Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Áp xe vùng dưới hàm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.44 KB, 2 trang )

Áp xe vùng dưới hàm




Nguyên nhân gây bệnh thường là nhiễm khuẩn răng hàm
(nhất là răng khôn dưới), viêm xương, gãy xương hàm
dưới... Do nước bọt bị nhiễm khuẩn nên áp xe có thể lan tràn
từ dưới hàm sang những vùng xung quanh và ngược lại.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh đau nhiều dưới góc hàm, mặt trong
xương hàm dưới, nuốt đau, nước bọt chảy nhiều. Có thể bị khít
hàm, sưng ở dưới góc hàm, sau lan ra cả vùng. Ở giai đoạn toàn
phát, vùng góc hàm sưng to, lan xuống xương móng, phía trên
lan lên trên má, phía trước lan đến vùng dưới cằm, phía sau lan
đến bên cổ. Khi sờ thấy sưng nề thành một khối với xương hàm,
mật độ chắc hoặc cứng, nhất là dưới góc hàm; sau mềm ra, ấn
rất đau, da màu đỏ sẫm, căng bóng.

Khám trong miệng khó vì khít hàm dữ dội. Có thể thấy sung
huyết, nề niêm mạc ngay ở răng nguyên nhân. Niêm mạc rãnh
bên lưỡi ở sau miệng có thể sưng phồng, nề, sung huyết. Trụ
trước của amidan sung huyết, phần trước của sàn miệng bình
thường. Người bệnh mệt mỏi, sốt cao, mạch nhanh, mất ngủ...
Quá trình làm mủ thường tiến triển vào ngách. Trong trường
hợp đó, biểu hiện ngoài miệng ít, niêm mạc rãnh bên lưỡi sưng
phồng nhiều, khó nuốt, đau nhiều khi cử động lưỡi.

Về điều trị, có thể phẫu thuật theo đường ngoài da, gây tê ngắn
hay gây tê dọc đường rạch. Ca mổ phải được người có kinh
nghiệm tiến hành vì nếu rạch cao quá có thể làm tổn thương
nhánh dưới của dây thần kinh mặt và để lại sẹo xấu. Mục đích


rạch là dẫn lưu cho mủ chảy ra. Bệnh nhân cần điều trị kháng
sinh phối hợp khi nhiễm khuẩn lan rộng để đề phòng áp xe lan
đến các vùng sâu.

×