Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hyperfocal pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.34 KB, 5 trang )

Hyperfocal
Khi bạn lấy nét vào điểm xa vô cực thì hình ảnh sẽ rõ nét từ vô cực cho đến
một khoảnhg cách nào đó trước ống kính. Khoảng cách không rõ nét trước ống
kính khi bạn lấy nét ở vô cực gọi là Hyperfocal.

Sau khi xác định được khoảng hyperfocal bạn lấy nét lại vào khoảng cách
đó. Lúc này độ sâu trường ảnh DOF sẽ bắt đầu từ giữa khoảng hyperfocal đến vô
cực. Thực tế đây là DOF lớn nhất mà bạn có thể đạt được. Tuy nhiên bạn phải lưu
ý rằng khoảng cách hyperfocal này không cố định mà phụ thuộc vào khẩu độ ống
kính. Ở mỗi F-stop thì khoảng cách hyperfocal đều khác nhau.

Như vậy trong trường hợp chụp hình cần lấy dof thật rộng, hình rõ nét
trong phạm vi lớn nhất thì bạn sẽ lấy nét vào khoảng cách hyperfocal kết hợp với
đóng nhỏ độ mở ống kính lại.
Kỹ thuật lấy nét theo khoảng cách hyperfocal sử dụng khi bạn chụp hình
trong đó có nhiều chủ đề đòi hỏi bạn phải lấy rõ nét từ khoảng cách gần nhất đến
xa nhất, nghĩa là DOF lớn nhất. Chứ không nhất thiết là chụp landscape.
Lần 1 không phải lấy nét vào đường chân trời mà lấy nét ở vô cực nghĩa là
bạn xoay cái vòng chỉnh focus về vạch vô cực.
kế đến tìm xem điểm rõ nét gần máy nhất nằm ở khoảng cách nào. Đó
chính là hyperfocal distance . Với máy số thì chụp review một tấm xem thế nào.
Còn máy film thì sử dụng chức năng xem dof...
sau cùng lấy nét lại vào khoảng cách hyper focal vừa tìm được ở trên. Như
vậy bạn sẽ có thêm được một khoảng rõ nét gần hơn với lần đầu.
Nói chung những kỹ năng này chỉ mang tính tương đối. Dùng nhiều thì bạn
sẽ quen với ống kính của mình.
Nếu cứ áp dụng đúng kỹ thuật này là các bác có DOF lớn nhất ứng với tiêu
cự và khẩu độ ống kính trong các trường hợp. Tuy nhiên, cái kỹ thuật này không
áp dụng được cho chụp macro, dù cái này trong nhiều trường hợp cũng đòi hỏi
DOF rất "sâu". Thực tế thì chỉ còn landscape là cần DOF lớn, cho nên kỹ thuật này
được áp dụng phổ biến nhất với chụp landscape.


Về thực hành thì theo cái hình vẽ trên, các bác cũng thấy là với mỗi tiêu cự
và khẩu độ ống kính thì có một hyperfocal tương ứng. Chứ thực tế thì màn hình
LCD của máy số cũng khó mà giúp ta nhận ra cái điểm nào bắt đầu out net khi
focus vào vô cực để xác định hyperfocal. Dùng nút Depth preview trên (D)SLR
cũng khó nhận ra lắm nhất là khi khép khẩu lớn vì nó sẽ tối xầm. Cái này có công
thức tính sẵn rồi. Cho nên, nếu thuộc cái công thức ấy thì các bác cứ phang thẳng
ra, còn không thì nhét cái bảng tính Hyperfocal người ta làm sẵn để lúc nào chụp
thì lôi ra tra cứu.
H = l^2 / (f.c)
H: hyperfocal
l : tiêu cự ống kính
f : khẩu độ
c : đường kính circle of confusion (với film 35mm thì họ chọn là ~
0.025mm)
Ta được cái bảng sau:


Source: Nikonians.org
Trông vào thì thấy ngay là với góc càng rộng (l càng nhỏ) và khép khẩu sâu
(f càng lớn) thì sẽ cho H nhỏ tức là DOF thật lớn. Thích hợp nhất với chụp
landscape. Và cũng không thể áp dụng các con số trên cho việc chụp thể loại nào
khác ngoài landscape cả. Đồng thời, ở khoảng cách H nhỏ thì dễ ước lượng bằng
mắt thường hơn. Cho nên chỉ cần quan tâm đến tiêu cự dưới 80mm and/or khẩu độ
khép tương đối sâu. Chứ tele trở lên là mệt rồi.
hyperfocal chỉ hiệu quả khi dùng với ống kính góc rộng và khép khẩu nhỏ
lại. Asahinguyen tui gói gọn trong cái bảng sau cho các bạn dễ bỏ túi.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×