Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá ảnh hưởng mức phối hợp của liều lượng đạm, lân đến năng suất lạc l14 trên đất phù sa tại xã nghi hoa, huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an vụ xuân 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.22 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG MỨC PHỐI HỢP CỦA
LIỀU LƢỢNG ĐẠM, LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT LẠC
L14 TRÊN ĐẤT PHÙ SA TẠI XÃ NGHI HOA,
HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
VỤ XUÂN 2012

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 60.62.01

Ngƣời thực hiện:
Đồng Thanh Bình
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Lê Văn Điệp

VINH - 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành đến TS Lê Văn Điệp, giảng viên khoa Nông Lâm Ngƣ, Trƣờng Đại học
Vinh - ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến q báu.
Tơi xin cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm
Khoa cùng tồn thể giảng viên Khoa Nơng Lâm Ngƣ – trƣờng Đại học Vinh
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành khố học này.
Chân thành cảm ơn UBND Huyện Nghi Lộc đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tơi tham gia khố học.


Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên,
hỗ trợ vật chất và tinh thần trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những tình cảm cao q đó!

Vinh, ngày tháng năm 2012
Tác giả

Đồng Thanh Bình


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................... v
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ............................................................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................... 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5
1.1.1. Vai trò của cây lạc ................................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của một số yếu tố dinh dƣỡng đối với cây lạc ............................ 7
1.1.3. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây lạc ........................................................... 22
1.1.4. Đặc điểm của đất phù sa ....................................................................... 23

1.1.5. Các yếu tố hạn chế và định luật yếu tố hạn chế năng suất cây trồng .... 23
1.1.6. Tình hình nghiên cứu phân bón cho lạc trên thế giới và ở Việt Nam ... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 35
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ....................................................... 35
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An ........................................................ 37
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 39
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 39
2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 39
2.2.1. Nghiên cứu về cây trồng ....................................................................... 39


iii

2.2.2. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các công thức bón ............................ 40
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 40
2.3.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 40
2.3.2. Các cơng thức thí nghiệm ..................................................................... 41
2.3.3. Điều kiện thời tiết khí hậu ..................................................................... 41
2.3.4. Nghiên cứu về cây trồng ....................................................................... 43
2.3.5. Chênh lệch thu nhập của các cơng thức thí nghiệm.............................. 45
2.3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 45
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 46
3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến chiều cao cây ........................... 46
3.2. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm , lân đến số lá trên thân chính ............... 48
3.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến đặc tính ra hoa của giống lạc L14 ........ 52
3.4. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến khối lƣợng nốt sần ................... 54
3.5. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến khả năng tích lũy chất tƣơi và
khô của cây lạc qua các thời kỳ sinh trƣởng . ................................................. 59
3.6. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất .......................................................................................................... 64
3.7. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến một số chỉ tiêu về quả và hạt ... 69
3.8. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân khác nhau ........................ 70
3.8.1. Hiệu suất của phân lân trên các nền đạm khác nhau............................. 70
3.8.2. Hiệu suất của phân đạm trên các nền lân khác nhau trên 1 kg lạc vỏ....... 71
3.8.3. Hiệu quả kinh tế đối với các cơng thức bón phân khác nhau ............... 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 74
I. Kết luận ........................................................................................................ 74
II. Đề nghị ....................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
KL

:Khối lƣợng

NSLT

:Năng suất lý thuyết

NSTT

:Năng suất thực thu

CT


:Công thức

CTV

:Cộng tác viên


v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng của một số cây có dầu .............................. 5
Bảng 1.2. Tỷ lệ một số chất dinh dƣỡng trong thân lá lạc và phân chuồng .... 6
Bảng 1.3. Lƣợng dinh dƣỡng khoáng cây lạc hấp thu ................................... 22
Bảng 1.4. Hiệu suất của 1 kg P2O5 đối với 1 kg lạc vỏ trên một số loại đất ...... 33
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc ở Việt Nam từ năm 2000 – 2008 . 36
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc ở Nghệ An từ năm 2000 – 2009 . 38
Bảng 2.1. Liều lƣợng phân bón ở các công thức ............................................ 41
Bảng 2.2. Diễn biến thời tiết vụ Xuân 2012 ................................................... 42
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến chiều cao thân chính của lạc. 46
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến số lá trên thân chính ....... 49
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân bón đến sự ra hoa của giống lạc L14 ...... 52
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến khối lƣợng nốt sần ......... 56
Bảng 3.5. Khả năng tích lũy chất tƣơi và khơ của cây qua các thời kỳ .......... 60
Bảng 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ................................. 65
Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến các chỉ tiêu về chất lƣợng .. 69
Bảng 3.8: Hiệu suất của phân lân đối với lạc trên các nền đạm khác nhau .... 70
Bảng 3.9. Hiệu suất của phân đạm đối với lạc trên các nền lân khác nhau .... 71
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của việc bón đạm, lân cho lạc ........................... 73



vi

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến chiều cao cây giống lạc L14
vụ Xuân 2012.................................................................................................... 48
Đồ thị 3.2. Ảnh hƣởng cuả liều lƣợng đạm, lân đến số lá trên thân chính giống
lạc L14 vụ Xuân 2012 ........................................................................................ 51
Đồ thị 3.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến tổng số hoa trên cây giống
Lạc L14 vụ Xuân 2012 ...................................................................................... 54
Đồ thị 3.4. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến khối lƣợng nốt sần tƣơi
giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ........................................................................... 59
Đồ thị 3.5. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến khối lƣợng nốt sần khô
giống lạc L14 vụ Xuân 2012............................................................................... 59
Đồ thị 3.6. Ảnh hƣởng liều lƣợng đạm, lân đến khối lƣợng chất tƣơi giai đoạn
bắt đầu ra hoa giống lạc L14 vụ Xuân 2012...................................................... 62
Đồ thị 3.7. Ảnh hƣởng liều lƣợng đạm, lân đến khối lƣợng chất tƣơi giai đoạn . ra
hoa rộ giống lạc L14 vụ Xuân 2012.................................................................. 63
Đồ thị 3.8. Ảnh hƣởng liều lƣợng đạm, lân đến khối lƣợng chất tƣơi giai đoạn ....
thu hoạch giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ............................................................ 63
Đồ thị 3.9. Ảnh hƣởng liều lƣợng đạm, lân đến khối lƣợng chất tƣơi giai đoạn 64
thu hoạch giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ............................................................ 64
Đồ thị 3.10. Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm lân đến năng suất giống lạc L14
vụ Xuân 2012 .................................................................................................. 69


