Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ôn tập NGHỀ 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.51 KB, 26 trang )

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGHỀ LÀM VƯỜN NĂM HỌC 2020 - 2021
PHẦN LÝ THUYẾT
CHỦ ĐỀ: CẢI TẠO, TU BỔ VƯỜN TẠP
Câu 1: Nêu đặc điểm của vườn tạp ở nước ta?









Trả lời:
Đa số vườn mang tính tự sản tự tiêu là chủ yếu, là nơi cung cấp rau củ quả, củi đun, cây
thuốc cho gia đình.
Diện tích nhỏ hẹp, sản phẩm mang tính tự cung tự cấp làm cho vườn trở nên manh mún.
Hạn chế việc áp dụng khoa học kỹ thuật và áp dụng các biện pháp cải tạo đất.
Cơ cấu cây trồng tùy tiện mang tính tự phát.
Cây trồng trong vườn sắp xếp khơng hợp lý dẫn đến lấn chiếm không gian của nhau, tranh
chấp chất dinh dưỡng, kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của nhau.
Giống cây trồng trong vườn thiếu chọn lọc, năng suất thấp, chất lượng kém.
Không áp dụng kịp thời những tiến bộ về giống và kỹ thuật trồng trọt
Hầu hết vườn gia đình khơng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên như ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm và các lồi sinh vật có ích.

Câu 2: Nêu mục đích cải tạo vườn tạp?






Trả lời:
Tăng giá trị của vườn thông qua sản phẩm sản xuất ra
Đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Tận dụng triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nâng cao thu nhập cho gia đình.

Câu 3: Nêu những nguyên tắc của việc cải tạo vườn tạp?
Trả lời:
1. Bám sát những yêu cầu của một vườn sản xuất
 Đảm bảo tính đa rạng sinh học.
 Bảo vệ đất, tăng cường kết cấu đất, tăng thành phần của các chất hữu cơ và sự hoạt động tốt
của hệ vi sinh vật đất.
 Vườn phải có nhiều tầng tán.
2. Cải tạo, tu bổ vườn
 Phải dựa trên cơ sở thực tế, điều kiện cụ thể của địa phương, của chủ vườn và chính khu
vườn cần cải tạo.
 Khơng thể tiến hành tùy tiện, thiếu căn cứ khoa học cũng như điều kiện cụ thể cho phép.
 Cần đều tra cụ thể nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương( đất trồng, khí hậu, nguồn
nước, sinh vật…)
 Rà sốt lại khả năng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn và trình độ chun mơn…
 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng.


Câu 4: Nêu các bước cần tiến hành khi cải tạo tu bổ vườn tạp?
Trả lời:
1. Xác định hiện trạng phân loại vườn tạp
- Xác định nguyên nhân tạo nên vườn tạp: Thiết kế sai, trình độ canh tác và khả năng thâm
canh kém hoặc hướng đầu tư kinh doanh sản xuất khơng rõ ràng.
2. Xác định mục đích cụ thể của việc cải tạo vườn

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, thực trạng của vườn tạp hiện tại mà chủ vườn lựa chọn.
3. Điều tra đánh giá các yếu tố có liên quan đến cải tạo vườn
 Các yếu tố thời tiết, khí hậu thủy văn, thành phần, cấu tạo đất, địa hình, cây trồng trong
vùng, tình hình sâu bệnh hại cây trồng.
 Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong vùng có liên quan, các tiến bộ kỹ thuật đang áp
dụng ở địa phương có liên quan, tình hình giao thơng đường xá.
4. Lập kế hoạch cải tạo vườn
 Vẽ Sơ đồ vườn tạp hiện tại
 Thiết kế khu vườn sau cải tạo.
 Lên kế hoạch cải tạo cụ thể từng phần của khu vườn
 Sưu tầm giống cây có giá trị kinh tế cao phẩm chất tốt theo như dự kiến ban đầu phù hợp với
mục tiêu của việc cải tạo vườn.
 Cải tạo đất vườn: Cải tạo đến đâu thì làm đất tới đó, khơng cày xới tồn bộ khu vườn, bón
phân hữu cơ và đất phù sa để tăng dinh dưỡng và sinh vật đất.


CHỦ ĐỀ: KỸ THUẬT TRỒNG RAU SẠCH
Câu 5: Nêu giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây rau?
Trả lời:
1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau
 Cung cấp cho cơ thể con người nhiều loại vitamin như A; B1; B2; C; E; PP, chất khoáng
như Ca; P; Fe, chất dinh dưỡng và chất xơ.
 Một số cây rau còn được xem là những nguồn dược liệu quý như tỏi; gừng; nghệ; tía tơ v.v...
2. Giá trị kinh tế của cây rau
 Trồng rau đem lại hiệu quả kinh tế cao do thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ
trong năm nên làm tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích.
 Là loại nơng sản có giá trị xuất khẩu cao, thị trường xuất khẩu rộng lớn. Nếu có kĩ thuật
trồng trọt tốt, đảm bảo rau sạch, kỹ thuật chế biến bảo quản tốt sẽ làm tăng kim nghạch xuất
khẩu nâng cao giá trị kinh tế của việc trồng rau.
 Là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành cơng nghiệp chế biến.

 Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận nhân dân.
 Thúc đẩy nghành chăn nuôi phát triển.
Câu 6: Người ta phân loại cây rau dựa trên những tiêu chí nào?
Trả lời:
 Có nhiều tiêu chí để phân loại cây rau như: Phân loại theo theo đặc điểm thực vật, phân loại
theo mùa vụ, phân loại theo giá trị sử dụng, phân loại theo giá trị dinh dưỡng, phân loại theo
bộ phận sử dụng.
 Phân loại theo bộ phận sử dụng là phổ biến nhất. Theo cách này người ta chia thành các loại
rau:
 Rau ăn rễ, củ: Cà rốt, cải củ, củ đậu...
 Rau ăn thân, thân củ: Khoai tây, su hào...
 Rau ăn lá: Cải, xà lách, rau diếp, rau đay, mồng tơi...
 Rau ăn nụ hoa: Thiên lí, sup lơ...
 Rau ăn quả: Bầu, bí, cà, ớt, đỗ…


Câu 7: Nêu những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng và
phát triển của cây rau?
Trả lời:
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
 Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây rau. Căn cứ vào
yêu cầu về nhiệt độ đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của từng giống rau người ta
chia rau thành các loại:
 Rau chịu rét: có khả năng chịu rét trong một thời gian dài, sinh trưởng mạnh ở 15-200C
 Rau chịu rét trung bình: có khả năng chịu rét trong một thời gian ngắn, sinh trưởng mạnh ở
15-200C.
 Rau ưa ấm: Cây rau không chịu được rét, ở 10-15 0C cây sinh trưởng kém. Rau sinh trưởng
và phát triển mạnh ở 20-300C.
 Rau chịu nóng: Rau sinh trưởng mạnh ở nhiệt độ 300C, ở 400C rau vẫn sinh trưởng phát triển
bình thường.

 Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển cây rau đòi hỏi nhiệt độ khác nhau:
 Thời kỳ nảy mầm: Rau chịu rét yêu câu nhiệt độ 10-15 0C, nhiệt độ thích hợp 18-200C. Hầu
hết các giống rau khác nảy mầm tốt ở 25-300C.
 Thời kỳ cây con: Nhiệt độ thích hợp với nhiều loại rau là 18-200C
 Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Cây rau phát triển mạnh về thân, lá. Ở thời kỳ này cây rau
cần nhiệt độ cao hơn thời kỳ cây non một chút để thuận lợi cho việc quang hợp. Đối với rau
chịu rét và chịu rét trung bình cần nhiệt độ 17-18 0C. Đối với rau ưa ấm và chịu nhiệt cần
nhiệt độ 20-300C.
 Thời kỳ sinh trưởng sinh thực (ra hoa, quả, hạt): Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 200C.
2. Ảnh hưởng của ánh sáng
 Là yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất rau vì ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp.
 Nhu cầu ánh sáng tùy thuộc vào từng lồi rau, từng nhóm rau:
 Rau ăn lá như rau diếp, xà lách, rau cần cần được trồng trong điều kiện râm mát, tránh ánh
sáng trực xạ.
 Rau ăn quả như bầu bí, dưa, đậu thích ánh sáng mạnh.
 Các loại rau cải và hành ưa ánh sáng trung bình.
 Cải cúc, xà lách, rau diếp, rau ngót, tỏi tây ưa ánh sáng trung bình.
3. Ảnh hưởng của nước
 Nước có vai trị quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau.
 Là thành phần cơ bản trong chất nguyên sinh của tế bào.
 Tham gia vào các quá trình trao đổi chất, q trình quang hợp, hơ hấp và vận chuyển các
chất trong cây.
 Nếu thiếu nước cây sinh trưởng kém, nếu thừa nước cây mềm yếu, hàm lượng các chất trong
rau giảm, dễ bị thối hỏng, ngập úng.
 Cây rau có nhu cầu về nước khác nhau tùy từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển:
 Thời kỳ nảy mầm: Hạt cần một lượng nước nhất định để phân giải các chất trong hạt cung
cấp cho phôi.
 Thời kỳ cây con địi hỏi đất ln ln ẩm, độ ẩm đất 70 – 80%.



 Thời kỳ sinh trưởng yêu cầu độ ẩm đất tương đối cao 80-85%, với cây rau ăn quả cần độ ẩm
đất 85-95%.
 Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Cần độ ẩm đất 65-70%. Độ ẩm đất quá cao hoặc quá thấp
đều là nguyên nhân gây rụng nụ, rụng hoa.
 Các loại rau cần độ ẩm khơng khí khác nhau. Rau ăn quả, hạt u cầu độ ẩm khơng khí thấp
hơn rau ăn lá.
4. Ảnh hưởng của Chất dinh dưỡng
Đạm (N):
 Quyết định rất lớn đến năng suất, chất lượng của các loại rau ăn lá
 đẩy mạnh quá trình quang hợp, thúc đẩy thân, lá phát triển, kéo dài tuổi thọ của lá.
 Thiếu đạm cây rau còi cọc, thời gian ra nụ, hoa quả kéo dài, làm cho lá chuyển sang màu
vàng gây giảm năng suất, chất lượng.
 Thừa đạm thời gian sinh trưởng thân lá kéo dài, thân lá mềm yếu chứa nhiều nước, chất
lượng rau giảm, khó bảo quản, cất giữ và vận chuyển. Làm tăng dư lượng nitrat trong rau.
Lân (P):
 Kích thích sự phát triển bộ rễ và sự vận chuyển các chất trong cây.
 Thúc đẩy ra nụ, ra hoa. Giúp quả và hạt chín sớm.
 Rất cần thiết cho thời kỳ cây con của các loại rau lấy hạt, rau lấy quả.
 Thiếu lân rau sinh trưởng chậm, quả và hạt lâu chín, lá nhỏ biến dạng có màu xanh tím, cây
dễ chết.
Kali (K):
 Thúc đẩy quá trình quang hợp, vận chuyển các chất trong cây, tham gia vào quá trình tổng
hợp protit, gluxit, lipit, diệp lục.
 Làm tăng sức chống chịu của cây, làm cây cứng cáp, chống đổ.
Canxi (Ca):
 Có tác dụng tốt đến sự sinh trưởng của cây rau, trung hòa các axit trong cây, giảm tác hại
của các ion H+ trong đất, làm cho các vi sinh vật háo khí trong đất hoạt động mạnh giúp cải
thiện đất trồng.
Các nguyên tố vi lượng:
 Cây rau chỉ cần một lượng nhỏ nhưng ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình sinh trưởng

phát triển của cây. Nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cây vì nó
là thành phần của các enzyme, hormon trong cơ thể thực vật.
Câu 8: Nêu ý nghĩa của việc sản xuất rau an toàn?
Trả lời:
 Rau là loại thực phẩm vơ cùng quan trọng của con người khơng có gì thay thế được.
 Đời sống con người càng phát triển thì nhu cầu về rau ngày càng cao, đặc biệt là rau chất
lượng cao và không độc hại.
 Việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat cao trong rau xanh đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Vì vậy nhu cầu về rau an toàn hiện nay là thực sự
cấp thiết.


Câu 9: Nêu những tiêu chuẩn của rau an toàn?
Trả lời:
 Rau xanh tươi, không héo uá nhũn nát.
 Không có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật.
 Rau có giá trị dinh dưỡng.
 Dư lượng NO3- đối với mỗi loại rau đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.
 Dư lượng kim loại nặng trong từng loại rau theo quy định của nghành bảo vệ thực vật Việt
Nam.
 Khơng có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật.
 Rau có giá trị dinh dưỡng.
Câu hỏi phụ nếu có: Bằng cảm nhận của mình, khi đi chợ mua rau em căn cứ vào những tiêu
chuẩn nào để lựa chọn sản phẩm sạch?
+ Rau xanh tươi, không héo úa, nhũn nát.
+ Khơng có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật.
Kể thêm những kinh nghiệm của bản thân khi lựa chọn rau sạch?
+ Không mua rau non sxanh bất thường.
+ Chọn cây rau có dáng vẻ tự nhiên và tìm thấy có dấu hiệu của sâu rau v.v..
Câu 10: Nêu những điều kiện cần thiết để sản xuất rau an toàn?

Trả lời:
1. Đất sạch:
 Loại đất thích hợp cho trồng rau gồm: Đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất phù
sa ven sơng.
 Đất có pH trung tính, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng dưới ngưỡng cho
phép.
 Khơng có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng, con người và gia súc.
 Đất làm sạch cỏ dại, đất đá.
2. Nước tưới sạch:
 Nguồn nước tưới cho rau phải là nước sạch.
 Tuyệt đối không dùng nước thải để tưới cho rau.
3. Phân bón phải qua chế biến
 Phân hữu cơ phải được ủ hoai mục mới đem bón.
 Phối trộn giữa phân hữu cơ, đạm, lân, kali, phân vi sinh theo một tỉ lệ phù hợp với từng loại
rau để bón.
 Nghiêm cấm sử dụng phân tươi để bón cho rau.
4. Phòng trừ sâu bệnh hại trên rau theo quy định phòng trừ dịch hại tổng hợp.
Biện pháp sinh học:
 Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sâu bệnh.
Biện pháp canh tác:
 Trồng giống sạch bệnh, giống có khả năng chống bệnh.
 Bố trí cơ cấu giống hợp lý, có chế độ luân canh, xen canh nghiêm ngặt.


