Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

25 DE THI THU THPT QUOC GIA 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.16 KB, 110 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề). Đề 1 Câu I (2,0 điểm) 1. Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.( * ) 2. Tại sao vấn đề việc làm lại đang được cả nước quan tâm? Chứng minh cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế ở nước ta đang có sự thay đổi. Câu II (3,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy: 1. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng.Tại sao trong những năm gần đây du lịch nước ta có sự phát triển mạnh? 2. Đồng bằng sông Hồng bao gồm những tỉnh, thành phố nào? Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng này? (*) Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 Đơn vị: tỉ USD Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 2007 Giá trị Xuất khẩu Nhập khẩu. 2,4 2,8. 2,6 2,5. 4,1 5,8. 7,3 11,1. 9,4 11,5. 14,5 15,6. 32,4 36,8. 48,6 62,8. 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990- 2007 2. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta Câu IV (2,0 điểm) Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ (*) ………Hết……… ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu. Đáp án. 1. Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta. a. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên khoáng sản: + Dầu, khí: Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Các bể dầu khí Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng, Trung Bộ tuy có diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể. + Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan + Muối biển: nhất là ven biển Nam Trung Bộ 1. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tài nguyên hải sản: giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao ( d/c) I (2,0điểm) - Tài nguyên du lịch: có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể phát triển du lịch biển. - Tài nguyên cho giao thông vận tải biển: có nhiều vũng vịnh nước sâu thuận lợi xây dựng các cảng(d/c) b. Các thiên tai: - Bão. - Sạt lở bờ biển. - Nạn cát bay… 2. Tại sao vấn đề việc làm lại đang được cả nước quan tâm? Chứng minh cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế ở nước ta đang có sự thay đổi. a. Tại sao vấn đề việc làm lại đang được cả nước quan tâm - Hàng năm với sự gia tăng nguồn lao động khoảng 3%, nước ta có thêm trên 1 triệu lao động mới cần giải quyết việc làm. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, cơ cấu lao động còn nhiều bất cập, phân bố lao động không đều giữa các vùng nên giải quyết việc làm hiện còn gặp nhiều khó khăn. - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt (d/c năm 2005 ) b. Chứng minh cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế ở nước ta đang có sự thay đổi. - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động của nước ta. - Sự thay đổi: + Cơ cấu lao động khu vực n –l- ng đang có xu hướng giảm: 65%( 2000) còn 57,3%(2005). + Cơ cấu lao động khu vực cn-xd tăng tương ứng là: 13,1% lên 18,2% +Cơ cấu lao động khu vực dịch vụ tăng tương ứng là: 21,8% lên 24,5% II 1. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và (3,0điểm) đa dạng.Tại sao trong những năm gần đây du lịch nước ta có sự phát triển mạnh?. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> a. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng. * Tài nguyên du lịch tự nhiên: tương đối phong phú và đa dạng - Về mặt địa hình: + địa hình cacsxto với hơn 200hang động + địa hình bờ biển có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ - Tài nguyên khí hậu tương đối thuận lợi, trở ngại lớn nhất là các thiên tai và sự phân mùa khí hậu. - Tài nguyên nước (d/c) - Tài nguyên sinh vật.(d/c) * Tài nguyên du lịch nhân văn: rất phong phú - Các di tích văn hóa – lịch sử( d/c) - Các lễ hội truyền thống (d/c). - Tiềm năng về văn hóa dân tộc, văn nghệ dân gian và hàng loạt các làng nghề truyền thống. b. Tại sao trong những năm gần đây du lịch nước ta có sự phát triển mạnh? - Chính sách đổi mới mở của nhà nước Việt Nam là điểm đến an toàn. - Nước ta có nhiều tài nguyên du lịch và đang được khai thác mạnh mẽ. - Nhu cầu du lịch tăng mạnh do mức sống ngày càng cao. - Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng các khu du lịch ngày càng được cải thiên. - Các chính sách đầu tư du lịch của nhà nước, ngành: Quảng bá hình ảnh, đào tạo cán bộ, hướng dẫn viên….. 2. Đồng bằng sông Hồng bao gồm những tỉnh, thành phố nào? Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng này? a. Các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. ( 10 Tỉnh, TP) b. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng này? - ĐBSH có vtrò đbiệt quan trọng trong chiến lược ptr ktxh đ/nc.(D/c) - Cơ cấu ktế theo ngành ở ĐBSH trước đây có nhiều h/chế, ko phù hợp với tình hình ptr ktxh hiện nay và trong tương lai. (D/c) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là xu thế tất yếu của đất nước cũng như trên thế giới. Công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước theo hướng CNHHĐH là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế của đất nước nói chung, ĐBSH nói riêng. Trong khi đó, số dân ở ĐBSH rất đông, t.trung với mật độ cao, gtăng tự nhiên còn nhanh tạo nên sức ép lớn đvới ptr kt xh mtrg. => Do đó, việc ptr ktế theo cơ cấu ktế cũ ko đáp ứng n/cầu sx và cải thiện đ/s hiện tại và tương lai - Việc c/d cơ cấu ktế nhằm k/thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của ĐBSH (về VTĐL, TNTN, trình độ dcư…), góp phần ptr ktế, cải thiện đ/s nhân dân.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> III 1. Vẽ biểu đồ - Yêu cầu: (3,0điểm) + Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường ( nếu Thí sinh vẽ biểu đồ cột ghép vẫn cho bằng điểm biểu đồ đường) + Có chú giải và tên biểu đồ + Đẹp và chính xác về số liệu trên biểu đồ và khoảng cách năm + Tên trục tung, trục hoành, ghi rõ gốc tọa độ. ( Thiếu mỗi y/c trừ 0,25 điểm). 2. Nhận xét và giải thích a) Nhận xét: - Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh: 1990 đạt 5,2 tỉ USD, đến năm 2007 tăng lên 111,4 tỉ USD( tăng gấp 22 lần). - Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng: + Xuất khẩu tăng 20,25 lần + Nhập khẩu tăng 22,4 lần - Nước ta vẫn nhập siêu ( tuy nhiên lần đầu tiên nước ta xuất siêu năm 1992) b) Giải thích: - Do có nhiều thành tựu trong hoạt động ngoại thương. - Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như: gạo, cà phê, thủy sản, dầu thô, dệt may, giày dép…. - Đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu. Ngoài các thị trường truyền thống, đã hình thành các thị trường trọng điểm. - Đổi mới cơ chế quản lí hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu… - Nước ta vẫn nhập siêu nhưng về bản chất khác với giai đoạn trước nhập siêu chủ yếu là do nhập khẩu máy móc thiết bị để CNH-HĐH và do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta.. Câu IV. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. Thuận lợi a. Tự nhiên: - Vị trí địa lí. - Tài nguyên thiên nhiên + khoáng sản + Sông ngòi + Lâm sản tại chỗ và nhập từ Lào + Hải sản phong phú ( trình bày cụ thể) b. Kinh tế- xã hội - Dân cư – lao động(d/c) - Cơ sở vật chất kĩ thuật: + Bước đầu xây dựng được một số trung tâm công nghiệp làm hạt nhân cho sự phát triển.(d/c) + Ngành nông nghiệp cung cấp một số nông sản cho công nghiệp chế biến: mía, lạc, hồ tiếu, chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng thủy sản. - Cơ sở hạ tầng: (d/c) - Đường lối chính sách phát triển công nghiệp… 2. Khó khăn - Tự nhiên + Thiên tai + Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình dốc nên việc phân bố công nghiệp gặp khó khăn. + Các mỏ khoáng sản phân bố chủ yếu ở miền núi gây khó khăn cho việc khai thác và chế biến. - Kinh tế - xã hội + Hậu quả chiến tranh + Thiếu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, gtvt hạn chế, thiếu năng lượng,… + Thiếu lao động có tay nghề, cán bộ KH-KT, trình độ dân cư còn thấp…. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề). Đề 2 Câu I. (2,0 điểm) 1. Cho bảng sau: Mùa lũ trên các lưu vực sông Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Các sông ở Bắc Bộ + + + + + Các sông ở Trung Bộ + + + + Các sông ở Nam Bộ + + + + + Ghi chú: + tháng lũ Nêu và giải thích sự khác nhau về mùa lũ trên các sông thuộc các khu vực ở nước ta. 2. Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam (*) Câu II. (3 điểm) 1. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. 2. Phân tích các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta. (*) Câu III. (3 điểm) Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1990 - 2009 Sản lượng (nghìn tấn) Diện tích Năm Lúa Lúa (nghìn ha) Tổng số đông xuân hè thu 6042,8 19225,1 7865,6 4090,5 1990 6765,6 24963,7 10736,6 6500,8 1995 7653,6 31393,8 14103,0 8758,3 1999 7504,3 34447,2 16719,6 9188,7 2002 7329,2 35832,9 17331,6 10436,2 2005 7207,4 35942,7 17024,1 10140,8 2007 7440,1 38895,5 18696,3 11184,1 2009. Lúa mùa 7269,0 7726,3 8532,5 8538,9 8065,1 8777,8 9015,1. 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi diện tích v à sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990- 2009. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Câu IV. ( 2,0 điểm) Chứng minh rằng TDMNBB là vùng giàu khoáng sản bậc nhất nước ta. Hiện trạng khai thác thế mạnh này. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Đáp án. Câu I 1. Nêu và giải thích sự khác nhau về mùa lũ trên các sông thuộc các khu (2,0điểm) vực ở nước ta. - Mùa lũ trên các sông ở các vùng của nước ta có sự khác nhau - Các sông ở Bắc Bộ có mùa lũ đến sớm nhất và kết thúc cũng sớm nhất (d/c) vì khi gió mùa đông bắc kết thúc vào tháng 4 thì gió mùa đông nam ẩm bắt đầu hoạt động kết hợp với bão. - Các sông ở khu vực Trung Bộ có mùa lũ đến muộn nhất và kết thúc muộn nhất(d/c) vì khi gió mùa tây nam khô nóng kết thúc thì bão và dải hội tụ nhiệt đới hoạt động, gió mùa đông bắc kết hợp với địa hình. - Các sông ở Nam Bộ có lũ từ tháng 7 đến tháng 11 vì gió mùa Tây nam hoạt động đều đặn trong thời gian này. 2. Trình bày ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta - Đô thị tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta - Các đô thị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp- xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước. - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sự thu hút lớn đầu tư trong nước và ngoài nước. - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng gây ra nhiều hậu quả(d/c). 7. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> II (3,0điểm). III (3,0 điểm). 1. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. - Hoạt động công nghiệp nước ta tập trung chủ yếu ở một số khu vực: + Ở Bắc Bộ, ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. + Từ Hà nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch. • Hải phòng –Hạ Long- Cẩm Phả( cơ khí, khai thác than, vlxd) • Đáp Cầu- Bắc Giang( vlxd, phân hóa học) • Đông Anh- Thái Nguyên( Cơ khí, luyện kim) • Việt Trì – Lâm Thao ( hóa chất , giấy) • Hòa Bình- Sơn La ( thủy điện) • Nam Định- Ninh Bình – Thanh Hóa ( dệt may, điện, xi măng) + Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tầu, Thủ Dầu Một. + Dọc duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng( quan trọng nhất, Vinh, Qui Nhơn, Nha Trang… - Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán. 2. Điều kiện tự nhiên để PT chăn nuôi a) Đồng cỏ - Diện tích đồng cỏ rộng ( 500 nghìn ha năm 2005), tập trung chủ yếu ở các cao nguyên thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ - Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, năng suất đồng cỏ ngày càng được nâng cao b) Khí hậu: nóng, ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện cho đồng cỏ phát triển quanh năm c) Nguồn nước - Dồi dào quanh năm - Diện tích mặt nước rộng để chăn nuôi( vịt đàn,…) d) Giống vật nuôi Có nhiều giống gia súc, gia cầm bản địa chất lượng tốt(d/c), Lai tạo và nhập nhiều giống tốt từ nước ngoài. 1. Vẽ biểu đồ - Dạng: Cột chồng kết hợp đường 2. Nhận xét và giải thích a) Nhận xét: - Diện tích, sản lượng lúa của nước ta trong thời gian từ 1990-2009 đều tăng nhưng không ổn định. + diện tích tăng lên 1398 nghìn ha, nhưng không ổn định + Tổng sản lượng lúa tăng liên tục (Dc). Tuy nhiên có sự khác nhau của từng vụ .Vụ lùa đông xuân tăng (dc) . Vụ lúa hè thu tăng nhanh (dc) . Vụ lúa mùa tăng chậm(dc) + cơ cấu sản lượng lúa (có bảng số liệu tính cơ cấu, nhận xét, dc) 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> b) Giải thích: - Diện tích lủa tăng nhưng không ổn định là do: + Khai hoang, tận dụng diện tích chưa sử dụng (ĐBSCL), tăng vụ + Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng cường trồng các cây có giá trị cao, giảm dt cây cho hiệu quả thấp,do chuyển một phần đất lúa sang đất thổ cư và chuyên dùng - Sản lượng Lúa tăng liên tục là : + Tăng cường thâm canh tang năng suất + Do diện tích lúa có tăng - Có sự khác nhau về sản lượng các vụ + vụ đong xuân tăng khá do vụ này tránh được thời kì mưa bão, ít sâu bệnh, ngắn ngày, năng suất cao, ổn định, chi pjí sản xuất thấp +Vụ lua hè thu tăng nhanh nhất vì là vụ ngắn ngày, năng suất khá cao và do phần lớn diện tích lúa mùa sớm, năng suất thấp ở ĐBSCL được chuyển sang vụ lúa hè thu + Vụ lùa mùa tăng chậm nhất vì đây là vụ thời tiết có nhiều bbất lợi nhất: mìên Bắc và miền Trung là thời kì mưa bão, ĐBSCL chịu ảnh hưởng lũ sông Mêcông, sâu bệnh phát triển mạnh nên năng suất thấp .. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu IV (2,0 điểm). 1. TDMNBB là vùng giàu khoáng sản bậc nhất nước ta - Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta, tập trung hầu hết các mỏ khoáng sản của cả nước. - Các loại khoáng sản + Khoáng sản nhiên liệu: chủ yếu là than-tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh với trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn chủ yếu là than antraxit, chất lượng tốt nhất ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra còn các mỏ than khác: than nâu (Lạng Sơn), than mỡ (Thái Nguyên) + Khoáng sản kim loại: vd + Khoáng sản phi kim: vd + Vật liệu xây dựng: + Một số điểm nước khoáng: Mĩ Lâm (Tuyên Quang), Kim Bôi (Hòa Bình) Đánh giá: Với tiềm năng khoáng sản như trên cho phép vùng phát triển nhiều ngành công nghiệp và là nguồn hàng cho xuất khẩu. - Tuy nhiên nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân bố phân tán, nằm sâu trong lòng đất nên khó khăn trong việc khai thác. Các mỏ khoáng sản kim loại màu chủ yếu ở dạng đa kim đòi hỏi kĩ thuật cao trong chế biến. 2. Hiện trạng phát triển * Vùng đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến - Khai thác than: +Hiện nay sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm. Khai thác than được dung làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí (150MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Phả Lại I (440MW), Phả Lại II (600MW), Na Dương (110MW), Cao Ngạn-Thái Nguyên (116MW). + Khai thác than phục vụ xuất khẩu và nhu cầu tiêu dung cảu nhân dân, khai thác than nâu để phục vụ sản xuất xi măng, than mỡ đê luyện gang thép. - Khai thác thiếc: mỗi năm ở vùng này khai thác khoảng 1000 tấn để phục vụ trong nước và xuất khẩu. - Khai thác apatit: mỗi năm khai thác được khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân - Khai thác sắt phục vụ cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên - Khai thác đá vôi làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện gang, sản xuất xi măng, đá ốp lát… - Các loại khoáng sản khác được đẩy mạnh khai thác: đất hiếm, đá quý. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề). Đề 3 Câu I (2,0 điểm) 1. Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. (*) 2. Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tề nước ta. Câu II. (3,0 điểm) 1.Trình bày tình hình sản xuất, phân bố cây công nghiệp và cây ăn quả của nước ta. Giải thích tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta? 2. Chứng minh rằng công nghiệp nước ta có sự phân hoá lãnh thổ nghiêp nước ta. Giải thích tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta? Câu III. (3, 0 điểm) Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn phân theo vùng ở nước ta năm 2005 ( ĐV: %) Tỉ lệ thất nghiệp ở thành Thời gian thiếu việc làm ở thị nông thôn phân Cả nước 5,3 19,3 ĐBSH 5,6 21,2 Đông Bắc 5,1 19,7 Tây Bắc 4,9 21,6 BTB 5,0 23,5 DHNTB 5,5 22,2 TNg 4,2 19,4 ĐNB 5,6 17,1 ĐBSCL 4,9 20,0 a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn phân theo vùng ở nước ta năm 2005. (*) b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân. Vùng. Câu IV. (2,0 điểm) So sánh thế mạnh phát triển lương thực, thực phẩm của đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ……………….Hết…………………... 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Điểm. Câu. ý. Nội dung. I (2,0đ). 1. chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa - Nền nhiệt độ cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ đã thúc đẩy quá trình xâm thực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi… + Đk nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hoá, đặc biệt là phong hoá hoá học, làm đất vụn bở, hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến + KH NĐÂGM đẩy nhanh tốc độ hoà tan và phá huỷ đá vôi, tạo thành các dạng địa hình cacxtơ( hang động ngầm, suối cạn, thung khô…) - Cùng với xâm thực mạnh ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng đồng bằng hạ lưa song. ĐBSH, ĐBSCL hang năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm m - Sinh vật nhiệt đới hình thành một số địa hình đặc biệt như đầm lầy- than bùn( u Minh) bãi triều đước vẹt (Cà Mau) các bờ biển san hô.. 2. II (3,0 đ). 1. MQH giữa QT ĐTH và chuyển dịch cơ cấu KT nước ta - ĐTH tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu KT trong nước và địa phương + Các đô thị lớn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH của các vùng và các địa phương trong nước + Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn, sức mua đa dạng, nơi tập trung lao động đông đảo + Các TP, thị xã lớn, đông dân với cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện đại, là nơi có sức hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho tăng trưởng KT + Các đô thị còn có khả năng tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động + Tuy nhiên qt ĐTH cũng cần khắc phục những hậu quả về môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội… - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình ĐTH + Lao động nông nghiệp giảm dần và chuyển sang các ngành có năng suất cao, kĩ thuật tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị + Cơ cấu nền KT nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của N-L-Ngư, tăng dần tỉ trọng của ngành CN-XD và DV + Tạo ra một số lao động dư thừa (nông nghiệp) để chuyển sang CN và DV + Sự nâng cấp, hiện đậi hoá các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở có điều kện thúc đẩy quá trình đô thị hoá + Hđ CN, DV phát triển tạo sức thu hút đối với dân cư, mặt khác nâng cao vai trò của đô th TB tình hình sán xuất, phân bố cây công nghiệp, cây ăn quả. Giải thích * Tình hình sản xuất cây CN và cây ăn quả a. Cây công nghiệp 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2. - Khái quát chung +Tổng dt cây Cn năm 2005 là 2,5 triệu ha, trong đó cây Cn lâu năm là 1,6 triệu ha (chiếm hơn 65%) + Cây Cn nước ta chủ yêu slà cây CN nhiệt đới, ngoài ra còn có cây CN cận nhiệt - Cây CN lâu năm + Các cây CN lâu năm chủ yếu là: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, dừa.VN là nước XK hang đầu hồ tiêu, cà phê, điều + Phân bố : nêu sự phân bố của các cây trên - Cây CN hang năm + Các cây chủ yếu: mía, lạc, đậu tương, bong, đay, cói, thuốc lá… + Phân bố: nêu sự phân bố các cây trên b. Cây ăn quả - Cây ăn quả phát triển khá nhanh trong thời gian qua - Vùng tròng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL và ĐNB. Những cây ăn quả được trồng tập trung : chuối, xoài, nhãn, vải…. * Giải thích: Vì - Nước ta có điều kiện chế biến sản phẩm tại chờt cây CN thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản, dễ chuyên chở, tiêu thụ và xuất khẩu. Từ đó cho phép các vùng chuyên canh mau chóng mở rộng diên tích - Vùng chuyên canh cây Cn gắn với cơ sở chế biến , tức là gắn nông nghiệp với CN, tạo ra các lien hợp nông- công nghiệp. Đây chính là bước đi trên con đường hiện đậi hoá nông nghiệp Như vậy xây dựng vùng chuyên canh cây CN gắn với CN chế biến chính là một hướng tiến bộ trong SX NN trên con đường hiện đại TB sự phân hoá lãnh thổ CN. GThích. 1. Sự phân hoá lãnh thổ CN nước ta * Hoạt động công nghiêp tập trung vào một số KV - Bắc Bộ: ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung CN cao nhất. Trong đó có HN là trung tâm CN lớn nhất . Từ HN toả đi các hướng theo các trục giao thong với các ngành chuyên Môn hoá ( 6 hướng- các ngành CMH) - Nam bộ: + có mức độ tập trung cao + Hình thành một dải CN, trong đó nổi lên các trung tâm CN hàng đầu: TP HCM ( Là TTCN lớn nhất cả nước), Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một + Hướng CMH đa dạng, trong đó có một vài ngành tương đối trẻ: khai thác dầu khí, sx điện từ khí… - Dọc theo duyên hải miền Trung + Mức độ tập trung CN TB + Ngoài đà nẵng là TTCN quan trọng còn có 1 số TT khác: Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang..) + Tương Lai Dung Quất sẽ trở thành TTCN quan trọng của miền Trung với chức năng lọc và hoá dầu * Hoạt động Cn thưa thớt ở miền núi: Tây Bắc, Tây Nguyên Cn phát triển chậm, phân bố rời rạc 2. Giải thích 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> * HN là TTCN lớn vì hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi sau: - Vị trí địa lí: HN nằm ở TT ĐBSH, trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ - Vai trò: là thủ đô của cả nước, là tT KT, văn hoá, chính trị của cả nước - Cơ sở nguyên liệu phong phú vì là vùng trọng điểm lương thực số 2 nước ta - Cơ sở hạ tầng phát triển, là đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc với nhiều tuyến gt huyết mạch đường sắt, đường bộ - lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật đông đảo, là thành phố đông dân thứ 2 cảu nước ta - Vốn đầu tư từ 1988-2005 : 11,5 tỉ đô la Mỹ - Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, trong đó có một số ngành truyền thống, lâu đời * TP. Hồ Chí Minh Là TTCN lớn nhất vì hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi sau: - Vị trí địa lí thuận lợi, liền kề với ĐBSCL (vùng trọng đểm lttp lớn nhất nước ta), nằm trong vùng kinh tế trọng đỉêm phía Nam - vai trò : là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta - Cơ sở nguồn nguyên liệu phong phú , nằm trong vùng chuyên canh cây CN lớn nhất cả nước, liền kề vùng nguyên liệu ĐBSCL - Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và hoàn thiện nhất cả nước. Là đầu mốt giao thông quan trọng của các tỉnh phía Nam> Cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất hiện đại nhất nước ta - Lực lượng lao đông đông đảo có trình độ cao nhất, là thành phố đông dân nhất cả nước - Vốn đầu tư thời kì 1988-2005: 15,9 tỉ đô la Mỹ - cơ cấu ngành CN hoàn chỉnh, trong đó có nhiều ngành công nghệ cao CN năng lượng là ngành CN trọng điểm Vì: 1. Quan niệm Ngành công nghiệp năng lượng là ngành: - Có thế mạnh lâu dài - Đem lại hiệu quả ktế cao - Có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành KT khác - Thường chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp 2. Lí do. 1. a. Có thế mạnh lâu dài * Cơ sở nguyên liệu phong phú và vững chắc - Than + Trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn + Vùng than Quảng Ninh với nhiều mỏ lớn. Trữ lượng than đá khoảng 3 tỉ tấn (90% cả nước). Chất lượng tốt nhất vùng đông Nam Á + Than nâu ở ĐBSH (độ sâu từ 300-1000m) trữ lượng hang chục tỉ tấn, mỏ than Na Dương (Lạng Sơn) + Than mỡ Làng Cẩm (Thái Nguyên), Nông Sơn (QNam) + Than bùn ở ĐBSCL, đặc biệt là vùng u minh - Dầu khí + Trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn, trữ lượng khai thác khoảng 4-5 tỉ tấn + Tập trung ở các bể trầm tích thuộc thềm lục địa phía Nam, quan trọng 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1.. 