Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tài liệu Hệ thống nông nghiệp-quản lý đất docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 99 trang )

 
 
Đại Học Huế
Trường Đại Học Nông Lâm
----------

Bài Giảng
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP

GV: NGUYỄN VIẾT TUÂN
HUẾ - 2007
[] [Pick the date]
ST: Page 1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------
BÀI GI
ẢNG
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
GV: NGUYỄN VIẾT TUÂN
HUẾ - 2007
[] [Pick the date]
ST: Page 2
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG PHÁT
TRIỂN
VÀ HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT HỆ THỐNG
Trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội loài người mọi hoạt động đều diễn ra
bởi các yếu tố, ta gọi là các hợp phần (components) có những mối liên hệ tương tác, hữu cơ
với nhau, được gọi là tính hệ thống. Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, hoạt
động nào đó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ sở của phương pháp luận v


à tính hệ
thống là đặc trưng và bản chất của chúng. Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940
b
ởi nhà sinh vật học Ludwig Vonbertalanffy (tên gọi: Lý thuyết những hệ thống Chung
– General Systems Theory, 1968), và bắt nguồn từ Ross Ashby ( Giới thiệu tới Điều
khiển học, 1956).
Lý thuyết hệ thống đề cập đến các khái niệm: Hệ thống, phần tử ( hợp phần),
chỉnh thể, tính chỉnh thể, môi trường hệ thống bao quanh, đầu vào, đầu ra, trạng thái, sự
phân cấp, hướng mục đích
, thông tin.
Ngoài ra các khái niệm liên quan đến hệ thống như tiếp cận hệ thống, quan điểm
hệ thống
, phương pháp mô phỏng hệ thống…
1.1.1. Những khái niệm cơ bản của hệ thống.
1.1.1.1 Hợp phầ, phần tử (Component):
Mỗi sự vật, sự việc mang tính hệ thống được cấu trúc từ các hợp phần hệ thống. Hợp
phần là bộ phận nhỏ nhất của 1 hệ thống, có vai trò chức năng độc lập, hoàn chỉnh nhưng lại
có mối quan hệ tương tác với nhau trong một hệ thống nhất định.
Ví dụ: Sản xuất cây trồng mang tính hệ thống, bao gồm những hợp phần khác
nhau có vai trò chức năng độc lập nhưng lại có quan hệ ảnh hưởng tương tác nhau để
tạo ra những sản phẩm mới là cây trồng.
+ Các hợp phần tự nhiên của hệ thống sản xuất cây trồng:
- Bức xạ -----> Quang hợp
- Nhiệt độ
-
Độ ẩm
- phân
+ Các h
ợp phần hoạt động sản xuất:
-

Làm đất - Gieo trồng - Chăm sóc
- Tưới / Tiêu nước
- Bón phân
----> cung c
ấp nước và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và tạo sản
lượng
Điều kiện sinh khí hậu (thời vụ)
[] [Pick the date]
ST: Page 3
+ Các hợp phần kinh tế-xã hội:
- Đầu tư: Vật tư - Tiền/ Tín dụng
- Lực lượng lao động
- Tiến bộ kỹ thuật
- Thể chế, pháp luật / chính sách
- Văn hoá / Dân trí / Trình độ kiến thức …
Trong thực tế phát triển “hợp phần” còn được dùng khá phổ biến, để đạt được
mục tiêu nào đó thường thông qua một dự án, dự án được thiết kế gồm có nhiều nội
dung họat động người ta có thể gọi là các hợp phần người ta còn có thể gọi là các tiểu
hợp phần trong một dự án. Các hợp phần này nhằm đạt được mục đích hay mục tiêu
hoạt động
Ví dụ: Một dự án có thể chia ra các hợp phần: Hợp phần nâng cao năng lực
cho cấp thực thi dự án, hợp phần phát triển sản xuất, hợp phần hạ tầng cơ sở qui mô nhỏ
và quản lý dự án.
1.1.1.2. Hệ thống:
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau, có quan hệ và tác
động qua lại với nhau. Một hệ thống có thể xác định như một tập hợp các đối tượng
hoặc các thuộc tính được liên kết tạo thành một chỉnh thể và nhờ đó đặc tính mới gọi là
"tính trộ
i" (émergence) của hệ thống.
Theo Đào Thế Tuấn, hệ thống l

à các tập hợp trật tự bên trong (hay bên ngoài) của các
yếu tố có liên quan với nhau (hay tác động lẫn nhau). Thành phần của hệ thống là yếu tố.
Các mối liên hệ và tác động giữa các yếu tố bên trong mạnh hơn so với yếu tố bên ngoài hệ
thống và tạo nên trật tự bên trong của hệ thống. Một hệ thống là một nhóm các yếu tố tác
động lẫn nhau,
hoạt động chung cho một mục đích chung.
Chúng ta đi tìm một hệ thống trong thực tiễn sản xuất qua trình tự tiếp cận như sau:
 Tiếp cận thứ nhất: Quan sát thực trạng của một nông hộ chúng ta thấy ở đây có một
vài cây gỗ, cây trồng, cỏ và một vài hàng rào nhưng không thấy một hệ thống như định
nghĩa, không thấy có biên giới rõ ràng và cũng không thấy sự tác động qua lại.
 Chúng ta có thể tìm hệ thống ở đâu?
 Tiếp cận thứ 2: Một cây như là một hệ thống ?
- Nhìn tổng thể: Biên giới: cấu trúc vật lý của cây
- Các bộ phận: Lá, thân, cành rễ (không nhìn thấy).
- Tác động qua lại: Giữa các bộ phận tác động với nhau rất mạnh mẽ, sẽ sai lầm khi
cho rằng cây sống không cần rễ.
- Đầu vào: các chất dinh dưỡng, CO
2
, các chất dinh dưỡng, nứơc, ánh sáng.
- Đầu ra: quả hạt gỗ, O
2
- Mục tiêu: Một cây bản thân nó không có mục tiêu.
- Th
ứ bậc của hệ thống: Một cánh rừng là hệ thống lớn hơn.
 Tiếp cận thứ 3: Con người là một hệ thống ?
- Nhìn tổng thể: Biên giới: cấu trúc vật lý của cơ thể
[] [Pick the date]
ST: Page 4
- Các bộ phận và tác động qua lại:Thân thể, chân, tay, đầu các bộ phận tác động qua
lại với nhau rất mạnh. Sẽ sai lầm khi cho rằng con người sống mà không cần đến não,