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có tổng diện
tích đất sản xuất nơng nghiệp là 15.493 ha, bao gồm 5 nhóm đất: đất phù sa,

dốc tụ, đất mặn, đất phèn mặn, đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa. Các loại
cây trồng nơng nghiệp chính của huyện nhƣ lúa, ngô, lạc, đậu đỗ đều đƣợc
phân bố chủ yếu trên diện tích đất phù sa (với tổng diện tích là 10.597,2ha)
[48]. Do đó, có thể nói: đây là 2 nhóm đất có vị trí quan trọng và có ý nghĩa
lớn đối với sản xuất nơng nghiệp của huyện.
Lạc (Arachis hypogae L.) là cây họ đậu, cây công nghiệp ngắn ngày có
khả năng thích nghi cao với nhiều loại đất, khơng có nhu cầu cao về dinh
dƣỡng đất lại có khả năng cải thiện độ phì đất nên đƣợc gieo trồng rất phổ
biến trên các xã Nghi Hoa, Nghi Long, Nghi Hợp, Nghi Xá, Nghi Thịnh, Nghi
Phong... của huyện Nghi Lộc. Theo số liệu thống kê thì đến nay, tổng diện
tích lạc của huyện Nghi Lộc là 4.667 ha. Nhờ có giá bán cao, thị trƣờng khá
ổn định nên sản xuất lạc đang là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận khá cho
nơng dân trồng lạc
Diện tích cây lạc trên địa bàn huyện Nghi Lộc đƣợc duy trì khá ổn định
qua các năm, đạt 4.702 ha, năm 2009, 4.667 ha, năm 2010 và 4.419, năm
2011 [48]. Tuy nhiên, bình quân năng suất lạc trên vùng đất phù sa vẫn còn thấp,
chỉ đạt 22,8 ta/ha, so với tiềm năng năng suất lạc của giống (45÷55 tạ/ha).
Trong những năm gần đây, để có thể nâng cao năng suất lạc, đã có
rất nhiều giải pháp đã đƣợc áp dụng. Nhiều giống lạc lai có năng suất cao
nhƣ: L14, L18, L23, L26..... đã đƣợc đƣa vào sản xuất trên diện rộng
(4.064ha, năm 2011)


2
Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau cho đến nay, trên địa bàn
huyện lại chƣa có một quy trình bón phân nào cho các giống lạc lai đƣợc xây
dựng. Quy trình bón phân hiện đang đƣợc phổ biến cho ngƣời sản xuất là quy
trình chung cho các giống lạc trên nhiều loại đất khác nhau. Đặc thù về điều
kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiện cụ thể về tính chất đất đai chƣa đƣợc quan
tâm một cách thỏa đáng trong xây dựng liều lƣợng bón phân cho giống lạc

này. Một số thay đổi nhỏ so với quy trình chung chỉ đƣợc dựa trên kinh nghiệm
của ngƣời sản xuất.
Trong khi đó, trong các yếu tố hạn chế năng suất và lợi nhuận trong sản
xuất lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Nghi Lộc nói riêng,
(chất lƣợng giống, điều kiện canh tác, chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh, quản lý
dinh dƣỡng...) thì quản lý dinh dƣỡng không hợp lý đƣợc xem là yếu tố có ảnh
hƣởng rất quyết định [2].
Đƣợc biết, trong thời điểm hiện tại, việc thực hiện quy trình bón phân
cho lạc của phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn huyện Nghi Lộc mới đƣợc
thực hiện khá tốt ở khâu xác định thời kỳ và phƣơng pháp bón. Liều lƣợng
phân bón đƣợc đầu tƣ cho cây lạc phần lớn đang tùy thuộc vào trình độ thâm
canh, khả năng đầu tƣ vốn của các nơng hộ và nhìn chung cịn tùy tiện, chƣa
thực sự dựa vào điều kiện cụ thể về tính chất đất đai. Chính sự mất cân đối thể
hiện ở liều lƣợng bón các loại phân của các hộ nông dân đã và đang hạn chế
đáng kể sinh trƣởng của cây lạc và làm cho năng suất đạt không cao nhƣ
mong muốn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã triển khai đề tài: “Đánh giá ảnh
hưởng mức phối hợp của liều lượng đạm, lân đến năng suất lạc L14
trên đất phù sa tại xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vụ
Xuân 2012”


3
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định liều lƣợng bón đạm, lân thích hợp cho giống lạc L14 trên
vùng đất phù sa huyện Nghi Lộc.
- Xác định đƣợc công thức bón phân tổng hợp và cân đối cho lạc trên
loại đất nghiên cứu để đạt năng suất cao, có hiệu quả kinh tế khá.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá và xem xét ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến các chỉ tiêu

sinh trƣởng nhƣ: chiều cao cây, số lá/cây, tổng số hoa/cây và tỷ lệ hoa hữu hiệu.
- Đánh giá và xem xét ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến các chỉ tiêu
sinh lý nhƣ khối lƣợng nốt sần tƣơi và khối lƣợng nốt sần khô.
- Đánh giá và xem xét ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm, lân đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các cơng thức bón.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng có thể duy trì q trình sinh
trƣởng của mình nhờ đƣợc cung cấp dinh dƣỡng từ đất mà không cần phải
bón phân. Tuy nhiên, để đạt đƣợc năng suất cây trồng cao, ổn định và chất
lƣợng nông sản tốt, bên cạnh các yếu tố về chất lƣợng giống, điều kiện mùa
vụ, biện pháp chăm sóc ...., cây lạc cần phải đƣợc cung cấp đầy đủ và hợp lý
các chất dinh dƣỡng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bình; Đặng Trần
Phú; Trần Văn Lài để đạt 100 kg quả khô, cây lạc cần khoảng 3,4 kg N; 1,6
kg P2O5; 2,6 kg K2O; 2,6 kg CaO; 1,2 kg MgO [4],[27],[24].
Thực tế sản xuất cho thấy, không phải cứ đầu tƣ lƣợng phân bón
càng cao thì năng suất cây trồng đạt cao. Bón phân một cách tùy tiện
khơng chỉ làm giảm năng suất, chất lƣợng cây trồng mà cịn gây ơ nhiễm
mơi trƣờng đất và nƣớc. Ngay cả ở những nơi mà cách mạng xanh đã và
đang thực hiện rất thành công thì việc thâm canh cây trồng chủ yếu