 Bố trí thời vụ thích hợp, xác định khoảng cách mật độ trồng cho hợp lý.
 Bón phân cân đối, có chế độ tưới tiêu thích hợp.
 Vệ sinh vườn, tiêu diệt cỏ dại, tiêu hủy cây bị sâu bệnh.
Biện pháp thủ cơng:
 Tìm bắt sâu, nhộng trên cây, trong đất, ngắt bỏ thân lá bị bệnh đem đốt.
Biện pháp hóa học:

 Chỉ sử dụng khi sâu bệnh phát triển quá mạnh, cần chặn đứng dịch bệnh. Tuy nhiên khi sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt như sau:
 Sử dụng những loại thuốc được phép cho rau an toàn.
 Dùng đúng loại thuốc cho từng loại sâu bệnh.
 Sử dụng đúng nồng độ, liều lượng.
 Phun thuốc đúng lúc, đúng chỗ, tập trung phun vào chỗ có nhiều sâu bệnh, khơng phun khi
trời nắng, trời sắp mưa, phun xi chiều gió, người phun phải có đầy đủ dụng cụ bảo hộ.


CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN RAU QUẢ
Câu 11: Vì sao cần phải tiến hành bảo quản chế biến rau quả?
Trả lời:
 Vì rau quả giàu vitamin, khống chất, hàm lượng đường và các chất dinh dưỡng cao lại phải
thường xuyên tiếp xúc với môi trường đất, nước ao, phân chuồng chứa nhiều vi sinh vật gây
hại nên dễ bị thối hỏng.
 Vì thời gian sử dụng của rau quả ngắn chỉ từ 2-3 ngày vì vậy muốn kéo dài thời gian sử
dụng cần phải chế biến, bảo quản rau quả.


Câu 12: Nêu những nguyên nhân gây hư hỏng sản phẩm rau quả?
Trả lời:
1. Nguyên nhân cơ học
 Do các va chạm khi vận chuyển, thu hoạch làm rau quả bị sứt mẻ, lá rau bị giập nát, lá rau bị
rách, vỏ quả bị cào xước, hạt bị giập, vỡ tạo tạo điều kiện cho vi sinh vật thâm nhập làm cho
sản phẩm thối nhanh.
2. Nguyên nhân sinh hóa
 Sản phẩm sau khi thu hoạch vẫn tiếp tục biến đổi sinh hóa dưới tác dụng của enzim làm cho
rau quả chuyển hóa thành các dạng khác làm cho quả bị chín nẫu, hạt mọc mầm lá rau bị
thối.
3. Nguyên nhân sinh học

 Do vi sinh vật, côn trùng bám trên bề mặt rau quả, sống trong khơng khí, nước, đất xâm
nhập vào sản phẩm để sinh sống, phát triển làm cho sản phẩm bị phá hại.
Câu hỏi ghép nếu có: Khi muối dưa cải, do không đảm bảo về kĩ thuật nên bạn A đã làm dưa bị
“khú”. Em hãy giải thích và giúp bạn A khắc phục hiện tượng này.
- Rau quả muối chua bị “khú” do quá trình thủy phân protopectin dưới tác dụng của enzim
protopectinaza làm cho rau qur bị mềm nhũn.
- Để khắc phục hiện tượng này ta cần bổ sung thêm nước cứng( có canxi) làm cho rau quả cứng
hơn.
Câu 13: Trình bày những nguyên tắc chung trong việc bảo quản chế biến rau
quả?
Trả lời:
1. Phải nhẹ nhàng, cẩn thận
 Khi tiến hành thu hoạch rau quả cần phải cẩn thận, nhẹ tay, không nên vứt, ném quả vào sọt,
rổ để tránh những tổn thương cơ học gây hư hỏng sản phẩm.
 Khi vận chuyển cần áp dụng các biện pháp tránh va chạm mạnh bằng cách lót rơm, lá đệm;
bọc quả; xếp quả vào thùng gỗ hoặc nhựa có đục lỗ.
2. Phải sạch sẽ
 Không để rau quả tiếp xúc với đất
 Phải rửa sạch vỏ quả, bề mặt củ, mặt lá và dụng cụ chứa, cắt bỏ lá úa trước khi sử dụng và
cất trữ.
3. Phải khô ráo
 Rau, hoa, quả nên giữ cho bề mặt khô ráo. Phơi khô hoặc sấy khô giữ được lâu hơn khi còn
tươi.
4. Mát và lạnh
 Rau quả cất trữ ở nhiệt độ thấp ít bị hư hỏng và kéo dài thời gian sử dụng do các vi sinh vật
khơng hoạt động để phá hoại. Có thể dùng tủ lạnh, kho lạnh để bảo quản.
5. Muối mặn, để chua
 Ở môi trường mặn hoặc chua các vi sinh vật không sống và hoạt động được, lợi dụng đặc
điểm này người ta đã dùng muối để muối sản phẩm rau, quả.



Câu 14: Trình bày một số phương pháp bảo quản và chế biến rau quả?
Trả lời:
1. Bảo quản lạnh
 Rửa sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần sâu, già, héo úa giập nát.
 Cho vào túi nilon buộc kín
 Xếp vào tủ lạnh hoặc kho lạnh ở nhiệt độ 2-8 độ C
2. Muối chua
 Muối chua là phương pháp bảo quản rau quả dựa trên kĩ thuật lên men lactic.
 Vi khuẩn lactic phát triển trong điều kiện yếm khí, nồng độ muối thích hợp cho vi khuẩn
phát triển khác nhau đối với từng loại rau:
Rau cải bẹ: 1.5-2.5%
Cà, dưa chuột: 3-5%
 khuẩn lactic chuyển hóa một phần đường trong rau quả thành acid lactic, khi hàm lượng
acid lactic Vi đạt 0.6-1.2% sẽ kìm hãm các vi sinh vật gây thối rữa ở rau quả.
 Thời gian bảo quản rau quả dài hay ngắn tùy thuộc vào nồng độ muối. Ở nồng độ 3-5% dưa
muối giữ được 7 ngày, nếu cho thêm 1 bát muối vào 10kg dưa có thể giữ dưa được 1 tháng.
 Cần xử lý kịp thời khi dưa bị khú
 Cần bảo quản trông điều kiện yếm khí để tránh sự hao hụt vitamin C và sự xâm nhập của
nấm.
3. Sấy khô
 Sấy khô nhằm làm giảm lượng nước trong rau quả không cho vi sinh vật hoạt động.
 Cần rửa sạch rau quả, cắt bỏ những phần thối hỏng sâu bệnh. Sau đó tùy loại rau quả mà có
thể cắt ngắn, thái lát hoặc để ngun.
 Có thể tiến hành sấy khơ bằng các phương pháp sau:
 Phơi nắng: Rải lớp mỏng rau quả lên phên, đặt phên nơi cao ráo có nhiều ánh nắng.
Phơi cho đến khi khơ hẳn.
 Sấy bằng lị thủ cơng: Có thể sấy bằng lị sấy trực tiếp hoặc lị sấy gián tiếp, lị sấy có
thể thiết kế thành một tầng hoặc nhiều tầng. Nhiệt độ sấy tốt nhất 70-75 độ C cho quả,
60-65 độ C cho rau.