máu, tim gan , ...
-
Đầu vào: Thức ăn, không khí, nước uống, ánh sáng, các giá trị tinh thần.v.v.
- Đầu ra: suy nghĩ, năng lượng, chí tuệ...
- Hệ thống lớn hơn: Gia đình, cộng đồng
- Môi trường: các điều kiện tự nhiên tác động đến con người như là một hệ thống.
- Mục tiêu: để sống, sáng tạo, vui chơi, v.v.
- Quản lý: chức năng to lớn trong việc làm biến đổi đầu ra, sử dụng các nguồn tài
nguyên c
ũng như các hệ thống khác.
 Chúng ta đã tìm được một hệ thống khác phức tạp hơn.
 Tiếp cận thứ tư: Một nông trại như là một hệ thống ?
- Tổng thể: Biên giới:Nông trại với những tài nguyên của nó và phương thức sử dụng
chúng.
- Thành ph
ần: Vai trò trung tâm -con người, gia đình, các bộ phận của nông hộ. Trên
đồng ruộng: Cây trồng, vật nuôi, vật nuôi v.v. các bộ phận ngoài đồng ruộng - việc
làm thu nhập khác.
- Tác động qua lại: Rất mạnh mẽ giữa các thành phần, hệ thống phức tạp đòi hỏi sự
phân tích thận trọng.
- Đầu vào:Lao động, năng lượng, tiền quản lý, ...
- Đầu ra: Lương thực tiền mặt, các khoản thỏa mãn khác.
- M
ục tiêu: Đáp ứng các nhu cầu cơ bản, hướng tới các nhu cầu sống khác ...
- Tổ chức thứ bậc của hệ thống: Các hệ canh tác, sự hội nhập của trang trại và các hình
thái c
ủa làng xã hay xã hội.
 Ta đã tìm thấy hệ thống mà ta mong muốn.
- Sản xuất nông nghiệp thực chất là một hệ thống bao gồm rất nhiều nhóm hợp
phần, các hợp phần thể hiện các hoạt động sản xuất và yếu tố sản xuất khác nhau. Mục

tiêu hệ thống này là đạt tốc độ phát triển sản lượng nông nghiệp cao và ổn định. Trong
hoạt động hệ thống, hai mục tiêu này hỗ trợ nhau để đạt được sự hoàn thiện của hệ
thông nông nghiệp, tuy nhiên chúng cũng mâu thuẫn với nhau. Nếu tốc độ phát triển
sản lượng quá cao thì tính ổn định của độ màu mỡ đất mất đi, kéo theo mất tính ổn định
của năng suất và sản lượng. Vì vậy trong nghiên cứu hệ thống nông nghiệp, cần chú
trọng điều hành và thực hiện các hoạt động của các hợp phần một cách thống nhất và
hài hoà.
1.1.1.3. Môi trường, các yếu tố đầu vào và đầu ra của hệ thống
Là tập hợp các hợp phần không nằm trong hệ thống nhưng lại tác động qua lại
chặt chẽ, không thể thiếu được với hệ thống. Những hợp phần của môi trường góp phần
quan trọng cho sự tồn tại hoặc phát triển của một hệ thống và nó bao gồm những yếu tố
đồng nhất với hoạt động hệ thống.
Ngoài những yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài hệ của thống không nằm
trong hệ thống nhưng có tác động tương tác với hệ thống gọi là yếu tố môi trường.
[] [Pick the date]
ST: Page 5
Những yếu tố môi trường tác động lên hệ thống là yếu tố "đầu vào", còn những yếu tố
môi trường chịu sự tác động trở lại của hệ thống l
à yếu tố "đầu ra".
Trong hoạt động hệ thống sản xuất, môi trường thường được nhìn nhận là các
h
ợp phần đầu vào (input) và đầu ra (output).
Ví dụ: Hoạt động sản xuất của nông hộ là một hệ thống thì môi trường của hệ
thống này sẽ là các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến và ảnh hưởng bởi
các hoạt động sản xuất của nông hộ đó.
Môi trường của hệ thống bao gồm: môi trường về tự nhiên, môi trường về kinh
tế, môi trường về văn hoá xã hội.
Sơ đồ 2 : Hệ thống nông hộ
 Môi trường về tự nhiên: bao gồm khí hậu, đất đai, địa hình, nguồn nước, thực vật,
... Tổ hợp các yếu tố này sẽ tạo nên các đơn vị (vùng) sinh thái nông nghiệp. Vùng sinh

thái nông nghi
ệp là vùng có sự đồng nhất cao về điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình,
ngu
ồn nước và thích hợp cho các hệ thống nông nghiệp nhất định.
 Môi trường về kinh tế: bao gồm vốn, tín dụng, tiềm năng về thị trường và giá cả
nông sản, chi phí về lao động, chi phí về vật tư (giống, phân bón, thuốc nông nghiệp,
công cụ nông nghiệp, đặc điểm quyền sở hữu ruộng đất...)
 Môi trường về văn hoá - xã hội: bao gồm tập tục sinh hoạt của một cộng đồng xã
h
ội tại một địa phương như: tập quán canh tác, văn hoá, tôn giáo, tiêu dùng, tích luỹ,
tình nghĩa làng xóm..., các tổ chức đoàn thể, xã hội và các chủ trương chính sách.
Ví dụ môi trường bao quanh của hệ thống nông hộ.
Sản xuất
nông hộ
Đầu vào: Tác động
Đầu ra:
-
Tự nhiên
- Kinh t
ế: đầu tư
- Xã hội: Thể chế
Chính sách
Ki
ến thức
- Sản phẩm trả lại cho tự nhiên
- Kinh tế: sản phẩm tiêu thụ
- Xã hội
:
Phát triển cộng đồng
Khả năng sản xuất

