Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Liên hợp quốc un và quan hệ với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.96 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài............................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ................................................................................. 2
4. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ......................................................................... 3
6. Kết cấu của khóa luận ....................................................................................... 3
B. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ
HỢP TÁC VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC. ...................................................... 4
1.1 Một số vấn đề cơ bản về LHQ ........................................................................ 4
1.1.1 Sự ra đời, mục đích và nguyên tắc hoạt động của LHQ .............................. 4
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của LHQ .............................................................................. 6
1.1.2.1. Các cơ quan chính của LHQ .................................................................... 6
1.1.2.2. Tổ chức chun mơn thuộc hệ thống Liên hợp quốc ............................. 11
1.2. Các giai đoạn phát triển của quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên hợp quốc .. 16
1.2.1. Giai đoạn tìm hiểu Liên hợp quốc 1945 – 1975 ....................................... 16
1.2.2. Giai đoạn gia nhập và khẳng định vị thế trong Liên hợp quốc1975 – 1986.
............................................................................................................................. 17
1.2.4. Giai đoạn hợp tác toàn diện với Liên hợp quốc 1995 đến nay ................. 20
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – LIÊN HỢP
QUỐC .................................................................................................................. 22
2.1. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại ................................................. 22
2.2. Hợp tác trong phát triển xã hội..................................................................... 24
2.2.1. Phát triển giáo dục ..................................................................................... 24
2.2.2. Môi trƣờng................................................................................................. 25
2.2.3. Quản lý rủi ro và thiên tai ......................................................................... 25
2.2.4. Lƣơng thực ................................................................................................ 26
2.2.5. Sức khỏe .................................................................................................... 28


1


2.2.6. Xóa đói giảm nghèo .................................................................................. 31
2.3. Hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền .............................................................. 32
2.4. Hợp tác trong gìn giữ hịa bình, an ninh quốc tế.......................................... 33
2.5. Hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm........................................... 34
2.5.1. Phòng chống tội phạm tham nhũng........................................................... 34
2.5.2. Phòng chống tội phạm ma túy................................................................... 36
2.5.3. Phịng chống tội phạm bn ngƣời ........................................................... 37
2.6. Hợp tác trong các lĩnh vực khác................................................................... 38
2.6.1. Việt Nam trong vai trò cầu nối giữa Liên hợp quốc và ASEAN .............. 38
2.6.2. Việt Nam và việc thực hiện Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển
năm1982 .............................................................................................................. 40
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM –
LIÊN HỢP QUỐC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ
HỢP TÁC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................... 43
3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên hợp
quốc ..................................................................................................................... 43
3.1.1. Phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo .................................................. 43
3.1.2. Giáo dục .................................................................................................... 43
3.1.3. Quyền con ngƣời ....................................................................................... 43
3.1.4. Sức khỏe sinh sản ...................................................................................... 44
3.1.5. Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác ........................... 45
3.1.6. Môi trƣờng................................................................................................. 45
3.1.7. Xây dựng các mối quan hệ ........................................................................ 46
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên hợp
quốc ..................................................................................................................... 47
3.2.1. Thuận lợi ................................................................................................... 47
3.2.2. Khó khăn ................................................................................................... 49

3.3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên hợp
quốctrong giai đoạn hiện nay .............................................................................. 52
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 56
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 58
2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khố luận tốt nghiệp: “Liên hợp quốc UN và quan hệ
với Việt Nam" là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Những phần sử dụng tài
liệu tham khảo đã đƣợc nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu sai tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà
trƣờng đề ra.
Tác giả khóa luận
Nguyễn Văn Anh

3


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện khoá luận này, trƣớc hết em cũng xin chân thành cảm ơn các
thầy, cô giáo trong khoa Luật, Trường Đại học Vinh, đã nhiệt tình truyền thụ
cho em những kiến thức quý báu về cả chuyên môn lẫn kỹ năng trong những
năm tháng học tập tại trƣờng
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Hoài Ân ngƣời
đã hƣớng dẫn em thực hiện khóa luận này. Trong q trình thực hiện, em đã học
hỏi đƣợc nhiều điều từ cô, không chỉ ở vốn kiến thức chuyên môn rộng và vững
chắc mà còn ở sự nghiêm túc, tận tụy trong công việc của cô.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè - những ngƣời đã
ln bên cạnh giúp đỡ, đôngviên tinh thần em để em hồn thành khóa luận một

cách tốt nhất.
Vì thời gian có hạn và vốn kiến thức cịn hạn chế nên khóa luận khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cơ giáo
để Khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn, đồng thời giúp đỡ em bổ sung thiếu sót kiến
thức, giúp ích cho q trình nghiên cứu khoa học sau này.
Vinh, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Văn Anh

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APEC

Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dƣơng

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CWC

Công ƣớc cấm vũ khí hóa học


CTBT

Hiệp ƣớc cấm thử hạt nhân tồn diện

CPRSG

Chiến lƣợc về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo

ĐHĐLHQ

Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc

ECOSOC

Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc

HĐQT

Hội Đồng Quản Thác

ICAO

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế

ILO

Tổ Chức Lao Động Quốc Tế

IMF


Quỹ tiền tệ Quốc tế

IMO

Tổ chức Hằng hải Quốc tế

IOM

Tổ chức Di cƣ quốc tế

IPM

Chƣơng trình quản lý cây trồng tổng hợp

MDGs

Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

MDG2

Mục tiêu Thiên niên kỷ thứ 2

OFDA

Văn phòng trợ giúp thiên tai hải ngoại Hoa Kỳ

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức


UNDP

Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

UNFPA

Quỹ dân số Liên Hợp Quốc

UNDAF

Khn khổ hỗ trợ phát triển Liên Hợp Quốc

UNODC

Cơ quan phòng, chống tội phạm và ma túy Liên Hợp Quốc

UPU

Liên minh Bƣu chính Quốc tế

UPR

Cơ chế kiểm điểm định kỳ về nhân quyền

USAID


Cơ quan phát triển Quốc tế
5


FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực Liên Hợp Quốc

LHQ

Liên Hợp Quốc (Liên Hiệp Quốc)