4
thơng qua biện pháp phân bón đã làm nảy sinh rất nhiều vấn đề nhƣ sự
gia tăng tốc độ phát sinh phát triển sâu, bệnh, ô nhiễm môi trƣờng đất và
nƣớc, suy giảm tính đa dạng sinh học.... . Vì vậy, trong quản lý dinh
dƣỡng tổng hợp cho cây trồng, việc đảm bảo cân bằng dinh dƣỡng đầu
vào và đầu ra ở mức độ cần thiết để vừa tăng năng suất, vừa đảm bảo ổn
định độ phì nhiêu đất có tầm quan trọng đặc biệt [5]. Bón phân cân đối
và hợp lý cho lạc không chỉ giúp cho cây sinh trƣởng tốt, cho năng suất

cao trên một đơn vị diện tích đất, mà cịn góp phần tăng tích lũy một
cách đáng kể lƣợng chất hữu cơ và đạm cho đất. Điều này đặc biệt có ý
nghĩa với các loại đất nghèo dinh dƣỡng vốn chiếm một tỷ trọng khá lớn
trong tổng diện tích đất canh tác của huyện Nghi Lộc nhƣ đất cát biển,
đất cát, đất phù sa không đƣợc bồi …...
Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Làm rõ ảnh hƣởng của việc bón phân khơng cân đối đến sinh trƣởng và
khả năng cho năng suất của giống lạc L14 trong điều kiện cụ thể về đất đai và
khí hậu của huyện Nghi Lộc.
- Xác định liều lƣợng đạm , lân bón cho giống lạc L14 trong điều kiện cụ
thể về đất đai và khí hậu của huyện Nghi Lộc.
- Cung cấp cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho việc xây dựng một quy
trình bón phân cân đối và hợp lý cho lạc L14 trên vùng đất phù sa của
huyện Nghi Lộc.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần xây dựng quy trình phân bón thích hợp cho lạc nhằm nâng
cao thu nhập cho ngƣời sản xuất.
- Cung cấp nguồn thông tin chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho cơ quan
khuyến nông địa phƣơng.


5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Vai trò của cây lạc
1.1.1.1. Vai trò của cây lạc trong đời sống con ngƣời
Sản phẩm chính của lạc là hạt đƣợc sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm
và nguyên liệu cho công nghiệp. Lạc cung cấp tỷ lệ đáng kể thành phần chất
béo và protein của khẩu phần ăn hàng ngày cho con ngƣời.

Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng của một số cây có dầu [15]
Chất béo

Chất đạm

Chất khống

Đƣờng bột

(%)

(%)

(%)

(%)

Lạc

40,2 - 60,7

20,0 - 33,7

1,8 - 4,6

6,0 - 22,0

Đậu tƣơng

10,0 - 28,0


35,0 - 52,0

4,4 - 6,0

28,0

Vừng

46,0 - 61,0

17,6 - 27,0

3,3 - 7,0

6,7 - 19,6

Hƣớng dƣơng

40,0 - 68,8

21,0 - 34,4

3,2 - 5,4

2,0 - 6,5

Loại hạt

Các số liệu trên Bảng 1.1 cho thấy, hàm lƣợng lipit trong hạt lạc từ

40,2÷60,7 %, tƣơng đƣơng với vừng và hƣớng dƣơng, cao hơn đậu tƣơng; tỷ lệ
protein từ 20÷33,7% cao sau đậu tƣơng (35÷52%), nhƣng cao hơn vừng
(17,6÷27%) và tƣơng đƣơng với hƣớng dƣơng. Protein của hạt lạc có tới 13
axit amin quan trọng và cần thiết cho hoạt động sống của con ngƣời [16]. Đặc
biệt trong hạt còn có đủ 8 axit amin khơng thay thế; Chất khống trong hạt lạc
ở mức thấp hơn so với đậu tƣơng, vừng và hƣớng dƣơng; hàm lƣợng đƣờng bột
(gluxit) trong hạt lạc khá lớn (6÷22%) cao hơn vừng (6,7÷19,6%) [34].


6
Trong hạt lạc cịn có các vitamin quan trọng: 68 mg vitamin P và nhiều
vitamin A, B, C, D, E, F ... Mặc dù hàm lƣợng vitamin A trong dầu lạc rất ít
nhƣng do hàm lƣợng dầu cao đã giúp cho cơ thể con ngƣời hấp thu tốt hơn,
do vậy sử dụng các sản phẩm từ lạc có thể khắc phục đƣợc sự thiếu hụt
vitamin A [34].
Nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, các sản phẩm từ lạc nhƣ dầu, bơ
lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc ... đƣợc sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày.
1.1.1.2. Vai trò của cây lạc trong nền kinh tế quốc dân
Hiện nay ở nƣớc ta, lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu
quan trọng, nó đóng góp khoảng 15% trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu.
Việt Nam đứng vào hàng thứ 5 trong số 10 nƣớc xuất khẩu lạc lớn nhất thế
giới, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ 40÷50 triệu USD. Những năm gần
đây nƣớc ta đã xuất khẩu khoảng 70÷80 ngàn tấn lạc nhân qua các nƣớc nhƣ:
Đức, Pháp, Ý, Mỹ ... cho nên lạc là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng
[34]. Tuy nhiên chất lƣợng lạc xuất khẩu của Việt Nam vẫn chƣa thật sự thỏa
mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nƣớc. Vì vậy cần nâng cao chất lƣợng nơng
sản phẩm để đạt đƣợc kim ngạch cao và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.
Sản phẩm phụ của lạc còn đƣợc dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp:
làm dầu nhờn xoa máy. Khơ dầu ép từ lạc có nhiều chất dinh dƣỡng dùng để
chế biến nƣớc chấm, làm bánh kẹo, nấu xà phịng, làm thức ăn chăn ni ...

