Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thử nghiệm một số laoij thức ăn trong nuôi thương phẩm cá chim vây vàng (trachinotus blochii)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.18 KB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, ngồi sự nỗ lực của bản
thân, tơi ln nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong
khoa Nông – Lâm – Ngư, những người đã trực tiếp dạy bảo tôi trong 4
năm học vừa qua, đặc biệt thầy giáo Th.S. Nguyễn Đình Vinh người đã
trực tiếp quan tâm hướng dẫn tơi trong q trình hồn thiện luận văn.
Ngồi ra tơi cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của anh ks. Hồng Văn
Hợi chủ trại ở nghi hợp nghi lộc_Nghệ An, các chú, các bác, các anh, chi
đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực tập. Tơi xin
chân thành cảm ơn tất cả những giúp đớ q báu đó!
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, ngày10 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Văn Liệu

i


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

CT:

Cơng thức

DO:



Oxy hịa tan

NN&PTNT:

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

NTTS:

Ni trồng thủy sản

TB:

Trung bình

FCR:

Hệ số chuyển đổi thức ăn

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2. Cách xác định các yếu tố môi trường......................................22
Bảng 3.1. Sự biến động các yếu tố mơi trường........................................25
Bảng 3.2. Diễn biến pH trong q trình thí nghiệm.................................25
Bảng 3.3. Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan trong q trình thí nghiệm.26
Bảng 3.4. Diễn biến nhiệt độ trong q trình thí nghiệm……………….28
Bảng 3.5. Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng trong q trình ni............30
Bảng 3.6. Tăng trưởng trung bình về khối lượng……………………….31

Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng bình quân tuyệt đối về khối lượng ...........33
Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng.............………..34
Bảng 3.9. Tăng trưởng trung bình về chiều dài…………………………35
Bảng 3.10. Tốc độ tăng trưởng bình quân tuyệt đối về chiều dài........….37
Bảng 3.11. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài ............………...39
Bảng 3.12. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR……………………………..40

iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hinh 1.1 Hình thái cá Chim vây vàng……………………………………6
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu………………………...……21
Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trong q trình thí nghiệm.............29
Hình 3.2. Biểu đồ tăng trưởng trung bình về khối lượng……………….35
Hình 3.3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng bình tuyệt đối về khối lượng….....34
Hình 3.4. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng ..............35
Hình 3.5. Biểu đồ tăng trưởng trung bình về chiều dài…………………37
Hình 3.6. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng bình tuyệt đối về chiều dài…..….38
Hình 3.7. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài…..............39

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………....1
Mục tiêu của đề tài………………………………………...……………..2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………...….3
1.1. Đặc điểm sinh học của cá Chim vây vàng………………………..…3
1.1.1. Vị trí phân loại………………………………..…………………...3

1.1.2. Đặc điểm hình thái ngồi………………………………………….3
1.1.3. Sự phân bố………………………………………………………...4
1.1.4. đặc điiểm dinh dưỡng……………………………………………..5
1.1.5. Đặc điểm sinh sản………………………………………………....8
2.2. Tình hình nghiên cứu cá Chim vây vàng trong và ngồi nước……...8
2.2.1. Tình hình nghiên cứu cá Chim vây vàng trên thế giới…………….8
a. Nghiên cứu sản xuất giống…………………………………………….9
b. Nghiên cứu ni thương phẩm……………………………………….10
2.2.2. Tình hình nghiên cứu cá Chim vây vàng ở Việt Nam……………12
a. Nghiên cứu sản xuất giống…………………………………………...12
b. Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá Chim vây vàng…………………...15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU………………………………………………………………...…..17
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................17
2.2. Vật liệu nghiên cứu...........................................................................17
2.2.1. Thức ăn thí nghiệm.........................................................................17
2.2.2. Cơng thức thí nghiệm.....................................................................17
2.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................17
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................17
2.4.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.....................................................18
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................18
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................19

v


2.4.3.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường.............................19
2.4.3.2. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối
lượng.........................................................................................................20
2.4.3.3. Phương pháp xác định hệ số thức ăn (FCR)................................20

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................21
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................22
3.1. Theo dõi sự biến động các yếu tố mơi trường……………………...22
3.1.1. pH...................................................................................................22
3.1.2. Hàm lượng oxy hịa tan (DO)……………………………………24
3.1.3. Nhiệt độ…………………………………………………………..25
3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của cá Chim vây vàng……..27
3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng của cá Chim vây vàng…...27
3.3.1. Tăng trưởng về khối lượng ………………………………………27
3.3.1.1. Tăng trưởng trung bình về khối lượng........................................27
3.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng bình tuyệt đối về khối lượng........................30
3.3.1.2. Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng…………………...31
3.3.2. Tăng trưởng về chiều dài…………………………………………33
3.3.2.1. Tăng trưởng trung bình về chiều dài…………………………...33
.3.2.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân tuyệt đối về chiều dài……...….....34
3.3.2.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài…………………… 36
3.4. Ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp đến hệ số chuyển đổi
thức ăn .....................................................................................................37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………..39
Kết luận………………………………………………………………….39
Kiến nghị………………...……………………………………………...39
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………...…………………………….40

vi


MỞ ĐẦU
Cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii) phân bố tự nhiên tại 69
quốc gia trên thế giới thuộc vùng biển nhiệt đới và cạn nhiệt đới trong đó

