Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

du thao HDNV nam hoc 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.32 KB, 102 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH. PHÒNG GDTrH. DỰ THẢO. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC NĂM HỌC 2015-2016. Lưu hành nội bộ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC STT. NỘI DUNG. TRANG. 1. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học. 1. 2. Thực hiện hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. 11. 3. Hướng dẫn thực hiện dạy học Tiếng Anh cấp THCS, THPT. 12. 4. Tổ chức hội giảng vòng tỉnh. 27. 5. Tổ chức Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học. 35. 6. Hướng dẫn thực hiện dạy học 02 buổi/ngày. 46. 7. Điều lệ HKPĐ vòng tỉnh. 49. 8. Điều lệ Hội thao quốc phòng. 62. 9. Hướng dẫn thực hiện Giáo dục thể chất trường học. 68. 10. Hướng dẫn thực hiện công tác QP-AN trường học. 71. 11. Hướng dẫn thực hiện một số hoạt động Đoàn, Hội, Đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và triển khai Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2011 -2020 năm học 2014 -2015. 75. 12. Lịch thời gian năm học. 97.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tây Ninh, ngày. Số: /SGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2015-2016 DỰ THẢO. tháng 8 năm 2015. Kính gởi: - Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo các huyện, thành phố; - Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông; - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Nội trú; - Hiệu trưởng trường Thực nghiệm Giáo dục phổ thông. Căn cứ quyết định số /QĐ-BGDĐT ngày về Khung kế hoạch thời gian năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; công văn số /BGDĐT-GDTrH ngày của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2015 - 2016; Căn cứ Phương hướng và nhiệm vụ năm học của Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tây Ninh, nay Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015–2016 như sau: A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 2. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở GDTrH. 3. Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các cơ sở GDTrH theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của cán bộ quản lý và chức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của cấp trên. 4. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Triển khai thực hiện mô hình trường học mới đối với lớp 6 ở một số trường THCS trong tỉnh.. 1.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 5. Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, bảo đảm trung thực, khách quan; phối hợp đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và cộng đồng. 6. Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ I. Thực hiện kế hoạch giáo dục 1. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. 1.1. Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông, các trường THPT, phòng GDĐT chỉ đạo các trường THCS tăng cường tính chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học thống nhất, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ. Kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh của mỗi trường phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh. 1.2. Các trường THCS, THPT chỉ đạo và tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra. 1.3. Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học qua mạng cho mỗi chủ đề (Sở GDĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể riêng); tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học qua mạng mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. 2. Thực hiện triển khai thực nghiệm mô hình trường học mới cấp THCS đối với một số lớp 6 ở các huyện, thành phố theo đăng ký của phòng GDĐT trong năm học 2015-2016. 3. Các trường THCS, THPT có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, bố trí và huy động được kinh phí tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo tinh thần Công văn số 2.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1617/SGDĐT-GDTrH ngày 25/8/2014 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học. Thời gian dạy học 2 buổi/ngày cần được bố trí cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; tăng thời gian với các nội dung dài, khó dưới sự hướng dẫn của giáo viên; tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống; hoạt động văn nghệ, thể thao; các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo phù hợp đối tượng học sinh. 4. Tổ chức dạy học ngoại ngữ 4.1. Đối với môn tiếng Anh - Những trường THCS và THPT tham gia dạy học theo chương trình thí điểm của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 20082020” tiếp tục triển khai chương trình này ở lớp 6, lớp 7 và lớp 8 (đối với những lớp đã hoàn thành chương trình thí điểm lớp 7), lớp 10, lớp 11 và lớp 12 (đối với những lớp đã hoàn thành chương trình thí điểm lớp 11); triển khai mở rộng dạy chương trình thí điểm đối với các trường có đủ điều kiện (theo Công văn số 2653/BGDĐT-GDTrH ngày 23/5/2014 của Bộ GDĐT). Đối với những địa phương đã dạy học theo chương trình thí điểm ở cấp tiểu học huy động các điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất để có thể thu nhận hết số học sinh đã hoàn thành chương trình thí điểm lớp 5 vào học tiếp chương trình thí điểm ở lớp 6. - Triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo Công văn số 5333/GDTrH-BGDĐT ngày 29/9/2014 của Bộ GDĐT. Tổ chức đánh giá năng lực đầu ra Bậc 2 đối với học sinh lớp 9 và Bậc 3 đối với học sinh lớp 12 tham gia chương trình thí điểm tiếng Anh. - Đối với các trường, lớp chưa đủ điều kiện thực hiện chương trình thí điểm: tiếp tục thực hiện như hướng dẫn các năm học trước về dạy học ngoại ngữ trong trường THCS, THPT; tích cực chuẩn bị điều kiện để có thể sớm chuyển sang dạy theo chương trình mới. - Triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trường THCS, THPT khác có đủ điều kiện. Tích cực triển khai xây dựng trường học điển hình về dạy và học ngoại ngữ theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. 4.2. Đối với môn tiếng Pháp - Trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha dạy môn Tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) và các trường THCS có dạy môn Tiếng Pháp (môn học tự chọn) cần tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này theo hướng dẫn trong các năm học trước. 5. Các đơn vị cần rà soát lại toàn bộ chương trình dạy nghề phổ thông để chọn lựa, bổ sung các chương trình dạy nghề phù hợp với yêu cầu, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện dạy học của nhà trường. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông tại các trường trung học; khuyến khích việc dạy nghề truyền thống của địa phương, nghề phổ thông "Tìm hiểu kinh doanh" ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Đa dạng các hình thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, nhất là học sinh cuối cấp. Trường THPT, phòng GDĐT chỉ đạo các trường THCS trực thuộc phải phân hóa được học sinh và tư vấn hợp lý để các em lựa chọn hướng đi cho tương lai thật phù hợp.. 3.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 6. Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản, tại các cơ sở sản xuất,… theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. 7. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. 8. Tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới, đặc biệt quan tâm đối với các lớp đầu cấp nhằm giúp học sinh làm quen với điều kiện học tập, sinh hoạt và tiếp cận phương pháp dạy học và giáo dục trong nhà trường. Tổ chức tập luyện và duy trì nền nếp tập thể dục giữa giờ để tạo môi trường học tập gần gũi, thân thiện đối với học sinh. 9. Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đồng thời quản lí các hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TTBGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. II. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá Tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. 1. Đổi mới phương pháp dạy học Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, phương pháp tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông. 2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học - Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối... Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.. 4.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật học sinh trung học theo Công văn số 3162/BGDĐT-GDTrH ngày 24/6/2015 của Bộ GDĐT và Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Tăng cường tổ chức các hoạt động như: Hội thi thí nghiệm - thực hành của học sinh, Ngày hội công nghệ thông tin, Ngày hội sử dụng ngoại ngữ, Ngày hội đọc,… - Tiếp tục Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thực hiện mô hình trường học gắn với văn hóa, sản xuất, kinh doanh tại địa phương ở những nơi có điều kiện. - Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, thể dục – thể thao; các hội thi năng khiếu trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, phụ huynh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh trung học, phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới. 3. Đổi mới kiểm tra và đánh giá - Thực hiện nghiêm túc việc không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6, không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học theo Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT ngày 03/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. - Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. - Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Chú trọng đánh giá trong quá trình dạy học: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không. - Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. - Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở; gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động. 5.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết môn ngoại ngữ. Tiếp tục nâng cao chất lượng việc thi cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đối với môn ngoại ngữ; thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12. - Đối với môn Tiếng Anh theo chương trình thí điểm của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”: triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng dẫn của Công văn số 5333/GDTrH-BGDĐT ngày 29/9/2014 của Bộ GDĐT, đặc biệt chú trọng tới việc sử dụng các hình thức thực hành để đánh giá toàn diện quá trình học tập của học sinh. - Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ ) của sở/phòng GDĐT và các trường học. Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. III. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý 1. Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý - Các đơn vị cần triển khai thực hiện tốt các nội dung đã được sở GDĐT tập huấn: Mô hình trường học mới cấp THCS; Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Dạy học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh; Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuyên đề tích hợp, liên môn; Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật và cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học; giáo dục kỹ năng sống; công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên tư vấn trường học;... - Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lý qua trang mạng "Trường học kết nối". - Sở GDĐT tiếp tục tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo viên môn Tiếng Anh theo chuẩn quy định của Bộ GDĐT đáp ứng việc triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Những giáo viên chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa được bồi dưỡng về phương pháp dạy tiếng Anh thì được bố trí đi học để đạt chuẩn/yêu cầu. 2. Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên - Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các cơ sở GDTrH dựa trên nghiên cứu bài học. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học trong các cơ sở GDTrH. Chủ động triển khai các hoạt động chuyên. 6.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> môn trên trang mạng "Trường học kết nối" để tổ chức, chỉ đạo và hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường, phòng/sở GDĐT (trực tiếp và qua mạng) theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT. - Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT. Tổ chức tốt và động viên giáo viên tham gia Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. 3. Tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục - Đối với các trường trung học cần chủ động rà soát đội ngũ, bố trí sắp xếp để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên cho các môn học, nhất là các môn Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc, Công nghệ, Thể dục, Giáo dục quốc phòng - an ninh, nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị dạy học. - Tăng cường công tác kiểm tra nhằm điều chỉnh những sai sót, lệch lạc; biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. IV. Phát triển mạng lưới trường, lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia; phát triển trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha 1. Phát triển mạng lưới trường, lớp Các phòng GDĐT tích cực tham mưu với UBND huyện, thành phố rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp THCS giai đoạn 2011-2015. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới trường THCS cho phù hợp từng địa bàn và quy mô phát triển giáo dục ở địa phương. Chú trọng phát triển loại hình trường bán trú, trường THCS liên xã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. Mở rộng mô hình trường dạy học hơn 9 buổi đến 12 buổi/tuần ở những nơi thuận lợi. 2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 2.1. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường,…. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến trường, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. 2.2. Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành theo Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 và Thông tư số 01/2010/TTBGDĐT ngày 18/01/2010. Thực hiện nghiêm túc Công văn số 7842/BGDĐTCSVCTBTH ngày 28/10/2013 về việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, học liệu các cơ sở giáo dục đào tạo. Tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số 4045/QĐBGDĐT ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác thiết bị dạy học; chỉ đạo. 7.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> các trường yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng. 2.3. Quan tâm đầu tư các điều kiện và tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh, học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh thuộc khu vực vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 3. Sở GDĐT tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục đầu tư nguồn lực, chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2015-2020 gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Các Phòng GDĐT, các trường THPT tích cực tham mưu thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2015 - 2016, đối chiếu các quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia để đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, chỉ ra các hạn chế cần quan tâm giải quyết, phấn đầu đạt chuẩn quốc gia theo đúng tiến độ đã đề ra. 4. Tiếp tục triển khai Đề án phát triển trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha 4.1. Thúc đẩy tiến độ thực hiện Đề án phát triển trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt. Sớm xây dựng cơ sở mới cho trường chuyên, giúp trường chuyên ổn định và phát triển. 4.2. Triển khai các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển trường THPT chuyên Hoàng Lê Kha thành trung tâm chất lượng cao của tỉnh. Trường THPT chuyên cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học để đáp ứng được yêu cầu học tập, bồi dưỡng và giảng dạy trong giai đoạn tới. Trước mắt nhà trường thực hiện dạy học một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh; nâng dần chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn. Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học và hướng dẫn, khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học. Mỗi giáo viên phải nêu cao tinh thần tự học và sáng tạo trong giảng dạy, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Khuyến khích các trường THPT có điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất hiện đại thực hiện những mục tiêu, giải pháp như trường THPT chuyên. 4.3. Tham gia sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 theo chỉ đạo của Bộ GDĐT. V. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục 1. Tổ chức, triển khai thực hiện theo Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả PCGD dục tiểu học và PCGD THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn. Thực hiện chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 05/10/2012 của Tỉnh ủy Tây Ninh và phấn đấu nâng dần mức độ đạt chuẩn phổ cập GD THCS theo Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.. 8.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD các cấp, đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách PCGD; thực hiện tốt việc quản lý và lưu trữ hồ sơ PCGD; coi trọng công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết quả và báo cáo hằng năm về thực trạng tình hình PCGD; tích cực huy động các đối tượng diện PCGD THCS ra lớp; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số học sinh. Thực hiện quản lý PCGD THCS theo Hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD-XMC. 3. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực với các giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục; củng cố, duy trì và nâng cao tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn PCGD THCS. VI. Đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học 1. Tăng cường đổi mới quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục; củng cố kỷ cương, nền nếp trong dạy học, kiểm tra đánh giá và thi. Các cơ quan quản lý giáo dục và các nhà trường nghiên cứu, quán triệt đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quy định cho từng cấp quản lý, từng chức danh quản lý theo quy định tại các văn bản hiện hành. Khắc phục ngay tình trạng thực hiện sai chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng cơ quan đơn vị và từng chức danh quản lý. 2. Chú trọng quản lý, phối hợp hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011; Tăng cường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT và Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 của UBND tỉnh Tây Ninh, Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; việc quản lý các khoản tài trợ theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 3. Kiểm tra, rà soát và tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục trung học có yếu tố nước ngoài (giáo viên nước ngoài, các chương trình giảng dạy của nước ngoài hoặc bằng tiếng nước ngoài) tại các cơ sở giáo dục trung học trong tỉnh. 4. Quy định lại các loại hồ sơ, sổ sách trong nhà trường theo yêu cầu tại Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 của Bộ GDĐT. Tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học,...; thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong giáo dục phổ thông theo Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ GDĐT. 5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Tích cực áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua internet, trang mạng "Trường học kết nối", đặc biệt trong công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lý giáo dục. VII. Công tác thi đua, khen thưởng 1. Công tác thi đua, khen thưởng - Các đơn vị phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu công tác một cách thực chất, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; các cấp quản lí coi trọng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm định của cấp trên và công tác tự kiểm tra, kiểm định của đơn vị đối với kết quả thực hiện các chỉ tiêu chất lượng;. 9.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt - học tốt; động viên các giáo viên có giải pháp khoa học, sáng kiến kinh nghiệm để ứng dụng hiệu quả, phù hợp với thực tế của trường mình. Các tổ chuyên môn, đoàn thể tham gia tích cực phong trào thi đua trong nhà trường; các chỉ tiêu thi đua phải sát với thực tế của từng trường; tránh áp đặt, chạy theo thành tích. - Sở GDĐT khuyến khích và đánh giá cao các đơn vị có nhiều mô hình đổi mới; vượt lên khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 2. Thông tin báo cáo - Các đơn vị cần bảo đảm quy định thông tin báo cáo về Sở GDĐT; thông tin báo cáo và các số liệu báo cáo phải chính xác, thống nhất, kịp thời; thường xuyên truy cập internet để cập nhật thông tin; - Tiếp tục thực hiện báo cáo trực tuyến trên internet, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, chính xác và kịp thời theo phần mềm báo cáo đã triển khai. C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Các Phòng GDĐT, các trường THCS, THPT tổ chức triển khai toàn bộ nội dung nhiệm vụ năm học 2015-2016 đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh HS nắm rõ. Mỗi đơn vị, mỗi bộ phận trong từng đơn vị đều phải xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có vần đề gì khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời để Sở GDĐT chỉ đạo giải quyết./. Nơi nhận:. GIÁM ĐỐC. - Vụ GDTrH (để báo cáo); - BGĐ Sở (để chỉ đạo); - Các Phòng GDĐT - Các trường THPT - Trường PTDTNT (để thực hiện); - Trường TNGDPT - Công đoàn Ngành, T.Tra (để phối hợp); - Lưu:VP, GDTrH.. Đổng Ngọc Lập. 10.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Số:. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. /SGDĐT-GDTrH. V/v thực hiện hồ sơ, sổ sách trong nhà trường Kính gửi: -. Tây Ninh, ngày. tháng 8 năm 2015. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện/thành phố; Hiệu trưởng các trường THPT; Hiệu trưởng trường Thực nghiệm GDPT; Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú.. Thực hiện công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 về việc chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nội dung sau: 1. Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường thực hiện theo quy định tại Điều 27, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); có thể sử dụng kết hợp để giảm số lượng các loại hồ sơ, sổ sách ở mỗi trường. 2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường như sử dụng sổ điểm điện tử, phần mềm quản lý tổng hợp số liệu, hồ sơ quản lý nhà trường… Đối với các đơn vị sử dụng sổ điểm điện tử bằng phần mềm VNPT School do VNPT Tây Ninh cung cấp, cuối mỗi học kỳ và cuối năm học phải in sổ điểm từng lớp (từ phần mềm VNPT School) để giáo viên đối chiếu với sổ điểm cá nhân, sau đó Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu vào sổ cuối năm và lưu trữ theo quy định (Không phải thực hiện sổ gọi tên, ghi điểm như các năm học trước). 3. Không được yêu cầu giáo viên có thêm các loại hồ sơ, sổ sách ngoài các loại sau: - Giáo án (kế hoạch bài học); có thể kết hợp soạn giáo án các môn học hoặc hoạt động giáo dục trong cùng một cuốn; - Sổ điểm cá nhân; - Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp); - Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp (Để thuận lợi trong công tác quản lý của nhà trường, nội dung cuốn Sổ này được chia làm 02 phần: Phần 1: Sổ báo giảng; Phần 2: Sổ kế hoạch giảng dạy bộ môn và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp). Nhận được công văn này, Sở GDĐT yêu cầu lãnh đạo các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc và kịp thời./. Nơi nhận : - Như kg; - Lưu VP, GDTrH.. GIÁM ĐỐC. 11.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số:. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. /SGDĐT-GDTrH. Tây Ninh, ngày. tháng. năm 2015. V/v hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh năm học 2015-2016. DỰ THẢO Kính gửi: - Trưởng phòng giáo dục – đào tạo các huyện, thành phố; - Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông; - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Nội trú; - Hiệu trưởng trường Thực nghiệm Giáo dục phổ thông. Căn cứ nhiệm vụ năm học 2015-2016 và theo chỉ đạo công văn 2355/SGD&ĐTGDTrH ngày 13 tháng 11 năm 2014 về việc hướng dẫn triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015 , Sở Giáo dục. Đào tạo hướng dẫn các trường THCS và THPT thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh năm học 2015-2016, cụ thể như sau: I. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảng dạy Xác định việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ, phương thức kiểm tra, đánh giá và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một trong những khâu đột phá để nâng cao chất lượng. Khai thác triệt để và tận dụng tối đa các thiết bị như máy chiếu, bảng thông minh, phòng học tiếng,... và nguồn học liệu hiện có để phục vụ tốt các hoạt động dạy học. Khuyến khích giáo viên ý thức tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực qua việc thảo luận, trao đổi chuyên môn trong tổ, hay sinh hoạt trực tuyến trên truongtructuyen.edu.vn; tự học từ những nguồn học liệu mở phù hợp với yêu cầu thực tế; hăng hái tham gia viết đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng để nâng cao chất lượng. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu giữa các lớp, các đơn vị lân cận nhằm hình thành môi trường học và thực hành sử dụng ngoại ngữ sâu rộng. II. Kiểm tra, đánh giá 1. Đối với học sinh khối 6, 7, 10 và 11 năm học 2015 – 2016 đang học chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) môn Tiếng Anh hệ 7 năm và tất cả các khối lớp đang học chương trình GDPT thí điểm cấp THCS và THPT theo Đề án NNQG 2020: a. Bài kiểm tra thường xuyên Giáo viên lựa chọn hình thức câu hỏi phù hợp để xây dựng bài kiểm tra thường xuyên cho học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên sẽ gồm có bài kiểm tra hỏi-đáp cho kỹ năng nói và kiểm tra viết. Kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng) thông qua hình thức hỏi-đáp (kỹ năng nói) tối thiểu 02 lần/học kỳ.. 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Kiểm tra thường xuyên (kiểm tra 15 phút) mỗi lần không quá 15 phút đối với bài viết. Các bài kiểm tra thường xuyên nhằm đánh giá từng phần kỹ năng ngôn ngữ của học sinh theo định hướng của các bài kiểm tra định kỳ. b. Bài kiểm tra định kỳ Bài kiểm tra định kỳ gồm kiểm tra viết 1 tiết, kiểm tra thực hành và kiểm tra học kỳ do các đơn vị tự ra đề.  Bài kiểm tra viết 1 tiết: phải có các kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, có ít nhất 02 dạng câu hỏi/bài tập cho mỗi kỹ năng/phần với định hướng đánh giá năng lực của học sinh. Tỷ lệ các phần trong bài kiểm tra chênh lệch nhau không quá 5% tỷ trọng điểm. Mỗi bài kiểm tra có từ 30 đến 50 câu hỏi ở cả 4 mức độ theo tỷ lệ: 30% nhận biết, 40% thông hiểu, 20% vận dụng, 10% vận dụng cao.  Bài kiểm tra thực hành: khuyến khích những trường có điều kiện thực hiện. Bài kiểm tra thực hành được tính vào kết quả học tập của học sinh như một lần kiểm tra viết 1 tiết. Một bài thực hành có thể do một học sinh hoặc một nhóm học sinh thực hiện nhưng phải có hình thức đánh giá thích hợp để cho điểm từng học sinh.  Bài kiểm tra học kỳ: gồm bài kiểm tra viết và kiểm tra nói: - Bài kiểm tra viết: phải có các kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, có ít nhất 02 dạng câu hỏi/bài tập cho mỗi kỹ năng/phần với định hướng đánh giá năng lực của học sinh. Tỷ lệ các phần trong bài kiểm tra chênh lệch nhau không quá 5% tỷ trọng điểm. Mỗi bài kiểm tra có từ 30 đến 50 câu hỏi ở cả 4 mức độ theo tỷ lệ: 30% nhận biết, 40% thông hiểu, 20% vận dụng, 10% vận dụng cao. - Kiểm tra nói: có thể được đánh giá trong cùng buổi thi hoặc khác buổi thi học kỳ với tỷ trọng điểm số của kỹ năng chiếm từ 20 đến 30% của kết quả toàn bài.  Việc tổ chức kiểm tra đánh giá dạy học môn Tiếng Anh phải kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan với tự luận trong bài kiểm tra viết (kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ), trong đó trắc nghiệm chiếm từ 50% trở lên trên tổng số điểm toàn bài. 2. Kiểm tra đánh giá đối với các khối còn lại của chương trình 7 năm 2.1 Đối với khối lớp 12: Nhằm đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2016, việc kiểm tra đánh giá cần lưu ý một số vấn đề sau: Đối với các bài kiểm tra thường xuyên tập trung cho các phần kiến thức ngôn ngữ và từ vựng. Đối với các bài kiểm tra định kỳ tập trung cho các phần đọc hiểu, kiến thức ngôn ngữ, viết và ngôn ngữ giao tiếp. Các bài kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (tập trung vào phần viết đoạn văn chiếm khoảng 15-25% số điểm toàn bài). 2.2. Đối với các khối lớp 8 và 9: Việc tổ chức kiểm tra đánh giá dạy học môn Tiếng Anh: phải kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan với tự luận trong các bài kiểm tra viết, trong đó trắc nghiệm chiếm từ 50% trở lên trên tổng số điểm toàn bài. Tất cả các bài kiểm tra định kỳ phải có ma trận đề để làm căn cứ cho mức độ yêu cầu cần đạt về tư duy của từng câu hỏi.. 1.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Cấu trúc cụ thể của các bài kiểm tra như sau: + Bài kiểm tra 1 tiết phải có 04 phần: nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ (tỉ lệ điểm của từng phần chiếm từ 20-30 % điểm toàn bài) + Bài kiểm tra học kỳ: nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ. Tỉ lệ điểm của từng phần chiếm từ 20-30 % điểm toàn bài, khuyến khích các trường có điều kiện tổ chức kiểm tra phần nói. + Kiểm tra 15 phút: Chỉ thực hiện kiểm tra 01 kỹ năng cho mỗi bài kiểm tra, có ít nhất 01 bài kiểm tra nói trong 01 học kỳ. V. Triển khai thực hiện Dựa vào sách giáo khoa, chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng năng lực đầu ra của từng khối lớp theo quy định trong chương trình của cấp học (file đính kèm), giáo viên chủ động thiết kế và triển khai các bài dạy. Giáo viên có thể sử dụng các tài liệu có chất lượng khác để bổ trợ, tăng cường cho hoạt động học tập của học sinh nhưng không được sử dụng thay sách giáo khoa. Tổng hợp ý kiến góp ý cho chương trình và sách giáo khoa theo chương trình mới từ giáo viên giảng dạy để báo cáo tiến độ, tình hình dạy học định kỳ (theo mẫu) gửi về Phòng GDTrH và qua địa chỉ email: theo lịch như sau: - Học kỳ I: trước ngày 14/12/2015. - Học kỳ II: trước ngày 04/5/2016. Kết quả trung bình môn của học sinh sẽ gửi ngay sau trường hoàn tất điểm số. Những nội dung không hướng dẫn trong công văn này tiếp tục thực hiện theo những hướng dẫn trong các năm học trước. Trên đây là hướng dẫn về dạy học và kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh năm học 2015-2016. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn liên hệ Phòng Giáo dục Trung học – Sở GDĐT để được hỗ trợ./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VP, GDTrH.. GIÁM ĐỐC. 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> PHỤ LỤC MẪU BÁO CÁO CUỐI HỌC KỲ VÀ NĂM HỌC CHƯƠNG TRÌNH GDPT MÔN TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM CẤP THCS VÀ THPT THEO ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ QUỐC GIA 2020 (Kèm theo Công văn số /SGDĐT-GDTrH ngày / /2015) I - Tình hình chung (Báo cáo tình hình chung của công tác triển khai dạy học chương trình thí điểm cấp THCS và THPT như thời lượng của chương trình, mục tiêu của chương trình, biến động số lượng các trường, lớp và học sinh) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………. II - Những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa (Báo cáo những ưu điểm của chương trình thí điểm và sách giáo khoa) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………. III - Những hạn chế, tồn tại của chương trình, sách giáo khoa (Báo cáo về nhưng điểm còn hạn chế tồn tại của chương trình và sách giáo khoa và đề xuất hướng giải quyết, xử lý) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………. IV - Những ý kiến đóng góp khác ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ........................,. ngày tháng Lãnh đạo. (Ký tên, đóng dấu). 1. năm 20....