4. Chế biến quả bằng đường
a. Chế biến nước quả
 Áp dụng đối với các loại quả như dứa, táo, chuối, đu đủ, dâu tây, xoài, mơ, mận, cam,
chanh.
 Dùng máy cán ép lấy nước quả
 Lọc nước quả bằng thiết bị chuyên dụng để loại trừ vẩn đục và kết tủa
 Thanh trùng trong nồi hấp ở 80-85 độ C trong 15-20 phút và làm nguội nhanh.
 Đóng sản phẩm trong chai hoặc hộp và bảo quản trong kho lạnh.
b. Làm siro quả
 Ngâm quả trong nước đường đặc để tạo siro quả
c. Làm mứt quả
 Người ta chế biến mứt quả dưới 3 dạng là mứt quả ướp đường, mứt quả nghiền và mứt quả
đông.


 Q trình làm mứt mất nhiều thời gian, cơng sức và nguyên liệu nhưng sản phẩm thơm
ngon và giữ được lâu.
5. Đóng hộp
 Quả hoặc nước quả cùng với dung dịch đường được đóng trong hộp sắt lá tráng thiếc hoặc
lọ thủy tinh.
 Nguyên liệu cho vào hộp phải đồng đều về độ chín, kích thước, khối lượng và khơng có tạp
chất. Dung dịch đường phải pha đúng nồng độ
 Cần phải gắn thật kín chai, hộp để tránh sự xâm nhập của vi sinh vật.
 Tiến hành thanh trùng ở 80-100 độ C để đảm bảo an toàn cho đồ hộp.
CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC
Câu 15: Chất điều hòa sinh trưởng là gì? Nêu vai trị của các chất điều hòa
sinh trưởng đối với cây trồng?
Trả lời:
1. Khái niệm chất điều hòa sinh trưởng
 Chất điều hòa sinh trưởng(phitohormon) là những chất hữu cơ có bản chất hóa học rất khác

nhau, được tổng hợp một lượng rất nhỏ trong một bộ phận nhất định của cây và được vận
chuyển đến bộ phận khác trong cây để điều hòa các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh
trưởng phát triển.
 Người ta chia chất điều hòa sinh trưởng thành hai nhóm:
Nhóm chất kích thích sinh trưởng: Ở nồng độ thấp có tác dụng kích thích q trình sinh trưởng
của cây, giúp hình thành các cơ quan sinh dưỡng. Chất kích thích sinh trưởng được hình thành
ở các cơ quan non của cây như lá non, chồi non, quả non. (Auxin, Gibberellin (GA),
Xitokinin)
Nhóm chất ức chế sinh trưởng: Gây ức chế sinh trưởng của cây, làm cho cây chóng già cỗi.
Chúng được hình thành và tích lũy trong các cơ quan trưởng thành, sinh sản, dự trữ.(Axit
abxixic (ABA), Etylen, Chlor cholin chlorid (CCC)).
2. Vai trò của các chât điều hòa sinh trưởng
 Có vai trị quan trọng trong q trình điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của cây, điều
hòa các hoạt động sinh lý, duy trì mối quan hệ của giữa các cơ quan bộ phận thành một thể
thống nhất, điều chỉnh sự hình thành cơ quan sinh sản, dự trữ nên ảnh hưởng đến năng suất.
 Điều khiển quá trình ra lá nảy chồi, tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây
 Điều khiển q trình ra rễ, kết quả và ra hoa trái vụ
 Điều khiển q trình bảo quản hoa quả khi cịn ở trên cây và khi cất trữ.
 Điều khiển quá trình già của các bộ phận trên cây.
 Giúp con người nâng cao năng suất chất lượng nông sản khi tiến hành xử lý bằng các chất
điều hòa sinh trưởng khác nhau.
Câu 16: Nêu vai trò của các chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng?
Trả lời:
1. Auxin
 Các loại auxin được sử dụng là IBA, alpha NAA, IAA
 Kích thích sự phân chia và kéo dài của tế bào.
 Kích thích ra rễ
 Làm thân cây phát triển



 Kích thích sự lớn lên của bầu quả nên khi sử dụng sẽ cho quả không hạt.
2. Gibberellin (GA)
 Chất được sử dụng phổ biến là Gibberellin A3
 Ở nồng độ thấp có tác dụng kéo dài tế bào ở thân, lá
 Thúc đẩy quá trình ra hoa
 Thúc đẩy hạt nảy mầm
 Làm tăng số lượng quả, tạo quả không hạt
 Phá vỡ trạng thái ngủ của củ.
3. Xitokinin
 Các loại xitokinin được sử dụng là kinetin và zeatin
 Kích thích sự phân chia tế bào khi được phối hợp với auxin
 Hạn chế phân giải diệp lục, kéo dài thời gian tươi của rau, hoa, quả.
 Phá vỡ trạng thái ngủ của chồi, của củ, kích thích chồi phát triển.
 Ngăn cản sự lão hóa của mơ, ngăn cản sự dụng đế hoa và quả non.
4. Axit abxixic (ABA)
 Ức chế các quá trình: hạt nảy mầm, phát triển chồi, ra hoa.
 Kích thích rụng lá
 Giúp cây chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
5. Etylen
 Ức chế mầm dài ra, đình chỉ sự phát triển của lá ở cây 2 lá mầm, kìm hãm sự phân chia của
tế bào.
 Kích thích quả chín, làm lá nhanh già và rụng.
6. Chlor cholin chlorid (CCC)
 Ức chế sinh trưởng chiều cao của cây
 Làm cứng cây, chống lốp đổ
 Ức chế sự sinh trưởng của chồi và mầm hoa.
Câu 17: Chế phẩm sinh học là gì? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng chế phẩm
sinh học trong nông nghiệp?
Trả lời:
1. Khái niệm:

Chế phẩm sinh học là những sản phẩm có chứa vi sinh vật được sản xuất theo công nghệ vi
sinh hiện đại được dùng trong nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và độ an tồn của
nơng sản.
2. Ý nghĩa của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp
 Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
 Không gây ô nhiễm môi trường
 Không gây độc cho con người và các sinh vật khác
 Hạn chế sự thối hóa của đất do hậu quả của việc bón phân hóa học khơng hợp lý.
 Tạo ra những sản phẩm sạch và an toàn cho con người
Câu 18: Nêu thành phần cấu tạo và cách sử dụng một số loại chế phẩm sinh
học sử dụng trong nông nghiệp?
Trả lời:


1. Phân lân hữu cơ vi sinh
 Là loại phân được sản xuất theo quy trình cơng nghệ vi sinh.
 Nguyên liệu gồm: Chất hữu cơ hoặc than bùn, bột phosphorit hoặc apatit và men vi sinh
 Cách làm: Trộn nguyên liệu với nấm men ---> điều chỉnh độ pH hỗn hợp ---> đưa vào hầm ủ
háo khí 10-12 ngày để sinh khối lên mùi men ---> khi khối lượng sinh khối giảm 1/3 thì ép
thành viên đường kính 3mm rồi làm khơ và đóng bao.
2. Phân phức hợp hữu cơ vi sinh
 Là loại phân hỗn hợp gồm 4 thành phần: phân mùn hữu cơ cao cấp, phân vô cơ chuyên
dùng, phân vi lượng và phân vi sinh.
 Các loại phân được trộn với nhau theo một tỉ lệ cân đối với từng loại cây trồng và từng vùng
đất khác nhau.
3. Chế phẩm BT
 Là loại thuốc có chứa lồi trực khuẩn Bacillus thuringensis (BT) có khả năng gây độc cho
côn trùng. Vi khuẩn BT sản sinh ra tinh thể protein độc cùng với sự hình thành bào tử của
nó. Protein độc khơng tan trong nước và phát tán ra ngoài cùng bào tử
 Độc tố xâm nhập vào trong cơ thể sâu hại làm sâu bị chết

4. Chế phẩm hỗn hợp vurus+BT trừ sâu hại
 Hỗn hợp virus+BT xâm nhập vào cơ thể sâu hại bằng đường tiêu hóa rồi sinh sơi nảy nở.
Chúng phá hủy các mơ tế bào làm sâu bị chết.
 Hỗn hợp virus+BT tiêu diệt được nhiều loài sâu hại cây lương thực thực phẩm, cây rau và
cây ăn quả.
5. Chế phẩm từ nấm Trichoderma trừ bệnh hại
 Nấm Trichoderma sinh ra một loại độc tố làm một số loài nấm hại cây trồng bị chết như
Fusarium selerorium, Rhizoctonia ...
 Nấm Trichoderma còn sản sinh ra các loại men phân hủy gluco, xellulozo để cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng.
6. Bả diệt chuột sinh học
 Bả diệt chuột sinh học chứa chủng vi khuẩn Isachenko. Vi khuẩn này gây chết khi chuột ăn
trực tiếp và có thể lây nhiễm sang chuột khơng ăn bả.
 Bả có độc tính cao với chuột nhưng khơng độc hại với con người và những vật nuôi khác,
không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 19: Trình bày kỹ thuật sử dụng chất điều hòa sinh trưởng?
Trả lời:
1. Nguyên tắc sử dụng
 Phải sử dụng đúng nồng độ, đúng lúc và đúng phương pháp.
 Ở nồng độ thấp chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng kích thích nẩy mầm, tăng chiều cao và
tăng sinh khối. Ở nồng độ cao gây ức chế sinh trưởng.
 Chất điều hịa sinh trưởng khơng phải là chất dinh dưỡng nên không thay thế được phân
bón.
 Muốn đạt hiệu quả xử lý cao phải tăng cường bón phân hợp lý.
2. Hình thức sử dụng
a. Phun lên cây
 Phun với nồng độ khác nhau tùy loại cây và tùy từng giai đoạn phát triển.
 Có thể phun thành nhiều lần



 Chú ý điều kiện ngoại cảnh khi phun để nâng cao hiệu quả hấp thu của cây.
b. Ngâm
 Ngâm củ và cành cây vào dung dịch chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ thích hợp để
tăng thời gian tiếp xúc với chất điều hòa sinh trưởng và tăng khả năng hấp thụ của cây.
 Thường sử dụng để kích thích hạt nảy mầm, phá vỡ q trình ngủ nghỉ của một số loại củ;
hạt, kích thích cành giâm ra rễ.
c. Bơi lên cây
 Bơi chất điều hịa sinh trưởng lên cây để kích thích ra rễ.
 Thường được sử dụng để chiết một số loại cây khó ra rễ.
d. Tiêm trực tiếp vào cây
 Tiêm dung dịch chất điều hòa sinh trưởng vào chồi ngủ trên cây, vào thân cây, vào mắt ngủ
của củ để kích thích chúng phát triển.
 Hình thức này thường được dùng trong phịng thí nghiệm
3. Một số ứng dụng của chất điều hịa sinh trưởng
 Phá vỡ hoặc rút ngắn thời gian ngủ nghỉ của chồi, kích thích hạt và củ nảy mầm.
 Thúc đẩy sự hình thành rễ của cành giâm và cành chiết.
 Làm tăng chiều cao và sinh khối của cây trồng.
 Điều khiển sự ra hoa.
Câu 20: Nêu cách sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong trồng trọt?
Trả lời:
1. Phân lân hữu cơ
 Bón lót cho nhiều loại cây với lượng 223-278kg/ha
 Trộn với phân hữu cơ, chất độn chuồng và ủ hoai mục để bón. Bằng phương pháp này có thể
tiết kiệm được ½ lượng lân hữu cơ.
2. Chế phẩm trừ sâu hỗn hợp virus+BT
 Pha 0.8-1.6lit chế phẩm với 500lit nước phun cho 1ha lúa
 Nên phun vào buổi chiều sau 16h khi sâu non mới nở.
3. Chế phẩm nấm Metarkizium bà Beauveria
 Pha 200g chế phẩm trong 5 lít nước rồi lọc bỏ bã.
 Cho thêm nước, hóa chất, dầu thực vật 3% và chộn đều rồi tiến hành phun

4. Chế phẩm từ nấm Trichoderma
 Trộn đều chế phẩm với phân chuồng hoai mục rồi dải đều vào luống hoặc hố.
 Sau đó phủ lên một lớp đất mỏng rồi trồng cây.
 Với lúa: Dùng 4kg chế phẩm bón cho 1 sào
 Với cây ăn quả: Trộn 1kg chế phẩm với 10kg cám gạo và 40kg phân chuồng hoai mục bón
vào dãnh xung quanh gốc cây và lấp đất lại.
5. Bả diệt chuột sinh học
 Đặt bả trên các mô cao cách nhau 4-5m mỗi bả đặt 15-20g
 Đặt 2-5kg bả cho 1ha
 Bả được trộn đều với thức ăn của chuột để đặt.
6. Chế phẩm Vi-BT
 Pha 1lit chế phẩm với 30lit nước hoặc một gói chế phẩm 20-30g với 8lit nước
 Pha thêm chất bám dính để phun lên cây lúc mát trời.
 Không phun chế phẩm BT lên dâu nuôi tằm


Câu 21: 1. Rau an toàn (rau sạch) phải thỏa mãn những tiêu chuẩn nào?
2. Bằng cảm nhận của mình, khi đi chợ mua rau em căn cứ vào những tiêu chuẩn nào
để lựa chọn sản phẩm sạch? Kể thêm những kinh nghiệm của bản thân khi lựa chọn rau sạch?
Trả lời:
1. Rau an toàn (rau sạch) phải thỏa mãn những tiêu chuẩn nào?
- Rau xanh tươi, không héo uá, nhũn nát.
- Dư lượng nitrat đối với mỗi loại rau đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.
- Dư lượng kim loại nặng trong từng loại rau theo quy định của ngành Bảo vệ thực vật Việt
Nam.
- Khơng có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật.
- Rau có giá trị dinh dưỡng.
2. Bằng cảm nhận của mình, khi đi chợ mua rau em căn cứ vào những tiêu chuẩn nào để
lựa chọn sản phẩm sạch?
- Rau xanh tươi, không héo uá, nhũn nát.