[] [Pick the date]
ST: Page 6
1.1.1.4 Các yếu tố xác định hệ thống:
Một hệ thống được xác định, được định nghĩa, được vạch ra chỉ trừ khi có đầy đủ các
yếu tố:
- Biên giới, ranh giới của hệ thống: đó là giới hạn để xác định các thành phần bên trong
và bên ngoài h
ệ thống.
Ví dụ: Xem ruộng lúa của một hộ A nào đó là một hệ thống, ranh giới của hệ thống
chính là bờ ruộng.
- Khung cảnh và phạm vi: là sự biểu hiện không gian của một hay một số hệ thống để từ
đó ta có thể xem xét thực trạng và xu hướng phá
t triển của hệ thống.
Ví d
ụ: Trong ruộng lúa của hộ A cây lúa phát triển tốt hơn các ruộng khác, diện tích
rộng hơn.
- Thành phần của hệ thống: trong một hệ thống có nhiều sự tương tác của các thành
ph
ần trong hệ thống. Sự tương tác này là sự biểu hiện mối quan hệ các thành phần trong
hệ thống, nó quyết định hiệu quả của hệ thống.
- Sự thực hiện và hoàn thiện của hệ thống. Biểu hiện ở quá trình thực hiện, thời gian
kéo dài hay rútt ngắn, quá trình thực hiện tạo ra hiệu quả cao hay thấp. Ví dụ: Thời gian
sinh trưởng của cây lúa l
à bao nhiêu? Thu hoạch cho năng suất bao nhiêu?
-
Đầu vào và đầu ra của hệ thống:
+ Đầu v
ào (inputs): bao gồm các chi phí cho sản xuất như: giống, phân bón, thức
ăn, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, chuồng trại...
+ Đầu ra (output

s): bao gồm sản phẩm của quá trình sản xuất như: các mặt hàng
nông s
ản, phân hữu cơ, phế phụ phẩm...
1.1.1.5. Cấu trúc của hệ thống:
MÔI TRƯỜNG
VẬT LÝ
- Khí hậu - Nước
- Đất - Thực vật
- Địa hình - Cơ sở hạ tầng
MÔI TRƯỜNG
KINH TẾ
- Vốn, tín dụng
- thị trường
- Vật tư .
- Nghiên cứu.
- Dịch vụ
MÔI TRƯỜNG VĂN
HÓA XÃ HỘI
- Cộng đồng
- Văn hóa, giá trị của nó
- Chính sách, thể chế
Hệ thống
nông hộ
[] [Pick the date]
ST: Page 7
Là sự sắp xếp, cấu tạo của các hợp phần và mối quan hệ tương tác của chúng
trong một phạm vi hệ thống. Cấu trúc hệ thống thể hiện tính chức năng và tính ổn định
của hệ thống. Một khi cách sắp xếp và mối tương tác của các hơp phần thay đổi hay nói
cách khác cấu trúc của hệ thống thay đổi thì hệ thống đó cũng bị thay đổi sang phương
thức hoạt động khác.

Ví dụ: Cấu trúc của hệ thống sản xuất nông nghiệp của nông hộ
- Nguồn tài nguyên
- Chính sách / Th
ể chế
Chức năng của hợp phần tài nguyên là tác động môi trường. Nếu hợp phần tự
nhiên: đất hoặc nước l
à hợp phần yếu tố sản xuất thì cấu trúc hệ thống thay đổi, đó là hệ
thống nông hộ:
Sơ đồ 5 : Cấu trúc hệ thống nông nghiệp cấp nông hộ
1.1.2. Các quan điểm về hệ thống
1.1.2.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống
Là hợp phần môi trường của hệ thống sản xuất
nông hộ
NÔNG HỘ
Tài nguyên đất Lao động Vốn
Hoạt động
trồng trọt
Ngành
ngh
ề phụ
Hoạt động
chăn nuôi
- Sản phẩm sản xuất
- Lợi nhuận / Lãi
NÔNG HỘ
Nguồn tài
nguyên
V
ốn
Kỹ thuật

TC
Chính sách
Môi
trường
- Các sản phẩm cây trồng
- Các sản phẩm chăn nuôi
Hoạt động
trồng trọt
Hoạt động
chăn nuôi
Ngành
nghề phụ
Sơ đồ 4: Hệ thống sản xuất nông hộ
[] [Pick the date]
ST: Page 8
Theo Đào Thế Tuấn (1988) quan điểm hệ thống là phương pháp nghiên cứu khoa
học, là sự khám phá đặc điểm của hệ thống bằng cách nghiên cứu hệ thống bản chất và
đặc tính của các mối tương tác qua lại giữa các thành tố.
Tiếp cận hệ thống là quá trình xem xét khách quan và toàn diện bản chất các mối
quan hệ của các thành phần của hệ thống trong quá trình phát triển nhằm giúp điều
khiển để hệ thống phát triển bền vững hơn. Tiếp cận hệ thống có nghĩa:
+ Xem xét, phân tích hiện tượng/hoạt động một cách hệ thống, có nghĩa là coi
các h
ợp phần của các hiện tượng/hoạt động đó có những đặc thù, chức năng, vai trò độc
lập song lại có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác làm xuất hiện những thuộc tính mới (ví
dụ: hệ thống canh tác)
+ Phải đặt các hiện tượng/hoạt động hệ thống đó trong môi trường tác động/ ảnh
hưởng của nó, nhằm xác định r
õ các mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt động của
mỗi hệ thống luôn bị ràng buộc trong mối quan hệ tương tác với môi trường bao quanh

nó. (ví dụ: hệ thống sản xuất nông hộ)
+ Mỗi một hệ thống bao gồm các cấu trúc hợp phần khác nhau, vì vậy cần xác
định phân tích mỗi hoạt động hệ thống theo cấu trúc các hợp
phần, sau đó mới kết hợp
lại
Theo N. Jameison (1996), nếu chúng ta tách riêng từng bộ phận và nghiên cứu
từng bộ phận một thì dù nghiên cứu tỷ mỷ đến đâu, đấy cũng chưa phải là tư duy hệ
thống. Vấn đề chính là quan hệ mà không phải là bộ phận. Toàn bộ hệ thống hơn tổng số
các bộ phận bởi vì hệ thống có tổ chức. Như vậy các tác giả đều thống nhất rằng vấn đề
chính trong hệ thống là quan hệ của các thành tố.
Lý thuyết về hệ thống nhấn mạnh đến sự cần thiết của cách nhìn mọi sự việc và
hi
ện tượng trong một thể thống nhất, chứ không phải con số cộng đơn thuần của các
hợp phần rời rạc, có sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần trong quá trình vận động
từ đầu vào đến đầu ra và có sự phân cấp thứ bậc. Như vậy có thể thấy mọi hệ thống đều
là một phần của hệ thống lớn hơn và đến lượt mình lại gồm nhiều hệ thống nhỏ hợp
thành. Lý thuyết hệ thống ngày càng được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa
học để phân tích và giải thích các mối quan hệ tương hỗ. Trong thời gian gần đây tiếp
cận hệ thống đã được áp dụng và phát triển trong nghiên cứu nông nghiệp.
1.1.2.2. Quan điểm phân tích hệ thống vĩ mô và vi mô
+ Quan điểm vĩ mô: Nhìn nhận và phân tích 1 hệ thống trên phương diện đại thể,
tổng quát về: Mục tiêu, nội dung hoạt động với những mối quan hệ tương tác chính và
xu
ất hiện những thuộc tính / kết quả gì từ hoạt động của hệ thống đó.
Như vậy trong nghi
ên cứu / phân tích hệ thống ở cấp vĩ mô chúng ta cần tập
trung vào các vấn đề sau:
[] [Pick the date]
ST: Page 9
- Loại hệ thống

