Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch ở trường trung cấp nghề thương mại du lịch thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.26 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ THUÝ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH Ở TRƢỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ THƢƠNG MẠI DU LỊCH THANH HOÁ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Trinh

Nghệ An, năm 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
8. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 4
9. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 5


1.1. SƠ LUỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................. 5
1.1.1. Các nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................ 5
1.1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài .................................................................... 8
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ................................................................. 9
1.2.1. Trƣờng TCN................................................................................................ 9
1.2.2. Đào tạo nghề ............................................................................................. 10
1.2.3. Chất lƣợng đào tạo nghề........................................................................... 13
1.2.4. Quản lý chất lƣợng ................................................................................... 15
1.2.5. Giải pháp quản lý ...................................................................................... 16
1.3. ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH Ở TRƢỜNG TCN..................................... 18
1.4. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH Ở TRƢỜNG TCCN ............... 19
1.4.1. Mục tiêu quản lý đào tạo nghề du lịch ở trƣờng TCCN ......................... 19
1.4.2. Nội dung quản lý đào tạo nghề du lịch ở trƣờng TCCN ........................ 19
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................. 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
DU LỊCH Ở TRƢỜNG TCN THƢƠNG MẠI DU LỊCH THANH HOÁ 27


2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KTXH VÀ GIÁO DỤC CỦA TỈNH
THANH HỐ ..................................................................................................... 27
2.1.1. Những đặc điểm về tình hình kinh tế xã hội ........................................... 27
2.1.2. Tình hình giáo dục của tỉnh Thanh Hoá .................................................. 29
2.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH Ở
TRƢỜNG TCN THƢƠNG MẠI DU LỊCH THANH HĨA ........................... 30
2.2.1.Q trình hình thành và phát triển trƣờng TCN Thƣơng maị du lịch
Thanh Hóa ........................................................................................................... 30
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của trƣờng TCNTMDL ......... 31
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở
TRƢỜNG TCN THƢƠNG MẠI DU LỊCH THANH HĨA ........................... 51
2.3.1. Phân cơng gảng dạy cho giáo viên .......................................................... 52

2.3.2. Quản lý việc xây dựng và thực hiện chƣơng trình mơn học .................. 53
2.3.3. Quản lý thực hiện nề nếp giảng dạy ........................................................ 55
2.3.4. Xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên .............................................. 57
2.3.5. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học .............................................. 59
2.3.6. Quản lý phƣơng pháp dạy học ................................................................ 60
2.3.7. Quản lý tổ chức thi đua ............................................................................ 61
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ ............... 62
2.4.1. Ƣu điểm ..................................................................................................... 62
2.4.2. Nhƣợc điểm ............................................................................................... 63
2.4.3. Nguyên nhân của các ƣu điểm và nhƣợc điểm ....................................... 65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 68
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP
NGHỀ THƢƠNG MẠI – DU LỊCH THANH HOÁ ................................... 69
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ......................................... 69
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu. ......................................................... 69


3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống. ......................................................... 70
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 70
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. ........................................................... 70
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH Ở TRƢỜNG TRUNG CẤP
NGHỀ THƢƠNG MẠI DU LỊCH THANH HÓA ........................................... 71
3.2.1.Nâng cao chât lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề du lịch ....................... 71
3.2.2. Đổi mới phƣơng pháp đào tạo nghề theo mô đun .................................. 74
3.2.3. Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của
đơn vị theo hƣớng công nghệ hiện đại ............................................................... 76
3.2.4. Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thực hành thực tập nghề
du lịch đảm bảo yêu cầu chuẩn quốc tế ............................................................. 80

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lƣợng đào tạo nghề .............. 82
3.2.6.Tăng cƣờng mối liên kết giữa nhà trƣờng với doanh nghiệp và ngƣời sử
dụng lao động ...................................................................................................... 87
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT ...................... 91
3.4. KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI
PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 92
3.4.1 Mục đích khảo sát ...................................................................................... 92
3.4.2 Đối tƣợng khảo sát ..................................................................................... 92
3.4.3 Nội dung khảo sát ...................................................................................... 92
3.4.4 Kết quả khảo sát ......................................................................................... 93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 96
1. Kết luận............................................................................................................ 96
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................100