QHQT

Quan hệ Quốc tế

SEDS

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội

SEDP

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

VHLSS

Điều tra mức sống Hộ gia đình Việt Nam

WHO


Tổ chức Y tế Thê giới

WMO

Tổ chức Khí tƣợng Thế giới

WIPO

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

6


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại phiên họp lần thứ 32 Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 20/9/1977,
Việt Nam đƣợc chính thức cơng nhận là thành viên thứ 149 của tổ chức đa
phƣơng lớn nhất thế giới này. Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại Liên hợp quốc,
nguyên Tổng thƣ ký Liên hợp quốc, ông K. Waldheim đã long trọng phát biểu:
“Ngày 20/9/1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết
kết nạp Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không phải
chỉ đối với Việt Nam mà đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài
và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố
gắng to lớn của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và cơng lý trên tồn thế
giới”
Phải nhìn lại những năm 70 của thế kỷ XX (là thời kỳ khó khăn đối với

Việt Nam – đất nƣớc vừa bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, bị cô lập bởi thế
giới bên ngoài trong điều kiện lại đang phải đƣơng đầu với nhiều thách thức
trƣớc việc làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội khởi sắc khi bắt đầu bƣớc
sang giai đoạn phát triển tiếp theo) thì mới có thể thấy hết ý nghĩa của việc Việt
Nam gia nhập Liên hợp quốc. Việc trở thành thành viên chính thức của Liên
hợp quốc đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có điều kiện và cơ hội để thiết lập
quan hệ hợp tác toàn diện với tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này; đồng thời,
trên mọi phƣơng diện, Liên hợp quốc trở thành một trong số các đối tác phát
triển lớn của Việt Nam. Song song với sự phát triển của quan hệ hợp tác song
phƣơng, Liên hợp quốc cịn đóng vai trị cầu nối và diễn đàn quốc tế quan trọng
để Việt Nam từng bƣớc hội nhập quốc tế tại khu vực với ASEAN cũng nhƣ liên
khu vực với Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC), Diễn đàn
hợp tác Á – Âu (ASEM),.. Tuy nhiên thực tế cho thấy cùng với những thuận lợi
mà quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc mang lại, Việt Nam vẫn đang phải đối
diện với rất nhiều khó khăn trong q trình phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát

1


từ tình hình đó, em đã chọn đề tài “Liên hợp quốc UN và quan hệ với Việt
Nam” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Quan hệ Việt Nam – Liên Hợp Quốc đã đƣợc thiết lập cách nay hơn 30
năm, đây là một sự kiện quan trong trong quan hệ đối ngoại của nƣớc ta, rất
nhiều các bài nghiên cứu, phân tích của các tác giả là những chuyên gia, nhà báo
và cả những bài viết của các nhà ngoại giao, các lãnh đạo nhà nƣớc đƣợc đăng
tải trên các tạp chí chuyên ngành, nhƣ: “ Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc: Những
kỷ niệm sâu sắc” của tác giả Phan Ngạc; “Ba mươi năm quan hệ Việt Nam –
Liên Hiệp Quốc: Tích cực, trách nhiệm và hiệu quả” của đồng chí Phạm Gia
Khiêm nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao hay “Quan hệ

Việt Nam – Liên Hiệp Quốc: Nhìn lại một chặng đường” của tác giả Nguyễn
Hoàng…
hầu hết các bài viết đều nêu ra những kết quả đạt đƣợc trong khoảng thời
gian từ khi Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc đến nay. Do đó đề tài đã kế thừa
những đánh giá khách quan là những kết quả đạt đƣợc của mối quan hệ mà các
bài viết ở trên đã đề cập, mặt khác đề tài có những tìm hiểu cụ thể hơn, làm rõ
những nội dung của mối quan hệ này trên các lĩnh vực và thực tiễn các kết quả
đã đạt đƣợc, đƣa ra những kiến nghị đóng góp cho sự phát triển của mối quan hệ
này trong tƣơng lai, cũng nhƣ nâng cao hiệu quả và thực chất hóa mối quan hệ
tốt đẹp này.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Mối quan hệ Việt Nam – Liên hợp quốc có nội dung và phạm vi rất rộng,
thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Khóa luận sẽ giới hạn trong việc nghiên
cứu, làm rõ những lĩnh vực chính và quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa
Việt Nam với tổ chức đa phƣơng lớn nhất hành tinh này bao gồm: phát triển
kinh tế - xã hội; bảo vệ quyền con ngƣời; gìn giữ hịa bình, an ninh quốc tế; đấu
tranh phòng chống tội phạm và hợp tác trong một số lĩnh vực khác. Qua đó,
đánh giá các kết quả đạt đƣợc, phân tích những vƣớng mắc cịn tồn tại và đề
2


xuất một số giải pháp hoàn thiện và phát triển mối quan hệ Việt Nam – Liên hợp
quốc.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, cũng nhƣ những thành
tự đạt đƣợc của mối quan hệ hợp tác, giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc qua các
giai đoạn, trong quá khứ, hiện tại và trong tƣơng lai, trên các lĩnh vực quan trọng
mà hai bên cùng quan tâm. Phân tích những khó khăn cịn tồn tại, cũng nhƣ
những trở ngại của sự hợp tác trong tƣơng lai, qua đó đánh giá thực tiễn mối
quan hệ hợp tác, và đƣa ra các kiến nghị nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác này

phát triển bền vững. Góp phần nâng cao nhận thức cũng nhƣ tầm quan trong
trong vấn đề hội nhập phát triển ở mức độ quốc tế ở nƣớc ta hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ
phƣơng pháp lịch sử, phân tích logic, tổng hợp, đối chiếu, chứng minh, so
sánh,.. Bên cạnh đó, cịn sử dụng kết hợp với phƣơng pháp thống kê, đƣa ra dẫn
chứng cụ thể, nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận kết cấu thành 3 chƣơng
Chƣơng 1: Quá trình hình thành và phát triển của quan hệ hợp tác Việt
Nam – Liên hợp quốc.
Chƣơng 2: Nội dung quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên hợp quốc.
Chƣơng 3: Đánh giá thực tiễn quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên hợp quốc
và một số kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong giai đoạn hiện nay.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ
HỢP TÁC VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC.
1.1 Một số vấn đề cơ bản về LHQ
1.1.1 Sự ra đời, mục đích và nguyên tắc hoạt động của LHQ
a. Sự ra đời của LHQ
LHQ là một tổ chức liên chính phủ lớn nhất hiện nay, cả về quy mơ và vai
trị của nó đối với sự phát triển chung của nhân loại. Kể từ khi đƣợc thành lập
ngày 24/10/1945, tổ chức này đã thực sự ngày càng trở thành một tổ chức trung
tâm trong các hoạt động hợp tác của các quốc gia trên thế giới. Từ hơn 50 quốc
gia thành viên ban đầu, hiện nay LHQ đã có 193 thành viên. Tiền thân của LHQ