1.1.1.3. Vai trị của cây lạc trong việc cải tạo đất nông nghiệp
Bảng 1.2. Tỷ lệ một số chất dinh dƣỡng trong thân lá lạc và phân chuồng [24]
Chỉ tiêu

Thân lá lạc

Phân chuồng

Nƣớc (%)

4,00 - 7,00

3,00 - 5,00

N (%)

0,80 - 1,33

0,35

P2O5 (%)

0,19 - 0,38

0,15

K2O (%)

0,08


0,50


7
Cây lạc có khả năng cố định đạm từ khí trời nhờ sự cộng sinh của vi
khuẩn Rhizobium Vigna trong nốt sần ở rễ cây lạc. Vì vậy, trồng lạc khơng
cần bón phân đạm nhiều nhƣ các cây trồng khác mà vẫn đảm bảo năng suất,
đồng thời nó cịn cung cấp trở lại cho đất một lƣợng đạm đáng kể (trung bình
từ 75÷200 kg N/ha/năm) [13]. Bên cạnh đó, thân lá lạc làm phân xanh rất tốt,
vì trong thân lá lạc có chứa hàm lƣợng khá cao của một số chất dinh dƣỡng.
So với phân chuồng tính theo chất khơ thì tỷ lệ lân và kali trong thân lá
lạc xấp xỉ phân chuồng, hàm lƣợng đạm cao gấp 2,5 lần. Hiện nay, hầu hết
các vùng trồng lạc đều sử dụng thân lá lạc làm phân bón cho lúa, màu. Mỗi ha
thân lá lạc đủ bón cho 2÷3 ha lúa và năng suất tăng rõ rệt. Mặt khác, với bộ
tán dày, có khả năng che phủ tốt nên cây lạc làm giảm mức độ xói mịn của
đất, góp phần bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu của đất, đặc biệt vào mùa mƣa.
Vì vậy, ngƣời ta trồng lạc luân canh với cây trồng khác, xen canh giữa các
cây hàng rộng nhƣ chè, sắn, dâu, mía... [16].
1.1.2. Vai trị của một số yếu tố dinh dƣỡng đối với cây lạc
1.1.2.1. Vai trò của đạm
Dinh dƣỡng đạm đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình hình thành
hoa ở cây lạc. Quá trình phân hóa mầm hoa bắt đầu từ khi lạc có 2 lá bắc nổi
lên ở nách lá. Khi lạc có 2÷4 lá thật xịe ra thì hoa đầu tiên bắt đầu phân hóa.
Sau khi mọc 25÷45 ngày hoa bắt đầu nở. Nhƣ vậy, thời kỳ đầu rễ lạc còn non,
bộ rễ phát triển chƣa hồn thiện, sự hình thành nốt sần cịn chƣa nhiều nên
thời kỳ này bón đạm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự
sinh trƣởng thuận lợi của các bộ phận trên mặt đất. Là cơ sở cho việc hình
thành và phân hóa mầm hoa đƣợc thuận lợi.
Đạm là thành phần của nguyên sinh chất tế bào, axít amin, axit nucleic
(ADN và ARN), các enzim và diệp lục. Đạm là chất dinh dƣỡng chủ yếu

của cây lạc. Đạm có vai trị làm tăng sinh trƣởng của mô sống, quyết định


8
phẩm chất của nông sản. Cây lạc chứa nhiều đạm trong lá và hạt. Thiếu
đạm cây sinh trƣởng kém, lá mảnh, có màu xanh nhạt, sự hình thành quả bị
hạn chế [24].
Tuy lạc có thể tự thoả mãn một phần nhu cầu đạm của mình nhờ hoạt
động của vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh ở rễ nhƣng phải sau 3 tuần
thì lạc mới phát triển đủ rễ và sau khi nở hoa thì nốt sần mới phát triển
mạnh. Vì vậy, bón đạm cho lạc ở thời kỳ đầu là rất cần thiết để xúc tiến việc
hình thành nốt sần và phân hoá mầm hoa. Tuy nhiên, nếu bón q nhiều đạm
sẽ ức chế sự hình thành và hoạt động của vi khuẩn nốt sần làm cho cây vống
lốp, số cành hữu hiệu giảm [4].
Mặc dầu có nhu cầu đạm cao nhƣng trong thực tế lƣợng đạm bón cho lạc
bao giờ cũng thấp hơn lân và kali. Bón nhiều đạm cho lạc sẽ làm cho sinh
khối phát triển mạnh [6], thời gian sinh trƣởng bị kéo dài, ngăn cản sự hình
thành nốt sần ở rễ và khả năng cố định đạm của vi sinh vật nốt sần do sản
phẩm quang hợp chuyển hoá nhanh thành protein, làm giảm việc cung cấp
cacbon hydrat cho các vi sinh vật này [28].
1.1.2.2. Vai trò của lân
Lân là thành phần của axit nucleic, photphatit, protein, lipit, coenzim, NAD,
ATP và nhiễm sắc thể. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích
thích sự phát triển của rễ, sự ra hoa, sự phát triển của hạt và quả [34]. Ngoài việc
xúc tiến rễ phát triển, lân còn là thức ăn chính của vi khuẩn có tác dụng đẩy mạnh
sự hình thành và nâng cao hoạt tính của nốt sần, làm tăng cƣờng khả năng hút, giữ
đạm khí trời, thúc đẩy lạc tăng số cành hữu hiệu, hoa nở sớm và tập trung, nâng
cao tỷ lệ đậu quả và quả chắc, màu sắc đẹp, giảm tỷ lệ nƣớc trong qủa. Quan trọng
hơn là xúc tiến quá trình hình thành chất béo, dầu và chất đạm, làm tăng tỷ lệ dầu
trong hạt, quả chóng già chín. Đặc biệt khi bón lân sẽ tăng cƣờng hiệu lực hút

phân đạm nên tiết kiệm đƣợc một lƣợng phân đạm đáng kể.