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1a : Kết quả tuyển sinh theo trình độ học vấn ...................................... 36
Bảng 2.1b- Đánh giá chất lƣợng học sinh đầu vào ........................................... 37
Bảng 2.2: Số luợng và cơ cấu trình độ giáo viên .............................................. 39
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả đánh giá về phẩm chất đạo đức và thái độ nghề
nghiệp của giáo viên. .......................................................................................... 41
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực chuyên môn của giáo viên.42
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực sƣ phạm của giáo viên. .... 42
Bảng 2.6: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về chƣơng trình dạy nghề
của trƣờng so với yêu cầu sử dụng..................................................................... 44
Bảng 2.7: Đánh giá về tải trọng lý thuyết và thực hành ................................... 45
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về sử dụng phƣơng pháp dạy học ........................ 46
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của học sinh ......................................................................................................... 47
Bảng 2.10: Khai thác và sử dụng cơ sở vật chất ............................................... 48
Bảng 2.11: Khảo sát mối quan hệ với doanh nghiệp ........................................ 49
Bảng 2.12: Thực hiện chính sách trong q trình đào tạo ở nhà trƣờng ......... 50
Bảng 2.13: Đánh giá của cbql và gv về phân công giảng dạy cho giáo viên ...... 52
Bảng 2.14: Đánh giá của cbql và gv về quản lý việc xây dựng thực hiện
chƣơng trình mơn học ......................................................................................... 53
Bảng 2.15: Đánh giá của cbql và gv về quản lý thực hiện nề nếp ................... 55
Bảng 2.16: Xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên ..................................... 57
Bảng 2.17: Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ..................................... 59
Bảng 2.18: Quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học .......................................... 60
Bảng 2.19: Quản lý tổ chức thi đua ................................................................... 61
Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp .. 93


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Thứ tự

Từ viết tắt

Giải nghĩa

1

BLĐTB-XH

Bộ lao động thƣơng binh & xã hội

2


CĐN

Cao đẳng nghề

3

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố

4

ĐMPPGD

Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy

5

GD-ĐT

Giáo dục- đào tạo

6

HĐD, HĐH

Hoạt động dạy, Hoạt động học

7


KTCBMĂ

Kỹ thuật chế biến món ăn

8

MTQL

Mơi trƣờng quản lý

9

NVNH

Nghiệp vụ Nhà hàng

10

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

11

QLGD

Quản lý giáo dục

12


TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

13

TCNTMDLTH

Trung cấp nghề Thƣơng mại Du lịch Thanh
Hoá

14

TNCSHCM

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

15

TTDN

Trung tâm dạy nghề

16

UBND

Ủy ban nhân dân



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang trong q trình Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố và hội
nhập quốc tế. Trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của
đất nƣớc thời kỳ này và cũng là nhân tố quyết định chính là nguồn nhân lực –
lực lƣợng lao động lành nghề.
Ngày nay dạy nghề có một vị trí quan trọng trong chiến lƣợc của đát
nƣớc. Dự thảo chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nêu rõ: Phát
triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chấ lƣợng cao, tập trung vào
việc đổi mới văn bản toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu
đột phá chiến lƣợc”.
Trong 10 năm gần đây, hệ thống dạy nghề trong cả nƣớc đã đƣợc phục
hồi và có bƣớc phát triển mạnh, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát
triển kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH và hội nhập, góp phần tăng trƣởng kinh
tế và phát triển con ngƣời. Mạng lƣới cơ sở dạy nghề đƣợc phát triển nhanh,
rộng khắp trên tồn quốc, tính đến tháng 11 năm 2009 có 265 trƣờng TCN,
107 CĐN và 684 TTDN và hơn 1000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Quy
mơ dạy nghề tăng nhanh năm 2001 dạy nghề cho 887,3 ngàn ngƣời, đến năm
2008 là 1,538 triệu ngƣời , nâng t lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2008
lên 26 , dự kiến năm 2009 là 28 . Tuy nhiên, chất lƣợng lao động nghề c n
thấp, chƣa ngang tầm khu vực, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu CNH, HĐH.
Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bƣớc đƣợc điều chỉnh theo cơ cấu
ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đã mở thêm nhiều nghề đào
tạo mới mà thị trƣờng có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động. Việt Nam là đất nƣớc có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp đƣợc
UNESCO cơng nhận, và là nƣớc có tình hình an ninh chính trị tốt. Việt Nam



2

đƣợc xem là điểm đến an toàn cuả du khách. Hiện nay, du lịch đƣợc xếp vào
ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc ptát triển kinh tế cuả đất nƣớc.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là: "Số lượng tăng phải kèm theo chất
lượng tăng. Chúng ta được về số lượng, nhưng chưa được về chất lượng. Nếu
chúng ta tiếp tục cung cấp số lượng lớn với chất lượng như hiện nay thì
khơng đáp ứng nhu cầu mới và thách thức là rất lớn. Việc đào tạo nghề còn
một số điều chưa thỏa đáng. Nhận thức của người dân chưa thỏa đáng; các
doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đến việc đào tạo nghề, họ mới chỉ hưởng
thụ chứ chưa đóng góp nhiều vào cơng tác đào tạo. Nhà nước và ngay bản
thân các cơ sở đào tạo nghề cũng chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng
đào tạo.’’(Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân).
Trƣờng trung cấp nghề Thƣơng mại Du lịch Thanh Hóa là đơn vị sự
nghiệp, trực thuộc Sở Cơng thƣơng Thanh Hóa, với nhiệm vụ là đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp, Thƣơng mại và Du lịch, đặc biệt là
lĩnh vực du lịch không chỉ đáp ứng cho ngành du lịch Tỉnh Thanh Hố nói
riêng mà c n đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh lân cận nói chung. Hiện
nay càng đ i hỏi ở cơng nhân sự lành nghề và có chun mơn kỹ thuật cao
đáp ứng với nhu cầu của các doanh nghiệp. Đây cũng chính là thách thức đối
với cơng tác quản lý đào tạo nghề của trƣờng trong giai đoạn mới nhằm đáp
ứng đƣợc với đơn đặt hàng của các doanh nghiệp và xã hội.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, qua q trình học tập khố học thạc
sỹ chun ngành Quản lý giáo dục tại trƣờng Đại học Vinh, tôi chọn vấn đề:
“Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề du
lịch ở Trƣờng Trung cấp nghề Thƣơng mại Du lịch Thanh Hoá ” làm đề
tài nghiên cứu của mình với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự nghiệp đổi
mới giáo dục chung của đất nƣớc.