- Mục tiêu và chức năng hoạt động của hệ thống
- Môi trường tác động / ảnh hưởng của hệ thống
- Đầu vào và đầu ra của mỗi hoạt động hệ thống
+ Quan điểm vi mô: Phân tích các chức năng, hoạt động của mỗi hợp phần trong
cấu trúc hệ thống và mối quan hệ tương tác của chúng để tạo ra hoạt động chung của hệ
thống. Đây chính là nội dung cụ thể trong phân tích hệ thống và là kết quả của hoạt
động hệ thống.
Chúng ta cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Các hợp phần tạo nên một hệ thống: chức năng, vai trò và hoạt động của nó.
- Cấu trúc hợp phần của hệ thống: đơn giản / phức tạp, đóng / mở, mức độ phân cấp.
- Mối quan hệ tương tác của các nhóm hợp phần hoặc các hợp phần trong hệ thống
Trong phân tích hệ thống, quan điểm vĩ mô và vi mô bổ sung cho nhau:
+ Đi từ ngoài / đại thể đến trong / chi tiết
+ Đi từ khái quát đến cụ thể
+ Đi từ cá thể đến tổng thể
+ Đi từ các mối quan hệ đến tính hệ thống
1.1.2.3. Phương pháp tổ chức hệ thống
+ Phương pháp phân tích tổ chức hệ thống kiểu tuần tự: Các hoạt động của hợp
phần được tổ chức ghép nối nhau, các hợp phần đứng trước thường là các hoạt động
đầu vào và đứng sau là đầu ra.
+ Phương pháp phân tích hệ thống kiểu song song: Thể hiện sự hoạt động đồng
thời của các hợp phần trong hệ thống.Ví dụ: Hệ thống quy trình đánh giá đất theo FAO:
theo 2 bước tuần tự hoặ
c tiến hành theo 2 bước song song.
+ Phương pháp phân tích tổ chức hệ thống đan xen hoặc lặp lại/phản hồi.
Các nội dung hoạt động của các hợp phần trong hệ thống được phân tích trước
hoặc sau tuỳ từng điều kiện, tình hình hoạt động của hệ thống. Hay nói cách khác, trong
nhi
ều trường hợp hoạt động của 1 hệ thống thì đầu ra của hợp phần này lại là đầu vào
c

ủa hợp phần kia, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải phân tích các hoạt động đó theo kiểu đan
xen với nhau hoặc lặp lại để hoàn thành quá trình hoạt động hệ thống.
Phương pháp này thường dùng khi phân tích hệ thống thuộc hệ thống nghiên cứu
cơ bản v
à hệ thống quản lý.
[] [Pick the date]
ST: Page 10
1.1.2.4. Phương pháp cùng tham gia trong nghiên cứu hệ thống.
Một sự việc, một hoạt động của hệ thống bao gồm nhiều hợp phần với những
chức năng và hoạt động cụ thể/chi tiết khác nhau. Như vậy trong nghiên cứu hệ thống
cần phải tập hợp các nhà nghiên cứu/khoa học với các lĩnh vực chuyên môn ứng với các
hợp phần của hệ thống. Phương pháp nghiên cứu như vậy gọi là phương pháp cùng
tham gia.
Ví d
ụ: Trong hệ thống canh tác với hệ phụ trồng trọt bao gồm các hợp phần:
- Môi trường tác động: khí tượng, thể chế/chính sách
- Hoạt động hệ thống: Giống cây, làm đất, thuỷ lợi, gieo trồng, chăm sóc, bón
phân, sau thu hoạch.
Sơ đồ 6: Quy trình đánh giá đất theo FAO
Tham khảo ban
đầu
Điều tra cơ bản
Phân hạng thích
nghi đất định
tính/ bán định
lượng
Phân tích kinh
t
ế và xã hội
Phân hạng thích

nghi đất theo
định tính
Điều tra cơ bản
Quyết định quy
hoạch
Phương pháp hai
bước
Phương pháp
song song
Bước
Thứ
nhất
Bước
thứ
hai
Phân hạng thích
nghi đất theo định
lượng và định tính
Phân tích kinh tế
và xã hội
[] [Pick the date]
ST: Page 11
Để phân tích, nghiên cứu hệ thống này cần tập hợp các nhà nghiên cứu, chuyên
môn khác: khoa h
ọc tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật: giống, nông hoá, thủy nông; cơ khí
nông nghiệp, bảo quản sản phẩm .
1.1.2.5. Công cụ phân tích hệ thống bằng mô hình hoá
Đây là phương pháp thông dụng, dễ sử dụng nhất trong việc xây dựng một hệ
thống cũng như mô tả, phân tích hệ thống đó. Tuỳ thuộc nội dung và quy mô hệ thống,
cấu trúc hệ thống và kinh nghiệm/ kỹ năng của chuyên gia phân tích hệ thống mà các hệ

thống được mô hình hóa rất khác nhau, cả về hình tượng và cách thức mô hình hoá.
 Ưu điểm của phương pháp mô hình hoá:
+ Khái quát được toàn bộ nội dung và hoạt động của một hệ thống một cách dễ hiểu
nhất, nhanh nhất ---> đơn giản hoá được tính phức tạp của hoạt động hệ thống.
+ Xác định được
các hợp phần, cấu trúc hợp phần của hệ thống và mối quan hệ tương
tác của chúng trong hệ thống thông qua các mũi tên.
+ Th
ể hiện được tính hệ thống và tính logic của 1 hiện tượng/hoạt động sản xuất --->
quan điểm tiếp cận hệ thống rõ ràng.
+ Có th
ể dễ dàng lượng hoá thông tin của hệ thống qua các mô hình
+ D
ễ ứng dụng cho người mô tả, phân tích hệ thống. Hiện nay kỹ thuật tin học đã giúp
t
ạo dựng nên những mô hình cấu trúc hệ thống tổng quát, phức tạp, đẹp, hiện đại.
 Những yêu cầu trong việc mô hình hoá:
+ Mô hình phải thể hiện được tất cả nội dung và tính hệ thống của các hoạt động của
hợp phần
+ Cấu trúc hệ thống phải được mô hình hóa một cách rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất.
+ Các hợp phần, mối quan hệ của chúng trong mô hình hệ thống phải được ký hiệu rõ rệt
+ Mô hình hoá mang tính khoa học và nghệ thuật cao sẽ làm tăng chất lượng phân tích,
mô tả hệ thống và hấp dẫn người đọc/nghiên cứu.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG CANH TÁC, HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP,
HỆ THỐNG TRỒNG TRỌT, HỆ THỐNG CÂY TRỒNG.
1. 2.1 Các khái niệm về hệ thống canh tác, hệ thống nông ngiệp.
Hệ thống canh tác( HTCT) Theo FAO (1989) khái niệm về hệ thống trang trại
(Farming systmes) đã có từ thế kỷ thứ 19 do nhà nông học người Đức Vonwalfen đề
xuất. Khái niệm hệ thống nông nghiệp (Agricultural systems) đầu tiên được các nhà địa
lý sử dụng để phân kiểu nông nghiệp trên thế giới và nghiên cứu sự tiến hóa (Grigg,