có Việt Nam (Lin và ctv,1999). Đây là lồi có giá trị kinh tế cao vì có
dáng hình đẹp, thịt thơm ngon và ít xương.
Cá Chim vây vàng được xem là đối tượng cá biển có tiềm năng lớn
trong phát triển ni thương phẩm tại một số nước có điều kiện sinh thái
phù hợp trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay cá chim vây vàng mới chỉ
được nuôi chủ yêú ở vùng biển Nam Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,
Malaysia do các nước chưa chủ động được nguồn giống do quy trình sản
xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng chưa ổn định.[17]
Năm 1989, Trung Quốc lần đầu tiên sinh sản thành công cá Chim
vây vàng ở quy mô nhỏ và đến năm 1993 đã thành công trong việc sinh
sản ở quy mô lớn và đại trà. Sự thành công trong sinh sản nhân tạo cá
Chim vây vàng đã chủ động nguồn con giống, đáp ứng nhu cầu nghề nuôi
thương phẩm tại Trung Quốc và là động lực cho các nước khác trong khu
vực phát triển đối tượng nuôi mới này (Chang,1993)
Ở Việt Nam, cá Chim vây vàng lần đầu tiên được Viện nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản I thử nghiệm nuôi thương phẩm trong lồng bằng
nguồn giống nhập từ Đài Loan, tại vùng biển Cát Bà năm 2003. Năm
2004, thông qua dự án nâng cao năng lực nghiên cứu, khuyến ngư, đào
tạo cho Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản I, do chính phủ Na Uy tài
trợ, cá Chim vây vàng tiếp tục được Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản I di nhập về ni trong lồng tại vùng biển Cửa Lị, Nghệ An. So với
cá nuôi tại Cát Bà, đàn cá nuôi tại Cửa Lị có tốc độ sinh trương nhanh

1


hơn, sau 6 tháng nuôi cá đạt khối lương trung bình 545g và sau 9 tháng
ni cá đạt 722g. [6]
Hiện nay, nghề nuôi thương phẩm cá Chim vây vàng đang ngày
càng phát triển mạnh. Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu về đối

tượng này còn hạn chế, chủ yếu tạp trung vào nghiên cứu đặc điểm sinh
học, sinh sản. Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi tiến hành thực hiện đề tài
“Thử nghiệm một số loại thức ăn trong nuôi thương phẩm cá Chim vây
vàng (Trachinotus blochii)”
Mục tiêu của đề tài.
Xác định loại thức ăn nào phù hợp nhất tới sự tăng trương và phát
triển của cá Chim vây vàng(Trchinotus blochii). Góp phần hồn thiện quy
trình ni thương phẩm cá Chim vây vàng.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của cá Chim vây vàng
1.1.1. Vị trí phân loại
Cá Chim vây vàng được phân loại như sau.
Ngành : Vertebrata.
Lớp: Osteichtthys.
Bộ: Perciformes.
Họ: Carangidea.
Giống: Trachinotus.
Loài: Trachinotus blochii (Lacepède,1801)
Tên tiếng Việt: cá Chim vây vàng, cá sòng mũi hếch.
Tên tiêng Anh: L. Snubnose pompano.

Hinh 1.1 Hình thái cá Chim vây vàng
1.1.2. Đặc điểm hình thái ngồi
Cá Chim vây vàng có thân hình trứng, hơi dẹt, chính giữa lưng
hình cung, cơ thể có màu sáng bạc, nhưng thông thường được phủ lớp
vàng cam, đặc biệt đối với những cơ thể lớn hơn, vây hậu môn màu cam


3


tối và mép thùy đi có màu hơi nâu, đầu trịn ở phía trước, miệng nhỏ
xiên, xương hàm trên lồi ra, hàm trên và hàm dưới có răng nhỏ hình lơng,
răng phía sau dần thối hóa, vây lưng đầu tiên có 6 gai, vây thứ 2 có 1 gai
và 18-20 tia vây, vây hậu môn chia làm 2 bên, mỗi bên 1 gai và 16-18 tia
vây, vây đuuôi phân thùy rất sâu (Lin và ctv,1990).
1.1.3. Sự phân bố
Phân bố theo vùng địa lý:
Cá Chim vây vàng phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, thuộc
vùng biển Ấn Độ -Tây Thái Bình Dương, từ bờ biển Đỏ, Đơng Nan châu
Phi đến đảo Marshall và Samoa, miền Bắc tới miền Nam Nhật Bản, phía
Nam Australia và rất phổ biến ở biển Đài Loan (Lin và ctv,1990).
Giai đoạn nhỏ, chúng sống tập trung thành nhóm nhỏ ở các dải cát
ven bờ hoặc các vịnh đáy bùn gần cựa sông. Khi trưởng thành, cá Chim
vây vàng thường sốn đơn độc và di chuyển tới các rạn đá hoặc san hô
(Lieske và ctv, 1994).
Phân bố theo nhiệt độ và độ mặn:
Cá Chim vây vàng thuộc lồi cá rộng muối, chúng có thể sống ở
mức độ mặn từ 2‰ - 45‰. Ở dưới mức độ mặn 20‰, cá sinh trưởng
nhanh, trong điều kiện độ mặn cao, tốc độ sinh trưởng của cá chậm hơn
(Allen và ctv,1970). Ở giai đoạn trưởng thành, cá Chim thường bắt gặp ở
vùng nước có độ mặn trong khoảng 30 - 37‰. Nhưng ở giai đoạn nhỏ,
chúng xuất hiện ở những vùng có khoảng dao động độ mặn rộng hơn, từ
9 - 50‰.
Theo Watanabe (1994 ) cá Chim là loai phân bố ở vùng nước ấm,
thông thường chúng được bắt gặp ở vùng nước có nhiệt độ dao động từ
25 – 32 oC, một số ít lồi cá Chim tim thấy ở vùng nước có nhiệt độ dưới

17 oC.