là Hội Quốc Liên (League of Nations) vốn là một sáng khiến của tổng thống
Hoa Kỳ Woodrow Wilson sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Hoa Kỳ tuy sáng lập
nhƣng lại khơng chính thức làm hội viên, hơn nữa quy chế hoạt động lại lỏng
lẻo, các cƣờng quốc nhƣ Liên hiệp Vƣơng quốc Anh và bắc Ireland, Pháp, Liên
Xô, Đức, Ý, Nhật Bản tham gia vốn chỉ để tranh giành ảnh hƣởng cho mình. Dù
Hội Quốc Liên đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể trong cơng cuộc giải phóng
phụ nữ cũng nhƣ những hoạt động nhân đạo nhƣng chiến tranh thế giới thứ II
bùng nổ đã buộc Hội Quốc Liên giải tán. Sự thất bại của Hội Quốc Liên đã đặt
ra yêu cầu phải thiết lập một thể chế đa phƣơng hữu hiệu có tính tồn cầu, nhằm
duy trì hịa bình và an ninh quốc tế.
Việc Liên Hợp Quốc ra đời là một sự kiện quan trọng và là sự kết hợp của
nhiều yếu tố khác nhau, nhƣ: vai trò kém hiệu quả của Hội Quốc Liên trong việc
giữ gìn hồ bình, an ninh quốc tế, sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai
cùng những hậu quả thảm khốc đối với loài ngƣời và nỗ lực lớn lao của các
nƣớc trong việc thiết lập một thể chế tồn cầu có vai trị hiệu quả hơn đối với
hồ bình và an ninh quốc tế.

4


Với ý định chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến, nhằm loại trừ khả năng xảy ra
một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và bảo đảm một thế cân bằng mới trong
quan hệ quốc tế sau chiến tranh, ba cƣờng quốc chính của phe Đồng minh - Anh,
Mỹ và Liên Xô - đã tiến hành hai hội nghị thƣợng đỉnh quan trọng tại Tê-hê-ran
(tháng 11/1943) và Yalta (tháng 2/1945). Nội dung trao đổi chính giữa thủ tƣớng
anh Winston Churchill, Tổng bí thƣ Liên Xơ I.V.Stalin và tổng thống hoa kỳ
Franklin D. Roosevelt bao gồm số phận châu Âu và tƣơng lai của Liên Hợp
Quốc. Việc Liên Xô tán thành thiết lập Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Hội nghị Ian-ta mở ra khả năng hợp tác giữa các nƣớc đồng minh trong việc xây dựng một
trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Tại I-an-ta, ba cƣờng quốc trên đã thống
nhất với nhau về một số điểm then chốt trong việc thiết lập tổ chức Liên Hợp

Quốc: chấp nhận ghế thành viên riêng rẽ của U-cờ-rai-na và Bạch Nga (nay là
Bê-la-rút), dành quyền phủ quyết cho các thành viên thƣờng trực của Hội đồng
Bảo an, Liên Hợp Quốc có quyền giám sát việc tạo dựng trật tự châu Âu. Đến
Hội nghị Potsdam từ 17/7 đến 2/8/1945, ba cƣờng quốc (thực chất chủ yếu là
Mỹ và Liên Xơ, vì Anh đã bị suy yếu) thoả thuận thành lập cơ chế để giải quyết
các vấn đề sau chiến tranh, nhƣ vấn đề bồi thƣờng chiến tranh của Đức và xác
định lại biên giới các quốc gia. Hội đồng Ngoại trƣởng 5 nƣớc gồm Nga, Mỹ,
Anh, Pháp và Trung Quốc đƣợc thành lập. Trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị Ian-ta, đại biểu của 50 quốc gia đã tham dự Hội nghị Xan Phran-xít-xcơ tháng
4/1945 và dự thảo Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc. Trên cơ sở Hiến chƣơng, Tổ
chức Liên Hợp Quốc đã chính thức đƣợc thành lập với sự tham gia của 51 quốc
gia sáng lập. Sự ra đời của Liên Hợp Quốc đã chấm dứt hoàn toàn cơ chế cân
bằng quyền lực giữa các cƣờng quốc châu Âu dựa trên cơ sở của Hội nghị Viên
năm 1815. Cân bằng quyền lực trên cơ sở Liên Hợp Quốc là thế cân bằng linh
hoạt dựa trên tƣơng tác trong từng vấn đề giữa ba cạnh: hoà hợp quyền lực giữa
5 thành viên thƣờng trực Hội đồng Bảo an (còn gọi là P5), tập hợp các nƣớc
phƣơng Tây/phát triển, tập hợp các nƣớc Á–Phi–Mỹ La-tinh/đang phát triển,
trong đó tiếng nói của các nƣớc P5 có trọng lƣợng đặc biệt.
5


b. Mục đích và nguyên tắc hoạt động của LHQ
Theo Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm
thiết lập Liên Hợp Quốc thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng
đầu là bảo đảm một nền hồ bình và trật tự thế giới bền vững. Theo Điều 1 của
Hiến chƣơng, Liên Hợp Quốc đƣợc thành lập nhằm 4 mục đích:
- Duy trì hồ bình và an ninh quốc tế
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tơn trọng
ngun tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự
quyết.
- Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên

các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hố và nhân đạo trên cơ sở tơn trọng các quyền
con ngƣời và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi ngƣời, không phân biệt chủng
tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo
- Xây dựng Liên Hợp Quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì
các mục tiêu chung
Để bảo đảm Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ mục
tiêu chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc cũng quy định
các nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc chủ đạo
gồm:
- Bình đẳng về chủ quyền quốc gia
- Tơn trọng tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia
- Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
- Không can thiệp vào công việc nội bộ các nƣớc
- Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hồ bình.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của LHQ
1.1.2.1. Các cơ quan chính của LHQ
* Đại hội đồng LHQ