1979).
[] [Pick the date]
ST: Page 12
Đầu những năm 80 có nhiều tài liệu xác định hệ thống nông trại, hay hệ thống
kinh doanh nông nghiệp (Farming Systems) là khái niệm/tiếp cận mới trong hệ thống
nông nghiệp và được công nhận rộng rãi trong nghiên cứu nông nghiệp hiện nay. Tại
các nước nói tiếng Anh khái niệm hệ thống nông nghiệp thực chất đồng nghĩa với khái
niệm về hệ thống nông trại, nhằm chỉ các mối liên hệ phức tạp của các quá trình sinh
h
ọc, sinh thái và xã hội bên ngoài và bên trong của hoạt động nông trại.
Về hệ thống canh tác (HTCT), một số nhà khoa học Mỹ cho rằng HTCT
(Farming systemes, Hệ thống nông trại, Hệ thống nông nghiệp) là sự bố trí một cách
thống nhất và ổn định các ngành nghề trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong
môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội phù hợp với mục tiêu, mong muốn và nguồn lực của
hộ (Shannor, Philipp và Sohomohl, 1984 dẫn theo Nguyễn Duy Tính).
Một số tác giả của viện lúa quốc tế cho rằng: HTCT là tập hợp các đơn vị có
chức năng riêng biệt đó là: hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các đơn vị đó có
mối quan hệ qua lại với nhau vì cùng dùng chung những nguồn lực nhận từ môi trường.
HTCT là hình thức tập hợp của một tổ hợp đặc thù các tài nguyên trong nông trại
ở mọi môi trường nhất định, bằng những công nghệ sản xuất ra những sản phẩm nông
nghiệp sơ cấp. Định nghĩa này không bao gồm hoạt động chế biến, nó vượt quá hình
th
ức phổ biến của nông trại cho các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt riêng biệt, nhưng
nó bao gồm những nguồn lực của nông trại được sử dụng cho việc tiếp thị những sản
phẩm đó (IRRI, 1989 dẫn theo Nguyễn Duy Tính). Như vậy đặc điểm chung nhất của
HTCT là bao gồm nhiều hệ thống: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiếp thị, quản lý kinh
tế được bố trí một cách có hệ thống, ổn định phù hợp với mục tiêu của từng nông trại
hay từng tiểu vùng nông nghiệp.
Theo Vissac, Hentgen (1979): Hệ thống nông nghiệp là tập hợp trong không gian
của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các

nhu c
ầu của mình. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh
thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt
động xuất phát từ
những thành quả kỹ thuật.
Theo Mozoyer (1986): Hệ thống nông nghiệp là một phương thức khai thác môi
trường được h
ình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với
các điều kiện sinh thái, khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều
kiện và nhu cầu của thời điểm ấy.
[] [Pick the date]
ST: Page 13
Touve (1988) cho rằng: Hệ thống nông nghiệp thích ứng với các phương thức khai
thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối
hợp của các nhân tố tự nhiên, xã hội - văn hoá, kinh tế và kỹ thuật.
Theo Đào Thế Tuấn (1989), HTNN về thực chất l
à sự thống nhất của hai hệ
thống: 1) Hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên
bao g
ồm các vật sống trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin với ngoại cảnh, tạo nên
năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ cấp (chăn nuôi) của hệ sinh thái. 2) Hệ kinh tế xã
h
ội, chủ yếu là hoạt động của con người trong sản xuất để tạo ra của cải vật cho xã hội.
Sơ đồ 7: Hệ thống tự nhiên và HTNN
1.2.2 M
ột số khái niệm về nông nghiệp và phát triển bền vững:
Phát tri
ển bền vững: là việc quản lý bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định
hướng những thay đổi công nghệ v
à thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự

thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người của những thế hệ hôm nay và
mai sau.
Nông nghiệp bền vững: Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp
(nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn gen động
và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, lợi ích kinh tế và chấp
nhận được về mặt xã hội.
[] [Pick the date]
ST: Page 14
Nông nghiệp sinh học, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái ( Biological, organic,
ecological agricul ture ) là m
ột phương thức sản xuất cấm dùng các hóa chất tổng hợp.
Sản xuất dựa trên việc sử dụng lại các các hợp chất hữu cơ và luân canh cây trồng có mục
tiêu tôn trọng môi trường và bảo vệ các môi cân bằng của đất và hệ sinh thái nông
nghiệp.
Nông nghiệp hợp lý ( NNHL): Raisonned agriculture) là nên nông nghiệp có sức
cạnh tranh, chú ý một cách cân bằng các mục tiêu kinh tế của người sản xuất, mong đợi
của người tiêu dùng và sự tôn trọng môi trường. NNHL chứng minh rằng có thể hóa giải
việc có lãi của nông trại, bảo vệ môi trường tự nhiên, sản xuất chất lượng thường xuyên
và giá c
ả chấp nhận được và đóng góp của nền nông nghiệp vào nền kinh tế quốc dân.
Nông nghiệp tổng thể ( Integative agriculture ) là hệ thống sản xuất có chất luợng
cao, dùng các nguồn lợi và cơ chế điều tiết tự nhiên để thay thế tổn thất do môi trường và
đảm bảo một nền nông nghiệp có sức sống lâu dài.
Nông nghiệp chính xác ( Precision agriculture) dùng các công nghệ mới đang
được phát triển để điều chỉnh các biện pháp canh tác gần với các nhu cầu của cây trồng
tùy theo sự không đồng đều giữa các tỉnh.
Theo các định nghĩa tr
ên HTNN hiện nay của Việt Nam hội tụ đầy đủ các loại
hình hệ thống nói trên.
12.3 Đặc điểm của hệ thống nông nghiệp.