<span class='text_page_counter'>(18)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỊNH HƯỚNG KỸ NĂNG VÀ NĂNG LỰC ĐẦU RA CHO KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRUNG HỌC MÔN TIẾNG ANH (Kèm theo Công văn số. /SGDĐT-GDTrH ngày /. /2015). CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - CHƯƠNG TRÌNH 10 NĂM Lớp 6 Hết lớp 6, học sinh có khả năng:. Nghe. Nói. Đọc. Viết.  Nhận biết và nhắc lại được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ngắn và đơn giản khác nhau.  Nghe hiểu các chỉ dẫn ngắn và đơn giản sử dụng trong các hoạt động học tập trong lớp học.  Nghe hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản, trong khoảng 60 từ về các chủ đề trong chương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao, ...  Nghe hiểu nội dung chính các trao đổi thông tin giữa bạn cùng tuổi về các chủ đề được quy định trong phần nội dung.  Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ngắn và đơn giản khác nhau.  Nói được các chỉ dẫn ngắn và đơn giản sử dụng trong các hoạt động học tập trong lớp học.  Hỏi và trả lời ngắn gọn về các chủ đề trong chương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao, ... .  Nói những câu đơn giản, liền ý, có gợi ý về các chủ đề quen thuộc.  Đọc hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản trong khoảng 80 từ về các chủ đề trong chương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao, ... .  Đọc hiểu nội dung chính các thư cá nhân, thông báo, đoạn văn ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ đề quen thuộc (có thể có một số từ, cấu trúc mới).  Viết có hướng dẫn một đoạn ngắn, đơn giản khoảng 40 từ về các chủ đề trong chương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao, ... .  Viết các thư, bưu thiếp, tin nhắn hoặc ghi chép cá nhân ngắn, đơn giản liên quan đến nhu cầu giao tiếp hàng ngày … trong phạm vi các chủ đề được quy định trong phần nội dung.. 1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Lớp 7 Hết lớp 7, học sinh có khả năng:. Nghe. Nói. Đọc. Viết.  Nhận biết và nhắc lại được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu đơn giản khác nhau.  Nghe hiểu các chỉ dẫn ngắn và đơn giản sử dụng trong các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học.  Nghe hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản, trong khoảng 80 từ về các chủ đề trong chương trình như: sở thích, âm nhạc và nghệ thuật, điện ảnh, giao thông, năng lượng, ...  Nghe hiểu các mô tả đơn giản về người, đồ vật, sự việc, ... liên quan đến các chủ đề quen thuộc.  Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu đơn giản khác nhau.  Nói được các chỉ dẫn ngắn sử dụng trong các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học.  Trao đổi các thông tin cơ bản về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: sở thích, âm nhạc và nghệ thuật, điện ảnh, giao thông, năng lượng, ...  Trình bày có chuẩn bị trước và có gợi ý về các chủ đề được quy định trong phần nội dung.  Đọc hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản trong khoảng 100 từ về các chủ đề trong chương trình như: sở thích, âm nhạc và nghệ thuật, điện ảnh, giao thông, năng lượng, ...  Đọc hiểu nội dung chính các mẩu tin, thực đơn, quảng cáo, các văn bản, tài liệu ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ đề quen thuộc (có thể có một số từ, cấu trúc mới).  Viết có hướng dẫn một đoạn ngắn, đơn giản khoảng 60 từ về các chủ đề trong phạm vi chương trình như: sở thích, âm nhạc và nghệ thuật, điện ảnh, giao thông, năng lượng, ...  Viết một đoạn ngắn, đơn giản, có gợi ý mô tả các sự kiện, hoạt động cá nhân liên quan đến các chủ đề được quy định trong phần nội dung.. 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Lớp 8 Hết lớp 8, học sinh có khả năng:. Nghe. Nói. Đọc. Viết.  Nhận biết và nhắc lại được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép cơ bản khác nhau.  Nghe hiểu các chỉ dẫn đơn giản và cơ bản sử dụng trong giao tiếp hàng ngày gắn với các chủ đề đã học.  Nghe hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản, trong khoảng 100 từ về các chủ đề trong chương trình như: hoạt động vui chơi giải trí, cuộc sống ở nông thôn, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội trên thế giới, thảm họa thiên nhiên, khoa học và công nghệ, ....  Nghe hiểu nội dung chính các thông báo đơn giản được nói rõ ràng về dự báo thời tiết, ở bến tàu xe, sân bay, ... liên quan đến các chủ đề quen thuộc.  Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép cơ bản khác nhau.  Nói được các chỉ dẫn đơn giản sử dụng trong giao tiếp hàng ngày gắn với các chủ đề đã học.  Tham gia các hội thoại ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong chương trình như: hoạt động vui chơi giải trí, cuộc sống ở nông thôn, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội trên thế giới, thảm họa thiên nhiên, khoa học và công nghệ, cuộc sống hành tinh khác, ....  Mô tả và so sánh có gợi ý về các chủ đề được quy định trong phần nội dung.  Đọc hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản trong khoảng 120 từ về các chủ đề quen thuộc như: hoạt động vui chơi giải trí, cuộc sống ở nông thôn, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội trên thế giới, thảm họa thiên nhiên, khoa học và công nghệ, cuộc sống hành tinh khác, ....  Đọc hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các chỉ dẫn, thông báo, biển báo, ... các văn bản, tài liệu ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ đề quen thuộc.  Đọc hiểu và đoán được nghĩa của từ mới dựa vào ngữ cảnh.  Viết có hướng dẫn một đoạn ngắn, đơn giản khoảng 80 từ về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như hoạt động vui chơi giải trí, cuộc sống ở nông thôn, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội trên thế giới, thảm họa thiên nhiên, khoa học và công nghệ, cuộc sống hành tinh khác, ....  Viết các hướng dẫn, chỉ dẫn, thông báo ngắn, đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc.. 1.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Lớp 9 Hết lớp 9, học sinh có khả năng:. Nghe. Nói. Đọc. Viết.  Nhận biết và nhắc lại được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép và câu phức cơ bản khác nhau.  Nghe hiểu các chỉ dẫn đơn giản và cơ bản sử dụng trong các tình huống giao tiếp rộng hơn như các thông báo công cộng.  Nghe hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản, trong khoảng 120 từ về các chủ đề trong chương trình như: môi trường địa phương, cuộc sống thành thị, đất nước nói tiếng Anh, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên thế giới, ...  Nghe hiểu nội dung chính các loại văn bản đơn giản như chuyện kể, các mô tả, lời giải thích, thảo luận ... về các chủ đề được quy định trong phần nội dung.  Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép và câu phức cơ bản khác nhau.  Nói được các chỉ dẫn đơn giản sử dụng trong các tình huống giao tiếp rộng hơn như các thông báo công cộng.  Thảo luận ngắn và đơn giản về các chủ đề trong chương trình như: môi trường địa phương, cuộc sống thành thị, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên thế giới, ...biết bắt đầu, duy trì và kết thúc hội thoại.  Kể lại các câu chuyện có gợi ý, sự kiện đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc.  Đọc hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản trong khoảng 140 từ về về các chủ đề có trong chương trình như: môi trường địa phương, cuộc sống thành thị, đất nước nói tiếng Anh, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên thế giới, ...  Đọc hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các mẩu tin, câu chuyện kể, các bảng biểu, ... các văn bản, tài liệu ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ đề được quy định trong phần nội dung.  Đọc hiểu và đoán được nghĩa của từ mới dựa vào suy luận, nhận biết tổ chức của đoạn văn ngắn, đơn giản.  Viết có hướng dẫn một đoạn ngắn, đơn giản khoảng 100 từ về các chủ đề có trong chương trình như: môi trường địa phương, cuộc sống thành thị, đất nước nói tiếng Anh, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên thế giới, ...  Viết tóm tắt có hướng dẫn nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn theo chủ đề được quy định trong phần nội dung. Sử dụng được các phương tiện liên kết văn bản.. 1.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH 10 NĂM Lớp 10 Hết lớp 10, học sinh có khả năng:  Nghe hiểu, theo dõi được hội thoại hàng ngày có phát âm chuẩn, rõ ràng Nghe tuy đôi khi còn cần nhắc lại một số từ hoặc cụm từ. (khoảng 200 – 220 từ)  Nghe hiểu được ý chính của các chương trình truyền hình được lựa chọn có chủ đề quen thuộc với tốc độ nói chậm và phát âm rõ ràng.  Nghe hiểu được thông tin kỹ thuật đơn giản như thông tin hướng dẫn sử Nói. dụng các thiết bị hàng ngày.  Khởi đầu, duy trì và kết thúc hội thoại trực diện đơn giản về các chủ đề quen thuộc hoặc chủ đề cá nhân quan tâm.  Diễn đạt hoặc phản hồi các cảm xúc như ngạc nhiên, vui, buồn, quan tâm hoặc không quan tâm.  Đồng ý, phản đối lịch sự và tư vấn.  Đọc hiểu được ý chính trong các văn bản ngắn về các chủ đề quen. Đọc thuộc. (khoảng 220 – 250 từ)  Đọc hiểu được thông tin quan trọng nhất trong các tài liệu đơn giản hàng ngày.  Đọc hiểu được các thông điệp đơn giản, các giao tiếp chuẩn mực. (Ví dụ: từ các câu lạc bộ, tổ chức xã hội, ban giám hiệu nhà trường, …)  Viết các thông điệp các nhân cho bạn bè và người quen hỏi hoặc cung. Viết (khoảng 140 cấp tin tức và kể lại các sự kiện. – 160 từ)  Viết các đoạn văn đơn giản về các trải nghiệm hoặc sự kiện. (Ví dụ: về một chuyến đi cho báo tường hoặc cho câu lạc bộ).  Viết các văn bản đơn giản về các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm.. 2.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Lớp 11 Hết lớp 11, học sinh có khả năng: Nghe (khoảng 220 – 240 từ).  Nghe hiểu được những ý tổng quát của hội thoại mở rộng có phát âm chuẩn, rõ ràng.  Nghe hiểu được ý chính của tin tức trên đài phát thanh và các đoạn ghi âm đơn giản với tốc độ chậm và rõ ràng.. Nói.  Nghe bài kể lại ngắn và đưa ra các giả thiết cho điều xảy ra tiếp theo.  Khởi đầu, duy trì và kết thúc hội thoại hoặc thảo luận về các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm tuy đôi khi còn gặp khó khăn trong diễn đạt chính xác điều muốn trình bày.  Hỏi và cung cấp chỉ dẫn, hướng dẫn.  Tìm kiếm và đưa ra các quan điểm, ý kiến cá nhân trong thảo luận, nói. Đọc (khoảng 250 – 280 từ). chuyện với bạn bè.  Đọc hiểu các chuyên mục, bài phỏng vấn đơn giản thể hiện quan điểm về chủ đề hoặc sự kiện thời sự trên báo và tạp chí.  Đọc hiểu các sự kiện, cảm xúc, mong ước hoặc các thông điệp khác thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau.. Viết (khoảng 160 – 180 từ).  Đọc hiểu được các loại văn bản có tần suất ngôn ngữ hàng ngày cao.  Viết thư cá nhân, thư điện tử, nhật ký hoặc blog miêu tả trải nghiệm và kinh nghiệm về các chủ đề và sự kiện quen thuộc. (Ví dụ: về một bộ phim, một cuốn sách hoặc một buổi hòa nhạc.)  Viết phản hồi các quảng cáo hoặc thông báo để lấy thêm thông tin cụ thể hoặc đầy đủ về các sản phảm dịch vụ. (Ví dụ: về một khóa học.)  Truyền đạt được các thông tin hoặc hỏi được các thông tin đơn giản, ngắn gọn từ bạn bè hoặc người quen.. 2.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Lớp 12 Hết lớp 12, học sinh có khả năng: Nghe (khoảng 240 – 260 từ).  Nghe hiểu được ý chính của ngôn bản về các chủ đề quen thuộc thường gặp trong các hoạt động học tập, giải trí hàng ngày  Nghe hiểu được ý chính của các chương trình truyền hình hoặc phát thanh phù hợp về các chủ đề thời sự hoặc quen thuộc với tốc độ chậm và phát âm rõ ràng.. Nói.  Nghe bài kể lại ngắn và đưa ra các giả thiết cho điều xảy ra tiếp theo.  Xử lý được phần lớn các tình huống giao tiếp bằng tiếng Anh có thể với khách nước ngoài. Tham gia không cần chuẩn bị vào các cuộc hội thoại có chủ đề thời sự quen thuộc cá nhân quan tâm hoặc có liên quan tới cuộc sống hàng ngày. (Ví dụ: gia đình, sở thích, du lịch, thể thao và các vấn đề thời sự.)  Miêu tả được các trải nghiệm, kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, hy vọng và kỳ vọng sử dụng ngôn ngữ lưu loát có ý nghĩa. Giải thích và trình bày ngắn gọn cho quan điểm và/hoặc kế hoạch.  Kể lại câu truyện hoặc liên hệ được cốt truyện của phim hoặc sách với. Đọc (khoảng 280 – 300 từ). phản hồi của cá nhân.  Đọc hiểu được những miêu tả về sự kiện, cảm xúc, ước muốn trong các văn bản khác nhau, thông điệp các nhân hoặc thư tín.  Đọc hiểu được cốt truyện, nắm được những thành tố, sự kiện quan trọng nhất và hiểu được ý nghĩa của những thành tố, sự kiện đó.  Đọc lướt/đọc rà văn bản ngắn (câu chuyện, tin tức, tóm tắt, tin nhắn,. Viết (khoảng 180 – 200 từ). quảng cáo…) để tìm các thông tin liên quan.  Viết bài văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc cá nhân quan tâm và điễn đạt được ý kiến, quan điểm của cá nhân về các chủ đề đó.  Miêu tả được các bảng, biểu, biểu đồ.  Viết thư, đơn xin việc và viết được sơ yếu lí lịch kèm đơn, thư xin việc.. 2.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - CHƯƠNG TRÌNH 7 NĂM Lớp 6 Hết lớp 6, học sinh có khả năng:. Nghe. Nói. Đọc. Viết.  Nghe hiểu được các câu mệnh lệnh và lời nói đơn giản thường dùng trên lớp học.  Nghe hiểu những câu nói, câu hỏi-đáp đơn giản với tổng độ dài khoảng 40-60 từ về thông tin cá nhân, gia đình và nhà trường.  Hỏi - đáp đơn giản về thông tin cá nhân, gia đình và nhà trường trong phạm vi các chủ điểm có trong chương trình.  Thực hiện một số chức năng giao tiếp đơn giản: chào hỏi, đưa ra và thực hiện mệnh lệnh, nói vị trí đồ vật, hỏi-đáp về thời gian, miêu tả người, miêu tả thời tiết,...  Đọc hiểu được nội dung chính các đoạn độc thoại hoặc hội thoại đơn giản, mang tính thông báo với độ dài khoảng 50-70 từ, xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình.  Viết được một số câu đơn giản có tổng độ dài khoảng 40-50 từ có nội dung liên quan đến các chủ điểm có trong chương trình.. Lớp 7 Hết lớp 7, học sinh có khả năng:. Nghe. Nói. Đọc. Viết.  Nghe hiểu được các đoạn hội thoại và độc thoại đơn giản về các nội dung chủ điểm đã học.trong chương trình.  Hiểu được nội dung chính các đoạn hội thoại và độc thoại ở tốc độ chậm vừa phải có độ dài khoảng 60-80 từ .  Hỏi - đáp hoặc trao đổi về thông tin cá nhân đơn giản, các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, và sinh hoạt hàng ngày.  Thực hiện một số chức năng giao tiếp cơ bản: diễn đạt ý định, lời mời, lời khuyên, góp ý, thu xếp thời gian địa điểm các cuộc hẹn, hỏi đường và chỉ đường.  Đọc hiểu được nội dung các đoạn độc thoại hoặc hội thoại đơn giản, mang tính thông báo với độ dài khoảng 50-70 từ, xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình.  Viết được một đoạn có độ dài khoảng 50-60 từ gồm một số câu đơn giản về nội dung lên quan đến các chủ điểm đã học hoặc viết có hướng dẫn phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao đơn giản như thư mời, lời mời.  Viết lại được các nội dung chính được diễn đạt qua nói.. 2.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Lớp 8 Hết lớp 8, học sinh có khả năng: Nghe. Nói. Đọc Viết.  Nghe hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các đoạn độc thoại/hội thoại trong phạm vi các nội dung chủ điểm đã học trong chương trình.  Hiểu được các văn bản có độ dài khoảng 80-100 từ ở tốc độ tương đối chậm.  Hỏi - đáp, miêu tả, kể, giải thích về các thông tin liên quan đến cá nhân các hoạt động học tập, sinh hoạt vui chơi, giải trí.  Thực hiện một số chức năng giao tiếp cơ bản: thông báo, trình bày, diễn đạt lời đề nghị, chấp nhận hoặc từ chối lời đề nghị, diễn đạt lời hứa, ...  Đọc hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các văn bản với độ dài khoảng 110-140 từ, xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình.  Viết theo mẫu và có gợi ý đoạn văn có độ dài khoảng 60-80 từ về nội dung liên quan đến các chủ điểm đã học hoặc để phục vụ các nhu cầu giao tiếp đơn giản như viết thư cám ơn, viết lời mời, .... Lớp 9 Hết lớp 9, học sinh có khả năng: Nghe. Nói. Đọc. Viết.  Nghe hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các đoạn độc thoại/hội thoại có độ dài khoảng 100-120 từ trong phạm vi các nội dung chủ điểm đã học trong chương trình.  Hiểu được các văn bản ở tốc độ tương đối chậm.  Hỏi - đáp, miêu tả, kể, giải thích, trình bày, nhận xét, quan điểm cá nhân về các thông tin liên quan đến cá nhân, các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày.  Thực hiện một số chức năng giao tiếp cơ bản: nói hoạt động theo thói quen, đưa ra gợi ý, đưa ra cách thuyết phục,...  Đọc hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các văn bản với độ dài khoảng 150-180 từ, xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình.  Hiểu các loại dấu chấm, ngắt câu và các thành tố liên kết trong văn bản đã học trong chương trình.  Viết có gợi ý (theo mẫu) đoạn văn có độ dài khoảng 80-100 từ về nội dung liên quan đến các chủ điểm đã học hoặc để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao đơn giản như điền vào các phiếu cá nhân, viết tin nhắn, lời mời, viết thư cho bạn.. 2.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH 7 NĂM Lớp 10. Hết lớp 10, học sinh có khả năng:. Nghe. Nói. Đọc. Viết.  Nghe hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các đoạn độc thoại/hội thoại có độ dài khoảng 120-150 từ trong phạm vi các nội dung chủ điểm đã học trong chương trình.  Hiểu được các văn bản ở tốc độ tương đối chậm.  Hỏi - đáp, trình bày về các nội dung liên quan đến các chủ điểm có trong chương trình.  Thực hiện một số chức năng giao tiếp cơ bản: bày tỏ ý kiến, hỏi đường, hỏi thông tin và cung cấp thông tin, ....  Đọc hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các văn bản với độ dài khoảng 190 - 230 từ, xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình.  Phát triển kĩ năng từ vựng: sử dụng từ điển, ngữ cảnh, …  Viết theo mẫu/hoặc có gợi ý đoạn văn có độ dài khoảng 100-120 từ về nội dung liên quan đến các chủ điểm đã học hoặc để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao đơn giản.. Lớp 11 Hết lớp 11, học sinh có khả năng: Nghe  Nghe hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các đoạn độc thoại/hội thoại có độ dài khoảng 150-180 từ trong phạm vi các nội dung chủ điểm đã học trong chương trình.  Hiểu được các văn bản ở tốc độ gần tự nhiên.  Nhận biết được quan điểm và thái độ của người nói. Nói  Hỏi - đáp, trình bày về các nội dung liên quan đến các chủ điểm có trong chương trình.  Thực hiện một số chức năng giao tiếp cơ bản: bày tỏ sự hài lòng và không hài lòng, tán thành và phản đối, phân biệt sự kiện thực tế và ý kiến cá nhân, nói và đáp lại lời cảm ơntheo đặc điểm của nền văn hoá khác nhau, làm quen, so sánh, đối chiếu tương phản,.. Đọc  Đọc hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các văn bản với độ dài khoảng 240-270 từ, xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình.  Phát triển kĩ năng từ vựng: sử dụng từ điển, ngữ cảnh, từ đồng nghĩa, trái nghĩa.  Nhận biết các thành tố ngữ pháp, liên kết văn bản. Viết  Viết có gợi ý (không theo mẫu) đoạn văn có độ dài khoảng 120-130 từ về nội dung liên quan đến các chủ điểm đã học hoặc để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao đơn giản.. 2.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Lớp 12 Hết lớp 12, học sinh có khả năng: Nghe  Nghe hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các đoạn độc thoại/hội thoại có độ dài khoảng 180-200 từ trong phạm vi các nội dung chủ điểm đã học trong chương trình.  Hiểu được các văn bản ở tốc độ gần tự nhiên. Nói  Hỏi - đáp, trình bày về các nội dung liên quan đến các chủ điểm có trong chương trình.  Thực hiện một số chức năng giao tiếp cơ bản: bày tỏ quan điểm cá nhân, nói về nhu cầu và sở thích, giải thích lí do, … Đọc  Đọc hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các văn bản với độ dài khoảng 280-320 từ, xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình.  Phân biệt được các ý chính và các ý bổ trợ.  Sử dụng được các ý chính để tóm tắt văn bản. Viết  Viết theo mẫu và/hoặc có gợi ý đoạn văn có độ dài khoảng 130-150 từ về nội dung liên quan đến các chủ điểm đã học hoặc để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao đơn giản.. 2.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số:. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. / SGDĐT-GDTrH. Tây Ninh, ngày. tháng 8 năm 2015. V/v hướng dẫn tổ chức hội giảng năm học 2015 - 2016.. Kính gửi: - Trưởng phòng giáo dục và đào tạo; - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông; - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú; - Hiệu trưởng trường Thực nghiệm GDPT tỉnh. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới giáo dục phổ thông, tiếp tục củng cố kết quả đạt được trong việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học theo chuẩn kiến thức-kĩ năng, chú ý phát triển năng lực người học, khai thác sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học hiện có, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc trung học và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các đơn vị tổ chức hội giảng cho cấp THCS và THPT, cụ thể như sau: 1. Mục đích tổ chức hội giảng các cấp: – Phong trào góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường trung học; – Làm cơ sở cho việc xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp, tham gia hội thi Giáo viên dạy giỏi các cấp,… 2. Các cấp tổ chức hội giảng: Hội giảng cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh được tổ chức mỗi năm một lần. 3. Hướng dẫn tổ chức hội giảng cấp trường: 3.1. Thời gian và địa điểm tổ chức – Thời gian: học kì I của năm học; – Địa điểm: trường THCS, THPT. 3.2. Đối tượng và điều kiện tham gia hội giảng – Đối tượng: Giáo viên (GV) đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT, THCS, Thực nghiệm GDPT tỉnh, Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT); – Điều kiện: + GV đã hết tập sự, không vi phạm kỉ luật, pháp luật; + GV tham gia hội giảng phải đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng. 3.3. Nội dung và hình thức hội giảng – Hồ sơ: gồm sổ kế hoạch bài học của môn đăng kí hội giảng, sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, sổ điểm cá nhân. GV nộp đủ hồ sơ dạy học cho giám khảo trước khi thực hiện tiết dạy. Kế hoạch bài học được thiết kế theo tinh thần đổi mới, phát huy tốt vai trò và năng lực của học 27.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> sinh, đảm bảo chuẩn kiến thức-kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (gọi tắt là hồ sơ); – Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra hội giảng, trong đó có 1 tiết do GV tự chọn và 1 tiết do Ban tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm, GV được thông báo ít nhất 1 tuần trước thời điểm hội giảng. GV tham gia hội giảng cần chú ý dạy học theo chuẩn kiến thức-kĩ năng. Dạy học là “dạy cách học”, chú ý hướng dẫn và động viên học sinh tự học, thực hiện mô hình dạy học “hợp tác hai chiều”, chú ý hơn nữa các đối thoại: trò-trò, trò- thầy dưới sự hướng dẫn của thầy, lấy học sinh làm trung tâm, hoạt động học của học sinh là trung tâm của tiết học, GV phải phát huy tốt vai trò và năng lực của học sinh (năng lực làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm), GV tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh, cung cấp liên hệ ngược cho thầy điều chỉnh kịp thời các hoạt động dạy có hiệu quả hơn. Tránh việc thực hiện phương pháp dạy học mới một cách hình thức, gượng ép, phản tác dụng (gọi tắt là thực hành giảng dạy 2 tiết). 3.4. Ban tổ chức hội giảng – Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức hội giảng, thông báo kế hoạch tổ chức đến GV ít nhất 1 tháng trước thời điểm diễn ra hội giảng. – Hiệu trưởng gửi danh sách GV đạt hội giảng về Sở GDĐT (đối với trường THPT, trường Thực nghiệm GDPT, trường PTDTNT), về phòng GDĐT (đối với trường THCS). – Hiệu trưởng ra quyết định công nhận đạt hội giảng cấp trường cho GV. 4. Hướng dẫn tổ chức hội giảng cấp huyện, thành phố: 4.1. Thời gian và địa điểm tổ chức – Thời gian: do phòng GDĐT qui định (hoàn thành trước 25/01/2016); – Địa điểm: trường có GV tham gia hội giảng hoặc cụm trường. 4.2. Đối tượng và điều kiện tham gia hội giảng – Đối tượng: GV đang trực tiếp giảng dạy tại các trường THCS trên địa bàn huyện, thành phố; – Điều kiện: đạt hội giảng cấp trường trong năm học 2015-2016. 4.3. Nội dung và hình thức hội giảng – Hồ sơ; – Thực hành giảng dạy 2 tiết. 4.4. Ban tổ chức hội giảng – Trưởng phòng GDĐT chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức hội giảng, thông báo kế hoạch tổ chức đến trường THCS ít nhất 1 tháng trước thời điểm diễn ra hội giảng; –Trưởng phòng GDĐT gửi danh sách GV đạt hội giảng về Sở GDĐT. –Trưởng phòng GDĐT ra quyết định công nhận đạt hội giảng cấp huyện cho GV. 5. Hội giảng cấp tỉnh: 5.1. Thời gian và địa điểm tổ chức – Thời gian: từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016; – Địa điểm: trường có GV tham gia hội giảng. 