9
Lân thƣờng đƣợc xem xét nhƣ một yếu tố dinh dƣỡng hạn chế sinh
trƣởng và năng suất của các loại cây họ đậu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Thiếu lân làm giảm sự phát triển của lá và hình thành số lá trên cây.
Chiều dài cành ít chịu ảnh hƣởng của sự thiếu hụt lân trong cây, trong khi đó
thiếu lân làm cho bộ rễ phát triển kém dẫn đến sự mất cân đối trong tỷ lệ giữa
thân lá và rễ. Lƣợng lân bón khơng thích hợp sẽ làm giảm cƣờng độ q trình
đồng hố cacbon hydrat, trong khi đó việc tổng hợp hợp chất này thơng qua
quá trình quang hợp vẫn tiếp tục xẩy ra và gây ra hiện tƣợng tích lũy
cacbonhydrat làm cho lá có màu xanh sẫm, trầm trọng hơn sẽ có màu huyết
dụ và có ảnh hƣởng bất lợi đối với q trình quang hợp và cuối cùng sẽ làm
sụt giảm năng suất cây trồng rất rõ rệt.
Sự hình thành và phát triển của nốt sần ở rễ lạc và quá trình cố định đạm
chịu ảnh hƣởng rất lớn của lƣợng lân trong đất trồng lạc cũng nhƣ lƣợng lân
đƣợc bón bổ sung từ các loại phân bón.
+ Nốt sần bắt đầu hình thành khi lông hút của rễ bị lây nhiễm bởi vi
khuẩn Rhizobium và ở giai đoạn này, việc thiếu hụt lân làm cho rễ kém phát
triển sẽ ngăn cản sự hình thành nốt sần và giảm cƣờng độ quá trình cố định
đạm cũng nhƣ sự thu hút nƣớc và dinh dƣỡng của cây.
+ Q trình cố định đạm địi hỏi nguồn năng lƣợng lớn cho sinh trƣởng
của vi khuẩn nốt sần và sự chuyển hoá N2 thành NH3. Nguồn năng lƣợng đó
chủ yếu cũng đƣợc cung cấp từ lân ở dạng ATP.
+ Lân có vai trị tích cực trong việc vận chuyển các sản phẩm của quá
trình quang hợp từ lá về rễ và sự di chuyển của các hợp chất có đạm trong nốt
sần về các bộ phận khác của cây và làm tăng hàm lƣợng đạm trong thân lá.
Ngồi ra, bón lân có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ cây
trồng, nhờ đó mà cây có khả năng thu hút nhiều hơn các nguyên tố dinh

duỡng từ đất và từ phân bón.


10
Thiếu lân có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành nốt sần, khả năng
tích lũy chất khơ và năng suất lạc. Bón lân có tác dụng kích thích sự phát
triển của bộ rễ, vì vậy ở cây họ đậu nói chung và cây lạc nói riêng đƣợc bón
đầy đủ lân thƣờng hình thành một số lƣợng lớn nốt sần hữu hiệu ở rễ, nốt
sần thƣờng lớn và có màu hồng [4]; [55] và vì vậy làm tăng khả năng tích
lũy đạm của cây [2].
Thiếu lân có ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng của cây. Cây ở giai đoạn
còn non bị cằn cỗi, thời gian sinh trƣởng bị kéo dài, lá non vàng nhạt, thể hiện
dấu hiệu khô héo nhanh ảnh hƣởng xấu tới sự phát triển của nốt sần, hoa rụng
nhiều quả ít, kém chắc, năng suất và phẩm chất lạc đều giảm [2].
1.1.2.3. Vai trò của kali
Đối với cây trồng, kali là một trong 3 nguyên tố khoáng thiết yếu nhất.
Vai trò quan trọng nhất của kali đƣợc thể hiện ở khả năng hoạt hoá các enzim
trong hợp chất ATP đóng vai trị cung cấp năng lƣợng cho rất nhiều q trình
sinh lý, sinh hố xẩy ra trong cây [24]. Kali cịn rất cần thiết cho q trình đồng
hoá đạm và tổng hợp protein trong cây.
Thiếu hụt kali trong cây sẽ làm cho quá trình tổng hợp protein bị ngừng
trệ, đạm trong cây sẽ đƣợc tích lũy dƣới dạng đạm nitrat và axit amin, là môi
trƣờng rất thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập [24]; [55]. Thiếu kali trên rìa lá
thƣờng xuất hiện những đốm vàng, sau đó lan ra rìa lá và làm cho quá trình
sinh trƣởng của cây bị ngƣng trệ [28]. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều kali cho
lạc sẽ ức chế việc hút can xi của tia và củ và kết quả là năng suất và phẩm cấp
hạt sẽ giảm [44].
Theo Vũ Hữu Yêm, Võ Minh Kha thì kali có tác dụng hoạt hóa các
enzym có liên quan đến q trình quang hợp, chuyển hóa các cacbon hydrat
và protein cũng nhƣ giúp di chuyển và duy trì sự ổn định của chúng. Kali giúp