2.. III (3,0đ). nhất là bể trầm tích Nam Côn Sơn và bể Cửu Long - Thuỷ năng + Nguồn thuỷ năng lớn khoảng 30 triệu Kw + Tập trung ở hệ thống song Hồng (37%), hệ thống song Đồng Nai (19%) + các nguồn năng lượng khác : nhiệt mặt trời, sức gió, thuỷ triều… * thị trường tiêu thụ - Phục vụ cho tất cả các ngành KT, có thể nói không có ngành nào lại không có nhu cầu sử dụng điện - phục vụ nhu cầu sống hằng ngày của nhân dân * Sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu - Than được hkai thác từ thời pháp thuộc. Sản lượng than gần đây tăng khá nhanh từ 5,7 tr tấn đến 36,9 triệu tấn (1985-2006) - Một phần sản lượng than được sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở phía Bắc - Dầu thô mới được khai thác từ năm 1986 (40 nghìn tấn), năm 2005 đạt 18,5 tr tấn - Từ 1995 khí đồng hành được chuyển từ mỏ Bạch Hổ về Bà Rịa Vũng Tàu phục vụ nhà máy nhiệt điện. Dự án khí đốt Nam côn sơn đã đưa khí tự nhiên từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây cho các tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mỹ, Cà Mau b. Mang lại hiệu quả kinh tế cao - đã hình thành các nhà máy điện phân bố khắp cả nước: Nêu tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện và công suất, phân bố của tường nhà máy c. Đem lại hiệu quả KT cao Sản lượng điện tăng nhanh 8,8 tỉ kw/h (1990) lên 52,1 tỉ kw/h (2005) góp phần phát triển: - kinh tế: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Dầu thô xuất khẩu năm 2005 đạt 6,54 tỉ USD - Xã hội: Nâng cao đời sống nhất là đối với đồng bào vùng sâu vùng xa - Môi trường: giảm thiểi ô nhiễm môi trường d. Tác động mạnh mẽ đến các ngành khác - Chủ trương của nhà nước điện phải đi trước một bước so với các ngành KT khác - Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt: + Quy mô + Kĩ thuật – công nghệ + Chất lượng sản phẩm. Vẽ biểu đồ Yêu cầu - Dạng cột thanh ngang - Chính xác, đầy đủ, đẹp Nhận xét và giải thích. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> IV (2,0 điểm). So sánh thế mạnh phát triển LTTP của ĐBSH và ĐBSCL 1.Giống nhau a. Vai trò và quy mô - Cả 2 đb đều là châu thổ rộng nhất, nằm ở hạ lưu 2 hệ thống song lớn nhất nước ta - Đây là 2 vùng trọng điểm sản xuất lt,tp lớn nhất nước ta + lúa là cây trồng chủ đạo + DT canh tác lớn + Sản lượng nhiều nhất và năng suất cao nhất cả nước - Là 2 vùng có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu b. chuyên môn hoá - Cả 2 vùng đều trồng : lúa, cây thực phẩm, - chăn nuôi lợn và gia cầm - nuôi trồng thuỷ sản c. Điều kiện phát triển * ĐKTN và TNTN - Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp( vận chuyển vật tư, sản phẩm nông nghiệp, canh tác..) - đất đai của cả 2 đb nhìn chung đều là đất phù sa màu mỡ do song ngòi bồi đắp - Khí hậu NĐ ẩm, nắng lắm, mưa nhiều tạo đk thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát trine quanh năm - Có hệ thống song lớn của nước ta chạy qua với lưu lượng nước phong phú thuận lợi cho giao thong là môi trường nuôi trồng thuỷ sản - Cả 2 vùng đều tiếp giáp với vùng biển rộng lớn có nguồpn lợi SV biển đa dạng , phong phú với nhiều bãi tôm cá có giá trị KT * ĐK KT-XH - Là 2 vùng có dân cư và nguồn lao động dồi dào vời nhiều kinh nghiệm trồng lúa, chăn nuôi và NTTS - Có nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu tư nông nghiệp, ngư nghiệp - Trên cả 2 đb đều hình thành và phát triển các hệ thống đô thị vào loại lớn của nước ta( HN, HP, Cần Thơ 2. Khác nhau a. Vai trò và quy mô - ĐBSCL là vùng trọng điểm số 1 về lt,tp, ĐBSH là vùng trọng điểm số 2 - Xét về chỉ tiêu: ĐBSCL có quy mô lớn hơn ĐBSH ( DT tự nhiên, dt trông cây lt, sản lượng lúa, Bqlt/ng b. Chuyên môn hoá: - ĐBSCL : có DT, sl, bqlt/ ng, có dtNTTS, sản lượng thuỷ sản lớn hơn ĐBSH - ĐBSH sx lt, thuỷ sản nhỏ hơn ĐBSCL, nhưng lại có khả năng trồng rau vụ đông c. ĐKPT * ĐKTN và TNTN - Đất trồng: 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> b.. + ĐBSCL có địa hình thấp hơn và không có đê hằng năm vẫn được bồi đắp phù sa , có nhiều khả năng mở rộng dt đất NN ( do DT rộng) + ĐBSH , địa hình tương đối cao, có đê nên phần trong đê không đươc bồi đắp thường xuyên đất bị thoái hoá, do dt nhỏ nên ít co skhả năng mở rông dt - Khí hậu: + ĐBSCL có khí hậu cận xích đạo , nống quanh năm + ĐBSH có khí hậu NĐGM có mùa đông lạnh -Nguồn lợi SV ở ĐBSCL phong phú hơn ĐBSH - Các đk khác: nguồn nước, TD mặt nước NTTS * ĐK KT-XH - Dân cư và nguồn lao động: ĐBSH dân cư đông đúc hơn, nguồn lđ có nhiều kinh nghiêm thâm canh lúa nước , tập trung nhiều lđ có trình độ chuên môn kĩ thuật cao hơn ĐBSCL - Trình độ thâm canh của ĐBSH cao hơn. Vì vậy năng suất lúa ở đây đứng hang đầu cả nước (54,3 tạ/ha so với 50,3 tạ/ha của ĐBSCL - Các điều kiện khác: lịch sử khai thác lãnh thổ, vốn đầu tư…. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề). Đề 4 Câu I (2,0 điểm) 1.Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta. Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. (*) 2. Nêu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hóa ở nước ta. Câu II (3,0 điểm) Trình bày tình hình sản xuất, phân bố cây công nghiệp và cây ăn quả của nước ta. Giải thích tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta? Câu III (2,0 điểm) So sánh điều kiện để phát triển lương thực thực phẩm của đông bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 ( Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 2007 Giá trị Xuất khẩu Nhập khẩu. 2,4 2,8. 2,6 2,5. 4,1 5,8. 7,3 11,1. 9,4 11,5. 14,5 15,6. 32,4 36,8. 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990- 2007. (*) 2. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta.. ---------Hết--------. 18. 48,6 62,8.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ĐÁP ÁN Đáp án. Câu. 1.Trình bày hoạt động của gió mùa. Giải thích sự khác biệt về I (2,0điểm). khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên *Hoạt động của gió mùa Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ Nơi xuất Áp cao Xibia ở bán - Đầu mùa hạ: áp cao Bắc Ấn phát( nguồn cầu Bắc Độ Dương. gốc) - Giữa và cuối mùa hạ: áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam Thời gian Từ tháng XI- tháng IV Từ tháng V- tháng X thổi Hướng gió, - Hướng Đông Bắc - Tây Nam( riêng Bắc Bộ có tên gọi - Tên gọi: gió mùa hướng Đông Nam) Đông Bắc - Tên gọi: gió mùa Tây Nam. Đặc tính cơ Lạnh khô và lạnh ẩm Mát và ẩm bản Đặc điểm - Nửa đầu mùa đông - Vào đầu mùa hạ, khối khí hoạt động mang lại cho miền nhiệt đới ẩm từ Bắc ÂĐD di Bắc nước ta thời tiết chuyển theo hướng tây nam lạnh, khô xâm nhập trực tiếp và gây - Nửa sau mùa đông mưa cho đb Nam Bộ và Tây mang lại thời tiết lạnh Nguyên. ven biển Trung Bộ ẩm, mưa phùn cho và phần nam của khu vực Tây vùng ven biển và đồng Bắc, khối khí này trở nên khô bằng ở Bắc Bộ và Bắc nóng ( gió Tây hay gió Lào) Trung Bộ. - Vào giữa và cuối mùa hạ, - Khi di chuyển xuống gió mùa Tây Nam ( xuất phát phía Nam, gió mùa từ áp cao cận chí tuyến bán mùa đông suy yếu dần cầu Nam) hoạt động gây mưa và gần như bị chặn lại lớn và kéo dài cho các vùng ở dãy Bạch Mã. Từ đón gió ở Nam Bộ và Tây Đà Nẵng trở vào, Tín Nguyên. phong BCB cũng thổi - Hoạt động của gió mùa Tây theo hướng đông bắc, Nam cùng với dải hội tụ nhiệt gặp địa hình núi chắn đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho vùng ven gây mưa vào mùa hạ cho cả biển Trung Bộ và là hai miền Nam, Bắc và mưa nguyên nhân chính tạo tháng 9 cho Trung Bộ. nên mùa khô ở nam - Do áp thấp Bắc Bộ, khối Bộ và Tây Nguyên không khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” 19. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta. * Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên - Về lượng mưa: + Đông Trường Sơn: mưa vào thu - đông do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào, hay có bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh mưa nhiều. Thời kì này Tây Nguyên vào mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt xuất hiện cảnh quan rừng thưa. + Tây Nguyên: mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam trực tiếp trong khi bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng. → Sự đối lập giữa mùa khô và mùa mưa giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên do tác động của gió mùa và tín phong với bức chắn địa hình là dãy Trường Sơn - Về nhiệt độ: Có sự chênh lệch giữa 2 vùng: nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh hưởng của gió Lào. Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình.. 2. Nêu ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội nước 5 ta. Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hóa ở nước ta. * Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. - Tích cực : + Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước. + Các thành thị, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Hạn chế : Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội… *Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hóa ở nước ta. - ĐTH phải gắn liền CNH. - Chú ý phát triển các đô thị lớn vì đô thị lớn là hạt nhân của vùng - Đẩy mạnh đth nông thôn, hạn chế điều chỉnh dân cư từ nông thôn ra thành thị. - Đảm bảo cân đối giữa tốc độ gtds, qui mô dân số, lao động với sự phát triển kt-xh của đô thị. - Phát triển cân đối giữa kt-xh với kết cấu hạ tầng đô thị. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Qui hoạch, hoàn thiện đô thị để đảm bảo môi trường xã hội lành mạnh, môi trường sống sạch sẽ, đời sống được cải thiện. II (3,0điểm). Trình bày tình hình sản xuất, phân bố cây công nghiệp. Giải thích tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta? * Tình hình sản xuất cây CN - Khái quát chung +Tổng dt cây Cn năm 2005 là 2,5 triệu ha, trong đó cây Cn lâu năm là 1,6 triệu ha (chiếm hơn 65%) + Cây Cn nước ta chủ yêu slà cây CN nhiệt đới, ngoài ra còn có cây CN cận nhiệt - Cây CN lâu năm + Các cây CN lâu năm chủ yếu là: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, dừa.VN là nước XK hang đầu hồ tiêu, cà phê, điều + Phân bố : nêu sự phân bố của các cây trên - Cây CN hang năm + Các cây chủ yếu: mía, lạc, đậu tương, bong, đay, cói, thuốc lá… + Phân bố: nêu sự phân bố các cây trên * Giải thích: Vì - Nước ta có điều kiện chế biến sản phẩm tại chờt cây CN thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản, dễ chuyên chở, tiêu thụ và xuất khẩu. Từ đó cho phép các vùng chuyên canh mau chóng mở rộng diên tích - Vùng chuyên canh cây Cn gắn với cơ sở chế biến , tức là gắn nông nghiệp với CN, tạo ra các lien hợp nông- công nghiệp. Đây chính là bước đi trên con đường hiện đậi hoá nông nghiệp Như vậy xây dựng vùng chuyên canh cây CN gắn với CN chế biến chính là một hướng tiến bộ trong SX NN trên con đường hiện đại. Câu III So sánh thế mạnh để phát triển lương thực thực phẩm của đông bằng (2,0 điểm) sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> * Giống nhau - Vai trò và quy mô + Cả 2 đồng bằng đều là 2 đồng bằng châu thổ rộng nhất, nằm ở hạ lưu 2 hệ thống song lớn nhất nước ta + Đây là 2 vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta: lúa là cây lương thực chủ đạo, diện tích canh tác lớn nhất, sản lượng nhiều nhất và năng suất cao nhất + là 2 vùng có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước và xuất khẩu - ĐKTN-TNTN + Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và vận chuyển vật tư, sản phẩm nông nghiệp + Đất đai: nhìn chung là đất phù sa màu mỡ…… + khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa…… + Có các hệ thống song lớn chảy qua….. + cả 2 vùng đều tiếp giáp vùng biển rộng lớn có nguồn lợi Sv biển phong phú ….. - ĐKKT-XH + Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm trong sx lttp + Có nhiều cơ sở chế biến nông nghiệp, thủy sản + Trên 2 ĐB hình thành và PT hệ thống các đô thị lớn (DC) * Khác nhau Đồng bằng song Hồng Đồng bằng song Cửu Long Vai trò và Là vùng trọng điểm lttp số Là vùng trọng điểm lttp quy mô 2 số 1 ĐKTN- ĐH : cao hơn, có đê ngăn -ĐH : Có địa hình thấp và TNTN lũ bằng phẳng hơn, không có đê - Khí hậu : nhiệt đới gió - Khí hậu : cận xích đạo mùa có mùa đông lạnh gió mùa nóng quanh năm, lượng mưa lớn - Mạng lưới sông ngòi ít - Có mạng lưới sông ngòi hơn dày đặc hơn - Nguồn lợi thủy sản - Nguồn lợi thủy sản ít hơn phong phú hơn ĐKKT-XH. - Dân cư-lao động : đông đúc hơn, có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước , tập trung nhiều lao động có kĩ thuật cao - Trình độ thâm canh : cao hơn, hệ số sử dụng đất lớn hơn nên năng suất lúa cao nhất cả nước (2005 đạt 54,3 tạ/ha) - Cơ sở VCKT, cơ sở hạ 22. - Dân cư-lao động : ít hơn, chưa nhiều kinh nghiệm, lao động có kĩ thuật còn ít hơn - Trình độ thâm canh : thấp hơn nên năng suất thấp hơn (2005 đạt 50,4 tạ/ha) - Cơ sở VCKT, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển hơn.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> tầng hoàn thiện hơn - Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn (hàng nghìn năm) - Vốn đầu tư nhiều hơn do nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. - Lịch sử khai thác lãnh thổ muộn hơn (khoảng 300 năm - Vốn đầu tư ít hơn. Câu IV 1. Vẽ biểu đồ (3,0 điểm) - Yêu cầu: + Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường ( nếu Thí sinh vẽ biểu đồ cột ghép vẫn cho bằng điểm biểu đồ đường) + Có chú giải và tên biểu đồ + Đẹp và chính xác về số liệu trên biểu đồ và khoảng cách năm + Tên trục tung, trục hoành, ghi rõ gốc tọa độ. ( Thiếu mỗi y/c trừ 0,25 điểm). 2. Nhận xét và giải thích a) Nhận xét: - Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh: 1990 đạt 5,2 tỉ USD, đến năm 2007 tăng lên 111,4 tỉ USD( tăng gấp 22 lần). - Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng: + Xuất khẩu tăng 20,25 lần + Nhập khẩu tăng 22,4 lần - Nước ta vẫn nhập siêu ( tuy nhiên lần đầu tiên nước ta xuất siêu năm 1992) b) Giải thích: - Do có nhiều thành tựu trong hoạt động ngoại thương. - Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như: gạo, cà phê, thủy sản, dầu thô, dệt may, giày dép…. - Đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu. Ngoài các thị trường truyền thống, đã hình thành các thị trường trọng điểm. - Đổi mới cơ chế quản lí hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu… - Nước ta vẫn nhập siêu nhưng về bản chất khác với giai đoạn trước nhập siêu chủ yếu là do nhập khẩu máy móc thiết bị để CNH-HĐH và do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta.. 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề). Đề 5 Câu I (2,0 điểm) 1.Chứng minh rằng thiên nhiên vùng đồi núi nước ta có sự phân hóa theo Đông - Tây, giải thích nguyên nhân (*) 2.Phân tích các biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của việc tăng nhanh dân số ở Việt Nam. Câu II (2 điểm) Trình bày vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng và các định hướng chính. Tại sao đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành? (*) Câu III ( 3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau Khối lượng luân chuyến hàng hóa phân theo các loại hình vận tải ở nước ta, năm 2000 và 2005 ( Đơn vị: Triệu tấn) Năm Tổng số Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 2000 45 355,7 1955,0 7888,5 4267,6 31 244,6 2005 79 749,0 2948,4 11 567,7 5524,4 59 708,5 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa phân theo các loại hình vận tải nước ta năm 2000 và 2005 2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô và cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa phân theo các loại hình vận tải trong 2 năm trên Câu IV (3 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt nam và kiến thức đã học, anh (chị) hãy: 1. Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta. (*) 2. Giải thích tại sao trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản?. ĐÁP ÁN. Câu I (2,0 điểm). ý 1. Nội dung Điểm Chứng minh rằng thiên nhiên vùng đồi núi nước ta có sự phân hóa theo Đông - Tây, giải thích nguyên nhân. * Chứng minh rằng thiên nhiên vùng đồi núi nước ta có sự phân hóa theo Đông - Tây - Khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc + Vùng núi Đông Bắc: thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. + Vùng núi Tây Bắc: vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 2. - Khác biệt giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên + Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông thì Tây Nguyên lại là mùa khô nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. + Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng. * Nguyên nhân : có nhiều nguyên nhân song chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của địa hình - Khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc do bức chắn địa hình Hoàng Liên Sơn - Khác biệt giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên do bức chăn địa hình dãy Trường Sơn Phân tích các biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của việc tăng nhanh dân số ở Việt Nam * Biểu hiện - Vào nửa cuối thế kỉ XX nước ta diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số, tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau giữa các thời kì (dẫn chứng) - Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số KHHGD gia tăng dân số tự nhiên tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm. Do qui mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người. * Nguyên nhân - Quan niệm lạc hậu của người dân, tư tưởng phong kiến: trời sinh voi trời sinh cỏ, trọng nam khinh nữ… - Nhiều thập kỉ trước đây chính sách dân số KHHGD chưa được thực hiện tốt - Chất lượng cuộc sống được cải thiện, dịch vụ y tế phát triển tỉ lệ tử giảm nhanh trong khi tỉ lệ sinh giảm chậm - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh để nhiều * Hậu quả - Đối với phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Gây sức ép đối với tăng trưởng kinh tế và vấn đề lương thực: tăng 1,0% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt 3,0- 4,0 % và lương thực phải tăng trên 4,0%. Trong hoàn cảnh kt nước ta hiện nay thì mức tăng dân số như vậy vẫn còn cao. + Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu + Làm chậm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ. - Đối với phát triển xã hội: + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. GDP bình quân đầu người thấp. + Các vấn đề phát triển văn hóa, giáo dục, y tế gặp nhiều khó khăn. + Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế. - Đối với tài nguyên môi trường: + Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Ô nhiễm môi trường. + Không gian cư trú chật hẹp.. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> II (2,0 điểm). Trình bày vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng và các định hướng chính. Tại sao đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành? *Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng - Giảm tỉ trọng của khu vực I (Nông-Lâm-Ngư Nghiệp) từ 49.5% (1985) xuống còn 16,8% (2005)- còn cao - Tăng tỉ trọng của khu vực II và III: + Khu vực II: Tăng tương ứng từ 21.5% lên 39.3% tăng khá + Khu vực III: tăng tương ứng từ 29% lên 43.9% khá nhanh Như vậy cơ cấu kinh tế theo ngành của ĐBSH đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực gắn với tăng trưởng kinh tế giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm. * Các định hướng chính - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở ĐBSH. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực 1, tăng tỉ trọng của khu vực 2 và khu vực 3 trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề XH và môi trường. - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội từng ngành có sự khác nhau nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, trong khi các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền công nghiệp hàng hóa. + Đối với khu vực I giảm tỉ trọng ngành trồng trọt tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng cây LT, tăng dần tỉ trọng CCN, cây thực phẩm, cây ăn quả + Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành: Chế biến LT-TP, dệt – may và da-giày, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí-kĩ thuật, điện –điện tử. + Đối với KV III, du lịch là một ngành tiềm năng. ĐBSH có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở HN và vùng phụ cận, Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như: tài chính, ngân hàng,Giáo dục-Đào tạo…cũng phát triển mạnh góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế. * Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành? Vì: - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đã và đang là xu thế tất yếu của cả nước và của các vùng nói riêng - ĐBSH có vị trí đặc biệt trong chiến lược pt KT-XH của đất nước: địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùnd trọng điểm lttp - Cơ cấu kinh tế của ĐBSH trước đây là chưa hợp lí, còn nhiều hạn chế chưa phù hợp với tình hình phát triển KT-XH trong tương lai + Trong cơ cấu ngành nông nghiệp nổi lên hàng đầu, lúa chiếm vị trí chủ đạo, các ngành nông nghiệp khác kém PT + Trong CN: các ngành CN tập trung ở các đô thị lớn + Trong DV chậm PT + ĐBSH còn chịu sức ép về dân số đông, gia tăng dân số còn nhanh Việc pt cơ cấu kinh tế cũ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và và cải thiện đời sống hiện nay và tương lai 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Để khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của vùng góp phần pt KT, nâng cao đời sống nhân dân (tự nhiên, KT-XH) III (3,0 điểm). 1. Vẽ biểu đồ * Xử lí số liệu - Tính cơ cấu Cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa phân theo loại hình vận tải nước ta (Đơn vị: %) Năm Tổng số Đg sắt Đg bộ Đg sông Đg biển 2000 100 4,3 17,4 9,4 68,9 2005 100 3,7 14,5 6,9 74,9 - Tính bán kính (quy mô) Chọn R2000 = 1 đvbk R2005 = 79 749,0 = 1,3 45 355,7 * Vẽ biểu đồ - Dạng: tròn - Yêu cầu : đúng quy mô, cơ cấu ( nếu 2 biểu đồ bằng nhau trừ 0,5 điểm) Chính xác, đầy đủ, sạch đẹp. 2.. Nhận xét và giải thích * Nhận xét: - Về quy mô: + Đường biển có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất 31244,6 triệu tấn (2000) và 59708,5 triệu tấn (2005) + Tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng 1,76 lần, trong đó: . Đường sắt tăng chậm nhất 1,41 lần . Đường bộ tăng khá nhanh 1,51 lần . Đường sông tăng 1,47 lần . Đường biển tăng nhanh nhất 1,85 lần - Về cơ cấu: + Ngành vận tải đường biển có tỉ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất chiếm 68,9% (2000) và 74,9% (2005) +Từ năm 2000 – 2005 tỉ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa của các loại hình vận tải có sự thay đổi . Giảm tỉ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa của ngành đường sắt 0,6%, đường bộ 2%, đường sông 2,5% . Tăng tỉ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa của ngành đường biển 0,6% * Giải thích - Về quy mô: tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa và khối lượng luân chuyển hàng hóa của các loại hình vận tải đều tăng là do + Các ngành kinh tế của đất nước ngày càng PT, nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng nhiều + Do mở rộng thị trường nên hàng hóa được lưu thông rộng rãi + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên hệ thống đường và phương tiện được hiện đại - Về cơ cấu 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> IV (2,0 điểm). 1.. + Đường biển có khối lượng, tỉ trọng luân chuyển hàng hóa lớn nhất và có xu hướng tăng là do đây là loại hình giao thông quốc tế có cự li vận chuyển dài và trong những năm gần đây nước ta đẩy mạnh phát triển ngoại thương nên đường biển vươn lên mạnh + Đường bộ do cự li vận chuyển ngắn + Đường sắt và đường sông cự li vận chuyển ngắn và do chưa thật sự được chú trọng khai thác Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta * Sự phát triển chung - Ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá. Sản lượng thủy sản tăng khá nhanh. Năm 1990 đạt gần 1 triệu tấn đến 2005 đạt gần 3,5 triệu tấn ( lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc gia cầm) - Sản lượng thủy sản bình quân đầu người hiện nay đạt khoảng 42 kg/năm. - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sx và giá trị sản lượng thủy sản. * Khai thác thủy sản - Sản lượng khai thác hải sản ngày càng tăng hiện nay sản lượng đạt gần 1,8 triệu tấn (2005) Trong đó riêng cá biển khoảng 1,4 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt gần 0,2 triệu tấn. - Phân bố: Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản nhưng nghề cá ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. 