5.2. Đối tượng và điều kiện tham gia hội giảng 28.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> – Đối tượng: GV đang trực tiếp giảng dạy tại các trường THPT, THCS, trường Thực nghiệm GDPT tỉnh, trường PTDTNT; – Điều kiện: + Đối với GV trường THCS: đạt hội giảng cấp huyện năm học 20152016; + Đối với GV trường THPT, trường Thực nghiệm GDPT tỉnh, trường PTDTNT: đạt hội giảng cấp trường năm học 2015-2016. 5.3. Nội dung và hình thức hội giảng – Hồ sơ; – Thực hành giảng dạy 2 tiết. 6. Đánh giá kết quả hội giảng của GV: GV đạt hội giảng cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh phải đạt các yêu cầu sau: – Hồ sơ: xếp loại tốt. – Hai tiết giảng: 1 tiết đạt loại giỏi và 1 tiết đạt loại khá trở lên. 7. Mẫu biên bản đánh giá, xếp loại hồ sơ và tiết giảng: (dự thảo kèm theo -kèm theo) 8. Lịch báo cáo: 8.1. Trường THPT, trường Thực nghiệm GDPT, trường DTNT báo cáo kết quả hội giảng cấp trường và danh sách GV đăng kí hội giảng cấp tỉnh về Sở GDĐT, hạn chót là ngày 20/11/2015. 8.2. Phòng GDĐT báo cáo kết quả hội giảng cấp huyện và danh sách GV đăng kí hội giảng cấp tỉnh về Sở GDĐT, hạn chót là ngày 25/01/2016. 8.3. Trường THCS báo cáo kết quả hội giảng về Phòng GDĐT: theo lịch của Phòng GDĐT. 9. Khen thưởng, kỉ luật: – Khen thưởng giáo viên đạt hội giảng các cấp thực hiện theo chế độ hiện hành; – Thủ trưỏng các đơn vị chịu trách nhiệm về việc tổ chức hội giảng cấp trực tiếp quản lí. Nhận được công văn này Sở GDĐT yêu cầu Trưởng phòng GDĐT, Hiệu trưởng trường THPT, trường Thực nghiệm GDPT, trường PTDTNT triển khai và thực hiện theo hướng dẫn nêu trên, để phong trào hội giảng đạt chất lượng và hiệu quả cao./. GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VP, GDTrH.. 29.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> (Mẫu C1). DANH SÁCH GIÁO VIÊN ĐĂNG KÍ HỘI GIẢNG VÒNG TỈNH Năm học 2015-2016. Đơn vị: Trường THPT (Thực nghiệm GDPT, Phổ thông DTNT) …………………………. STT. Họ và tên giáo viên. Năm sinh. Hệ-môn đào tạo. Đăng ký danh hiệu thi đua. Dạy môn. Khối-lớp được phân công giảng dạy. Kết quả HG vòng trường Hồ sơ. Tiết giảng 1. Tiết giảng 2. Ghi chú. ………………, ngày tháng 11 năm 2015 HIỆU TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu). Ghi chú: – Hạn chót nộp danh sách đăng kí hội giảng là ngày 20/11/2015. – Nộp cho cô Võ Thị Thu Cúc phòng GDTrH: Email: Tel: 0909.47.66.97 hoặc 066.382.7734. 30.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> (Mẫu C2). DANH SÁCH GIÁO VIÊN ĐĂNG KÍ HỘI GIẢNG VÒNG TỈNH Năm học 2015- 2016 Đơn vị: Phòng Giáo dục và Đào tạo …………….. STT. Họ và tên giáo viên. Trường THCS. Sinh năm. Hệmôn đào tạo. Đăng ký danh hiệu thi đua. Phân công giảng dạy môn. Kết quả HG vòng huyện Hồ sơ. Tiết giảng 1. Tiết giảng 2. Ghi chú. ………………, ngày tháng 01 năm 2016 TRƯỞNG PHÒNG GDĐT (Ký tên, đóng dấu). Ghi chú: – Thống kê theo môn; – Hạn chót nộp danh sách là 25/01/2016; – Nộp cho cô Võ Thị Thu Cúc phòng GDTrH: Email: Tel: 0909.47.66.97 hoặc 066.382.7734. 31.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 32.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> DỰ THẢO HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI TIẾT GIẢNG Áp dụng từ năm học 2015 – 2016 (Phụ lục kèm theo công văn số. /SGDĐT-GDTrH, ngày. tháng 8 năm 2015). Căn cứ công văn 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng và công văn số 141/BGDĐT- GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên, Sở Giáo dục và Đào tạo dự thảo 2 phương án hướng dẫn đánh giá và xếp loại tiết giảng, các đơn vị nghiên cứu, chọn phương án, góp ý và điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế của đơn vị, cụ thể như sau: Phương án 1: 1.1 Tiêu chí đánh giá Nội dung 1. Kế hoạch và tài liệu dạy học (04 điểm) 2. Giáo viên tổ chức hoạt động học (08 điểm). Tiêu chí 1 2 3 4 5 6 7. 3. Học sinh thực hiện hoạt động học (08 điểm). 8 9 10. Xác định đầy đủ, hợp lý mục tiêu, nội dung, phương pháp và các thiết bị dạy học trong kế hoạch dạy học. Thiết kế rõ ràng, đầy đủ, hợp lý chuỗi hoạt động học của học sinh, phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học. Thực hiện sinh động việc chuyển giao nhiệm vụ học tập; tổ chức nội dung chuỗi hoạt động học đầy đủ, đúng kế hoạch. Vận dụng hiệu quả, sinh động các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm. Các kiến thức tổng hợp, kết luận được nêu lên chính xác, đầy đủ. Thực hiện hợp lý, hiệu quả việc lồng ghép các thông tin, kiến thức thực tiễn, tích hợp. Học sinh tích cực, chủ động, hợp tác cùng nhau và cùng giáo viên trong thực hiện các hoạt động học tập. Các đối tượng học sinh đều tham gia vào các hoạt động học, phù hợp với trình độ bản thân. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng, thái độ vào các luyện tập, tình huống cụ thể, thực tiễn cuộc sống. Tổng điểm Điểm tổng cộng làm tròn đến 0,5. 1.2. Xếp loại: − Loại tốt: Điểm tổng cộng từ 17 đến 20 (không có tiêu chí 0,0 điểm); − Loại khá: Điểm tổng cộng từ 13 đến 16,5 (không có tiêu chí 0,0 điểm); − Loại trung bình: Điểm tổng cộng từ 10 đến 12,5 điểm; - 33 -. Điểm 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 20,0.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> − Loại yếu: Điểm tổng cộng từ 9,5 trở xuống; − Không xếp loại tốt, khá cho tiết giảng có tiêu chí 0,0 điểm.. Phương án 2: 2.1 Tiêu chí đánh giá Nội dung 1 1. Kế hoạch và tài liệu dạy học (04 điểm). 2 3 4 5. 2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh (08 điểm). 6 7 8 9. 3. Hoạt động của học sinh (08 điểm). 10 11 12. Tiêu chí Điểm Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và 1,0 phương pháp dạy học được sử dụng. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm 1,0 cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ 1,0 chức các hoạt động học của học sinh. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ 1,0 chức hoạt động học của học sinh. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức 2,0 chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của 2,0 học sinh. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích 2,0 học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân 2,0 tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả 2,0 học sinh trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc 2,0 thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo 2,0 luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện 2,0 nhiệm vụ học tập của học sinh. Tổng điểm 20,0 Điểm tổng cộng làm tròn đến 0,5. 2.2. Xếp loại: − Loại tốt: Điểm tổng cộng từ 17 đến 20 (không có tiêu chí 0,0 điểm); − Loại khá: Điểm tổng cộng từ 13 đến 16,5 (không có tiêu chí 0,0 điểm); − Loại trung bình: Điểm tổng cộng từ 10 đến 12,5 điểm; − Loại yếu: Điểm tổng cộng từ 9,5 trở xuống; − Không xếp loại tốt, khá cho tiết giảng có tiêu chí 0,0 điểm. GÓP Ý HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI TIẾT GIẢNG - 34 -.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Áp dụng từ năm học 2015 – 2016 Đơn vị:Phòng GDĐT/Trường THPT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Căn cứ công văn . . . . . . . . . /SGDĐT-GDTrH, ngày. . . . . . . . . /8/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc góp ý dự thảo hướng dẫn đánh giá và xếp loại tiết giảng của giáo viên trung học, áp dụng từ năm học 2015 – 2016, phòng GDĐT/trường THPT/trung tâm GDTX . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . chọn phương án . . . . . . . . . và điều chỉnh một vài ý trong phương án . . . . . . . . . , đơn vị đề xuất cụ thể như sau: 1. Tiêu chí đánh giá Nội dung. Tiêu chí. 1. . . . . . .. 1 2. (. . . . điểm). .... Điểm. .... 2. . . . . . . (. . . . điểm). ... ... ... ... .... 3. . . . . . . ( . . . .điểm). ... ... .... Tổng điểm Điểm tổng cộng làm tròn đến 0,5 2. Xếp loại: − Loại tốt: Điểm tổng cộng từ . . . . . đến . . . . . − Loại khá: Điểm tổng cộng từ . . . . . đến . . . . . − Loại trung bình: Điểm tổng cộng từ . . . . . đến . . . . . − Loại yếu: Điểm tổng cộng từ . . . . . đến . . . . . − Khống chế: . . . . . . . . . . . . . . . Tây Ninh, ngày 17 tháng 8 năm 2015 TRƯỞNG PHÒNG/HIỆU TRƯỞNG (ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Nộp về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 18/8/2015, tại địa chỉ email: - 35 -.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số. /SGDĐT-GDTrH. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tây Ninh, ngày. tháng 8 năm 2015. V/v Tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2015-2016. Kính gửi: - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; - Hiệu trưởng các trường THPT; - Hiệu trưởng Trường Thực nghiệm Giáo dục phổ thông; - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú. Căn cứ Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 38); Căn cứ Công văn số 3162/BGDĐT-GDTrH ngày 24/6/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2015-2016, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học (sau đây gọi tắt là Cuộc thi), cụ thể như sau: 1. Mục đích - Khuyến khích học sinh trung học NCKH; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn; - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; - Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học; - Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. 2. Đối tượng dự thi Học sinh đang học lớp 8, 9 (cấp THCS) và học sinh trung học phổ thông đang theo học tại các trường phổ thông trong tỉnh. 3. Nội dung và hình thức thi 3.1. Nội dung Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án, dự án, công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực của Cuộc thi (xem phụ lục 4); dự án có thể của 1 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của nhóm 2 học sinh (gọi là dự án tập thể). 3.2. Hình thức thi. 36.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Dự án dự thi được trưng bày tại khu vực trưng bày của Cuộc thi, tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày dự án và trả lời phỏng vấn của Ban giám khảo. 4. Yêu cầu đối với dự án dự thi 4.1. Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình. 4.2. Nếu dự án dự thi là một phần của một dự án lớn hơn thì học sinh có dự án dự thi (sau đây gọi tắt là thí sinh) phải là tác giả của toàn bộ dự án dự thi. 4.3. Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày. 4.4. Nếu dự án thi được nghiên cứu trong thời gian nhiều hơn 12 tháng thì chỉ đánh giá những phần việc được nghiên cứu trong thời gian quy định tại khoản 3 Điều 4-Thông tư 38. 4.5. Các dự án tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án. 4.6. Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi. 4.7. Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể tham gia dự thi; những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với dự án trước. 4.8. Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của ban chỉ đạo Cuộc thi. Không trưng bày những vật không được phép trưng bày tại Cuộc thi (Phụ lục II-Thông tư 38). 5. Yêu cầu đối với thí sinh và người hướng dẫn nghiên cứu 5.1. Thí sinh là học sinh lớp 8, 9, 10, 11, 12 và phải có đủ các điều kiện sau: - Có kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi từ khá trở lên; - Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi. - Mỗi thí sinh chỉ được tham gia vào 01 dự án dự thi; 5.2. Mỗi dự án dự thi chỉ được 01 người hướng dẫn nghiên cứu. Người hướng dẫn nghiên cứu được hướng dẫn tối đa 02 dự án nghiên cứu khoa học của học sinh trong cùng thời gian. 6. Yêu cầu đối với đơn vị dự thi 6.1. Mỗi đơn vị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố; trường THPT; trường phổ thông nhiều cấp học là một đơn vị dự thi; 6.2. Số lượng dự án đăng ký dự thi: Mỗi đơn vị phải có ít nhất 01 dự án dự thi. 7. Tổ chức thi cấp huyện, thành phố Tùy theo điều kiện thực tế, các đơn vị Phòng Giáo dục và Đào tạo có thể tổ chức vòng thi cấp huyện, thành phố:. 37.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 7.1. Đối với đơn vị tổ chức vòng thi cấp huyện, thành phố - Đăng ký bằng văn bản gửi về Phòng Giáo dục trung học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất 01/10/2015. - Đơn vị tổ chức: Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Đối tượng dự thi: Học sinh lớp 8, 9 đang theo học tại các trường THCS trên địa bàn thuộc đơn vị tổ chức quản lý. - Thời gian tổ chức thi cấp huyện, thành phố: Do phòng giáo dục và đào tạo quy định (hoàn thành trước ngày 20/01/2016). 7.2. Đối với đơn vị KHÔNG tổ chức vòng thi cấp huyện, thành phố Theo quy định của thi cấp tỉnh (xem mục 8.) 8. Tổ chức thi cấp tỉnh - Các đơn vị dự thi hoàn thành và nộp hồ sơ đăng ký dự thi về Phòng Giáo dục trung học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất 16:00 ngày 01/10/2015 gồm: 1/ Bản đăng ký dự thi (xem phụ lục 1); 2/ Đề cương dự án dự thi (xem phụ lục 2); 3/ Dự án dự thi hoàn chỉnh (xem phụ lục 3): Chỉ nộp khi đã vượt qua vòng bảo vệ đề cương dự án; 4/ Phiếu điểm năm học trước liền kề của thí sinh dự thi. Đối với học sinh lớp 10 thì thay thế bằng phiếu điểm kết quả học kỳ 1 năm học 2015-2016. - Bảo vệ đề cương dự án: Lúc 07:30 ngày 26/10/2015 tại Trường THPT Tây Ninh - Bảo vệ dự án chính thức: Lúc 07:30 ngày 02/02/2016 tại Trường THPT Tây Ninh. 9. Một số lưu ý đối với các đơn vị tham gia dự thi Các đơn vị có sản phẩm tham gia dự thi có chất lượng tốt sẽ được tuyển chọn để tham gia dự thi vòng quốc gia được tổ chức từ ngày 12/3/2016 đến ngày 15/3/2016 tại Đồng Nai. Riêng các dự án thi có thời gian nghiên cứu dài hơn thời gian theo quy định trên của Sở Giáo dục và Đào tạo thì báo cáo bằng văn bản đồng thời nộp sản phẩm dự thi về Phòng Giáo dục trung học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo chậm nhất 29/5/2016. Các sản phẩm dự thi này cũng sẽ tiếp tục chấm, xếp giải cấp tỉnh và tham gia xét tuyển chọn cho vòng quốc gia trong năm học sau. 10. Kinh phí thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có hướng dẫn sau. 11. Tiêu chí đánh giá dự án dự thi a) Dự án khoa học - Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm; - Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; - Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm; - Tính sáng tạo: 20 điểm; - Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm. b) Dự án kĩ thuật. 38.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm; - Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; - Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 20 điểm; - Tính sáng tạo: 20 điểm; - Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm. 11. Về quy trình chấm thi a) Quy trình chấm thi thực hiện theo quy định tại Thông tư 38. Tại phần chấm chọn giải toàn Cuộc thi, thí sinh trình có thể trình bày dự án và trả lời câu hỏi của giám khảo bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh. b) Đối với các dự án đạt giải cao nhất toàn cuộc thi dự kiến trong danh sách chọn cử tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật vòng quốc gia sẽ phải thực hiện một bài kiểm tra trình độ tiếng Anh. 12. Một số lưu ý đối với thí sinh dự thi - Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học là cuộc thi được tổ chức hàng năm, quyền lợi mang lại cho học sinh tham dự là rất thiết thực như: tuyển thẳng vào các trường đại học (ở vòng thi quốc gia), điều kiện để học sinh phát triển ngôn ngữ Anh, hội nhập quốc tế, chính sách ưu tiên cho học sinh THCS tham gia thi tuyển 10 (ở vòng thi cấp tỉnh) và các chính sách xã hội khác; - Động viên các em tích cực tham gia đặc biệt là học sinh lớp 9 và lớp 12. Chi tiết thắc mắc liên hệ: Phòng Giáo dục trung học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. ĐT: 0663.827734, email: Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc văn bản này. Nơi nhận:. GIÁM ĐỐC. - Như trên; - Lưu: VP, GDTrH.. Đổng Ngọc Lập. 39.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Phụ lục 1 BẢN ĐĂNG KÝ THAM GIA CUỘC THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT NĂM HỌC 2015-2016 Đơn vị: ……………………………….. Kèm theo Công văn số. /SGDĐT-GDTrH ngày. /8/2015. (Nộp Phòng GDTrH-Sở GDĐT chậm nhất 16:00 ngày 01/10/2015) TT. Tên dự án. Thuộc lĩnh vực. (2). (3). (1) 1.. Tên các học sinh tham gia (4). Tên các giáo viên hướng dẫn (5). Đơn vị công tác (6). 2. 3. 4. Nơi nhận: - Phòng GDTrH-Sở GDĐT; - Lưu ….. Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên). Chú ý: Cột (3) ghi rõ tên dự án thuộc lĩnh vực nào (khoa học tự nhiên, bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu….)? Cột (4) ghi rõ họ tên các học sinh tham gia; Cột (5) ghi rõ họ tên các giáo viên hướng dẫn.. 40.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Phụ lục 2 Quy định về đề cương dự án dự thi (Kèm theo Công văn số. /SGDĐT-GDTrH ngày. /8/2015). --------1. Cách trình bày đề cương dự án dự thi - Ngôn ngữ: Tiếng Việt. - Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. - In trên một mặt giấy A4 (210 x 297 mm) và không vượt quá 10 trang A4, không tính phần phụ lục (nếu có). Cỡ chữ Times New Roman 13 của hệ soạn thảo MS Word hoặc tương đương. Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giản khoảng cách giữa các chữ; giản dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía cuối mỗi trang giấy. - Tất cả các chương, phần, mục, tiểu mục phải dùng chữ số tự nhiên, không được dùng số la mã. - Mẫu trình bày trang bìa đề cương dự án dự thi: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH (cỡ chữ 14) <TÊN ĐƠN VỊ DỰ THI> (cỡ chữ 14) Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học (cỡ chữ 14) năm học 2015-2016 (cỡ chữ 14) Tác giả/nhóm tác giả (cỡ chữ 14) ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN <Tên dự án> (cỡ chữ 14-16). Lĩnh vực nghiên cứu: <Ghi cụ thể lĩnh vực nghiên cứu> Người hướng dẫn nghiên cứu: <Ghi rõ học vị hiện tại của người hướng dẫn>. Tây Ninh, tháng … năm…. 2. Một đề cương dự án phải đảm bảo các phần sau 2.1. Tên dự án khoa học Tên dự án phản ánh cô đọng nội dung nghiên cứu và ý tưởng thực hiện của dự án. Có nhiều cách đặt tên dự án, những thông tin được lựa chọn để đặt tên dự án thường là: Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và vấn đề cần nghiên cứu.. 41.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của dự án xuất phát từ lý do chọn dự án, trả lời câu hỏi “Tại sao lại chọn dự án này đề nghiên cứu?”, trong đó có ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn. Mỗi dự án nghiên cứu phải có 2 mục tiêu sau: - Mục tiêu chung: Trả lời cho câu hỏi: Nghiên cứu để làm gì? -Thể hiện ý nghĩa khái quát của dự án khoa học. - Mục tiêu cụ thể: Trả lời cho câu hỏi: Nghiên cứu đạt được đến mức nào? -Thể hiện dự định kết quả mà dự án cần đạt được. 2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Giới hạn phạm vi nghiên cứu của một dự án khoa học thể hiện quy mô của dự án, phụ thuộc vào nguồn lực, quỹ thời gian và khả năng nghiên cứu của tác giả. Khi đề cương của một dự án khoa học nêu được một cách rõ ràng giới hạn phạm vi nghiên cứu sẽ giúp cho hội đồng khoa học đánh giá đúng mức độ đóng góp của dự án và năng lực nghiên cứu của tác giả. 2.4. Nội dung nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu hay vấn đề nghiên cứu là những nội dung khoa học mà người nghiên cứu cần thực hiện đề đạt được mục tiêu. - Nội dung nghiên cứu là trả lời cho câu hỏi: Nghiên cứu cái gi? (không phải “Nghiên cứu để làm gì?”-Mục tiêu nghiên cứu). - Cần lưu ý phân biệt rõ mục tiêu nghiên cứu với nội dung nghiên cứu, tránh bị trùng lắp hay nhầm lẫn trong đề cương nghiên cứu cũng như báo cao khoa học. 2.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu là trả lời cho câu hỏi: Nghiên cứu bằng cách nào?. - Cách xác định phương pháp nghiên cứu: Bước 1: Xác định phương pháp tư duy: Diễn dịch hay quy nạp Bước 2: Xác định phương pháp thực hiện nghiên cứu cụ thể như: thực nghiệm, thu thập thông tin qua quan sát, phỏng vấn, điều tra. - Phương pháp nghiên cứu phải đảm bảo kết quả nghiên cứu hoàn toàn khách quan và tính chính xác. - Phương pháp nghiên cứu nên hệ thống bằng sơ đồ. 2.6. Kế hoạch thực hiện dự án Bao gồm: Kế hoạch về tiến độ thực hiện nghiên cứu, về kinh phí, về nhân lực và tổ chức nhóm nghiên cứu, chuẩn bị phương tiện nghiên cứu. 2.7. Dự báo kết quả Là những nhận định ban đầu, giúp cho người nghiên cứu định hướng trong lập kế hoạch và chủ động trong nghiên cứu.. 42.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Phụ lục 3 Quy định về trình bày dự án dự thi hoàn chỉnh (Kèm theo Công văn số. /SGDĐT-GDTrH ngày ---------. /8/2015). 1. Cách trình bày dự án dự thi - Ngôn ngữ và hình thức trình bày: Giống cách trình bày đề cương dự án dự thi. - Quy định khác: + Mẫu trình bày trang bìa dự án nghiên cứu dự thi: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH (cỡ chữ 14) <TÊN ĐƠN VỊ DỰ THI> (cỡ chữ 14) Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học (cỡ chữ 14) năm học 2015-2016 (cỡ chữ 14) Tác giả/nhóm tác giả (cỡ chữ 14) <TÊN DỰ ÁN DỰ THI> (cỡ chữ 14-16). Lĩnh vực nghiên cứu: <Ghi cụ thể lĩnh vực nghiên cứu> Người hướng dẫn nghiên cứu: <Ghi rõ học vị hiện tại của người hướng dẫn>. Tây Ninh, tháng … năm…. + Mẫu trình bày mục lục dự án dự thi:. 43.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> MỤC LỤC. Trang. Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN Lý do chọn dự án ........ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn …….. ………… KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ (nếu có) TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC. 2. Một dự án dự thi phải đảm bảo các nội dung sau 2.1. Trang bìa và mục lục 2.2 Tên dự án/dự án 2.3. Tên tác giả/nhóm tác giả 2.4. Nghiên cứu tổng quan - Lý do chọn dự án/dự án - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dự án - Mục tiêu nghiên cứu - Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu - Những điểm mới của dự án (so với các nghiên cứu trước) 2.5. Kết quả và bàn luận - Kết quả nghiên cứu: các dữ liệu, thống kê, biểu đồ, công thức, hình ảnh… - Bàn luận: Bàn luận trọng tâm của báo cáo. Phân tích kết quả và ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu, so sánh kết quả với các nghiên cứu khác…. 44.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 2.6. Kết luận và kiến nghị 2.7. Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo được xếp thứ tự theo năm công bố kết quả (hay năm phát hành) từ trước đến hiện tại quy định cụ thể như sau: - Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách) - “năm công bố”, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - “tên bài báo”, (đặc trong ngoặc kép, không in nghiên, dấu phẩy cuối tên) - Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiên, dấu phẩy cuối tên) - Tập (không có dấu ngăn cách) - (sổ), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) - các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) Ví dụ: Tiếng Việt [1] Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai, Hà Nội. ………………… [5] Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chuẩn đoán và điều trị bệnh …… , Luận án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. Tiếng Anh [6] Anderson, J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1), pp. 178-90. [7] Boulding, K.E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London. ………………….. 3. Tóm tắt dự án (trình bày bằng poster) Đi kèm với bản báo cáo khoa học là một bản tóm tắt dài tối đa 250 từ. Tóm tắt cần ngắn gọn và rõ ràng, nêu bật ý tưởng nghiên cứu và những kết quả quan trọng nhất mà nghiên cứu đã thu được. Tóm tắt gồm các nội dung: 3.1. Tên dự án/dự án 3.2. Tên tác giả/nhóm tác giả 3.3. Nghiên cứu tổng quan - Lý do chọn dự án; Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của dự án - Những điểm mới của dự án (so với các nghiên cứu trước) - Mục tiêu nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu 3.4. Một số kết quả chính 3.5. Kết luận khoa học. 45.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Phụ lục 4 Các lĩnh vực nghiên cứu (Kèm theo Công văn số TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16. 