- Có mục tiêu chung: các thành phần trong hệ thống có chung mục tiêu, từ đó chức
năng họat động của từng th
ành phần được xác định rõ hơn.
- Có ranh gi
ới rõ rệt: Ranh giới hệ thống cho biết qui mô và nội dung hệ thống. Nó
giúp xác định cái b
ên trong ( các thành phần ) và cái bên ngoài của hệ thống.
- Yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của hệ thống và mối quan hệ. Mộ hệ thống bao giờ
cũng có các yếu tố đầu vào và đầu ra, các thành phần trong hệ thống có mỗi quan hệ
với nhau, hệ thống lại có mối quan hệ với môi trường. Hiệu quả của cả hệ thống lớn
hơn các hệ thống con trong đó.
- Luôn bị các rủi ro: hệ thống luôn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
- Có thu
ộc tính: Thuộc tính xác định tính chất của hệ thống, phân biệt giữa các hệ
thống với nhau. Mỗi thành phần đều mang thuộc tính chung và đặc tính riêng.
- Có th
ứ bậc của hệ thống: Thứ bậc có được là do ranh giới của từng hệ thống. Có các
h
ệ thống phụ, gồm nhiều đơn vị cấu thành: Mỗi một hệ thống có nhiều hệ thống phụ
bản thân hệ thống đó nó cũng là một hệ thống con của hệ thống lớn hơn.
+ Hệ thống nông nghiệp cấp hộ
+ Hệ thống nông nghiệp cấp cộng đồng thôn, xã.
[] [Pick the date]
ST: Page 15
+ Hệ thống nông nghiệp cấp vùng.
-
Thay đổi: Hệ thống luôn ổn định tương đối, nó thay đổi theo thời gian và không gian
và b
ị tác động, bị chi phối bởi nhiều yếu tố môi trường và xã hội và có xu thế thay
đổi theo thời gian.

Sơ đồ 8: tổ chức thứ bậc của hệ thống nông nghiệp
1.2.4 Các đặc tính của hệ thống.
Theo Kepas (1983), Cao Liêm và các cộng sự (1998) HSTNN bao gồm 6 đặc tính
cơ bản, HSTNN cũng l
à những hệ thống do vậy các đặc tính của HSTNN cũng có thể
áp dụng cho một hệ thống nông nghiệp:
 Sức sản xuất: Sức sản xuất là khả năng sản xuất ra giá trị sản phẩm trên một đơn vị
tài nguyên (đất, lao động, năng lượng, tiền vốn, ...) đơn vị đo lường có thể l
à tấn/ha,
tạ/ha, ... sức sản xuất của hệ thống nông nghiệp tăng, giảm hay cân bằng qua thời gian.
 Khả năng sinh lợi: khả năng sinh lợi là hiệu quả kinh tế ( cho người sản xuất và xã
h
ội ) của một hệ thống nông nghiệp.
 Tính ổn định: Tính ổn định của một hệ thống nông nghiệp là khả năng duy trì sức
ản xuất khi có rủi ro khi thay đổi điều kiện thời tiết, điều kiện kinh tế thị trường.
Tính
ổn định này được đo lường từ hệ số biến động của sức sản xuất.
 Tính bền vững: là khả năng duy trì sức sản xuất cảu hệ thống trong thời gian dài
khi ch
ịu tác động của stress hoặc sự đảo lộn. Một HTNN bền vững được coi là bền
vững khi bị stress xảy ra sức sản xuất có thể bị giảm nghiêm trọng sau đó sức sản xuất
được phục hồi v
à duy trì ổn định.
[] [Pick the date]
ST: Page 16
 Tính công bằng: được đo lường bằng sự phân bố tài nguyên đến những người
tham gia sản xuất trong cùng hệ thống.
 Tính tự chủ: Tính tự chủ của hệ thống biểu thị bằng khả năng tự vận hành sao cho
có hi
ệu quả mà ít lệ thuộc vào môi trường. Như vậy trong 6 đặc tính này thể hiện gồm

cả đặc tính về sinh học và đặc tính xã hội của hệ .
A. SỨC SẢN XUẤT
B. TÍNH BỀN VỮNG
C.TÍNH ỔN ĐỊNH
D.TÍNH CôNG BẰNG
Sản lượng
Thời gian
Sản lượng
Sản lượng
Thời gian
Sản lượng
Sản lượng
Thời gian
Sản lượng
Sản lượng
Thời gian
Sản lượng
Dân số
Thu nhập
Dân số
Stress
Stress
Nhiễu lọan
Nhiễu loạn
Thu nhập
Thời gian
Thời gian
Thời gian
cao
Thấp

Thời gian
[] [Pick the date]
ST: Page 17
S 9: Cỏc c tớnh ca h thng nụng nghip
1.2.5 Thnh phn ca h thng nụng nghip.
Theo Mazoyer (1988), thnh phn ca h thng nụng nghip bao gm 3 thnh t
c bn: mụi trung xung quanh, h thng k thut v
h xó hi. o Th Tun (1989)
cho r
ng so vi h sinh thỏi nụng nghip, h thng nụng nghip khỏc ch ngoi yu t
ngoi cnh v sinh hc cũn cú yu t kinh t - xó hi.
o Th Tun
a ra thnh phn ca h thng nụng nghip cú tớnh c th gn vo
v
i c im nụng nghip Vit Nam, nụng nghip Vit Nam gn cht ch vi nụng h
v h thng k thut gn vi k thut m ngi dõn ỏp dng bao gm:
S 10: Thnh phn ca HTNN
Quan hệ giữa các thành
phần HTNN
-
Trồng trọt
Chăn nuôiPhi nông
nghiệp
Hộ nông dân
Môi tr-ờng tự nhiên
Môi tr-ờng kinh tế xã hội
Nhà n-ớc
Thị
tr-ờng
Thể chế