6


Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (United Nations General Assembly) là một
trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc. Đƣợc thành lập bởi các quốc gia
thành viên, Đại Hội đồng triệu tập các kỳ họp thƣờng niên dƣới quyền của vị
chủ tịch đƣợc bầu chọn trong vòng các đại biểu đến từ các quốc gia thành viên.
Là cơ quan duy nhất của Liên Hợp Quốc có đại diện của tất cả thành viên,
Đại Hội đồng có chức năng của một diễn đàn để các thành viên đề đạt sáng kiến
trong những vấn đề về hồ bình, tiến bộ kinh tế và nhân quyền. Cũng có thể đề
xuất các cuộc nghiên cứu, đƣa ra những lời khuyên, cổ xuý cho nhân quyền,

soạn thảo và phát triển công pháp quốc tế và xúc tiến những chƣơng trình kinh
tế, xã hội, văn hoá và giáo dục.
Đại Hội đồng biểu quyết bằng cách bỏ phiếu trong các vấn đề quan trọng
- đề xuất hồ bình và an ninh; tuyển chọn thành viên cho các cơ quan; thu nhận,
đình chỉ và trục xuất thành viên và các vấn đề ngân sách - cần đƣợc thơng qua
bởi đa số 2/3 số đại biểu có mặt và bỏ phiếu. Các vấn đề khác đƣợc quyết định
bởi đa số quá bán. Mỗi quốc gia thành viên chỉ có một phiếu. Ngoại trừ việc
thơng qua các vấn đề về ngân sách bao gồm việc chấp nhận một thang bậc thẩm
định, nghị quyết của Đại Hội đồng khơng có giá trị ràng buộc đối với thành
viên. Đại Hội đồng có thể đề xuất về các sự việc trong khn khổ của Liên Hợp
Quốc, ngoại trừ các vấn đề liên quan đến hồ bình và an ninh thuộc thẩm quyền
xem xét của Hội đồng Bảo an. Trên lý thuyết, qui chế một quốc gia, một lá
phiếu cho phép các nƣớc nhỏ với dân số tổng cộng chiếm chỉ 8% dân số thế giới
có khả năng thơng qua nghị quyết với đa số 2/3.
* Hội đồng bảo an LHQ
Hội đồng Bảo an gồm 15 nƣớc thành viên, trong đó có 5 nƣớc Ủy viên
thƣờng trực là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không
thƣờng trực do ĐHĐ LHQ bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia
cơng bằng về mặt địa lý và có tính tới sự đóng góp của những nƣớc này cho tơn
chỉ và mục đích của LHQ và khơng đƣợc bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn
nhiệm.
7


Là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, Hội đơng Bảo an
đƣợc thành lập nhằm duy trì hồ bình và an ninh quốc tế. Theo Điều 39 của
Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên
Hợp Quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hồ
bình, phá hoại hồ bình hoặc hành động xâm lƣợc, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết
định các biện pháp cần đƣợc tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì

hoặc khơi phục hồ bình và an ninh quốc tế. Trong khi thực thi chức năng này,
Hội đồng Bảo an đƣợc coi là hành động với tƣ cách thay mặt cho tất cả các
thành viên Liên Hợp Quốc. Trên thực tế, những chức năng mà Hội đồng Bảo an
đƣợc trao có thể đƣợc coi là để nhằm 3 mục tiêu: gìn giữ hồ bình, vãn hồi hồ
bình và kiến tạo hồ bình.
Trong khi các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc chỉ có thể đƣa ra các
quyết định mang tính khuyến nghị đối với các chính phủ của các quốc gia thành
viên Liên Hợp Quốc, các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an, theo
chƣơng VII Hiến chƣơng, khi đã đƣợc thông qua đều “mang tính chất ràng buộc
và tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc đều có trách nhiệm phải tôn trọng
và thi hành”.
Những quyền hạn cụ thể giao cho Hội đồng Bảo an đƣợc quy định ở các
chƣơng VI, VII, XII của Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc, song những điều khoản
quan trọng nhất có liên quan tới việc duy trì hồ bình và an ninh quốc tế, đặc
biệt là việc giải quyết hồ bình các tranh chấp quốc tế và sử dụng những biện
pháp an ninh tập thể cƣỡng chế, đƣợc quy định cụ thể và chi tiết nhất ở chƣơng
VI và VII.
Theo Hiến chƣơng, Hội đồng Bảo an có thể tiến hành điều tra bất cứ một
tranh chấp nào hoặc bất cứ một tình thế nào có thể dẫn tới những xung đột quốc
tế hoặc đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế, và có thể đƣa ra những khuyến nghị
về các phƣơng thức cũng nhƣ nội dung cụ thể để giải quyết những xung đột đó.
Những xung đột và những tình huống có khả năng đe doạ hồ bình và an ninh
quốc tế có thể do các nƣớc thành viên Liên Hợp Quốc, Đại hội đồng hoặc Tổng
8


thƣ ký Liên Hợp Quốc nêu ra trƣớc Hội đồng Bảo an. Một nƣớc không phải
thành viên Liên Hợp Quốc cũng có thể đƣa cuộc tranh chấp, trong đó bản thân
nƣớc đó là một bên tham gia tranh chấp, ra trƣớc Hội đồng Bảo an để cơ quan
này xem xét giải quyết, với điều kiện là nƣớc đó phải thừa nhận trƣớc là sẽ tuân