3

2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo
nghề du lịch ở Trƣờng TCN Thƣơng mại Du lịch Thanh Hoá góp phần đào
tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Thanh Hóa.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo nghề du lịch.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lƣợng đào tạo nghề du lịch ở Trƣờng TCN Thƣơng mại Du lịch Thanh Hoá.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất đƣợc hệ thống các giải pháp quản lý đào tạo nghề du lịch
phù hợp đảm bảo tính khoa học dựa trên đặc thù của nhà trƣờng, phù hợp với
thực tế của Tỉnh Thanh Hóa thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề
du lịch ở Trƣờng TCN Thƣơng mại Du lịch Thanh Hoá.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận: các giải quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo nghề du lịch ở trƣờng trung cấp nghề Thƣơng mại Du lịch Thanh Hóa
- - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo nghề
tại địa phƣơng, thực trạng về công tác quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng đào
tạo nghề Du lịch ở Trƣờng TCN Thƣơng mại Du lịch Thanh Hoá.
- Nghiên cứu xây dựng các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo nghề du lịch ở Trƣờng TCN Thƣơng mại Du lịch Thanh Hoá.
- Thăm d tính khả thi của các giải pháp đã đề ra.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề du
lịch ở Trƣờng TCN Thƣơng mại Du lịch Thanh Hoá.



4

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái qt hố các kiến thức
tài liệu có liên quan đến nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề du lịch ở Trƣờng
TCN Thƣơng mại Du lịch Thanh Hoá.
- Nghiên cứu thực tiễn: Nhu cầu lao động của địa phƣơng, thực trạng
của Trƣờng TCN Thƣơng mại Du lịch Thanh Hoá .
- Các phƣơng pháp nghiên cứu bổ trợ khác: Phƣơng pháp so sánh,
phƣơng pháp toán thống kê và một số phƣơng pháp khác.
8. Đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhằm nâng
cao chất lƣợng về đào tạo nghề du lịch ở Trƣờng TCN.
- Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm
nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề du lịch ở Trƣờng TCN Thƣơng mại Du lịch
Thanh Hoá.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng :
CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận của đề tài
CHƢƠNG 2: Thực trạng về chất lƣợng đào tạo nghề Du lịch ở trƣờng
Trung cấp nghề Thƣơng mại Du lịch Thanh
CHƢƠNG 3: Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng đào
tạo nghề Du lịch ở truờng Trung cấp nghề Thƣơng mại Du lịch Thanh Hóa


5

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. SƠ LUỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Để nâng cao chất lƣợng giảng dạy nói chung và giảng dạy nghề Du
lịch nói riêng thì vai tr đóng góp của các giải pháp quản lý hết sức quan
trọng. Đây là vấn đề luôn đƣợc các nhà giáo dục quan tâm. Họ nghiên cứu từ
thực tiễn các trƣờng để tìm ra các giải pháp quản lý đạt hiệu quả nhất.
1.1.1. Các nghiên cứu trong nƣớc

Vấn đề quản lý nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề
cũng là một vấn đề đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua.
Đó là các tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang, Hồng Chính, Hà Sỹ
Hồ, Lê Tuấn…Khi nghiên cứu các tác giả này nêu lên nguyên tắc chung của
việc quản lý hoạt động dạy học của ngƣời giáo viên nhƣ sau:
- Khẳng định trách nhiệm của mỗi ngƣời giáo viên là phải chịu trách
nhiệm về chất lƣợng giảng dạy học sinh trong lớp mình phụ trách.
- Đảm bảo định mức lao động với các giáo viên.
- Giúp đỡ thiết thực và cụ thể cho các giáo viên hoàn thành trách nhiệm
của mình.
Từ các ngun tắc chung đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai tr quản lý
trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Tác giả Hà Sỹ Hồ và Lê Tuấn cho
rằng: “Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, việc quản lý dạy và học là
nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường”. Các tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trƣởng
phải là ngƣời “ Luôn luôn biết kết hợp một cách hữu cơ quản lý dạy và học
(theo nghĩa rộng) với sự quản lý các bộ phận, hoạt động dạy và học của các
bộ môn và các hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy học nhằm làm cho
tác động giáo dục được hoàn chỉnh, trọn ven” [16,28]