- Không có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho con người và động vật.
Kể thêm những kinh nghiệm của bản thân khi lựa chọn rau sạch?
- Không mua rau xanh non bất thường
- Chọn cây rau có dáng vẻ tự nhiên và tìm thấy có dấu hiệu của sâu rau v.v…
NO3 -


PHẦN THỰC HÀNH
1. Trình bày các bước của quy trình ghép mắt cửa sổ?
Bước 1: Chọn cành để lấy mắt ghép
- Cành lấy mắt ghép phải là cành bánh tẻ đã hóa gỗ cứng, nằm giữa tầng tán phơi ra ngồi ánh
sáng.
- Chọn cành đã rụng lá, chỉ cịn vết cuống lá.
Bước 2: Mở gốc ghép
Cách mặt bầu gốc ghép hoặc mặt đất 15 cm, dùng mũi dao rạch hai đường thẳng song song
cách nhau 1cm, dài 2cm. Sau đó chặn một đường phía dưới, dùng mũi dao tách lật lớp vỏ lên
phía trên rồi cắt bỏ mảnh vỏ đó đi.
Bước 3: Lấy mắt ghép
Dùng dao tách lấy một mảnh vỏ có mắt ngủ trên cành ghép, diện tích mắt ghép bằng diện
tích cửa sổ đã mở trên gốc ghép.
Bước 4: Đặt mắt ghép
Đưa mắt ghép vào cửa sổ đã mở trên gốc ghép, nếu mắt ghép có diện tích lớn hơn ta cắt bớt
cho mắt ghép nhỏ lại, nếu mắt ghép có diện tích nhỏ hơn ta phải đặt mắt ghép sát về một phía
và sát với phần dưới cửa sổ.
Bước 5: Buộc dây
Dùng dây nilon buộc chặt vết ghép cho tượng tầng của mắt ghép và gốc ghép áp sát vào
nhau. Buộc chặt, đều, trùm kín hết mắt ghép, buộc từ dưới lên trên.
2. Trình bày các bước của quy trình ghép mắt chữ T?
Bước 1: Chọn cành, xử lý cành để lấy mắt ghép
- Chọn những bánh tẻ 6 – 8 tháng tuổi còn đầy đủ lá, nằm ở giữa tầng tán, phơi ra ngoài ánh

sáng.
- Dùng kéo cắt hết phiến lá, để lại cuống lá, bọc vào vải sạch giữ ẩm để đem đi ghép..
Bước 2: Mở gốc ghép
- Cách mặt bầu gốc ghép hoặc mặt đất15cm, dùng dao rạch 1 đường ngang khoảng 1cm và rạch
xuống phía dưới một đoạn dài khoảng 2cm tạo hình chữ T.
- Lấy mũi dao tách vỏ 2 bên hình chữ T theo chiều dọc từ trên xuống để mở hai “môi” chữ T ra.
Bước 3: Lấy mắt ghép.
Trên cành đã chọn, dùng dao tách lấy một miếng mắt ghép mỏng dài 1,5 – 2 cm cịn cuống lá
và phía trong có một lớp gỗ mỏng.
Bước 4: Luồn mắt ghép vào gốc ghép.
Luồn mắt ghép vào vết mở chữ T trên gốc ghép, luồn từ trên xuống cho ngập mắt vào chữ T,
vuốt chặt 2 “môi” chữ T để 2 lớp tượng tầng của mắt ghép và gốc ghép áp sát vào nhau.
Bước 5: Buộc dây.
Lấy dây ni-lông buộc vết ghép từ dưới lên trên. Phải buộc chặt, đều tay và trừ lại cuống lá của
mắt ghép.
3. Các trường hợp câu hỏi phụ 1 điểm
a. Nêu những điểm cần chú ý khi lấy mắt để ghép mắt cửa sổ?
- Lấy mắt ghép trên cành to hơn, cuống lá đã dụng, chỉ còn lại vết sẹo cuống lá trên cành.
- Miếng mắt ghép khơng có gỗ nhưng phải có mầm ngủ.
b. Nêu những điểm cần chú ý khi lấy mắt để ghộp mt ch T?
- Lấy mt ghép để ghép mắt chữ T có đặc điểm mắt ghép còn để lại


cuống lá.
- Có một lớp gỗ mỏng phía trong.
c. Nhng điểm cần chú ý khi thực hiện quy trình ghép mắt cửa sổ:
- Buộc chặt kín đúng yêu cầu.
- Mắt ghép, cửa sổ mở không bị giập nát.
- Mắt ghép, cửa sổ đặt khít vào nhau.
- Kích thước, vị trí của cửa sổ mở đúng quy định.

d. Ngoài phương pháp ghép đã làm em hãy kể tên một số phương pháp ghép khác mà em
biết?
+ Ghép chữ T + Ghép mắt nhỏ có gỗ + Ghép áp cành + Ghép áp cành cải tiến + Ghép đoạn
cành + Ghép áp thỏp + Ghộp nờm.
e. Những điểm khác nhau giữa cách lấy mắt ghép cửa sổ với mắt ghép chữ T
- Lấy mắt ghép để ghép cửa sổ lấy trên cành to hơn, cuống lá đã dụng, chỉ còn lại vết sẹo cuống
lá trên cành.Miếng mắt ghép khơng có gỗ nhưng phi cú mm ng.
- Lấy mt ghép để ghép mắt chữ T có đặc điểm mắt ghép còn để lại
cuống lá và có một lớp gỗ mỏng phía trong.
f. K thuật thuật buộc dây trong ghép mắt cửa sổ có gì khác so với kĩ thuật buộc dây trong
ghép mắt chữ T?
- Ghép mắt cửa sổ: Buộc dây phải chùm kín hết mắt ghép.
- Ghép mắt chữ T: Buộc dây phải trừ lại cuống lá của mắt ghép.
g. Những điểm cần chú ý khi thực hiện quy trình ghép mắt chữ T:
+ Mắt ghép cịn cuống lá, bên trong có 1 lớp gỗ mỏng
+ Kích thước, vị trí của chữ T mở đúng quy định.
+ 2 môi chữ T mở không bị rách.
+ Luồn mắt ghép từ trên xuống cho ngập mắt vào chữ T.
+ Vuốt chặt 2 môi chữ T để cho 2 lớp tượng tầng của mắt ghép và gốc ghép áp sát vào nhau.
+ Buộc chặt kín, đều tay đúng yêu cầu và trừ lại cuống lá của mắt ghép.
*Ghi chú:
- Trình bầy đầy đủ các bước của quy trình ra giấy thi, trả lời câu hỏi phụ được( 4 điểm ).
- Thực hiện đủ các thao tác và đẻ lại sản phẩm đúng ( 6 điểm ).
+ Chọn cành lấy mắt ghép, gốc ghép đúng yêu cầu.
+ Mở gốc ghép đúng kĩ thuật.
+ Lấy mắt gép và đặt mắt ghép đúng.
+ Buộc dây chặt, đều tay, đúng yêu cầu kĩ thuật.
- Mỗi học sinh chuẩn bị 1 đoạn cành làm gốc ghép dài( 35cm ), đường kính rộng từ (1,5 –
2 cm ) + 1 đoạn cành để lấy mắt ghép cùng giống ( Tốt nhất cành bịng, bưởi là loại cành
dễ bóc vỏ ) + một dao nhọn bằng sắt + 2 sợi dây nilông trắng bản mỏng rộng (1,5- 2cm ),

dài ( 45 – 50cm ).
@ Mọi thắc mắc xin liên hệ địa chỉ:
ĐTDĐ: (0986380047 (24/24h)
Email: cuongi34@ yahoo.com.vn
Facebook: cuongNamLy
Gmail:
GHI NHỚ: Đây là tài liệu lưu hành nội bộ. Các em không được để ra
ngoài.
“THANK YOU VERY MUCH”


Wish you success
“ Tơi nghe và tơi qn
Tơi nhìn và tôi nhớ
Tôi làm và tôi hiểu “
( Khổng Tử - năm 450 trước công nguyên ).