4


Theo Cheng (1990), ở mức nhiệt độ từ 16 - 36 oC cá vẫn phát triển
bình thường nhưng sinh trưởng tốt nhất trong khoảng 22 - 28 oC.
Một vài nghiên cứu đã được tiến hành liên quan tới ngưỡng chịu
mặn của cá chim Florida giai đoạn giống. Nồng độ mặn gây chết 50% cá
chim được đánh bắt ở độ mặn 23‰ sau 72 giờ là 3,5%. Nồng độ mặn gây
chết 50% cá chim đánh bắt ở cùng điều kiện trên được thuần hóa trong 12
ngày ở 5 ‰ là 1‰ (Allen và ctv,1970). Allen và ctv cũng chỉ ra rằng cá
Chim giai đoạn giống có khả năng sinh trưởng ở độ mặn 5‰. Ở nhiệt độ
từ 22 oC - 27 oC và độ mặn ban đầu trong khoảng 32 - 33‰, cá chim
giống có khả năng chịu đựng được độ mặn dưới 2‰ và cao đến 45‰
(Kumpf, 1970).
Theo Moe (1968), cá Chim Florida có khả năng thích nghi với
nước ngọt bằng cách thuần hóa độ mặn từ từ, sự thay đổi đột ngột độ mặn
sẽ gây chết cá hàng loạt. Những biến động độ mặn diễn ra trong môi
trường nhân tạo, trừ khi quá nhanh , sẽ không gây hại cá chim. Weirich
(2006) đã tiến hành nuôi cá chim Florida trong hệ thống tuần hoàn ở độ
mặn 5‰ trong thời gian 110 ngày, nhiệt độ dao động từ 27,0 đến 28,5 oC.
Kết quả cho thấy, khối lượng cá chim ttawng lên 312,7 g (2,8g/ngày), từ
259g lên 570g.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn liên quan với nhiệt độ
đến sự chịu đựng của cá chim cũng đã được nghiên cứu từ rất sớm. Các
nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ đối với cá chim Florida
nuôi trong ao được tiến hành bởi Moe và ctv (1968) đã chỉ ra rằng cá bắt
đầu bị stress ở nhiệt độ 12 oC và độ mặn 33‰ , ở nhiệt độ 10 oC và độ
mặn 33‰ cá chết hồn tồn. Thí nghiệm của Kumpf (1971) kết luận

răng trong điều kiện phòng thí nghiệm, cá chim chịu được sự giảm nhiệt
độ từ 29 oC xuống 9 oC ở độ mặn 33‰. Ở cung độ mặn 33‰ và nhiệt độ

5


ban đầu 29 oC, cá chim có khả năng chịu được sự gia tăng nhiệt độ từ
36,5 - 39,5 oC. Ở khoảng độ mặn từ 15 - 20‰ cá chim giống có thể chịu
được sự giảm nhiệt độ từ 26,8 -28oC đến 19 – 21 oC. Như vậy nhiệt độ và
độ măn có ảnh hưởng đồng thời lên khả năng chịu đựng sự biến động của
độ mặn của cá chim.[6]
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Nguồn dinh dưỡng và thức ăn khác nhau ở từng giai đoạn phát
triển của cá và loại thức ăn sẵn có ở nơi mà chúng phân bố. Ở giai đoạn
cá bột và cá hương, cá chim vây vàng phân bố ở vùng nước cạn ven bờ,
nên thức ăn tự nhiên là các loài động vật phù du và động vật đáy, bao
gồm giun nhiều tơ, nhuteenx thể nhỏ, ấu trùng giáp xác. Đến giai đoạn
trưởng thành, cá di chuyển dần ra vùng nước sâu, xa bờ, sinh sống ở các
vùng rạn đá, san hô, thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật đáy
như nhuyễn thể, giun, và các lồi động vật khơng xương sống khác
(Bianchi, 1985). Các loại nhuyễn thể, giáp xác và cá nhỏ là thức ăn được
lựa chọnđôi với cá chim trưởng thành (Iverson, 1969).
Các nghiên cứu về dinh dưỡng mới chỉ tập trung trên cá chim
Florida. Lazo và ctv, (1989) đã tiến hành xác định hàm lượng protein tối
thiểu cho cá chim Florida ở 3 mức khác nhau: 30, 35 và 45%, đã kết luận
rằng hàm lượng protein thích hợp cho cá chim là 45%. Kết quả này cũng
tương tự kết quả nghiên cứu của Pin và ctv (2007) khi tác gỉa này cho
rằng hàm lượng protein tối thiểu cho cá Chim Trachinotus ovatus sinh
trưởng tốt nhất là 45%.
Pin và ctv (2007) sử dụng thức ăn trong những thử nghiệm nuôi cá

chim thương phẩm. Thời gian đầu thức ăn chủ yếu là cá tạp nghiền nhỏ,
thức ăn viên cá da trơn, cá hồi hoặc cả hai. Thức ăn cá hồi có 40% protein
bổ sung thêm cá tạp được chứng minh là có hiệu quả hơn so với thức ăn

