Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 4 sai lầm của nhà lãnh đạo khi cắt giảm quy mô pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.58 KB, 4 trang )

4 sai lầm của nhà lãnh đạo khi cắt giảm quy mô


Hãy tránh những cái bẫy trong quản lý dưới đây để công ty của bạn có
thể phát triển trong thời kỳ suy thoái.

1. Lừa dối chính bản thân
Không ai muốn sa thải nhân viên hoặc đóng cửa nhà máy. Đối mặt với
nhiệm vụ khó khăn này, ban đầu, các nhà lãnh đạo có xu hướng lừa chính
bản thân họ trong việc đánh giá không đúng về phạm vi của thời kỳ đi
xuống. Và kết quả là họ nhận thấy chính mình đang theo đuổi một vòng rủi
ro và thua lỗ.

Đừng mắc vào chiếc bẫy này. Thay vào đó, hãy cùng nhóm làm việc họp lại
và nhìn thực tế một cách trung thực xem những điều tồi tệ đang xảy ra như
thế nào để tìm cách cứu nguy cho doanh nghiệp. Sau đó, tính toán xem
doanh nghiệp có thể tạo được lợi nhuận ở mức độ nào mà bạn nghĩ có thể
đạt được. Đừng đánh cược rằng bộ phận bán hàng sẽ có những cách đột phát
để kéo công ty khỏi tụt dốc hoặc là đưa ra một vài sản phẩm mới để giải
quyết vấn đề.

2. Cắt giảm toàn bộ
Một cách tiếp cận phổ biến trong thời kỳ suy thoái là thông báo cắt gảm toàn
bộ - cái thường chỉ đem lại những điều tồi tệ hơn. Thời kỳ suy thoái đòi hỏi
các nhà lãnh đạo nghĩ sâu hơn về kiểu kinh doanh của họ và chú trọng cắt
giảm theo cách có thể bảo vệ hoặc thậm chí là mở rộng những điểm mấu
chốt.

Rõ ràng là nhiều dự án, sáng kiến và thậm chí là các phòng ban hoạt động
tốt không còn là điều cốt yếu của công ty nữa. Thật vậy, điều quan trọng là
một công ty cần biết chính xác họ kiếm được bao nhiêu tiền từ khách hàng


và sản phẩm của mình. Hãy xắn tay áo lên, mở mắt to ra và phân tích kỹ về
vị trí của công ty. Nhận ra 20% các hoạt động tạo ra 80% kết quả - và bảo vệ
chúng bằng mọi giá.

3. Không chứng minh được sự rộng lượng và mối quan tâm
đến nhân viên
Một lý do mà một vài nhà lãnh đạo điều hành công việc thể hiện sự yếu kém
là coi như tình trạng thời kỳ suy thoái đang làm tổn thương họ. Nhiều người
cảm nhận tình huống đó là sai lầm của họ và cố gắng giảm tối đa những cảm
nhận tồi tệ bằng cách tránh liên lạc với những người đã làm họ mất việc.
Làm như vậy để trông họ có vẻ như đang rất khốn khổ.

Cách tốt nhất là khuyến khích và quan tâm, gặp những người mà bạn phải
cho họ nghỉ việc, giúp đỡ họ "sốc" lại tinh thần. Bằng cách này, họ sẽ nhìn
bạn với ánh mắt thân thiện và đánh giá cao tính cách của một nhà lãnh đạo
dựa trên sự đồng cảm của bạn. Ngược lại, nếu họ nhìn đâu đó thái độ lãnh
đạm, thờ ơ thì họ có thể mất niềm tin vào bạn và bắt đầu tìm kiếm ngay một
công việc khác.

4. Im lặng
Vì nhiều lý do, truyền đạt các thông tin cho nhân viên về việc cắt giảm chi
phí thường phải cẩn thận và kiểm soát chặt chẽ. Nhiều lãnh đạo chọn giải
pháp im lặng. Tuy nhiên, chính vì điều đó mà các nhân viên thường lo lắng
khả năng mình hoặc phòng ban có thể nằm trong danh sách cắt giảm.

Vì thế, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo cần gửi các thông điệp rõ ràng để
họ thấy được tình trạng tài chính của công ty đang khủng hoảng như thế nào
và giải pháp của cấp lãnh đạo ra sao.

Ngay khi bạn xác định được cần phải làm gì, hãy gửi những thông điệp rằng

bạn đang rất hiểu tình trạng và có một kế hoạch để chèo lái công ty và thậm
chí là đưa nó phát triển hơn nữa.

Nếu bạn tránh được những cái bẫy được miêu tả trên, bạn có thể nhận thấy
rằng việc kinh doanh cả bạn đang nổi lên những điểm mạnh mà từ trước bạn
chưa thấy.
Hiền Trang
Theo Businessweek

×