Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ke hoach 516KHGDDT ve pho bien giao duc phap luat cua phong GDDT Thanh Oai nam hoc 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.11 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN THANH OAI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Số: 516 /KH-GDĐT. Thanh Oai, ngày 07 tháng 10 năm 2015. KẾ HOẠCH Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2015-2015 của ngành giáo dục đào tạo Thanh Oai Thực hiện Chỉ thị số 3131/CT-BGD&ĐT ngày 25/8/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 26/6/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng PBGDPL trong nhà trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2016”; Căn cứ hướng dẫn số 9605/SGD&ĐT ngày 05/10/2015 của Sở GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2015-2016, phòng GD&ĐT Thanh Oai xây dựng Kế hoạch công tác phổ biên giáo dục pháp luật năm học 2015-2016 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm của các nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, học sinh trong toàn ngành giáo dục; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, giáo viên, học sinh nề nếp, hiệu quả; Nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức hoạt động của cơ quan Phòng Giáo dục và Đào tạo và các nhà trường. 2. Yêu cầu Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016, gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và nhiệm vụ chính trị của huyện; Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đối tượng; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá hiệu quả; Đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật với từng đối tượng. Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, giáo dục văn hóa; lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, các hoạt động ngoại khóa và các phong trào thi đua lớn của ngành, của huyện trong năm học 2015-2016.. II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Nhiệm vụ của phòng GD&ĐT. Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2015-2016 cho nhà trường. Gắn việc phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện, của cơ quan, đơn vị. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ CBGV làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Cử CBGV đi bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật khi có yêu cầu. Tiếp tục chỉ đạo dạy học lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật vào dạy học các bộ môn (đặc biệt là môn GDCD, đạo đức) và các hoạt động ngoại khóa của học sinh. Chỉ đạo các nhà trường tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (theo nội dung quy định tại Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ). Nâng cao chất lưọng chuyên mục thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên website của ngành. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành lồng ghép định kỳ theo học kỳ và theo năm học. 2. Nhiệm vụ của các nhà trường. Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2015-2016 cho đơn vị. Gắn việc phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn giáo dục công dân, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phuụ trách...; Cử CBGV đi bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật khi có yêu cầu. Tiếp tục chỉ đạo dạy học lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật vào dạy học các bộ môn (đặc biệt là môn GDCD) và các hoạt động ngoại khóa. Tiếp tục bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (theo nội dung quy định tại Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ). Tăng cường thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên website của ngành. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị mình lồng ghép định kỳ theo học kỳ và theo năm học. III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật a. Phổ biến các văn bản Luật cho các đối tượng - Đối với cán bộ, công chức, viên chức: Tuyên truyền, phổ biến: Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Thực hành, tiết kiệm chống lãng phí; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Công chứng; Luật Hộ tịch; Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật công đoàn (sửa đổi); Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá; Luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ; Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12, Nghị định 36, QĐ 95, các.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> văn bản pháp luật mới được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII và các văn bản liên quan của ngành. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp; Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (khóa XI),Nghị quyết 44/NQ-CP và Quyết định số 792/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/3/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về triển khai đề án « Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2013 – 2016 » được ban hành kèm theo QĐ 1141/QĐ-BĐHĐA ngày 29/3/2013 của trưởng ban điều hành đề án « Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường ». - Đối với học sinh: Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến: Hiến pháp năm 2013; Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá; Luật Giao thông đường bộ, đường thuỷ; Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12, Nghị định 36, QĐ 95... các quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy, HIV/AIDS;... các văn bản liên quan của ngành phù hợp với mỗi cấp học. b. Thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về phổ biến giáo dục pháp luật - Tiếp tục phổ biến kịp thời, thường xuyên các luật mới liên quan đến giáo dục và đào tạo ; các văn bản QPPL liên quan đến đối tượng thuộc phạm vi quản lý của nhà trường. - Thực hiện đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ chức hội thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi môn giáo dục công dân; báo cáo viên pháp luật giỏi cấp trường; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật tham gia đầy đủ các cuộc thi do Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT tổ chức. Xây dựng và thực hiện các chương trình kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên, định kỳ và theo chuyên đề. 2. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật Tùy theo điều kiện thực tiễn và tùy theo nội dung mỗi chuyên đề, các trường lựa chọn tổ chức thực hiện phù hợp với đơn vị mình: Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn; Lồng ghép trong các buổi họp, sinh hoạt của đảng, chính quyền, đoàn thể; Tổ chức cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật dưới nhiều hình thức thông qua các ngày lễ, Ngày Pháp luật nước cộng hòa XHCN Việt Nam 9/11 hằng năm; Đăng tải trên Website điện tử của trường; Tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ (CLB phòng chống ma túy; CLB phòng chống tội phạm;...) Tổ chức thi giáo viên tuyên truyền pháp luật giỏi;... Các hình thức tổ chức thực hiện phù hợp khác. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Phòng GD&ĐT: Xây dựng kế hoạch chung; chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của ngành triển khai, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ở tất cả các cấp học. Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc theo chuyên đề công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị; Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong toàn ngành. 2. Các trường trên địa bàn huyện: Xây dựng kế hoạch của đơn vị và báo cáo về phòng GD&ĐT qua Văn phòng tổng hợp vào 14 giờ 00 ngày 14/10/2015; Tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết theo quy định và báo cáo về Phòng GD&ĐT qua Văn phòng tổng hợp vào 29/4/2016. Trên đây là kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2015-2016 của ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Oai. Phòng GD&ĐT đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện. Trong năm học 2015-2016 nếu có nội dung phát sinh Phòng GD&ĐT sẽ tiếp tục bổ sung kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị thực hiện./. Nơi nhận: KT. TRƯỞNG PHÒNG - Sở GD&ĐT (để báo cáo); - HĐPHPBGDPL huyện (để báo cáo); - Phòng Tư pháp huyện (để phối hợp); - Lãnh đạo phòng (để chỉ đạo); - Các bộ phận chuyên môn phòng (để thực hiện); - Các cơ sở giáo dục trực thuộc (để thực hiện); - Lưu VT, (Sĩ 75).. PHÓ TRƯỞNG PHÒNG PHỤ TRÁCH (Đã ký). Bùi Thị Kim Anh.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×