thủ trách nhiệm giải quyết hoà bình cuộc tranh chấp theo quy định của Hiến
chƣơng Liên Hợp Quốc.
Theo Hiến chƣơng, tất cả các nƣớc thành viên Liên Hợp Quốc phải cam
kết cung ứng cho Hội đồng Bảo an, căn cứ theo những thoả thuận đặc biệt thông
qua thƣơng lƣợng đối với những đề xuất của Hội đồng Bảo an, những lực lƣợng
vũ trang, những trợ giúp và các phƣơng tiện cần thiết khác để duy trì hồ bình
và an ninh quốc tế.
* Hội đồng Kinh tế, Xã hội LHQ
Hội Đồng Kinh tế Xã Hội Liên Hợp Quốc (Economic and Social Council)
là một trong 6 cơ quan chính của Liên Hợp Quốc.
Theo Hiến chƣơng LHQ, một trong những mục tiêu chính của Tổ chức
này là: "Thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế về
kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tơn trọng
nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi ngƣời, không phân biệt
chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo" (Chƣơng I, điều 1, điểm 3). Cụ thể,
LHQ sẽ thúc đẩy (Chƣơng IX, điều 55, điểm a,b,c):
- Nâng cao mức sống, đầy đủ việc làm, điều kiện tiến bộ và phát triển
kinh tế xã hội.
- Giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, y tế và các vấn đề
liên quan, và sự hợp tác quốc tế về văn hóa và giáo dục.
- Tôn trọng và thực hiện quyền con ngƣời và các quyền tự do cơ bản cho
tất cả mọi ngƣời không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo
Trách nhiệm thực hiện những chức năng trên trƣớc hết thuộc về Đại Hội Đồng
LHQ. Theo điều 60 của Hiến chƣơng LHQ, ECOSOC đƣợc đặt dƣới quyền của

9


Đại Hội Đồng và đƣợc Đại hội đồng giao trách nhiệm trực tiếp thực hiện các
chức năng về kinh tế, xã hội của LHQ

* Hội đồng quản thác
Là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, có nhiệm vụ giám sát
và quản lí các lãnh thổ ủy thác đƣợc đặt trong hệ thống quản thác. Mục đích chủ
yếu của hệ thống là thúc đẩy sự tiến bộ của dân cƣ thuộc 11 lãnh thổ ủy thác ban
đầu và sự phát triển tịnh tiến của họ lên tự quản hay độc lập. HĐQT gồm 5 nƣớc
thành viên thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Anh, Hoa Kì, Nga,
Pháp và Trung Quốc. Mục tiêu của HĐQT đã đƣợc thực hiện: tất cả các lãnh thổ
ủy thác đều giành đƣợc chế độ tự quản hay độc lập, nhƣ các quốc gia riêng rẽ
hay bằng cách sáp nhập vào các nƣớc láng giềng độc lập. Tháng 11.1994, Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc đã chấm dứt Hiệp định quản thác của Liên hợp quốc
đối với lãnh thổ cuối cùng trong số 11 lãnh thổ ủy thác ban đầu - lãnh thổ ủy
thác của quần đảo Thái Bình Dƣơng (Palau) do Hoa Kì quản lí. HĐQT, sau khi
sửa đổi các quy định thủ tục, tuỳ theo yêu cầu của tình hình, sẽ họp vào một thời
gian và tại một địa điểm thích hợp. Chức năng và quyền hạn: HĐQT có quyền
xem xét và thảo luận các báo cáo của chính quyền quản lí về sự tiến bộ chính trị,
kinh tế, xã hội và giáo dục của nhân dân các lãnh thổ ủy thác, và kết hợp tham
khảo ý kiến với chính quyền quản lí để xem xét các khiếu nại của các lãnh thổ
ủy thác và cử các phái đoàn thƣờng kì cũng nhƣ bất thƣờng tới các lãnh thổ này.
* Tịa án Quốc tế
Tồ án quốc tế gồm 15 thẩm phán, là công dân của các quốc gia thành
viên Liên Hợp Quốc, do Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an cùng bầu ra.
Chức năng chính của Tồ án quốc tế là giải quyết hồ bình các tranh chấp
quốc tế, vụ kiện do các quốc gia đƣa lên phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục tiêu
của toà án là áp dụng các tập quán quốc tế để thiết lập các quy tắc đƣợc các quốc
gia liên quan chính thức công nhận; các thông lệ quốc tế đƣợc chấp nhận nhƣ
luật; các nguyên tắc chung của luật pháp đƣợc các quốc gia cơng nhận; các phán
quyết của tịa án...
10



Tòa án cũng khuyến nghị Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an về lĩnh vực luật
pháp, các vấn đề luật pháp nổi lên trong phạm vi hoạt động của các cơ quan này,
khuyến nghị các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, các cơ quan chuyên môn với
sự Ủy quyền của Đại hội đồng.
* Ban thƣ ký LHQ
Ban thƣ ký Liên Hợp Quốc (gọi tắt là Ban thƣ ký) là một trong sáu cơ
quan chính của Liên Hợp Quốc. Trụ sở chính của Ban thƣ ký đặt tại Niu c,
Mỹ. Ngồi ra có hai Văn phịng tại Giơnevơ và Viên.
Tổng thƣ kí đƣơng nhiệm là Ban Ki-moon, ngƣời Hàn Quốc, nhậm chức
vào ngày 1 tháng 1 năm 2007. Theo Chƣơng XV của Hiến chƣơng Liên Hợp
Quốc, Ban thƣ ký gồm có một Tổng thƣ ký và một số nhân viên tuỳ theo nhu
cầu của tổ chức. Tổng thƣ ký do Đại hội đồng bổ nhiệm, theo kiến nghị của Hội
đồng Bảo an. Tổng thƣ ký là viên chức cao cấp nhất của Tổ chức Liên Hợp
Quốc (Điều 97) Tổng thƣ ký hoạt động với tƣ cách là ngƣời có cƣơng vị cao
nhất của Ban thƣ ký trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng, của Hội đồng
Bảo an, của Hội đồng Kinh tế - Xã hội và của Hội đồng Quản thác. Tổng thƣ ký
thực hiện các chức năng theo quy định của Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc và các
nhiệm vụ khác do các cơ quan này giao phó. Tổng thƣ ký trình Đại hội đồng báo
cáo hàng năm về hoạt động của Liên Hợp Quốc (Điều 98).
1.1.2.2. Tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc
Bên cạnh 6 cơ quan chính, trong cơ cấu của Liên hợp quốc cịn có các cơ
quan chun mơn khác. Thực chất đây là các tổ chức quốc tế liên chính phủ có
quan hệ với Liên hợp quốc thơng qua các hiệp định hợp tác song phƣơng. Hiện
nay, Liên hợp quốc có các tổ chức chun mơn nhƣ:
* Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đƣợc thành lập năm 1919, vào thời điểm
Chiến tranh Thế giới Thứ nhất kết thúc. Khởi xƣớng việc thành lập ILO là ông
Robert Owen - nhà công nghiệp xứ Wales (1771-1853), và ông Daniel Legrandnhà công nghiệp ngƣời Pháp (1783-1859). Lúc mới thành lập, ILO là tổ chức
11