Quan hệ
Tổ chức
Xã hội
dân sự
Lao động

Vốn
Quyết định
Khí hậu
Đất
N-ớc
[] [Pick the date]
ST: Page 18
• Thể chế: Là các cản trở do người đặt ra để hình thành các mối quan hệ giữa
người (North, 1990)
-
Thể chế bao gồm các luật chơi của xã hội gồm có các luật hình thức ( hiến pháp, điều
lệ và luật lệ, quy định) và các ràng buộc phi hình thức ( tiêu chuẩn, công ước và các quy
t
ắc đối xử) và các đặc điểm ép buộc của chúng.
- Phân biệt môi trường thể chế và sự sắp xếp thể chế: Môi trường thể chế là những nhân
t
ố tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện các thể chế chính thức và phi chính thức.Sự
sắp xếp thể chế là những thứ bậc trước sau, thế chế ưu tiên hoặc những điều giàng buộc.
- B
ản thân thị trường cũng là một thể chế. Thể chế tạo ra thị trường có hiệu quả. Thị
trường hiệu quả là các thể chế có chi phí trao đổi thấp và tạo ra lợi ích kinh tế để các tác
nhân cạnh tranh với nhau qua giá và chất lượng.
Có các thể chế thị trường và thể chế không thị trường. (như quyền sở hữu,
thông tin, tín dụng, khuyến nông…).Việc cải tiến thể chế nhằm vào giảm chi phí trao

đổi v
à rủi ro.
1.2.6 Các hệ thống phụ của hệ thống Nông nghiệp:
[] [Pick the date]
ST: Page 19
 Hệ phụ trồng trọt:
Hệ thống trồng trọt (HTTT), Nguyễn Duy Tính (1995) cho rằng: Hệ thống trồng
trọt là hệ thống con và là trung tâm của HTNN, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động
của các hệ phụ khác như: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề...Với khái niệm về HTCT
như trên th
ì hệ thống trồng trọt là bộ phận chủ yếu của HTNN.
Hệ thống trồng trọt, theo Dufumier (1997), là thành phần các giống và loài cây
được bố trí trong không gian và thời gian của một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận
dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội.
[] [Pick the date]
ST: Page 20
Hệ thống cây trồng là hoạt động sản xuất cây trồng của nông trại bao gồm tất cả
các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây trồng và mối quan hệ giữa chúng
với môi trường, các hợp phần này bao gồm tất cả các yếu tố vật lý và sinh học cũng như
kỹ thuật, lao động và quản lý (Zandstra,1981) .
Sơ đồ 11: Mối quan hệ của HTNN và hệ thống trồng trọt.
Khi phân tích mối quan hệ giữa hệ thống nông nghiệp và hệ thống trồng trọt các
tác giả đều cho rằng hệ thống trồng trọt là hệ trung tâm, diễn biến và xu hướng phát
triển của hệ thống trồng trọt có tính chất quyết định đến xu hướng phát triển của hệ
thống nông nghiệp. Do vậy hệ thống nông nghiệp hay hệ thống canh tác không thể tách
rời hệ thống trồng trọt và ngược lại. Hệ thống trồng trọt bao gồm các hoạt động sắp xếp
các hệ thống cây trồng trong tự nhiên, điều kiện lao động và các hình thức quản lý phù
h
ợp. Chính vì vậy, trong quá trình điều khiển quản lý cây trồng chúng ta phải xem xét
nhiều mối quan hệ: quan hệ giữa cây với cây, cây với đất, cây với các yếu tố môi

trường khác.
Mỗi vùng sinh thái tồn tại một hệ thống trồng trọt đặc trưng trên cơ sở đất đai,
các y
ếu tố tự nhiên và các nhân tố xã hội khác. Các hệ thống cây trồng thích ứng với
đ
iều kiện tự nhiên và đáp ứng với nhu cầu của thị trường, trình độ canh tác và văn hóa
c
ủa khu vực. Chẳng hạn vùng miền Trung Việt Nam có các tiểu vùng miều núi, gò đồi,
đồng bằng và ven biển rất khác nhau về thời tiết, đất đai do vậy hệ thống cây trồng cũng
khác nhau.
Hệ thống nông nghiệp
Hệ thống
chăn nuôi
Hệ thống
trồng trọt
Hệ thống
chế biến
Hệ thống cây trồng
Môi trường:
điều kiện tự
nhiên, kinh tế
xã hội
Cây trồng
Công thức
luân canh
Năng suất,
chất lượng,
giá cả
Đầu
vào

Đầu
ra
[] [Pick the date]
ST: Page 21
- Hệ thống cây trồng vùng cao: Cây lâu năm chủ yếu là cây lâm nghiệp như Keo, bạch
đ
àn . Cây trong vườn là hệ thống tổng hợp nhiều loại. Cây lương thực như lúa, ngô và
cây màu khác như sắn. Sắn là cây được trồng độc canh cây sắn và hoặc trồng kết hợp
sắn và khoai.Hệ thống cây trồng vùng cao thường rất phân tán do điều kiện địa hình
ph
ức tạp, điều kiện canh tác khó khăn do vậy vùng cao hướng đến mục tiêu đảm bảo an
ninh lương thực cho mỗi v
ùng
Hệ thống cây trồng vùng gò đồi: Hệ thống cây lâm nghiệp che phủ như keo, bạch đàn
và m
ột số cây bản địa khác được chú ý phát triển với mục tiêu nâng cao độ che phủ và
hi
ệu quả kinh tế. Cây ăn quả cũng rất đa dạng nhưng chất lượng không cao và thiếu
những vùng tập trung. Hệ thống cây lương thực phát triển chủ yếu là lúa, ngô và cây
màu khác như đậu lạc, đậu xanh, sắn. Khó khăn trong vụ này là chế độ nước và hệ
thống thủy lợi do vậy nhiều diện tích cây trồng chỉ canh tác được một vụ còn lại bỏ hóa.
Thêm vào một khó khăn là chất lượng đất ở vùng này rất thấp nên đây là những thách
thức cho người dân.
Hệ thống cây trồng vùng đồng bằng: Hệ thống cây lương thực chủ yếu là lúa 2vụ,
ngoài ra còn hệ thống cây màu đậu lạc được phát triển trên những dải phù sa ven Vùng
này có nhi
ều công nghệ mới và có các giống được cải tiến nhưng những trở ngại ở
vùng này có thể là thiếu nước, nhiễm mặn và do hiệu ứng sulphat ở một số vùng ven
c
ửa sông.