6


là cá tạp trộn với bột đậu nành. Tuy nhiên những nghiên cứu khởi đầu
đều chưa đạt được kết quả như mong muốn về cả sinh trưởng của cá và
hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Có thể những loại thức ăn trên không
đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng cho loài cá biển này.
Các nghiên cứu khác nhằm xác điịnh thành phần dinh dưỡng trong
thức ăn đối với các giai đoạn sinh trưởng của cá chim cũng đã được tiến
hành. Cá Chim Florida giai đoạn giống được cho ăn thức ăn chứa 34%
protein có thể tiêu hóa và các mức lipid 4% hoặc 8%, có tốc độ sinh
trưởng tốt hơn so với cá được cho ăn bằng thức ăn có các mức lipid cao
hơn hoặc thấp hơn (Williams và ctv,1985). Cá Chim giai đoạn giống ăn
thức ăn chứa 8% lipid có tốc độ sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn
cao hơn đôi với cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng protein tăng (Lazo
và ctv, 1998).
Michael và ctv,(2002) đã nuôi cá Chim giai đoạn giống bằng thức
ăn viên nổi chứa 47% protein thô và 15% chất béo thô từ cá cỡ 5g tới cá
cỡ 25g. khi cá chim đạt cỡ 25g, chúng được chuyển sang thức ăn có hàm
lượng protein thơ chiếm 43% và 12% chất béo thô. Cá Chim sau 144
ngày nuôi tư 5g đạt khối lượng 207,5g, hệ số chuyển đổi thức ăn 1,92:1,
tỷ lệ sống đạt 65,8%. Năng suất trung bình đạt 3,4 kg/m3.
Năm 2007, hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm 2 loại
thức ăn viên để nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Một loại thức ăn
chứa 45% protein được cung cấp từ bột cá, một loại thức ăn khác (ASAIM 43/12) có giá trị dinh dướng tương đương nhưng bột đậu nành và
protein đậu nành là thành phần protein chính, bột cá chỉ cung cấp 16%

protein. Kết quả thí nghiệm cho thấy khơng có sự sai khác có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) về sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng cho
ăn bằng 2 loại thức ăn trên. Cá cho ăn bằng thức ăn ASA-IM 43/12 tăng

7


từ 19g tới 608g trong 146 ngày với tỷ lệ sống >99%, trong khi cá ăn thức
ăn đậu nành tăng từ 26g tới 610g trong 146 ngày với tỷ lệ sống >99%.
FCR tương ứng là 2,51:1 và 2.59:1.
1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Giống với các loài cá phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cân nhiệt
đới khác, cá Chim vây vàng sinh sản bắt đầu mùa vụ sinh sản vào đầu
mùa hè và duy trì tới cuối mùa thu. Trong tự nhiên, cá bắt đầu tham gia
sinh sản lần đầu tiên từ 3 - 4 năm tuổi và chỉ sinh sản 1 lần trong năm. Cá
chim vây vàng sinh sản ở độ mặn cao (33-35 ppm), sức sinh sản tuyệt
đối từ 40 - 60 vạn trứng/cá thể. Trứng sau khi phóng thích ra mơi trường
ngồi, được thụ tinh và nổi theo dịng nước và nở thành ấu trùng (Ngơ
Vĩnh Hạnh, 2008)[6]. Cá Chim vây vàng đẻ không theo tuần trăng. Trong
điều kiện nuôi nhốt, cá không sinh sản tự nhiên mà phải sự dụng hormon
sinh dục để kích thích sinh sản.
Theo Ngô Vĩnh Hạnh (2008) cá Chim vây vàng được ni vỗ trong
điều kiện: oxy hịa tan dao động từ 5-7mg/l, pH từ 7,6-8,4, độ mặn từ 27 34‰, nhiệt độ nước từ 27-330C. Thức ăn là tôm, mực, cá tạp và bổ sung
vitamin E với lượng 100 - 150 mg/kg thức ăn, cho ăn 2 lần/ngày, với
khẩu phần ăn từ 8 đến 10% khối lượng quần thể cá. Kết quả cho thấy cá
thành thục đạt tỷ lệ 84,7%. Cá Chim vây vàng có thể ni tái phát dục
được trong điều kiện nhân tạo, nếu chúng được chăm sóc và quản lý
tốt.[9]
2.2. Tình hình nghiên cứu cá Chim vây vàng trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu cá Chim vây vàng trên thế giới

Cá Chim vây vàng là trong những đối tượng nuôi quan trọng ở các
nước như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia (Situ và ctv,
2004). Thời gian gần đây, chúng là đối tượng được lựa chọn nuôi thương