độc lập liên kết với Hội Quốc Liên. Đến năm 1946, ILO ký Hiệp định quy định
các mối quan hệ với Liên hợp quốc (LHQ) và trở thành tổ chức chun mơn đầu
tiên của LHQ. Từ năm 1920, ILO đóng Trụ sở tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ Sỹ.
ILO đƣợc thành lập trên cơ sở ba mục tiêu cơ bản là mục tiêu nhân đạo
(cải thiện điều kiện làm việc của ngƣời lao động); mục tiêu chính trị (đảm bảo
cơng bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con ngƣời sẽ tạo bình
ổn xã hội); và mục tiêu kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu trên, ILO xây dựng
các tiêu chuẩn lao động quốc tế thơng qua hình thức các Cơng ƣớc (CW) và
Nghị quyết trong đó qui định các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền của ngƣời lao
động (ví dụ quyền tự do thƣơng hội, quyền đƣợc tổ chức và đàm phán tập thể,
quyền xoá bỏ lao động cƣỡng bức, không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và
trong việc làm vv…).
* Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp LHQ (FAO)
Đây là tổ chức liên chính phủ bao gồm 183 nƣớc thành viên (2008). Ngân
sách hoạt động là nguồn ngân sách thƣờng xuyên do các nƣớc thành viên của
FAO đóng góp và nguồn từ Chƣơng trình hỗ trợ tài chính đƣợc cấp chủ yếu từ
Chƣơng trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ uỷ thác của các
ngân hàng hoặc của các nƣớc tài trợ. FAO là một diễn đàn quốc tế quan trọng về
lƣơng thực và nông nghiệp, đồng thời tƣ vấn về chính sách trong lĩnh vực nơng
nghiệp và phát triển nơng thơn. Đối với các nƣớc thành viên, FAO khuyến khích
và tìm nguồn tài chính để hỗ trợ chƣơng trình hợp tác kỹ thuật giữa các nƣớc
thành viên mà tiêu biểu là hợp tác Nam-Nam. Mặt khác, FAO hoạt động nhằm
mục đích hỗ trợ các quốc gia thành viên nâng cao mức dinh dƣỡng và mức sống
của ngƣời dân, thông qua việc tăng cƣờng sản xuất, chế biến, cải thiện thị trƣờng
và phân phối sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm; khuyến khích phát triển nơng
thơn và nâng cao điều kiện sống của ngƣời nơng dân nơng thơn, qua đó thực
hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
* Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO)


12


Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United
Nations Educational Scientific and Cultural Organization). Hiện UNESCO có
193 quốc gia là thành viên. Các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc có
quyền gia nhập UNESCO; cịn các quốc gia khác có thể đƣợc chấp nhận nếu
đƣợc Hội đồng chấp hành giới thiệu và đƣợc Đại hội đồng biểu quyết với đa số
hai phần ba thành viên có mặt tán thành.
Các quốc gia thành viên thƣờng thành lập một tổ chức đại diện cho
UNESCO ở nƣớc mình, tùy điều kiện cụ thể. Phổ biến hiện nay là Ủy ban quốc
gia UNESCO, trong đó có đại diện của Chính phủ và của các ngành Giáo dục,
Khoa học, Văn hóa và Thơng tin. Tuy có đại diện tại từng quốc gia, phƣơng
châm hoạt động của UNESCO là không can thiệp vào vấn đề nội bộ của các
quốc gia. Ủy ban quốc gia UNESCO làm nhiệm vụ cố vấn cho đồn đại biểu
nƣớc mình ở Đại hội đồng và cho Chính phủ trong các vấn đề liên quan đến
UNESCO. Ủy ban này thƣờng gồm đại diện các Vụ, Cục, các Bộ, các cơ quan
và tổ chức khác quan tâm đến các vấn đề giáo dục, khoa học, văn hóa và thông
tin, các nhân vật độc lập tiêu biểu cho các giới liên quan. Nó cũng có thể bao
gồm Ban chấp hành thƣờng trực, các cơ quan phối hợp, các tiểu bang và các cơ
quan phụ cần thiết khác.
* Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (World Health Organization) là một cơ
quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, đƣợc LHQ thành lập vào ngày 7 tháng
4 năm 1948. Tổ chức này kế thừa phần nhiều chức trách và tài nguyên từ tổ
chức tiền thân của nó là Tổ chức Sức khoẻ (Organisation de la Santé), một cơ
quan của Hội Quốc Liên trƣớc đây.
WHO đóng vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng
đồng trên bình diện quốc tế, tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, cung cấp
những thơng tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe

con ngƣời, WHO sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe

13


cộng đồng và dịch bệnh của con ngƣời. Hiện nay trụ sở tổ chức WHO đặt
tại Genève,Thụy Sĩ.
* Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF)
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) chính thức đƣợc thành
lập vào ngày 27/12/1945 với 29 quốc gia thành viên. IMF bắt đầu hoạt động và
tiến hành cho vay khoản đầu tiên vào ngày 8/5/1947. Trụ sở chính đặt tại
Washington, D.C. - Hoa Kỳ, IMF là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài
chính tồn cầu, theo dõi tỷ giá hối đối và cán cân thanh toán, cũng nhƣ hỗ trợ
kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có u cầu.
IMF hoạt động với tôn chỉ thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế, tăng cƣờng
ổn định ngoại hối, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, và cung cấp hỗ trợ tài chính tạm
thời cho các nƣớc hội viên để giảm nhẹ mức độ mất cân bằng trong cán cân
thanh toán quốc tế. Tổng số hội viên của IMF cho tới nay là 187 nƣớc. Các nƣớc
thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh
và Pháp.
Ba chức năng chính của IMF gồm: (1) Giám sát tình hình kinh tế tài chính
tồn cầu cũng nhƣ của các nƣớc hội viên và tƣ vấn cho nƣớc hội viên về chính
sách kinh tế; (2) Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nƣớc hội
viên gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh tốn và (3) Trợ giúp kỹ
thuật.
* Tổ chức Hàng khơng Dân dụng Quốc tế (ICAO)
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (International Civil Aviation
Organization) là một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm soạn thảo
và đƣa ra các quy định về hàng khơng trên tồn thế giới.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế đƣợc thành lập năm 1947, có tổng