điều khiển q trình sử dụng nƣớc bằng đóng mở khí khổng, thúc đẩy quá


11
trình sử dụng đạm dạng NH4+, cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng khi thời
tiết âm u nên làm tăng hiệu suất quang hợp. Kali còn ảnh hƣởng đến quá trình
hình thành màng tế bào và độ chắc của nó, nên làm tăng khả năng chống lớp
đổ, tăng khả năng chống bệnh của cây trồng. Kali có tác dụng làm tăng phẩm
chất của nơng sản, tăng kích thƣớc hạt.
Khác với lân, kali không tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nốt
sần. Tuy nhiên, ảnh hƣởng của kali đến chỉ tiêu này có thể thơng qua việc tích
lũy và vận chuyển lân trong cây. Một số tác giả [24]; [55] đã chỉ ra rằng, sự vận
chuyển phốt pho và một số nguyên tố khác trong các xylem trong cây bị giảm
sút khi cây không đƣợc cung cấp đầy đủ kali. Bón đầy đủ kali góp phần đảm bảo
cân bằng lân trong cây, tạo điều kiện để hệ rễ phát triển mạnh và tăng nhanh số
lƣợng nốt sần xâm nhập. Kali có vai trị vận chuyển các cacbon hydrat vào rễ
cây họ đậu và tạo điều kiện để nốt sần có thể hình thành nhiều hơn [38].
Cây lạc trong thời kỳ phát triển hút một lƣợng kali rất lớn. Tác dụng của
kali đối với lạc thể hiện ở khả năng xúc tiến sự phân cành, tăng chiều cao cây,
tăng nhiều hoa, làm hoa nở đều, tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu, tăng khối lƣợng quả hạt,
quả chắc và to, chín đều và ít thối, trắng vỏ. Nó cịn tác dụng tăng sức đề kháng
của cây, giúp cây chống một số sâu bệnh. Kali tác động đều đến toàn bộ thời
gian sinh trƣởng của cây và cuối cùng là đến năng suất của lạc [24]; [4].
Kali tập trung nhiều trong bộ phận non của cây. Hàm lƣợng kali tối đa
trong phần lớn thực vật thƣờng thấy vào thời kỳ trƣớc ra hoa. Điều này chứng
tỏ rằng cây trồng hút kali rất lớn ở giai đoạn trƣớc ra hoa. Hàm lƣợng K 2O
trong cây ở mức 2,15% làm cho cây lạc ra hoa kết quả tối đa [4].
Thông thƣờng, ảnh hƣởng của kali đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của
cây lạc không phải là ảnh hƣởng trực tiếp mà thông qua một số quá trình
sinh lý xảy ra trong cây nhƣ quá trình quang hợp. Sự trao đổi electron trong

quá trình sản xuất ATP trong cây chỉ cân bằng với sự có mặt của K +. Sự


12
thiếu hụt kali sẽ làm giảm sút quá trình hình thành ATP và vì vậy có ảnh
hƣởng tiêu cực đến tất cả các q trình xẩy ra trong cây. Bón đầy đủ kali có
tác dụng thúc đẩy q trình quang hợp và hình thành các cơ quan sinh
trƣởng. Mặt khác, một vai trò nổi bật của kali và khác hẳn đạm và lân, đó là
vai trị hoạt hố hơn 60 enzim trong cây. Kali làm thay đổi trạng thái lý học
của phân tử enzim, trung hoà các anion hữu cơ và các hợp chất khác trong
cây, giữ cho pH luôn ở mức ổn định từ 7÷8, là khoảng thích hợp cho rất
nhiều phản ứng có enzim xúc tác [24].
1.1.2.4. Vai trò của can xi
Đối với lạc, trƣớc hết can xi là thức ăn cần thiết. Ngồi ra can xi cịn làm
giảm độ chua, tạo môi trƣờng thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần hoạt động cố
định đạm nhiều hơn, ngăn ngừa việc tích lũy các chất độc hại và điều chỉnh
bốc hơi nƣớc, làm tăng sức chịu hạn cho lạc.
Bón can xi còn huy động đƣợc đạm cho cây dùng, quả thêm chắc và tiết
kiệm đƣợc bón đạm.
Lạc rất mẫn cảm với can xi và có yêu cầu cao với can xi, nhất là thời kỳ
kết quả. Can xi làm cho rễ phát triển, tia dài và cứng thuận lợi cho việc hình
thành quả.
Bộ rễ, tia và quả cịn non trực tiếp hút đƣợc can xi. Bón can xi phối hợp
với kali thì sẽ kiện tồn cấu tạo bộ máy của tia, tăng tỷ lệ đậu quả, giảm quả
ép, tăng số quả 2 hạt, hạt trịn đẹp, qủa ít eo. Can xi là yếu tố quan trọng nhất
để sản xuất lạc quả to. Ngồi ra nó cịn có tác dụng phòng chống sâu bệnh,
giảm kiến mối làm hại mầm.
Thiếu can xi từ gốc đến ngọn cây lạc bị chuyển màu, lá chuyển màu có
đốm trắng, lá già hơi vàng chết dần, thiếu nặng thì cây vàng úa, cuống lá dễ
gãy, ngọn héo. Ngoài ra khi thiếu can xi hoa rụng nhiều, ít đậu quả, quả lép,

vỏ quả giịn, kích thƣớc hạt nhỏ [4].


13
1.1.2.5. Các nguyên tố vi lƣợng

Từ lâu ngƣời ta đã chứng minh đƣợc rằng cây hồn tồn khơng thể phát
triển bình thƣờng nếu khơng có các ngun tố vi lƣợng nhƣ bo, man gan,
kẽm, đồng, molipden... các nguyên tố này là tuyệt đối cần thiết cho cây.
Các nghiên cứu về vai trò sinh học của từng nguyên tố vi lƣợng
riêng biệt đã chứng minh sự thiếu hụt từng nguyên tố vi lƣợng và đa
dạng riêng biệt trong đất gây ra các chứng bệnh cho thực vật, động vật
và con ngƣời.
+ Vai trị của Bo
Bo có ảnh hƣởng đến hoạt động của một số enzim. Tăng khả năng
thấm của màng tế bào, do vậy tăng quá trình vận chuyển hydrat cac bon.
Là nguyên tố cần thiết đối với quá trình tổng hợp protein, ảnh hƣởng đến
sự phân chia tế bào và sử dụng kali, tối ƣu hóa tỷ lệ K/Ca trong cây.
Bo đóng vai trị quan trọng trong sự hình thành phấn hoa. Thiếu
Bo phấn hoa khơng thể hình thành đƣợc, hoa rụng không thể tạo hạt
đƣợc, hoặc hạt bị lép, chất lƣợng để giống kém. Bo tăng cƣờng sự tổng
hợp và vận chuyển hydrat cac bon, các chất sinh trƣởng và a xít ascobic
từ lá đến cơ quan tạo quả.
Khi thiếu Bo sự trao đổi cacbon hydrat và protein giảm, đƣờng và
tinh bột tích lũy ở lá, đỉnh sinh trƣởng bị chết. Lƣợng Bo do mùa màng
lấy đi từ đất của các loại cây trồng khác nhau trong mỗi vụ thu hoạch
dao động rất lớn, khoảng 30-270 g/ha [29]
+ Vai trò của molipden (Mo)
Mo là thành phần của enzim khử nitrat, thúc đẩy quá trình sử dụng
đạm và cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Mo tác động đến quá trình