8


phẩm tại Indonesia. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là Hồng Kông
(Trung Quốc), Singapore, Đài Loan, với giá bán cá phi lê dao động từ 2535 USD/kg (Situ và ctv,2004).
a. Nghiên cứu sản xuất giống
Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Chim vây vàng đã được
nghiên cứu hoàn thiện bởi một trại sản xuất giống tại Trung Quốc năm
1989. Qua đó, cá Chim giống được sinh sản nhân tạo đại trà trong ao
trong thời gian từ mùa xuân tới mùa hè. Con giống sản xuất trong mùa
thu được ương nuôi trong trại sản xuất qua mùa đông cho vụ nuôi năm
sau. Thức ăn ban đầu cho ấu trùng là luân trùng (rôtifer), copepoda và
thức ăn tổng hợp (Cheng 1990; Chang, 1993). Năm 1993, nước này đã có
20 trại sản xuâtf cá Chim vây vàng, sản xuất được 38 triệu con giống, giá
bán tại thời điểm đó dao động từ 0,04 – 0,09 USD/con (Chang,1993).
Matthew và ctv (1990) nghiên cứu nhịp điệu ăn hàng ngày để xác
định nhu cầu tiêu thụ thức ăn và ảnh hưởng của các bữa ăn tới sing
trưởng của cá chim Florida đã chỉ ra rằng cá cho ăn vào buổi sáng, thời
điểm chúng thích ăn nhất, có khối lượng, kích thước cơ thể và hiệu quả
chuyển đổi thức ăn thấp hơn, khác nhau so với cá cho ăn vào buổi chiều
tối. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng , thời điểm cho ăn
thuận lợi cho nhịp điệu cơ thể làm tăng sinh trưởng của cá và thời gian ưa
thích khơng nhất thiết là thời gian tốt cho cá ăn.
Theo Groat (2002), cá chim giai đoạn giống cho ăn đến no, sinh
trưởng tốt hơn cho ăn với tỷ lệ 5% khối lượng cơ thể/ngày. Cá cho ăn đến
no ước tỷ lệ thức ăn khoảng 8 – 9%khối lượng cơ thể cá/ngày. Cá chim

cho ăn tơi no thường tốt hơn về sinh trưởng với sự gia tăng về số lần cho
ăn trong ngày. Tuy nhiên, để có một tần suất cho cá chim ăn phù hợp cho
cá sinh trưởng, lại không được tác giả xác định được. Như vậy, cho cá ăn

9


với lượng cố định 5% khối lượng cơ thể/ngày với tần suất 2 lần/ngày
được xác định là phù hợp đối với sản xuất giống cá chim.
Tinggal (2005), cá chim vây vàng bắt đầu sinh sản khi kích thước
cơ thể đạt tối thiểu 2,5 kgddoois với con đực và 1.5 đối với con cái. Sức
sinh sản của chúng dao động khoảng 500.000 – 700.000 trứng/cá thể.
Trứng thụ tinh được ấp ở mật độ 10 – 20 tế bào/l. Ấu trùng sau đó được
ương trong bể 12 m3. Thức ăn cho cá bột, cá hương thường được sử dụng
trong ương nuôi là luân trùng (Brachionus sp), ấu trùng artemia (Artemia
salina) và thức ăn chhes biến. Mật độ luân trùng được duy trì 10 con/l,
kéo dài đến ngày thứ 30. Bổ sung artemia vào ngảy 15, cho ăn thức ăn
chế biến từ ngày 20.[6]
Trong quá trình ương nước được thay từ 10% - 30% sau ngày 12
đến ngày 30. Sau 30 ngày tiến hành thay 100% nước. Cá hương ở ngày
thứ 30 nên được lọc phân cỡ đồng đều, để chúng sinh trưởng tốt. Khi ăn
thành thạo thức ăn chế biến, cá được chuyển qua hệ thống ương có sục
khí và nước chảy để ương thành cá giống kích thước 7- 8 cm trong thời
gian 60 ngày.
Theo Nur và ctv (2008), cá chim vây vàng ở giai đoạn bột, cá
được ương ở mât độ 20 con/l, đến thời điểm cuồi của quà trình ương (35
ngày) mật độ cá giảm cịn 0,5 con/l, kích cỡ cá thu được 3,4 – 3,5 cm có
thể chuyển đến vùng nuôi. Tỷ lệ sống của cá từ giai đoạn trứng thụ tinh
đến 3,4 cm đạt 21%. Năm 2008, kỹ thuật nuôi cá bố mẹ và sinh sản nhân
tạo giống cá chim vây vàng cũng đã nghiên cứu thành cơng tại Indonesia.

Thành cơng naỳ đã góp phần giảm áp lực nhập khẩu nguồn giống từ nước
ngoài vào nước này.