6


Tác giả Nguyễn Quang Ngọc xác định: “ Dạy học và giáo dục trong sự
thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường” và “ Quản lý nhà trường
thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy…” [19,8]
Tác giả Trần Thị Bích Liên nhấn mạnh tới những khó khăn trong cơng
tác quản lý nhà trƣờng trong điều kiện mới mà việc “Đổi mới chương trình
sách giáo khoa đòi hỏi sự đổi mới phương pháp quản lý và lãnh đạo của hiệu
trưởng sao cho phát huy mặt tích cực, chủ động và sáng tạo của các thành
viên trong nhà trường” [29,43]
Nhƣ vây vấn đề nâng cao chất lƣợng dạy học nghề, từ lâu đã đƣợc các
nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nƣớc quan tâm, nghiên cứu. Hiện nay
đất nƣớc ta đang đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH, phấn đấu đến năm 2020, nƣớc
ta cơ bản thành một nƣớc cơng nghiệp theo hƣớng hiện đại thì việc nâng cao
chất lƣợng dạy học để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trở thành mối
quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt của các nhà nghiên cứu giáo dục,
các cơ sở đào tạo nghề, các trƣờng cao đẳng và các trƣờng đại học…Qua các
cơng trình nghiên cứu của họ ta thấy một điểm chung là khẳng định vai tr
quan trọng của công tác quản lý trong giáo dục.
Riêng lĩnh đào tạo nghề Du lịch mặc dù có nhiều nhà nghiên cứu nhằm
nâng cao chất lƣợng. Nhƣng họ chỉ nghiên cứu một số lĩnh vực nhất định nhƣ:
Đổi mới phƣơng pháp dạy nghề, Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, Đánh giá kết quả
và cấp văn băng, chứng chỉ…..Mà chƣa nghiên cứu nhằm đƣa ra các giải
pháp quản lý dạy nghề nói chung và dạy nghề du lịch nói riêng.
Theo ơng Lâm Quảng Đại phụ trách ph ng đánh giá và cấp bằng chứng
chỉ kỹ năng nghề quốc gia, Tổng cục dạy nghề thừa nhận: ” Hai vấn đề thách
thức đối với người lao động Việt Nam là kỹ năng nghề và trình độ ngoại ngữ”
Hiện nay cơng tác đào tạo đội ngũ những ngƣời nhân viên có kiến thức.
kỹ năng nghề, kỹ năng sống và làm việc đạt tiêu chuẩn đƣợc nhận vào làm


7


việc ở trong các nhà hàng, khách sạn sang trọng đang là nhiệm vụ quan trọng
của nhà nƣớc và chính phủ Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp
quản lý dạy các nghề du lịch nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo đội ngũ
những ngƣời lao động ở các ngành dịch vụ một cách có hệ thống là hết sức
cần thiết đối với cơng đào tạo nghề nói chung và ở trƣờng TCN Thƣơng mại
du lịch Thanh Hóa nói riêng.
Trƣờng TCN Thƣơng mại Du lịch Thanh Hóa có tiền thân là trƣờng
Hợp tác xã Miền Bắc đƣợc thành lập năm 1958. Năm 1962 đổi tên thành
trƣờng Nghiệp vụ Thƣơng nghiệp. Năm 1975 sát nhập hai trƣờng Nghiệp vụ
Thƣơng nghiệp và trƣờng Kỹ thuật nấu ăn thành trƣờng Dạy nghề Nội thƣơng
với nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng trình độ sơ cấp quản lý kinh tế, khoa học kỹ
thuật cho ngành Thƣơng nghiệp. Năm 1992 đổi tên thành trƣờng Dạy nghề
Thƣơng mại – Du lịch Thanh Hóa. Năm 2007 trƣờng đƣợc nâng cấp thành
trƣờng Trung cấp nghề Thƣơng mại Du lịch Thanh Hóa theo Quyết định số
842/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hóa, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Cơng Thƣơng Thanh Hóa và
thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 1978/QĐ-UBND ngày 04
tháng 7 năm 2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Trƣờng có nhiệm vụ
đào tạo trung cấp nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn, phục vụ khách sạn, quản
trị kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, quản trị lữ hành
nhà hàng, khách sạn
Ngoài ra c n đào tạo các nghề khác nhƣ: Hóa chất, Gas hóa lỏng, nổ
mìn lộ thiên, các lớp kinh doanh chợ... Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp
quản lý chất lƣợng đào tạo nghề Du lịch ở trƣờng trung cấp nghề Thƣơng mại
du lịch Thanh Hóa có một ý nghĩa lớn nhằm hồn thiện cả về mặt lý luận và
thực tiễn về nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề Du lịch để đáp ứng đ i hỏi
ngày càng cao về nhân lực lao động có tay nghê, kỹ năng, kỹ xảo của các