hành dinh đặt tại Montreal, Canada. ICAO là một cơ quan của LHQ hệ thống
hóa các nguyên tắc và kỹ thuật của dẫn đƣờng hàng không quốc tế cũng nhƣ tạo
điều kiện về kế hoạch và phát triển ngành vận tải hàng không quốc tế để đảm
bảo an tồn và lớn mạnh một cách có thứ tự. Ủy ban ICAO đƣa ra những tiêu
14


chuẩn và những điều thực tế liên quan đến dẫn đƣờng hàng không, và ngăn chặn
mọi sự xuyên nhiễu trái luật cũng nhƣ làm thuận tiện quy trình bay từ nƣớc này
sang nƣớc khác trong hàng không dân dụng. Thêm vào đó, ICAO cũng định
nghĩa những cách thức để điều tra tai nạn hàng không dựa theo Công ƣớc hàng
không dân dụng quốc tế (cịn gọi là cơng ƣớc Chicago) để các cơ quan hàng
khơng ở các quốc gia có thể dựa vào đó thực hiện.
* Liên minh Bƣu chính Quốc tế (UPU)
Liên minh Bƣu chính Quốc tế hay Liên hiệp Bƣu chính Quốc tế
(Universal Postal Union ) là một tổ chức quốc tế điều hợp các chính sách bƣu
chính trong các quốc gia thành viên và vì thế đây là hệ thống bƣu chính tồn
cầu. Mỗi quốc gia thành viên của liên minh đồng ý một bộ gồm các thỏa thuận
chung dùng cho các chức năng bƣu chính quốc tế. Tổng hành dinh của Liên
minh Bƣu chính Quốc tế đƣợc đặt tại Berne, Thụy Sĩ.
* Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO)
Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (World Meteorological Organization) là tổ
chức có 189 quốc gia thành viên, đây là tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp
Quốc. Tổ chức này có tiền thân là Tổ chức Khí tƣợng Quốc tế thành lập năm
1873. WMO Đƣợc thành lập năm 1950, đã trở thành một tổ chức chuyên môn
của Liên Hiệp Quốc về khí tƣợng nhƣ thời tiết và khí hậu, thủy văn vận hành và
các khoa học địa vật lý liên quan. Tổ chức này có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ và là
một thành viên của Nhóm Phát triển Liên Hiệp Quốc.
* Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO)
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đƣợc chính thức thành lập ngày

14/7/1967 khi Cơng Stockhom đƣợc thông qua. Năm 1974, WIPO trở thành tổ
chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Trụ sở của WIPO đóng tại Giơ-ne-vơ,
Thụy Sĩ. WIPO hoạt động nhằm khuyến khích, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong
các hoạt động sáng tạo trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công
nghệ liên quan đến sở hữu công nghiệp vào các nƣớc đang phát triển nhằm thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của các quốc gia đó.
15


* Tổ chức Hằng hải Quốc tế (IMO)
Tổ chức Hàng hải Quốc tế (International Maritime Organization), trƣớc
đây gọi là Tổ chức Tham vấn Hàng hải liên Chính phủ (IMCO), đƣợc thành lập
tại Geneva năm 1948, và bắt đầu có hiệu lực mƣời năm sau, cuộc họp lần đầu
tiên vào năm 1959. Tên IMCO đã đƣợc thay đổi thành IMO năm 1982. IMO là
một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc với 169 quốc gia thành viên và ba
thành viên Liên kết. Mục đích chính của IMO là phát triển và duy trì một khn
khổ pháp lý cho việc vận chuyển và giải quyết các vấn đề gồm: An toàn, môi
trƣờng, vấn đề pháp lý, kỹ thuật, hợp tác, an ninh hàng hải và hiệu quả của vận
chuyển.
1.2. Các giai đoạn phát triển của quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên
hợp quốc
1.2.1. Giai đoạn tìm hiểu Liên hợp quốc 1945 – 1975
Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa chính thức ra đời cùng với thời gian
Liên hợp quốc đƣợc thành lập. Những khát vọng độc lập, dân chủ, bình đẳng thể
hiện trong Tun ngơn độc lập ngày 2/9/1945 hồn toàn phù hợp với những
nguyên tắc cơ bản của Hiến chƣơng Liên hợp quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân
danh đại diện của Việt Minh đã gửi một bức điện nêu năm điểm đề nghị chính
thức của Việt Minh đối với Pháp, trong đó, điểm thứ tƣ nêu rõ: “Tất cả các
quyền tự do mà Liên hợp quốc khẳng định phải đƣợc trao cho ngƣời Đơng
Dƣơng”. Khi khóa họp đầu tiên của Liên hợp quốc diễn ra, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã nhân danh nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa gửi điện cho đại diện
Liên Xơ, Hoa Kỳ và Anh ở Liên hợp quốc yêu cầu các nƣớc này cơng nhận nền
độc lập của Việt Nam.
Ngày 22/11/1948, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đơn xin
gia nhập Liên hợp quốc, nhƣng lá đơn này bị Pháp, Anh, Hoa Kỳ và Chính phủ
Tƣởng Giới Thạch phủ quyết. Liên tiếp hai lá đơn tháng 3/1949 và tháng
12/1951 cũng bị những nƣớc này từ chối. Mặc dù việc nộp đơn gia nhập Liên
hợp quốc thể hiện Việt Nam là một dân tộc u chuộng hịa bình, sẵn sàng ủng
16


hộ những mục tiêu của Liên hợp quốc và bày tỏ mong muốn đƣợc góp sức vào
cơng việc chung của tổ chức. Sau đó, Hoa Kỳ can thiệp vào Hiệp định Giơnevơ
năm 1954, làm mất đi cơ hội thống nhất đất nƣớc cũng nhƣ trở thành thành viên
Liên hợp quốc của Việt Nam.
Việc không đƣợc tham gia vào Liên hợp quốc phần nào ảnh hƣởng đến
quyền lợi của Việt Nam. Song, bằng cuộc chiến đấu vì độc lập và tự do của
mình, Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các nguyên tắc cơ
bản của Hiến chƣơng Liên hợp quốc, nhất là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và
quyền các dân tộc tự quyết. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở đầu cho kỷ
nguyên phi thực dân hóa, đến Chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã thúc đẩy
phong trào đấu tranh hịa bình trên thế giới và Phong trào khơng liên kết, góp
phần vào thành tựu của Liên hợp quốc đƣa các vùng lãnh thổ tự quản giành độc lập.
1.2.2. Giai đoạn gia nhập và khẳng định vị thế trong Liên hợp
quốc1975 – 1986.
Sau ngày toàn thắng, hai đồn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam đã đến New
York để vận động các nƣớc ủng hộ Việt Nam vào Liên hợp quốc. Song do Hoa
Kỳ vẫn chƣa thể quên thất bại tại Việt Nam nên đã sử dụng quyền phủ quyết để
ngăn cản Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Hoa Kỳ

