 2010 như sau:
-

Số lượng trang in: 7.500.000 trang

-


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 5.400.000.000 đồng

-

Thu nhập bình quân: 3.100.000 đồng/người/tháng

-

Vốn kinh doanh bình qn: 7.150.000.000 đồng
Ngồi ra, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty những năm trước, kết hợp với năng lực sản xuất hiện có của
Cơng ty. Khả năng tạo thị trường trong và ngoài ngành cùng với dự báo phát triển
của nền kinh tế đất nước. Để không ngừng phát triển, trong thời gian tới Công ty
cần phải làm các bước cơng việc sau:
• Khơng ngừng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đào tạo lại lao động để người lao
động có thể bắt kịp với trình độ sản xuất hiện đại.
• Tiếp tục thực hiện ưu đãi về lương để tuyển dụng các kĩ sư chuyên ngành trẻ, thợ
bậc cao vào làm việc tại công ty. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho một số cán bộ và
công nhân. Đầu tư khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin ứng dụng vào
sản xuất.
• Có các chỉ đạo cụ thể chủ động tìm kiếm các hợp dồng, giữ quan hệ tốt với
các khách hàng quen thuộc và tìm kiếm thêm các khách hàng mới.
• Đa dạng hóa các sản phẩm in ấn, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng sức cạnh tranh của Cơng ty trên thị
trường góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
2. Các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận ở Cơng ty TNHH in Anh Dũng



Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, xem xét những
mặt đã đạt được và những điểm cịn tồn tại của Cơng ty năm trước kết hợp với việc
xem xét ảnh hưởng sản suất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Em xin
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với hy vọng góp phần nâng cao lợi nhuận của
Cơng ty.
2.1 Thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm
Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm hàng hố, dịch vụ là con đường cơ
bản để tăng lợi nhuận. Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến quản lý
chi phí, tìm biện pháp để giảm chi phí, loại trừ những chi phí bất hợp lý, bất hợp lệ.
Phấn đấu quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm là
giải pháp mà các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng, vì nó có ảnh hưởng và ý nghĩa
quyết định tới việc tăng lợi nhuận.
Như đã phân tích ở chương II, chi phí mua vật tư thiết bị là khoản mục chi
phí chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Thơng thường, chi
phí ngun vật liệu trực tiếp của Cơng ty TNHH in Anh Dũng chiếm trên 75%. Do
đó, cần phải coi tiết kiệm khoản mục chi phí này là một trong những phương hướng
chính để hạ giá thành sản phẩm sản xuất. Để tiết kiệm hơn nữa khoản chi phí này
Cơng ty cần phải tìm nguồn cung ứng vật tư, đảm bảo cung ứng đầy đủ về số lượng,
chất lượng và chủng loại.
Xây dựng định mức tiêu hao cụ thể cho từng loại vật tư tránh tình trạng sử
dụng vật liệu tùy tiện và lãng phí.


Vật tư mua về trước khi đưa vào nhập kho cần phải được kiểm nghiệm để
xác định chính xác số lượng, chất lượng và đúng quy cách vật liệu.
Công ty phải thành lập đội ngũ chuyên chở, vận chuyển vật liệu hợp lý sao
cho tiết kiệm nhân lực và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
2.2 Tăng cường đầu tư, đổi mới kết hợp sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết
bị để nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động
Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học cơng nghệ và sự địi hỏi ngày càng

cao đối với chất lượng của các sản phẩm in ấn thì việc đầu tư đổi mới máy móc tiết
bị, cơng nghệ là vơ cùng cần thiết.
Nhìn chung, số lượng máy móc thiết bị hiện nay của công ty chưa đủ đáp
ứng nhu cầu thi công. Tổng nguyên giá TSCĐ của công ty là: 5.591.385.890 đồng,
giá trị hao mòn luỹ kế là: 2.139.407.823 đồng, như vậy, tỷ lệ hao mịn máy móc
thiết bị là 38,26%, tốc độ khấu hao máy móc thiết bị vẫn còn chậm, chưa phản ánh
kịp thời sự hao mịn của máy móc thiết bị trong q trình sử dụng. Một số máy móc
thiết bị đã qua sử dụng lâu năm, tương đối cũ kỹ và lạc hậu. Tuy công ty đã quan
tâm đến việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhưng việc đầu tư trong thời gian qua
vẫn cịn ít, chắp vá và khơng đồng bộ. Cơng ty cần phải tích cực hơn nữa trong việc
khai thác, tạo lập nguồn vốn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến, đi tắt đón
đầu ứng dụng mới vào công nghệ sản xuất. Tăng cường trang bị các thiết bị hiện đại
để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
Đối với các tài sản hiện có trong Cơng ty, việc bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ
là rất cần thiết. Điều này địi hỏi Cơng ty phải bố trí đội ngũ cơng nhân sửa chữa có
tay nghề cao, tích cực và có trách nhiệm.
Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần phải xây dựng đươc quy chế quản lý, vận
hành và sử dụng máy móc thiết bị nội bộ. Đầu tư đào tạo và đào tạo nâng cao trình
độ cho đội ngũ nhân viên trong cơng ty. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh,
khuyến khích vật chất gắn chặt trách nhiệm của người lao động trong việc sử dụng
và bảo quản máy móc, thiết bị trong công ty. Đảm bảo cung ứng kịp thời vật tư,
máy móc thiết bị cho thi cơng.
2.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất
Tong kinh doanh, chất lượng hàng hóa có ảnh hưởng đến giá cả do đó có ảnh
hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm giúp