8

doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, đồng thời đáp ứng với yêu cầu ngày càng
cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực dạy nghề của nƣớc ta.
1.1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Xơ Viết trong những cơng trình
nghiên cứu của mình đã cho rằng: “Kết quả tồn bộ của hoạt động nhà
trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt
động của đội ngũ giáo viên” [39,6] V.A Xukhômlinxki đã tổng kết thành
công cũng nhƣ thất bại của 26 năm kinh nghiệm thực tiễn làm hiệu trƣởng
của mình, cùng với nhiều tác giả khác, ông đã đƣa ra một số giải pháp quản lý
của hiệu trƣởng nhƣ sau:
Phân công hợp lý cơng việc giữa hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng phụ
trách đào tạo.
Các tác giả nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất quản lý
giữa hiệu trƣởng và phó hiệu trƣởng để đạt đƣợc mục đích đề ra. Các tác giả
đều khẳng định vai tr lãnh đạo toàn diện của hiệu trƣởng. Tuy nhiên trong
thực tế, cùng tham gia quản lý với hiệu trƣởng c n có vai tr quan trọng của
các phó hiệu trƣởng, nhất là phó hiệu trƣởng phụ trách đào tạo. Công việc của
hiệu trƣởng và các phó hiệu trƣởng đều nhằm hƣớng tới mục tiêu giáo dục
của nhà trƣờng.
V.A Xukhômlinxki đặc biệt coi trọng giữa hiệu trƣởng và các phó
hiệu trƣởng để tìm ra các giải pháp tốt nhất. Tác giả cho rằng: “Trong
những cuộc trao đổi này như đòn bẩy đã nảy sinh ra những dự định mà
sau này công tác quản lý được phát triển trong lao động sáng tạo của tập
thể sư phạm”. [39,17]
Về xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, các nhà nghiên cứu thống
nhất cho rằng: Một trong những chức năng của hiệu trƣởng nhà trƣờng là phải
xây dựng và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, phát huy đƣợc tính sáng tạo lao



9

động của họ và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sƣ phạm. Hiệu
trƣởng phải biết lựa chọn đội ngũ giáo viên bằng nhiều nguồn khác nhau và
bồi dƣỡng họ thành những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định, bằng
những biện pháp khác nhau.
Một giải pháp quản lý hoạt động dạy học để nâng cao chất lƣợng mà
các tác giả quan tâm là tổ chức hội thảo khoa học. Thơng qua hội thảo giáo
viên có điều kiện trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ của
mình. Tuy nhiên để hoạt động này đạt hiệu quả cao, nội dung các cuộc hội
thảo khoa học cần phải đƣợc chuẩn bị kỹ càng, phù hợp và có tác dụng thiết
thực đến dạy học.
Xvecxlerơ cho rằng việc dự giờ và phân tích bài giảng là đ n bẩy quan
trọng nhất trong công tác quản lý quá trình giảng dạy của giáo viên. Việc
phân tích bài giảng là phân tích cho giáo viên thấy và khắc phục các thiếu sót,
đồng thời phát huy mặt mạnh nhằm nâng cao chất lƣợng bài giảng.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Trƣờng TCN
1.2.1.1. Vị trí trong hệ thống quốc dân
Trƣờng trung cấp nghề là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc HTGD quốc
dân, đƣợc thành lập và hoạt động theo qui định của pháp luật; là đơn vị sự
nghiệp có thu, chịu sự quản lý nhà nƣớc thống nhất về dạy nghề của Bộ Lao
động- Thƣơng binh và xã hội; đồng thời, chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan
ra quyết định thành lập [21, tr. 1].
1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Trƣờng Trung cấp nghề Thƣơng mại du lịch Thanh Hóa là đơn vị sự
nghiệp giáo dục chuyên nghiệp, trực thuộc sở sự quản lý Sở Cơng Thƣơng;
Trƣờng có chức năng, nhiệm vụ sau:



10

1. Đào tạo nhân lực có trình độ trung cấp chuyên nghiệp các ngành:
Kỹ thuật chế biến món ăn, Nghề Nghiệp vụ Bàn – Bar , Nghề Dịch vụ nhà
hàng, Nghề Bán hàng trong siêu thị, Nghề Nghiệp vụ lƣu trú, Nghề Hƣớng
dẫn du lịch, kế toán doanh nghiệp, Gas hóa lỏng, lớp chợ....
Đào tạo nghề, nghiệp vụ sơ cấp các chuyên ngành trƣờng có chức
năng theo cơ cấu khung của hệ giáo dục quốc dân; hệ thống văn bằng chứng
chỉ đƣợc thực hiện theo Luật Giáo dục và các văn bản của pháp luật hiện hành
2. Đào tạo lại, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công
nhân viên các doanh nghiệp theo nhu cầu.
3. Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ
phục vụ công tác đào tạo và dịch vụ để khai thác hiêu quả cơ sở vật chất,
năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, nhằm
từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá và xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế của nƣớc ta hiện nay.
4. Hợp tác, liên kết đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học với
cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc nhằm mở rộng các hình thức đào tạo.
5. Quản lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất nhà
trƣờng; đồng thời giữ gìn trật tự trị an trong trƣờng và nơi sở tại
1.2.2. Đào tạo nghề
Để hiểu đƣợc khái niệm: đào tạo nghề, chúng ta làm rõ thế nào là đào
tạo, thế nào là nghề nghiệp.
* Đào tạo:
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đƣờng:"Đào tạo là quá trình hoạt động có
mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo, giá trị, thái độ…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân để