khử nitrat và sinh tổ hợp axit amin tham gia và trao đổi hydratcacbon,


14
vào quá trình tổng hợp vitamin và chất diệp lục. Hàm lƣợng Mo của cây
rất nhỏ, khoảng 0,1- 0.93 mg / kg chất khơ.
+ Vai trị của kẽm (Zn)
Kẽm có vai trị quan trọng trong q trình ơxy hóa khử N, tham gia
vào thành phần của nhiều men, tham gia vào quá trình trao đổi chất
protein, hydratcacbon, trao đổi P vào q trình tổng hợp vitamin và các
chất điều hịa sinh trƣởng- các auxin.
Thiếu kẽm sẽ phá vỡ quá trình trao đổi hydratcacbon, kìm hãm sự
tạo đƣờng saccarose, tinh bột và các chất diệp lục. Kẽm rất cần thiết cho
cây lấy hạt, thiếu kẽm hạt khơng hình thành đƣợc [29].
Ngồi ra kẽm còn giúp cho việc sử dụng lân và đạm trong cây tốt
hơn, kẽm là thành phần thiết yếu của một số enzim, đặc biệt là
cacbonhydraza xúc tiến quá trình phân ly H 2CO3 thành CO 2 và H2O,
Kẽm cịn thúc đẩy q trình thụ phấn và phát triển của phơi.
+ Vai trị của Đồng (Cu)
Ngun tố đồng có vai trị đặc biệt trong đời sống thực vật, nó
khơng thể thay thế bằng một hoặc tập hợp một số ngun tố nào khác.
Đồng tham gia vào q trình ơxy hóa, tăng cƣờng cƣờng độ các chất hơ
hấp cũng nhƣ trao đổi các chất hydratcacbon và protein. Đồng tham gia
vào quá trình trao đổi N. Thiếu đồng làm chậm lại quá trình tổng hợp
protein [29].
Đồng xúc tiến quá trình hình thành vitamin A trong cây, thúc đẩy quá
trình quang hợp, làm tăng khả năng chống các bệnh về nấm và vi khuẩn.
Rõ ràng khơng thể phủ nhận vai trị quan trọng của phân bón trong
việc nâng cao năng suất cây trồng và cải thiện tính chất đất. Tuy nhiên,
vai trị tích cực của phân bón chỉ thể hiện khi chúng đƣợc sử dụng một

cách hợp lý trên cơ sở quản lý tổng hợp dinh dƣỡng cho cây trồng.


15
Theo các tác giả Võ Minh Kha; Vũ Hữu Yêm; Nguyễn Văn Bộ;
Thái Phiên; Bùi Đình Dinh; Kanwar; Thong; Mutert nền tảng của quản
lý tổng hợp dinh dƣỡng cho cây trồng là bón phân cân đối và hơp lý.
Bón phân cân đối là bón phân đảm bảo cân đối tỷ lệ giữa hữu cơ và vô
cơ, cân đối giữa các nguyên tố đa lƣợng N : P : K, cân đối giữa các
nguyên tố đa lƣợng, trung lƣợng và vi lƣợng [23],[41],[5],[26],[13].
Nguyễn Văn Bộ; Bùi Đình Dinh; Võ Minh Kha; Vũ Hữu Yêm cho
biết: khái niệm cân đối là một khái niệm cụ thể và ln biến động. Đó là
cân đối về nhu cầu và lƣợng hút của cây trồng, cân đối giữa các chất
dinh dƣỡng tại các thời kỳ sinh trƣởng khác nhau, cân đối giữa các điều
kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực phân bón (nhƣ nƣớc, ánh sáng.....)
cũng nhƣ cân đối trong mối quan hệ với từng loại cây trồng trong một hệ
thống luân canh [5],[13],[23],[41]. Do vậy, để có các cơng thức khuyến
cáo phân bón ngày càng gắn với điều kiện cụ thể thì một hệ thống nghiên
cứu hiệu lực phân bón theo vùng sinh thái cần đƣợc thiết lập ổn định [5].
Bón phân hợp lý là bón phân phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng cây
trồng, tính chất đất và điều kiện mùa vụ cụ thể.
Sử dụng phân bón cân đối nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất
dinh dƣỡng thiết yếu, tăng cƣờng tác động tƣơng hỗ và loại trừ các tác
động đối kháng giữa chúng. Bón phân cân đối cũng góp phần ổn định
năng suất và nâng cao lợi nhuận cho ngƣời sản xuất [43].
Việt Nam là một nƣớc phải nhập khẩu tới 90 - 93% nhu cầu về
phân đạm, 30 - 35 % nhu cầu về phân lân và 100 % nhu cầu về phân kali.
Nhƣng do thiếu hiểu biết nên trong thực tế hiệu quả sử dụng phân bón
của nơng dân thƣờng chỉ đạt 35 - 45 % đối với phân đạm, 50 - 60 % đối
với phân kali. Trong các giải pháp nâng cao hiệu lực phân bón, hạn chế

mất dinh duỡng thì bón phân cân đối giữ vai trò chủ đạo [6].


16
Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng quyết định đến
sinh trƣởng cũng nhƣ khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây
trồng nông nghiệp. Tuy nhiên, tác dụng tích cực của phân bón đến năng
suất và phẩm chất của cây trồng cũng nhƣ môi trƣờng đất và nƣớc chỉ
thể hiện khi đƣợc sử dụng một cách cân đối và hợp lý [42],[52],[51]. Kết
quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy bón phân
khơng cân đối có thể làm giảm năng suất tới 20 - 50 %.
Xuất phát từ lý do nêu trên, để có một nền nơng nghiệp phát triển
bền vững, bắt buộc phải chuyển từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu
dựa và đất, sang một nền nông nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón” với
giống mới, năng suất và chất lƣợng cao kết hợp với phòng trừ dịch bệnh
cho cây trồng [5].
Theo Bùi Huy Hiền thì trong 20 năm qua việc sử dụng phân bón
trong thâm canh cây trồng ở nƣớc ta diễn ra sự mất cân đối nghiêm trọng
giữa N, P và K. Tỷ lệ sử dụng kali thấp hơn nhiều so với đạm và lân. Cũng
theo tác giả này thì việc sử dụng phân bón khơng cân đối đã hạn chế đáng
kể năng suất cây trồng, giảm hiệu lực sử dụng phân bón và gây lãng phí.
Ngun nhân là bón phân khơng cân đối làm cho lƣợng dinh dƣỡng trong
đất biến động mất cân đối dẫn đến giảm năng suất và tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát sinh phát triển của một số loại bệnh hại [1],[19].
Bón phân cân đối cho cây trồng thể hiện ở các khía cạnh sau đây:
Bón cân đối Đạm-Lân
Ngồi việc sử dụng giống mới, tăng vụ, sử dụng phân đạm với liều
lƣợng ngày càng cao chính là nguyên nhân làm tăng hiệu lực phân lân.
Bội thu nhờ bón lân có thể đạt từ 5-6 ta/ha trên đất phù sa Sông Hồng và
từ 10-15 tạ/ha trên đất phèn với liệu lƣợng thích hợp là 90 - 120 kg