17. /SGDĐT-GDTrH ngày. /8/2015). Nhóm lĩnh vực. Các lĩnh vực cụ thể Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Chăn nuôi; Bệnh lý học; Sinh lý Khoa học động vật học; Phân loại học; Lĩnh vực khác Khoa học xã hội Tâm lý học Phát triển và lâm sàng; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý và hành vi học; Xã hội học; lĩnh vực khác Hoá sinh Hoá sinh tổng hợp; Trao đổi chất; Hoá sinh cấu trúc; Lĩnh vực khác Sinh học tế bào và Sinh học tế bào; Di truyền tế bào và phân tử; Hệ miễn dịch; Sinh Phân tử học phân tử; Lĩnh vực khác Hoá học phân tích; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ; Hoá học vật Hoá học chất; Hoá học tổng hợp; Lĩnh vực khác Thuật toán, Cơ sở dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Hệ thống thông tin; Khoa học máy tính Khoa học điện toán, Đồ hoạ máy tính; Lập trình phần mềm, Ngôn ngữ lập trình; Hệ thống máy tính, Hệ điều hành; Lĩnh vực khác Khí tượng học, Thời tiết; Địa hoá học, Khoáng vật học; Cổ sinh vật Khoa học Trái đất học; Địa vật lý; Khoa học hành tinh; Kiến tạo địa chất; Lĩnh vực và hành tinh khác Kỹ thuật: Vật liệu Công nghệ sinh học; Dự án xây dựng; Cơ khí hoá chất; Cơ khí và công nghệ sinh công nghiệp, chế xuất; Cơ khí vật liệu; Lĩnh vực khác học Kỹ thuật: Kỹ thuật Kỹ thuật điện, Kỹ thuật máy tính, Kiểm soát; Cơ khí; Nhiệt động điện và cơ khí lực học, Năng lượng mặt trời; Rô-bốt; Lĩnh vực khác Hàng không và kỹ thuật hàng không, Khí động lực học; Năng Năng lượng và lượng thay thế; Năng lượng hoá thạch; Phát triển phương tiện; vận tải Năng lượng tái sinh; Lĩnh vực khác Ô nhiễm không khí và chất lượng không khí; Ô nhiễm đất và chất Khoa học môi trường lượng đất; Ô nhiễm nguồn nước và chất lượng nước; Lĩnh vực khác Khôi phục sinh thái; quản lý hệ sinh thái; Kỹ thuật môi trường; Quản lý môi trường Quản lý nguồn tài nguyên đất, Lâm nghiệp; Tái chế, Quản lý chất thải; Lĩnh vực khác Đại số học; Phân tích; Toán học ứng dụng; Hình học; Xác suất và Toán học Thống kê; Lĩnh vực khác Y khoa và khoa Chẩn đoán bệnh và chữa bệnh; Dịch tễ học; Di truyền học; Sinh học sức khoẻ học Phân tử; Sinh lý học và Bệnh lý học; Lĩnh vực khác Kháng sinh, Thuốc chống vi trùng; Nghiên cứu vi khuẩn; Di truyền Vi trùng học vi khuẩn; Siêu vi khuẩn học; Lĩnh vực khác Thiên văn học; Nguyên tử, Phân từ, Chất rắn; Vật lý sinh học; Vật lý và thiên Thiết bị đo đạc và điện tử; Từ học và điện từ học; Vật lý hạt nhân văn học và Phần tử; Quang học, Laze, Maze; Vật lý lý thuyết, Thiên văn học lý thuyết hoặc Điện toán; Lĩnh vực khác Nông nghiệp và nông học; Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Quang Khoa học thực vật hợp; Sinh lý học thực vật (Phân tử, Tế bào, Sinh vật); Phân loại thực vật, Tiến hoá; Lĩnh vực khác. 46.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Số:. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. /SGDĐT-GDTrH. V/v hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học Kính gửi: -. Tây Ninh, ngày. tháng 8 năm 2015. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện/thành phố; Hiệu trưởng các trường THPT; Hiệu trưởng trường Thực nghiệm GDPT; Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc nội trú.. Thực hiện công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH, ngày 01/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện một số nội dung sau: I. Những vấn đề chung 1. Mục đích Việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. 2. Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày - Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chỉ được thực hiện ở những nơi học sinh có nhu cầu, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia học tập; được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền quản lý trực tiếp của ngành giáo dục và địa phương. - Chỉ được tổ chức vào các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7); không gây “quá tải” đối với học sinh. - Các trường trung học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch giáo dục được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. - Đối với việc thu chi tài chính: phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng nguyên tắc tài chính. II. Nội dung, kế hoạch và thủ tục tổ chức dạy học 2 buổi/ngày 1. Nội dung và kế hoạch Dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học thực hiện theo định hướng sau: - Bám sát nội dung chương trình quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006; đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông. - Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp. 47.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> từng đối tượng học sinh; dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của học sinh theo các nội dung tự chọn. - Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục hướng nghiệp; giáo dục ngoài giờ lên lớp; giáo dục nghề phổ thông; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch thời gian năm học; phát triển năng khiếu cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. - Các đơn vị căn cứ vào phân phối chương trình để bố trí số buổi học/tuần, số tiết học/buổi, số môn học một cách hợp lí, đảm bảo phù hợp năng lực học sinh và không ảnh hưởng đến kế hoạch chung của đơn vị. Chú ý: Buổi học thứ 2 (trừ các buổi học chính khóa theo phân phối chương trình các môn học) nên tập trung vào bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu hoặc dạy các môn năng khiếu (âm nhạc, mỹ thuật...), các môn tự chọn (ngoại ngữ, tin học...) hoặc những hoạt động giáo dục khác. Ưu tiên bố trí các tiết học theo lớp vào buổi sáng, các tiết dạy học tự chọn, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và các hoạt động giáo dục theo các nhóm đối tượng học sinh vào buổi chiều. 2. Hình thức tổ chức dạy học Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo hướng các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng, cụ thể như sau: 2.1. Tổ chức các hoạt động giáo dục theo nhóm năng khiếu, sở thích, mỗi nhóm có thể bao gồm học sinh từ các lớp khác nhau. 2.2. Phụ đạo, củng cố và ôn tập kiến thức Trên cơ sở nắm chắc chất lượng học sinh, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn lập danh sách học sinh theo nhóm học lực yếu kém hoặc học sinh giỏi của từng môn học, báo cáo hiệu trưởng để tổng hợp tổ chức lớp, phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi. 2.3. Dạy học tự chọn Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, tổ chức học sinh có cùng nguyện vọng, nhu cầu học tập các môn tự chọn phù hợp với điều kiện thực tế của trường thành các lớp học tự chọn: - Học sinh lớp tự chọn có cùng nguyện vọng học Ngoại ngữ 2, Giáo dục nghề phổ thông, tin học có thể cùng hoặc không cùng khối, lớp. - Học sinh các bộ môn nghệ thuật, năng khiếu theo cách trên để tổ chức thành lớp, nhóm học tập. 3. Thủ tục xin dạy học 2 buổi/ngày Các đơn vị nộp về Phòng GD&ĐT (đối với các trường THCS), Sở GD&ĐT (qua phòng GDTrH, đối với các đơn vị còn lại) các loại hồ sơ sau: - Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày. - Tờ trình về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.. 48.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Biên bản họp lấy ý kiến thống nhất giữa Ban Giám hiệu nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ghi chú: Thủ tục xin tổ chức dạy học 2 buổi/ngày được thực hiện theo năm học. 4. Về kinh phí thực hiện - Các trường trung học có thể huy động sự hỗ trợ của ngân sách, sự đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất hoặc trả tiền dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng. - Việc thu, chi phục vụ cho dạy học 2 buổi/ngày phải được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh và phải đảm bảo theo nguyên tắc tài chính và theo Quyết định số 02/2013/QĐUBND, ngày 01/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. III. Tổ chức thực hiện 1. Các trường chuẩn quốc gia, trường THCS, THPT có đủ kiều kiện về cơ sở vật chất, về giáo viên phục vụ cho việc dạy học 2 buổi/ngày phải xây dựng kế hoạch theo các vấn đề nêu trên, chủ động hoàn chỉnh thủ tục và tiến hành dạy học 2 buổi/ngày ngay khi được cơ quan quản lý trực tiếp chấp thuận. 2. Chế độ báo cáo Cuối năm học, các đơn vị tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày (thông qua báo cáo tổng kết năm học) và báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua phòng GDTrH) những nội dung sau: - Đối với các đơn vị đang thực hiện dạy học 2 buổi/ngày: những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được và các đề xuất đối với cơ quan quản lí các cấp. - Đối với các đơn vị đủ điều kiện nhưng chưa thực hiện dạy học 2 buổi/ngày: lý do chưa thực hiện, dự kiến kế hoạch, thời gian bắt đầu thực hiện. - Đối với các đơn vị chưa đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày: thiếu những điều kiện gì, phương hướng khắc phục trong thời gian tới. Nhận được công văn này, Sở GDĐT yêu cầu lãnh đạo các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc và kịp thời./. Nơi nhận : - Như kg; - Lưu VP, GDTrH.. GIÁM ĐỐC. 49.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số:. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. /SGDĐT-GDTrH. Tây Ninh, ngày. tháng 8 năm 2015. DỰ THẢO. ĐIỀU LỆ HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2015 – 2016 _______________________________________________________. Chương I: NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU. - Chào mừng kỉ niệm ngày NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2015; - Tuyên truyền, vận động học sinh “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; - Hưởng ứng chương trình “Phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học”; - Kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác Giáo dục thể chất trường học. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI. - Tất cả học sinh hiện đang theo học tại các Trường phổ thông và các Trung tâm giáo dục thường xuyên trong tỉnh. - Học sinh tham gia thi đấu theo cấp học và theo đúng độ tuổi qui định của mỗi cấp học: + Học sinh Tiểu học: Sinh từ năm 2005 trở lại; + Học sinh THCS : Sinh từ năm 2001 trở lại; + Học sinh THPT : Sinh từ năm 1998 trở lại; + Học sinh GDTX : Sinh từ năm 1997 trở lại. - Học sinh phải đảm bảo đủ sức khỏe để tham gia thi đấu các môn thể thao đăng ký dự thi. * Riêng đối với học sinh các lớp năng khiếu TDTT của tỉnh có hưởng chế độ, thì phải có Phiếu xác nhận Hạnh kiểm từ khá và Học lực từ trung bình trở lên (Mẫu số 5). III. ĐƠN VỊ DỰ THI. KHỐI THI ĐUA. ĐƠN VỊ DỰ THI. Khối Phòng GDĐT. Các Phòng GDĐT và Trường Thực Nghiệm GDPT. Khối Trường THPT. Các Trường THPT và Trường Phổ thông Dân tộc nội trú. Khối Trung tâm GDTX. Các Trung tâm GDTX huyện, thành phố. IV. NỘI DUNG THI ĐẤU. TT. MÔN THI. 1. Bóng đá. 2. Bóng chuyền. 3. Kéo co. 4 5 6 7 8 9 10. Bóng bàn Cầu lông Đá cầu Cờ vua Bơi lội Điền kinh Đẩy gậy. TIỂU HỌC. THCS. Đồng đội Nam. Đồng đội Nam. Đơn nam, nữ Đơn nam, nữ Đơn nam, nữ Cá nhân nam, nữ Cá nhân nam, nữ Cá nhân nam, nữ. Đồng đội Nam Đồng đội Nữ Đồng đội Nam Đồng đội Nữ Đơn nam, nữ Đơn nam, nữ Đơn nam, nữ Cá nhân nam, nữ Cá nhân nam, nữ Cá nhân nam, nữ. - 50 -. THPT Đồng đội Nam Đồng đội Nữ Đồng đội Nam Đồng đội Nữ Đồng đội Nam Đồng đội Nữ Đơn nam, nữ Đơn nam, nữ Đơn nam, nữ Cá nhân nam, nữ Cá nhân nam, nữ Cá nhân nam, nữ Cá nhân nam, nữ. BT.THPT. Đồng đội Nam Đồng đội Nữ. Cá nhân nam, nữ Cá nhân nam, nữ.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> V. ĐĂNG KÝ DỰ THI. @ Hồ sơ dự thi: 1. Danh sách đăng ký toàn đoàn; (Mẫu số 1) 2. Danh sách đăng ký thi đấu từng môn; (Mẫu số 2) (Chú ý: Danh sách nam riêng, nữ riêng theo từng cấp học và từng nội dung thi đấu) 3. Bảng thống kê số liệu tham dự. (Mẫu số 3) 4. Thẻ Thi đấu (Do các đơn vị tự làm). (Mẫu số 4) 5. Phiếu sức khỏe VĐV: + Phiếu cá nhân từng VĐV do Y tế cấp huyện, thành phố cấp đối với các cự ly chạy trong môn Điền kinh và các hạng cân trong môn Đẩy gậy; + Danh sách xác nhận đủ sức khỏe thi đấu TDTT do y tế nhà trường xác nhận hoặc Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận chịu trách nhiệm. 6. Phiếu xác nhận Hạnh kiểm và Học lực các VĐV năng khiếu TDTT. (Mẫu số 5) @ Thời gian đăng ký dự thi: Các đơn vị gởi danh sách đăng kí dự thi về Sở Giáo dục và Đào tạo như sau: - Danh sách sơ bộ gồm: Danh sách toàn đoàn, Danh sách từng môn và Bảng thống kê nhân sự. + Gởi về địa chỉ Email: Hạn chót lúc 17g00 ngày 24/10/2015. - Danh sách chính thức gồm: Danh sách toàn đoàn, Danh sách từng môn, Phiếu sức khỏe cá nhân VĐV, Danh sách xác nhận sức khỏe, Thẻ thi đấu và Phiếu xác nhận Hạnh kiểm và Học lực các VĐV năng khiếu TDTT. + Gởi trực tiếp tại Phòng Giáo dục trung học. Hạn chót lúc 12g00 ngày 28/10/2015 VI. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THI ĐẤU. TT MÔN THI 1 Bóng đá: Nam TH, Nam, Nữ THPT Nam THCS 2 Bóng chuyền : Nữ THCS – Nữ THPT Nam THCS – Nam THPT 3 Cầu lông 4 Bóng bàn 5 Đá cầu 6 Cờ vua 7 Kéo co 8 Đẩy gậy 9 Điền kinh 10 Bơi lội. THỜI GIAN. ĐỊA ĐIỂM. 03 – 15/11/2015 CLB Bóng đá Nguyễn Gia 03 – 15/11/2015 Khu VHTT Dân lập Tấn Lộc 07 – 10/11/2015 07 – 10/11/2015 10 – 13/11/2015 04 – 06/11/2015 13 – 15/11/2015 12 – 15/11/2015 09 – 10/11/2015 11 – 13/11/2015 13 – 15/11/2015 14/11/2015. THPT Hoàng Lê Kha THPT Tây Ninh THPT Nguyễn Chí Thanh CLB Bóng bàn tỉnh THPT Nguyễn Chí Thanh THPT Tây Ninh THPT Tây Ninh THPT Tây Ninh Sân vận động tỉnh Trung tâm Học tập, sinh hoạt TTN tỉnh. VII. HỌP CHUYÊN MÔN VÀ BỐC THĂM THI ĐẤU. - Họp lần thứ I: Lúc 08g00 thứ ba ngày 27/10/2015 tại Sở GDĐT + Nội dung: Sinh hoạt chuyên môn và thống nhất các nội dung về trọng tài và luật thi đấu. + Thành phần: Đại diện các đơn vị và các HLV đội tuyển tham gia thi đấu. - Họp lần thứ II: Lúc 08g00 ngày thứ tư 28/10/2015 tại Sở GDĐT + Nội dung: Sinh hoạt chuyên môn và tổ chức bốc thăm, xếp lịch thi đấu các môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Kéo co, Cờ vua, Điền kinh và Bơi lội. + Thành phần tham dự: Tất cả HLV các đội tuyển tham gia thi đấu. - Họp lần thứ III: Lúc 08g00 thứ ba ngày 03/11/2015 tại Sở GDĐT + Nội dung: Sinh hoạt chuyên môn và tổ chức bốc thăm, xếp lịch thi đấu các môn: Bóng bàn, Cầu lông, Đá cầu, Đẩy gậy.. - 51 -.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> + Thành phần tham dự: Tất cả HLV các đội tuyển tham gia thi đấu. @ Các đơn vị căn cứ lịch họp trên để cử người về tham dự đầy đủ, đúng giờ quy định. VIII. LỄ KHAI MẠC VÀ BẾ MẠC. @ Lễ khai mạc: Lúc 07g00 ngày chủ nhật 08/11/2015 tại Trường THPT Tây Ninh. @ Tổng kết - bế mạc: Lúc 10g30 ngày 15/11/2015 tại Sở GDĐT TA6Y. IX. TÍNH ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG. 1. Xếp hạng cá nhân: Căn cứ thành tích thi đấu, mỗi nội dung thi đấu được xếp hạng I, II, III. 2. Xếp hạng môn tập thể: Căn cứ kết quả thi đấu, mỗi nội dung thi đấu được xếp hạng I, II, III. 3. Xếp hạng toàn đoàn: + Các tính điểm từng môn: Căn cứ thứ tự xếp hạng từ 1 – 9 của từng nội dung thi đấu, các thứ hạng đạt giải sẽ nhận được điểm số tương ứng như sau: HẠNG Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3. ĐIỂM 10 08 07. HẠNG Hạng 5 Hạng 6 Hạng 7. ĐIỂM 06 05 04. HẠNG Hạng 7 Hạng 8 Hạng 9. ĐIỂM 03 02 01. Đối với các nội dung thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, thì VĐV hoặc đội nào bị loại ở vòng tứ kết được xếp đồng hạng 5, bị loại ở vòng 1/16 được xếp đồng hạng 9. + Tính hệ số điểm: - Các nội dung thi cá nhân: hệ số 1; - Môn thi Kéo co: hệ số 2; - Môn Bóng đá, Bóng chuyền: hệ số 4. + Xếp hạng toàn đoàn; - Điểm xếp hạng toàn đoàn là tổng điểm đạt được của từng đơn vị. Đơn vị nào có tổng điểm lớn hơn được xếp trên. - Nếu bằng điểm, sẽ tính số lượng huy chương đạt được (lần lượt theo thứ tự vàng, bạc, đồng), đơn vị nào có số lượng huy chương nhiều hơn sẽ xếp trên. - Nếu số lượng huy chương tương đương bằng nhau, thì đơn vị nào có tổng điểm của các nội dung cá nhân nhiều hơn sẽ xếp trên. X. LUẬT VÀ THỂ THỨC THI ĐẤU. 1. Luật thi đấu: Áp dụng luật thi đấu hiện hành của Tổng cục TDTT Việt Nam. 2. Thể thức thi đấu: Theo thể thức thi đấu của từng bộ môn.  Lưu ý: Không tổ chức thi đấu những nội dung có ít hơn 3 VĐV hoặc 3 đơn vị đăng ký dự thi. Chương II: ĐIỀU LỆ THI ĐẤU I . BÓNG ĐÁ. 1. Nội dung: BẬC HỌC Tiểu học Trung học Cơ sở Trung học Phổ thông. NỘI DUNG Bóng đá nam 5 người Bóng đá nam 5 người Bóng đá nam 5 người;. Bóng đá nữ 5 người. 2. Số lượng dự thi: Mỗi nội dung thi đấu, một đơn vị được đăng ký 1 đội dự thi. - Nam Tiểu học: Mỗi đội đăng ký 12 VĐV và 2 HLV; - Nam THPT: Mỗi đội đăng ký 12 VĐV và 2 HLV; - Nữ THPT: Mỗi đội đăng ký 12 VĐV và 2 HLV;. - 52 -.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Nam THCS: Mỗi đội đăng ký 14 VĐV và 2 HLV. 3. Thể thức thi đấu và cách tính điểm, xếp hạng: a/. Nam Tiểu học: (Bóng đá nam 5 người ) + Vòng loại: Các đội dự thi được chia thành 3 bảng A – B – C, thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm. Thắng 3đ, hòa 1đ, thua 0đ và bỏ cuộc trừ 3đ, tỉ số là 0/3. Mỗi trận thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút, tính cả thời gian bóng ngoài cuộc (không tính thời gian hội ý), giữa 2 hiệp nghỉ 10 phút. @ Xếp hạng: Căn cứ tổng số điểm đạt được, đội nào có số điểm nhiều hơn xếp trên. - Nếu có từ 2 đội trở lên bằng điểm nhau, trước hết sẽ tính kết quả các trận đấu giữa các đội đó với nhau theo thứ tự: Số điểm – Hiệu số bàn thắng/ thua – Tổng bàn thắng. Đội nào có chỉ số cao hơn sẽ xếp trên. - Nếu vẫn bằng nhau, sẽ tiếp tục xét các chỉ số toàn bộ các trận đấu trong giải theo thứ tự: Hiệu số của tổng bàn thắng/ tổng bàn thua – Tổng số bàn thắng. Đội nào có chỉ số cao hơn xếp trên. - Nếu vẫn bằng nhau, sẽ tổ chức bốc thăm để xác định thứ hạng. + Vòng chung kết: Gồm 3 đội nhất bảng và 1 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, thi đấu theo thể thức vòng tròn 1 lượt tính điểm xếp hạng. Mỗi trận thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút, tính cả thời gian bóng ngoài cuộc (không tính thời gian hội ý), giữa 2 hiệp nghỉ 10 phút. @ Xếp hạng: Căn cứ tổng số điểm đạt được, đội nào có số điểm nhiều hơn xếp trên. Nếu có đội bằng điểm nhau sẽ tính các chỉ số phụ để xếp hạng như cách tính ở vòng loại. b/. Nam THCS: (Bóng đá nam 7 người ) + Vòng loại: Các đội dự thi được chia thành 3 bảng A–B–C, (bảng A: 4 đội) thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm. Thắng 3đ, hòa 1đ, thua 0đ và bỏ cuộc trừ 3đ, tỉ số là 0/3. Mỗi trận thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 25 phút, tính cả thời gian bóng ngoài cuộc, giữa 2 hiệp nghỉ 10 phút. @ Xếp hạng: Căn cứ tổng số điểm đạt được, đội nào có số điểm nhiều hơn xếp trên. - Nếu có từ 2 đội trở lên bằng điểm nhau, trước hết sẽ tính kết quả các trận đấu giữa các đội đó với nhau theo thứ tự: Số điểm – Hiệu số bàn thắng/ thua – Tổng bàn thắng. Đội nào có chỉ số cao hơn sẽ xếp trên. - Nếu vẫn bằng nhau, sẽ tiếp tục xét các chỉ số toàn bộ các trận đấu trong giải theo thứ tự: Hiệu số của tổng bàn thắng/ tổng bàn thua – Tổng số bàn thắng. Đội nào có chỉ số cao hơn xếp trên. - Nếu vẫn bằng nhau, sẽ tổ chức bốc thăm để xác định thứ hạng. + Vòng chung kết: Gồm 3 đội nhất bảng và 1 đội nhì bảng A, thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm xếp hạng. Thắng 3đ, hòa 1đ, thua 0đ và bỏ cuộc trừ 3 điểm, tỉ số là 0/3. Mỗi trận thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút, tính cả thời gian bóng ngoài cuộc, giữa 2 hiệp nghỉ 10 phút. @ Xếp hạng: Căn cứ tổng số điểm đạt được, đội nào có số điểm nhiều hơn xếp trên. Nếu có đội bằng điểm nhau sẽ tính các chỉ số phụ để xếp hạng như cách tính ở vòng loại. c/. Nữ THPT: (Bóng đá nữ 5 người ) + Vòng loại: Các đội dự thi được chia thành 4 bảng A–B–C–D, thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm. Thắng 3đ, hòa 1đ, thua 0đ và bỏ cuộc trừ 3đ, tỉ số là 0/3. Mỗi trận thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút, tính cả thời gian bóng ngoài cuộc (không tính thời gian hội ý), giữa 2 hiệp nghỉ 10 phút. @ Xếp hạng: Căn cứ tổng số điểm đạt được, đội nào có số điểm nhiều hơn xếp trên. - Nếu có từ 2 đội trở lên bằng điểm nhau, trước hết sẽ tính kết quả các trận đấu giữa các đội đó với nhau theo thứ tự: Số điểm – Hiệu số bàn thắng/ thua – Tổng bàn thắng. Đội nào có chỉ số cao hơn sẽ xếp trên. - Nếu vẫn bằng nhau, sẽ tiếp tục xét các chỉ số toàn bộ các trận đấu trong giải theo thứ tự: Hiệu số của tổng bàn thắng/ tổng bàn thua – Tổng số bàn thắng. Đội nào có chỉ số cao hơn xếp trên. - Nếu vẫn bằng nhau, sẽ tổ chức bốc thăm để xác định thứ hạng. + Tứ kết: Gồm 8 đội nhất, nhì của 4 bảng thi đấu theo phương án: - Trận 1: Nhất A gặp Nhì B - Trận 2: Nhất B gặp Nhì A - Trận 3: Nhất C gặp Nhì D - Trận 4: Nhất D gặp Nhì C + Bán kết: Gồm 4 đội thắng vòng tứ kết, thi đấu theo phương án: Thắng trận 1 gặp Thắng trận 3 và Thắng trận 2 gặp Thắng trận 4. @ Hai đội thắng vào thi đấu chung kết. Hai đội thua đồng hạng III.. - 53 -.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> + Chung kết: Hai đội thắng bán kết tranh vô địch. @ Thi đấu tứ kết, bán kết và chung kết theo thể thức đấu loại trực tiếp 1 lần thua. Mỗi trận 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút tính cả thời gian bóng ngoài cuộc (không tính thời gian hội ý), giữa 2 hiệp nghỉ 10 phút. Nếu hòa trong 2 hiệp chính sẽ đá luân lưu 6m để xác định đội thắng. d/. Nam THPT: (Bóng đá nam 5 người ) + Vòng loại: Các đội dự thi được chia thành 8 bảng A-B-C-D-E-F-G-H, thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm. Thắng 3đ, hòa 1đ, thua 0đ và bỏ cuộc trừ 3đ, tỉ số là 0/3. Mỗi trận thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút, tính cả thời gian bóng ngoài cuộc (không tính thời gian hội ý), giữa 2 hiệp nghỉ 10 phút. @ Xếp hạng: Căn cứ tổng số điểm đạt được, đội nào có số điểm nhiều hơn xếp trên. - Nếu có từ 2 đội trở lên bằng điểm nhau, trước hết sẽ tính kết quả các trận đấu giữa các đội đó với nhau theo thứ tự: Số điểm – Hiệu số bàn thắng/ thua – Tổng bàn thắng. Đội nào có chỉ số cao hơn sẽ xếp trên. - Nếu vẫn bằng nhau, sẽ tiếp tục xét các chỉ số toàn bộ các trận đấu trong giải theo thứ tự: Hiệu số của tổng bàn thắng/ tổng bàn thua – Tổng số bàn thắng. Đội nào có chỉ số cao hơn xếp trên. - Nếu vẫn bằng nhau, sẽ tổ chức bốc thăm để xác định thứ hạng. + Tứ kết: Gồm 8 đội hạng nhất của 8 bảng thi đấu theo phương án: - Trận 1: Nhất A gặp Nhất B - Trận 2: Nhất C gặp Nhất D - Trận 3: Nhất E gặp Nhất F - Trận 4: Nhất G gặp Nhất H + Bán kết: Gồm 4 đội thắng tứ kết thi đấu theo phương án: Thắng 1 gặp Thắng 3 và Thắng 2 gặp Thắng 4 @ Hai đội thắng vào thi đấu chung kết. Hai đội thua đồng hạng III. + Chung kết: Hai đội thắng bán kết tranh vô địch. @ Thi đấu tứ kết, bán kết và chung kết theo thể thức đấu loại trực tiếp 1 lần thua. Mỗi trận 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút tính cả thời gian bóng ngoài cuộc (không tính thời gian hội ý), giữa 2 hiệp nghỉ 10 phút. Nếu hòa trong 2 hiệp chính sẽ đá luân lưu 6m để xác định đội thắng. 4. Trang phục thi đấu: Theo quy định của Luật Bóng đá Việt Nam. 5. Bóng thi đấu: Sân 5 người: bóng Fu1tsal không nảy; Sân 7 người: bóng Động lực số 5 6. Thời gian và địa điểm thi đấu: Theo quy định tại điều VI – chương I II . BÓNG CHUYỀN: 1. Nội dung: BẬC HỌC Trung học cơ sở Trung học phổ thông. NỘI DUNG Bóng chuyền nam (6-6); Bóng chuyền nữ (6-6) Bóng chuyền nam (6-6); Bóng chuyền nữ (6-6). 2. Số lượng dự thi: Mỗi nội dung thi đấu, 1 đơn vị đăng ký 1 đội dự thi gồm 12 VĐV và 2 HLV 3. Thể thức thi đấu và cách tính điểm, xếp hạng: a/. Trung học cơ sở: ( Nam riêng, nữ riêng ). + Vòng loại: Các đội dự thi được chia thành 2 bảng A – B, thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm. Thắng 2 điểm, thua 1 điểm, bỏ cuộc 0 điểm tỉ số là 0/2. Mỗi trận thi đấu 3 hiệp thắng 2. @ Xếp hạng: Căn cứ số điểm đạt được, đội nào có tổng số điểm nhiều hơn, xếp trên. Nếu có 2 hay nhiều đội bằng điểm nhau, thì sẽ lần lượt xét các chỉ số để xếp hạng như sau: - Tỉ số tổng điểm thắng/ tổng điểm thua; - Tỉ số tổng hiệp thắng/ tổng hiệp thua; - Kết quả trận đấu trực tiếp; + Bán kết: Gồm 4 đội nhất, nhì 2 bảng, thi đấu theo phương án: Nhất A gặp Nhì B và Nhất B gặp Nhì A. Hai đội thắng vào thi đấu chung kết. Hai đội thua đồng hạng III + Chung kết: Hai đội thắng bán kết tranh vô địch. Thi đấu bán kết và chung kết, mỗi trận thi đấu 3 hiệp thắng 2.. - 54 -.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> b/. Trung học phổ thông: ( Nam riêng, nữ riêng ). + Vòng loại: Các đội tham dự được bốc thăm chia thành 4 bảng A–B–C–D (Nếu có nhiều hơn 16 đội, thì sẽ bốc thăm thi đấu các trận sơ loại để còn lại 16 đội) thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm. Thắng 2 điểm, thua 1 điểm, bỏ cuộc 0 điểm tỉ số là 0/2. Mỗi trận thi đấu 3 hiệp thắng 2. @ Xếp hạng: Căn cứ số điểm đạt được, đội nào có số điểm nhiều hơn, xếp trên. Nếu có 2 hay nhiều đội bằng điểm nhau, thì sẽ lần lượt xét các chỉ số để xếp hạng như sau: - Tỉ số tổng điểm thắng/ tổng điểm thua; - Tỉ số tổng hiệp thắng/ tổng hiệp thua; - Kết quả trận đấu trực tiếp; + Tứ kết: Gồm 8 đội nhất, nhì của 4 bảng thi đấu loại trực tiếp theo phương án: - Trận 1: Nhất A gặp Nhì B - Trận 2: Nhất B gặp Nhì A - Trận 3: Nhất C gặp Nhì D - Trận 4: Nhất D gặp Nhì C + Bán kết: Gồm 4 đội thắng tứ kết thi đấu theo phương án: Thắng 1 gặp Thắng 3 và Thắng 2 gặp Thắng 4 Hai đội thắng vào thi đấu chung kết. Hai đội thua đồng hạng III + Chung kết: Hai đội thắng bán kết tranh vô địch. Thi đấu bán kết và chung kết mỗi trận thi đấu 3 hiệp thắng 2. 