5 tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt của cả nước là: Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau. * Nuôi trồng thủy sản - Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng rất nhanh 2005 đạt gần 1,5 triệu tấn gấp 9,1 lần so với năm 1990. Hiện nay, cả nước đã sử dụng gần 1 triệu ha S mặt nước để nuôi trồng trong đó 70% thuộc về ĐBSCL. - Đối tượng nuôi trồng nhiều loại nhưng quan trọng hơn là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh kĩ thuật nuôi tôm ngày càng hiện đại . - Phân bố: + ĐBSCL là vùng nuôi tôm lớn nhất nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng , Bến TRe, Trà Vinh và Kiên Giang. + Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh đặc biệt ở 2 ĐBSCL và ĐBSH trong đó tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra và cá ba sa trong 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> lồng bè trên Sông Tiền, Sông Hậu. 2 Trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản Vì: - Giá trị sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh - Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi trồng thủy sản (diện tích mặt nước lớn: ven biển nhiều đàm phá, bãi triều, rừng ngập mặn; nhiều sông suối ao hồ) - Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với các sản phẩm thủy sản ngày càng lớn, nguyên liệu cho CN chế biến và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng - Chính sách của nhà nước tạo thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề). Đề 6 Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sinh vật nước ta. (*) Tại sao vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc lại gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và đồng bằng Sông Hồng. Tại sao miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc? 2. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. Câu II. (3,0 điểm) 1.Chứng minh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ nước ta có sự phân hóa. Tại sao đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cân là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất? 2. Phân tích điều kiện phát triển cây công nghiệp nước ta. Tại sao việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến lại là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta? Câu III. (3, 0 điểm) Cho bảng số liệu sau Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1995-2006 Diện tích. Sản lượng. Trong đó sản lượng lúa đông xuân. (Nghìn ha). (nghìn tấn). (nghìn tấn). 1995. 6 766. 24 964. 10 737. 1999. 7 654. 31 394. 14 103. 2000. 7 666. 32 530. 15 571. 2002. 7 504. 34 447. 16 720. 2003. 7 452. 34 569. 16 823. 2006. 7 325. 35 850. 17 558. Năm. 1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 1995-2006 2. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa nước ta giai đoạn trên Câu IV. (2,0 điểm) Trình bày thế mạnh phát triển thủy điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao việc phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có cả ý nghĩa về chính chị và an ninh quốc phòng? (*). 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM. Câu. ý. I (2,0đ). 1. Điểm. Nội dung Trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sinh vật nước ta. Tại sao vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc lại gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và đồng bằng Sông Hồng. Tại sao miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc?. 2. 1. Sinh vật nhiệt đới ẩm gió mùa - HST rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh - HST rừng nhiệt đới gió mùa bị biến dạng : rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá , xa van bụi gai. - Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế: +TV là các loài cây họ đậu, vang, dâu tằm, dầu. + ĐV là thú nhiệt đới như công, trĩ, khỉ, vượn …ếch nhái, côn trùng 2. vì - Vào cuối mùa đông gió mùa ĐB gây mưa ở vùng ven biển và ĐBSH vì: cuối mùa đông gió mùa ĐB di chuyển lệch hướng ra phía đông, qua biển vào nước taneen đã đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân - Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB vì: + Khi di chuyển xuống phía Nam do tác động của bề mặt đệm, khối khí lục địa bị thay đổi tính chất, bớt lạnh + Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình- dãy Bạch Mã nên hầu như chỉ tác động tới khoảng vĩ tuyến 160B. Từ dãy Bạch Mã trở xuống sẽ chịu tác dộng của gió mậu dịch theo hướng Đông Bắc tính chất khô và nóng . Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. - Xu hướng: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 20002005 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ lệ lao động ở KV1 từ 65,1% xuống 57,3%, tăng tỉ lệ lao đongk KV2 từ 13,1% lên 18,2% và tỉ lệ lao động KV3 từ 21,8% lên 24,5% - Đánh giá: + Xu hướng chuyển dịch lao động trên là tích cực phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, HDH đất nước + Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm, lao động nước ta hiện nay vẫn chủ yếu trong khu vực 1 thể hiện nước ta vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. II (3,0 đ). 1. Chứng minh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ nước ta có sự phân hóa. Tại sao đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cân là khu vực có. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?. 2. 1. Chứng minh * Hoạt động công nghiệp nước ta phân bố không đều - Tập trung ở một số khu vực + Bắc Bộ: ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nhiệp cao nhất. Trong đó Hà nội là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, từ Hà Nội tỏa đi 6 hướng theo các trục giao thông với các ngành CMH (nêu 6 hướng) + Nam bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu. CMH rất đa dạng trong đó có một vài ngành tương đối non trẻ nhưng lại phát triển rất mạnh như khai tác dầu khí, sản xuất điện từ khí + Dọc DHMT Đà nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, ngoài ra có các TTCN vừa và nhỏ: Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang - Những khu vực còn lại CN phân tán, rời rạc, chậm phát triển: Tây Bắc, Tây Nguyên 2. Tại sao đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cân là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất? Vì có các điều kiện thuận lợi sau: - VTDDL: Nằm chủ yếu trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế hàng đầu nước ta, là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu nước ta - Có tài nguyên thiên nhiên phong phú: + Khoáng sản: than (QN), Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái), Apatit (Lào Cai)… + Nằm trong vùng LTTP thứ 2 nước ta nên coa nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào cho CNCB - Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với nhiều tuyến giao thông quan trọng, … - Là khu vục tập trung đông dân cư (ĐBSH đong nhất nước ta) nên có nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn kĩ thuất cao hàng đầu - Là nơi thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Hà Nội 1988-2005 thu hút được 11,5 tỉ USD Phân tích điều kiện phát triển cây công nghiệp nước ta. Tại sao việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến lại là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta? * Điều kiện phát triển cây công nghiệp - Thuận lợi + Địa hình – đất trồng +Khí hậu + Nguồn nước + Dân cư – lao động + cơ sở vật chất kĩ thuật + Đường lối chính sách Thị trường tiêu thụ - Khó khăn + Khí hậu: mùa khô kéo dài…… + Cơ sở hạ tầng và các vùng chuyên canh, cơ sở VCKT nghèo nàn….. + Thị trường không ổn định………….. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 1 III (3,0đ) 2. IV (2,0đ). *Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến lại là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta? Vì: - Nước ta có điều kiện chế biến sản phẩm cây CN tại chỗ thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản, dễ chuyên chở, tiêu thụ và xuất khẩu. Từ đó cho phép các vùng chuyên canh mau chóng mở rộng diên tích - Vùng chuyên canh cây Cn gắn với cơ sở chế biến , tức là gắn nông nghiệp với CN, tạo ra các lien hợp nông- công nghiệp. Đây chính là bước đi trên con đường hiện đậi hoá nông nghiệp - Góp phần giảm cước phí vận chuyển, là điều kiện để hạ giá thành sản phẩm cho phép sản phẩm cây CN nước ta thâm nhập vào thị trường TG Như vậy xây dựng vùng chuyên canh cây CN gắn với CN chế biến chính là một hướng tiến bộ trong SX NN trên con đường hiện đại Vẽ biểu đồ - Dạng: Cột chồng kết hợp với đường - Chính xác, chia khoảng cách năm - Đầy đủ: số liệu, tên, chú giải Nhận xét và giải thích. * Nhận xét Trong giai đoạn 1995- 2006, dt lúa, sản lượng lúa có sự thay đổi - Diện tích lúa nước ta có chiều hướng giảm nhưng không đều (dẫn chứng) - Sản lượng lúa tăng liên tục( dẫn chứng) - Trong đó sản lượng vụ lúa đông xuân cũng tăng liên tục (dẫn chứng) * Giải thích - DT lúa giảm là do một phần đất trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng sang đất cho công nghiệp hóa , đô thị hóa và trồng các cây khác có giá trị kinh tế cao hơn - Sản lượng lúa tăng chủ yếu do thâm canh, tăng năng suất, áp dụng tến bộ KHKT …Vì thế tuy dt giảm nhưng sản lượng vẵn tăng - Sản lượng lúa đông xuân tăng nhanh một phần do tăng diện tích vụ này (trong chuyển đổi cơ cấu mùa vụ vụ đông xuân dang dần trở thành vụ chính) và do tăng năng suất (vì vụ đông xuân tránh được mùa mưa bão,ít sâu bệnh, năng suất cao và ổn định0 Trình bày thế mạnh phát triển thủy điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao việc phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có cả ý nghĩa về chính chị và an ninh quốc phòng 1. Thế mạnh phát triển thủy điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ * ĐKPT: có hệ thống song Hồng với trữ năng thủy điện lớn 11nghinf MW, chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện cả nước. Riêng song Đà 6000 Mw * Tình hình phát triển - Trong vùng đã xây dựng được nhiều nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La,… - Ý nghĩa: + Tạo động lực cho pt KT của vùng nhất là khai thác và chế biến KS … 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> + Nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí… + Tuy nhiên, việc xây dựng nhiều nhà mày thủy điện cần chú ý đến những thay đổi của môi trường 2. Việc phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có cả ý nghĩa về chính chị và an ninh quốc phòng vì: - TDMNBB có dt tự nhiên rộng 110. nghìn km2, dân số ….. - TDMNBB có lịch sử khai thác lâu đời, vùng có đường biên giới dài, tiếp giáp 2 quốc gia là TQ và Lào nên an ninh quốc phòng còn khó khăn. Nằm liền kề ĐBSH là vùng có tiềm năng to lớn về lao động và là TTKT, chính trị của cả nước - TDMNBB là vùng rất giàu về tài nguyên thiên nhiên (KS, rừng, )nhiều tiềm năng thủy điện…. - TDMNBB có đất đai rộng lớn, đa dạng, khí hậu có một mùa đông lạnh rất phù hợp pt nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt… - TDMNBB là cái nôi cư trú của đồng bào dân tộc ít người VD…. Có nhiều dấu ấn lịch sử anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, mức sống thấp và trình độ nhận thức của con người còn thấp kém nên dễ bị các lực lượng phẩn động kích động… - TDMNBB hiện nay đã bị con người khai thác và sử dụng tài nguyên bừa bãi, gây suy thoái tài nguyên nên việc pt kinh tế cò khó khăn. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề). Đề 7 Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày sự biến động và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng nước ta (*) 2. Vì sao quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra tương đối chậm chạp? Câu II. (3,0 điểm) So sánh điều kiện phát triển của 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ ở nước ta Câu III. (3, 0 điểm) Cho bảng số liệu sau Giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) của Việt nam phân theo ngành (Đơn vị: Tỉ đồng) Năm. Công nghiệp khai. Công nghiệp chế. Công nghiệp sản xuất phân. thác. biến. phối điện, khí đốt, nước. 1996. 20.688. 119.438. 9.306. 149.432. 1999. 36.219. 195.579. 14.030. 245.828. 2000. 53.035. 264.459. 18.606. 336.100. 2004. 103.815. 657.115. 48.028. 808.958. 2005. 110.949. 824.718. 55.382. 991.049. Tổng số. 1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ở nước ta giai đoạn 1996-2005 2. Nhận xét và giải thích Câu IV. (2,0 điểm) Phân tích điều kiện tự nhiên phát triển ngành giao thông vận tải nước ta. Hãy nêu ý nghĩa của quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta. (*) (Đáp án- thang điểm) Điểm. Câu. ý. Nội dung. I (2,0đ). 1. Trình bày sự biến động và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng nước ta * Biến động DT rừng 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Về số lượng + Tổng dt rừng giảm (dc)......... + DT rừng tự nhiên giảm từ.....(dc) + DT rừng trồng tăng ...(dc) + Tỉ lệ che phủ rừng giảm (dc) - Về chất lượng rừng + DT rừng giàu và rừng TB giảm năm 1943 có 9,8 triệu ha, năm 1999 chỉ còn 2,1 triệu ha + Diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng khá nhanh: năm 1975 có 2 triệu ha đến năm 1999 tăng lên 4,6 triệu ha Mặc dù tổng dt rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng rừng vẫn đang bị suy thoại * Biện pháp bảo vệ - Tiến hành quy hoạch , mở rộng và phát triển diện tích và chất lượng rừng - Tăng cường quản lí của nhà nước trong bảo vệ và phát triển rừng + Đối với rừng phòng hộ................................... + Đối với rừng đặc dụng................................................. + Đối với rừng sản xuất................................................ - Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân - Các biện pháp khác........ Vì sao quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra tương đối chậm 2. chạp? - Do nước ta đi lên XHCN từ một xuất phát điểm thấp, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh - Do đặc điểm kinh tế, nông nghiệp hiện vấn đang là ngành kinh tế chủ đạo trong việc nuôi sống đại bộ phận dân số, các ngành công nghiệp dịch vụ chưa phát triển mạnh (dẫn chứng).............. Do vậy phần lớn dân cư sống ở nông thôn và mức sống thấp nên quá trình đô thị hóa còn chậm so với nhiều nước trong khu vực và thế gới. II (3,0 đ). So sánh điều kiện phát triển của 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ ở nước ta a. Giống nhau - Cả 3 vùng đều có tiềm năng tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm. Trong đó có đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè - Dân cư có truyền thống kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp lâu năm - Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, về đầu tư, về xây dựng cơ sở chế biến 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> b. Sự khác nhau * ĐKTN và TNTN - Địa hình có sự khác biệt giữa 3 vùng, ảnh hưởng đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa của mõi vùng + ĐNB có địa hình chuyển tiếp giữa Tây Nhuyên và duyên hải Nam Trung Bộ với ĐB sông Cửu Long tương đối bằng phẳng + Tây Nguyên: Địa hình cao nguyên xếp tầng với những bề mặt tương đối bằng phẳng + TDMNBB: địa hình có sự chia cắt mạnh lắm song suối núi đồi... - Đất đai: có sự khác biệt ảnh hưởng đến chuyên môn hóa của mỗi vùng + ĐNB: đất xám, phù sa cổ + Tây Nguyên: Đất badan màu mỡ tầng phong hóa sâu giàu dinh dưỡng + TDMNBB:đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác - Khí hậu: ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng và hướng chuyên môn hóa của mỗi vùng + ĐNB khí hậu cận xích đạo gió mùa nống quanh năm,có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cao su, cà phê, điều, hồ tiêu.... + Tây Nguyên khí hậu cận xích đạo gió mùa nhưng có sự phân hóa theo độ cao địa hình . Trên các cao nguyên cao khí hậu có tính chất cận nhiệt mát mẻ thích hợp với cả cây công nhiệp nhiệt đới và cận nhiệt: cà phê, cao su, chè... + TDMNBB: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh thích hợp với ccaay công nghiệp cận nhiệt và ôn đới: chè, trẩu, hồi.... * ĐKKT-XH - Dân cư và nguồn lao động có sự khác nhau về quy mô và trình độ lao động giữa 3 vùng: ĐNB là vùng có mức độ tập trung dân cư cao, trình độ tay nghề của người lao động cao hơn 2 vùng Tây Nguyên và TDMNBB - Trình độ PT: ĐNB là vùng có trình độ PT vào laoij đứng đầu cả nước. Còn TDMNBB và TNg có trình độ PT chưa cao - Các điều kiện khác: cơ sở hạ tầng, cơ sở VCKT, các dịch vụ về trồng, chề biến, chăm sóc, bảo quản sản phẩm cây CN... ĐNB có nhiều ưu thế hơn hẳn so với 2 vùng còn lại. III (3,0đ). 1. Vẽ biểu đồ * Xử lí số liệu - Tính cơ cấu (lập bảng) * Vẽ biểu đồ - Dạng: Miền - Chính xác, chia khoảng cách năm - Đầy đủ: số liệu, tên, chú giải. 2. Nhận xét và giải thích. * Nhận xét - Giá trị sản xuất công nghiệp 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Trong giai đoạn 1996- 2005, giá trị sx công nghiệp phân theo ngành ở nước ta tăng khá nhanh từ 149.432 tỉ đồng lên 991.049 tỉ đồng. Trong đó giá trị SX CN của cả 3 ngành đêu tăng tuy nhiên tốc độ tăng khác nhau + CN khai khác tăng chậm 5,4 lần + CN chế biến tăng mạnh nhất là 6,9 lần + Công nghiệp sản xuất , phân phối điện, khĩ đốt và nước tăng khá nhanh là 6,0 lần - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng + Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác (Dc) + Tăng tỉ trọng CN chế biến (Dc) + CN SX phân phối điên, khí đốt và nước có tỉ trọng nhỏ và ít biến đổi (dc) * Giải thích Do nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu thế chung của TG và khu vực. IV (2,0đ). Phân tích điều kiện tự nhiên phát triển ngành giao thông vận tải nước ta. Hãy nêu ý nghĩa của quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta a. ĐK phát triển GTVT * Thuận lợi - Vị trí địa lí + Giáp với vùng biển rộng lớn, nằm trên đường hàng hải quốc tế + Ở vào vị trí trung chuyển của một số tuyến đường hàng không quốc tế + Là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt xuyên Á... - ĐKTN + Địa hình: hướng TB- ĐN đồng bằng chạy dọc ven biển nên thuận lợi cho giao thông theo hướng B- N.... + Với 3260 km đường bờ biển, nhiều vũng vịnh sâu kín gió thuận lợi cho xây dựng cảng biển PT GTVT đường biển + Nhiều sông ngòi 2360 sông thuận lợi cho PT giao thông đường sông - ĐKKT-XH + Cơ sở VCKT ngày càng được hiện đại hóa + Hệ thống công nghiệp trong nước đã sx được một số phương tiện vận tải nhằm giảm bớt nhập khẩu + Đội ngũ cán bộ công nhân ngày càng được nâng cao + Sự PT của các ngành Kt tạo nên khối lượng sản phẩm hàng hóa và khách hàng ngày càng tăng + Việc mở rộng quan hệ quốc tế thu hút đầu tư và thực hiện phân công lao động quốc tế tạo điều kiện Pt nhanh giao thông vận tải trong và ngoài nước *. Khó khăn - ĐKTN + ĐH: Đồi núi chiếm ¾ dt, chia cắt mạnh , mạng lưới sông ngòi dày đặc, hướng TB-DN gây nhiều tốn kém cho việc xây dựng bảo dưỡng cầu đường + Thời tiết biến động thất thường, mưa, bão, lũ lụt, chế độ mưa, chế độ 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> nhiệt ảnh hưởng xấu đến hoạt động giao thông, gây hư hỏng, thi công gặp nhiều khó khăn - ĐKKT-XH + Cơ sở VCKT chưa đáp ứng được nhu cầu, còn phải nhập nhiều thiết bị máy móc, phương tiện giao thông và nhiên liệu + thiếu vốn đầu tư +Trình độ quản lí và phục vụ còn nhiều hạn chế b. ý nghĩa của quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất đối với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta * Quốc lộ 1A - Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, kéo dài từ cưả khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến bán đảo Cà Mau dài 2300 km - Tạo mối liên hệ kinh tế, quốc phòng cho hầu hết các vùng kinh tế trong nước trừ Tây Nguyên - Vận chuyển được nhiều hàng hóa, hành khách nhất so các đường ô tô khác - Đi qua phần lớn các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp, các vùng dân cơ đông của nước ta * Đường sắt thống nhất - Là tuyến đường sắt quan trọng nhất, dài 1726m từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh - Tạo mối liên hệ kinh tế, quốc phòng giữa các vùng kinh tế quan trọng nhất của nước ta - Chuyên chở 2/3 khối lượng hàng hóa và hành khách của ngành đường sắt - Tạo nên một trục giao thông xuyên việt từ Bắc vào Nam. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề). Đề 8 Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày hiện trạng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta? 2. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Vì sao việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta hiện nay? Câu II (3,0 điểm) 1. Phân tích những điều kiện phát triển ngành thuỷ sản của nước ta? Vì sao nuôi trồng thuỷ sản có tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản? 2. Chứng minh rằng cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ? Tại sao cần phải phát triển ngành công nghiệp trọng điểm ? Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta Năm Khách du lịch (triệu lượt khách) Doanh thu từ du lịch (Nghìn tỉ đồng) Nội địa Quốc tế 1991 1,5 0,3 0,8 1995 5,5 1,4 8,0 1997 8,5 1,7 10,0 1998 9,6 1,5 14,0 2000 11,2 2,1 17,0 2005 16,0 3,5 30,0 2007 27,0 6,0 34,0 (Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam 2008) Anh (chị) hãy : 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta trong giai đoạn 1991 – 2007. 2. Nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. Câu IV (2,0 điểm) Phân tích những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tại sao trong những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu? ======== Hết ====== Đáp án và hướng dẫn Câu Câu 1 (2,0 điểm). Nội dung 1. Trình bày hiện trạng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta ? a. Hiện trạng tài nguyên rừng : - Diện tích rừng bị suy giảm : 14,3 triệu ha (1943) 12,7 triệu ha (2005) Độ che phủ rừng giảm : 43% (1943) 38% (2005) - Chất lượng rừng giảm : + Diện tích rừng giàu giảm + Diện tích rừng non và rừng mới phục hồi tăng, 40. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Câu. Nội dung chiếm 70% diện tích rừng. b. Biện pháp bảo vệ : - Nhà nước đưa ra nguyên tác về quản lí, bảo vệ, sử dụng và phát triển đối với ba loại rừng : + Rừng phòng hộ (......) + rừng đặc dụng (......) + Rừng sản xuất (......) - Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước ban hành chính sách giao đất, giao rừng cho người dân. - Trước mắt trồng 5 triệu ha rừng đến 2010 để nâng độ che phủ rừng trên 40%. - Biện pháp khác: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức người dân bảo vệ rừng, phát động phong trào trồng cây,... 2. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Vì sao việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta hiện nay? a.Thế mạnh và hạn chế nguồn lao động: - Thế mạnh : + Nguồn lao động đông và tăng nhanh Năm 2005 : Dân số hoạt động king tế là 42,53 triệu người = 52% dân số. Trung bình mỗi năm bổ sung thêm 1triệu lao động. + Người lao động cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm sản xuất. + Chất lượng nguồn lao động ngày càng nâng lên :lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng(25%), lao động chưa qua đào tạo ngày càng giảm(75%2005) - Hạn chế : chất lượng nguồn lao động còn thấp: lao dộng trình độ cao ít, thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề. Lao động tăng quá nhanh làm nảy sinh vấn đề việc làm... b. Vì sao việc làm là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta? Do nguồn lao động nước ta đông và tăng nhanh. Mỗi năm giải quyết việc làm cho gần một triệu lao động, nhưng vấn đề việc làm vẫn còn gay gắt: tỉ lệ thất nghiệp 2,1% và thiếu việc làm 8,1%(2005).. Câu 2 (3,0điểm). 1. Phân tích những điều kiện phát triển ngành thuỷ sản của nước ta? Vì sao nuôi trồng thuỷ sản có tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản? a. Những điều kiện phát triển hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta: -Thuận lợi : + đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn có nguồn lợi hải sản phong phú (tổng trữ lượng 3,9-4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 2500 loài nhuyễn thể, 600 loài rong biển và nhiều đặc sản khác... + có nhiều ngư trường, có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau_Kiên Giang, Ninh Thuận-Bình Thuận - Bà Rịa vũng tàu, Hải Phòng-Quảng Ninh và ngư trường Hoàng Sa-Trường sa. + nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt hải sải;các phương tiện tàu thuyền được trang bị tốt hơn;dịch vụ thuỷ sản và công nghệ chế biến được mở rộng; thị trường(trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng; chính sách đổi mới của nhà nước... -Khó khăn +bão và hoạt động của gió mùa đông bắc 41. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Câu. Nội dung +tàu thuyền phương tiện đánh bắt chậm đổi mới; hệ thống cảng cá chưa đáp ứng nhu cầu; công nghiệp chế biến thuỷ sản hạn chế; môi trường ven biển suy thoái... b. Vì sao nuôi trồng thuỷ sản có tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản? - Có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển: diện tích mặt nước còn nhiều, kỹ thuật nuôi ngày càng hoàn thiện, ngư dõn cú kinh nghiệm nuụi trồng TS,chớnh sỏch của nhà nước,.. - Mang lại hiệu quả cao về KT-XH; đáp ứng nhu cầu lớn trên thị trường: EU, Hoa kỳ, Nhật Bản... 2. Chứng minh rằng cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ? a. Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH: - trong GDP: cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp-xây dựng). Khu vực III (dịch vụ) tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định. Sự chuyển dịch như trên là tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng CNH,HĐH nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới - trong nội bộ từng ngành: +Khu vực I : xu hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thuỷ sản. Trong nông nghiệp giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi. Trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. +Khu vực II : chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm : giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng cao, giảm tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp và trung bình. +Khu vực III : có bước tăng trưởng một số mặt, nhất là lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Nhiều lĩnh vực dịch vụ mới ra đời : viễn thông, chuyển giao công nghệ... b. Tại sao cần phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm? - Khai táhc hiệu quả các thé mạnh sẵn có (tự nhiên, KT-XH) - Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao về KTXH và môi trường.. Câu 3 (3,0 điểm). 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta trong giai đoạn 1991 – 2007. * Yêu cầu : -Chọn dạng biểu đồ kết hợp (cột và đường ) -Vẽ chính xác đảm bảo khoảng cách năm - Có tên biểu đồ và chú giải - Vẽ biểu đò sạch sẽ, rỏ ràng 2. Nhận xét và giải thích : a. Nhận xét : - Số lượt khách du lịch (cả khách nội địa và quốc tế) đều tăng liên tục từ 19912007 + Khách nội địa tăng 25,5 triệu lượt. +Khách quốc tế tăng 5,7 triệu lượt 42. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Câu. Nội dung -Doanh thu từ du lịch tăng nhanh từ 1991-2007 : tăng 33,3 nghìn tỉ đồng b. Giải thích : - Số lượt khách du lịch (cả khách nội địa và quốc tế) đều tăng liên tục từ 19912007 do : + Nước ta có tài nguyên du lịch đẹp, phong phú (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn). Nhiều tài nguyên đã đượcUNESCO công nhận là di sản thiên nhiên, di sản văn hoá thế giới,nên thu hút khách du lịch. + Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, đời sông nhân dân ngày càng nâng cao + Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển và quảng bá du lịch nước ta ra nhiều nước trên thế giới. - Doanh thu từ du lịch tăng : do số lượt khách du lịch ngày càng tăng, đời sông nhân dân ngày càng cao, dịch vụ du lịch đa dạng.. Câu 4. Câu IV : Phân tích những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tại sao trong những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu? 1 . Phân tích những chuyển biến tích cực ngành ngoại thương a. Toàn ngành : - thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Viêtn Nam đã gia nhập WTO và có quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. - Cơ cấu xuất nhập khẩu có chuyển biến tích cực: trước đổi mới Việt Nam là nước nhập siêu. Năm 1992 lần đõù tiên cán cân xuất nhập khẩu tiến tới sự cân đối. Từ 1993 đến nay tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác xa trước đổi mới. - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng. Năm 2005 đả tăng hơn 13 lần so với năm 1990. b. Xuất khẩu : - Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng (hàng công nghiệp nặng và khoáng sán, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp...) -Thị trường xuất khẩu : Hoa kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc... C, Nhập khẩu : - Kim ngạch nhập khẩu tăng khá mạnh. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất và một phần nhỏ hàng tiêu dùng. - Thị trường nhập khẩu mở rộng, chủ yếu khu vực Châu á Thái Bình Dương và châu Âu. 2. Những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu vì : Quá trình CNH,HĐH đang diễn ra ở nước ta đòi hỏi phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên-nhiên liệu,tư liệu sản xuất.... (2,0 điểm). Điểm. Chú ý: Nếu học sinh có những ý hay, sáng tạo hợp lí mà HDC chưa đề cập đến thì thưởng 0,25đ nếu chưa đạt điểm tối đa của câu ấy.. 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 9 Câu I (2,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đó học, hãy: a.Trình bày ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta? b. Kể tên các đô thị trực thuộc Trung ương và đô thị loại đặc biệt của nước ta? Câu II (2,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đó học, hãy: a. Trình bày đặc điểm của cơ cấu cụng nghiệp theo ngành ở nước ta? Tại sao cần phải phát triển ngành công nghiệp trọng điểm ? b. Kể tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng của nước ta theo thứ tự từ lớn đến nhỏ? Câu III (3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau : Cơ cấu giỏ trị sản xuất nụng nghiệp của nước ta ta năm 1990 - 2011 (Đơn vị : %) Năm 1990 1995 2000 2005 2011 79.3 78.1 78.2 73.5 73.4 Trồng trọt 17.9 18.9 19.3 24.7 25.3 Chăn nuôi 2.8 3.0 2.5 1.8 1.3 Dịch vụ nông nghiệp Anh (chị) hãy : a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nụng nghiệp nước ta từ 1990-2011. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm. Câu IV (3,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đó học, hãy: a. Trình bày những điều kiện phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vì sao đây là vùng trồng chè lớn nhất nước ta? b. Xác định các nhà máy thủy điện đó và đang xây dựng trên các hệ thống sông ở Tây Nguyên. Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện đối vơi sự phát triển của vùng? ........................................................ Đáp án và hướng dẫn chấm. C©u C©u 1 (2,0®iÓm). Néi dung a.Trình bày ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta? - Tích cực: + Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước + Ảnh hưởng đến sự phát triển của các địa phương, các vùng trong cả nước(dc) + Là thị trường tiêu thụ lớn, sử dụng đông đảo lao động, sức hút lớn với đầu tư, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động 44. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> C©u. C©u 2 (2,0®iÓm). Néi dung - Tiêu cực: nảy sinh các vấn đề phức tạp: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự, việc làm,... b. Kể tên các đô thị trực thuộc Trung ương và đô thị loại đặc biệt của nước ta? - 5 Đô thị trực thuộc TƯ: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ - 2 đô thị đặc biệt: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. a.Trình bày đặc điểm của cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta? - Cơ cấu CN theo ngành tương đối đa dạng: gồm 29 ngành chia làm 3 nhóm: + Nhóm CN khai thác(4 ngành) + Nhóm CN chế biến (23 ngành) + Nhóm CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành) - Nổi lên một số ngành CN trọng điểm: là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả KT-XH cao, tác động mạnh đến sự phát triển các ngành khác (VD) - Có sự chuyển dịch tích cực: Giảm CN khai thác, CN sản xuất, phân phối,... và tăng CN chế biến. * T¹i sao cÇn ph¸t triÓn c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm? - Khai thác hiÖu qu¶ c¸c thế m¹nh s½n cã (tù nhiªn, KT-XH) - Thóc ®Èy c¸c ngµnh kinh tÕ kh¸c ph¸t triÓn vµ mang l¹i hiÖu qu¶ cao vÒ KTXH vµ m«i tr−êng.. b. Kể tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng của nước ta theo thứ tự từ lớn đến nhỏ? TTCN Qui mô TP Hồ Chí Minh Trên 120 nghìn tỉ đồng Hà Nội Trên 120 nghìn tỉ đồng Hải Phòng Từ trên 40 nghìn-120 nghìn tỉ đồng Biên Hòa Từ trên 40 nghìn-120 nghìn tỉ đồng Vũng Tàu Từ trên 40 nghìn-120 nghìn tỉ đồng Thủ Dầu Một Từ trên 40 nghìn-120 nghìn tỉ đồng C©u 3 (3,0®iÓm). a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: * Yªu cÇu : - Chọn dạng Biểu đồ Miền - Vẽ chính xác đảm bảo khoảng cách năm - Có tên biểu đồ và chú giải - VÏ biÓu ®ồ s¹ch sÏ, rõ rµng b. NhËn xÐt Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta từ 1990- 2011 có sự chuyển dịch: + Ngành trồng trọt có tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng ngày càng giảm + Ngành chăn nuôi tỉ trọng có xu hướng tăng liên tục(dc) + Dịch vụ nông nghiệp tỉ trọng thấp nhất, có xu hướng giảm(dc) 45. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> C©u. Néi dung Giải thích: - Do chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta: thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển - Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi (dc) nhưng ngành này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng - Thị trường ngày càng có nhu cầu lớn - Trồng trọt giảm nhưng tỉ trọng vẫn cao vì đây là ngành truyền thống và có vai trò rất quan trọng trong sx nông nghiệp.. C©u 4 (3,0®iÓm). a.Trình bày những điều kiện phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vì sao đây là vùng trồng chè lớn nhất nước ta? * Điều kiện phát triển: +Thuận lợi: - Đất: Chủ yếu đất feralit phát triển trên các đá mẹ khác nhau, còn có đất phù sa cổ, đất phù sa. - Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh và chịu ảnh hưởng địa hình vùng núi, nhưng có sự khác nhau giữa Đông Bắc và Tây Bắc. + Khó khăn: - Rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông - Mạng lưới cơ sở chế biến nông sản còn hạn chế * Đây là vùng trồng chè lớn nhất nước ta vì: - Có ĐKTN(đất, khí hậu) rất phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè. - Dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè. - Thị trường tiêu thụ mở rộng - chính sách của nhà nước: quy hoạch hình thành các vùng chuyên canh chè,... b. Xác định các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng trên ác hệ thống sông ở Tây Nguyên. Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện đối vơi sự phát triển của vùng? * Các nhà mày thủy điện ở Tây Nguyên: HT Sông Đã XD Đang XD Xê xan Yaly, Xêxan3, Xêxan 3A Xê xan 4 Xrê-pôk Đrây Hlinh Xrêpôk3,4,ĐứcXuyên, BuônKôp,BuônTuaSrah Đồng Nai Đa Nhim Đồng Nai3,4, ĐạiNinh * Ý nghĩa phát triển thủy điện ở Tây Nguyên: - Tạo động lực phát triển công nghiệp cho vùng, nhất là khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bôxit lớn. - Các hồ thủy điện có ý nghĩa: + về thủy lợi: chứa nước về mùa mưa và cung cấp nước về mùa khô + phát triển du lịch + phát triển nuôi trồng thủy sản. 46. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 10 C©u I (2,0 ®iÓm) 3. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc? Nêu ảnh h−ởng của địa hình tới khí hậu của vïng? 4. Chứng minh rằng phân bố dân c− n−ớc ta ch−a hợp lý. Điều đó gây ảnh h−ởng nh− thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội đất n−ớc? C©u II (3,0 ®iÓm) 1. Phân tích các thế mạnh để phát triển cây công nghiệp .Vì sao trong những năm gần đây cây c«ng nghiÖp ®−îc ph¸t triÓn m¹nh? 2. KÓ tªn c¸c tØnh cña Duyªn h¶i Nam Trung Bé. Chøng minh r»ng Duyªn h¶i Nam Trung Bé cã nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế ? C©u III (3,0 ®iÓm) Cho b¶ng sè liÖu sau: Khèi l−îng hµng ho¸ ph©n theo ngµnh vËn t¶I n−íc ta §¬n vÞ : Ngh×n tÊn N¨m §−êng s¾t §−êng bé §−êng s«ng §−êng biÓn 1990 2341 54.640 27071 4359 1998 4978 123.911 38034 11793 2000 6258 141.139 43015 15553 2003 8385 172.799 55259 27449 2005 8838 212.263 62984 33118 2007 9050 303.361 74184 41012 ( Nguån : tæng côc thèng kª 2007 ) Anh (chÞ) h·y : 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng tr−ởng khối l−ợng hàng hoá vận chuyển của từng ngµnh vËn t¶i n−íc ta trong thêi kú 1990-2007 2. Nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. C©u IV (2,0 ®iÓm) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Hệ thống đảo và quần đảo n−ớc ta có vai trò nh− thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vïng biÓn? §¸p ¸n vµ h−íng dÉn chÊm. C©u C©u I (2,0 ®iÓm). Néi dung 1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc? Nêu ảnh h−ởng của địa h×nh tíi khÝ hËu cña vïng? a. Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc : - Giíi h¹n : gi÷a s«ng hång vµ s«ng c¶ - H−íng : T©y b¾c - §«ng nam - Đặc điểm : + Cao và đồ sộ nhất Việt Nam. Nhiều đỉnh cao trên 2000m ,bÞ c¾t xÎ m¹nh . + Gồm ba dải địa hình : Phía đông dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ. Phía tây Núi trung bình dọc biên giới Việt – Lào. Giữa là cao nguyên, 47. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> C©u II (3,0®iÓm). sơn nguyên đá vôi. Giữa các dãy núi là các thung lũng sông. b. ảnh h−ởng của địa hình tới khí hậu : - Khí hậu phân hoá theo độ cao (DC) - KhÝ hËu ph©n ho¸ theo §«ng – T©y (DC) 2. Chứng minh rằng phân bố dân c− n−ớc ta ch−a hợp lý. Điều đó gây ảnh h−ởng nh− thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội đất n−ớc? a. Chøng minh ph©n bè d©n c− n−íc ta ch−a hîp lÝ: Mật độ dân số trung bình n−ớc ta 254ng−ời/Km2 (2006), phân bố ch−a hợp lí : * Giữa đồng bằng với Trung Du và miền Núi - Đồng bằng :đông dân, mật độ dân số cao - Miền núi : ít dân, mật độ dân số thấp * Gi÷a thµnh thÞ vµ n«ng th«n - Dân c− tập trung đông đúc ở nông thôn, xu h−ớng giảm - TØ lÖ d©n thµnh thÞ thÊp, xu h−íng t¨ng b. ¶nh h−ëng ph©n bè d©n c− ch−a hîp lÝ tíi sù ph¸t triÓn KT-XH - Gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn lao động và khai thác hợp lý tài nguyªn ë mçi vïng + Đồng bằng thừa lao động, Thiếu việc làm, ô nhiễm môi tr−ờng. + Miền núi thiếu lao động để khai thác tài nguyên thiên nhiên. - Ph©n bè ch−a hîp lÝ g÷a thµnh thÞ vµ n«ng th«n: N«ng th«n thiÕu viÖc lµm dÉn đến tình trạng nhập c− vào đô thị lớn gây sức ép về dân số: Việc làm, ô nhiễm môi tr−ờng, vấn đề khác... 1. Phân tích thế mạnh để phát triển cây công nghiệp ? Vì sao trong những n¨m gÇn ®©y c©y c«ng nghiÖp ®−îc ph¸t triÓn m¹nh ? a. ThÕ m¹nh ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp * §iÒu kiÖn tù nhiªn - §Êt : nhiÒu lo¹i thÝch hîp c©y c«ng nghiÖp - Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng, là điều kiện phát triển cây c«ng nghiÖp quanh n¨m, c¬ cÊu ®a d¹ng - N−íc (n−íc mÆt vµ n−íc ngÇm) phong phó - Thế mạnh khác: địa hình... * §iÒu kiÖn kinh tÕ x· héi - Nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp - ThÞ tr−êng tiªu thô( trong n−íc vµ n−íc ngoµi) më réng - C¬ së h¹ tÇng ( giao th«ng, th«ng tin liªn l¹c...), c¬ së vËt chÊt kü thuËt(tr¹m trai giống...)đảm bảo - Công nghệ chế biến hiện đại và hoàn thiện - §−êng lèi chÝnh s¸ch nhµ n−íc: khuyÕn khÝch ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp... b. V× sao trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y c©y c«ng nghiÖp ®−îc ph¸t triÓn m¹nh? - N−ớc ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp - Mang l¹i hiÖu qu¶ kinh tÕ cao: cung cÊp nguyªn liÖu ph¸ triÓn c«ng nghiÖp, c¸c mÆt hµng xuÊt khÈu cã gi¸ trÞ... - Giải quyết việc làm, phân bố lại dân c− và lao động 2. KÓ tªn c¸c tØnh cña Duyªn H¶i Nam Trung bé a. KÓ tªn c¸c tØnh cña duyªn h¶i nam trung bé - Gåm 8 tØnh: Qu¶ng Nam, §µ N½ng, Qu¶ng Ng·i, B×nh §Þnh, Phó Yªn, Kh¸nh Hoµ, Ninh ThuËn vµ B×nh ThuËn b. CMR Duyên Hải Nam Trung bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tÕ - BiÓn: cã nhiÒu lo¹i h¶i s¶n phong phó víi c¸c ng− tr−êng lín( DC). Bê biÓn có nhiều đầm phá, Vịnh n−ớc sâu và nhiều bãi biển đẹp 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Kho¸ng s¶n: chñ yÕu vËt liÖu x©y dùng( c¸t lµm thuû tinh ë Kh¸nh Hoµ), vang, dÇu khÝ - S«ng ngßi: TiÒm n¨ng ph¸t triÓn thuû ®iÖn võa vµ nhá - Rừng: Diện tích t−ơng đối lớn(38.9%), nhiều gỗ, chim, thú quý - Đồng bằng Tuy Hoà màu mở, vùng gò đồi thuận lợi chăn nuôi Bò, Dê 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng tr−ởng khối l−ợng hàng C©u III (3,0 ®iÓm) ho¸ vËn chuyÓn cña tõng ngµnh vËn t¶i n−íc ta trong thêi kú 1990-2007. a. Xö lý sè liÖu : coi 1990=100% B¶ng xö lý sè liÖu N¨m §−êng s¾t §−êng bé §−êng s«ng §−êng biÓn 1990 100 100 100 100 1998 212,6 226,8 140,5 270,5 2000 267,3 258,3 158,9 356,8 2003 358,2 316,3 204,1 629,7 2005 377,5 388,5 232,7 759,8 2007 386,5 555,2 274,0 940,8 b. Vẽ biểu đồ Yªu cÇu : -Chọn dạng biểu đồ đ−ờng -Vẽ chính xác đảm bảo khoảng cách năm - Có tên biểu đồ và chú giải - Vẽ biểu đò sạch sẽ, rỏ ràng 2. NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch : a. NhËn xÐt : - Tốc độ tăng tr−ởng khối l−ợng hàng hoá vận chuyển của 4 ngành vận tải thời kỳ 1990 -2007 đều tăng. - Tốc độ tăng tr−ởng khác nhau: + Nhanh nhất là vận tải đ−ờng biển, tiếp đến là vận tải đ−ờng sắt( DC ) +T¨ng chËm nhÊt lµ vËn t¶i ®−êng s«ng (DC) b. gi¶i thÝch - Do kinh tÕ ph¸t triÓn nªn nhu cÇu vËn chuyÓn hµng ho¸ ngµy cµng t¨ng - Tốc độ tăng khác nhau do phụ thuộc vào đặc điển kinh tế kỹ thuật và nhu cầu vËn t¶i tõng ngµnh( vËn t¶i ®−êng biÓn ph¸t triÓn g¾n víi thÕ gií bªn ngoµi theo xu thÕ më cöa héi nhËp, vËn t¶i ®−êng s«ng cã nhiÒu khã kh¨n vÒ ph−¬ng tiÖn, địa hình) 2. Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ C©u IV an ninh vïng biÓn (2,0 điểm) a. đối với kinh tế - Là cơ sở khai thác hiệu quả nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa - Là căn cứ để tiến ra biển và đại d−ơng, tạo điều kiên phát triển kinh tế biển b. §èi víi an ninh - Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền -Là cơ sở để khẳng định chủ quyền n−ớc ta với vùng biển, thền lục địa quanh đảo và quần đảo Chú ý: Nếu học sinh có những ý hay, sáng tạo hợp lí mà HDC ch−a đề cập đến thì th−ởng 0,25đ nếu ch−a đạt điểm tối đa của câu ấy.. 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 11 C©u I (2,0 ®iÓm) 1.Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đụng Bắc? Nêu ảnh h−ởng của địa hình tới khí hậu của vïng? 2.Chứng minh rằng phân bố dân c− n−ớc ta ch−a hợp lý. Điều đó gây ảnh h−ởng nh− thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội đất n−ớc? C©u II (3,0 ®iÓm) 1. Phân tích các thế mạnh để phát triển cây công nghiệp .Vì sao trong những năm gần đây cây c«ng nghiÖp ®−îc ph¸t triÓn m¹nh? 2. KÓ tªn c¸c tØnh cña Duyªn h¶i Nam Trung Bé. Chøng minh r»ng Duyªn h¶i Nam Trung Bé cã nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế ? C©u III (3,0 ®iÓm) Cho b¶ng sè liÖu sau: Sè l−îng kh¸ch du lÞch vµ doanh thu tõ du lÞch cña n−íc ta N¨m Kh¸ch du lÞch (triÖu l−ît kh¸ch) Doanh thu tõ du lÞch (Nghìn tỉ đồng) Nội địa Quèc tÕ 1991 1,5 0,3 0,8 1995 5,5 1,4 8,0 1997 8,5 1,7 10,0 1998 9,6 1,5 14,0 2000 11,2 2,1 17,0 2005 16,0 3,5 30,0 2007 27,0 6,0 34,0 ( Nguån : tæng côc thèng kª 2007 ) Anh (chÞ) h·y : 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng tr−ởng khối l−ợng hàng hoá vận chuyển của từng ngµnh vËn t¶i n−íc ta trong thêi kú 1990-2007 2. Nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. C©u IV (2,0 ®iÓm) So sánh những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa Tây Nguyên và Trung du miÒn nói B¾c Bé . ======== HÕt ======. 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> §¸p ¸n vµ h−íng dÉn chÊm C©u C©u I (2,0 ®iÓm). C©u II (3,0®iÓm). Néi dung 1. Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đụng Bắc? Nêu ảnh h−ởng của địa h×nh tíi khÝ hËu cña vïng? a. Đặc điểm địa hình vùng núi Đụng Bắc : - Giíi h¹n : nằm tả ngạn s«ng hång - H−íng : vòng cung - §Æc ®iÓm : + Địa hình chủ yếu đồi núi thấp. Hướng nghiêng chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam + Phía Bắc và phía Tây là khu vực núi cao thượng nguồn sông chảy và khu vực núi đá vôi thuộc biên giới Việt- Lào. Trung tâm là vùng đồi thấp cao trung bình 500-600m b. Ảnh h−ởng của địa hình tới khí hậu : - Khí hậu phân hoá theo độ cao (DC) - KhÝ hËu ph©n ho¸ theo §«ng – T©y (DC) 2. Chứng minh rằng phân bố dân c− n−ớc ta ch−a hợp lý. Điều đó gây ảnh h−ởng nh− thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất n−ớc? a. Chøng minh ph©n bè d©n c− n−íc ta ch−a hîp lÝ: Mật độ dân số trung bình n−ớc ta 254ng−ời/Km2 (2006), phân bố ch−a hợp lí : * Giữa đồng bằng với Trung Du và miền Núi - Đồng bằng :đông dân, mật độ dân số cao - Miền núi : ít dân, mật độ dân số thấp * Gi÷a thµnh thÞ vµ n«ng th«n - Dân c− tập trung đông đúc ở nông thôn, xu h−ớng giảm - TØ lÖ d©n thµnh thÞ thÊp, xu h−íng t¨ng b. ¶nh h−ëng ph©n bè d©n c− ch−a hîp lÝ tíi sù ph¸t triÓn KT-XH - Gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn lao động và khai thác hợp lý tài nguyªn ë mçi vïng + Đồng bằng thừa lao động, Thiếu việc làm, ô nhiễm môi tr−ờng. + Miền núi thiếu lao động để khai thác tài nguyên thiên nhiên. - Ph©n bè ch−a hîp lÝ g÷a thµnh thÞ vµ n«ng th«n: N«ng th«n thiÕu viÖc lµm dÉn đến tình trạng nhập c− vào đô thị lớn gây sức ép về dân số: Việc làm, ô nhiễm môi tr−ờng, vấn đề khác... 1. Phân tích thế mạnh để phát triển cây công nghiệp ? Vì sao trong những n¨m gÇn ®©y c©y c«ng nghiÖp ®−îc ph¸t triÓn m¹nh ? a. ThÕ m¹nh ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp * §iÒu kiÖn tù nhiªn - §Êt : nhiÒu lo¹i thÝch hîp c©y c«ng nghiÖp - Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng, là điều kiện phát triển cây c«ng nghiÖp quanh n¨m, c¬ cÊu ®a d¹ng - N−íc (n−íc mÆt vµ n−íc ngÇm) phong phó - Thế mạnh khác: địa hình... * §iÒu kiÖn kinh tÕ x· héi - Nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp - ThÞ tr−êng tiªu thô( trong n−íc vµ n−íc ngoµi) më réng - C¬ së h¹ tÇng ( giao th«ng, th«ng tin liªn l¹c...), c¬ së vËt chÊt kü thuËt(tr¹m trai giống...)đảm bảo 51. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> C©u III (3,0 ®iÓm). - Công nghệ chế biến hiện đại và hoàn thiện - §−êng lèi chÝnh s¸ch nhµ n−íc: khuyÕn khÝch ph¸t triÓn c©y c«ng nghiÖp... b. V× sao trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y c©y c«ng nghiÖp ®−îc ph¸t triÓn m¹nh? - N−ớc ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp - Mang l¹i hiÖu qu¶ kinh tÕ cao: cung cÊp nguyªn liÖu ph¸ triÓn c«ng nghiÖp, c¸c mÆt hµng xuÊt khÈu cã gi¸ trÞ... - Giải quyết việc làm, phân bố lại dân c− và lao động 2. KÓ tªn c¸c tØnh cña Duyªn H¶i Nam Trung bé a. KÓ tªn c¸c tØnh cña duyªn h¶i nam trung bé - Gåm 8 tØnh: Qu¶ng Nam, §µ N½ng, Qu¶ng Ng·i, B×nh §Þnh, Phó Yªn, Kh¸nh Hoµ, Ninh ThuËn vµ B×nh ThuËn b. CMR Duyên Hải Nam Trung bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tÕ - BiÓn: cã nhiÒu lo¹i h¶i s¶n phong phó víi c¸c ng− tr−êng lín( DC). Bê biÓn có nhiều đầm phá, Vịnh n−ớc sâu và nhiều bãi biển đẹp - Kho¸ng s¶n: chñ yÕu vËt liÖu x©y dùng( c¸t lµm thuû tinh ë Kh¸nh Hoµ), vang, dÇu khÝ - S«ng ngßi: TiÒm n¨ng ph¸t triÓn thuû ®iÖn võa vµ nhá - Rừng: Diện tích t−ơng đối lớn(38.9%), nhiều gỗ, chim, thú quý - Đồng bằng Tuy Hoà màu mở, vùng gò đồi thuận lợi chăn nuôi Bò, Dê 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số l−ợng khách du lịch và doanh thu tõ du lÞch cña n−íc ta trong giai ®o¹n 1991 - 2007. * Yªu cÇu : -Chọn dạng biểu đồ kết hợp (cột và đ−ờng ) -Vẽ chính xác đảm bảo khoảng cách năm - Có tên biểu đồ và chú giải - Vẽ biểu đò sạch sẽ, rỏ ràng 2. NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch : a. NhËn xÐt : - Số l−ợt khách du lịch (cả khách nội địa và quốc tế) đều tăng liên tục từ 19912007 + Khách nội địa tăng 25,5 triệu l−ợt. +Kh¸ch quèc tÕ t¨ng 5,7 triÖu l−ît -Doanh thu từ du lịch tăng nhanh từ 1991-2007 : tăng 33,3 nghìn tỉ đồng b. Gi¶i thÝch : - Số l−ợt khách du lịch (cả khách nội địa và quốc tế) đều tăng liên tục từ 19912007 do : + N−ớc ta có tài nguyên du lịch đẹp, phong phú (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn). Nhiều tài nguyên đã đ−ợcUNESCO công nhận là di s¶n thiªn nhiªn, di s¶n v¨n ho¸ thÕ giíi,nªn thu hót kh¸ch du lÞch. + Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, đời sông nhân dân ngày càng nâng cao + Nhµ n−íc cã chÝnh s¸ch ®Çu t− ph¸t triÓn vµ qu¶ng b¸ du lÞch n−íc ta ra nhiÒu n−íc trªn thÕ giíi. - Doanh thu từ du lịch tăng : do số l−ợt khách du lịch ngày càng tăng, đời sông nh©n d©n ngµy cµng cao, dÞch vô du lÞch ®a d¹ng.. 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> kiện phát triển công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, cơ khí đóng tàu.. Thế mạnh khác: đất đai, khí hậu..: ảnh h−ởng gián tiếp đến ngành công nghiÖp chÕ biÕn c©y c«ng nghiÖp: chÌ, quÕ.. (2,0 ®iÓm) • T©y Nguyªn: - ThÕ m¹nh vÒ kho¸ng s¶n: lµ vïng nghÌo kho¸ng s¶n. chØ cã B«xit tr÷ l−îng hµng tû tÊn lµ ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn ngµnh c«ng nghiÖp khai th¸c vµ chÕ biÕn bét nh«m. - ThÕ m¹nh vÒ thuû ®iÖn: tiÒm n¨ng thuû ®iÖn kh¸ lín, sau Trung du vµ miÒn nói B¾c Bé, trªn c¸c s«ng XªXan, Xrªp«c, th−îng nguån s«ng §ång Nai. Vùng đã và đang xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Đa Nhim, Yaly... - Tµi nguyªn rõng, biÓn: T©y Nguyªn kh«ng gi¸p biÓn. Vïng cã diÖn tÝch rõng lín nhÊt c¶ n−íc, trong rõng cã nhiÒu gç quý, chim, thó quý cã gi¸ trÞ lµ ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn c«ng nghiÖp khai th¸c, chÕ biÕn gç vµ l©m s¶n. - Thế mạnh khác:đất đai, khí hậu...ảnh h−ởng gián tiếp đến ngành công nghiÖp chÕ biÕn c©y c«ng nghiÖp: cµ phª, cao su... Chú ý: Nếu học sinh có những ý hay, sáng tạo hợp lí mà HDC ch−a đề cập đến thì th−ởng 0,25đ nếu ch−a đạt điểm tối đa của câu ấy. C©u IV. -. 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 12 C©u I (2,0 ®iÓm) 1.Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta? Địa hỡnh nước ta cú ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu? 2. Chứng minh rằng phân bố dân c− n−ớc ta ch−a hợp lý. Điều đó gây ảnh h−ởng nh− thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội đất n−ớc? C©u II (3,0 ®iÓm) 1. Ph©n tÝch nh÷ng ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn ngµnh thuû s¶n cña n−íc ta? V× sao nu«i trång thuû s¶n cã tØ träng ngµy cµng cao trong c¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh thuû s¶n? 2. Chøng minh r»ng c¬ cÊu ngµnh kinh tÕ n−íc ta ®ang cã sù chuyÓn dÞch theo h−íng c«ng nghiÖp hoá - hiện đại hoá ? Tại sao cần phải phát triển ngành công nghiệp trọng điểm ? C©u III (3,0 ®iÓm) Cho b¶ng sè liÖu sau: Cơ cấu gía trị sản xuất nông nghiệp của nước ta ta năm 1990 - 2011 (§¬n vÞ : %) 1990 1995 2000 2005 2011 Năm 79.3 78.1 78.2 73.5 73.4 Trồng trọt 17.9 18.9 19.3 24.7 25.3 Chăn nuôi 2.8 3.0 2.5 1.8 1.3 Dịch vụ nông nghiệp Anh (chÞ) h·y : a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu gớa trị sản xuất nụng nghiệp nước ta từ 1990-2011. b. NhËn xÐt sự thay đổi cơ cấu gía trị sản xuất nông nghiệp qua các năm. C©u IV(2,0 ®iÓm) So s¸nh chuyªn m«n ho¸ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp gi÷a vïng §ång b»ng s«ng Hång vµ §ång b»ng s«ng Cöu Long. T¹i sao gi÷a hai vïng nµy l¹i cã sù kh¸c nhau vÒ chuyªn m«n ho¸? ======== HÕt ======. 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Đáp án và h−ớng dẫn chấm thi thử đại học. C©u C©u 1 (2,0 ®iÓm). C©u 2 (3,0®iÓm). Néi dung 1. Trình bày đặc điểm chung địa hình n––c ta? Nêu ảnh h−ởng của địa h×nh tíi khÝ hËu? a. Đặc điểm chung địa hình: - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp(dc) - Cấu trúc địa hình khá đa dạng(dc) - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa(dc) - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người(dc) b. Ảnh h−ởng của địa hình tới khí hậu : - Khí hậu phân hoá theo độ cao (DC) - KhÝ hËu ph©n ho¸ theo §«ng – T©y (DC) - Khí hậu phân hóa theo Bắc - Nam 2. Chứng minh rằng phân bố dân c− n−ớc ta ch−a hợp lý. Điều đó gây ảnh h−ởng nh− thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất n−ớc? a. Chøng minh ph©n bè d©n c− n−íc ta ch−a hîp lÝ: Mật độ dân số trung bình n−ớc ta 254ng−ời/Km2 (2006), phân bố ch−a hợp lí : * Giữa đồng bằng với Trung Du và miền Núi - Đồng bằng :đông dân, mật độ dân số cao - Miền núi : ít dân, mật độ dân số thấp * Gi÷a thµnh thÞ vµ n«ng th«n - Dân c− tập trung đông đúc ở nông thôn, xu h−ớng giảm - TØ lÖ d©n thµnh thÞ thÊp, xu h−íng t¨ng b. ¶nh h−ëng ph©n bè d©n c− ch−a hîp lÝ tíi sù ph¸t triÓn KT-XH - Gây khó khăn cho việc sử dụng nguồn lao động và khai thác hợp lý tài nguyªn ë mçi vïng + Đồng bằng thừa lao động, Thiếu việc làm, ô nhiễm môi tr−ờng. + Miền núi thiếu lao động để khai thác tài nguyên thiên nhiên. - Ph©n bè ch−a hîp lÝ g÷a thµnh thÞ vµ n«ng th«n: N«ng th«n thiÕu viÖc lµm dÉn đến tình trạng nhập c− vào đô thị lớn gây sức ép về dân số: Việc làm, ô nhiễm môi tr−ờng, vấn đề khác... 1. Ph©n tÝch nh÷ng ®iÒu kiÖn ph¸t triÓn ngµnh thuû s¶n cña n−íc ta? V× sao nu«i trång thuû s¶n cã tØ träng ngµy cµng cao trong c¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh thuû s¶n? a. Những điều kiện phát triển hoạt động khai thác thuỷ sản n−ớc ta: -ThuËn lîi : + ®−êng bê biÓn dµi, vïng biÓn réng lín cã nguån lîi h¶i s¶n phong phó (tæng tr÷ l−îng 3,9-4,0 triÖu tÊn, cho phÐp khai th¸c hµng n¨m 1,9 triÖu tÊn. BiÓn cã h¬n 2000 loµi c¸, 1647 loµi gi¸p x¸c, 2500 loµi nhuyÔn thÓ, 600 loµi rong biÓn và nhiều đặc sản khác... + cã nhiÒu ng− tr−êng, cã 4 ng− tr−êng träng ®iÓm: Cµ Mau_Kiªn Giang, Ninh ThuËn-B×nh ThuËn - Bµ RÞa vòng tµu, H¶i Phßng-Qu¶ng Ninh vµ ng− tr−êng Hoµng Sa-Tr−êng sa. + nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt hải sải;các ph−ơng tiện tàu thuyÒn ®−îc trang bÞ tèt h¬n;dÞch vô thuû s¶n vµ c«ng nghÖ chÕ biÕn ®−îc më rộng; thị tr−ờng(trong n−ớc và quốc tế ngày càng mở rộng; chính sách đổi mới cña nhµ n−íc... -Khó khăn +bão và hoạt động của gió mùa đông bắc 55. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> C©u. Néi dung +tàu thuyền ph−ơng tiện đánh bắt chậm đổi mới; hệ thống cảng cá ch−a đáp øng nhu cÇu; c«ng nghiÖp chÕ biÕn thuû s¶n h¹n chÕ; m«i tr−êng ven biÓn suy tho¸i... b. V× sao nu«i trång thuû s¶n cã tØ träng ngµy cµng cao trong c¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh thuû s¶n? - Cã nhiÒu ®iÒu kiÖn thuËn lîi ph¸t triÓn: ®iÖn tÝch mÆt n−íc cßn nhiÒu, kü thuËt nu«i ngµy cµng hoµn thiÖn, vµ c¸c lý do kh¸c. - Mang lại hiệu quả cao về KT-XH; đáp ứng nhu cầu lớn trên thị tr−ờng: EU, Hoa kú, NhËt B¶n... 2. Chøng minh r»ng c¬ cÊu ngµnh kinh tÕ n−íc ta ®ang cã sù chuyÓn dÞch theo h−ớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ? a. C¬ cÊu ngµnh kinh tÕ n−íc ta ®ang chuyÓn dÞch theo h−íng CNH,H§H: - trong GDP: c¬ cÊu ngµnh kinh tÕ chuyÓn dÞch theo h−íng gi¶m tØ träng khu vùc I (n«ng-l©m-ng− nghiÖp), t¨ng tØ träng khu vùc II (c«ng nghiÖp-x©y dùng). Khu vực III (dịch vụ) tỉ trọng cao nh−ng ch−a ổn định. Sự chuyển dịch nh− trên là tích cực, đúng h−ớng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế theo h−ớng CNH,HĐH nh−ng còn chậm, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu phát triển đất n−ớc trong thời kỳ mới - Trong néi bé tõng ngµnh: +Khu vùc I : xu h−íng gi¶m tØ träng n«ng nghiÖp, t¨ng tØ träng thuû s¶n. Trong n«ng nghiÖp gi¶m tØ träng trång trät, t¨ng tØ träng ch¨n nu«i. Trong trång trät gi¶m tØ träng c©y l−¬ng thùc, t¨ng tØ träng c©y c«ng nghiÖp. +Khu vùc II : chuyÓn dÞch c¬ cÊu ngµnh s¶n xuÊt vµ ®a d¹ng ho¸ s¶n phÈm : gi¶m tØ träng c«ng nghiÖp khai th¸c, t¨ng tØ träng c«ng nghiÖp chÕ biÕn. C¬ cÊu s¶n phÈm chuyÓn dÞch theo h−íng t¨ng tØ träng s¶n phÈm chÊt l−îng cao, gi¶m tØ träng s¶n phÈm chÊt l−îng thÊp vµ trung b×nh. +Khu vực III : có b−ớc tăng tr−ởng một số mặt, nhất là lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Nhiều lĩnh vực dịch vụ mới ra đời : viễn th«ng, chuyÓn giao c«ng nghÖ... b. T¹i sao cÇn ph¸t triÓn c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm? - Khai t¸hc hiÖu qu¶ c¸c thÐ m¹nh s½n cã (tù nhiªn, KT-XH) - Thóc ®Èy c¸c ngµnh kinh tÕ kh¸c ph¸t triÓn vµ mang l¹i hiÖu qu¶ cao vÒ KTXH vµ m«i tr−êng.. C©u 3 (3,0 ®iÓm). a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: * Yªu cÇu : - Chọn dạng Biểu đồ Miền - Vẽ chính xác đảm bảo khoảng cách năm - Có tên biểu đồ và chú giải - VÏ biÓu ®ồ s¹ch sÏ, rõ rµng b. NhËn xÐt Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta từ 1990- 2011 có sự chuyển dịch: + Ngành trồng trọt có tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng ngày càng giảm + Ngành chăn nuôi tỉ trọng có xu hướng tăng liên tục(dc) + Dịch vụ nông nghiệp tỉ trọng thấp nhất, có xu hướng giảm(dc) Giải thích: - Do chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta: thúc đẩy ngành chăn 56. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> C©u. Néi dung. §iÓm. nuôi phát triển - Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi (dc) nhưng ngành này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng - Thị trường ngày càng có nhu cầu lớn -Trồng trọt giảm nhưng tỉ trọng vẫn cao vì đây là ngành truyền thống và có vai trò rất quan trọng trong sx nông nghiệp. C©u 4 (3,0 ®iÓm). C©u IV: So s¸nh chuyªn m«n ho¸ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp gi÷a vïng §ång b»ng s«ng Hång vµ §ång b»ng s«ng Cöu Long. T¹i sao gi÷a hai vïng nµy l¹i cã sù kh¸c nhau vÒ chuyªn m«n ho¸? 1. So s¸nh chuyªn m«n ho¸ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp gi÷a §BSH vµ §BSCL : a. Gièng nhau: - Trång trät : lóa cã chÊt l−îng cao, c©y ¨n qu¶, c©y c«ng nghiÖp ng¾n ngµy - Ch¨n nu«i : gia sóc, gia cÇm vµ thuû s¶n. b. Kh¸c nhau : - Đồng bằng sông hồng : +có hai vụ lúa và trồng cây vụ đông (đặc biệt là rau cao cÊp ) + Ch¨n nu«i nhiÒu bß s÷a (ven c¸c thµnh phè lín) - §ång b»ng s«ng cöu Long : + cã 3vô lóa + phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là vịt đàn + Ph¸t triÓn thuû s¶n nhÊt lµ thuû s¶n n−íc lî : c¸ tra, c¸ BaSa.. 2. Gi¶i thÝch sù kh¸c nhau a. §ång b»ng s«ng hång +khí khậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh nên phát triển cây vụ đông. + Dân số đông, nhu cầu lớn về thực phẩm (trong đó có sữa), nhất là các đô thÞ lín : Hµ Néi, H¶i Phßng... c. §ång b»ng s«ng cöu Long + Khí hậu cân xích đạo gió mùa nóng quanh năm +nguån thøc ¨n phong phó, nhiÒu kªnh r¹ch s«ng ngßi, ph¸t triÓn ch¨n th¶ gia cÇm nhÊt lµ vÞt. +cã nhiÒu diÖn tÝch mÆt n−íc nu«i trång thuû s¶n trªn quy m« lín, cã nhiÒu rõng ngËp m¨n, vÞnh biÓn,ng− tr−êng.... Chú ý: Nếu học sinh có những ý hay, sáng tạo hợp lí mà HDC ch−a đề cập đến thì th−ởng 0,25đ nếu ch−a đạt điểm tối đa của câu ấy.. 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 13 C©u I. (2,0 ®iÓm) 1. Thiên nhiên nhiều đồi núi ở n−ớc ta có những thuận lợi và khó khăn nh− thế nào đối với sự phát triÓn kinh tÕ – x· héi? 2. Gi¶i thÝch sù kh¸c biÖt vÒ khÝ hËu gi÷a §«ng Tr−êng S¬n vµ T©y Nguyªn? C©u II. (3,0 ®iÓm). T©y Nguyªn lµ mét trong ba vïng chuyªn canh c©y c«ng nghiÖp lín nhÊt c¶ n−íc. Anh (chÞ) h·y tr×nh bµy: 1. Sù ph©n bè mét sè c©y c«ng nghiÖp lâu năm chñ yÕu ë T©y Nguyªn. 2. Các vấn đề đặt ra và giải pháp để ổn định và phát triển cây cà phê ở vùng này. C©uIII. (3,0 ®iÓm) Cho b¶ng sè liÖu sau ®©y: DiÖn tÝch vµ s¶n l−îng lóa cña n−íc ta: N¨m. DiÖn tÝch lóa c¶ n¨m S¶n l−îng lóa c¶ n¨m Trong đó sản l−ợng lúa (ngh×n ha) (ngh×n tÊn) đông xuân (nghìn tấn) 1995 6766 24964 10737 1999 7654 31394 14103 2000 7666 32530 15571 2002 7504 34447 16720 2003 7452 34569 16823 2005 7329 35833 17332 2006 7325 35850 17588 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2006. 2. NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch t×nh h×nh s¶n xuÊt lóa cña n−íc ta. C©u IV. (2,0 ®iÓm) Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Những ngành công nghiệp nào đ−ợc xác định là ngµnh träng ®iÓm ë n−íc ta hiÖn nay? T¹i sao n−íc ta ph¶i ®Èy m¹nh ph¸t triÓn c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm? HÕt. đáp án và h−ớng dẫn chấm Câu. I. Điểm. ý. 1. Những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi thấp đối với sự phát triển kinh tế - xã hôi Viêt Nam. a. Thuận lợi. -Các mỏ khoáng sản nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để phát triển công nghiệp. -Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới -Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> cây công nghiệp -Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn -Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa…. 2. 1. II. 2. b. Khó khăn. -Địa hình bị chia cắt, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. Thiên nhiên gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hôi. -Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất và có nguy cơ phát sinh động đất. Ngoài ra còn có các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét đậm rét hại… Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. - Về lượng mưa. + Đông Trường Sơn: Mưa vào thu - đông do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào, hay có bão , áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, mưa nhiều. Thời kì này Tây Nguyên là mùa khô. + Tây Nguyên: Mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam. Lúc này bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô và nóng. - Về nhiệt độ: Có sự chênh lệch giữa hai vùng (Nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh hưởng của gió Lào, Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình) Sự phân bố một số cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên. - Cây cà phê: + Là cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên. Diện tích cà phê khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước + Đắk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất: 170,4 nghìn ha, chiếm 38,3% diện tích cà phê của Tây Nguyên + Có hai loại cà phê chính: Cà phê chè: Trồng ở các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát mẻ, ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn chủ yếu ở tỉnh Đăk Lăk. - Cây chè: + Chè được trồng ở các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh trồng chè lớn nhất cả nước. + Chè được chế biến tạ nhà máy chế biến chè Biển Hồ ( Gia Lai) và Bảo Lộc ( Lâm Đồng) - Cây cao su: có diện tích lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, trồng nhiều ở Gia Lai, Đăk Lắc. - Cây dâu tằm: có diện tích lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng (Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng) Ngoài ra còn một số cây công nghiệp khác như hồ tiêu, điều… Các vấn đề đặt ra: - Do mở rộng diện tích trồng cà phê quá nhanh nên nông dân đã trồng trên các đất dốc, sự mở rộng không hợp lí đã ảnh hưởng lớn đến lớp phủ thực vật rừng - Mực nước ngầm ở Tây Nguyên đã hạ thấp nhiếu so với trước đây nên tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô trong những năm gần đây hết sức nghiêm trọng 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Công nghệ sau thu hoạch còn yếu. Cà phê mới được phơi khô ở các gia đình là chính, việc phân loại và chế biến sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, nên giá cà phê xuất khẩu thấp hơn giá thị trường. Ngoài ra trong những năm gần đây giá cà phê trên thị trường thế giới không ổn định làm cho việc sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn.. 3. 1. III 2. IV. 1 2. Giải pháp để ổn định và phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên - Hoàn thiện các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc tu bổ vốn rừng, để đảm bảo nguồn nước ngầm trong mùa khô . - Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên. - Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu. Bổ sung lao động có chuyên môn kĩ thuật… - Đảm bảo tốt vấn đề lương thực trong vùng. - Tăng cường thuỷ lợi ( kết hợp thuỷ lợi với thuỷ điện), đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê vào mùa khô - Ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên - Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê. Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ kết hợp (dạng biểu đồ khác không cho điểm) - Chính xác về khoảng cách năm - Có chú giải và tên biểu đồ - Đẹp và chính xác về số liệu trên biểu đồ. a. Nhận xét. - Trong giai đoạn 1995 – 1999 diện tích lúa cả năm tăng gần 1 triệu ha . Tuy nhiên gai đoạn 1999- 2006, diện tích lúa cả năm có chiều hướng giảm, từ gần 7,7 triệu ha năm 1999 xuống còn hơn 7,3 triệu ha năm 2006. - Ngược lại, cũng trong giai đoạn nói trên: + Sản lượng lúa cả năm tăng (số liệu chứng minh) +Sản lượng lúa đông xuân tăng (số liệu chứng minh), và có tốc độ tăng nhanh hơn (số liệu chứng minh). b. Giải thích: - Diện tích lúa cả năm giảm chủ yếu là do một phần đất lúa đã được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất ở, trong quá trình CNH và đô thị hoá - Sản lượng lúa cả năm tăng lên chủ yếu là do thâm canh, tăng năng suất. Vì thế, diện tích giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng - Sản lượng lúa đông xuân cũng tăng nhanh một phần do tăng diện tích gieo trồng nhưng chủ yếu do tăng năng suất bởi vụ đông xuân tránh được mùa mưa bão, ít sâu bệnh, năng suất cao và ổn định. Ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm: Là ngành có thế mạnh lâu dài mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. Các ngành công nghiệp trọng điểm: 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 3. - Công nghiệp năng lượng. - Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm. - Công nghiệp dệt - may. - Công nghiệp hoá chất - phân bón – cao su. - Công nghiệp vật liệu xây dựng. - Công nghiệp cơ khí- điện tử…. Giải thích : Nước ta phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm với mục đích: - Tận dụng thế mạnh lâu dài, đặc biệt thế mạnh về tài nguyên, về nguồn lao động và thị trường - Tránh tụt hậu về kinh tế so với các nước trên thế giới. - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.. 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề). Đề 14 Câu I: (3,0 điểm) 1- Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội? 2- Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý. Câu II (2 điểm) 1- Chứng minh rằng khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng? 2- Tại sao tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng. Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta? Câu III (3 điểm). TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (§¬n vÞ:Tỉ đồng, giá thực tế). Năm. 2000. 2010. Kinh tế nhà nước. 170 141. 668 300. Kinh tế ngoài nhà nước. 212 879. 941 814. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 58 626. 370 800. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam 2010, NXB Thống kê 2011) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét Câu IV (2 điểm) Trình bày ý nghĩa, thế mạnh trong việc hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ. Hết .. 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> ĐÁP ÁN Câu. ý 1. Nội dung PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 ĐIỂM) Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội? -. Nêu đúng 4 đặc điểm của tự nhiên Việt Nam:. + Đất nước nhiều đồi núi + Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển + Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. + Thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. - Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: + Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hoá các nông sản. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản. + Là điều kiện thuận lợi để tập trung các đô thị, các hoạt động công nghiệp và thương mại. + Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải 2. Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh. I (3 đ). hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý. -Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị: +Giữa miền núi, trung du với đồng bằng: .ĐB chiếm ít diện tích nhưng có số dân đông: Mật độ dân số cao nhất là ĐBSH, đến ĐBSCL và DHMT (d/c) . Dân cư thưa thớt ở trung du, miền núi, mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc (d/c) + giữa nông thôn và thành thị: Lao động nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25 % lao động của cả nước, năm 2005). - Nguyên nhân: +ở đồng bằng: . có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nước… . Có kinh tế phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi, là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động. 63. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> . Có lịch sử khai phá lãnh thổ sớm nhất là ĐBSH + TD, Miền núi địa hình cao, hiểm trở là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người. +Vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp, phương tiện lạc hậu, trình độ cơ giới hoá thấp, cần phải sử dụng nhiều lao động và do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên tỉ trọng dân cư nông thôn có xu hướng giảm dần. - ảnh hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý: + Sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu: đồng bằng đất chật người đông, miền núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động để khai thác… +Khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khó khăn… 1. Chứng minh rằng khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng? Khí hậu. -Phân hoá thành hai miền khí hậu với ranh giới là khối núi Bạch Mã: +Miền khí hậu phía bắc là miền khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. + Miền khí hậu phía nam là miền khí hậu gió mùa cận xích đạo. -Phân hoá thành các đai khí hậu theo độ cao địa hình: Nhiệt đới chân núi, á nhiệt đới trên núi, ôn đới núi cao. -Bên cạnh sự phân hoá trên, khí hậu còn có sự phân hoá thành các vùng, kiểu khí hậu địa phương. - Sự phân hoá khí hậu còn thể hiện ở sự khác nhau giữa vùng biển- đảo và đất liền, giữa các bộ phận biển – đảo.. 2. Tại sao tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng. Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta?. II (2 đ). III. -Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng, do: +Kết quả của quá trình công nghiệp hoá +Di cư vào các thành phố. + Mở rộng địa giới các thành phố, thị xã, chuyển một số xã thành phường. -Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta: +Tích cực: . Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. . Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84%GDP công nghiệpxây dựng, 87%GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước. . Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng cường sức hấp dẫn các nhà đầu tư.. . Giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống -Tiêu cực: + Môi trường bị ô nhiễm. + Việc quản lí, trật tự xã hội, an ninh phức tạp. + Sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc. a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành 64.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> (3 đ). phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn: 2 hình tròn có bán kính khác nhau, vẽ đúng đẹp, b. đầy đủ các yếu tố (thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét -ở cả hai năm, tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong tổng sản phẩm trong nước đều lớn nhất và chiếm gần 50%, tiếp đến là của thành phần kinh tế nhà nước, thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (d/c) -Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi: Tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước giảm tương đối nhanh, thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm nhẹ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước. ngoài tăng nhanh (d/c) Trình bày ý nghĩa, thế mạnh trong việc hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ. * Ý nghĩa đối với sự hình thành cơ cấu N-L-N: để hình thành cơ cấu kinh tế chung tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế theo không gian. * Khai thác thế mạnh lâm nghiệp: Thế mạnh: - Diện tích rừng chiếm 20% rừng cả nước; độ che phủ chỉ sau Tây Nguyên. nhiều loại gỗ quý (lim, sên, táu, kiền…) lâm sản, thú quý. Hạn chế:Tài nguyên rừng đang bị giảm sút, hiện rừng giàu chỉ còn ở biên giới Việt Lào. Hướng phát triển: - Bảo vệ và phát triển vốn rừng để giữ gìn nguồn gen quý hiếm, điều hòa nước, khí hậu, hạn chế lũ. IV - Trồng rừng chắn gió, bão, cát bay, cát chảy. (2 đ) *Khai thác thế mạnh nông nghiệp: - Thế mạnh: + Đất Pheralit, đất đỏ bazan để trồng cây CN lâu năm: Chè, cà phê, tiêu.. + Trên đông bằng duyên hải có đất pha cát: trồng lúa, lạc, mía, thuốc lá.. + Vùng đồi trước núi có thể chăn nuôi gia súc lớn( Trâu, bò) - Hạn chế: + Đất kém phì nhiêu, thiên tai nhiều - Hướng phát triển: Giải quyết vấn đề lương thực, tăng cường chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ * Khai thác thế mạnh ngư nghiệp: - Thế mạnh: do biển dài, các tỉnh đều có biển, nhiều sông hồ, đầm phá… - Hạn chế: đánh bắt qui mô nhỏ, phương tiện hạn chế, chủ yếu đánh bắt gần bờ. - Hướng phát triển: đầu tư trang thiết bị, đánh bắt xa bờ, tăng cường dự báo thời tiết. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II+III+IV.a (hoặc IV.b)=10,00 điểm Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và đúng thì vẫn được điểm tối đa theo thang điểm đã quy định. ……………..Hết…………... 65.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 15 Câu I (2,0 điểm) 1)Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và tác động của chúng đến sự phân mùa khí hậu? 2)Ở nước ta, việc làm đã và đang trở thành vấn đề được cả nước quan tâm. Anh chị hãy trình bày : Vấn đề việc làm và phương hướng giải quyết việc làm của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Câu II (3,0 điểm) Anh ( chị ) hãy : 1) Chứng minh công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Giải thích tại sao lại có sự phân hoá đó. 2) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam hãy nêu tên các tỉnh thành phố thuộc ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị: nghìn tấn) Phân ngành 1995 2000 2004 2005 Tổng số 822,2 1 169,0 1 622,1 1 845,8 - Đánh bắt 552,2 803,9 848,8 843,0 - Nuôi trồng 270,0 365,3 773,3 1 002,8 1) Vẽ biểu đồ thich hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo đánh bắt, nuôi trồng của Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 – 2005. 2) Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu đó. Câu IV(2,0 điểm) Hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác trong cả nước. …….. Hết……………. Câu I. Ý 1. ĐÁP AN THANG ĐIẺM Nội dung * Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta Việt Nam có 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ - Gió mùa mùa đông: + Từ tháng 11đến tháng 4: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB thổi theo hướng ĐB + Thời kì đầu lạnh khô, thời kì sau lạnh ẩm + Gió mùa ĐB thổi theo từng đợt, chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc, hình thành một mùa đông có 2-3 tháng lạnh.Khi di chuyển xuống phía nam bị biến tính, suy yếu và kết thúc bởi bức chán dãy Bạch Mã. + Trong thời gian này từ Đà Nẵng trở vào tín phong nửa cầu Bắc cũng thổi theo hướng ĐB hình thành một mùa khô nắng nóng. - Gió mùa mùa hạ:có 2 luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta. + Vào các tháng 5,6,7 khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương di chuyển gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. 66. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Vượt dãy Trường Sơn khối khí trở nên khô nóng-> gió Lào cho đồng bằng vên biển Trung Bộ, đôi khi cả đồng bằng Bắc Bộ. + Từ tháng 6 đến tháng 10 gió mùa TN xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nử cầu Nam hoạt động. + Khối khí này có tính chất nóng ẩm, gay mưa lớn và kéo dài cho các vùng đó gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên,Gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. + Do áp thấp Bắc Bộ khối khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ -> gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc. * Tác động: - Ở miền Bắc : có mùa Đông lạnh khô,ít mưa và 1 mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. - Ở miền Nam có 2 mùa mưa, khô rõ rệt. - ở đồng bằng ven biển miền Trung có 2 mùa mưa khô nhưng mùa mưa lệch về thu đông.. II. 2. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết * Vấn đề việc làm - Tình trạng thiếu việc làm ở nôn thôn và thất nghiệp ở thành thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn đang là vấn đề KT – XH lớn của nước ta hiện nay. - Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp khác nhau giữa các vùng: cao nhất là ĐỒng bằng sông Hồng, sau là Bắc Trung Bộ, .... * Hướng giải quyết - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước - Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn - Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành cần nhiều lao động - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 1. CN nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ và giải thích. 67.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> a1. Sự phân hoá * Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực : - ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước : Từ Hà Nội các hoạt động CN toả ra theo các hướng với chuyên môn hoá khác nhau. + HN - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: Khai thác than, cơ khí + HN – Đáp Cầu - Bắc Giang: Phân hoá học, vật liệu xây dựng + HN – Đông Anh – Thái Nguyên: Luyện Kkim, cơ khí + HN - Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ: Hoá chất, giấy + HN – Hà Đông – Hoà Bình: Thuỷ điện + HN – Nam Định - Ninh Bình – Thanh Hoá: Dệt, điện, vật liệu xây dựng - Đông Nam Bộ và ĐBSCL hình thành một dải phân bố công nghiệp nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là TP. HCM – Biên Hoà – Vũng Tàu - Khu vực duyên hải Miền Trung có 2 trung tâm công nghiệp lớn là Huế và Đà Nẵng * Các khu vực khác đặc biệt là ở trung du miền núi có mức độ tập trung công nghiệp thấp hơn như Tây Bắc, Tây Nguyên. a2. Giải thích - Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp là do kết quả tác động của hàng loạt các nhân tố : Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, lịch sử khai thác lãnh thổ. - những vùng tập trung công nghiệp là những vùng hội tụ các yếu tố trên. - Nơi có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là kết cấu hạ tầng GTVT chưa phát triển.. 2. III. 1. Tên các tỉnh, thành phố thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ : Hà Nội, Hải phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây. - Vùng kinh tế trọng điểm phía nam : Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa- vũng tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước,Tây Ninh, Long An. - Vùng kinh tế trọng điểm miền trung : Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Xử lí số liệu Xử lí số liệu Cơ cấu sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long Đơn vị : % Hoạt động 1995 2000 2004 2005 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Đánh bắt 63,5 68,8 52,3 45,7 Nuôi trồng 36,5 31,2 47,7 54,3 68.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> IV. 2. Vẽ biểu đồ - Yêu cầu : + Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền. + Vẽ chính xác về khoảng cách năm. + Có chú giải và ghi tên biểu đồ. + Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.. 3. Nhận xét và giải thích a) Nhận xét : - Sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo phân ngành diễn ra tương đối mạnh. - Sự thay đổi diễn ra theo xu hướng giảm nhanh tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt và tăng nhanh sản lượng thủy sản nuôi trồng. b) Giải thích - Sự thay đổi mạnh về cơ cấu sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long là do thủy sản, nhất là thủy sản nuôi trồng với tư cách là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã thâm nhập được vào nhiều thị trường thế giới như Mĩ, EU… - Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh (do đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội nên đã dẫn đến việc giảm tỉ trọng của thủy sản đánh bắt (mặc dù số liệu tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng. Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác trong cả nước vì : - Vị trí địa lí : + Nằm kề ĐBSCL, giáp Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên và Campuchia. + Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng khác trong nước và quốc tế. - Về tự nhiên : + Đất: có đất đỏ badan khá màu mỡ (chiếm 40% diện tích đất vùng), ngoài ra còn có đất xám bạc màu (đất phù sa cổ). Đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn. + Khí hậu, nguồn nước: Có khí hậu cận xích đạo, thích hợp cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi. Hệ thống sông Đồng Nai với giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ. + Khoáng sản: Có dầu khí (trên thềm lục địa) với trữ lượng lớn để phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác như: sét, cao lanh.... + Sinh vật: Rừng có giá trị về lâm nghiệp và du lịch. Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu...) có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển ngành thuỷ sản. - Về kinh tế - xã hội + Có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có kỹ thuật + Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại đang được hoàn thiện + Mạng lưới đô thị, các trung tâm công nghiệp lớn như TH. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu - Các thế mạnh khác: Sự năng động, thu hút đầu tư nước ngoài. 69.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 16 Câu I: (2,0 điểm) 1. Chứng minh rằng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam là do vị trí địa lí và lãnh thổ quy định. 2. Giải thích vì sao dân số của nước ta hiện nay tăng vẫn còn nhanh. Nêu các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề dân số ở nước ta hiện nay. Câu II: (3,0 điểm) 1. Chứng minh rằng kinh tế nông thôn nước ta đang có sự chuyển dịch rõ nét. 2. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại chiếm ưu thế trong cơ cấu diện tich cây công nghiệp. Câu III (3,0 điểm) Lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2006 (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng số Chia ra Nông – Lâm – Ngư nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 2000 37 609,6 24 481,0 4 929,7 8 198,9 2001 38 562,7 24 468,4 5 551,9 8 542,4 2002 39 507,7 24 455,8 6 084,7 8 967,2 2004 41 586,3 24 430,7 7 216,5 9 939,1 2005 42 542,7 24 351,5 7 785,3 10 405,9 2006 43 436,1 24 172,3 8 296,9 10 966,9 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000- 2006. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta trong thời gian trên. Câu IV. ( 2 điểm) Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành thủy sản. Tại sao nghề nuôi tôm, cá ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh nhất trong cả nước? -----------------Giám thi coi thi không giải thich gì thêm--------------. Câu Câu I. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đáp án 1. Chứng minh rằng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam là do vị trí địa lí và lãnh thổ quy định - Vị trí nội chí tuyến: quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu, các thành phần và cảnh 70. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> quan thiên nhiên Việt Nam - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, vừa tiếp giáp lục địa Á Âu vừa giáp biển Đông – quy định tính chất bán đảo của thiên nhiên Việt Nam - Giáp biển đông – quy định thiên nhiên Việt Nam mang tính chất ẩm. - Nằm ở trung tâm của khu vực Châu Á gió mùa, sự hoạt động của chế độ gió mùa, giao tranh với Tín phong của vùng nội chí tuyến đã quy định nhịp điệu mùa của khí hậu, các thành phần khác và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam 2. Giải thích vì sao dân số của nước ta hiện nay tăng vẫn còn nhanh. Nêu các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề dân số ở nước ta hiện nay. a. Gải thích: - Quy mô dân số nước ta lớn: 84.156 nghìn người( năm 2006). - Cơ cấu dân số nước ta trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, hàng năm được bổ sung thêm. Cơ cấu dân số theo điều tra dân số năm 2005: + Từ 0 - 14 tuổi: 27,0% + Từ 15 - 59 tuổi: 64,0% + Từ 60 tuổi trở lên: 9,0%. - Tuy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có giảm nhưng vẫn còn cao: 1,3% năm 2005. - Quan niệm lạc hậu, việc thực hiện chính sách dân số chưa thật sự có hiệu quả… b. Giải pháp: - Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình, giáo dục dân số. - Tăng cường các giải pháp kinh tế, hành chính, kĩ thuật( y tế) và các giải pháp khác. - Tập trung đẩy mạnh công tác dân số ở các vùng lãnh thổ, ở các bộ phận dân cư hiện đang có mức tăng dân số cao( miền núi, nông thôn…). Câu 2 1. Chứng minh rằng kinh tế nông thôn nước ta đang có sự chuyển dịch rõ nét. *. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn: - Bao gồm hai khu vực sản xuất: + Khu vực sản xuất nông nghiệp( chủ yếu dựa vào nông – lâm – thủy sản). + Khu vực phi nông nghiệp( tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ). - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: + Hộ Nông – lâm – thủy sản chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm từ 80,9% năm 2001 xuống 71% năm 2006. + Hộ dịch vụ đứng thứ hai và có xu hướng tăng từ 10,6%( 2001) lên 14,8%( 2006) + Hộ công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng có xu hướng tăng từ 5,8%%( 2001) lên 10%(2006). Như vậy khu vực phi sản xuất nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong kinh tế nông thôn, đã có sự chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn chậm.. 71.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> *. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế và đang có sự chuyển dịch: - Các doanh nghiệp nông – lâm – thủy sản. - Các hợp tác xã nông – lâm – thủy sản - Kinh tế hộ gia đình - Kinh tế trang trại Trong các thành phần kinh tế trên, kinh tế hộ gia đình vẫn đóng vai trò chủ yếu ở nông thôn. Kinh tế trang trại đang phát triển mạnh, góp phần quan trọng đưa sản xuất nông nghiệp tiến lên sản xuất hàng hóa.. - Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa. + Sản xuất hàng hóa nông nghiệp thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh chuyên môn hoá nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá. Kết hợp công nghiệp chế biến hướng mạnh ra xuất khẩu. + Đa dạng hoá kinh tế nông thôn cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, đáp ứng tốt hơn những điều kiện thị trường + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn được thể hiện bằng các sản phẩm nông - lâm - ngư và các sản phẩm phi nông nghiệp khác... 2. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại chiếm ưu thế trong cơ cấu diện tich cây công nghiệp. a. Tình hình sản xuất cây công nghiệp - Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số loại cây nguồn gốc cận nhiệt. - Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1,6 triệu ha, (chiếm hơn 65%) - Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: + Cà phê: phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Cao su: tập trung chủ yếu ở ĐNB, Tây Nguyên, DHMT + Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Điều: ĐNB, DHMT +Dừa: ĐBSCL + Chè: TDMN Bắc Bộ, Tây Nguyên. - Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là: + Đay: tập trung chủ yếu ở ĐBSH, ĐBSCL. + Cói: ven biển từ Ninh Bình đến Thanh Hóa. + Mía: ĐBSCL, ĐNB, DHMT. + Lạc: trồng nhiều trên đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, ĐNB và Đăklăk. + Đậu tương: TD và MN Bắc Bộ, những năm gần đây phát triển mạnh ở Đăklăk, Hà Tây, Đồng Tháp. + Thuốc lá: ĐNB, DHMT, TDvà MN Bắc Bộ. b. Giải thích: - Cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao và là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp lâu năm( khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất, nguồn lao động dồi dào; mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến nguyên liệu cây công nghiệp). Câu 3 1. Vẽ biểu đồ 72.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> a. Xử lí số liệu Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 – 2006(%) Năm Tổng số Chia ra N-L- N CN- XD Dịch vụ 2000 100 65,1 13,1 21,8 2001 100 63,5 14,4 22.1 2002 100 61,9 15,4 22,7 2004 100 58,7 17,4 23,9 2005 100 57,2 18,3 24,5 2006 100 55,7 19,1 25,2 b. Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ miền thể hiện Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 – 2006. Yêu cầu: + Khoa học, đảm bảo tính thẩm mỹ + Chia khoảng cách năm đúng + Có tên biểu đồ và chú thích đầy đủ 2. Nhận xét và giải thích a. Nhận xét: - Cơ cấu lao động của nước ta phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển biến theo hướng: + Tỉ trọng lao động trong khu vực nông – lâm- ngư nghiệp giảm 9,4%. + Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 6,0%. + Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng 3,7%. - Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên sự chuyển dịch này vẫn còn chậm. b. Giải thích: Do tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Điều đó dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành. Câu IV Tình hình phát triển và phân bố của ngành thủy sản. Tại sao nghề nuôi tôm, cá ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh nhất trong cả nước? * Tình hình phát triển và phân bố nghành thủy sản - Phát triển mạnh trong những năm gần đây( lấy số liệu về sản lượng thủy sản, sản lượng thủy sản bình quân đầu người… để chứng minh. - Tình hình khai thác thủy sản, phân bố…. - Tình hình nuôi trồng thủy sản: trình bày diện tích, hiện trạng nuôi trồng và phân bố nghề nuôi tôm, nghề nuôi cá…. * ĐBSCL….vì: - Diện tích măt nước nuôi tôm rộng( chứng minh) - Dân cư có kinh nghiệm và truyền thống nuôi tôm, cá. - Các dịch vụ cho nuôi tôm cá phát triển rộng rãi…. - Chính sách đầu tư phát triển của nhà nước… ----------------Hết------------------. 73.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 17 C©u I. (2,0 ®iÓm) 3. Thiên nhiên nhiều đồi núi ở n−ớc ta có những thuận lợi và khó khăn nh− thế nào đối với sự phát triÓn kinh tÕ – x· héi? 4. Gi¶i thÝch sù kh¸c biÖt vÒ khÝ hËu gi÷a §«ng Tr−êng S¬n vµ T©y Nguyªn? C©u II. (3,0 ®iÓm). T©y Nguyªn lµ mét trong ba vïng chuyªn canh c©y c«ng nghiÖp lín nhÊt c¶ n−íc. Anh (chÞ) h·y tr×nh bµy: 3. Sù ph©n bè mét sè c©y c«ng nghiÖp lâu nồm chñ yÕu ë T©y Nguyªn. 4. Các vấn đề đặt ra và giải pháp để ổn định và phát triển cây cà phê ở vùng này. C©uIII. (3,0 ®iÓm) Cho b¶ng sè liÖu sau ®©y: DiÖn tÝch vµ s¶n l−îng lóa cña n−íc ta: N¨m. DiÖn tÝch lóa c¶ n¨m S¶n l−îng lóa c¶ n¨m Trong đó sản l−ợng lúa (ngh×n ha) (ngh×n tÊn) đông xuân (nghìn tấn) 1995 6766 24964 10737 1999 7654 31394 14103 2000 7666 32530 15571 2002 7504 34447 16720 2003 7452 34569 16823 2005 7329 35833 17332 2006 7325 35850 17588 3. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2006. 4. NhËn xÐt vµ gi¶i thÝch t×nh h×nh s¶n xuÊt lóa cña n−íc ta. C©u IV. (2,0 ®iÓm) Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Những ngành công nghiệp nào đ−ợc xác định là ngµnh träng ®iÓm ë n−íc ta hiÖn nay? T¹i sao n−íc ta ph¶i ®Èy m¹nh ph¸t triÓn c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm? HÕt. đáp án và h−ớng dẫn chấm môn địa lí Câu. I. Điểm. ý. 1. Những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi thấp đối với sự phát triển kinh tế - xã hôi Viêt Nam. c. Thuận lợi. -Các mỏ khoáng sản nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để phát triển công nghiệp. -Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới -Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh 74.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> cây công nghiệp -Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thuỷ điện lớn -Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa…. 2. 1. II. 2. d. Khó khăn. -Địa hình bị chia cắt, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền. Thiên nhiên gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hôi. -Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất và có nguy cơ phát sinh động đất. Ngoài ra còn có các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét đậm rét hại… Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. - Về lượng mưa. + Đông Trường Sơn: Mưa vào thu - đông do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào, hay có bão , áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, mưa nhiều. Thời kì này Tây Nguyên là mùa khô. + Tây Nguyên: Mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam. Lúc này bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô và nóng. - Về nhiệt độ: Có sự chênh lệch giữa hai vùng (Nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh hưởng của gió Lào, Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình) Sự phân bố một số cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên. - Cây cà phê: + Là cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên. Diện tích cà phê khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước + Đắk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất: 170,4 nghìn ha, chiếm 38,3% diện tích cà phê của Tây Nguyên + Có hai loại cà phê chính: Cà phê chè: Trồng ở các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát mẻ, ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn chủ yếu ở tỉnh Đăk Lăk. - Cây chè: + Chè được trồng ở các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh trồng chè lớn nhất cả nước. + Chè được chế biến tạ nhà máy chế biến chè Biển Hồ ( Gia Lai) và Bảo Lộc ( Lâm Đồng) - Cây cao su: có diện tích lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, trồng nhiều ở Gia Lai, Đăk Lắc. - Cây dâu tằm: có diện tích lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng (Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng) Ngoài ra còn một số cây công nghiệp khác như hồ tiêu, điều… Các vấn đề đặt ra: - Do mở rộng diện tích trồng cà phê quá nhanh nên nông dân đã trồng trên các đất dốc, sự mở rộng không hợp lí đã ảnh hưởng lớn đến lớp phủ thực vật rừng - Mực nước ngầm ở Tây Nguyên đã hạ thấp nhiếu so với trước đây nên tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô trong những năm gần đây hết sức nghiêm trọng 75.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Công nghệ sau thu hoạch còn yếu. Cà phê mới được phơi khô ở các gia đình là chính, việc phân loại và chế biến sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, nên giá cà phê xuất khẩu thấp hơn giá thị trường. Ngoài ra trong những năm gần đây giá cà phê trên thị trường thế giới không ổn định làm cho việc sản xuất cà phê gặp nhiều khó khăn.. 3. 1. III 2. IV. 1 2. Giải pháp để ổn định và phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên - Hoàn thiện các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc tu bổ vốn rừng, để đảm bảo nguồn nước ngầm trong mùa khô . - Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên. - Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu. Bổ sung lao động có chuyên môn kĩ thuật… - Đảm bảo tốt vấn đề lương thực trong vùng. - Tăng cường thuỷ lợi ( kết hợp thuỷ lợi với thuỷ điện), đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê vào mùa khô - Ngăn chặn nạn di cư tự phát lên Tây Nguyên - Thực hiện chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chế biến cà phê. Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ kết hợp (dạng biểu đồ khác không cho điểm) - Chính xác về khoảng cách năm - Có chú giải và tên biểu đồ - Đẹp và chính xác về số liệu trên biểu đồ. a. Nhận xét. - Trong giai đoạn 1995 – 1999 diện tích lúa cả năm tăng gần 1 triệu ha . Tuy nhiên gai đoạn 1999- 2006, diện tích lúa cả năm có chiều hướng giảm, từ gần 7,7 triệu ha năm 1999 xuống còn hơn 7,3 triệu ha năm 2006. - Ngược lại, cũng trong giai đoạn nói trên: + Sản lượng lúa cả năm tăng (số liệu chứng minh) +Sản lượng lúa đông xuân tăng (số liệu chứng minh), và có tốc độ tăng nhanh hơn (số liệu chứng minh). b. Giải thích: - Diện tích lúa cả năm giảm chủ yếu là do một phần đất lúa đã được chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đất ở, trong quá trình CNH và đô thị hoá - Sản lượng lúa cả năm tăng lên chủ yếu là do thâm canh, tăng năng suất. Vì thế, diện tích giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng - Sản lượng lúa đông xuân cũng tăng nhanh một phần do tăng diện tích gieo trồng nhưng chủ yếu do tăng năng suất bởi vụ đông xuân tránh được mùa mưa bão, ít sâu bệnh, năng suất cao và ổn định. Ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm: Là ngành có thế mạnh lâu dài mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. Các ngành công nghiệp trọng điểm: 76.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 3. - Công nghiệp năng lượng. - Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm. - Công nghiệp dệt - may. - Công nghiệp hoá chất - phân bón – cao su. - Công nghiệp vật liệu xây dựng. - Công nghiệp cơ khí- điện tử…. Giải thích : Nước ta phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm với mục đích: - Tận dụng thế mạnh lâu dài, đặc biệt thế mạnh về tài nguyên, về nguồn lao động và thị trường - Tránh tụt hậu về kinh tế so với các nước trên thế giới. - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.. 77.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 18 Câu I(2.0 điểm) 1. Nêu đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ? 2. Phân tích ảnh hưởng của qua trình đô thị hóa ở nước ta đối phát triển kinh tế- xã hội ? Vì sao trong những năm gần đây gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng ? Câu II(3.0 điểm) 1. Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta đang có sự phân hóa về mặt lãnh thổ? Tại sao Tây Nguyên có tỉ trọng công nghiệp không đáng kể so với tỉ trọng công nghiệp của cả nước ? 2. Hãy phân tích điều kiện tự nhiên để hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ ? Câu III :(3.0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta (đơn vị: nghìn ha) Năm Chè Cà phê Cao su Hồ tiêu 1995 66,7 186,4 278,4 7,0 1999 84,8 477,7 394,9 17,6 2000 87,7 651,9 421,0 27,9 2003 116,3 510,2 440,8 50,5 2005 122,5 497,4 482,7 49,1 2006 122,9 497,0 522,2 48,5 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích cây chè, cà phê, cao su, hồ tiêu của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2006. 2. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng đó. Câu IV(2.0 điểm) Tại sao có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng? .................Hết.................. 78.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> ĐÁP ÁN Câu I. Ý. Hướng dẫn chấm. 1 (1.0đ). - Phạm vi: Từ 16 độ vĩ tuyến Bắc trở vào nam - Đặc điểm chung: + Khối núi cổ, bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan. + Đới rừng gió mùa á xích đạo - Địa hình và khoáng sản: + Địa khối Komtum, sơn nguyên cổ, cao nguyên cực Nam Trung Bộ, sườn Đông dốc, sườn Tây thoải gồm các cao nguyên đất đỏ badan. + Đồng bằng ven biển hẹp. Đồng bằng Nam Bộ thấp bằng phẳng, mở rộng. + Khoáng sản ít: Dầu khí có trữ lượng lớn phân bố ở ngoài khơi, bôxit ở Tây Nguyên. - Khí hậu và thủy văn: + Khí hậu á xích đạo. + Hai mùa mưa khô rõ rệt + Hệ thống sông Mêkông và mạng lưới kênh rạch dầy đặc. Sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn. - Thổ nhưỡng và sinh vật: + Đai nhiệt đới dưới chân núi lên đến 1000m. Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. + Nhiều rừng, nhiều thú lớn, rừng ngập mặn ven biển. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội: - Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta. - Các đô thhị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương, các vùng trong cả nước(số liệu). - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước, ngoài nước, tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. - Tiêu cực: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội, nhà ở ,việc làm, y tế, giáo dục... Vì: - Quy mô dân số nước ta lớn, cơ cấu dân số trẻ nên số người trong độ tuổi sinh đẻ cao. - Lấy ví dụ. 1.0 (đ). II 1 (1.5đ). Cơ câú công nghiệp có sự phân hóa về mặt lãnh thổ - Các khu vực công nghiệp tập trung + Ở Bắc Bộ: Khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất cả nước. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp lan tỏa theo một số hướng chính với các trung tâm có quy mô, hướng 79. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 2 (1.5đ). III. 1 (2 đ). chuyên môn hóa khác nhau Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả: khai thác than, cơ khí, vật liệu xây dựng. Hà Nội- đáp Cầu- Bắc Giang: phân hóa học, vật liệu xây dựng. Hà Nội- Đông Anh- Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí. Hà Nội- Việt Trì- Lâm Thao- Phú Thọ: hóa chất, giấy. Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La: dệt, vật liệu xây dựng, điện. + Ở Nam Bộ: hình thành một dải công nghiệp trong đố nổi lên một số trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một: hướng chuyên môn hóa đa dạng, có nhiều ngành non trẻ nhưng phát triển mạnh: khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí. + Dọc theo Duên hải miền Trung: Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang... - Các khu vực có mật độ công nghiệp thấp: + Vùng núi, vùng sâu, vùng xa mức độ tập trung công nghiệp thưa thớt: vùng núi Bắc Bộ, phía tây các tỉnh Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên Vì: Tây Nguyên thiếu đồng bộ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa công nghiệp nhất là các nhân tố kinh tế xã hội. Điều kiện tự nhiên Về lâm nghiệp: - Diện tích rừng còn tương đối lớn : đứng thứ 2 sau Tây Nguyên với diện tích 2.46 triệu ha, độ che phủ 47.8 %. - Trong rừng có nhiều loại gỗ quý. - Hình thành các lâm trường, các cơ sở chế biến, khai thác. Về ngư nghiệp: - Có đường bờ biển dài, thềm lục địa rộng, nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. - Nguồn tài nguyên biển phong phú, có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn, có nhiều loài quý hiếm. - Đã hình thành nhiều cơ sở nuôi trồng, đánh bắt hải sản Về nông nghiệp: - Vùng đồi núi phía tây thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm. - Đồng bằng duyên hải phía đông chủ yếu là đất cát pha thuận lợi cho trồng cây công nghiệp hàng năm. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích cây chè, cà phê, cao su, hồ tiêu của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2006. - Xử lí số liệu Tốc độ tăng trưởng diện tích cây chè, cà phê, cao su, hồ tiêu của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2006.(đvị:%) Năm. Chè. Cà phê. Cao su. 1995. 100,0. 100,0. 100,0. 100,0. 1999. 127,1. 256,3. 141,8. 251,4. 2000. 131,63. 349,73. 151,2. 398,6. 80. Hồ ti.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 2 (1 đ). IV. 2003. 174,4. 273,7. 158,3. 721,4. 2005. 183,7. 266.8. 173,4. 701,4. 2006. 184,3. 266,6. 187,6. 692,9. b. Vẽ biểu đồ: (1.5đ) - Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đồ thị - Chính xác về khoảng cách năm - Có chú giải và tên biểu đồ - Đẹp chính xác về số liệu trên biểu đồ Nhận xét và giải thích a. Nhận xét: - Tăng liên tục và khá đều tuy không thật nhanh: cao su, chè.(sl) - Tăng nhanh giai đoạn đầu, sau đó giảm: cà phê, hồ tiều ( dẫn chứng = SL) b. Giải thích: - DT cao su, chè tăng do: đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, không có những biến động lớn về thị trường. - DT cà phê, hồ tiều tăng rất nhanh sau đó giảm gắn liền với những biến động lớn về giá cả trên thị trường quốc tế (đặc biệt là giá cà phê bị giảm trong một thời gian khá dài) Vì:. (2.0đ). Vai trò đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước. + Là vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước, vùng trọng điểm lương thực. + Là địa bàn phát triển công nghiệp, dịch vụ của cả nước. - Cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng có nhiều hạn chế, không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội hiện nay và tương lai. + Trong cơ cấu ngành nông nghiệp nổi lên với vị trí hàng đầu. + Trong nông nghiệp lúa chiếm vị trí chủ đạo, các ngành khác còn chậm phát triển. + Công nghiệp tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. + Các ngành dịch vụ còn chậm phát triển. - Số dân của đồng bằng sông Hồng rất đông, mật độ cao. Việc phát triển kinh tế với cơ cấu kinh tế cũ không đáp ứng được nhu cầu việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của Đồng bằng sông Hồng: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao... -. 81.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 19 Câu I (2,0 điểm) 1. Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.( * ) 2. Tại sao vấn đề việc làm lại đang được cả nước quan tâm? Chứng minh cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế ở nước ta đang có sự thay đổi. Câu II. (3 điểm) 1. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. 2. Phân tích các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta. (*) Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 Đơn vị: tỉ USD Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 2007 Giá trị Xuất khẩu Nhập khẩu. 2,4 2,8. 2,6 2,5. 4,1 5,8. 7,3 11,1. 9,4 11,5. 14,5 15,6. 32,4 36,8. 48,6 62,8. 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990- 2007 2. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta Câu IV (2,0 điểm) Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005 Đơn vị: tỉ USD Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 2007 Giá trị Xuất khẩu Nhập khẩu. 2,4 2,8. 2,6 2,5. 4,1 5,8. 7,3 11,1. 9,4 11,5. 14,5 15,6. 32,4 36,8. 48,6 62,8. 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990- 2007 2. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta Câu IV (2,0 điểm) Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ (*) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm 1. Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta. a. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: 82.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> I (2,0điểm). - Tài nguyên khoáng sản: + Dầu, khí: Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long. Các bể dầu khí Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng, Trung Bộ tuy có diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể. + Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan + Muối biển: nhất là ven biển Nam Trung Bộ - Tài nguyên hải sản: giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao ( d/c) - Tài nguyên du lịch: có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể phát triển du lịch biển. - Tài nguyên cho giao thông vận tải biển: có nhiều vũng vịnh nước sâu thuận lợi xây dựng các cảng(d/c) b. Các thiên tai: - Bão. - Sạt lở bờ biển. - Nạn cát bay… 2. Tại sao vấn đề việc làm lại đang được cả nước quan tâm? Chứng minh cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế ở nước ta đang có sự thay đổi. a. Tại sao vấn đề việc làm lại đang được cả nước quan tâm - Hàng năm với sự gia tăng nguồn lao động khoảng 3%, nước ta có thêm trên 1 triệu lao động mới cần giải quyết việc làm. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, cơ cấu lao động còn nhiều bất cập, phân bố lao động không đều giữa các vùng nên giải quyết việc làm hiện còn gặp nhiều khó khăn. - Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt (d/c năm 2005 ) b. Chứng minh cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế ở nước ta đang có sự thay đổi. - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động của nước ta. - Sự thay đổi: + Cơ cấu lao động khu vực n –l- ng đang có xu hướng giảm: 65%( 2000) còn 57,3%(2005). + Cơ cấu lao động khu vực cn-xd tăng tương ứng là: 13,1% lên 18,2% +Cơ cấu lao động khu vực dịch vụ tăng tương ứng là: 21,8% lên 24,5%. 83.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> II (3,0điểm). 1. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. + Ở Bắc Bộ, ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch. • Hải phòng –Hạ Long- Cẩm Phả( cơ khí, khai thác than, vlxd) • Đáp Cầu- Bắc Giang( vlxd, phân hóa học) • Đông Anh- Thái Nguyên( Cơ khí, luyện kim) • Việt Trì – Lâm Thao ( hóa chất , giấy) • Hòa Bình- Sơn La ( thủy điện) • Nam Định- Ninh Bình – Thanh Hóa ( dệt may, điện, xi măng) + Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tầu, Thủ Dầu Một. + Dọc duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng( quan trọng nhất, Vinh, Qui Nhơn, Nha Trang… - Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.. 84.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 2. Điều kiện tự nhiên để PT chăn nuôi *Đồng cỏ Diện tích đồng cỏ rộng ( 500 nghìn ha năm 2005), tập trung chủ yếu ở các cao nguyên thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ - Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, năng suất đồng cỏ ngày càng được nâng cao * Khí hậu: nóng, ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện cho đồng cỏ phát triển quanh năm *Nguồn nước - Dồi dào quanh năm - Diện tích mặt nước rộng để chăn nuôi( vịt đàn,…) * Giống vật nuôi Có nhiều giống gia súc, gia cầm bản địa chất lượng tốt(d/c), Lai tạo và nhập nhiều giống tốt từ nước ngoài. III(3,0điểm 1. Vẽ biểu đồ - Yêu cầu: + Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường ( nếu Thí sinh vẽ biểu đồ cột ghép vẫn cho bằng điểm biểu đồ đường) + Có chú giải và tên biểu đồ + Đẹp và chính xác về số liệu trên biểu đồ và khoảng cách năm + Tên trục tung, trục hoành, ghi rõ gốc tọa độ. ( Thiếu mỗi y/c trừ 0,25 điểm). 2. Nhận xét và giải thích a) Nhận xét: - Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh: 1990 đạt 5,2 tỉ USD, đến năm 2007 tăng lên 111,4 tỉ USD( tăng gấp 22 lần). - Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng: + Xuất khẩu tăng 20,25 lần + Nhập khẩu tăng 22,4 lần - Nước ta vẫn nhập siêu ( tuy nhiên lần đầu tiên nước ta xuất siêu năm 1992) b) Giải thích: - Do có nhiều thành tựu trong hoạt động ngoại thương. - Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như: gạo, cà phê, thủy sản, dầu thô, dệt may, giày dép…. - Đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu. Ngoài các thị trường truyền thống, đã hình thành các thị trường trọng điểm. - Đổi mới cơ chế quản lí hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu… - Nước ta vẫn nhập siêu nhưng về bản chất khác với giai đoạn trước nhập siêu chủ yếu là do nhập khẩu máy móc thiết bị để CNH-HĐH và do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta Câu IV ( Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển công nghiệp 2,0 điểm) của vùng Bắc Trung Bộ 1. Thuận lợi a. Tự nhiên: 85.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> - Vị trí địa lí. - Tài nguyên thiên nhiên + khoáng sản + Sông ngòi + Lâm sản tại chỗ và nhập từ Lào + Hải sản phong phú ( trình bày cụ thể) b. Kinh tế- xã hội - Dân cư – lao động(d/c) - Cơ sở vật chất kĩ thuật: + Bước đầu xây dựng được một số trung tâm công nghiệp làm hạt nhân cho sự phát triển.(d/c) + Ngành nông nghiệp cung cấp một số nông sản cho công nghiệp chế biến: mía, lạc, hồ tiếu, chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng thủy sản. - Cơ sở hạ tầng: (d/c) - Đường lối chính sách phát triển công nghiệp… 2. Khó khăn - Tự nhiên + Thiên tai + Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình dốc nên việc phân bố công nghiệp gặp khó khăn. + Các mỏ khoáng sản phân bố chủ yếu ở miền núi gây khó khăn cho việc khai thác và chế biến. - Kinh tế - xã hội + Hậu quả chiến tranh + Thiếu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, gtvt hạn chế, thiếu năng lượng,… + Thiếu lao động có tay nghề, cán bộ KH-KT, trình độ dân cư còn thấp -. 86.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 20 Câu I (2 điểm). Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta. Giải thích tại sao duyên hải miền Trung nước ta lại có mùa mưa vào thu đông? Câu II ( 3 điểm). 1. Trình bày điều kiện phát triển ngành thủy sản nước ta. 2. Vì sao việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay ? Nêu các phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm? Câu III (3 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của nước ta các năm (1990 - 2006) Năm 1990 1995 1999 2003 2006 6042 6765 7653 7452 7324 Diện tích (nghìn ha) 19225 24963 31393 34568 35849 Sản lượng (nghìn tấn) 1.Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990 - 2006 2.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước ta thời kỳ trên. 3. Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến 2006 Câu IV ( 2 điểm Tại sao phải sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? Nêu hướng sử dụng và cải tạo tự nhiên của vùng này. ………..Hết…………... 87.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> ĐÁP ÁN-. Câu hỏi Câu I. Câu II. Nội dung Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta * Hoạt động của gió mùa ở nước ta: - Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu bắc nên có gió tín phong hoạt động quanh năm. - Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khí hậu hoạt động theo mùa: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. * Hoạt động gió mùa mùa Đông và gio mùa mùa Hạ nguồn gốc thời hướng phạm vi ảnh kiểu thời tiết đặc gian gió hưởng trưng Gió Áp cao xibia 11-t4 ĐB miền Bắc - gđ đầu lạnh khô mùa năm đến dãy núi - gđ sau lạnh ẩm có mùa sau bạch mã mưa phùn Đông Gió Nửa đầu: áp cao bắc t5-t7 TN cả nước cho mưa ở TN, mùa Ấn Độ Dương ĐNB, ĐBSCL. Gây mùa hiệu ứng phơn ở Hạ BTB và Nam của TB Nửa sau: áp cao Nam t6-t10 TN, cả nước Cho mưa khắp Ấn Độ Dương và áp ĐN phạm vi cả nước cao chí tuyến Nam học sinh trình bày kiểu khác nhưng đúng vẫn cho điểm tuyệt đối Duyên hải miền Trung nước ta lại có mùa mưa vào thu đông? - Địa hình đón gió - Ảnh hưởng gió đông bắc - Ảnh hưởng của bão biển Đông - Dải hội tụ nhiệt đới - Mưa frông Trình bày điều kiện phát triển ngành thủy sản nước ta. + Thuận lợi: * Tự nhiên: - Có bờ biển dài, thành phần loài phong phú trữ lượng lớn. - Có nhiều ngư trường lớn: Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu… - Có nhiều mặt nước để nuôi trồng thủy sản: bãi triều, đầm phá, vũng ...ở Hải Phòng, Quảng Ninh… - Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng → nuôi thủy sản ngọt. * Kinh tế xã hội: - Dân cư đông, có kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. - Cơ sở vật chất ngày càng được hiện đại, các dịch vụ cung ứng phát triển. - Thị trường ngày càng mở rộng có nhiều chính sách khuyến khích phát triển. 88. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Câu III. + Khó khăn: Thường có thiên tai bão và gió mùa Đông Bắc, phương tiện đánh bắt còn hạn chế, chế biến còn hạn chế. Hệ thống cảng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Môi trường biển đang bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm. Vì sao việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay ? Nêu các phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm? * Việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta vì: - Thực trạng của vấn đề việc làm: tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm( số liệu chứng minh..) - Hậu quả của vấn đề việc làm: Phân tích về kinh tế, xã hội, môi trường..) * Các phương hướng giải quyết: - Phân bố lại dân cư và lao động… - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để giảm tốc độ tăng dân sô ở nông thôn. - Đa dạng hóa cơ cấu nghành nghề ở nông thôn - Đẩy mạnh xuát khẩu lao động…, hợp tác với nước ngoài. - Đa dạng hóa các loai hình đào tạo… Năng suất lúa của nước ta : Năng suất lúa của nước ta =Sản lượng / Diện tích Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Năng suất(tạ/ha) 31,8 36,9 41,0 46,4 48,9 Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990-2006 a. Tốc độ tăng trưởng ( % Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Diện tích 100 112 127 123 121 Sản lượng 100 130 163 180 186 Năng suất 100 116 129 146 154 b. Vẽ biểu đồ : - Biểu đồ đường - Có đơn vị , tên , khoảng cách năm chính xác, chú giải - Sai mỗi nội dung - 0.25 đ Nhận xét và giải thích - Diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến 2006 có sự biến động : Sản lượng và năng suất tăng liên tục còn diện tích giai đoạn đầu ( 1990 -1999 )tăng sau đó có giảm ( 1999 - 2006 ) - Tốc độ tăng trưởng của sản lượng cao nhất ( 186%)kế đến là năng suất( 154% ) thấp nhất là diện tích ( 121% ) - Sản lượng tăng nhờ diện tích và năng suất tăng. - Diện tich giai đoạn 1990- 1999 tăng nhờ khai hoang và tăng vụ ,giai đoạn 1999-2006 giảm do việc lấn chiếm đất nông nghiêp để thổ cư , xây dựng công nghiệp , đô thị hóa... - Năng suất tăng nhờ tăng cường kỹ thuật trong sản xuất : thủy lợi ,phân bón , thuốc trừ sâu , giống mới , máy móc ,điện.. Câu IV. IV. b. Tại sao phải sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? Nêu hướng sử dụng và cải tạo tự nhiên của vùng này. * Tại sao phải sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ĐB sông Cửu Long: - Vì ĐB sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. 89.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> - Để phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế của đồng bằng. - Môi trường thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng đang đứng trước sự suy thoái. ⇒ Vì vậy vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ĐB sông Cửu Long là vấn đề cấp bách. * Hướng sử dụng và cải tạo: - Giải quyết nước ngọt vào mùa khô là vấn đề quan trọng (để hạn chế phèn, mặn…). - Cải tạo đất bằng thủy lợi và thay đổi cây trồng phù hợp với loại đất. - Duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. - Gắn việc sử dụng và cải tạo tự nhiên với hoạt động kinh tế của con người. + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển cây CN, cây ăn quả có giá trị, kết hợp thủy sản và CN chế biến. + Khai thác kết hợp kinh tế đất liền, biển, đảo và quần đảo. + Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ mang lại. Tổng. 90.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 21. Câu I:( 2,0 điểm) 1- Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?. 2- Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý. Câu II (3 điểm) 1- Chứng minh rằng khí hậu, thuỷ văn nước ta có sự phân hoá đa dạng? 2- Tại sao tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng. Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta? Câu III. (2,0 điểm).Dựa vào Atlat và kiến thức đã học,hãy:. 1.Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới ỏ nước ta 2.Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta. Cho b¶ng sè liÖu: Câu IV (35 điểm) TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (§¬n vÞ:Tỉ đồng, giá thực tế). Năm. 2000. 2010. Kinh tế nhà nước. 170 141. 668 300. Kinh tế ngoài nhà nước. 212 879. 941 814. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 58 626. 370 800. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt nam 2010, NXB Thống kê 2011) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét Hết. 91.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> ĐÁP ÁN Câu I. ý Nội dung 1 Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội? -. Nêu đúng 4 đặc điểm của tự nhiên Việt Nam:. + Đất nước nhiều đồi núi + Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển + Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. + Thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. - Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: + Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hoá các nông sản. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản. + Là điều kiện thuận lợi để tập trung các đô thị, các hoạt động công nghiệp và thương mại. + Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải 2. Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý. -Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị: +Giữa miền núi, trung du với đồng bằng: .ĐB chiếm ít diện tích nhưng có số dân đông: Mật độ dân số cao nhất là ĐBSH, đến ĐBSCL và DHMT (d/c) . Dân cư thưa thớt ở trung du, miền núi, mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc (d/c) + giữa nông thôn và thành thị: Lao động nông thôn nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25 % lao động của cả nước, năm 2005). - Nguyên nhân: +ở đồng bằng: . có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nước… 92. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> . Có kinh tế phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi, là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động. . Có lịch sử khai phá lãnh thổ sớm nhất là ĐBSH + TD, Miền núi địa hình cao, hiểm trở là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người. +Vùng nông thôn sản xuất nông nghiệp, phương tiện lạc hậu, trình độ cơ giới hoá thấp, cần phải sử dụng nhiều lao động và do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên tỉ trọng dân cư nông thôn có xu hướng giảm dần. - ảnh hưởng của việc phân bố dân cư chưa hợp lý: + Sử dụng lao động lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu: đồng bằng đất chật người đông, miền núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động để khai thác… +Khai thác tài nguyên ở những nơi ít lao động rất khó khăn… 1. Chứng minh rằng khí hậu, thuỷ văn nước ta có sự phân hoá đa dạng? a. Khí hậu. -Phân hoá thành hai miền khí hậu với ranh giới là khối núi Bạch Mã: +Miền khí hậu phía bắc là miền khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh. + Miền khí hậu phía nam là miền khí hậu gió mùa cận xích đạo. -Phân hoá thành các đai khí hậu theo độ cao địa hình: Nhiệt đới chân núi, á nhiệt đới trên núi, ôn đới núi cao. -Bên cạnh sự phân hoá trên, khí hậu còn có sự phân hoá thành các vùng, kiểu khí hậu địa phương. b. Thuỷ văn : Phân hoá thành ba miền - Miền thuỷ văn Bắc Bộ: Hướng chảy chung Tây Bắc – Đông Nam, lũ vào mùa hạ, cạn vào mùa đông… -Miền thuỷ văn Đông Trường Sơn: Hướng chảy chung Tây – Đông, mùa lũ lệch vào thu đông, có lũ tiểu mãn… -Miền thuỷ văn Tây Nguyên và Nam Bộ: Lũ bắt đầu vào mùa hạ, đỉnh lũ rơi vào tháng 9 – 10. c. Sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn còn thể hiện ở sự khác nhau giữa vùng biểnđảo và đất liền, giữa các bộ phận biển – đảo.. 2 Tại sao tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng. Phân tích những. ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta?. 93.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> -Tỉ lệ dân thành thị của nước ta ngày càng tăng, do: +Kết quả của quá trình công nghiệp hoá +Di cư vào các thành phố. + Mở rộng địa giới các thành phố, thị xã, chuyển một số xã thành phường.. -Phân tích những ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta: +Tích cực: . Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. . Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84%GDP công nghiệp- xây dựng, 87%GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước. . Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng cường sức hấp dẫn các nhà đầu tư.. . Giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống -Tiêu cực: + Môi trường bị ô nhiễm. + Việc quản lí, trật tự xã hội, an ninh phức tạp. + Sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010. Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn: 2 hình tròn có bán kính khác nhau, vẽ. đúng đẹp, đầy đủ các yếu tố (thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm) b Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét IV. -ở cả hai năm, tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài nhà nước trong tổng sản phẩm trong nước đều lớn nhất và chiếm gần 50%, tiếp đến là của thành phần kinh tế nhà nước, thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (d/c) -Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi: Tỉ trọng của thành phần kinh tế nhà nước giảm tương đối nhanh, thành phần kinh tế ngoài nhà nước giảm nhẹ, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (d/c). III. 1 Các di sản thiên nhiên ở nước ta. Vịnh Hạ Long,Phong Nha kẻ Bàng,…… 2 Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi:. a. Đối với phát triển kinh tế – xã hội: 94.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> *Thuận lợi: -Đối với công nghiệp: Là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp. +Dự trữ thuỷ năng để phát triển thuỷ điện. +Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. -Đối với nông, lâm nghiệp: +Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp. +Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn. -Đối với du lịch: Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng. *Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xẩy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế – xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng…) b.ảnh hưởng đối với cảnh quan tự nhiên - Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hoá theo chiều cao, trong đó cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế. - Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hoá theo chiều Bắc – Nam, theo chiều đông – tây…. Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và đúng thì vẫn được điểm tối đa theo thang điểm đã quy định. ……………..Hết…………... 95.