10


b. Nghiên cứu nuôi thương phẩm
Cá Chim Trachinotus sp được nghiên cứu ni thương phẩm bằng
nhiều hình thức khác nhau như nuôi trong ao đất, nuôi trong lồng, nuôi
trong bể và nuôi ghép với tôm. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu được
công bố chủ yếu được tâp trung trên đối tượng cá chim Florida, đối với cá
Chim vây vàng ít được công bố hơn.
Nghề nuôi thương phẩm cá Chim vây vàng đang phát triển nhanh
trong những thập kỷ gần đây tại Trung Quốc, do đây là lồi cá có chất
lượng thịt thơm ngon, có hình đáng hấp dẫn. hơn nữa , nó cũng đang
được xác định lá đối tượng thay thế cho tôm vốn bị thất bại do bệnh dịch
bùng phát. [17]
Nỗ lực đầu tiên được ghi nhận đó là việc nghiên cứu nuôi cá Chim
Florida tại bang Florida (Mỹ) giữa năm 1952 và năm 1955 (Wâtnabe,
1994). Cá chim giống cỡ 0,5 và 9 g, được nuôi trong ao nước lợ, diện tích
0,02 và 0,05 ha, mật độ ni cá tương đương 1299 và 4950 con/ha. Thức
ăn cho cá là cá tạp nghiền nhỏ. Cá đạt khối lượng lúc thu hoạch từ 100 –
270 g, tương đương thời gian nuôi 65 – 133 ngày với năng suất 270 – 433
kg/ha.[17]
Cá Chim Florida cũng được Groat (2002), tiến hành nuôi thử
ngiệm trong hệ thơng bể tuần hồn với nhìu giai đoạn khác nhau. Kết quả
cho thấy, cá giống cỡ 17 g được nuôi ở mật độ 0,9 kg/m3,sau 38 ngày đạt
cỡ 61g, tỷ lệ sống đạt 95%. Cá từ cỡ 75g nuôi đến cỡ 200g trong 54 ngày
với tỷ lếoongs trên 95%, ở các mật độ 1,3 kg/m3 và 2,6 kg/m3. Từ cỡ 215
g lên 527,2 g trong 63 ngày, với mật độ 1,6 kg/m3, tỷ lệ sống hơn 93% và

lên cỡ 722,8 g trong 133 ngày với tỷ lệ sống 93%.
Một thí nghiêm khác của Groat (2002) cũng đã tiến hành trên cá
Chim Florida nuôi trong hệ thống bể tuần hoàn ở hai mật độ khác nhau:

11


6,5 và 13,0 kg/m3, tương đương 200 và 400 cá/bể. Cá được cho ăn thức
ăn nổi kích cỡ 4 – 7 mm (50% protein, 14% lipid) 2 lần/ngày với tỷ lệ 3%
khối lượng tươi cá/ngày ngay sau thời gian thí nghiệm và 10% quần thể ở
3 tuần sau đó. Cá nuôi trong 110 ngày, ở độ mặn 5‰, nhiệt độ trong
khoảng 27,0 đến 28,5oC. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khối lượng của cá
và khối lượng của cá tăng thêm khác nhau ở ngày 87 và ngày 110 đối với
2 mật độ nuôi. Ở mật độ nuôi thấp, khối lượng cá cuối cùng là 632,3 g,
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cá nuôi mạt độ cao 9570 g). Khối
lượng tăng thêm của cá ở mật độ thấp là 371,5 g và 312,7 g, ở mật độ
cao cũng khác nhau có ý nghĩa thơngd kê. Tuy nhiên tỷ lệ sống của cá lần
lượt là 87,3 và 91,2%, sai khác khơng có ý nghĩa thống kê giữa 2 mật độ.
Như vậy, cá Chim có thể ni thương phẩm (từ giống) trong hệ thống
ni tuần hồn ở độ mặn thấp (5%), nhiệt độ 27,0 – 28,5oC, mật độ nuôi
ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cá chim Florida.
Nuôi ghép cá Chim trong bể với tôm Penaeus brasiliensis được
thực hiện ở Vênzuela (Gomez và ctv,1982). Cá Chim Florida giống và
tôm được nuôi giữ trong bể 28 m3, mật độ 10 con/m3. Thức ăn chứa 60%
protein thô được sử dụng. Kết quả cho thấy khối lượng cá chim sau 75
ngày trung bình đạt 45 g. Tỷ lệ sống thấp, đạt 17% và FCR quá cao, đạt
6,6. Trong thí nghiệm kế tiếp, cá chim được nuôi ở mật độ 5 con/m3 và
tôm 10 con/m3. Thức ăn sử dụng được chế biến có chứa 43% protein thô.
Kết quả thu được sau 75 ngày với tỷ lệ sống 64%, hệ số chuyển đôi thức
ăn 3,1.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu cá Chim vây vàng ở Việt Nam
a. Nghiên cứu sản xuất giống
Nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng bắt đầu được đề
cập từ năm 2003 - 2004 bằng việc nhập đàn cá hậu bị tứ Đài Loan về nuôi

12


tại Cát Bà và Nghệ An của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I. Tuy
nhiên, cá Chim vây vàng mới được sinh sản nhân tạo thành công tại Việt
Nam năm 2006, thông qua dự án tiếp nhận công nghệ với sự phối hợp
giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
thủy sản I, Trường Cao đẳng Thủy sản. Đơn vị chuyển giao công nghệ là
trung tâm chuyển giao công nghệ Trường Đại học Trung Sơn Trung
Quốc.[17]
Cá Chim vây vàng giai đoạn bột được tiến hành ương trong bể xi
măng 12 m3 và 30 m3 và bể composite 2 m3. Bể được bố trí từ 1 – 2 đá
khí, duy trì sục 24/24 giờ. Mật độ cá ương khác nhau giữa các đợt sản
xuất,dao động từ 12 đến 27 con/l. Nước biển được lọc sạch, cấp vào bể
ương cá bột khoảng 60 cm ở những nhày đầu. Tảo Chlorella và nước mới
được cấp bổ sung trong quá trình ương. Thức ăn cho cá bột là tảo
Chlorella (2 - 4.105 tế bào/ml), luân trùng (6-8 con/ml), copepda (8-10
con/ml), artemia (1-2 con/ml), cho ăn 2 lần/ngày. Một số yếu tố mơi
trường được theo dỗi trong suốt q trình ương là: oxy hòa tan dao động
từ 5 - 7 mg/l, pH dao động trong khoảng 7,6 - 8,8, độ mặn dao động từ
20-32‰, nhiệt độ nước dao động từ 26 - 33oC. Kết quả cho thấy, sau 28
ngày ương nuôi, cá bột sinh trưởng từ 2,40 ± 0,04 lên 26,03 ± 1,51 mm.
Tỷ lệ sống tử giai đoạn bột lên hương đạt từ 30,1 đến 35%. [6]
Giai đoạn từ cá hương lên cá giống, dự án cũng đã triển khai ương
trong bể xi măng và trong ao đất. Đối với trong bể xi măng (8 và 30 m3),