4. Trang phục thi đấu: Theo quy định của Luật Bóng chuyền Việt Nam. 5. Bóng thi đấu: Bóng chuyền hiệu Động lực. 6. Thời gian và địa điểm thi đấu: Theo quy định tại điều VI – chương I III . BÓNG BÀN 1. Nội dung: BẬC HỌC Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông. ĐỘ TUỔI Từ 10 tuổi trở xuống Từ 14 tuổi trở xuống Từ 18 tuổi trở xuống. NỘI DUNG Đơn nam, đơn nữ Đơn nam, đơn nữ Đơn nam, đơn nữ. 2. Số lượng VĐV: Mỗi độ tuổi thi đấu, 1 đơn vị được đăng ký 2 nam, 2 nữ dự thi. 3. Thể thức thi đấu và xếp hạng: - Thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua, xếp hạng I, II và đồng hạng III. - Mỗi trận thi đấu 5 hiệp thắng 3. Riêng khối THPT thi đấu 7 hiệp thắng 4. 4. Trang phục thi đấu: Theo quy định của Luật Bóng bàn Việt Nam 5. Bóng thi đấu: Bóng bàn màu trắng đường kính 40 mm. 6. Thời gian và địa điểm thi đấu: Theo quy định tại điều VI – chương I IV . CẦU LÔNG: 1. Nội dung: BẬC HỌC Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông. ĐỘ TUỔI Từ 10 tuổi trở xuống Từ 11 đến 12 tuổi Từ 13 đến 14 tuổi Từ 15 đến 16 tuổi Từ 17 đến 18 tuổi. NỘI DUNG Đơn nam, đơn nữ Đơn nam, đơn nữ Đơn nam, đơn nữ Đơn nam, đơn nữ Đơn nam, đơn nữ. 2. Số lượng VĐV: Mỗi độ tuổi thi đấu, 1 đơn vị được đăng ký 2 nam, 2 nữ dự thi. 3. Thể thức thi đấu và xếp hạng: - Thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua, xếp hạng I, II và đồng hạng III. - Mỗi trận thi đấu 3 hiệp thắng 2. 4. Trang phục thi đấu: Theo quy định của Luật Cầu lông Việt Nam. 5. Cầu thi đấu: Cầu Hải Yến 51 (màu đỏ - bạc). - 55 -.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 6. Thời gian và địa điểm thi đấu: Theo quy định tại điều VI – chương I V. ĐÁ CẦU: 1. Nội dung: BẬC HỌC Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông. ĐỘ TUỔI Từ 10 tuổi trở xuống Từ 11 đến 12 tuổi Từ 13 đến 14 tuổi Từ 15 đến 16 tuổi Từ 17 đến 18 tuổi. NỘI DUNG Đơn nam, đơn nữ Đơn nam, đơn nữ Đơn nam, đơn nữ Đơn nam, đơn nữ Đơn nam, đơn nữ. 2. Số lượng VĐV: Mỗi độ tuổi thi đấu, 1 đơn vị được đăng ký 2 nam, 2 nữ dự thi. 3. Thể thức thi đấu và xếp hạng: - Thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua, xếp hạng I, II và đồng hạng III. - Mỗi trận thi đấu 3 hiệp thắng 2. Mỗi hiệp 21 điểm (Hiệp thứ 3: 15 điểm) 4. Trang phục thi đấu: Theo quy định của Luật Đá cầu Việt Nam. 5. Cầu thi đấu: Cầu đá Việt Nam hiệu ABM 202 6. Thời gian và địa điểm thi đấu: Theo quy định tại điều VI – chương I VI. CỜ VUA: 1. Nội dung: BẬC HỌC Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông. ĐỘ TUỔI Từ 06 đến 08 tuổi Từ 09 đến 10 tuổi Từ 11 đến 12 tuổi Từ 13 đến 14 tuổi Từ 15 đến 16 tuổi Từ 17 đến 18 tuổi. NỘI DUNG Cá nhân nam, cá nhân nữ Cá nhân nam, cá nhân nữ Cá nhân nam, cá nhân nữ Cá nhân nam, cá nhân nữ Cá nhân nam, cá nhân nữ Cá nhân nam, cá nhân nữ. 2. Số lượng VĐV: Mỗi độ tuổi thi đấu, 1 đơn vị được đăng ký 2 nam, 2 nữ dự thi. 3. Thể thức thi đấu và xếp hạng: - Thi đấu theo hệ Thụy sĩ 7 ván, mỗi ván thắng 1đ – hòa 0,5đ – thua 0đ. VĐV có tổng số điểm nhiều hơn được xếp trên. Mỗi nội dung thi đấu xếp hạng I, II, III. - Nếu bằng điểm sẽ lần lượt xét các chỉ số: Hệ số - Số ván thắng - Số ván cầm quân đen - Số ván thắng khi cầm quân đen - Ván đấu trực tiếp - Màu quân của ván đấu trực tiếp. 4. Trang phục thi đấu: Đồng phục học sinh hoặc đồng phục TDTT. 5. Cờ thi đấu: Cờ mủ VN 6. Thời gian và địa điểm thi đấu: Theo quy định tại điều VI – chương I VII. BƠI LỘI: 1. Nội dung: BẬC HỌC Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông. ĐỘ TUỔI Từ 06 đến 08 tuổi Từ 09 đến 10 tuổi Từ 11 đến 12 tuổi Từ 13 đến 14 tuổi Từ 15 đến 16 tuổi Từ 17 đến 18 tuổi. CỰ LI THI ĐẤU Mỗi độ tuổi thi đấu các cự li: - 25TD,50TD nam - 25TD,50TD nữ; - 25E, 50E nam - 25E, 50E nữ; bướm - 25N, 50N nam - 25N, 50N nữ. 2. Số lượng VĐV: Mỗi cự li thi đấu, 1 đơn vị đăng ký 2 VĐV. Mỗi VĐV dự thi 1 cự li. 3. Thể thức thi đấu và xếp hạng: Thi vô địch cá nhân, xếp hạng I, II, III. 4. Trang phục thi đấu: Theo quy định của Luật Bơi Việt Nam. 5. Thời gian và địa điểm thi đấu: Theo quy định tại điều VI – chương I. - 56 -.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> * Cự li 25m bướm chỉ dành riêng cho nam – nữ THCS VIII . ĐIỀN KINH: 1. Nội dung: BẬC HỌC Tiểu học Trung học cơ sở. Trung học phổ thông Giáo dục thường xuyên. NỘI DUNG Chạy 60m - Bật xa tại chỗ - Ném bóng 150gr Nam: Chạy 100m, 200m, 400m, 1500m, tiếp sức 4 x 100m, nhảy xa, nhảy cao; Nữ: Chạy 100m, 200m, 400m, 800m, tiếp sức 4 x 100m, nhảy xa, nhảy cao. Nam: Chạy 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, 5000m, tiếp sức 4 x 100m, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ 5kg; Nữ: Chạy 100m, 200m, 400m, 800m, 1500m, 3000m, tiếp sức 4 x 100m, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ 3kg. Chạy 100m - 800 - 1500 - Nhảy cao - Nhảy xa - Đẩy tạ. 2. Số lượng VĐV: Mỗi nội dung thi đấu, 1 đơn vị đăng ký 2 VĐV. 1 VĐV dự thi tối đa 2 nội dung. 3. Thể thức thi đấu và xếp hạng: Thi vô địch cá nhân và xếp hạng I, II, III. 4. Trang phục thi đấu: Theo quy định của Luật Điền kinh Việt Nam. 5. Thời gian và địa điểm thi đấu: Theo quy định tại điều VI – chương I IX . KÉO CO: 1. Nội dung: Thi đấu đồng đội các hạng cân: KHỐI ĐỒNG ĐỘI NAM Trung học cơ sở Không quá 440kg Trung học phổ thông Không quá 480kg Giáo dục thường xuyên Không quá 480kg. ĐỒNG ĐỘI NỮ Không quá 400kg Không quá 440kg Không quá 440kg. 2. Số lượng VĐV: Mỗi nội dung thi đấu, 1 đơn vị đăng ký 1 đội dự thi, gồm 8 chính thức, 2 dự bị. 3. Thể thức thi đấu và xếp hạng: - Thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua. Mỗi trận thi đấu gồm 3 đợt kéo, đội nào thắng 2 coi như thắng cuộc. Thời gian nghỉ giữa 2 đợt kéo tối đa là 6 phút. - Mỗi nội dung thi đấu sẽ xếp hạng I, II và đồng hạng III. - Nếu số lượng đăng kí ít hơn 4 đội thì sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt, tính điểm. Thắng 2đ–thua 1đ–bỏ cuộc 0đ. Đội nào có số điểm cao hơn thì xếp trên. Nếu bằng điểm, thì đội nào có tổng trọng lượng nhỏ hơn sẽ xếp trên. Nếu vẫn bằng nhau thì bốc thăm. 4. Trang phục thi đấu: Theo quy định của Luật Kéo co Việt Nam. 5. Thời gian và địa điểm thi đấu: Theo quy định tại điều VI – chương I X . ĐẨY GẬY: 1. Nội dung: Thi đấu vô địch cá nhân các hạng cân sau: KHỐI THPT KHỐI GDTX Nam Nữ Nam Nữ Từ 51kg đến 55,5kg Từ 41kg đến 45,5kg Từ 51kg đến 55,5kg Từ 41kg đến 45,5kg Từ 56kg đến 60,5kg Từ 46kg đến 50,5kg Từ 56kg đến 60,5kg Từ 46kg đến 50,5kg Từ 61kg đến 65,5kg Từ 51kg đến 55,5kg Từ 61kg đến 65,5kg Từ 51kg đến 55,5kg Từ 66kg đến 70,5kg Từ 56kg đến 60,5kg Từ 66kg đến 70,5kg Từ 56kg đến 60,5kg Từ 71kg đến 85kg Từ 61kg đến 75kg Từ 71kg đến 85kg Từ 61kg đến 75kg 2. Số lượng VĐV: Mỗi hạng cân thi đấu, 1 đơn vị đăng ký 1 VĐV dự thi. 3. Thể thức thi đấu và xếp hạng:. - 57 -.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua. Mỗi trận thi đấu 3 hiệp, thắng 2. - Thời gian thi đấu mỗi hiệp 3 phút; thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu là 1,5 phút (90 giây); thời gian nghỉ để điều trị chấn thương trong một trận đấu tối đa là 3 phút. - Mỗi hạng cân thi đấu sẽ xếp hạng I, II và đồng hạng III. - Nếu số lượng đăng kí ít hơn 4 VĐV, sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt tính điểm. Thắng 2đ–thua 1đ–bỏ cuộc 0đ. VĐV nào có số điểm cao thì xếp trên. Nếu bằng điểm sẽ lần lượt xét các chỉ số: Đối đầu trực tiếp. Hiệu số hiệp thắng/ hiệp thua. Lỗi vi phạm. Bốc thăm. 4. Trang phục thi đấu: Theo quy định của Luật Đẩy gậy Việt Nam. 5. Thời gian và địa điểm thi đấu: Theo quy định tại điều VI – chương I Chương III: KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT I . KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT – ĐIỂM KHUYẾN KHÍCH: 1. Khen thưởng: Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt giải; đồng thời biểu dương các đơn vị thực hiện nghiêm túc Điều lệ HKPĐ. 2. Kỷ luật: Nếu cá nhân hoặc tập thể vi phạm Điều lệ, Ban tổ chức sẽ có biện pháp xử lý: - Đối với VĐV: Xóa bỏ thành tích thi đấu, yêu cầu nhà trường rèn luyện thêm về hạnh kiểm, nếu mức độ vi phạm trầm trọng hơn, sẽ đề nghị Sở GDĐT xử lý; - Đối với Giáo viên - HLV: Đình chỉ nhiệm vụ chỉ đạo đội tuyển, đề nghị Thanh tra ngành GDĐT xử lý; - Đối với tập thể: Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về các sai phạm của đơn vị mình, Ban tổ chức sẽ kiến nghị Hội đồng thi đua khen thưởng Ngành có biện pháp xử lý. 3. Điểm khuyến khích: - Học sinh đạt huy chương cá nhân sẽ được hưởng điểm khuyến khích trong các kì thi và xét tốt nghiệp theo quy định của Bộ GDĐT. @ Chú ý: Các học sinh đạt giải sẽ được triệu tập vào đội tuyển của Sở GDĐT tham gia thi đấu trong các Hội thao học sinh toàn quốc do Bộ GDĐT tổ chức. Nếu học sinh nào không chấp hành sẽ bị xóa bỏ thành tích và không được hưởng điểm khuyến khích TDTT. II . KHIẾU NẠI: Chỉ có Trưởng đoàn hoặc Huấn luyện viên trưởng mới được quyền khiếu nại: - Về chuyên môn phải khiếu nại với Trọng tài trước khi trận đấu kết thúc, khi trận đấu đã kết thúc, kết quả không thay đổi. - Về nhân sự phải khiếu nại bằng văn bản, nếu khiếu nại đúng, đơn vị vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về kỉ luật; ngược lại nếu khiếu nại sai, đơn vị khiếu nại sẽ chịu trách nhiệm và bị xử lý về sự thiếu chính xác của đơn vị mình. Chương IV: CÁC QUI ĐỊNH KHÁC I. KINH PHÍ. - Ban Tổ chức chịu trách nhiệm về kinh phí tổ chức và khen thưởng; - Các đơn vị dự thi chịu trách nhiệm kinh phí tham dự theo định mức HKPĐ. II. DỰ LỄ KHAI MẠC. - Trưởng đoàn tham dự HKPĐ vòng tỉnh phải là đại diện đơn vị trong ngành GDĐT và chịu trách nhiệm hoàn toàn về nhân sự của đơn vị mình. - Trang phục dự lễ khai mạc: Các đơn vị mặc đồng phục TDTT theo đơn vị hoặc trang phục thi đấu theo qui định của từng môn trong điều lệ thi đấu.. - 58 -.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> III . ĐIỀU KHOẢN CHUNG. Chỉ có Ban Tổ chức mới được quyền sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ khi cần. Nơi nhận:. GIÁM ĐỐC. - Các Phòng GDĐT; - Các Trường THPT; - Trường PTDTNT; - Trường Thực Nghiệm GDPT; - Các Trung Tâm GDTX; - Các phòng KHTC-GDTH-GDTrH-GDTX; - Lưu VP, GDTrH.. - 59 -.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Mẫu số 1. DANH SÁCH ĐĂNG KÝ TOÀN ĐOÀN THAM DỰ HỘI KHOẺ PHÙ ĐỔNG VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016. -----------------ĐƠN VỊ: _____________________________________________ TT. NĂM SINH. HỌ VÀ TÊN. NAM. NỮ. LỚP. CHỨC VỤ (MÔN THI). TRƯỜNG. 1 2 3 … 5. Tổng cộng ____ người. Ngày ____ tháng ___ năm 2015 Thủ trưởng đơn vị. Mẫu số 2. DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THI ĐẤU HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016. MÔN THI: _______________________ ĐƠN VỊ: __________________________________________ TT. NĂM SINH. HỌ VÀ TÊN. NAM. NỮ. LỚP NỘI DUNG THI ĐẤU. GHI CHÚ (SỐ ĐEO). 1 2 3 … 5. Tổng cộng ____ người. Ngày ____ tháng ___ năm 2015 Thủ trưởng đơn vị. Mẫu số 3. THỐNG KÊ SỐ LIỆU THAM DỰ HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016. ------------------------------------------ĐƠN VỊ: __________________________ MÔN. Bóng đá. Bóng chuyền. Bóng bàn. Cầu lông. Đá cầu. Cờ vua. Nam Nữ Cộng - 60 -. Điền kinh. Bơi lội. Kéo co. Đẩy gậy. HLV. BLĐ. CỘNG.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Mẫu số 4 HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG TỈNH TÂY NINH NĂM HỌC 2015-2016. THẺ VẬN ĐỘNG VIÊN Ảnh màu 3x4 có dấu giáp lai của. HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG TỈNH TÂY NINH NĂM HỌC 2015-2016. THẺ CÁN BỘ - HLV Ảnh màu 3x4 có. Họ và tên: …………………………………. Ngày, tháng, năm sinh: …………………….. Họ và tên: …………………………….. Đơn vị: ……………………………………... Chức vụ: ……………………………….. Môn thi: …..………………………………... Đơn vị: ……........................................... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ( Ký tên và đóng dấu ). THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ( Ký tên và đóng dấu ). Ghi chú: - Kích cỡ thẻ 10x15cm - In trên giấy màu, dày, cứng - Họ và tên viết chữ in hoa - Môn thi viết chữ in hoa - Thẻ ép Plastic có dây đeo - Môn thi: Bóng bàn (hoặc: Bóng chuyền, Điền kinh, Cầu lông ... ) - Chức vụ: Trưởng đoàn (hoặc: Huấn luyện viên, Cán bộ y tế ... ) Mẫu số 5 PHIẾU XÁC NHẬN HỌC SINH THAM DỰ HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2015 – 2016 Ảnh 3x4 có dấu giáp lai của trường. - Họ và tên học sinh:……………..……………………………. Nam/Nữ:………. - Ngày, tháng, năm sinh:………..…………………… Dân tộc: ………………… - Lớp:………….. Trường: …..……………………………………..…………….. - Xếp loại Học lực: …….…………… – Xếp loại Hạnh kiểm:…………..………. Giáo viên chủ nhiệm. Hiệu trưởng. - 61 -.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> QUY ĐỊNH SỐ ĐEO CỐ ĐỊNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN THI ĐẤU MÔN ĐIỀN KINH ĐƠN VỊ GDĐT Thành phố TN GDĐT Gò Dầu GDĐT Bến Cầu GDĐT Tân Biên GDĐT DM Châu. THỨ TỰ SỐ TH: 01 – 12 THCS: 121 – 150 TH: 25 – 36 THCS: 181 – 210 TH: 49 – 60 THCS: 241 – 270 TH: 73 – 84 THCS: 301 – 330 TH: 97 – 108 THCS: 361 – 390. ĐƠN VỊ GDĐT Hòa Thành GDĐT Trảng Bàng GDĐT Châu Thành GDĐT Tân Châu Trường Thực Nghiệm. THỨ TỰ SỐ TH: 13 – 24 THCS: 151 – 180 TH: 37 – 48 THCS: 211 – 240 TH: 61 – 72 THCS: 271 – 300 TH: 85 – 96 THCS: 331 – 360 TH: 109 – 120 THCS: 391 - 420. THPT Hoàng Lê Kha. 421 – 450. THPT Tây Ninh. 451 – 480. THPT Trần Đại Nghĩa. 481 – 510. THPT Lê Quý Đôn. 511 – 540. THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. 541 – 570. THPT Lý Thường Kiệt. 571 – 600. THPT Nguyễn Chí Thanh. 601 – 630. THPT Nguyễn Trung Trực. 631 – 660. THPT Quang Trung. 661 – 690. THPT Ngô Gia Tự. 691 – 720. THPT Nguyễn Văn Trỗi. 721 – 750. THPT Trần Quốc Đại. 751 – 780. THPT Nguyễn Trãi. 781 – 810. THPT Lộc Hưng. 811 – 840. THPT Bình Thạnh. 841 – 870. THPT Trảng Bàng. 871 – 900. THPT Nguyễn Huệ. 901 – 930. THPT Bến Cầu. 931 – 960. THPT Hoàng Văn Thu. 961 – 990. THPT Lê Hồng Phong. 991 – 1020. THPT Châu Thành. 1021 – 1050. THPT Trần Phú. 1051 – 1080. THPT Lương Thế Vinh. 1081 – 1110. THPT Nguyễn An Ninh. 1111 – 1140. THPT Tân Châu. 1141 – 1170. THPT Tân Hưng. 1171 – 1200. THPT Tân Đông. 1201 – 1230. THPT Lê Duẩn. 1231 – 1260. THPT Dương Minh Châu. 1261 – 1290. THPT Nguyễn Thái Bình. 1291 – 1320. THPT Nguyễn Đình Chiểu. 1321 – 1350. Trường PT Dân tộc Nội trú. 1351 – 1380. GDTX Thị Xã. 1381 – 1404. GDTX Gò Dầu. 1405 – 1428. GDTX Trảng Bàng. 1429 – 1452. GDTX Bến Cầu. 1453 – 1476. GDTX Châu Thành. 1477 – 1500. GDTX Tân Biên. 1501 – 1524. GDTX Tân Châu. 1525 – 1548. GDTX Dương Minh Châu. 1549 – 1572. GDTX Hòa Thành. 1573 - 1596. Trường PTDTNT (THCS). 1601 – 1612. @ Chú ý: Các đơn vị căn cứ số thứ tự và mẫu số đeo qui định để đặt in và trang bị cho các vận động viên tham gia thi môn Điền kinh hàng năm. - 62 -.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số:. /SGDĐT-GDTrH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tây Ninh, ngày. tháng 8 năm 2015. DỰ THẢO. ĐIỀU LỆ HỘI THAO GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH HỌC SINH THPT NĂM HỌC 2015 - 2016 Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Mục đích, yêu cầu. 1. Mục đích: - Nâng cao chất lượng GDQP-AN gắn liền học tập với hoạt động thực tiễn; - Nâng cao trình độ quản lý, tổ chức thực hiện nội dung, chương trình môn học GDQP-AN ở cơ sở; - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và rèn luyện QP-AN ở trường học. 2. Yêu cầu: - Tổ chức Hội thao đúng theo Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định số 65/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về ban hành Quy tắc các nội dung trong hội thao QP-AN HS Trung học phổ thông (THPT). - Đảm bảo an toàn tuyệt đối trước, trong và sau khi Hội thao. - Qua Hội thao các trường rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng dạy môn Giáo dục QP-AN và tổ chức tốt hội thao những năm tiếp theo. Điều 2: Đối tượng và thành phần. 1. Đối tượng: Tất cả học sinh (HS) đang theo học tại các trường THPT trong tỉnh. 2. Thành phần: Mỗi đơn vị cử một đội tuyển tham dự Hội thao với các thành phần như sau: - 04 HS thi Hiểu biết chung về QP-AN (02 em lớp 11 và 02 em lớp 12) - 01 Tiểu đội gồm 09 HS trong đó có 01 chỉ huy) thi Điều lệnh đội ngũ. - 04 HS thi Chiến thuật (02 nam, 02 nữ). - 04 HS thi Ném lựu đạn trúng đích (02 nam, 02 nữ). - 04 HS thi Tháo, lắp súng tiểu liên AK (02 nam, 02 nữ). - 01 Tổ gồm 03 HS (02 nam, 01 nữ) thi Băng bó, cứu thương. Điều 3: Trang phục hội thao. Toàn bộ học sinh tham dự Hội thao mặc trang phục QUÂN ĐỘI. Chương II TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 4: Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tổ chức. 1. Thành phần BTC: Gồm 15 người do lãnh đạo Sở GDĐT làm trưởng ban 2. Nhiệm vụ, quyền hạn: - Tổ chức, điều hành mọi công việc liên quan đến hội thao, Ban Tổ chức làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và biểu quyết các vấn đề theo đa số. - Quyết định toàn bộ công việc liên quan đến hội thao, tổ chức, nhận xét đánh giá, tổng kết; - Xét đề nghị khen thưởng các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hội thao. Điều 5: Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám khảo. 1. Thành phần: Gồm 30 người do lãnh đạo Trường Quân sự tỉnh làm trưởng ban 2. Nhiệm vụ, quyền hạn: - Nắm chắc Điều lệ hội thao, tổ chức điều hành hội thao theo đúng kế hoạch. - 63 -.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> - Đánh giá cho điểm và thông báo kết quả hội thao đến từng tập thể và cá nhân ngay sau khi hoàn thành nội dung. Việc đánh giá kết quả phải trung thực, khách quan, công minh, chính xác. - Giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong quá trình hội thao, kịp thời báo cáo với Ban Tổ chức những vấn đề vượt quá quyền hạn của Ban Giám khảo. - Tổng hợp kết quả hội thao báo cáo Ban Tổ chức sau khi kết thúc hội thao. Chương III NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG Điều 6: Nội dung. 1. Một số hiểu biết chung về QP-AN. 2. Điều lệnh đội ngũ. 3. Tư thế, động tác vận động trên chiến trường. 4. Ném lựu đạn trúng đích. 5. Tháo, lắp súng tiểu liên AK ban ngày. 6. Băng bó, cứu thương. Điều 7: Hình thức, phương pháp và cách tính điểm. 1. Một số hiểu biết chung về QP-AN: a) Hình thức thi: Thí sinh làm bài thi trắc nghiệm 60 câu hỏi. Thời gian 60 phút. b) Phương pháp thi: - Mỗi đơn vị cử 04 HS dự thi (02 em lớp 11 và 02 em lớp 12). - Thí sinh tập trung tại cửa phòng thi, nghe Ban giám khảo điểm danh, khi được gọi tên HS hô “Có” và vào vị trí theo số báo danh ghi sẵn trong phòng thi. - Khi thực hành: HS lớp 11 làm bài thi dành cho khối 11, HS lớp 12 làm bài thi khối 12. c) Cách tính thành tích: - Cách tính điểm: Điểm thi tính theo thang điểm 10, lấy tròn số đến 01 chữ số thập phân; nếu đạt 0,05 điểm trở lên được tính là 0,1 điểm; mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. - Điểm trừ: Thí sinh có hành động gian lận trong khi làm bài thi, tùy theo lỗi nặng, nhẹ sẽ bị trừ đến 5 điểm hoặc bị truất quyền dự thi. 2. Điều lệnh đội ngũ: a) Hình thức: Thí sinh sẽ tiến hành thực hiện một số nội dung của bài “Đội ngũ từng người không có súng” và bài “Đội ngũ đơn vị” trong Sách giáo khoa GDQP-AN lớp 10. Thời gian thực hiện 10 phút. Các đơn vị bốc thăm bàn thi và số thứ tự thi. b) Phương pháp: - Mỗi đơn vị cử 01 tiểu đội gồm 09 HS dự thi, trong đó có 01 chỉ huy. - Khi được lệnh gọi, chỉ huy tiểu đội dẫn tiểu đội ra vị trí quy định của hội thi. Báo cáo trọng tài sẵn sàng tham dự hội thi. - Khi được giám khảo cho phép sẽ tiến hành các nội dung sau: + Tập hợp đội hình Tiểu đội 01 hàng ngang hướng mặt về phía giám khảo, điểm số, chỉnh đốn hàng ngũ; lần lượt thực hành 2 lần các động tác: Quay bên trái, quay bên phải, quay đằng sau, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy, chỉnh đốn hàng ngũ và báo cáo đã thi xong. + Tập hợp đội hình Tiểu đội 01 hàng dọc, điểm số, chỉnh đốn hàng ngũ; thực hiện động tác giậm chân tại chỗ, đi đều 15m, đứng lại; chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo đã thi xong và về vị trí. c) Cách tính thành tích: - Cách tính điểm: Hoàn thành nội dung thi, toàn Tiểu đội được 60 điểm, trong đó: Hành động người chỉ huy được 15 điểm, hành động của toàn tiểu đội được 45 điểm. - Điểm trừ: + Trang phục không đúng quy định, bị trừ 0,5 điểm; + Mỗi khẩu lệnh chỉ huy sai, bị trừ 0,5 điểm; + Mỗi động tác chỉ huy sai, bị trừ 01 điểm; + Chỉ huy làm thiếu một bước, bị trừ 2 điểm; - 64 -.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> + Mỗi thí sinh thực hành sai một động tác, bị trừ 0,5 điểm. 3. Tư thế động tác vận động trên chiến trường: a) Hình thức: Thực hành các tư thế vận động, tính thời gian. Các đơn vị bốc thăm bàn thi và số thứ tự thi. b) Phương pháp: - Mỗi đơn vị cử 04 HS dự thi (02 nam, 02 nữ). - Khi được lệnh gọi vào chuẩn bị, thí sinh được trang bị súng tiểu liên AK và tiến vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh của trọng tài: “Tiến”, thí sinh thực hiện các động tác theo thứ tự sau: Chạy qua cầu hẹp 12m. Vận động 5m. Thực hiện động tác Đi khom 5m; Lê cao 5m; Trườn ở địa hình bằng phẳng 5m. Vận động tiếp 5m. Chạy qua hào chữ chi 20m. Vận động về đích. - Tổng chiều dài vận động (từ điểm xuất phát qua cầu hẹp đến đích) là 70m. - Cầu hẹp là 10 viên gạch thẻ xếp dọc theo đường thẳng, mỗi viên cách nhau 1,2m chôn chìm xuống đất 2/3 viên và nổi trên mặt đất 1/3 viên. Khoảng cách cho các động tác vận động đi khom, lê cao và trườn ở đội hình bằng phẳng là 25m. Hào chữ chi là 6 đôi cọc cắm so le nhau tạo thành đoạn hào chữ chi rộng 0,6m, dài 20m, khoảng cách giữa các cọc liền kề là 4m, chiều cao của cọc là 0,7m tính từ mặt đất. Dưới đất dùng vôi trắng nối các chân cọc. Khoảng giữa các cọc và đầu các cọc được nối với nhau bằng dây. c) Cách tính thành tích: - Cách tính điểm: Tư thế, động tác vận động trên chi ến tr ường tính th ời gian v ận đ ộng và đ ược quy đổi ra điểm để tính thành tích theo bảng điểm sau: Thời gian (giây) 20 21 22 23 24 25 26 27. Điểm 21,0 20,8 20,6 20,4 20,2 20,0 19,8 19,6. Thời gian (giây) 28 29 30 31 32 33 34 35. Điểm 19,4 19,2 19,0 18,8 18,6 18,4 18,2 18,0. Thời gian (giây) 36 37 38 39 40 41 42 43. Điểm 17,8 17,6 17,4 17,2 17,0 16,8 16,6 16,4. Thời gian (giây) 44 45 46 47 48 49 50. Điểm 16,2 16,0 15,8 15,6 15,4 15,2 15,0. - Cộng thêm thời gian: + Trang phục không đúng: cộng thêm 05 giây; + Mỗi lần chạm dây, cọc, chân chạm đất khi qua cầu hẹp, sai động tác vận động, làm đổ cọc, đứt dây: cộng thêm 2 giây. 4. Ném lựu đạn trúng đích: a) Hình thức: Mỗi thí sinh thực hành ném 04 quả lựu đạn tập nặng 450 gam (01 ném thử, 03 ném tính điểm). Đích ném: 05 vòng tròn đồng tâm có đường kính lần lượt bằng: 01m, 1,5m, 02m, 2,5m, 03m. Cự ly ném: đối với nam là 30m và nữ là 20m tính từ vạch giới hạn đến tâm vòng tròn. Thời gian ném: 05 phút. Các đơn vị bốc thăm bàn thi và số thứ tự thi. b) Phương pháp: - Mỗi đơn vị cử 04 HS dự thi (02 nam, 02 nữ). - Từng cá nhân, sau khi nghe khẩu lệnh: “Vào tuyến ném”, thí sinh vận động vào vị trí và làm công tác chuẩn bị. - Khi nghe khẩu lệnh: “01 quả ném thử - Ném”, thí sinh thực hiện động tác ném. - Khi chuyển sang ném tính điểm, thí sinh phải báo cáo: “số … xin ném tính điểm”. Khi trọng tài phát lệnh: “03 quả ném tính điểm - Ném”, thí sinh thực hiện động tác ném. Điểm rơi được báo ngay sau mỗi quả ném. - Khi ném, tay cầm súng kẹp ngang hông; có thể đứng tại chỗ hoặc chạy lấy đà để ném. c) Cách tính thành tích: - 65 -.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Cách tính điểm: Lựu đạn rơi trúng vòng nào được tính vòng điểm đó. Thứ tự điểm từ vòng tâm (có đường kính 1m) đến vòng ngoài cùng (có đường kính 3m) lần lượt là: 10, 9, 8, 7, 6 (điểm). Căn cứ vào kết quả ném, cộng điểm của 03 quả ném tính điểm. Thí sinh nào có số điểm cao hơn xếp hạng trên, nếu bằng nhau thí sinh nào có số điểm ở vòng trong cao hơn xếp hạng trên, nếu vẫn bằng nhau thì xếp đồng hạng.0 - Không tính điểm: Lựu đạn rơi ở ngoài vòng lăn vào không tính điểm. Khi ném, không để bất kỳ bộ phận nào của người và trang bị chạm vào vạch giới hạn, nếu vi phạm thì quả ném đó được tính là 0 điểm. Khi được lệnh ném, nếu để lựu đạn rơi bên ngoài vạch giới hạn coi như đã ném và quả ném đó được tính là 0 điểm. 5. Thi tháo lắp súng tiểu liên AK: a) Hình thức: Thực hành tháo, lắp súng tiểu liên AK ban ngày, tính thời gian. Các đơn vị bốc thăm bàn thi và số thứ tự thi. b) Phương pháp: - Mỗi đơn vị cử 04 HS dự thi (02 nam, 02 nữ). - Thí sinh được gọi tên vào chỗ chuẩn bị xong, báo cáo trọng tài: “Số… đã sẵn sàng”. - Khi có lệnh của trọng tài: “Tháo súng”, thí sinh làm động tác tháo súng theo thứ tự: + Tháo hộp tiếp đạn và khám súng kiểm tra đạn; + Tháo thông nòng; + Tháo nắp hộp khóa nòng; + Tháo bộ phận đẩy về; + Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng (tháo rời khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng); + Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên”. @ Khi kết thúc động tác tháo ốp lót tay trên, thí sinh phải báo cáo: “Xong”. Sau đó chuẩn bị sẵn sàng lắp súng. - Khi có lệnh của trọng tài: “Lắp súng”, thí sinh thực hiện động tác lắp súng theo thứ tự: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên. Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng. Lắp bộ phận đẩy về. Lắp nắp hộp khóa nòng (kiểm tra chuyển động của súng). Lắp thông nòng. Lắp hộp tiếp đạn. - Kết thúc động tác lắp thí sinh phải báo cáo: “Xong”. * Lưu ý: Trong quá trình tháo súng thí sinh phải sắp đặt các bộ phận của súng theo thứ tự tháo từ phía ngoài vào phía trong của người tháo. c) Cách tính thành tích: - Cách tính điểm: Tháo, lắp súng tiểu liên AK ban ngày tính th ời gian và đ ược quy đ ổi ra đi ểm đ ể tính thành tích theo bảng điểm sau: Thời gian (giây) 20 21 22 23 24 25 26 27. Điểm 21,0 20,8 20,6 20,4 20,2 20,0 19,8 19,6. Thời gian (giây) 28 29 30 31 32 33 34 35. Điểm 19,4 19,2 19,0 18,8 18,6 18,4 18,2 18,0. Thời gian (giây) 36 37 38 39 40 41 42 43. Điểm 17,8 17,6 17,4 17,2 17,0 16,8 16,6 16,4. Thời gian (giây) 44 45 46 47 48 49 50. - Cộng thời gian: Thí sinh vi phạm các lỗi sau thì mỗi một lỗi sẽ cộng thêm 05 giây: + Tháo, lắp không đúng động tác, xếp đặt không đúng thứ tự; + Không khám súng trước khi tháo; + Không tháo rời khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng; + Không kiểm tra chuyển động của súng khi lắp xong nắp hộp khóa nòng; - 66 -. Điểm 16,2 16,0 15,8 15,6 15,4 15,2 15,0.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> + Tự ý tháo, lắp khi chưa có lệnh của trọng tài hoặc báo cáo “Xong” khi chưa kết thúc động tác cuối cùng tùy theo lỗi nặng, nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo, cộng thời gian hoặc truất quyền thi đấu. 6. Thi băng bó cứu thương: a) Hình thức: Tập thể Tổ 03 người thực hành băng các vết thương nơi cẳng tay (trái hoặc phải) và cẳng chân (trái hoặc phải) theo kỹ thuật băng vết thương trong Sách giáo khoa GDQP-AN lớp 10, tính thời gian. Các đơn vị bốc thăm bàn thi và số thứ tự thi. b) Phương pháp: - Mỗi đơn vị cử 01 tổ gồm 03 thí sinh dự thi (02 nam, 01 nữ). Được trang bị 02 súng tiểu liên AK và 01 túi cứu thương; - Khi có lệnh “Vào vị trí”, cả tổ vận động đến vị trí vạch xuất phát và nghe giám khảo ra tình huống bị thương của thương binh (vị trí vết thương cần băng bó); - Khi có lệnh của giám khảo, cả tổ cùng vận động đến vị trí băng bó (từ vạch xuất phát đến vị trí băng bó là 05m); một người giả làm thương binh, một người nữ thực hành băng bó và một người vừa hỗ trợ vừa cảnh giới; - Khi băng bó xong, một người dìu thương binh, người còn lại mang vũ khí và túi cứu thương cùng vận động về đích (vạch xuất phát); - Thời gian thi được tính từ khi xuất phát đến khi về đích. c) Cách tính thành tích: - Cách tính điểm: Băng bó cứu thương tính thời gian và đ ược quy đ ổi ra đi ểm đ ể tính thành tích theo bảng điểm sau: Thời gian (giây) 105 106 107 108 109 110 111 112. Điểm 61,0 60,8 60,6 60,4 60,2 60,0 59,8 59,6. Thời gian (giây) 113 114 115 116 117 upload.123 doc.net 119 120. 59,4 59,2 59,0 58,8 58,6 58,4. Thời gian (giây) 121 122 123 124 125 126. 58,2 58,0. 127 128. Điểm. Điểm 57,8 57,6 57,4 57,2 57,0 56,8 56,6 56,4. Thời gian (giây) 129 130 131 132 133 134 135. Điểm 56,2 56,0 55,8 55,6 55,4 55,2 55,0. - Cộng thời gian: Bỏ quên 01 trang bị khi vận động về đích: cộng 10 giây. Băng bó sai động tác, làm tụt băng, nẹp cố định sai quy cách, mỗi một lỗi: cộng 5 giây. Điều 8: Cách xếp hạng. 1. Thành tích cá nhân: Thành tích cá nhân được tính cho từng nội dung thi gồm: - Một số hiểu biết chung về QP-AN; - Tư thế, động tác vận động trên chiến trường; - Ném lựu đạn trúng đích; - Tháo và lắp súng tiểu liên AK ban ngày. Thí sinh có số điểm cao hơn được xếp hạng trên. 2. Thành tích tập thể: Thành tích tập thể được tính cho tập thể hoặc cho tổ, nhóm, gồm các nội dung thi sau: - Điều lệnh đội ngũ; - Băng bó cứu thương. Tập thể có số điểm cao hơn được xếp hạng trên. 3. Thành tích toàn đoàn: - 67 -.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Thành tích toàn đoàn là tổng điểm các thành tích cá nhân và thành tích tập thể của đơn vị sau khi nhân hệ số. Hệ số các nội dung thi: Đội ngũ hệ số 3, Băng bó hệ số 2, nội dung cá nhân hệ số 1. Xếp hạng: Căn cứ vào tổng điểm đạt được sau khi nhân hệ số, đơn vị nào có tổng điểm cao hơn sẽ xếp hạng trên; Nếu có nhiều đơn vị bằng điểm nhau, thì đơn vị nào có điểm nội dung thi Điều lệnh đội ngũ cao hơn sẽ xếp hạng trên; Nếu bằng nhau thì đơn vị nào có tổng điểm thi Băng bó, cứu thương cao hơn sẽ xếp hạng trên. Chương IV KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT Điều 9: Khen thưởng Những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong Hội thao được nhận giấy khen và tiền thưởng theo quy định. Điều 10: Kỷ luật Những cá nhân, tập thể vi phạm Điều lệ, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý bằng các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, truất quyền hội thao. Điều 11: Quyền khiếu nại Các cá nhân, tập thể được quyền khiếu nại với Ban Tổ chức khi thấy có biểu hiện tiêu cực như: Vi phạm Điều lệ, nội quy trong quá trình tiến hành hội thao. Ban Tổ chức phải giải quyết mọi khiếu nại trước khi kết thúc hội thao. Điều 12: Điều khoản thi hành - Điều lệ này được quán triệt, phổ biến đầy đủ đến các đơn vị trước khi hội thao. Các đơn vị tham gia hội thao quán triệt thực hiện nghiêm túc. - Điều lệ này chỉ áp dụng cho Hội thao GDQPAN năm học 2015- 2016./. Nơi nhận:. GIÁM ĐỐC. - Trường Quân sự tỉnh; - Các trường THPT; - Lưu: VP, GDTrH.. - 68 -.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số:. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. /SGD&ĐT-GDTrH. Tây Ninh, ngày. tháng 8 năm 2015. DỰ THẢO. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2015 – 2016 Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về công tác Giáo dục thể chất (GDTC) trường học, Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện công tác GDTC chất và phong trào Hội khỏe Phù Đổng năm học 2015 - 2016 như sau: I. TRIỂN KHAI QUÁN TRIỆT CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO. Căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, các trường tiếp tục tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo về công tác GDTC gồm: 1. Quyết định số: 14/2001-QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2001 của Bộ GDĐT về ban hành “Quy chế Giáo dục thể chất và Y tế trường học”; 2. Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ GDĐT về “Quy định kiểm tra, đánh giá thể lực học sinh, sinh viên”; 3. Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho HSSV ; 4. Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế kiểm tra, đánh giá học sinh THCS và THPT; II. NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN. 1. Thực hiện chương trình môn Thể dục: - Các trường chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc và đầy đủ việc giảng dạy chương trình môn Thể dục theo quy định của Bộ GDĐT; nội dung học tập môn Thể dục bao gồm các nội dung trong chương trình của Bộ GDĐT và các môn Thể thao tự chọn do Hiệu trưởng nhà trường quy định; - Kết thúc mỗi phân môn, học sinh được kiểm tra, đánh giá và xếp loại kết quả học tập theo quy chế. Khi thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và xếp loại, các giáo viên phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; - Các trường cần phải duy trì phong trào tập thể dục giữa giờ và kết hợp các nội dung môn học, nhà trường tổ chức kiểm tra việc rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn cho tất cả học sinh trong trường; - Việc biên soạn giáo án giảng dạy, giáo viên thực hiện theo mẫu giáo án của bộ môn Thể dục. 2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa TDTT: - Căn cứ nội dung hoạt động của phong trào TDTT ngoại khóa, các trường tổ chức các hoạt động thể thao vui chơi lành mạnh cho học sinh, tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân gian giúp cho học sinh có ý thức chấp hành các quy định trong sinh hoạt tập thể và cộng đồng xã hội; - Các trường triển khai thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về phòng, chống tai nạn, thương tích; chú trọng công tác phòng, chống đuối nước và kỹ năng xây dựng ”Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích”.. - 69 -.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> - Các trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và trang bị dụng cụ TDTT để phục vụ các hoạt động ngoại khoá TDTT đạt hiệu quả. - Khuyến khích các trường tổ chức sinh hoạt “Câu lạc bộ Thể thao trường học”, tạo điều kiện cho học sinh luyện tập và thi đấu một số môn thể thao phổ biến tại địa phương. 3. Tổ chức phong trào Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ): - Các trường có kế hoạch tổ chức HKPĐ cấp trường với các nội dung thi đấu phù hợp với điều kiện của nhà trường; qua thi đấu tuyển chọn các em học sinh có năng khiếu về TDTT để bồi dưỡng chuẩn bị tham dự HKPĐ cấp huyện, thành phố và cấp tỉnh. - Các phòng GDĐT có kế hoạch phối hợp với ngành TDTT tổ chức HKPĐ cấp huyện, thành phố với quy mô phù hợp của địa phương và chuẩn bị tham dự HKPĐ cấp tỉnh. - Sở GDĐT sẽ tổ chức HKPĐ vòng tỉnh vào tháng 11/2015 với 10 môn thi gồm: Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, đá cầu, cờ vua, điền kinh, bơi lội, kéo co và đẩy gậy. Qua HKPĐ vòng tỉnh, Sở GDĐT sẽ thành lập các đội tuyển TDTT học sinh, chuẩn bị tham dự các giải thể thao học sinh, HKPĐ vòng toàn quốc do Bộ GDĐT tổ chức. III. CÔNG TÁC BÁO CÁO. Căn cứ hoạt động trong năm học, các trường báo cáo kết quả thực hiện công tác GDTC theo quy định (Mẫu T3 kèm theo) và gửi về Phòng Giáo dục trung học theo địa chỉ email: . Hạn chót ngày 31/3/2016 để Sở báo cáo về Bộ. Trên đây là nội dung hướng dẫn thực hiện công tác GDTC trường học năm học 2015 – 2016, Sở GDĐT yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị có kế hoạch thực hiện./. GIÁM ĐỐC. Nơi nhận: - Các phòng GDĐT; - Các trường THPT; - Trường PTDTNT; - Trường TNGDPT; - Lưu VP, GDTrH.. Mẫu T3. - 70 -.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐƠN VỊ: _________________. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT NĂM HỌC 2015 - 2016 ------------------------------1. Thực hiện nội khóa: Khối lớp 10 11 12 Cộng Tỉ lệ. Tổng số học sinh. Số học sinh học Thể dục. Kết quả học tập Khá Đạt. Tốt. Chưa đạt. Số HS được miễn. 2. Hoạt động ngoại khóa: TT 1 2 3 4 5 6. Số môn thi. Nội dung. Số HS tham gia. Tổng số Tổng kinh giải thưởng phí. Tổ chức CLB thể thao trường học Tổ chức HKPĐ cấp trường Tổ chức HKPĐ cấp huyện, TP Tham dự HKPĐ cấp tỉnh Tham dự HKPĐ cấp quốc gia Tổ chức thi đấu khác. 3. Đội ngũ giáo viên dạy Thể dục: TT. Họ và tên. Nữ. Năm sinh. Chuyên môn đào tạo. Nơi đào tạo. Phụ trách dạy các lớp. 1 2 4. Cơ sở vật chất: TT 1 2 …. Tên loại CSVC. Số lượng. Kích thước. Chất lượng sân bãi. 5. Thiết bị dạy học: TT. Tên loại dụng cụ. Số lượng. Tốt. Chất lượng T.Bình Kém. Ghi chú. 1 2 ………, ngày tháng 3 năm 2016 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ @ Báo cáo gởi về Phòng GDTrH trước ngày 31/3/2016.. UBND TỈNH TÂY NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. - 71 -.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Số:. /SGD&ĐT-GDTrH. Tây Ninh, ngày. tháng 8 năm 2015. DỰ THẢO. HƯỚNNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2015 - 2016 Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và của Hội đồng Giáo dục quốc phòng – An ninh (GDQP-AN) tỉnh về công tác Giáo dục quốc phòng – an ninh; Sở GDĐT hướng dẫn kế hoạch thực hiện công tác GDQP-AN trường học năm học 2015 - 2016 như sau: I. TRIỂN KHAI QUÁN TRIỆT CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO. Các trường tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo về GDQP-AN gồm: - Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về GDQP-AN; - Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về GDQP-AN; - Thông tư số 40/TT-BGDĐT ngày 19/11/2012 Ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh; - Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 22/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện công tác quốc phòng địa phương, dân quân tự vệ, GDQP-AN năm 2014; - Kế hoạch số 241/KH-HĐ.GDQP-AN ngày 25/01/2014 của Hội đồng GDQP-AN tỉnh về Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2014; II. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NỘI KHÓA. 1. Thực hiện chương trình: Các trường tiếp tục thực hiện chương trình môn học GDQP-AN ban hành kèm theo Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ GDĐT. Căn cứ chương trình khung của Bộ và các điều kiện hiện có của trường, Tổ chuyên môn biên soạn phân phối chương trình phù hợp và thực hiện thống nhất cho bộ môn. 2. Hồ sơ sổ sách của giáo viên: Tất cả giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN phải thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định chuyên môn. Riêng về việc biên soạn giáo án, các giáo viên thực hiện theo mẫu giáo án môn GDQP-AN. Giáo viên cần tập trung xây dựng các bài giảng điện tử phù hợp với thiết bị công nghệ thông tin hiện có. 3. Tổ chức phương thức học tập cho học sinh: Nhà trường tiếp tục tổ chức cho học sinh học tập theo phương thức học rải trong năm học theo phân phối chương trình đã biên soạn. Riêng khối 12, nhà trường tổ chức cho học sinh học tập trung theo 2 đợt, mỗi đợt 3 ngày ở đầu mỗi học kỳ, thời gian học tập do Hiệu trưởng nhà trường quyết định. Nhà trường quy định trang phục cho học sinh khi tham gia học tập môn GDQP-AN (trang phục quân đội hoặc đồng phục TDTT). 4. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Các trường có kế hoạch mua sắm, trang bị Sách giáo khoa môn GDQP-AN; bố trí phòng học để học các bài lý thuyết và quy hoạch sân bãi để luyện tập các bài thực hành; trang bị đủ các thiết bị dạy học môn GDQP-AN, tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả theo yêu cầu bộ môn. 5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDQP-AN:. - 72 -.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Môn GDQP-AN được kiểm tra, đánh giá và tính điểm trung bình môn như các môn học và được tham gia vào xếp loại học lực của học sinh; - Các giáo viên dạy GDQP-AN triển khai ứng dụng “Bộ đề thi Trắc nghiệm khách quan” môn GDQP-AN, xây dựng ma trận đề để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện, công bằng; - Kết quả đánh giá, xếp loại môn học GDQP-AN được thực hiện theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT; @ Yêu cầu mỗi học sinh phải có tối thiểu 4 loại cột điểm kiểm tra theo quy định (kể cả học sinh lớp 12); III. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG NGỌAI KHÓA. 1. Kiểm tra kỹ năng bắn đạn thật: Sở GDĐT phối hợp với Trường Quân sự tỉnh sẽ tổ chức kiểm tra bắn đạn thật cho 10% học sinh lớp 11 vào cuối tháng 3/2016 tại trường bắn của tỉnh. Các trường có kế hoạch tuyển chọn học sinh và phối hợp với cơ quan quân sự địa phương tổ chức luyện tập bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh để chuẩn bị dự thi. 2. Hội thao GDQP-AN: Thông qua các nội dung học tập của môn GDQP-AN, nhà trường tổ chức Hội thao GDQP-AN cấp trường để đánh giá kết quả học tập của học sinh; đồng thời qua đó tuyển chọn học sinh có thành tích tốt và bồi dưỡng chuẩn bị tham dự Hội thao quốc phòng cấp tỉnh; Hội thao quốc phòng cấp tỉnh sẽ tổ chức vào đầu tháng 4/2015 tại trường Quân sự tỉnh. Nội dung hội thao gồm: Kiểm tra kiến thức quốc phòng; Điều lệnh đội ngũ; Tháo-lắp súng tiểu liên AK; Ném lựu đạn trúng đích; Chiến thuật cá nhân và Băng bó cứu thương; Qua kết quả Hội thao Sở GDĐT sẽ đánh giá việc thực hiện công tác GDQP-AN của các đơn vị. Những học sinh đạt giải tại Hội thao cấp tỉnh sẽ được khen thưởng; đồng thời được hưởng điểm khuyến khích trong kỳ thi và xét tốt nghiệp THPT theo quy chế. 3. Tổ chức chương trình “Game show”: Các trường có kế hoạch phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự huyện, thành phố tổ chức chương trình “Game show” thi tìm hiểu kiến thức quốc phòng cho học sinh. IV. CÔNG TÁC BÁO CÁO. Qua kết quả hoạt động trong năm học, nhà trường báo cáo kết quả GDQP-AN như sau: 1. Báo cáo Kế hoạch dạy học GDQP-AN (Mẫu T1). Hạn chót 15/9/2015 2. Báo cáo Kết quả HK1 môn GDQP-AN (Mẫu T2). Hạn chót 31/12/2015 3. Báo cáo Kết quả cả năm môn GDQP-AN (Mẫu T2). Hạn chót 20/5/2016 Trên đây là hướng dẫn thực hiện công tác GDQP-AN trường học năm học 2015 – 2016, Sở GDĐT yêu cầu Hiệu trưởng các trường có kế hoạch thực hiện./. GIÁM ĐỐC. Nơi nhận: - Các trường THPT; - Trường PTDTNT - Lưu VP, GDTrH.. Mẫu T1. - 73 -.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT: _________. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. . BÁO CÁO KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN GDQP-AN NĂM HỌC 2015 - 2016 1. Thực hiện phân phối chương trình: + Khối 10: + Khối 11: + Khối 12: 2. Phương thức học tập: + Khối 10: + Khối 11: + Khối 12: 3. Phân công giảng dạy: + Giáo viên của trường:. TT. Họ và tên. Nữ. Năm sinh. Chuyên môn đào tạo. Nơi đào tạo. Phụ trách dạy các lớp. Nữ. Năm sinh. Chuyên môn đào tạo. Nơi đào tạo. Phụ trách dạy các lớp. 1 2 + Giáo viên thỉnh giảng:. TT. Họ và tên. 1 2 4. Sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu hướng dẫn: + Số học sinh có sách giáo khoa GDQP-AN: …………………… tỉ lệ ………. % + Số giáo viên có sách giáo viên GDQP-AN: …………………… tỉ lệ ………. % + Các tài liệu khác về GDQP-AN: …………………………………………………. 5. Thiết bị dạy học: TT. Tên loại dụng cụ. Số lượng. Tốt. Chất lượng T.Bình Kém. Ghi chú. 1 2. 6. Kiến nghị: ………………… ……………, ngày tháng 9 năm 2015 HIỆU TRƯỞNG @ Báo cáo này gởi về Phòng GDTrH trước ngày 15/9/2015. Mẫu T2. - 74 -.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT: _________. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. . BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KÌ I (hoặc Tổng kết năm học) MÔN GDQP-AN NĂM HỌC 2015 - 2016 1. Kết quả học tập:. KHỐI. Tổng Tổng số số học lớp sinh. KẾT QUẢ Khá Đạt. Giỏi SL. %. SL. %. SL. %. Số HS Không đạt Được miễn SL. %. SL. %. 10 11 12 Cộng (Nữ) 2. Những mặt làm được: 3. Khó khăn, hạn chế: 4. Kiến nghị, đề xuất: …………………., ngày ___ tháng ___ năm _____ HIỆU TRƯỞNG. @ Báo cáo này gởi về Phòng GDTrH: - Sơ kết: trước ngày 31/12/2015; - Tổng kết: trước ngày 20/5/2016.. - 75 -.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> UBND TỈNH TÂY NINH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Số:. /SGDĐT-GDTrH. Tây Ninh, ngày. tháng 8 năm 2015. V/v hướng dẫn thực hiện một số hoạt động Đoàn, Hội, Đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2011 -2020 và năm học 2015 -2016 DỰ THẢO. Thực hiện kế hoạch năm học 2015 -2016, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng một số hoạt động trọng tâm trong công tác Đoàn, Hội, Đội và chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) và Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2011 -2020 năm học 2015- 2016 cụ thể như sau: PHẦN A: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - Thực hiện đủ các chủ đề quy định mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng. Tích hợp nội dung trong các chủ điểm tháng cho phù hợp với đặc trưng của trường và địa phương, không cắt xén nội dung chương trình. Chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho HS thông qua từng hoạt động trong các chủ điểm tháng. - Các hoạt động trọng tâm: + Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; + Tiếp tục phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình “Khi tôi 18” có hiệu quả. + Giáo dục tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và bảo tồn sự đa dạng sinh học; + Giáo dục phòng chống AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội; + Giáo dục trật tự an toàn giao thông, + Những hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương, + Giáo dục Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em, + Những hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, vui chơi giải trí và 1 số hoạt động khác. II. QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CÁC CHỦ ĐIỂM 1. Chủ đề - 76 -.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> a. Đối với cấp THCS Các chủ đề hoạt động trong tháng không thay đổi so với các năm học trước, cụ thể: - Tháng 9: Truyền thống nhà trường. - Tháng 10: Chăm ngoan, học giỏi. - Tháng 11: Tôn sư trọng đạo. - Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn. - Tháng 1, 2: Mừng Đảng, Mừng Xuân. - Tháng 3: Tiến bước lên Đoàn. - Tháng 4: Hoà bình và Hữu nghị. - Tháng 5: Bác Hồ kính yêu. - Tháng 6, 7 ,8: Tích cực tham gia các hoạt động hè tại địa phương. b. Đối với cấp THPT Các chủ đề hoạt động trong tháng không thay đổi so với các năm học trước, cụ thể: - Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. - Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. - Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. - Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. - Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng. - Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp. - Tháng 4: Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác. - Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ. - Tháng 6, 7 , 8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. 2. Quỹ thời gian - Mỗi chủ đề được thực hiện trong 1 tháng, trừ chủ đề “Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”. - Tổ chức thực hiện xen kẽ 1 tuần thực hiện, 1 tuần nghỉ. 3. Nội dung thực hiện - Giáo viên có thể chọn 1 nội dung và hình thức phù hợp để soạn thiết kế 1 hoạt động cho lớp mình căn cứ theo chủ đề của từng tháng và kế hoạch chung của trường.. - 77 -.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> - Chủ đề hoạt động “Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo” vẫn được tổ chức trên quy mô cấp trường. - Nội dung tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: Theo tài liệu hướng dẫn trong Hội nghị tập huấn “Dạy học tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”” của Sở GD&ĐT. + Đối với cấp THCS: Tập trung chủ yếu vào các hoạt động ở các chủ điểm: tháng 10, tháng 12, tháng 1, tháng 2, tháng 3, tháng 4 và tháng 5. + Đồi với cấp THPT: Tập trung chủ yếu vào các hoạt động ở các chủ điểm: tháng 1, tháng 2, tháng 4, tháng 5, tháng 11 và tháng 12. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Công tác tổ chức - Thực hiện theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mỗi trường thành lập Ban chỉ đạo HĐGDNGLL gồm: + Trưởng ban: Hiệu trưởng. + Phó ban: Phó Hiệu trưởng hoặc Bí thư Đoàn trường (đối với trường THPT) và Tổng phụ trách (đối với trường THCS). + Uỷ viên: Toàn thể GVCN lớp, đại diện hội cha mẹ học sinh. - Ban chỉ đạo HĐGDNGLL phải có kế hoạch cụ thể dựa vào hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Kế hoạch hoạt động phải được thông qua các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGDNGLL. - Hội đồng giáo viên, các tổ chức Đoàn thể và HS có trách nhiệm tham gia HĐGDNGLL theo kế hoạch của nhà trường. GVCN trực tiếp phụ trách HĐGDNGLL của lớp mình. 2. Soạn giáo án, thiết kế và kế hoạch HĐGDNGLL - GVCN thực hiện soạn và thiết kế điều hành hoạt động theo quy mô lớp, liên lớp và khối lớp. Lưu ý: + Quy mô liên lớp, khối lớp trong trường hợp các lớp cùng thực hiện 1 hoạt động. + Ban chỉ đạo HĐGDNGLL khi lên kế hoạch hoạt động cho từng chủ điểm tháng không được đánh đồng hay cào bằng tất cả các khối lớp thực hiện chung 1 hoạt động mà phải cụ thể hoạt động cho từng khối lớp. - Ban chỉ đạo HĐGDNGLL lên kế hoạch hoạt động theo quy mô toàn trường ngay từ đầu năm, phải dự kiến cho cả năm học và có trách nhiệm điều hành. Kế hoạch này phải được thực hiện theo từng chủ điểm tháng. - Mẫu thiết kế giáo án HĐGDNGLL theo chương trình . - 78 -.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HĐGDNGLL - Sau mỗi hoạt động, HS đều phải được đánh giá kết quả hoạt động (do GVCN đánh giá) theo yêu cầu sau: + Các cách thức đánh giá:  Trắc nghiệm, các thang đo tỉ lệ;  Phiếu tự đánh giá;  Phiếu tự hỏi, phiếu thăm dò;  Quan sát hoạt động thực tế;  Phỏng vấn;  Tọa đàm nhóm;  Bài thu hoạch;  Sản phẩm hoạt động; … + GVCN có thể linh hoạt trong việc sử dụng các cách thức đánh giá. + Tất cả các cách thức đánh giá đều phải được lượng hoá bằng điểm số. + Lưu lại toàn bộ các kết quả đánh giá của HS. + Lưu ý: Việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của mỗi HS cần hết sức chú trọng đến nội dung giáo dục rèn luyện giá trị sống và kỹ năng sống cho các em. - Hướng dẫn thiết kế HĐGDNGLL (cho cấp THCS và THPT): + Xếp loại kết quả HĐGDNGLL cho từng HS theo học kỳ và cả năm, cụ thể như sau:  Tính trung bình cộng điểm số của các hoạt động trong từng tháng.  Xếp loại theo 4 mức độ: Tốt, khá, TB, yếu.  Căn cứ vào trung bình cộng điểm số (có tính hệ số) của từng tháng, cụ thể:  Học kỳ 1  Tháng 9: Hệ số 1  Tháng 10: Hệ số 1,5  Tháng 11: Hệ số 2  Tháng 12: Hệ số 2,5 TB HKI=. ĐTBtháng 9+( ĐTBtháng10 ×1,5)+(ĐTBtháng 11 × 2)+(ĐTBtháng 12× 2,5) 7.  Học kỳ 2  Tháng 1,2: Hệ số 1 - 79 -.

