Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DAP ANDE THI THUKY THI THPT QUOC GIA 2015LAN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.1 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 11 NĂM 2015 Môn: ĐỊA LÝ (Đáp án – thang điểm có 4 trang). Câu. Ý. Đáp án. Điểm. I (3,0 đ). 1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta. Cho biết những thuận lợi và khó khăn của địa hình đối với sản xuất và đời sống của người dân.. 1,50. a) Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta. - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m chiếm tới 85%, địa hình núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%. 0,25. diện tích cả nước. - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: hướng Tây Bắc – Đông Nam ( dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,…) và hướng vòng cung ( các cánh cung Đông Bắc: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, và một số dãy núi khác).. 0,25. - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.. 0,25. - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người theo 2 hướng tích cực và tiêu cực: hình thành nhiều loại địa hình nhân tạo như đê điều, làng mạc, cánh đồng, các đập thủy điện, ruộng bậc thang…. 0,25. b) Cho biết những thuận lợi và khó khăn của địa hình đối với sản xuất và đời sống của người dân. - Thuận lợi: Địa hình phân hóa đa dạng: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng,…có thể áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau cho từng khu vực địa hình. Khu vực đồng bằng thuận lợi cho giao thông vận tải và các hoạt động sinh hoạt khác.. 0,25. - Khó khăn: Các vùng đồi núi địa hình bị cắt xẻ mạnh khó áp dụng cơ giới hóa. 2. trong nông nghiệp, khó cho giao thông vận tải và khai thác tài nguyên; đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi,…. 0,25. Phân tích những mặt mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. Vì sao nước ta cần phải phân bố lại dân cư và lao động?. 1,50. a) Phân tích những mặt mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. - Mặt mạnh: + Nguồn lao động dồi dào, gia tăng hàng năm cao: Dân số hoạt động kinh tế chiếm hơn 50% tổng số dân cả nước. Gia tăng hơn 1 triệu lao động/năm.. 0,25. + Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống dân tộc (đặc biệt trong nông – lâm - ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp).. 0,25. + Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. Điều này thể hiện rõ ở tỉ trọng. 0,25. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> lao động đã qua đào tạo từ có chứng chỉ nghề sơ cấp đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học đều tăng, tỉ trọng lao động chưa qua đào tạo đã giảm xuống, (dẫn chứng). - Mặt hạn chế: Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí; công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Lao động nước ta thiếu tác phong công nghiệp. b) Vì sao nước ta cần phải phân bố lại dân cư và lao động? - Vì dân cư và lao động nước ta phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du và miền núi; giữa thành thị với nông thôn. Điều đó đã gây ra những khó khăn trong việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên, (diễn giải: ở đồng bằng đất chật, người đông, tài nguyên cạn kiệt, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao trong khi đó ở các vùng miền núi, cao nguyên giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng thiếu lao động. 0,25. 0,25. đặc biệt là lao động có trình độ cao).. II (2,0 đ). 1. 2. - Phân bố lại dân cư giữa các vùng nhằm tạo ra sự phân bố dân cư hợp lí hơn, góp phần khai thác hợp lí tài nguyên và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của các vùng và của cả nước.. 0,25. Trình bày điều kiện thuận lợi và tình hình phát triển ngành giao thông vận tải đường biển của nước ta.. 1,50. a) Điều kiện thuận lợi. - Nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc nên thuận lợi phát triển giao thông đường biển.. 0,25. - Bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió, nhiều đảo và quần đảo ven bờ, nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng các hệ thống cảng biển.. 0,25. - Chính sách mở cửa, hội nhập, sản xuất trong nước ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng,…tạo động lực thúc đẩy giao lưu kinh tế bằng đường biển.. 0,25. b) Tình hình phát triển ngành giao thông vận tải đường biển của nước ta. - Đã và đang xây dựng, nâng cấp các cảng và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - Liên Chiểu - Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - Vũng Tàu - Thị Vải,.... 0,25. - Hình thành nhiều tuyến đường biển nội địa. Tuyến ven bờ quan trọng nhất là Hải Phòng – thành phố Hồ Chí Minh, dài 1500 km.. 0,25. - Các tuyến đường biển quốc tế đi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới: thành phố Hồ Chí Minh - Singapo, thành phố Hồ Chí Minh - Hồng Kông, Hải Phòng Hồng Kông,... 0,25. Nêu một số chuyển biến của hoạt động nội thương nước ta trong những năm gần đây.. 0,50. - Sau Đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.. 2. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Có sự thay đổi cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của cả nước theo hướng: tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước. - Nội thương đã thu hút nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia như khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. - Những vùng nội thương phát triển mạnh: Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,… III (2,0 đ). Tại sao phải đặt ra vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long? Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long cần phải được tiến hành như thế nào?. 0,25. 2,00. a) Tại sao phải đặt ra vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông. IV (3,0 đ). 1. Cửu Long? - So với đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế hơn và đang được khai thác mạnh mẽ trong những năm gần đây, một số tài nguyên thiên nhiên đã bộc lộ những mặt hạn chế (dẫn chứng: đặc biệt là diện tích đất mặn và đất phèn còn lớn, mùa khô thiếu nước,…).. 0,25. - Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây lại trở thành vấn đề cấp bách nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước trên cơ sở phát triển bền vững.. 0,25. b) Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long cần phải được tiến hành như thế nào? - Cần có nước để thau chua, rửa mặn trong mùa khô, kết hợp với việc tạo ra những giống lúa chịu phèn, chịu mặn.. 0,25. - Ở Tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để cải tạo đất là dùng nước ngọt từ sông Hậu đổ về rửa phèn thông qua kênh Vĩnh Tế.. 0,25. - Cần phải duy trì, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trong mọi dự án khai thác.. 0,25. - Phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.. 0,25. - Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.. 0,25. - Chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại.. 0,25. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta thời kì 2005 – 2012.. 2,00. a) Xử lí số liệu. BẢNG TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NGHÀNH CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA (Đơn vị: %) Năm. 2005. 2009. 2010. 2011. 1012. Than. 100,0. 129,3. 131,5. 136,7. 124,3. Khí tự nhiên. 100,0. 124,4. 146,0. 131,7. 146,0. Điện. 100,0. 154,9. 176,1. 194,9. 220,5. b) Vẽ biểu đồ đường. 3. 0,50.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Hai trục và đơn vị.. 0,50. - Hai đường biểu diễn.. 0,50. - Tên biểu đồ và chú giải.. 0,50. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA THỜI KÌ 2005 – 2012 2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nước ta thời kì 2005 – 2012.. 1,00. a) Nhận xét. - Nhìn chung tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nước ta thời kì 2005 – 2012 đều tăng. Trong đó điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất, than thấp nhất.. 0,25. - Cụ thể, than và khí tự nhiên có tốc độ tăng trưởng không ổn định (tăng, giảm không đều), điện tăng liên tục, (dẫn chứng).. 0,25. b) Giải thích. - Các sản phẩm công nghiệp nước ta, thời kì 2005 – 2012 đều có tốc độ tăng trưởng khá là do đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của sản xuất và đời sống, do tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm tăng sản lượng.. 0,25. - Tốc độ tăng trưởng than và khí tự nhiên không ổn định là do sản lượng khai thác không ổn định, năm cao năm thấp, do sự biến động của thị trường,… - Sản lượng điện tăng trưởng cao liên tục và tăng nhanh nhất do gần nước ta xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện,... phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng gia tăng.. 0,25. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III + IV = 10,00 điểm. -------------Hết-------------. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×