mật độ ương dao động từ 0,3 đến 0,8 con/l. Các thông số mơi trường
được theo dõi là oxy hịa tan dao động từ 5 đến 7 mg/l, pH dao động từ
7,5 đến 8,5, độ mặn dao động từ 18-33‰ , nhiệt độ nước dao động từ 20
– 30oC. Thức ăn cho cá là cá tạp nghiền nhỏ, thức ăn công nghiệp dạng
nổi, cho ăn 2 lần/ngày. Nước trong bể ương được thay 100 đến

13


200%/ngày. Sau 30 ngày ương nuôi, kết quả qua các đợt ương ni cho
thấy, tỷ lệ sống trung bình đạt 61,5%, kích thước trung bình qua các đợt
ương sau 30 ngày (58 ngày tuổi) dao động đạt từ 43,90 ± 4,63 đến 53,03
± 5,08 mm. Đối với cá hương ương trong đáy cát (5000m3), mật độ dao
động từ 16 dến 17 con/m. Thức ăn là cá tạp xay nhỏ, cho ăn 2 lần/ngày,
cá ăn đến no. các yếu tố môi trường trong ao đo dược là : ơxy hịa tan dao
động 4 đến 6 mg/l, độ mặn dao động từ 18 đến 26‰, PH dao đông từ 7,8
o

đến 8,6 và nhiệt đọ 18 đến 35 C . kết quả sau 30 ngày ương cho thấy tỉ lệ
sống trung bình của cá đạt 51,3%. Kích thước cá ương trong ao lơn hơn
cá ương trong bể sai khác có ý nghĩa thống kê(P<0,05). [17]
Sau 2 năm thực hiện , dự án đã hoàn thành đạt kết quả cao, đáp ứng
với nhu cầu đề ra, cụ thể: tỉ lệ thành thục cuẩ cá bố mẹ đạt 84,7%; tỉ lệ
rụng trứng đạt 86,58%; tỉ lệ trưmgs nở từ thụ tinh 83,46%;tỉ lệ cá sống từ
cá bột lên cá hương (cỡ 2cm) đạt 32,42%; tỉ lệ sống từ cá hương lên cá
giống 50 - 62,5%. Sản lượng cá hương đạt 310,66 con , sản lượng cá
giống đạt 165.040 con. [6]
Từ năm 2008 đến nay, phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
bắc trung bộ, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I cũng đã
nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công đối với cá chim vây vàng, trên

đàn cá hậu được nuôi năm 2004. Kết quả thu được tương đương với kết
quả tiếp nhận cơng nghệ của trường cao đẳng thủy sản, đó là 2008 sản
xuất được 10.000 con , tỉ lệ sống ước đạt 20%; năm 2009, sản lượng
giống đạt được 150.000 con, tỉ lệ sống đạt khoảng 25%; năm 2010 sản
lượng giống đạt khoảng 150.000 con, tỉ lệ sống đạt 35%. Công nghệ sản
xuất giống chim vây vàng cũng đang được hoàn thiên và hoàn thành tại
Nghệ An vào đầu mùa hè, khi nhiệt đọ nước đạt khoảng 280C, nhưng
chúng chỉ sinh sản 2 đến 3 đợt, kéo dài khỏa 3 tháng (tháng 5 đến 7).

14


Hiện nay công nghệ sản xuất giống đang tiếp tục được nghiên cứu hịa
thiện cho phù hợp với khí hậu , tự nhiên tại một số nơi như Khánh Hòa,
Nam Định , Nghệ An.
b. Nghiên cứu nuôi thương phẩm cá Chim vây vàng
Như đã đề cập , cá Chim vây vàng bát đầu được nghiên cứu tại Việt
Nam từ năm 2003, thơng qua chương trình thử nghiêm nhập đàn cá hậu bị
từ Đài Loan của viện nghiên cứu thủy sản I. đến năm 2005 , viện I cũng
đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kĩ thuật nuôi thương
phẩm và tạo đàn cá hâuh bị của 5 lồi cá biển kinh tế” trong đó có nghiên
cứu , thử nghiệm nuôi cá Chim vây vàng”. Kết quả của đề tài cho thấy sau
6 tháng nuôi, cho ăn bằng thức ăn Proconco và cá tạp , cá chim vây vàng
sinh trưởng từ 22g lên 450g. Sau khi đạt 120g, cá cho ăn thức ăn tổng hợp
Proconco có xu thế sinh trưởng chậm hơn so với cá ăn cá tạp.
Lê Xuân (2007) cũng đã tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ
đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Chim vây vàng, thí nghiệm
được tiến hành trong lồng thể tích 20 m3, mật độ lần lượt là 17, 23 và 30
con/3. Kết quả cho thấy mật độ ni càng cao thì tỷ lệ sống, tốc độ sinh
trưởng thấp và tỷ lệ phân đàn cao. Tỷ lệ sống và khối lượng của cá tương