11

tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năn.g suất và hiệu
quả" [8, tr. 45].
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Đào tạo là quá trình tác động đến con
ngƣời nhằm làm cho con ngƣời đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho ngƣời đó thích nghi với cuộc
sống và khả năng nhận một sự phân cơng nhất định góp phần của mình vào việc
phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài ngƣời. Về cơ bản đào
tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trƣờng, gắn với giáo dục đạo đức, nhân
cách" [27, tr. 298].
Nhƣ vậy, khái niệm đào tạo thƣờng có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục,
đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một ngƣời đã đạt đến độ tuổi nhất định, có
một trình độ nhất định. Đào tạo là một q trình chuyển giao có hệ thống, có
phƣơng pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng kỹ xảo nghề
nghiệp, chuyên môn. Đồng thời, bồi dƣỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và
chuẩn bị tâm thế cho ngƣời học đi vào cuộc sống lao động tự lập, góp phần xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
* Nghề:
Nghề là một hiện tƣợng xã hội có tính lịch sử, gắn chặt với sự phân công
lao động trong xã hội, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhân loại.
Khái niệm nghề theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất
định. Cho đến nay thuật ngữ “nghề” đƣợc hiểu và định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Dƣới đây là một số khái niệm về nghề.
- Từ điển Bách khoa Liên xô cũ , định nghĩa nghề: Là một loại hoạt
động lao động đ i hỏi có sự đào tạo nhất định và thƣờng là nguồn gốc của sự
sinh tồn.
- Trong tiếng Pháp, nghề pro-fession : Là một loại lao động có thói
quen về kỹ năng, kỹ xảo của một ngƣời để từ đó tìm đƣợc phƣơng tiện sống.



12

- Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề đƣợc đƣa ra song chƣa đƣợc thống
nhất, chẳng hạn có định nghĩa đƣợc nêu: “Nghề là một tập hợp lao động do sự
phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi đƣợc. Nghề mang
tính tƣơng đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và
nhu cầu xã hội.
Mặc dù khái niệm nghề đƣợc hiểu dƣới nhiều góc độ khác nhau song
chúng ta có thể nhận thấy một số nét đặc trƣng nhất định sau:
- Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con ngƣời lặp đi lặp lại.
- Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.
- Là phƣơng tiện để sinh sống.
- Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội
đ i hỏi phải có một q trình đào tạo nhất định.
Hiện nay xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác động
khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại nói chung và về chiến lƣợc phát
triển KT-XH của mỗi quốc gia nói riêng. Bởi vậy phạm trù “Nghề” biến đ ổi
mạnh mẽ và gắn chặt với xu hƣớng phát triển KT-XH của đất nƣớc.
Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay
kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tƣơng lai.
Đào tạo nghề là q trình chuyển giao một cách có hệ thống những kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó đến ngƣời học; ngồi ra c n trang bị
cho ngƣời học về lý tƣởng, đạo đức, về tác phong công nghiệp và l ng yêu
mến nghề nghiệp.
- Đào tạo nghề bao gồm hai q trình có quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là:
+ Dạy nghề: Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các học sinh có đƣợc một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp.



13

+ Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của ngƣời lao động để đạt đƣợc một trình độ nghề nghiệp nhất định”.
Đào tạo nghề cho ngƣời lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho ngƣời
lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề
mới, đào tạo nghề bổ sung bồi dƣỡng tay nghề , đào tạo lại nghề.
+ Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những ngƣời chƣa có nghề, gồm những
ngƣời đến tuổi lao động chƣa đƣợc học nghề, hoặc những ngƣời trong độ tuổi lao
động nhƣng trƣớc đó chƣa đƣợc học nghề.
+ Đào tạo lại nghề: Là đào tạo đối với những ngƣời đã có nghề, có chun
mơn nhƣng do u cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến việc thay
đổi cơ cấu ngành nghề, trình độ chun mơn.
Đào tạo lại thƣờng đƣợc hiểu là quá trình nhằm tạo cho ngƣời lao động
có cơ hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới để thay đổi nghề.
+ Bồi dƣỡng nâng cao tay nghề: Bồi dƣỡng có thể coi là q trình cập
nhật hóa kiến thức c n thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng
cố các kỹ năng nghề nghiệp theo từng chuyên môn và thƣờng đƣợc xác nhận
bằng một chứng chỉ hay nâng lên bậc cao hơn.
1.2.3. Chất lƣợng đào tạo nghề
Chất lƣợng đào tạo nghề là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm
đƣợc và cảm nhận đƣợc. Chất lƣợng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo
nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động
đến nó. Sẽ khơng thể biết đƣợc chất lƣợng đào tạo nếu chúng ta không đánh
giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hƣởng.
Khái niệm chất lƣợng đào tạo nghề là để chỉ chất lƣợng các học viên kỹ
thuật đƣợc đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và
chƣơng trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu

hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trƣờng lao động, của


14

xã hội đối với kết quả đào tạo. Chất lƣợng đào tạo nghề c n phản ánh kết quả
đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, của cả hệ thống đào tạo nghề. Chất lƣợng
đào tạo nghề biến đổi theo thời gian và theo không gian dƣới tác động của các
yếu tố.
* Các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề
Để đo lƣờng chất lƣợng đào tạo nghề chúng ta thƣờng tập trung vào 2
khối đối tƣợng: bản thân ngƣời học nghề và cơ sở đào tạo nghề chất lƣợng
cơ sở đào tạo .
Quá trình đào tạo nghề có một số đặc trƣng khác với giáo dục phổ thơng
và giáo dục đại học. Đó là q trính đào tạo trên cơ sở tiếp thu kết quả giáo
dục phổ thông để đào tạo về nghề nghiệp cho học sinh học nghề. Việc đào tạo
để hình thành năng lực nghề nghiệp giữ vai tr then chốt, chủ đạo. Quá trình
đào tạo chú trọng đến một hệ thống các kỹ năng thơng qua thực hành, luyện
tập. Đó chính là những u cầu, vị trí cơng tác, hoạt động nghề nghiệp của
ngƣời học.
Nhƣ vậy chất lƣợng đào tạo nghề phụ thuộc vào các yếu tố:
- Chất lƣợng đầu vào: bản thân ngƣời học nghề : Trình độ văn hóa, sở
trƣờng nguyện vọng, sức khỏe, tình trạng kinh tế … của ngƣời học nghề.
- Quá trình đào tạo hoạt động đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề .
+ Mục tiêu, nội dung, chƣơng trình đào tạo.
+ Đội ngũ giáo viên, phƣơng pháp đào tạo và cán bộ quản lý phẩm chất, năng lực
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp đáp ứng nghề đào tạo
(số lƣợng, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động .
+ Tài chính kinh phí, vật tƣ đào tạo, chi phí quản lý, thù lao giáo viên … .
+ Dịch vụ đào tạo cƣ xá, tƣ vấn việc làm, thông tin thị trƣờng lao đông … .



15

- Học sinh tốt nghiệp: Năng lực và phẩm chất đạt đƣợc sau khi đào tạo
theo mục tiêu đào tạo; Sức khỏe đáp ứng nghề nghiệp; Kỹ năng sống (giao
tiếp, hoạt động xã hội .
- Tham gia thị trƣờng lao động: Trình độ chun mơn đáp ứng u cầu
làm việc năng suất, tổ chức hoạt động ; Tính sáng tạo và thích nghi trong
cơng việc.
Việc đánh giá kết quả giáo dục cần phản ánh đƣợc chất lƣợng nhân cách có
phù hợp hay không với yêu cầu đề ra. Cần phải xem xét chất lƣợng đầu vào, chất
lƣợng của quá trình đào tạo và chất lƣợng đầu ra. Đánh giá chất lƣợng đào tạo
không chỉ nhiệm vụ của các đơn vị đào tạo nghề mà c n là của xã hội. Đặc biệt là
sự đánh giá trực tiếp của những ngƣời sử dụng sản phẩm đào tạo các doanh
nghiệp, các nhà sản xuất … .
1.2.4. Quản lý chất lƣợng
Chất lƣợng không tự sinh ra; chất lƣợng không phải là một kết qủa
ngẫu nhiên, nó là kết qủa của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan
chặt chẽ với nhau. Muốn đạt đƣợc chất lƣợng mong muốn cần phải quản lý
một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất
lƣợng đƣợc gọi là quản lý chất lƣợng. Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng
đắn về quản lý chất lƣợng mới giải quyết tốt bài toán chất lƣợng.
Quản lý chất lƣợng đã đƣợc áp dụng trong mọi ngành, không chỉ trong
sản xuất mà trong mọi lĩnh vực. Quản lý chất lƣợng đảm bảo cho công ty làm
đúng những việc phải làm và những việc quan trọng. Nếu các công ty muốn
cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về
quản lý chất lƣợng có hiệu quả.
Quản lý chất lƣợng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hƣớng và
kiểm soát một tổ chức về chất lƣợng



16

Việc định hƣớng và kiểm soát về chất lƣợng thƣờng bao gồm lập chính
sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm sốt, đảm bảo và cải tiến chất lƣợng.
1.2.5. Giải pháp quản lý
1.2.5.1. Giải pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt, giải pháp là: “phương pháp giải quyết một
vấn đề” [4, tr602]. Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động
nhằm thay đổi chuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ
thống…nhằm đạt đƣợc mục đích. Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề
đƣợc giải quyết nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
Giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề là những c ách thức tác
động hƣớng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lƣợng của ngƣời học
nghề trong thời gian đào tạo, có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đáp ứng yêu
cầu công việc.
1.2.5.2. Quản lý
Lao động xã hội gắn liền với quản lý, quản lý là một hoạt động lao
động đặc biệt, điều khiển lao động chung khi xã hội có sự phân cơng lao
động. Xã hội càng phát triển, các loại hình lao động ngày càng phong phú, đa
dạng, phức tạp thì hoạt động quản lý ngày càng đóng vai tr quan trọng và
quyết định.
Nhƣ vậy, quản lý là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, các
nhà quản lý kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà quản lý nhà
nƣớc thiên về quản lý các hoạt động xã hội theo pháp luật, các nhà quản lý
giáo dục thiên về quản lý mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong xã hội
nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đã định.Tùy theo góc độ tiếp cận khác nhau
mà khái niệm quản lý đƣợc các nhà khoa học định nghĩa trong các cơng trình
nghiên cứu khoa học của mình, chẳng hạn:



17

- Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: “Quản lý là hoạt động
thiết yếu nảy sinh khi con ngƣời hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể
vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con ngƣời, nhằm thực
hiện các mục tiêu chung của tổ chức” [4, tr.41].
- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả: “Quản lý là một quá
trình tác động gây ảnh hƣởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm
đạt đƣợc mục tiêu chung” [1, tr.176].
- Một cách tiếp cần khác của nhóm các nhà khoa học quản lý ngƣời Mỹ
Harold Koontz, cyzil O’Đomell, Heiuz Weihrich: Quản lý là một hoạt động
đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc mục đích của nhóm
[9.tr 29].
Những định nghĩa trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhƣng có
chung những nội dung cơ bản, đó là quản lý bao gồm các điều kiện sau:
- Phải có chủ thể quản lý ngƣời quản lý, tổ chức quản lý .
- Phải có đối tƣợng bị quản lý ngƣời hoặc tập thể .
- Phải có mục tiêu và một quỹ đạo cho cả đối tƣợng và chủ thể quản lý.
Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động .
Theo quan điểm hiện nay, quản lý đƣợc định nghĩa rõ hơn: Quản lý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động
chức năng : kế hoạch hoá, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra với hệ thống thông tin
quản lý.
Nhƣ vậy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể
quản lý ngƣời quản lý, tổ chức quản lý lên khách thể quản lý đối tƣợng quản
lý về các mặt văn hoá, xã hội, kinh tế, bằng hệ thống các luật lệ, chính sách, các
nguyên tắc và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng cho sự phát triển của đối
tƣợng đối tƣợng có thể quy mơ tồn cầu, khu vực, quốc gia, ngành đơn vị, con

ngƣời cụ thể .


18

1.3. ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH Ở TRƢỜNG TCN
Khái niệm về đào tạo đƣợc tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, có thể
đƣa ra một số định nghĩa sau:
Đào tạo nghề Du lịch là một hình thức của đào tạo, chính là q trình
hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo, giá trị, thái độ … để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá
nhân để tạo điều kiện cho họ vào đời, hành nghề Du lịch một cách có năng
suất và có hiệu quả.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam ” Đào tạo là một quá trình tác động
đến con người nhằm làm cho con người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho con người đó thích
nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân cơng nhất định góp phần
mình vào phát triển xã hội, duy trì phát triển văn minh lồi người. về cơ bản
đào tạo là giảng dạy, học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức
nhân cách” . [28,298]
Có thể hiểu đào tạo nghề Du lịch là quá trình trang bị những kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp Du lịch, đồng thời hình thành những phẩm
chất đạo đức, thái độ cho ngƣời học để họ trở thành những cơng dân, ngƣời
lao động Du lịch có chun mơn về nghề nghiệp, có thái độ ứng xử tích cực
và hƣớng thiện nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân
nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Nhƣ vậy quá trình đào tạo chủ yếu diễn ra
ở các cơ sở đào tạo là các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,
trung cấp nghề và các trung tâm đào tạo nghề. theo một kế hoạch, nội dung
chƣơng trình, thời gian quy định cho từng nghề từng cấp học cụ thể nhằm
giúp cho ngƣời học đạt đƣợc một trình độ nhất định trong hoạt động lao động

nghề Du lịch sau khi ra trƣờng.


19

1.4. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH Ở TRƢỜNG TCCN
1.4.1. Mục tiêu quản lý đào tạo nghề du lịch ở trƣờng TCCN
- Trang bị cho ngƣời học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực
thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc đ ộc lập, và
ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lƣơng tâm nghề
nghiệp, ý thức k luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện
cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo
việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
- Tập trung nâng cao chất lƣợng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức k
luật lao động và tác phong lao động hiện đại cho ngƣời học. Gắn đào tạo với
nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động.
1.4.2. Nội dung quản lý đào tạo nghề du lịch ở trƣờng TCCN
1.4.2.1. Quản lý mục tiêu nội dung, chương trình đào tạo nghề du lịch
Mục tiêu đào tạo nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản
xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có
đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, ý thức k luật, tác phong cơng nghiệp, có
sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học nghề sau khi tốt nghiệp có khả
năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng u
cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cao trƣớc mắt và lâu dài cho sự
nghiệp CNH-HĐH của đất nƣớc; mở rộng quy mô đi đôi với coi trọng chất
lƣợng và hiệu quả; bồi dƣỡng nhân tài, nâng cao dân trí.
Đó là tồn bộ những kiến thức chun mơn, kỹ năng nghề và những nội

dung chính trị tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp cần đƣợc
trang bị cho học sinh trong quá trình đào tạo.


×