Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

de an tin gian bien che cua UBND huyen Tan Hong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.42 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN HỒNG. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Lưu ý: điều chỉnh lại theo thể thức của kế hoạch ĐỀ ÁN Tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP đến năm 2021 (Ban hành kèm theo Tờ trình số: /TTr-UBND ngày /6/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Hồng) Phần I THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC I. Thực trạng về tổ chức bộ máy: 1.Tổ chức các cơ quan chuyên môn (theo Nghị định số 14/2008/NĐCP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ): - Tân Hồng là Huyện biên giới của tỉnh Đồng Tháp, có 12 cơ quan chuyên môn trực thuộc, gồm: Văn phòng HĐND&UBND huyện, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Nội vụ, Thanh tra, Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Y tế, Phòng Tài nguyên – Môi trường. - Các cơ quan chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau: + Là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. + Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. + Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao. + Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật. + Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). + Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện. + Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực. + Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. + Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. + Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. + Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. 2. Các đơn vị sự nghiệp: a) Sự nghiệp giáo dục: - Toàn huyện có 51 trường, trong đó 07 trường mầm non, 07 trường mẫu giáo, 24 trường tiểu học, 02 trường TH và THCS, 11 trường THCS. - Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu: + Thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em và học sinh. + Huy động học sinh đến trường. + Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ. + Huy động, quản lý các nguồn lực theo quy định của pháp luật. + Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. + Phối hợp với gia đình thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. + Tổ chức các hoạt động xã hội cộng đồng. + Thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật. b) Đơn vị sự nghiệp khác: 06 đơn vị, gồm: Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Ban Quản lý dự án, Đài Truyền thanh và Văn phòng Đăng ký quyền sử.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> dụng đất. Ngoài ra, có 03 hội được giao biên chế: Hội Chữ thập đỏ, Hội Đông y và Hội người mù. 3. Tổ chức chính quyền địa phương: - Huyện chia thành 09 đơn vị hành chính, trong đó 01 thị trấn và 08 xã, tổng số 39 ấp/khóm. - Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý các mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng trong phạm vị địa bàn xã, thị trấn. II. Thực trạng về biên chế, số lượng người làm việc: 1. Biên chế hành chính: Theo quyết định số 01a/QĐ-UBND-HC ngày 05 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc giao biên chế công chức hành chính đối với các sở, ban, ngành tỉnh và huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh năm 2015, huyện Tân Hồng được giao upload.123doc.net biên chế hành chính, đến nay đã sử dụng 93 biên chế (trong đó: 23 biên chế sử dụng theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn) và chưa sử dụng 02 biên chế. 2. Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp: Theo quyết định số 02a/QĐ-UBND-HC ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc giao số lượng người làm việc đối các sở, ban, ngành tỉnh và và huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh năm 2015; huyện Tân Hồng được giao số lượng là 1.510 người, đến nay đã sử dụng......người, còn lại.......người sử dụng theo chế độ hợp đồng làm việc (không có số lượng người làm việc theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) a) Sự nghiệp giáo dục: Số lượng người làm việc được giao 1.468 người, sử dụng.....người, .....người sử dụng theo chế độ hợp đồng làm việc. b) Sự nghiệp khác: số lượng người làm việc được giao 42 người, đã sử dụng....người, .....người sử dụng theo chế độ hợp đồng làm việc. 3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã: Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không huyên trách ở cấp xã. Định mức số lượng người của 08 xã và 01 thị trấn (04 xã loại I, 04 xã và thị trấn loại II) 215 cán bộ, công chức. Đã bố trí 206 cán bộ, công chức (09 cán bộ thực hiện chế độ kiêm nhiệm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân do Bí thư Đảng ủy hoặc Phó bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm). III. Đánh giá về thực trạng về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế. 1. Ưu điểm: - Quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Huyện nhìn chung cơ bản rõ ràng, có sự phân định rõ giữa các cơ quan, đơn vị; xác định nhiệm vụ phù hợp với chức năng và đầy đủ, đã hạn chế sự mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Cơ cấu tổ chức từng bước hợp lý về số lượng biên chế, số lượng người làm việc phù hợp nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị; từng bước đã xác định định cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức. - Thể hiện rõ mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, từ việc quy định cụ thể chức năng rõ ràng, xác định nhiệm vụ nào do cơ quan nào là cơ quan chủ trì, cơ quan nào là cơ quan phối hợp. - Công tác rà soát chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức thực hiện thường xuyên. 2. Một số hạn chế: - Thời gian qua, chưa thực hiện tốt xác định cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm; tuyển dụng, bố trí chưa phù hợp theo yêu cầu của từng vị vị làm, nhiệm vụ chuyên môn. - Chưa có kế hoạch sử dụng biên chế hợp lý, có những đơn vị giao số lượng biên chế chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ, đơn vị thực tế giao ít, đơn vị được giao cao hơn. Phần II CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT I. Cơ sở pháp lý. 1. Luật bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2016. 2. Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008. 3. Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010. 4. Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghị hưu đối với công chức. 5. Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. 6. Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn. 7. Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. 8. Thông tư số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2014 về chính sách tinh giản biên chế. II. Sự cần thiết: 1. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ có ý nghĩa quan trọng, rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, đơn vị, có kế hoạch hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, loại bỏ những chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ; xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Xây dựng cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp yêu cầu nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị, phù hợp trình độ chuyên môn nghiệp vụ từng vị trí việc làm; là cơ sở để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức; giải quyết chế độ, chính sách cho những không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Từng bước xây dựng dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; khắc phụ dần tình trạng có người nhưng không có việc, có bố trí công việc nhưng không phát huy hiệu quả, ...gây lãng phí thời gian, chi phí của nhà nước. 3. Là cơ sở để từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhận thức được trách nhiệm của mình đối với cơ quan, đơn vị, đối với nhiệm vụ được giao, ra sức phán đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực rèn luyện phẩm chất, trao dồi kinh nghiệm, nghiên cứu học tập nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Phần III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ KẾ HOẠCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ ĐẾN NĂM 2021 I. Tổ chức bộ máy, biên chế và số lượng người làm việc: 1. Tổ chức bộ máy: Tập trung rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Huyện để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác. Xác định cụ thể và đẩy mạnh phân cấp những nhiệm vụ cần phân cấp các cơ quan, đơn vị. Sắp xếp, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vá cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Biên chế, số lượng người làm việc: Thực hiện tốt xây dựng đề án vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị gắn với xây dựng bản mô tả công việc; bố trí, sử dụng biên chế, số lượng người làm việc trên cơ sở yêu cầu vị trí việc làm, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị; tránh tình trạng cơ quan, đơn vị được giao nhiều biên chế nhưng công việc ít và ngược lại được giao ít biên chế nhưng số lượng công việc nhiều; hàng năm có kế hoạch sử dụng biên chế cụ thể từng cơ quan, đơn vị. 3. Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy sắp xếp lại, đơn vị xác định cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, số lượng cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng cần thiết gắn với công tác xác định vị trí việc làm, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, đơn vị..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thực hiện tốt đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm trên cơ sở đúng thực chất, chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Lựa chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tiếp tục sử dụng ổn định, lâu dài, đồng thời xác định những người chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục sử dụng hoặc có kế hoạch sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp. Trường hợp không thể sắp xếp được thì giải quyết theo chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ.. 4. Kế hoạch tinh giản biên chế đến năm 2021: a) Phấn đấu đến năm 2021 đạt tỷ lệ tinh giản biên chế 10% đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Huyện (không tính sự nghiệp giáo dục và đào tạo và cán bộ, công chức xã, tị trấn), việc thực hiện tinh giản biên chế kết hợp giữa thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ với thực hiện Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ; đến năm 2021 tinh giản......biên chế, trong đó ......biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP và ........theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Năm 2015: tinh giản......biên chế, trong đó..... trong đó ......biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP và ........theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. - Năm 2016: tinh giản......biên chế, trong đó ......biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP và ........theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. - Năm 2017: tinh giản......biên chế, trong đó..... trong đó ......biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP và ........theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. - Năm 2018: tinh giản......biên chế, trong đó..... trong đó ......biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP và ........theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. - Năm 2019: tinh giản......biên chế, trong đó..... trong đó ......biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP và ........theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. - Năm 2020: tinh giản......biên chế, trong đó..... trong đó ......biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP và ........theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. - Năm 2021: tinh giản......biên chế, trong đó..... trong đó ......biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP và ........theo Nghị định số 46/2010/NĐ-CP và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> b) Đến năm 2021 thực hiện tuyển dụng bằng 50% số biên chế đã tinh giản để bổ sung vào chế nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ các cơ quan; tuyển dụng......biên chế (bằng.....%/tổng số biên chế đã tinh giản). Trong đó: - Năm 2015: tuyển dụng.....biên chế. - Năm 2016: tuyển dụng.....biên chế. - Năm 2017: tuyển dụng.....biên chế. - Năm 2018: tuyển dụng.....biên chế. - Năm 2019: tuyển dụng.....biên chế. - Năm 2020: tuyển dụng.....biên chế. - Năm 2021: tuyển dụng.....biên chế. 5. Kiến nghị:. Nơi nhận: - Như trên; - CT, các PCT.UBND Huyện; - LĐVP, NC/UB; - Lưu VT/UB.. …... TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×