ứng với mật độ thả ở trên là 68,2%, 470g; 64,8%, 468,8g; 58,6%,
461,2g. Nguyên nhân có thể là do á chim vây vàng vận động nhanh và
khơng bắt mồi khi mồi đã chìm xuồng đáy, nên mật độ cao cá bắt mồi ít
dẫn đến cá phân đàn lớn.
Năm 2008, Trường cao đẳng thủy Sản đã thực hiện đề tài nghiên cứu
quy trình cơng nghệ nuôi thâm canh cá chim vây vàng trong ao bằng thức
ăn công nghiệp tại Quảng Ninh. Cá được nuôi trong ao với 2 mật độ 1,5
và 2,5 con/m2, bằng thức ăn cơng nghiệp có hàm lượng protein chiếm
43%, lipid chiếm 10%. Cá giống có khối lượng trung bình 21,1 ± 1,7g và

15


chiều dài 9,8 ± 2,1 cm. Ao ni có độ mặn trung bình 18‰, pH 7,6, hàm
lượng oxy hịa tan 4,7g/ml, nhiệt độ nước 28,3oC, cá nuôi ở mật độ 1,5
con/m2, chiều dài đạt 32,63 ± 0,12 cm, khối lượng đạt 621,23 ± 2,55g và
ở mật độ 2,5 con/m2, cá có chiều dài trung bình đạt 29,24 ± 0,142 cm,
khối lượng đạt 593,37 ± 2,6g. Kết quả ban đầu cho thấy khơng có sự khác
biệt về sinh trưởng và tỷ lệ sống giữa hai mật độ nuôi (p > 0,05). Cá chim
vây vàng phàm ăn, sống thành bầy đàn trong ao, sinh trưở nhanh , ít bị
bệnh và tỷ lệ sống cao. [15]
Hiện nay cá Chim vây vàng được nuôi dưới hình thức là hộ dân hoặc
doanh nghiệp, cơng ty nước ngoài (Mảine Farm) tại một số địa phương
như Quảng Ninh, Hải Phòng ,Nghệ An, Khánh Hòa.

16


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cá Chim vây vàng (Trchinotus blochii) giai đoạn thương phẩm, cỡ
cá bắt đầu thí nghiệm khoảng 100 – 110 g/con, chiều dài toàn thân
khoảng 15 - 16 cm.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn dùng để thí nghiệm gồm 2 loại đó là: Thức ăn là các loại
cá tạp và thức ăn công nghiệp.
2.2.2. Cơng thức thí nghiệm
+ Cơng thức 1 (CT1): Thức ăn là các lồi cá tạp.
+ Cơng thức 2 (CT2): Thức ăn công nghiệp.
2.3. Nội dung nghiên cứu
 Theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường (pH, t o, DO, độ
mặn) trong giai nuôi.
 Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến tỷ lệ sống
của cá Chim vây vàng.
 Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến tốc độ tăng
trưởng của cá Chim vây vàng.
 Xác định hệ số thức ăn ở các cơng thức thí nghiệm.

17


2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Cá Chim vây vàng (Trachinotus blochii)

CT 1

Tỷ lệ

sống

CT 2

Tốc độ
tăng
trưởng

Hệ số
thức ăn

Hạch
tốn
kinh tế

Phân tích, đánh giá
Kết luận và kiến nghị
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
 Thí nghiệm được bố trí bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hồn tồn ở 6
giai nuôi, gồm 2 nghiệm thức thức ăn, mỗi nghiệm thức lặp lại 3
lần (3 giai ni).
CT1.3

CT2.2

CT2.3

CT1.1


Sơ đồ bố trí thí nghiệm

18

CT2.1

CT1.2


+ Cá Chim vây vàng được ni trong giai có thể tích là 4 m x 4 m
x 2 m. Nơi đặt giai có độ sâu là 2 – 2.5 m. Giai được bố trí thành 1 dãy,
xếp cạnh nhau. Bốn góc của giai được cố định bằng 4 dây neo góc.
+ Mật độ ni: 4 con/ 1m2.
+ Chế độ cho ăn: Cho cá ăn ngày 2 lần vào lúc 8h và 16h trong
ngày, với lượng thức ăn bằng 5% khối lượng thân.
+ Hàng ngày theo dõi các yếu tố môi trường và việc sử dụng thức
ăn của cá nhằm tăng giảm lượng thúc ăn sử dụng cho phù hợp với nhu
cầu của cá.
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.3.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Bảng 2.2. Cách xác định các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi

Thời gian
Dụng cụ sử dụng

trường

đo


Nhiệt độ (oC)

Nhiệt kế thủy ngân (chính xác 1oC)

7 h và 14 h

Mùi nước

Cảm quan

7 h và 14 h

Màu nước

Cảm quan

7 h và 14 h

pH

Dùng test so màu pH

7 h và 14 h

Oxy hòa tan (mg/l)

Dùng test DO

7 h và 14 h


Độ mặn

Dùng máy đo độ mặn

10h

19


×