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 22 Câu I ( 2,0 điểm ) * 1 . Trình bày vị trí địa lí của nước ta 2 . Cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng gì đối với phát triển kinh tế xã hội của nước ta? Câu II ( 3,0 điểm) Hãy chứng minh trong những năm qua, cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế của nước ta có sự chuyển biến mạnh mẽ. Theo anh (chị), cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ có quan hệ với nhau như thế nào? Câu III (2 điểm) * Dựa vào Atlat dịa li Việt Nam và kiến thức đã học,hãy: 1.Kể tên các tỉnh của đồng bằng sông Hồng giáp Biển 2.Nước ta đang tập trung phát triển ngành chăn nuôi và đưa nó trở thành ngành chính.Anh (chị) hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của một số gia súc, gia cầm ở nước Câu IV ( 3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Số khách quốc tế vào Việt Nam phân theo phương tiện đến (Đơn vị: nghìn lượt) Năm 2000 2005 Tổng số 2140 3478 -Đường hàng không 1113 2335 -Đường thuỷ 256 201 -Đường bộ 771 942 1-Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô số khách quốc tế và cơ cấu của nó phân theo phương tiện đến năm 2000 và 2005. 2-Nhận xét và giải thích về sự thay đổi quy mô và cơ cấu số khách quốc tế phân theo phương tiện đến trong 2 năm đó.. ..................Hết.............. ĐÁP ÁN. Câu Ý I 1. 2. Nội dung Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta -Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Tiếp giáp TQ, Lào, Cămpuchia -Hệ toạ độ Địa lí.... Ảnh hưởng của dân số trẻ .... a-Khái quát đặc điểm -Dân số VN năm 2006 là > 84 triệu ngươi -Độ tuổi0-14 chiếm 27 % dân... -Cơ cấu dân số VN có sự biến đổi nhanh chóng.... 96. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> b-Ảnh hưởng. TL:+ Có nguồn lao động dự trữ dồi dào + Lao động có truyền thống cần cù, chăm chỉ.... KK : Thừa lao động, thiếu việc làm... Câu 1. III. Kể tên các tỉnh của đồng bằng sông Hồng giáp Biển. Hải Phòng,Nam Định,Ninh Bình,Thái Bình. 2.. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi. a. Chăn nuôi lợn và gia cầm -Chăn nuôi lợn: là nguồn cung cấp thịt chủ yếu -Đàn lợn tăng nhanh -Chăn nuôi gia cầm: đàn gà tăng.. -Chăn nuôi lợn gia cầm nhiều ở ĐBSH, ĐBSCL Chăn nuôi gia súc ăn cỏ -Chăn nuuôi trâu bò. Đàn trâu bò đều tăng, đàn bò tăng nhanh hơn(d/c) -Trâu được nuôi nhiều ở TDMNBB,BTB.Bò nuôi nhiều ở NTB,TN -Chăn nuôi dê cừu phát triển mạnh trong nhưng năm gần đây -Được nuôi nhiều ở vùng khô hạn NT,BT... Xử lí số liệu a-Tính bán kính b-Tính cơ cấu Số khách quốc tế vào Việt Nam phân theo phương tiện đến (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 Tổng số 100 100 -Đường hàng không 52,0 67,1 -Đường thuỷ 12,0 5,8 -Đường bộ 36,0 27,1. b. 1. 2. 3. Vẽ biểu đồ Yêu cầu: Vẽ biểu đồ hình tròn, có chú giải, đẹp, chính xác.... Nhận xét, giải thích a-Nhận xét -Tổng số khách đến VN tăng( gấp 1,6 lần) -Cơ cấu số khách có sự thay đổi +Giảm tỉ trọng khách vào Vn bằng đường không(15,1 % ) +Giảm tỉ trọng đường bộ(8,9%) và đường thuỷ(6,2 %) b-Giải thích 97.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> -Khách đến VN tăng do điểm đến an toàn... -Đến bằng đường hàng không tăng do loại hình này tiện lợi, đi lại nhanh..... 98.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 23 Câu I: (2,0 điểm) 1. Chứng minh rằng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam là do vị trí địa lí và lãnh thổ quy định. 2. Giải thích vì sao dân số của nước ta hiện nay tăng vẫn còn nhanh. Nêu các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề dân số ở nước ta hiện nay. Câu II: (3,0 điểm) 1.Hãy chứng minh ngành công nghiệp Điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm. 2. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại chiếm ưu thế trong cơ cấu diện tich cây công nghiệp. Câu III: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat dịa li Việt Nam và kiến thức đã học,hãy 1.kể tên các cửa khẩu của vùng TDMNBB với Trung Quốc 2. So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó Câu IV (3,0 điểm) Cho bản số liệu sau: Lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2006 (Đơn vị: nghìn người) Năm Tổng số Chia ra Nông – Lâm – Ngư nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 2000 37 609,6 24 481,0 4 929,7 8 198,9 2001 38 562,7 24 468,4 5 551,9 8 542,4 2002 39 507,7 24 455,8 6 084,7 8 967,2 2004 41 586,3 24 430,7 7 216,5 9 939,1 2005 42 542,7 24 351,5 7 785,3 10 405,9 2006 43 436,1 24 172,3 8 296,9 10 966,9 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000- 2006. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta trong thời gian trên. -----------------Giám thi coi thi không giải thich gì thêm--------------. Câu Câu I. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đáp án Điểm I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH( 8 điểm) 1. Chứng minh rằng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam là do 99.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> Câu II. vị trí địa lí và lãnh thổ quy định - Vị trí nội chí tuyến: quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu, các thành phần và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, vừa tiếp giáp lục địa Á Âu vừa giáp biển Đông – quy định tính chất bán đảo của thiên nhiên Việt Nam - Giáp biển đông – quy định thiên nhiên Việt Nam mang tính chất ẩm. - Nằm ở trung tâm của khu vực Châu Á gió mùa, sự hoạt động của chế độ gió mùa, giao tranh với Tín phong của vùng nội chí tuyến đã quy định nhịp điệu mùa của khí hậu, các thành phần khác và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam 2. Giải thích vì sao dân số của nước ta hiện nay tăng vẫn còn nhanh. Nêu các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề dân số ở nước ta hiện nay. a. Gải thích: - Quy mô dân số nước ta lớn: 84.156 nghìn người( năm 2006). - Cơ cấu dân số nước ta trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, hàng năm được bổ sung thêm. Cơ cấu dân số theo điều tra dân số năm 2005: + Từ 0 - 14 tuổi: 27,0% + Từ 15 - 59 tuổi: 64,0% + Từ 60 tuổi trở lên: 9,0%. - Tuy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có giảm nhưng vẫn còn cao: 1,3% năm 2005. - Quan niệm lạc hậu, việc thực hiện chính sách dân số chưa thật sự có hiệu quả… b. Giải pháp: - Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình, giáo dục dân số. - Tăng cường các giải pháp kinh tế, hành chính, kĩ thuật( y tế) và các giải pháp khác. - Tập trung đẩy mạnh công tác dân số ở các vùng lãnh thổ, ở các bộ phận dân cư hiện đang có mức tăng dân số cao( miền núi, nông thôn…). 1.Chứng minh ngành công nghiệp Điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm. *Phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì: -Khai thác và phát huy hiệu quả các tiềm năng,thế mạnh trong và ngoài nước -Đạt hiệu quả kinh tế -xã hội cao -Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhanh,bền vững *Điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm vì ngành này có: -Thế mạnh lâu dài:Tiềm năng thủy điện và nguồn nhiên liệu(than, dầu khi,)có trữ lượng lớn.Ngoài ra còn có thế mạnh về các nguồn năng lượng khác(năng lượng gió,mặt trời…) -Hiệu quả kinh tế cao:sản lượng điện tăng nhanhphucj vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa,nâng cao đời sống xã hội. -Có tác động mạnh mẽ và toàn diện đến sự phat triển các ngành kinh tế khác cả về quy mô ,cơ cấu, kĩ thuật và chất lương sản phẩm. 2. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại chiếm ưu thế trong cơ cấu diện tich cây công nghiệp. a. Tình hình sản xuất cây công nghiệp - Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số loại cây nguồn gốc cận nhiệt. - Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó 100.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> Câu III. Câu IV. diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1,6 triệu ha, (chiếm hơn 65%) - Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: + Cà phê: phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Cao su: tập trung chủ yếu ở ĐNB, Tây Nguyên, DHMT + Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Điều: ĐNB, DHMT +Dừa: ĐBSCL + Chè: TDMN Bắc Bộ, Tây Nguyên. - Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là: + Đay: tập trung chủ yếu ở ĐBSH, ĐBSCL. + Cói: ven biển từ Ninh Bình đến Thanh Hóa. + Mía: ĐBSCL, ĐNB, DHMT. + Lạc: trồng nhiều trên đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, ĐNB và Đăklăk. + Đậu tương: TD và MN Bắc Bộ, những năm gần đây phát triển mạnh ở Đăklăk, Hà Tây, Đồng Tháp. + Thuốc lá: ĐNB, DHMT, TDvà MN Bắc Bộ. b. Giải thích: - Cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao và là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp lâu năm( khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất, nguồn lao động dồi dào; mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến nguyên liệu cây công nghiệp). 1.Các cửa khẩu:Lào Cai,Móng Cái,Lạng Sơn,… 2..So sánh chuyên môn hóa sản xuất N N vùng TDMNBB và ĐNB - Giống: + Đều là những vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của cả nước + Có các điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. - Khác: Mỗi vùng có sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau + TDMNBB: Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt( che, trẩu, sơn, hồi..); đậu tương, lạc thuốc lá; cây ăn quả cây dược liêu; trâu, bò lấy thịt và lấy sữa,lợn.. + Đông Nam Bộ: Cây công nghiệp lâu năm( cao su, cà phê, điều); các cây công nghiệp ngắn ngày( đậu tương, mía); nuôi trồng thủy sản; bò sữa, gia cầm. *Giải thích: + TDMNBB: -> Địa hình núi, cao nguyên, đồi thấp-> phát triển chăn nuôi -> Khí hậu nhiệt đới trên núi, có 1 mùa đông lạnh, đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ, đất bạc màu-> phát triển các cây trồng…. + ĐNB -> Các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản -> Khí hậu cận xích đạo gió mùa, các vùng đất đất badan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng-> phát triển cây công nghiệp.. 1. Vẽ biểu đồ a. Xử lí số liệu Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 – 2006(%) 101.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> Năm 2000 2001 2002 2004 2005 2006. Tổng số 100 100 100 100 100 100. Chia ra N-L- N 65,1 63,5 61,9 58,7 57,2 55,7. CN- XD 13,1 14,4 15,4 17,4 18,3 19,1. Dịch vụ 21,8 22.1 22,7 23,9 24,5 25,2. b. Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ miền thể hiện Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế nước ta, giai đoạn 2000 – 2006. Yêu cầu: + Khoa học, đảm bảo tính thẩm mỹ + Chia khoảng cách năm đúng + Có tên biểu đồ và chú thích đầy đủ 2. Nhận xét và giải thích a. Nhận xét: - Cơ cấu lao động của nước ta phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển biến theo hướng: + Tỉ trọng lao động trong khu vực nông – lâm- ngư nghiệp giảm 9,4%. + Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 6,0%. + Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng 3,7%. - Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên sự chuyển dịch này vẫn còn chậm. b. Giải thích: Do tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Điều đó dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành.. ----------------Hết------------------. 102.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề). Đề 24 Câu I: (2,0 điểm) 1. Chứng minh rằng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam là do vị trí địa lí và lãnh thổ quy định. 2. Giải thích vì sao dân số của nước ta hiện nay tăng vẫn còn nhanh. Nêu các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề dân số ở nước ta hiện nay. Câu II: (3,0 điểm) 1. Trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển và cơ cấu sản lượng của ngành công nghiệp điện lực của nước ta. 2. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại chiếm ưu thế trong cơ cấu diện tich cây công nghiệp. Câu III. (2,0 điểm).Dựa vào Atlat và kiến thức đã học,hãy: 1.Kể tên các loại đất ở đb Sông Cửu Long 2.Trình bày hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Nêu các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và các việc cần làm để tránh thoái hóa đất ở đồng bằng ? Câu IV (3,0 điểm) Cho bản số liệu sau: Diện tích lúa cả năm phân theo vùa vụ của nước ta (Đơn vị: nghìn ha) Năm Tổng cộng Phân theo vụ lúa Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1990 6 043 2 074 1 216 2 753 2005 7 329 2 942 2 349 2 038 1) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô diện tích lúa cả năm và cơ cấu cấu của nó phân theo mùa vụ ở Việt Nam năm 1990 và 2005. 2) Nhận xét về quy mô diện tích lúa cả năm va sự thay đổi cơ cấu mùa vụ ở nước ta. =======Hết======== . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu. Đáp án. Câu I. 1. Chứng minh rằng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam là do vị trí địa lí và lãnh thổ quy định - Vị trí nội chí tuyến: quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu, các thành phần và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, vừa tiếp giáp lục địa Á Âu vừa giáp biển Đông – quy định tính chất bán đảo của thiên nhiên Việt Nam - Giáp biển đông – quy định thiên nhiên Việt Nam mang tính chất ẩm. - Nằm ở trung tâm của khu vực Châu Á gió mùa, sự hoạt động của chế độ gió mùa, giao 103. Điểm.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Câu II. tranh với Tín phong của vùng nội chí tuyến đã quy định nhịp điệu mùa của khí hậu, các thành phần khác và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam 2. Giải thích vì sao dân số của nước ta hiện nay tăng vẫn còn nhanh. Nêu các giải pháp cần thực hiện để giải quyết vấn đề dân số ở nước ta hiện nay. a. Gải thích: - Quy mô dân số nước ta lớn: 84.156 nghìn người( năm 2006). - Cơ cấu dân số nước ta trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, hàng năm được bổ sung thêm. Cơ cấu dân số theo điều tra dân số năm 2005: + Từ 0 - 14 tuổi: 27,0% + Từ 15 - 59 tuổi: 64,0% + Từ 60 tuổi trở lên: 9,0%. - Tuy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có giảm nhưng vẫn còn cao: 1,3% năm 2005. - Quan niệm lạc hậu, việc thực hiện chính sách dân số chưa thật sự có hiệu quả… b. Giải pháp: - Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình, giáo dục dân số. - Tăng cường các giải pháp kinh tế, hành chính, kĩ thuật( y tế) và các giải pháp khác. - Tập trung đẩy mạnh công tác dân số ở các vùng lãnh thổ, ở các bộ phận dân cư hiện đang có mức tăng dân số cao( miền núi, nông thôn…). Trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển và cơ cấu sản lượng của ngành công nghiệp điện lực của nước ta.. - Tiềm năng. + Có nhiều sông ngòi chảy trên đia hình cao, dốc + Nguồn nhiên liệu cho việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn (DC) + Các nguồn năng lượng khác cũng rất dồi dào như mặt trời, gió, thủy triều… - Hiện trạng phát triển: + Sản lượng điện không ngừng tăng lên(DC) + Nước ta đã và đang xây dựng được nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện có công suất lớn như… - Cơ cấu sản lượng điện nước ta có sự thay đổi + Trước đây thủy điện chiếm 70%, nhiệt điện 30% nhưng hiện nay cơ cấu sản lượng ngược lại…. 2. Trình bày tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại chiếm ưu thế trong cơ cấu diện tich cây công nghiệp. a. Tình hình sản xuất cây công nghiệp - Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số loại cây nguồn gốc cận nhiệt. - Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó diện 104.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Câu III. tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1,6 triệu ha, (chiếm hơn 65%) - Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: + Cà phê: phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Cao su: tập trung chủ yếu ở ĐNB, Tây Nguyên, DHMT + Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Điều: ĐNB, DHMT +Dừa: ĐBSCL + Chè: TDMN Bắc Bộ, Tây Nguyên. - Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là: + Đay: tập trung chủ yếu ở ĐBSH, ĐBSCL. + Cói: ven biển từ Ninh Bình đến Thanh Hóa. + Mía: ĐBSCL, ĐNB, DHMT. + Lạc: trồng nhiều trên đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, ĐNB và Đăklăk. + Đậu tương: TD và MN Bắc Bộ, những năm gần đây phát triển mạnh ở Đăklăk, Hà Tây, Đồng Tháp. + Thuốc lá: ĐNB, DHMT, TDvà MN Bắc Bộ. b. Giải thích: - Cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao và là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp lâu năm( khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất, nguồn lao động dồi dào; mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến nguyên liệu cây công nghiệp). 1.Các loại đất ơ đồng bằng sông Cửu long: -Đất Phù sa:phù sa ngọt,mặn,phèn -Đất khác: 2.Trình bày hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Nêu các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và các việc cần làm để tránh thoái hóa đất ở đồng bằng? * Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất: - Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng. - Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người thấp (0,1 ha). Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều. * Suy thoái tài nguyên đất - Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. - Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28%).. 105.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> * Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất - Đối với đất vùng đồi núi: + Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng. + Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp. + Bảo vệ rừng, đất rừng, tổ chức định canh định cư cho dân cư miền núi. - Đối với đất nông nghiệp( ở đồng bằng): + Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích. + Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. + Bón phân cải tạo đất thích hợp; chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp…. Câu IV 1. Vẽ biểu đồ -Xử lí số liệu:Tính cơ cấu=giá trị cá thể/giá trị tổng thể*100 - Yêu cầu: + Biểu đồ thích hợp là biểu đồ tròn. + Biểu đồ phải có chú giải, tên biểu đồ. + Vẽ sạch, đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ. 2. Nhận xét - Diện tích lúa cả năm có tăng (1,2 lần) nhưng chậm (d/c) - Cơ cấu diện tích lùa phân theo mùa vụ của nước ta có sự thay đổi rõ rệt. + Vụ đông xuân tăng nhanh về tỉ trọng diện tích (d/c) + Vụ mùa giảm mạnh(17,8%) từ chỗ chiếm diện tích cao nhất năm 1990 đã bị tụt xuống hàng cuối cùng và chỉ còn 27,8% năm 2005. + Vụ hè thu tăng rất nhanh (10%) và vươn lên vị trí thứ hai chỉ sau vụ đông xuân (30,1% năm 2005). 106.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 Môn: ĐỊA LÍ (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề 25 C©u I (2,0 ®iÓm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a.Trình bày ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta? b. Kể tên các đô thị trực thuộc Trung ương và đô thị loại đặc biệt của nước ta? C©u II (2,0 ®iÓm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Trình bày đặc điểm của cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta? T¹i sao cÇn ph¶i ph¸t triÓn ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm ? b. Kể tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng của nước ta theo thứ tự từ lớn đến nhỏ? C©u III (3,0 ®iÓm): Cho b¶ng sè liÖu sau : Cơ cấu gía trị sản xuất nông nghiệp của nước ta ta năm 1990 - 2011 (§¬n vÞ : %) 1990 1995 2000 2005 2011 Năm 79.3 78.1 78.2 73.5 73.4 Trồng trọt 17.9 18.9 19.3 24.7 25.3 Chăn nuôi 2.8 3.0 2.5 1.8 1.3 Dịch vụ nông nghiệp Anh (chÞ) h·y : a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu gớa trị sản xuất nụng nghiệp nước ta từ 1990-2011. b. Nhậm xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm. C©u IV (3,0 ®iÓm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a.Trình bày những điều kiện phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vì sao đây là vùng trồng chè lớn nhất nước ta? b. Xác định các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng trên các hệ thống sông ở Tây Nguyên. Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện đối vơi sự phát triển của vùng?. ....................................................... §¸p ¸n vµ h−íng dÉn chÊm. C©u C©u 1 (2,0®iÓm). Néi dung a.Trình bày ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội nước ta? - Tích cực: + Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước 107. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> C©u. C©u 2 (2,0®iÓm). Néi dung + Ảnh hưởng đến sự phát triển của các địa phương, các vùng trong cả nước(dc) + Là thị trường tiêu thụ lớn, sử dụng đông đảo lao động, sức hút lớn với đầu tư, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động - Tiêu cực: nảy sinh các vấn đề phức tạp: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự, việc làm,... b. Kể tên các đô thị trực thuộc Trung ương và đô thị loại đặc biệt của nước ta? - 5 Đô thị trực thuộc TƯ: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ - 2 đô thị đặc biệt: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. a.Trình bày đặc điểm của cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta? - Cơ cấu CN theo ngành tương đối đa dạng: gồm 29 ngành chia làm 3 nhóm: + Nhóm CN khai thác(4 ngành) + Nhóm CN chế biến (23 ngành) + Nhóm CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành) - Nổi lên một số ngành CN trọng điểm: là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả KT-XH cao, tác động mạnh đến sự phát triển các ngành khác (VD) - Có sự chuyển dịch tích cực: Giảm CN khai thác, CN sản xuất, phân phối,... và tăng CN chế biến. * T¹i sao cÇn ph¸t triÓn c¸c ngµnh c«ng nghiÖp träng ®iÓm? - Khai thác hiÖu qu¶ c¸c thế m¹nh s½n cã (tù nhiªn, KT-XH) - Thóc ®Èy c¸c ngµnh kinh tÕ kh¸c ph¸t triÓn vµ mang l¹i hiÖu qu¶ cao vÒ KTXH vµ m«i tr−êng.. b. Kể tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng của nước ta theo thứ tự từ lớn đến nhỏ? TTCN Qui mô TP Hồ Chí Minh Trên 120 nghìn tỉ đồng Hà Nội Trên 120 nghìn tỉ đồng Hải Phòng Từ trên 40 nghìn-120 nghìn tỉ đồng Biên Hòa Từ trên 40 nghìn-120 nghìn tỉ đồng Vũng Tàu Từ trên 40 nghìn-120 nghìn tỉ đồng Thủ Dầu Một Từ trên 40 nghìn-120 nghìn tỉ đồng. 108. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> C©u C©u 3 (3,0®iÓm). C©u 4 (3,0®iÓm). Néi dung a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: * Yªu cÇu : - Chọn dạng Biểu đồ Miền - Vẽ chính xác đảm bảo khoảng cách năm - Có tên biểu đồ và chú giải - VÏ biÓu ®ồ s¹ch sÏ, rõ rµng b. NhËn xÐt Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta từ 1990- 2011 có sự chuyển dịch: + Ngành trồng trọt có tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng ngày càng giảm + Ngành chăn nuôi tỉ trọng có xu hướng tăng liên tục(dc) + Dịch vụ nông nghiệp tỉ trọng thấp nhất, có xu hướng giảm(dc) Giải thích: - Do chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta: thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển - Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi (dc) nhưng ngành này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng - Thị trường ngày càng có nhu cầu lớn - Trồng trọt giảm nhưng tỉ trọng vẫn cao vì đây là ngành truyền thống và có vai trò rất quan trọng trong sx nông nghiệp. a.Trình bày những điều kiện phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vì sao đây là vùng trồng chè lớn nhất nước ta? * Điều kiện phát triển: +Thuận lợi: - Đất: Chủ yếu đất feralit phát triển trên các đá mẹ khác nhau, còn có đất phù sa cổ, đất phù sa. - Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh và chịu ảnh hưởng địa hình vùng núi, nhưng có sự khác nhau giữa Đông Bắc và Tây Bắc. + Khó khăn: - Rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông - Mạng lưới cơ sở chế biến nông sản còn hạn chế * Đây là vùng trồng chè lớn nhất nước ta vì: - Có ĐKTN(đất, khí hậu) rất phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè. - Dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè. - Thị trường tiêu thụ mở rộng - chính sách của nhà nước: quy hoạch hình thành các vùng chuyên canh chè,... b. Xác định các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng trên ác hệ thống sông ở Tây Nguyên. Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện đối vơi sự phát triển của vùng? 109. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> C©u. Néi dung * Các nhà mày thủy điện ở Tây Nguyên: HT Sông Đã XD Xê xan Yaly, Xêxan3, Xêxan 3A Xrê-pôk Đrây Hlinh. Đang XD Xê xan 4 Xrêpôk3,4,ĐứcXuyên, BuônKôp,BuônTuaSrah Đồng Nai Đa Nhim Đồng Nai3,4, ĐạiNinh * Ý nghĩa phát triển thủy điện ở Tây Nguyên: - Tạo động lực phát triển công nghiệp cho vùng, nhất là khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn Bôxit lớn. - Các hồ thủy điện có ý nghĩa: + về thủy lợi: chứa nước về mùa mưa và cung cấp nước về mùa khô + phát triển du lịch + phát triển nuôi trồng thủy sản.. 110. §iÓm.

<span class='text_page_counter'>(111)</span>

×