Ở những vùng cát ven biển: Cây trồng chính là khoai, hoặc là trồng độc canh hoặc là
xen k
ẻ với các giống đỗ khác nhau (đậu xanh, đậu đen) hoặc sắn. Ở đây người ta cũng
trồng lạc và rau xanh. Vào mùa hè, hầu hết đất đều bỏ hoang. Một số cây lưu niên như
xoài và hạt điều đã được thí nghiệm trồng trong những năm gần đây, nhưng giá trị kinh
tế của chúng cần phải được kiểm tra trước khi thúc đẩy nhân rộng mô hình.
Trong th
ời gian tới, chúng ta có hai khả năng phát triển ngành trồng trọt:Thứ
nhất: đẩy mạnh thâm canh ở các vùng sinh thái khó khăn dựa vào hệ thống giống thích
ứng với điều kiện n
ày.Thứ hai tăng vụ hay phát triển tập trung theo nhóm sản phẩm ở
những vùng thuận lợi, đẩy mạnh các tiến bộ kỹ thuật tiến tiến, giống mới hướng tới
vùng sản xuất với số lượng lớn đảm bảo tiêu chuẩn cho xuất khẩu.
 Hệ phụ chăn nuôi.
Khái niệm: HTSX chăn nuôi là một hệ thống bao gồm các thành phần họat động cùng
nhau và tương tác lẫn nhau trong một phạm vi nhất định các yếu tố ( thành phần bao
gồm: Vật nuôi, cây trồng và con người). Các họat động trong hệ thống chăn nuôi là sản
xuất ra các sản phẩm thực phẩm thỏa mãn nhu cầu con người qua các giai đoạn phát
triển. Các vật nuôi trong các hệ thống:
[] [Pick the date]
ST: Page 22
- Các loại gia súc, gia cầm chính: Trâu bò, lợn, dê, cừu, ngựa, la, gà, vịt, gà tây, đà
điểu, ngan ngỗng.Các loại gia súc gia cầm cho thịt, trứng sữa, v
à các sản phẩm da, lông,
sử dụng cày kéo.
- Các lo
ại động vật khác: hươu, chồn, chó, ....
- Các loại vật nuôi theo hướng thủy sản: cá, tôm, ếch nhái,...
Hiện nay hệ thống chăn nuôi phát triển tùy theo điều kiện sinh thái của vùng,
phương thức chăn nuôi mức độ đầu tư thâm canh khác nhau và dưới nhiều hình thức.

Chăn nuôi gia đ
ình nhỏ lẻ, quảng canh hoặc đầu tư theo hướng công nghiệp tập trung
theo qui mô trang trại. Thực tế dịch bệnh trong trong chăn nuôi trong thời gian qua cho
thấy hệ thống chăn nuôi cần phát triển theo hướng tập trung với qui mô lớn và phải có
m
ột cơ chế để khống chế, kiểm soát dịch bệnh.
Nguyên lý phát triển chăn nuôi bền vững.
- Mỗi yếu tố phải đảm bảo nhiều chức năng trong hệ thống và có hiệu quả.
- Các yếu tố ( thành phần) hợp tác liên kết chứ không mâu thuẫn trong HTCN.
- Các yếu tố sinh lợi cho chính nó và cho các yếu tố xung quanh.
- Tận dụng tốt tiềm năng tài nguyên và nguồn lực.
- An toàn xã hội, phát triển và ổn định.
 Hệ phụ chế biến, ngành nghề.
Ngành nghề chế biến nông sản là một vấn đề quan trọng hiện nay của nông nghiệp
Việt Nam, chế biến đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao giá trị hành hóa, tính
c
ạnh tranh và giá trị nông sản mở rộng thị trường tiêu thụ.
Việc phát triển ngành nghề ở nông thôn có tác dụng đối với việc phát triển nông
nghiệp vì một mặt giải quyết việc làm tăng thu nhập mặt khác tạo vốn cho cho phát
triển nông nghiệp, vì ngành nghề thường có năng suất lao động cao hơn.
 Hệ phụ quản lý lưu thông - phân phối.
Hệ thống lưu thông - phân phối là giai đoạn nhằm hướng tới tận tay người tiêu dùng,
phát tri
ển rộng đến những vùng xa xôi hẻo lánh về chất lượng, số lượng thấp cũng như
những vùng có nhu cầu yêu cầu số lượng và chất lượng cao. Những vùng xa xôi để hệ
thống nông nghiệp phát triển mạnh thì cần thiết phải phát triển song song với một hệ
thống lưu thông phân phối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm được tạo ra từ hệ
thống .
[] [Pick the date]
ST: Page 23

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
2.1. VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI.
2.1.1 Các khái niệm khác nhau về nông nghiệp.
- Nông nghiệp là sinh học áp dụng cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Là những tác
động có mục đích của con người v
ào các hoàn cảnh dùng để canh tác nhằm lấy ra ngày
m
ột nhiều hơn các sản phẩm nông nghiệp.
- Nông nghiệp là những hoạt động sử dụng đất đai và coi những hệ thống trồng
trọt và chăn nuôi mà không sử dụng đất là những hoạt động phi nông nghiệp.
- Nông nghiệp là sự kiểm soát và điều khiển cây trồng vật nuôi trong hoạt động
hằng ngày của con người. Nếu thiếu vắng sự kiểm soát và sự điều khiển này thì tình
hình s
ẽ tương tự như thủa hoang sơ của sự săn bắn hái lượm.
- Theo Spedding 1979 đã định nghĩa: Nông nghiệp là một loại hoạt động của con
người, được tiến hành trước hết là để sản xuất ra lương thực, sợi, củi đốt cũng như các
vật liệu khác, bằng sự cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng có điều khiển cây trồng và vật
nuôi.
Ho
ạt động nông nghiệp chỉ là một bộ phận của cuộc sống xã hội, do vậy nó phải
được gắn liền với nhiều ng
ành khoa học khác cả khoa học tự nhiên và xã hội, như khoa
học kinh tế, quản lý, khoa học về nhân văn ....
Sơ đồ 12: Sơ đồ quan hệ của nông nhiệp với các ngành khoa học khác.
2.1.2 Mục đích của nông nghiệp.
- Thoả mãn nhu cầu các nhu cầu: cá nhân và xã hội về lương tực thực phẩm.
- Cung cấp nguyên nhiên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
Nông
nghi

ệp
Sinh học
Kinh tế
Xã hội
[] [Pick the date]
ST: Page 24
- Làm hạn chế môi trường qua chất lượng nước và không khí.
- T
ạo cảnh quan cho du lịch giải chí.
- Chung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp dược.
Dân tộc
Của động vật Của thực vật Công viên Nhà nghỉ
và bãi cỏ
Động vật không
nhai lại
Động vật
nhai lại
Của động vật
Của thực
vật
Lương thực
Thức ăn cho chăn
nuôi
Phương tiện giải
trí
Nguyên li
ệu thô
Làm thoả mãn các nhu cầu
Cá nhân
Tồn tại

Đem bán
An ninh bảo
tồn
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Lương thực
Lao động Nhiên liệu
Nguyên vật liệu
Thức ăn cho gia súc

×