Cơng ty có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Sản phẩm chất
lượng cao sẽ tạo được sự tín nhiệm đối với khách hàng, tăng thị phần tiêu thụ trên
thị trường.

Đối với Công ty TNHH in Anh Dũng, có một số biện pháp sau:
- Vì là một cơng ty nhỏ nên tỷ lệ máy móc hiện đại chưa cao nên trong những
năm tới Công ty cần chú ý tăng đầu tư máy móc hiện đại, thực hiện chun mơn hóa
cao, từ đó giao trách nhiệm cho từng bộ phận về chất lượng bộ phận sản phẩm ở
khâu đó.
- Trong thời gian tới Cơng ty cũng nên chú ý hơn nữa tới việc nâng cao tay
nghề, năng lực sản xuất cho đội ngũ cán bộ công nhân viên vì con người là yếu tố
có tính quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao chất lượng sản
phẩm.
2.4 Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, chủ động tìm kiếm hợp đồng
mới
Việc đa dạng hóa sản phẩm giúp Cơng ty thu hút được những khách hàng
mới, giúp Cơng ty thích ứng nhanh trước những biến động của thị trường. Bên cạnh
đó, việc thay đổi cơ cấu sản phẩm một cách linh hoạt, tăng tỷ trọng các sản phẩm co
tỷ suất lợi nhuận cao sẽ góp phần tăng sản lượng sản phẩm bán ra, tăng doanh thụ
và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ đặc điểm Công ty là sản xuất theo các đơn đặt hàng nên việc tìm
kiếm các hợp đồng sản xuất đóng vai trị quyết định tới doanh thu của Cơng ty trong
năm đó. Để mở rộng hoạt quy mơ hoạt động, tăng doanh thu tiêu thụ thì Cơng ty
cần tích cực tìm kiếm thêm các khách hàng mới bằng cách:
- Cử nhân viên thị trường có kinh nghiệm điều tra nhu cầu thị trường và thị
hiếu của khách hàng.
- Phân loại thị trường để có chính sách giá cả, chính sách sản phẩm phù hợp.
- Tăng cường cơng tác quảng cáo tiếp thị trên các phương tiện thông tin
truyền thông để khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty nhiều hơn. Từng bước
xây dựng thương hiệu trên thị trường.
- Đa dạng hóa các phương thức thanh tốn, giảm thanh tốn bằng tiền mặt
tránh tình trạng khó khăn trong việc kiểm kê, thanh tốn. Bên cạnh đó, Cơng ty