P2O5/ha trong vụ xuân và 60 - 90Kg P 2O5/ha trong vụ mùa (đối với lúa).


17
Đối với các loại đất chua thì việc bón cân đối đạm - lân là yêu cầu bắt
buộc để cây trồng sinh trƣởng tốt và sử dụng đƣợc đạm, tránh hiện tƣợng
bị ngẹt rễ.... do thiếu lân. Đất càng chua lƣợng lân bón càng cao hơn [6].
Tác giả Bùi Đình Dinh [13] cho biết: bón lân cân đối với đạm trên
từng loại đất không những tăng hiệu quả của phân lân mà còn cải thiện
hiệu quả của phân đạm, giảm đƣợc tiêu tốn chi phí cho một đơn vị sản
phẩm khoảng 20 - 30%. Khi bón kết hợp đạm và lân, năng suất lạc quả
tăng 16,89 - 24,46% so với chỉ bón đạm. Nếu bón kết hợp giữa đạm, lân,
kali thì sẽ làm tăng khả năng hấp thu của đạm từ 2,0 - 6.1%, lân từ 1,6 6.1%, nhờ đó mà tăng khả năng cố định của nốt sần lên từ 13,5 - 2,3%.
Hiện tƣợng mất đạm giảm 2,3 - 16,4%, mất lân giảm 2,8 - 4,3%,
tồn dƣ đạm trong đất tăng 2,7 - 7,2 % và lân tăng 2,6 - 4,0 % [59]. Nhiều
kết quả nghiên cứu cho thấy, bón phân cân đối cho lạc thì dù trên loại
đất nào cũng đều làm tăng năng suất đáng kể. Trên đất cát biển, bón cân
đối đạm, lân (30 kgN, 60 - 90kg P2O5) cho bội thu 2,5 - 3,2 tạ/ha, trên
đất bazan bội thu 5,6 - 10 tạ/ha.
Quy luật tƣơng tự cũng thấy ở Việt Nam. Trên đất phèn nếu khơng
bón lân, cây trồng chỉ hút đƣợc từ 40 - 50 kg N. Song bón lân đã làm cây
trồng hút đƣợc từ 120 - 130kg N/ha. Tƣơng tự, trên đất bạc màu khơng
bón kali cây trồng chỉ hút đƣợc từ 80 - 90 kg N. Trong khi đó bón kali
làm cây trồng hút đƣợc từ 120 - 150kg N/ha [5].
Bón cân đối Đạm - Kali.
Quan hệ tƣơng hỗ của kali và đạm thể hiện ở vai trò của kali đối
với q trình đồng hóa đạm trong cây. Theo một số nghiên cứu cho thấy
do tác động đến quá trình quang hợp và hơ hấp nên kali có ảnh hƣởng
tích cực đến việc trao đổi đạm và tổng hợp protein. Thiếu kali mà nhiều
đạm NH4+ sẽ gây độc cho cây [37],[24],[41].



18
Các nghiên cứu khác nhận xét: cây trồng có phản ứng tích cực với
lƣợng kali bón ở mức cao khi đƣợc cung cấp đầy đủ đạm và bón đạm sẽ
đạt năng suất cây trồng cao khi cây đƣợc cung cấp đầy đủ kali. Zhu
cũng cho rằng: để đạt đƣợc năng suất cao và tăng hiệu quả tích lũy đạm,
cây đậu đỗ rất cần phải đƣợc bón kali với liều lƣợng thích hợp [49],[58].
Theo Liao và Trần Thị Thu Hà thì trên các loại đất nghèo lân và
kali, việc bón đạm một cách đơn độc sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân
bón và năng suất cây trồng, đơi khi năng suất cịn thấp hơn so với khơng
bón phân. Ngun nhân là do đất có hàm lƣợng lân và kali quá thấp, lân
và kali lúc này trở thành yếu tố hạn chế năng suất [60].
Dạng đạm NH4 + trong đất lại có ảnh hƣởng có tính đối kháng với
kali. Lƣợng đạm NH4 + trong đất quá cao có thể làm giảm khả năng hấp
phụ của kali trên bề mặt keo đất.
Cân đối đạm - kali là mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ, đơi khi việc
sử dụng kali cịn là giải pháp để điều chỉnh dinh dƣỡng đạm cho cây
trồng. Kali là một yếu tố đặc biệt vì nó là nguyên tố điều khiển chất
lƣợng, tham gia hầu hết các quá trình hình thành và vận chuyển các hợp
chất trong cây. Do đó, nếu khơng có nguồn cung cấp kali từ phân bón thì
cây trồng sẽ khơng sử dụng đựơc đạm dẫn đến năng suất thấp. Vì vây,
trên đất nghèo kali cân đối đạm - kali cịn có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo Nguyễn Văn Bộ thì bội thu do bón kali cho lạc trên đất phù
sa cao hơn so với bón lân và đạt 3,5 tạ/ha (60 - 90 kg K2O/ha). Bón cân
đối đạm - lân - kali làm tăng năng suất 6 tạ /ha so với đối chứng. Quy
luật tƣơng tự cũng thấy trên đất bạc màu, đất xám, bazan...Tuy nhiên, dù
kali có hiệu quả cao song chỉ nên cân đối ở mức 60 - 90kg K2O/ha trên
nền 20 - 30kg N, bón kali cao hơn nữa cũng không tăng năng suất và



×