<span class='text_page_counter'>(82)</span>  Tháng 3: Hệ số 1,5  Tháng 4: Hệ số 2  Tháng 5: Hệ số 2,5 TB HKII =. ĐTBtháng 1,2+(ĐTBtháng 3 ×1,5)+( ĐTBtháng 4 ×2)+(ĐTBtháng 5 ×2,5) 7.  Cả năm TB CN =. TB HKI +(TB HKII ×2) 3.  Tiêu chuẩn xếp loại  Loại tốt: Khi có ĐTB từ 8,0 trở lên.  Loại khá: Khi có ĐTB từ 6,5 – 7,9.  Loại TB: Khi có ĐTB từ 5,0 – 6,4.  Loại yếu: Khi có ĐTB < 5,0.  Không có loại kém. + Kết quả xếp loại HĐGDNGLL sẽ tham gia xếp loại hạnh kiểm của HS ở cuối mỗi học kỳ và cả năm:  Căn cứ Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và THPT; ngoài những tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm được quy định theo Thông tư trên thì việc xếp loại hạnh kiểm HS còn căn cứ vào xếp loại kết quả HĐGDNGLL như sau: Xếp loại hạnh kiểm theo Thông tư 58/2011/TTBGDĐT Tốt Khá TB. Xếp loại HĐGDNGLL. Xếp loại hạnh kiểm chung. Từ khá trở lên Dưới khá Từ trung bình trở lên Dưới trung bình Từ trung bình trở lên Dưới trung bình. Tốt Khá Khá TB TB Yếu Yếu. Các trường hợp còn lại.  Kết quả xếp loại HĐGDNGLL và hạnh kiểm HS phải được theo dõi và ghi vào sổ chấm điểm hành vi đạo đức HS của GVCN.  BGH các trường THCS và THPT cần xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh có căn cứ (hay thang điểm) cụ thể sao cho phù hợp với đặc trưng của nhà trường và địa phương mình. Lưu ý: - 80 -.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> HS..  Cần khai thác và phát huy vai trò của GVCN trong việc quản lý, kiểm tra đánh giá.  Tuyệt đối không được đánh giá hạnh kiểm HS một cách qua loa chiếu lệ hay theo cảm tính. PHẦN B: CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TRƯỜNG HỌC Căn cứ vào kế hoạch và một số nội dung định hướng trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên trường học của Trung ương Đoàn. Năm học 2015-2016 là năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 20152020; năm bầu cử đại biểu HĐND các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021; năm diễn ra các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và tuổi trẻ: kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9; 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình và triển khai một số nội dung trọng tâm trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm học 2015 -2016 cụ thể như sau: I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên gắn với triển khai hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”. Nắm chắc tình hình tư tưởng, định hướng dư luận trong thanh niên trường học. 2. Tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các lễ kỷ niệm lớn trong năm học thông qua các công trình, phần việc cụ thể, thiết thực, hiệu quả. 3. Tiếp tục triển khai sâu rộng và hiệu quả các phong trào: "Sinh viên 5 tốt” (khối cao đẳng); “Học sinh 3 rèn luyện” (khối trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề); “Khi tôi 18” (khối trung học phổ thông - trung tâm giáo dục thường xuyên). Xây dựng phong trào đặc thù cho lực lượng giáo viên, giảng viên, cán bộ trẻ trong trường học. 4. Tập trung xây dựng Đoàn vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn với Hội Liên hiệp thanh niên trong trường học. Chú trọng công tác quản lý đoàn viên, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn, Hội; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội các cấp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu hút, tập hợp, đoàn kết, giáo dục đoàn viên, học sinh, sinh viên. II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN 1. 100% Đoàn các trường thực hiện ít nhất 01 công trình thanh niên chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.. - 81 -.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 2. 100% Đoàn các trường triển khai phong trào “Khi tôi 18”(đối với khối trung học phổ thông – trung tâm giáo dục thường xuyên), phong trào “Học sinh 3 rèn luyện” (đối với khối trung cấp chuyên nghiệp - dạy nghề), phong trào “Sinh viên 5 tốt” (đối với khối cao đẳng) và xét chọn, tổ chức trao danh hiệu đối với từng phong trào. 3. 100% Đoàn cấp huyện, cấp trường (khối THPT) tổ chức Lễ trưởng thành tuổi 18 cho học sinh khối trung học phổ thông – trung tâm giáo dục thường xuyên, trao chứng nhận “Công dân tuổi 18”. 4. 100% Đoàn Thanh niên các trường học tổ chức ít nhất 01 chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”; 01 hội thảo, tọa đàm hoặc diễn đàn về “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam trong thời kỳ mới”. 5. 100% Đoàn TN các trường thành lập và duy trì các mô hình câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ theo sở thích, CLB kỹ năng xã hội. 6. 100% các huyện, thành đoàn và đoàn cấp trường tổ chức chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng hồng” và chương trình “Tiếp sức mùa thi”. 7. 100% Bí thư chi đoàn trong các trường học được tham dự ít nhất 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đoàn. 8. Mỗi Đoàn trường học giới thiệu cho Đảng từ 02 đến 03 đoàn viên là học sinh đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (cảm tình Đảng) và giới thiệu ít nhất 01 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp. 9. 100% các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc hướng dẫn, kiểm tra cơ sở Đoàn trường học tổ chức sinh hoạt chi đoàn và thực hiện chủ đề tháng; 100% Đoàn trường học tổ chức triển khai chủ đề năm học; 80% Đoàn trường học đảm bảo chất lượng sinh hoạt chi đoàn. III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Công tác giáo dục, tuyên truyền 1.1. Triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030 và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá X về "Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên giai đoạn 2013 – 2017” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thanh niên trường học, tập trung các giải pháp: - Tổ chức và tham gia các hoạt động tìm hiểu và giáo dục về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các cuộc thi với hình thức phong phú và đa dạng. - Tuyên truyền và tổ chức cho học sinh, sinh viên, cán bộ và giảng viên trẻ đăng ký các nội dung cụ thể học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các nội dung trung thực, trách nhiệm.. - 82 -.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> - Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới” với các giá trị cốt lõi, nền tảng “tâm trong”, “trí sáng”, “hoài bão lớn”, chú trọng sử dụng các hình thức tuyên truyền trực quan bằng tranh, ảnh cổ động, bài viết, đoạn phim ngắn về các tấm gương học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ trẻ tiêu biểu điển hình trên các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử của trường, đơn vị. Tăng cường công tác tuyên truyền trên trang “Thông tin tuổi trẻ”, trên website của các cơ sở đoàn về những gương “Người tốt - việc tốt”, những điển hình tiêu biểu trong thanh niên trường học có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc. - Tập trung thực hiện Chỉ thị 01 CT/TWĐTN ngày 17/5/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về việc “Tăng cường rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ Đoàn” trong cán bộ Đoàn khối trường học: tổ chức các diễn đàn, tọa đàm; tổ chức cho cán bộ Đoàn đăng ký thực hiện nội dung của Chỉ thị; tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện Chỉ thị. 1.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống của tổ chức Đoàn, Hội, bồi dưỡng lòng yêu nước, vun đắp tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm về chủ quyền Tổ quốc, trong đó bao gồm các giải pháp: - Tổ chức tuyên truyền về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gắn với các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chào mừng bầu cử đại biểu HĐND các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; tổ chức sâu rộng đợt sinh hoạt chính trị nhân kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tổ chức các hoạt động chào mừng, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của trường, của địa phương. Triển khai cho học sinh, sinh viên tham gia hội thi tìm hiểu trực tuyến lịch sử, văn hóa Việt Nam “Tự hào Việt Nam”. - Tiếp tục vận động thanh niên trường học tích cực hưởng ứng phong trào "Tôi yêu Tổ quốc tôi” thông qua tổ chức các hoạt động tuyên truyền về những hình ảnh đẹp của đất nước, con người Việt Nam, lịch sử dân tộc; triển khai hiệu quả các đợt sinh hoạt chính trị trong năm học theo hướng dẫn của Đoàn cấp trên. - Kịp thời thông tin, tuyên truyền về tình hình biên giới, hải đảo Tổ quốc cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên trẻ. Duy trì và nâng cao hiệu quả các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các trường học với đơn vị lực lượng vũ trang biên giới, tổ chức các hoạt động hướng về biên giới, hải đảo dành cho thanh niên khối trường học. 1.4. Tổ chức các hoạt động góp phần hình thành thói quen tốt trong môi trường học đường, ngoài xã hội và trên mạng internet cho thanh niên trường học như: ứng xử văn minh, thân thiện; chủ động học tập, nghiên cứu khoa học; thường xuyên đọc sách; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đặc biệt là luật giao thông đường bộ và tuân thủ kỷ luật. 1.5. Tiếp tục thực hiện Chương trình "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, tăng cường những hoạt động hỗ trợ, giao lưu với các tấm gương học sinh, sinh viên điển hình; cựu học sinh, sinh viên thành. - 83 -.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> đạt; những nhân chứng lịch sử, những tấm gương vượt khó, vươn lên,... của trường, địa phương; triển khai các hoạt động giúp đỡ học sinh, sinh viên trung bình, yếu. 1.6. Củng cố đội ngũ và phương pháp nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận của học sinh và sinh viên; kịp thời chủ động định hướng dư luận cho học sinh, sinh viên. Thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình tư tưởng và dư luận trong khối thanh niên trường học. 2. Phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” 2.1. Tiếp tục triển khai, thực hiện phong trào S" áng tạo trẻ"thông qua các cuộc thi ý tưởng sáng tạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu khoa học, ngày hội khoa học sáng tạo trẻ, hội thi tay nghề, sân chơi học thuật... dành cho học sinh, sinh viên. Thực hiện các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ học sinh, sinh viên tham gia phong trào như: - Tổ chức các hoạt động kết nối, tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên phát huy ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu khoa học. - Phát huy vai trò của giảng viên, giáo viên trẻ trong việc hướng dẫn học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học. - Kịp thời có hình thức động viên, khen thưởng ghi nhận các sản phẩm, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên trẻ. 2.2. Thực hiện các công trình, phần việc thanh niên gắn với chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Chú trọng phát huy kiến thức chuyên môn của sinh viên, giáo viên, giảng viên trẻ trong những công trình phục vụ cộng đồng, xã hội. 2.3. Tổ chức các hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ, tập trung hướng đến giữ gìn cảnh quan, môi trường học đường và của địa phương, các hoạt động an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giữ gìn an toàn giao thông, hiến máu tình nguyện. 2.4. Tiếp tục tổ chức các hoạt động, chiến dịch tình nguyện cao điểm cho từng đối tượng thanh niên trường học: chương trình "Tiếp sức mùa thi", chiến dịch tình nguyện "Mùa hè xanh”; chiến dịch tình nguyện "Hoa phượng hồng”; chương trình "Tiếp sức đến trường”... 2.5. Chú trọng việc kết nối, định hướng hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện tự phát trong học sinh, sinh viên. 3. Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” 3.1. Tiếp tục triển khai hiệu quả các phong trào“Sinh viên 5 tốt” (khối Cao đẳng), phong trào “Học sinh 3 rèn luyện” (khối Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề), phong trào “Khi tôi 18” (khối THPT-TTGDTX). Xét chọn, công nhận, tuyên dương danh hiệu Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện” các cấp đảm bảo các quy định chung. - Triển khai danh hiệu “Học sinh 3 tốt” gắn với phong trào “Khi tôi 18” và tổ chức Lễ trưởng thành Công dân tuổi 18 các cấp dành cho học sinh các trường THPT -TTGDTX. - 84 -.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> - Phát triển các mô hình câu lạc bộ “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” dành cho học sinh, sinh viên đạt danh hiệu. 3.2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh niên trường học trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Tổ chức các hoạt động tư vấn phương pháp học tập hiệu quả, phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; tham mưu lãnh đạo các trường hỗ trợ học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên trẻ nghiên cứu khoa học. 3.3. Vận động các nguồn lực để trao tặng học bổng, giải thưởng khuyến khích phong trào học tập, nghiên cứu khoa học trong thanh niên trường học. Tổ chức tuyên truyền và tham gia hướng dẫn học sinh, sinh viên vay vốn từ chương trình tín dụng dành cho học sinh, sinh viên. Chú trọng đến học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế tối đa trường hợp học sinh, sinh viên bỏ học do hoàn cảnh kinh tế. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ và phát huy sinh viên danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, học sinh đạt danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”, H " ọc sinh 3 tốt". 3.4. Tổ chức các hoạt động tư vấn mùa thi, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông; chi đoàn giáo viên phối hợp với các cơ quan chức năng, các chuyên gia về lĩnh vực nghề nghiệp, kết nối với Đoàn trường đại học, cao đẳng, học viện, trung cấp chuyên nghiệp và các cựu học sinh để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Tăng cường tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên sáng tạo khởi nghiệp thông qua các hoạt động như: giao lưu giữa học sinh, sinh viên với các chuyên gia, các doanh nhân thành đạt về vấn đề khởi nghiệp; tổ chức các khóa đào tạo trực tiếp, trực tuyến về kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp. 3.5. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên, học sinh về vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản, cách tự bảo vệ và giúp bạn bè bảo vệ trước những vấn đề tâm lý, xã hội; tuyên truyền cho học sinh, sinh viên về tác hại của bia, rượu, thuốc lá, ma túy và các chất kích thích khác, các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS. 3.6. Đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, trong đó quan tâm đến các hoạt động phát huy giá trị truyền thống; hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể lực cho thanh niên trường học. Xây dựng, củng cố và phát huy các câu lạc bộ, đội nhóm sở thích của học sinh, sinh viên. Tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo trường có những hình thức hỗ trợ về kinh phí hoặc cơ sở vật chất để tổ chức nhiều sân chơi cho học sinh, sinh viên. Triển khai chương trình “Sắc màu tuổi hoa” trong khối THPT, TTGDTX. 3.7. Phối hợp với ngành liên quan để tổ chức Đoàn tổ chức các hoạt động trang bị kỹ năng thực hành xã hội trong trường học, tham gia vào chương trình giáo dục kỹ năng trong nhà trường. Phối hợp tổ chức các hoạt động tọa đàm, diễn đàn, tập huấn,… để nâng cao kiến thức, kỹ năng về hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên, đặc biệt các nội dung liên quan về Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 (AEC 2015), TPP..., đặc biệt trong các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. 3.8. Phát động phong trào thi đua dạy tốt trong giáo viên, giảng viên trẻ. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ đối tượng này, đặc biệt là giáo viên, giảng viên trẻ ở các vùng khó. - 85 -.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> khăn, biên giới: hỗ trợ trang thiết bị dạy học, nhà ở, đời sống tinh thần, chia sẻ kiến thức chuyên môn giữa giáo viên, giảng viên,... 4. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn, tham gia xây dựng Đảng 4.1. Tập trung phát triển “Lớp Đoàn viên 85 năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, đảm bảo việc kết nạp đúng tiêu chuẩn, nguyên tắc, quy trình, thủ tục kết nạp đoàn viên mới, tổ chức lễ kết đoàn viên trang trọng. Thực hiện chương trình Rèn luyện đoàn viên gắn với thực hiện các phong trào hành động của Đoàn thanh niên, Hội LHTN viên trường. 4.2. Củng cố, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, triển khai hiệu quả hướng dẫn sinh hoạt Đoàn nơi cư trú của đoàn viên khối trường học. Tiếp tục hướng dẫn các Chi đoàn sử dụng hiệu quả 02 tiết học/tháng dành cho sinh hoạt Đoàn và giáo dục kỹ năng trong các trường trung học phổ thông. 4.3. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cán bộ đoàn các cấp khối trường học; tổ chức các cuộc thi, hoạt động tuyên dương, khen thưởng bí thư chi đoàn giỏi. Nâng cao vai trò, trách nhiệm giáo viên, giảng viên trẻ trong tham gia hoạt động Đoàn. Phổ biến rộng rãi kiến thức, tài liệu, sách kỹ năng, mô hình, giải pháp hoạt động Đoàn thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, các bảng tin, trang tin... 4.4. Phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp. Nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú, phấn đấu tăng tỉ lệ đoàn viên ưu tú được phát triển Đảng. IV. DỰ KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LỚN 1. Hoạt động lớn các đơn vị thực hiện và tổ chức 1. Tham gia hội thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam “Tự hào Việt Nam” (Tháng 9/2015- tháng 01/2016) 2. Xét chọn và trao Danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” (Tháng 4/2016). 3. Lễ trưởng thành “Khi tôi 18” cấp trường. (Tháng 5/2016) 4. Chương trình “Tiếp sức mùa thi”, Chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Hoa Phượng đỏ” (Từ tháng 6 – tháng 9/2016). PHẦN C: CÔNG TÁC ĐỘI VÀ PHONG TRÀO THIẾU NHI I. TRỌNG TÂM CÔNG TÁC 1. Đổi mới nội dung, hướng dẫn thiếu nhi tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”. Tuyên truyền cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. 2. Đổi mới có chất lượng hình thức tuyên truyền, giáo dục đạo đức, truyền thống, lịch sử cho thiếu nhi, đảm bảo đội viên hiểu ý nghĩa và mục tiêu của từng phong trào Đội. 3. Tích cực nghiên cứu, cải tiến cách thức thực hiện phong trào Đội theo hướng “Phong trào cũ, cách làm mới”. - 86 -.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 4. Phát huy và nhân rộng các mô hình giáo dục kỹ năng sống, các chương trình trãi nghiệm cho thiếu nhi. Củng cố, nâng cao chất lượng các điểm vui chơi hiện có, phát triển các điểm vui chơi mới cho thiếu nhi 5. Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đội, Sao; Phát huy vai trò của Hội đồng Đội xã, phường, thị trấn trong tập hợp, xây dựng điểm vui chơi thường xuyên cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư. Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội. Phát huy vai trò phối hợp của phụ trách Đội trong nhà trường (giáo viên chủ nhiệm); tính chủ động, tự quản của Ban chỉ huy Liên - Chi đội trong hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi. II. CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2015 -2016 Thiếu nhi Việt Nam Phát huy truyền thống Hiếu học, chăm ngoan Tiến bước lên Đoàn III. MỘT SỐ CHỈ TIÊU NĂM HỌC 2015 – 2016 1. 100% Liên đội nhà trường tham gia tổ chức Lễ Khai giảng gắn với phát động chủ đề năm học 2015 – 2016 đồng loạt, thống nhất phần nghi lễ Đội. 2. 100% Liên đội thực hiện ít nhất 01 công trình măng non chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các ngày lễ lớn. 3. Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 ngôi nhà Khăn quàng đỏ giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh. 4. Mỗi huyện, thành phố kết nạp ít nhất 800 đội viên mới. 5. 100% Hội đồng Đội cấp huyện tổ chức Hội thi Nghi thức Đội. 6. 100% Hội đồng Đội cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn tổ chức Hội thi Phụ trách Sao giỏi. 7. 100% Giáo viên – Tổng phụ trách Đội và cán bộ phụ trách thiếu nhi được bồi dưỡng, tập huấn về nghi thức, nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đội. 8. Mỗi huyện, thành phố chăm sóc, giúp đỡ ít nhất 200 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. IV. CHỈ TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP: 1. Chương trình 1: “Tự hào truyền thống, Tiếp bước cha anh” - Tổ chức đa dạng, hấp dẫn các hoạt động tuyên truyền, giáo dục theo chủ điểm, các ngày lễ, kỷ niệm.. - 87 -.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Trong đó, tập trung tuyên truyền các nội dung: + Phong trào “Em yêu lịch sử Việt Nam”: hình thành cho các em lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc, thông qua: Hội trại truyền thống, hội thi, diễn đàn, về nguồn, giao lưu, giờ học lịch sử,… + Tuyên truyền về Biển, Đảo: thông qua chiếu phim tư liệu, triển lãm hình ảnh Hoàng Sa-Trường Sa, tổ chức hội thi “Biển đảo trong em”, viết thư gửi chiến sỹ hải quân, chuyên mục phát thanh măng non “Tự hào biển đảo Việt Nam”, thi trắc nghiệm tìm hiểu về biển đảo… + Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, trong đó chú trọng tuyên truyền: 70 năm Cách mạng Tháng tám thành công và Quốc khánh 2/9, 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 75 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. + Đồng loạt tổ chức lễ khai giảng gắn với phát động chủ đề năm học 2015 – 2016 theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn. - Hướng dẫn đội viên, nhi đồng thực hiện hiệu quả phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”. + Đội viên, nhi đồng đồng thanh đọc thuộc “Năm điều Bác Hồ dạy” đầu buổi học + Đội viên đăng ký sửa đổi khuyết điểm hoặc phần việc tốt, có cách làm mới, các hình thức giúp thiếu nhi thi đua học tốt, chăm ngoan, làm việc tốt. + Liên đội phấn đấu thực hiện “Mỗi tuần một câu chuyện” trong sinh hoạt dưới cờ: phân công đội viên kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những tấm gương sáng, bình dị, có thật xung quanh mình mà các em tìm hiểu được. - Duy trì tốt chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” các cấp, lập quỹ “Thắp sáng ước mơ”. Tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” thông qua phong trào: “Trần Quốc Toản”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”: chăm sóc, giúp đỡ, vận động quyên góp ủng hộ Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách neo đơn, thương binh, liệt sỹ, chỉnh trang nghĩa trang liệt sỹ, bia tưởng niệm,…; tìm hiểu các di tích lịch sử, cách mạng. - Phong trào “Vì điểm tựa tiền tiêu”: góp phần động viên về vật chất, tinh thần cho chiến sỹ biên giới, hải đảo; giúp đỡ thiếu nhi và nhân dân vùng biên giới thông qua hoạt động: viết thư thăm hỏi, tặng quà; giúp đỡ thân nhân của chiến sỹ… - Phấn đấu thực hiện vượt chỉ tiêu phong trào “Kế hoạch nhỏ” bằng nhiều hình thức, cách làm để tiếp tục thực hiện công trình măng non, ủng hộ, hỗ trợ cho đội viên, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. - Tuyên truyền, giới thiệu, tìm hiểu về tổ chức Đội, Đoàn; hình ảnh đẹp của người đội viên, đoàn viên qua sinh hoạt dưới cờ, phát thanh măng non, diễn đàn “Tự hào truyền. - 88 -.