cũng cần có biện pháp khuyến khích đối với các khách hàng quen thuộc như:
thưởng, giảm giá, chiết khấu…
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơng ty in với sự cạnh tranh rất quyết
liệt như: công ty in Tài chính, cơng ty in Cầu giấy…quy mơ sản xuất của họ rất lớn,
sản phẩm có tính cạnh tranh rất cao. Vì vậy, điều quan trọng với Cơng ty TNHH in
Anh Dũng là phải giữ vững được niềm tin của những bạn hàng cũ trên cơ sở đó mới
có thể tăng cường tìm kiếm khách hàng mới.
2.5. Tăng cường cơng tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong năm 2009 vừa qua cơng tác quản lý chi phí doanh nghiệp là chưa có
hiệu quả. Chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho một đơn vị sản phẩm năm 2009
tăng lên 25,59% so với năm 2008. Năm 2008, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp là
198.395.562 đồng, đến năm 2009 đã là 354.979.070 đồng. Năm 2009, để tạo ra 100
đồng doanh thu thuần thì Cơng ty phải bỏ ra 10,75 đồng chi phí quản lý doanh
nghiệp, tăng 2,09 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp với năm 2008. Nhìn vào
những số liệu trên ta thấy, rõ ràng thực tế khoản chi này của doanh nghiệp vẫn rất
cao vào năm 2009 lại tăng lên nhiều so với năm 2008. Như đã phân tích ở phần
trên, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên chủ yếu do bộ phận chi phí lương cho
nhân viên quản lý doanh nghiệp tăng lên, bên cạnh đó các khoản chi tiếp khách, tiền
điện, tiền nước cũng tăng mạnh. Các khoản chi phí này tăng lên một phần xuất phát
từ đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng của Cơng ty, song khơng phải vì thế mà có
thể chi cho những hoạt động quản lý này một cách bừa bãi và thiếu hiệu quả. Có thể
đơn cử một số biện pháp gợi ý cho Công ty trong thời gian tới như sau:
+ Sử dụng điện thoại ở Công ty tiết kiệm và đúng mục đích, tránh tình trạng
sử dụng điện thoại cơng vì mục đích cá nhân gây lãng phí, đẩy chi phí quản lý
doanh nghiệp lên cao mà khơng đúng thực chất.
+ Quản lý chi phí hội nghị, chi phí tiếp khách hiệu quả, tránh tình trạng lạm
dụng rút tiền công quỹ.
+ Điều tra ý kiến cán bộ công nhân viên, điều chỉnh lại mức lương cho nhân
viên quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý, trả lương đúng năng lực và hiệu quả
làm việc cũng như công sức mà họ bỏ ra.



+ Ngồi ra, Cơng ty cần tổ chức bộ mấy quản lý một cách gọn nhẹ, năng
động, nâng cao hiệu quả hoạt động mà vẫn giảm thiểu được chi phí quản lý doanh
nghiệp. Đồng thời phải thường xuyên nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm sẽ góp
phần hạ giá thành đơn vị sản phẩm, tăng lợi nhuận đơn vị và kết hợp với số lượng
sản phẩm tiêu thụ tăng sẽ làm tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.
2.6. Mở rộng hoạt động đầu tư tài chính:
Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác tuy
chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lợi nhuận của cơng ty nhưng với một cơng ty có
quy mơ nhỏ như Cơng ty TNHH in Anh Dũng thì hai bộ phận lợi nhuận này cũng có
những ảnh hưởng rất lớn. Năm 2009, lợi nhuận khác chỉ là 54.890 đồng và hoạt
động tài chính lại lỗ 17.549.235 đồng, số lỗ cịn cao hơn năm 2008, vì vậy để tăng
tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì phải tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính và
các hoạt động khác.
Đầu tư tài chính là vấn đề rất khó khăn vì đây là lĩnh vực phức tạp và thường
xun có nhiều biến động. Chính vì vậy trước khi quyết định đầu tư vào hoạt động
này Cơng ty cần nghiên cứu, phân tích kỹ để giảm rủi ro đồng thời không để lỡ mất
cơ hội đầu tư tốt. Các hoạt động tài chính cơng ty có thể thực hiện như là: góp vốn
liên doanh liên kết, đầu tư vào thị trường chứng khoán ... nhằm tăng lợi nhuận hoạt
động tài chính qua đó tăng lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp.
Việc thực hiện liên doanh liên kết khơng những giúp Cơng ty giảm được khó
khăn về vốn, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương thức quản lý khoa
học tiên tiến mà còn có thêm nhiều cơ hội để mở rộng thị phần. Tuy nhiên vấn đề
đặt ra cho Công ty là cần phải đào tạo con người có đủ năng lực và trí tuệ để tham
gia liên doanh nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và đem lại hiệu quả cho công ty.
Bên cạnh đó Cơng ty cũng cần thực hiện tiết kiệm, xử lý các phế liệu sản
phẩm, tiết kiệm các chi phí về thanh lý, nhượng bán ... nhằm tận dụng bộ phận lợi
nhuận khác, từ đó tăng tổng lợi nhuận tồn cơng ty.