LÀM ĐỀ LÝ THUYẾT THỰC HÀNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KÌ THI NGHỀ PHỔ THƠNG - CẤP THPT


HÀ NAM

NĂM HỌC 2015 - 2016
Ngày thi 11/11/2015

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI LÝ THUYẾT NGHỀ LÀM VƯỜN

(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,5 điểm).
Chất điều hịa sinh trưởng là gì? Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cần tuân thủ
những nguyên tắc nào?
Câu 2 (3,5 điểm).
1. Rau an toàn (rau sạch) phải thỏa mãn những tiêu chuẩn nào?
2. Bằng cảm nhận của mình, khi đi chợ mua rau em căn cứ vào những tiêu chuẩn nào để
lựa chọn sản phẩm sạch? Kể thêm những kinh nghiệm của bản thân khi lựa chọn rau sạch?
Câu 3 (4,0 điểm).
Nêu đặc điểm của vườn tạp ở nước ta?

----------------Hết----------------

Họ
tên
thí
sinh:
danh: ..........................................

..............................................................

Số

báo

Chữ ký giám thị 1: ..........................................................Chữ ký giám thị 2: .................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI NGHỀ PHỔ THÔNG – CẤP THPT
HÀ NAM
NĂM HỌC 2015– 2016



Ngày thi 11/11/2015
HƯỚNG DẪN CHẤM LÝ THUYẾT NGHỀ LÀM VƯỜN
NỘI DUNG
Câu 1 (2,5 điểm). Chất điều hòa sinh trưởng là gì? Khi sử dụng
chất điều hịa sinh trưởng cần tn thủ những nguyên tắc nào?
Khái niệm: Chất điều hòa sinh trưởng (phytohormon) là những chất
hữu cơ có bản chất hóa học rất khác nhau, được tổng hợp một lượng
nhỏ trong một bộ phận nhất định của cây và được vận chuyển đến
bộ phận khác trong cây để điều hòa các hoạt động sinh lý, các quá
trình sinh trưởng phát triển.
Nguyên tắc sử dụng:
- Phải sử dụng đúng nồng độ, đúng lúc và đúng phương pháp.
- Ở nồng độ thấp chất điều hịa sinh trưởng có tác dụng kích thích
nảy mầm, tăng chiều cao và tăng sinh khối. Ở nồng độ cao gây ức
chế sinh trưởng.
- Chất điều hòa sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng nên
không thay thế được phân bón.
- Muốn đạt hiệu quả xử lý cao phải tăng cường bón phân hợp lý.
Câu 2 (3,5 điểm).
1. Rau an toàn (rau sạch) phải thỏa mãn những tiêu chuẩn nào?
- Rau xanh tươi, không héo uá, nhũn nát.
- Dư lượng nitrat đối với mỗi loại rau đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.
- Dư lượng kim loại nặng trong từng loại rau theo quy định của
ngành Bảo vệ thực vật Việt Nam.
- Khơng có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho con người và
động vật.
- Rau có giá trị dinh dưỡng.
2. Bằng cảm nhận của mình, khi đi chợ mua rau em căn cứ vào
những tiêu chuẩn nào để lựa chọn sản phẩm sạch?

- Rau xanh tươi, khơng héo , nhũn nát.
- Khơng có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho con người và
động vật.
Kể thêm những kinh nghiệm của bản thân khi lựa chọn rau
sạch?
- Không mua rau xanh non bất thường
- Chọn cây rau có dáng vẻ tự nhiên và tìm thấy có dấu hiệu của sâu
rau v.v…
Câu 3 (4,0 điểm). Nêu đặc điểm của vườn tạp ở nước ta?
- Đa số vườn mang tính tự sản tự tiêu là chủ yếu, là nơi cung cấp rau
củ quả, củi đun, cây thuốc cho gia đình.
- Diện tích nhỏ hẹp, sản phẩm mang tính tự cung tự cấp làm cho
vườn trở nên manh mún
- Hạn chế việc áp dụng khoa học kỹ thuật và áp dụng các biện pháp
cải tạo đất.

ĐIỂM

0,5

0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

0,25
0,25

0,25
0,25
0,5
0,5
0,5


- Cơ cấu cây trồng tùy tiện mang tính tự phát
- Cây trồng trong vườn sắp xếp không hợp lý dẫn đến lấn chiếm
không gian của nhau, tranh chấp chất dinh dưỡng, kìm hãm sự sinh
trưởng, phát triển của nhau.
- Giống cây trồng trong vườn thiếu chọn lọc, năng suất thấp, chất
lượng kém.
- Không áp dụng kịp thời những tiến bộ về giống và kỹ thuật trồng
trọt
- Hầu hết vườn gia đình khơng sử dụng hiệu quả nguồn tài ngun
thiên nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và các lồi sinh vật có
ích.
----------------Hết----------------

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM

KÌ THI NGHỀ PHỔ THÔNG - CẤP THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
Ngày thi 11/11/2015

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỰC HÀNH NGHỀ LÀM VƯỜN
(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4,0 điểm).
1. Trình bày các bước của quy trình ghép mắt cửa sổ?
2. Nêu những điểm cần chú ý khi lấy mắt để ghép mắt cửa sổ?
Câu 2 (6,0 điểm).
Thực hành ghép mắt cửa sổ bằng các dụng cụ và đoạn cành cây đã chuẩn bị.
---------- Hết ----------

Họ tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh: ............................
Chữ ký giám thị 1: ..........................................................Chữ ký giám thị 2: .....................…
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM

KÌ THI NGHỀ PHỔ THƠNG - CẤP THPT
NĂM HỌC 2015- 2016


Ngày thi 11/11/2015
HƯỚNG DẪN CHẤM THỰC HÀNH NGHỀ LÀM VƯỜN
NỘI DUNG
Câu 1 (4,0 điểm).