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> thống Đội ta”, “Tiến lên đoàn viên”, “Yêu Sao, yêu Đội”, “Khăn quàng thắm mãi vai em”… các hội thi, về địa danh lịch sử, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu. 2. Chương trình 2: “Luyện rèn tri thức, Vững bước tương lai” - Chú trọng các hình thức, cách làm sáng tạo theo tinh thần “Học mà chơi, chơi mà học” giúp thiếu nhi thực hiện có kết quả phong trào học tốt: phân công giúp đỡ bạn học yếu, hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên học tốt; tổ chức các hội thi, diễn đàn chia sẻ về phương pháp học, về ý tưởng sáng tạo, về vai trò của học tập đối với bản thân và xã hội… - Có hoạt động khuyến khích và định hướng thiếu nhi tiếp cận và sử dụng Internet lành mạnh (tổ chức ngày hội khám phá Internet, thi sưu tầm và giới thiệu trang web hay…); triển khai và tham gia tích cực cuộc thi “Sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi toàn quốc lần thứ XII”, Hội thi “Tin học trẻ” các cấp, cuộc thi “Chinh phục vũ môn” toàn quốc lần thứ II, năm học 2015 - 2016. - Tổ chức “Ngày hội học tốt”, “Ngày hội Đọc”, diễn đàn thiếu nhi theo chủ đề học tập, thư viện lưu động…Quan tâm tổ chức các hoạt động khơi dậy tinh thần ham đọc sách, phong trào “Đọc và làm theo báo Đội” trong đội viên, nhi đồng. - Phát động các phong trào hưởng ứng cuộc vận động “Vòng tay bè bạn” như: “Giúp bạn tới trường-Hướng tới tương lai”, “Áo trắng tặng bạn”, “Nuôi heo đất tặng bạn”, “Xe đạp 1.000 đồng”… 3. Chương trình 3: “Vui khỏe an toàn, Học ngàn điều hay” - Tổ chức kết nghĩa giữa các Liên đội (khuyến khích giao lưu, kết nghĩa giữa thiếu nhi thành phố và vùng biên giới, khó khăn); tổ chức hoạt động giao lưu, văn hóa dân gian, văn nghệ, hội trại.. - Duy trì, đổi mới phương thức hoạt động của các đội hình chuyên: “Thiếu niên chữ thập đỏ”, “Đội sao đỏ”, “Đội cờ đỏ”, “Đội tuyên truyền măng non”, “Đội phát thanh măng non”, câu lạc bộ “Phóng viên nhỏ tuổi”, câu lạc bộ “Quyền trẻ em”… - Tuyên truyền Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; chống xâm hại và bạo lực trẻ em. - Tuyên truyền, triển khai thiếu nhi tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống: Học kỳ trong quân đội, học làm người có ích, Ngày tự lập… tổ chức các lớp tập huấn phòng chống tai nạn thương tích, chống đuối nước cho thiếu nhi - Tổ chức có hiệu quả các phong trào giúp thiếu nhi có ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành pháp luật giao thông; giữ gìn và phát huy văn hóa dân gian, bản sắc dân tộc; làm “Nghìn việc tốt”. - Phối hợp với các xã, phường, thị trấn tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho thiếu nhi. 4. Chương trình 4: “Xây dựng Đội vững mạnh, Cùng tiến bước lên Đoàn”. - 89 -.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 4.1/ Công tác nhi đồng: * Đối với khối tiểu học - Ngay từ đầu năm, liên đội thành lập Sao Nhi đồng, đặt tên Sao, Bầu trưởng Sao, phân công Đội viên phụ trách Sao Nhi đồng (có danh sách phân công, luân phiên phụ trách các Sao nhi đồng theo học kỳ), tiến hành tập huấn cho phụ trách Sao; hướng dẫn sinh hoạt đúng quy định, thường xuyên cập nhật và đổi mới hình thức sinh hoạt Sao Nhi đồng hấp dẫn, tươi vui gắn với các vấn đề về giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, nếp sống. Xây dựng mô hình “Sao tự quản” trong học tập, vui chơi, sinh hoạt. Duy trì sinh hoạt Sao 1 lần/tuần. - 100% nhi đồng tập hợp và sinh hoạt trong Sao nhi đồng; thực hiện chương trình dự bị đội viên. - Tăng cường công tác phối hợp giữa Tổng phụ trách Đội và giáo viên phụ trách lớp trong tổ chức sinh hoạt Sao Nhi đồng. Kết hợp tổ chức các cuộc thi “Ai tài-ai khéo”, “Sao vui của em”, “Em là phụ trách Sao”… * Đối với khối THCS - Giới thiệu cho đội viên biết cơ bản về Sao nhi đồng và hoạt động của Sao Nhi đồng. - Phân công phụ trách Sao là đội viên tiêu biểu và phụ trách Sao về tham gia sinh hoạt Sao tại Liên đội tiểu học trên địa bàn hoặc Liên đội tiểu học kết nghĩa ít nhất 1 lần/ học kỳ. 4.2/ Công tác Đội viên: - Triển khai 100% đội viên thực hiện chương trình rèn luyện đội viên sửa đổi. Tiến hành kiểm tra và công nhận chuyên hiệu đúng hướng dẫn của Hội đồng Đội tỉnh. - Tiến hành công tác dự bị đoàn viên (đối với đội viên lớp 8,9): trang bị kiến thức cơ bản về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các hoạt động Đoàn, hình ảnh người Thủ lĩnh thanh niên thông qua hình ảnh, phim tư liệu, bài viết… Làm tốt công tác bàn giao đội viên đã trưởng thành để tiếp tục bồi dưỡng, phát triển đoàn viên. - Bồi dưỡng và kết nạp đội viên mới; tiến hành trưởng thành Đội đúng Điều lệ và hướng dẫn. Khuyến khích các liên đội tổ chức lễ kết nạp đội viên tại các khu di tích lịch sử, địa điểm truyền thống cách mạng của địa phương - Bàn giao học sinh về tham gia sinh hoạt hè tại địa phương vào dịp tổng kết năm học, phối hợp với Đội trên địa bàn dân cư để tổ chức hoạt động cho thiếu nhi. 4.3/ Công tác xây dựng Ban chỉ huy liên, chi đội: - Triển khai Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ chỉ huy Đội TNTP Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2017”. Chú trọng công tác lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo Ban chỉ huy Liên, chi đội. - 90 -.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> - Tổ chức Đại hội liên đội, chi đội đúng quy định, thời điểm (hoàn thành trước 15/10/2015) - Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho BCH liên đội, chi đội, đội chuyên đầu năm - Tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng các gương Chỉ huy Đội điển hình. Tổ chức các cuộc thi “Chỉ huy Đội giỏi”, “Thủ lĩnh trẻ tương lai”, “Lãnh đạo trẻ tương lai”…qua đó bồi dưỡng kỹ năng, tạo động lực giúp các em tích cực tham gia công tác Đội 5. Chương trình 5: “Khăn hồng tình nguyện, Chắp cánh yêu thương” (dành cho Hội đồng Đội các huyện, thành phố) - Xây dựng kế hoạch tình nguyện trong năm (ít nhất 03 hoạt động/năm) cho Đội khăn hồng tình nguyện gắn với các hoạt động vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ cộng đồng, gia đình chính sách, thương binh liệt sỹ - Duy trì sinh hoạt câu lạc bộ Tổng phụ trách cấp huyện với các nội dung: truyền lửa nhiệt tình trong công tác, trao đổi các chương trình, các mô hình công tác Đội hiệu quả; học hỏi kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội; quan tâm và hỗ trợ đời sống các thành viên… - Triển khai tốt, phù hợp “Chương trình rèn luyện phụ trách Đội” cho 100% Giáo viên-Tổng phụ trách Đội. Tùy điều kiện, tổ chức “Liên hoan Phụ trách Đội”, họp mặt các thế hệ phụ trách Đội (hình thức hành trình du khảo về nguồn). Bình xét, giới thiệu gương Phụ trách Đội xuất sắc nhận “Giải thưởng Cánh én hồng” về Hội đồng Đội tỉnh trước 20/5/2016. V. DỰ KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LỚN 1. Một số hoạt động triển khai đồng loạt tại cơ sở: - Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo tổ chức Khai giảng năm học mới 2015 – 2016 tại tất cả các trường Tiểu học, Trung học cơ sở (theo phương án đồng loạt vào sáng 05/9/2015, có sự hướng dẫn thống nhất về nghi thức của ngành Giáo dục và tổ chức Đoàn, Đội) - Tổ chức “Đêm hội trăng rằm” nhân dịp tết trung thu ở tất cả các cơ sở Đội trong cả nước vào tối 14/8 âm lịch - Lễ mít tinh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, gặp mặt điển hình tiên tiến thực hiện Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” (dự kiến vào ngày 15/5/2016) 2. Một số hoạt động triển khai cấp tỉnh: + Chương trình “Đêm hội trăng rằm” và tổ chức Hội thi khéo tay Trung thu cấp tỉnh (tháng 9/2015) + Hội thi “Tiếng hát Vành Khuyên” (tháng 1/2016). - 91 -.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> + Thi Nghi thức Đội, Phụ trách Sao giỏi và Liên hoan trống kèn Đội ta (tháng 3/2016) + Tổ chức hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày thanh lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (tháng 5/2016) + Tổ chức Hội thi Tin học trẻ cấp tỉnh (tháng 6/2016) + Ngày hội thiếu nhi Việt Nam gắn với khai mạc hè (nhân dịp quốc tế thiếu nhi 1/6) + Tổng kết công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015 – 2016, triển khai chương trình công tác Đội năm học 2016 – 2017 (dự kiến tháng 8/2016) PHẦN D : Triển khai thực hiện Chương trình 2: Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức nghề nghiệp trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh năm 2015. I. MỤC TIÊU Nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, thể chất và công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong cho thanh niên học sinh, sinh viên trong nhà trường. Tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có tri thức đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước gắn với nhiệm vụ và mục tiêu Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012 – 2020 của tỉnh Tây Ninh. Xây dựng đội ngũ thanh niên có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề ý thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao gắn với thực tiễn. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh niên trong trường học; xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Phát huy trí tuệ, khả năng sáng tạo và tiềm năng của tuổi trẻ góp sức xây dựng tỉnh Tây Ninh phát triển bền vững. II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Công tác tuyên truyền: Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2012 – 2020 của tỉnh Tây Ninh và kế hoạch Chương trình 2 nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức nghề nghiệp trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tây Ninh năm 2015 đến toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong nhà trường. - Giải pháp thực hiện: + Thông qua các buổi họp trong nhà trường; các buổi sinh hoạt ngoại khóa của các tổ chức Đoàn, Hội, tiết sinh hoạt dưới cờ.. - 92 -.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> + Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho đoàn viên, thanh niên trong nhà trường. + Khuyến khích thanh niên tham gia tốt các hội thi Khoa học kỹ thuật, Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn dành cho học sinh trung học, hội thi Sáng tạo trẻ giúp thanh niên tiếp cận và làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có tri thức đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước gắn với nhiệm vụ và mục tiêu của Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2012 – 2020 của tỉnh Tây Ninh. 2. Khắc phục tình trạng thanh thiếu niên bỏ học ở các trường THCS, THPT, TTGDTX các huyện, thành phố. - Giải pháp thực hiện: + Các đơn vị phối hợp với các ban ngành đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương chăm lo, làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên; + Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh để duy trì sỉ số học sinh trong nhà trường phổ thông và có những giải pháp ngăn chặn học sinh bỏ học giữa chừng, kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học xuống mức thấp nhất ở bậc trung học; + Chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phối hợp tốt Ban đại diện cha mẹ học sinh, đồng thời báo cáo các cấp ủy, UBND địa phương để hỗ trợ nhà trường vận động học sinh bỏ học trở lại trường; + Ngoài ra, để cuốn hút các em có hứng thú khi học tập, các trường cần có những giải pháp xây dựng, tổ chức các hoạt động phong trào đoàn, hội trong nhà trường, tạo môi trường học tập thân thiện giúp các em an tâm đến trường; + Nhà trường phải đánh giá được chất lượng lượng đầu vào để có giải pháp dạy và học thích hợp nhằm hạn chế số học sinh lưu ban, bỏ học; + Cần kết hợp đồng bộ cả 3 yếu tố, đó là nhà trường, gia đình và xã hội nhằm ngăn chặn học sinh bỏ học giữa chừng, hàng tháng BGH họp đánh giá, rút kinh nghiệm tìm ra giải pháp kéo giảm học sinh bỏ học có hiệu quả nhất; + Đối với những học sinh có học lực yếu không theo kịp chương trình và có biểu hiện muốn bỏ học, nhà trường nên tổ chức các buổi học phụ đạo và đồng thời thành lập các câu lạc bộ học tập giúp cho các em có học lực khá, giỏi kèm cặp giúp đỡ bạn có học lực yếu, kém lấy lại kiến thức cơ bản góp phần hạn chế các em bỏ học giữa chừng và lưu ban cuối năm. 3. Các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố nâng tỉ lệ học sinh THCS được phân luồng vào học nghề và trung cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp THCS tăng từ 1% trở lên so với năm 2014. - Giải pháp thực hiện: + Các phòng giáo dục huyện, thành phố chỉ đạo các trường THCS thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trong phụ huynh học sinh;. - 93 -.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> + Đổi mới công tác giáo dục và tư vấn hướng nghiệp trong trường trung học cơ sở và tạo điều kiện cho học sinh đi tham quan các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh để các em có định hướng lựa chọn nghề trong tương lai; + Trường trung cấp chuyên nghiệp nắm thông tin, nhu cầu nguồn lao động trên địa bàn tỉnh và đầu tư mở rộng ngành học mới, nâng chỉ tiêu tuyển sinh để thu hút học sinh sau THCS tham gia học tập. 4. Nâng tỉ lệ thanh niên học sinh đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương cao hơn so với năm học trước. - Giải pháp thực hiện: + Các trường THPT và TTGDTX trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh cuối cấp và có giải pháp nâng tỉ lệ thanh niên học sinh đạt trình độ học vấn THPT; + Các trường trung cấp chuyên nghiệp xây dựng kế hoạch giảng dạy văn hóa và chuyên ngành cho phù hợp với khung chương trình do Bộ Giáo dục qui định; + Làm tốt công tác đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá trong nhà trường; + Có kế hoạch giúp đỡ HS học lực yếu kém ở các lớp cuối bậc học THPT, nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục bậc trung học và hiệu quả công tác quản lý nhà trường và các hoạt động giáo dục ở các đơn vị. 5. Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp nghề cho 100% thanh niên học sinh trong nhà nhà trường. - Giải pháp thực hiện: + Các trường THCS phân công hợp lý đội ngũ GV thực hiện hoạt động giáo dục nghề phổ thông và kết hợp với các TTGDTX tổ chức dạy nghề cho học sinh, đồng thời phối hợp với các trường trung cấp nghề, trung chuyên nghiệp tư vấn hướng nghiệp nghề đặc biệt quan tâm học sinh cuối cấp, tập trung hướng dẫn học sinh lựa chọn phân luồng sau THCS một cách có hiệu quả. + Các trường THPT và các trung tâm giáo dục thường xuyên rà soát và chỉ đạo thực hiện tốt tiết dạy giáo dục hướng nghiệp nghề trong trường phổ thông và phối hợp với các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh để làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp nghề cho thanh niên học sinh. Phân công hợp lý đội ngũ GV thực hiện hoạt động giáo dục nghề phổ thông và tổ chức dạy nghề cho học sinh cuối cấp. + Giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh tham quan các trường cao đẳng, đại học đồng thời giới thiệu ngành nghề địa phương nói riêng và cả nước nói chung để các em có định hướng chọn trường, chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả cao. 6. Nâng tỉ lệ lao động trẻ được qua đào tạo tăng từ 1% trở lên so với năm 2014. - Giải pháp thực hiện: + Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để nắm thông tin, nhu cầu nguồn lao động trên địa bàn tỉnh, đồng thời chỉ đạo các trường các phòng giáo dục, các trường THPT, TTGDTX các huyện, thành phố phối hợp với các. - 94 -.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề tỉnh làm tốt công tác tư vấn tuyển sinh nghề nhằm nâng tỉ lệ thanh niên tham học nghề. + Trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh làm tốt công tác tuyển sinh, tăng chỉ tiêu đào tạo và mở rộng ngành, nghề mới; đổi mới phương pháp giảng dạy; đào tạo phù hợp với trình độ, nhận thức của người học, áp dụng thực tế để khi hoàn thành khóa học thanh niên có kỹ năng thực hành; thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp chuyển mạnh hình thức đào tạo theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo nhu cầu của nguồn lao động; nâng cao nhận thức về chất lượng đào tạo gắn với việc làm trong thời gian tới. + Các trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch liên kết mở rộng ngành, nghề đào tạo; chú trọng đào tạo nghề nông thôn cho thanh niên; đào tạo phải gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động để thu hút thanh niên tham gia học tập; riêng Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh chủ động tham mưu, liên kết với các trường cao đẳng, đại học mở các lớp đào tạo để thu hút thanh niên trên địa bàn tham gia học tập, nâng cao trình độ. + Các trường THCS, THPT các huyện, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền; thực hiện tốt chủ trương phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề; phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh phân tích, phân luồng từng đối tượng học sinh để có định hướng, khuyến khích các em tham gia học tập ở các trường Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh theo năng lực để góp phần nâng tỉ lệ trẻ qua đào tạo. 7. Các trường THPT và TTGDTX các huyện, thành phố nâng tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm 2015 tăng từ 1% trở lên. - Giải pháp thực hiện: + Thủ trưởng các đơn vị trường THPT và TTGDTX các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và phối hợp tốt với các trường cao đẳng, đại học lựa chọn giải pháp tư vấn, định hướng phù hợp cho học sinh để nâng tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ở từng đơn vị; tổ chức cho học sinh tham quan các ngành nghề ở các trường đại học, cao đẳng . + Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, ôn tập, luyện thi…,để các em tham gia tốt kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển vào cao đẳng, đại học. + Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách có hiệu quả. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thành phố Tham mưu và phối hợp với các ban ngành, đoàn thể huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chỉ tiêu phát triển thanh niên trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.. - 95 -.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Xây dựng kế hoạch và triển khai tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh các trường THCS. Nâng cao chất lượng giáo dục cấp THCS, chủ động xây dựng trường học học thân thiện, học sinh tích cực, chú trong môi trường xanh – sạch – đẹp và tổ chức tốt các tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường để thu hút các em tham gia. Khắc phục và kéo giảm tình trạng thanh thiếu niên bỏ học và giảm tỉ lệ học sinh lưu ban. Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, giá trị sống, kỹ năng sống; thể dục thể thao; tạo điều kiện, khuyến khích cho học sinh trong nhà trường nâng cao trình độ ngoại ngữ; chăm lo giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. 2. Các trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thành phố Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2012- 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012- 2020; Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện Chương trình phát triển thanh niên hàng năm, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế ở từng đơn vị. Phối hợp các ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương để hoàn thành tốt kế hoạch đã đề ra. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông thôn cho thanh niên trên địa bàn; nâng tỉ lệ thanh niên học sinh đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương tăng hàng năm; làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp nghề; liên kết với các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng , đại học mở các ngành, nghề phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương để nâng tỉ lệ lao động trẻ qua đào tạo tăng hàng năm. 3. Các trường trung học phổ thông Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các đơn vị để làm tốt công tác chăm lo, giáo dục và phát triển thanh niên tại đơn vị. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2012- 2020 của Thủ tướng Chính phủ, chương trình phát triển thanh niên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012- 2020; Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện Chương trình phát triển thanh niên hàng năm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế ở từng đơn vị. Khắc phục tình trạng thanh thiếu niên bỏ học, lưu ban giảm mỗi năm; thanh niên học sinh đạt trình độ học vấn Trung học phổ thông tăng hàng năm; thanh niên học sinh được giáo dục hướng nghiệp nghề trong nhà trường đạt hiệu quả cao; tăng cường công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách có hiệu quả nhằm nâng tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm. 4. Các trường trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế ở từng đơn vị. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2012- 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012- 2020.. - 96 -.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các đơn vị để làm tốt công tác chăm lo, giáo dục và phát triển thanh niên tại đơn vị. Rà soát, tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các chính sách vay ưu đãi phục vụ học tập. Tham mưu với các ban ngành và xây dựng kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở rộng ngành, nghề mới phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, để góp phần nâng tỉ lệ trẻ qua đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn lao động. PHẦN E: CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ HỌP ĐỊNH KỲ 1. Chế độ báo cáo : Báo cáo sơ kết trước ngày 19/12/2015 và báo cáo tổng kết trước ngày 17/5/2016 qua địa chỉ mail: 2. Họp giao ban định kỳ - Họp triển khai kế hoạch hoạt động Đoàn, Hội, Đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011- 2020 năm học 2015 – 2016 : Tháng 9/2015. - Sơ kết các hoạt động Đoàn, Hội, Đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011- 2020 và triển khai kế hoạch hoạt động học kỳ II : Tháng 12/2015. - Tổng kết các hoạt động Đoàn, Hội, Đội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011- 2020 và triển khai kế hoạch hoạt động hè năm 2016 : Tháng 5/2016.. GIÁM ĐỐC. Nơi nhận: - Các phòng GDĐT; - Các trường THPT; - Trường PTDTNT; - Trường TNGDPT; - Lưu VP, GDTrH.. - 97 -.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> LỊCH THỜI GIAN TRONG NĂM HỌC 2015-2016. THÁN G. TUẦN CM. (Từ tháng 8/2015 đến tháng 5/2016) LỊCH NGÀY TRON G TUẦN Thứ 2. 8/2015 1 2. 9/2015. 11/2015. Thứ 3. Thứ 4. Thứ 5. Thứ 6. Thứ 7 1. CN 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. Ổn định, ôn tập đầu năm. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. Ngày bắt đầu HK1. 01/9. 2. 3. 4. 5. 6. Nghỉ lễ 2/9, Khai giảng năm học. 31. 3. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 4. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 5. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30 01/10. 2. 3. 4. 6. 10/2015. GHI CHÚ. 7. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 8. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 9. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 10. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 01/11. 11 12. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 13. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 14. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 15. 30. - 98 -. Thi HSG vòng tỉnh THPT.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 12/2015. THÁN G. 01/12. 2. 3. 4. 5. 6. 16. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 17. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 18. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 19. 28. 29. 30. 31. TUẦN CM. LỊCH NGÀY TRON G TUẦN Thứ 2. Sơ kết HK1. GHI CHÚ Thứ 3. Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7. CN. 01/01. 2. 3. 20. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 21. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 22. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 23. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. *. 01/2. 2. 1/2016. 8 (01/01 AL). 9 (02/01 AL). 24. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 25. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 01/3. 2. 3. 4. 5. 6. 2/2016. 26. 3/2016. 4/2016. 3 4 5 6 7 (25/12 (26/12 (27/12 (28/12 (29/12 AL) AL) AL) AL) AL) 10 11 12 13 (03/01 (04/01 (05/01 (06/01 AL) AL) AL) AL). Thi HSG vòng tỉnh MTCT (05/01). Thi HSG quốc gia lớp 12 (06,07,08/01). Nghỉ tết Nguyên Đán Bính Thân. 14. 29. 27. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 28. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 29. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31 01/4. 2. 3. 30. Nghỉ lễ 1/1 Bắt đầu HK2 (04/01). - 99 -. Thi HSG THCS và GDTX.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 5/2016. - Ngày tựu trường: 17/8/201 5 - Ngày bắt đầu HKI: 24/8/201 5 - Ngày khai giảng năm học: 05/9/201 5 - Ngày kết thúc HKI và Sơ kết HK: 31/12/20 15. 31. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 32. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 33. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 34. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 01/5. 35. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 36. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 37. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. Nghỉ lễ 10/3 AL. Nghỉ lễ 30/4, 01/5. Tổng kết năm học 21/5. - Ngày bắt đầu HKII: 04/01/2016 - Ngày kết thúc HKII: 21/5/201 6. - Ngày tổng kết năm học: 21/5/2016. (*) Ghi chú: Do tuần lễ từ 01/2-06/2/2016 chỉ học 02 ngày nên các đơn vị cho GV dạy bù các môn trễ chương trình, các môn khác vẫn tiếp tục chương trình HK2 (để dành thời gian cho các hoạt động cuối năm học); tuần lễ này Không đánh số thứ tự.. - 100 -.

<span class='text_page_counter'>(103)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×