2.7. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty:
Quản lý và sử dụng vốn là một trong những nội dung quan trọng trong quản
lý tài chính đối với mỗi doanh nghiệp, nó có tác động rất lớn với việc tăng, giảm chi
phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận
của doanh nghiệp. Vì vậy việc sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả và lợi
nhuận được trên một đồng vốn cao nhất là vấn đề được các doanh nghiệp đặc biệt
quan tâm.
Qua những phân tích ở phần trên về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trong
năm 2009, ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như vốn lưu động của
Công ty nhìn chung là thấp so với mức trung bình ngành, hơn nữa hiệu quả sử dụng
đồng vốn lại giảm đi so với năm 2008. Do đó trong năm tới, Cơng ty cần phân tích
kỹ các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục để nâng cao hiẹu quả sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
2.7.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Năm 2009 hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty là 1,08, giảm đi 0,02 so
với năm 2008 và tỷ lệ giảm tương ứng là 1,82. Rõ ràng công tác quản lý và sử dụng
vốn cố định của Công ty năm 2009 là yếu hơn năm 2008 trong khi năm 2008 hiệu
quả sử dụng vốn cố định của Công ty đã rất thấp. Điều này góp phần làm lợi nhuận
của Cơng ty giảm tới 52,93%.
Sau đây là một số biện pháp Công ty có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn cố định;
- Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng năng suất máy móc, tăng
số lượng sản phẩm sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc tích cực chủ động
tìm kiếm thêm các đơn đặt hàng mới cũng là biện pháp góp phần vào việc tận dụng
cơng suất máy móc, tránh tình trạng thiết bị nhàn rỗi ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất kinh doanh.
- Cần duy trì hoạt động liên tục của máy móc thiết bị tránh để máy ngừng do
ảnh hưởng của những nguyên nhân như: mất điện, thiếu nhiên liệu, máy bị hỏng ...

Đặc biệt do đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất theo hợp đồng nên nếu không
giao hàng đúng thời hạn quy động theo như hợp đồng cho khách hàng sẽ làm mất
lòng tin từ khách hàng và gây ra những thiệt hại không chỉ là lợi nhuận trong năm


đó mà cịn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất sau này. Để giải quyết tốt vấn đề này
Công ty cần đảm bảo dự trữ đủ nhiên liệu cho máy hoạt động, xây dựng bộ phận
phát điện phụ phòng khi mất điện.
- Hiện nay công tác bảo quản, quản lý tài sản cố định của Công ty là rất thấp.
Các máy móc thiết bị mua về được sử dụng ngay mà không giao trách nhiệm quản
lý cho một phận cụ thể nào, dẫn đến trách nhiệm bảo vệ giữ gìn tài sản của nhân
viên là khơng cao. Vì vậy cơng ty cần thực hiện giao tài sản cho từng bộ phận quản
lý, định kỳ tiến hành báo cáo về tình trạng tài sản, chịu trách nhiệm về những hư
hỏng thuộc phạm vi chịu trách nhiệm của mỗi bộ phận và có kiến nghị đề xuất sửa
chữa đổi mới về mặt kỹ thuật cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp, đảm bảo tiết
kiệm và hiệu quả nhất.
- Về phương pháp khấu hao, Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường
thẳng, nhược điểm của phương pháp này là thu hồi vốn chậm, dẫn đến khó khăn về
vốn cho việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, mặt khác nó chịu ảnh hưởng bất lợi của
hao mịn vơ hình. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần nghiên cứu áp dụng
phương pháp khấu hao thích hợp như sử dụng phương pháp khấu hao kết hợp để
nhanh chóng thu hồi vốn, bảo toàn vốn cố định, tạo nguồn vốn đầu tư đổi mới máy
móc thiết bị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, tăng lợi nhuận cho Công ty.
2.7.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động chiếm 48,09% trong tổng vốn kinh doanh. Cho nên, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động là việc cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
nói chung, nhằm tăng lợi nhuận cho Cơng ty nói riêng.
Thực tế cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm vừa
qua là thấp và giảm sút so với năm 2008. Mặc dù số vốn lưu động trong năm 2009
tăng lên so với năm 2008 là 64,58% nhưng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng

vốn lưu động lại giảm đi so với năm 2008. Số vòng quay vốn lưu động năm 2009 là
1,21 vòng/năm, giảm 0,17 vịng so với năm 2008, theo đó số ngày luân chuyển vốn
lưu động tăng lên 34 ngày. Nguyên nhân chính của tình trạng này là trong năm 2009
lượng vốn lưu động của Công ty khá nhiều, đặc biệt là những khoản tiền không
được sử dụng đến như khoản bị khách hàng chiếm dụng, nguyên nhân là do tốc độ
lợi nhuận sau thuế giảm trong khi vốn lưu động bình quân lại tăng lên.


×