không thể ngăn cản đƣợc sự ủng hộ của các nƣớc u chuộng hịa bình trong Đại
hội đồng Liên hợp quốc. Hai đoàn đại biểu của hai miền Việt Nam đƣợc Đại hội
đồng mời làm quan sát viên. Tháng 11 năm 1976, nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc và nộp đơn gia nhập Liên
hợp quốc nhƣng bị Hoa Kỳ đơn phƣơng bác đơn. Điều này cũng không ngăn cản
đƣợc Việt Nam tiếp tục tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc và Phong
trào không liên kết. Với sự kiên trì và chính sách đối ngoại đúng đắn của Việt
Nam, cùng với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, nhân dân Hoa Kỳ và Việt Kiều,
Tổng thống Hoa Kỳ J. Carter sau khi nhậm chức tháng 1 năm 1977 đã thay đổi

17


chính sách đối ngoại theo chiều hƣớng tích cực, Hoa Kỳ nới lỏng cấm vận và
không ngăn cản Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.
Từ năm 1977, quan hệ giữa Việt Nam với hệ thống phát triển của Liên
hợp quốc, mà trọng tâm là Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc - UNDP
(United Nations Development Programme) đã có những bƣớc tiến khá dài, với
nhiều thành tựu quan trọng ở những giai đoạn tái thiết sau chiến tranh, cải cách
mở cửa và thực hiện đổi mới để hội nhập khu vực và quốc tế. Ngày 20 tháng 9
năm 1977 (khóa họp thứ 32) Việt Nam chính thức trở thành thành viên Liên hợp
quốc. Ngay trong phiên họp kết nạp, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua
nghị quyết A /RES/ 32/2 (1977) kêu gọi các nƣớc, các tổ chức quốc tế viện trợ,
giúp đỡ Việt Nam sau chiến tranh. Trong giai đoạn này, tuy chiến tranh lạnh tác
động làm cho quan hệ Việt Nam – Liên hợp quốc còn ở mức hạn chế nhƣng Việt
Nam vẫn tận dụng đƣợc nhiều nguồn lực từ hệ thống phát triển Liên hợp quốc.
UNDP thực tế đã trở thành một trong những kênh quan trọng nhất giúp Việt
Nam tiếp cận với việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới, tri thức và thiết bị
tiên tiến từ bên ngoài. Hệ thống phát triển Liên hợp quốc đã góp phần tạo điều
kiện thuận lợi để nâng cao trình độ cơng nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học

kỹ thuật ở Việt Nam. Vấn đề cung cấp trang thiết bị, đào tạo tay nghề để vận
hành đƣợc các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp là trọng tâm của chƣơng trình
hợp tác giai đoạn 1977 – 1986. Hệ thống này đã cung cấp cho Việt Nam các
chuyên gia tƣ vấn quốc tế, các cơ hội đào tạo ở trong và ngồi nƣớc. Xét từ góc
độ kinh tế, kỹ thuật và cả về chính trị, sự trợ giúp của UNDP trong giai đoạn này
có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Tuy nhiên, đất nƣớc lại rơi vào thế
hai gọng kìm bởi cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam 1977 – 1979 do bè lũ
Pơn Pốt gây ra và chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Hoạt động của
Việt Nam tại Liên hợp quốc giai đoạn từ năm 1977 đến 1986 còn tập trung chủ
yếu vào đấu tranh bảo vệ tính hợp pháp của sự hiện diện của Việt Nam ở
Campuchia nhằm cứu nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng và thực

18


hiện quyền phịng vệ chính đáng của Việt Nam, giải thích rõ tình hình
Campuchia để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
1.2.3. Giai đoạn củng cố quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc 1986 –
1995
Cùng với diễn biến mới tại Iraq và Liên bang Nam Tƣ, Hoa Kỳ và
phƣơng Tây đã thay đổi thái độ, ủng hộ và xây dựng học thuyết quyền can thiệp
nhân đạo. Hiệp định Paris 1991 về Campuchia đã đƣa đến một giải pháp chính
trị tồn diện cho Campuchia và cũng chấm dứt một giai đoạn vừa hợp tác vừa
đấu tranh trên diễn đàn Liên hợp quốc của Việt Nam. Giai đoạn này đánh dấu
Việt Nam từng bƣớc phá vỡ thế bao vây, cơ lập, bình thƣờng hóa quan hệ với
Trung Quốc, giải quyết tốt vấn đề Campuchia, đóng góp cho việc hoàn thiện học
thuyết can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế.
Từ năm 1986, Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. Lúc này sự hỗ trợ của hệ thống phát triển Liên hợp
quốc tập trung vào lĩnh vực xây dựng thể chế và chính sách kinh tế vĩ mơ, phục

vụ cho cải cách kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Các hoạt động hợp tác với
Liên hợp quốc là nguồn hỗ trợ đáng kể cho xây dựng các chính sách phát triển,
nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan và trình độ cho cơng chức trong q
trình cải cách. Rất nhiều các dự án do Liên hợp quốc tài trợ đƣợc triển khai tại
Việt Nam đã có tác dụng cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng xã hội và tạo ra những
động lực mới cho phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể chủ động hội nhập một cách bình đẳng
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trên thực tế, kênh hợp tác với hệ thống phát
triển Liên hợp quốc đã góp một phần tích cực vào việc nâng cao trình độ kỹ
thuật trong sản xuất, phát triển nguồn nhân lực khoa học, kỹ thuật và giải quyết
những vấn đề xã hội khác ở Việt Nam. Đặc biệt, hệ thống phát triển Liên hợp
quốc đã có những hỗ trợ thiết thực cho q trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

19


×