1. Trình bày các bước của quy trình ghép mắt cửa sổ?
Bước 1: Chọn cành để lấy mắt ghép.
- Cành lấy mắt ghép phải là cành bánh tẻ đã hóa gỗ cứng, nằm giữa tầng tán phơi ra
ngồi ánh sáng.
- Chọn cành đã rụng lá, chỉ cịn dấu vết cuống lá; nếu cành cịn lá thì dùng dao cắt hết
cuống lá, đường kính cành từ 6mm – 10mm.
Bước 2: Mở gốc ghép.
Trên gốc ghép cách mặt đất 15cm – 20cm, dùng mũi dao rạch hai đường thẳng song
song cách nhau 1cm, dài 2cm. Sau đó chặn một đường ngay phía dưới, dùng mũi dao
tách lật lớp vỏ lên phía trên rồi cắt bỏ mảnh vỏ đó đi.
Bước 3: Lấy mắt ghép.
Dùng dao tách lấy một mảnh vỏ có mắt ngủ trên cành ghép, diện tích mắt ghép bằng
diện tích cửa sổ đã mở trên gốc ghép.
Bước 4: Đặt mắt ghép.
Đưa mắt ghép vào cửa sổ đã mở trên gốc ghép, nếu mắt ghép có diện tích lớn hơn thì
ta cắt bớt cho mắt ghép nhỏ lại, nếu mắt ghép nhỏ hơn ta phải đặt mắt ghép sát về một
phía và sát với phần dưới cửa sổ.
Bước 5: Buộc dây.
Dùng dây ni-lông buộc chặt vết ghép cho tượng tầng của mắt ghép và gốc ghép áp sát
vào nhau. Yêu cầu buộc chặt, đều, trùm kín hết mắt ghép, buộc từ dưới lên trên.
2. Nêu những điểm cần chú ý khi lấy mắt để ghép mắt cửa sổ?
- Lấy mắt ghép trên cành to hơn, cuống lá đã dụng, chỉ còn lại vết sẹo cuống lá trên
cành.
- Miếng mắt ghép khơng có gỗ nhưng phải có mầm ngủ.
Câu 2 (6,0 điểm).
Thực hành ghép mắt cửa sổ bằng các dụng cụ và đoạn cành cây đã chuẩn bị.
- Chọn cành ghép đúng yêu cầu.
- Mắt ghép cửa sổ khít, đúng kĩ thuật.
- Mắt ghép không bị giập nát.
- Mắt ghép đúng yêu cầu kĩ thuật.

II. Khi thực hiện quy trình ghép cần chú ý khi ghép mắt cửa sổ:
- Buộc chặt kín đúng yêu cầu.
- Mắt ghép, cửa sổ mở khơng bị giập nát.
- Mắt ghép, cửa sổ đặt khít vào nhau.
- Kích thước, vị trí của cửa sổ mở đúng quy định.
II. Ghi chú em hãy kể tên một số phương pháp ghép khác mà em biết?
+ Ghép chữ T+ Ghép mắt nhỏ có gỗ + Ghép đoạn cành.+ Ghép áp cành.
+ Ghép áp cành cải tiến + Ghép ỏp thỏp + Ghộp nờm.
II. Những điểm khác nhau giữa cách lấy mắt ghép cửa sổ với
ghép chữ T

IM

0,5
0,5

0,5

0,5

0,5

0,5
0,5
0,5
1,5
1,5
1,5
1,5


mắt


- Lấy mắt ghép để ghép cửa sổ lấy trên cành to hơn, cuống lá đã dụng, chỉ còn lại vết sẹo cuống
lá trên cành.Miếng mắt ghép khơng có gỗ nhưng phải có mầm ngủ.
- LÊy mắt ghÐp ®Ĩ ghÐp mắt chữ T có đặc điểm mắt ghép còn để lại
cuống lá và có một lớp gỗ mỏng phía trong.
II. Yêu cầu kĩ thuật buộc dây trong ghép mắt cửa sổ có gì khác so với ghép mắt chữ T
- Trong ghép mắt cửa sổ yêu cầu buộc trùm kín kín hết mắt ghép.
- Trong ghép mắt chữ T yêu cầu khi buộc dây phải trừ lại cuống lá của mắt ghép.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM

KÌ THI NGHỀ PHỔ THÔNG - CẤP THPT
NĂM HỌC 2015- 2016
Ngày thi 11/11/2015

HƯỚNG DẪN CHẤM THỰC HÀNH NGHỀ LÀM VƯỜN
NỘI DUNG
Câu 1 (4,0 điểm).
1. Trình bày các bước của quy trình ghép mắt chữ T?
Bước 1: Chọn cành, xử lý cành để lấy mắt ghép.
+ Chọn những cành nhỏ (6 – 8 tháng tuổi) cành bánh tẻ còn đầy đủ lá nằm ở giữa tầng
tán, phơi ra ngoài ánh sáng.
+ Dùng dao cắt hết phiến lá, để lại cuống lá.
Bước 2: Cách mở gốc ghép.
+ Cách mặt bầu gốc ghép (15cm). Dùng mũi dao rạch 1 đường ngang khoảng 1cm và
rạch xuống phía dưới một đoạn dài khoảng (2cm )tạo hình chữ T. Lấy mũi dao tách

vỏ 2 bên hình chữ T theo chiều dọc từ trên xuống để mở hai môi chữ T ra.
Bước 3: Cách lấy mắt ghép.
+ Trên cành đã chọn, dùng dao tách lấy một miếng mắt ghép mỏng dài (1,5 – 2 cm )
cịn cuống lá phía trong có một lớp gỗ mỏng.
Bước 4: Luồn mắt ghép vào gốc ghép.
+ Luồn mắt ghép vào vết mở chữ T trên gốc ghép, luồn từ trên xuống cho ngập mắt
vào chữ T, vuốt chặt 2 môi chữ T để cho 2 lớp tượng tầng của mắt ghép và gốc ghép
áp sát vào nhau.
Bước 5: Buộc dây.
+ Lấy dây nilông buộc vết ghép từ dưới lên trên. Phải buộc phải chặt, đều tay và trừ
lại cuống lá của mắt ghép.
2. Nêu những điểm cần chú ý khi lấy mắt để ghép mắt ch T?
- Lấy mt ghép để ghép mắt chữ T có đặc điểm mắt ghép còn
để lại cuống lá.
- Có một lớp gỗ mỏng phía trong.
Cõu 2 (6,0 im).
Thc hnh ghép mắt chữ t bằng các dụng cụ và đoạn cành cây đã chuẩn bị.
- Chọn cành lấy mắt ghép, gốc ghép đúng yêu cầu.
- Mở gốc ghép đúng: hình chữ T, ngang 1cm dài 2cm.
- Lấy mắt ghép phải cịn cuống lá, trong cịn ít gỗ mỏng.
- Đạt gốc ghép đúng kĩ thuật, buộc dây chặt, đều tay.

ĐIỂM

0,5
0,5
0,5

0,5


0,5

0,5
0,5
0,5
1,5
1,5
1,5
1,5

II. Khi thực hiện quy trình ghép cần chú ý khi ghép mt ch T:
- Mắt ghép còn cuống lá.
+ Mt ghộp, 2 mơi chữ T mở khơng bị giập nát.
+ Kích thước, vị trí của chữ T mở đúng quy định.
+ Luồn mắt ghép từ trên xuống cho ngập mắt vào chữ T.
+Vuốt chặt 2 môi chữ T để cho 2 lớp tượng tầng của mắt ghép và gốc ghép áp sát vào nhau.
- Buộc chặt kín, đều tay đúng yêu cầu và trừ lại cuống lá của mắt ghép.


×