Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DIEU CHINH NOI DUNG DAY HOC THEO VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIỮ LẤY MẦU XANH Bài 11A: ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU I/ Mục tiêu Đọc-hiểu bài Chuyện một khu vườn nhỏ. II/ Hoạt động học A/ Hoạt động cơ bản. 1, Hoạt động nhóm - Việc 1: Hs quan sát tranh - Việc 2: Hs thảo luận trả lời câu hỏi + Tranh vẽ những gì? + Màu sắc cây cối, trời mây trong tranh thế nào? + Điều gì sảy ra nếu tất cả các cây xanh đều bị chặt phá? - Việc 3: Nhóm trưởng nêu câu hỏi, các thành viên trong nhóm trả lời. - Việc 4: Đại diện nhóm báo cáo.. 2, Hoạt động cả lớp Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:. Chuyện một khu vườn nhỏ Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây. Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng…Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn! Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu đã phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông: - Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ! Ông hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa: - Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu? Theo VÂN LONG. 3, Hoạt động nhóm đôi - Việc 1: Đọc lời giải nghĩa - Việc 2: Trao đổi với bạn để giải nghĩa từ - Săm soi: ngắm đi ngắm lại kĩ càng, tỉ mỉ. - Cầu viện: xin được trợ giúp.. 4, Cùng nhau luyện đọc. - Hai bạn thay nhau đọc a) Đọc câu: - Có điều Thu chưa vui: / Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn ! - Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! b) Đọc đoạn, bài: Mỗi em đọc một đoạn, đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài; sau đó đổi lượt đọc cho nhau: - Đoạn 1: Câu đầu bài. - Đoạn 2: Câu tiếp theo đến… không phải là vườn! - Đoạn 3: Phần còn lại. Chú ý: Phân biệt lời của bé Thu, lời của ông; nhấn giọng ở các từ ngữ: hé mây, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cánh , vội, vườn,cầu viện, đúng là, ông nhỉ, đúng rồi, đất lành chim đậu,…. - Đọc trong nhóm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 5, Thảo luận và trả lời câu hỏi. 1) Bé Thu thích ra ban công để làm gì? ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. 2) Mỗi loài cây trên ban công nhà Thu có những đặc điểm gì nổi bật? ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3) Thu mời bạn lên ban công nhà mình để làm gì? …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 4) Em hiểu câu “Đất lành chim đậu” ý nói gì? Chọn ý để trả lời: a) Nơi đất lành thì chim chóc mới về làm tổ b) Nơi tốt đẹp, thanh bình, có nhiều người đến làm ăn, sinh sống. c) Nơi có chim đậu là nơi đất lành.. - Việc 1: Nhóm trưởng nêu câu hỏi cho các bạn trả lời - Việc 2: Báo cáo. *) Giao lưu 1)Cây cối không chỉ mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống mà cây cối còn mang lại cho con người những lợi ích gì? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 29: 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 11 - 5 I/ Mục tiêu - Em biết cách thực hiện các phép trừ 11-2; 11-3;…; 11-9. - Em lập và thuộc bảng “11 trừ đi một số”. II/ Hoạt động học *)Khởi động: - CTHĐTQ lên điều hành lớp. +Mời BVN cho lớp hát bài. +Mời ban học tập kiểm tra bài tập. +Mời cô giáo nhận lớp. - Giáo viên giới thiệu bài ghi bảng. - CTHĐTQ mời ban học tập làm nhiệm vụ. - Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học: + Mời bạn nêu mục tiêu của bài? + Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì? ( Cần đọc kỹ điều chỉnh tài liệu, sách giáo khoa, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu) *)Hình thành kiến thức A/ Hoạt động cơ bản 1, Tính 11 – 5 = ?. - Việc 1: Hs làm việc cá nhân - Việc 2: Hs thảo luận tìm hiểu: + Có 11 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Em lấy ra một bó và 1 que tính (tức là 11 là 11 que tính).. - - Em tháo bó thành 10 que tính. - - Em bớt đi 5 que tính. Còn 6 que tính. Em đọc: 11 – 5 = 6 - Việc 3: Nhóm trưởng nêu câu hỏi, các thành viên trong nhóm trả lời. - Việc 4: Đại diện nhóm báo cáo..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc các em đã làm.  Nghe thầy/cô giáo hướng dẫn.. 2, Thực hiện tương tự như trên để tìm kết quả các phép tính: - Việc 1: Hs làm việc cá nhân: Mỗi bạn tìm kết quả phép tính, rồi thông báo cho nhóm. - Việc 2: (Nhóm đôi) Hs thảo luận tìm hiểu: 11 – 3 = 11 – 7 = 11 – 4 = 11 – 8 = 11 – 6 = 11 – 9 = - Việc 3: Nhóm trưởng nêu phép tính, các thành viên trong nhóm trả lời. - Việc 4: Đại diện nhóm báo cáo.. 3, Đọc và học thuộc lòng bảng: - Việc 1: Hs làm việc cá nhân: - Việc 2: (Nhóm đôi) Một bạn đọc, một bạn nghe và ngược lại. 11 – 2 = 11 – 3 = 11 – 4 = 11 – 5 = 11 – 6 = 11 – 7 = 11 – 8 = 11 – 9 = - Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trong nhóm đọc thuộc bảng trừ. - Việc 4: Đại diện nhóm báo cáo. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×