Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của quần thể tảo và thử nghiệm nuôi sinh khối tại công ty việt nam bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRỊNH THỊ NGÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN,
MẬT ĐỘ BAN ĐẦU LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
QUẦN THỂ TẢO Thalassiosira wessflogii VÀ THỬ
NGHIỆM NUÔI SINH KHỐI TẠI CÔNG TY
CP VIỆT NAM – BÌNH THUẬN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THỦY SẢN

VINH - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN,
MẬT ĐỘ BAN ĐẦU LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
QUẦN THỂ TẢO Thalassiosira wessflogii VÀ THỬ
NGHIỆM NUÔI SINH KHỐI TẠI CƠNG TY
CP VIỆT NAM – BÌNH THUẬN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Người thực hiện:


Trịnh Thị Ngân

Lớp:

49K1 - NTTS

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thức Tuấn

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự quan tâm, chỉ
bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cơ giáo, các anh chị, bạn bè và sự động
viên, khích lệ của gia đình để tơi hồn thành khóa luận này.
Lời đầu tiên, cho tơi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thức
Tuấn, Giảng viên Khoa Nông Lâm Ngư - Đại học Vinh là người đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình làm khóa luận.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Công ty Tôm
giống CP Việt Nam, phòng nhân sự, các cán bộ quản lý cùng tồn thể cơng
nhân viên trong Trại giống đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy cơ giáo, những
người đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt tơi trong suốt 4 năm học tại Khoa Nông
Lâm Ngư - Đại học Vinh.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp 49K - NTTS
là những người luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và góp ý cho tơi trong suốt

q trình thực tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trịnh Thị Ngân

i


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Sự biến động của một số yếu tố môi trường ............................... 28

Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của độ mặn tới sự phát triển của tảo Thalassiosira
wessflogii ...................................................................................... 30

Bảng 3.3.

Ảnh hưởng của các mật độ khác nhau tới sự phát triển của
tảo Thalassiosira wessflogii ........................................................ 35

Bảng 3.4.

Sự biến động của một số yếu tố môi trường ............................... 39

Bảng 3.5.


Mật độ trung bình của q trình ni sinh khối tảo .................... 40

ii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Tảo Thalassiosira wessflogii ......................................................... 3

Hình 1.2.

Các pha phát triển của tảo Thalassiosira wessflogii ..................... 6

Hình 2.1.

Sơ đồ khối nghiên cứu ................................................................. 23

Hình 2.2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ni thu sinh khối tảo Thalassiosira
wessflogii ...................................................................................... 26

Hình 3.1.

Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển tảo Thalassiosira
wessflogii ..................................................................................... 31


Hình 3.2.

Mật độ cực đại của tảo Thalassioisira weflogii ni ở các
độ mặn khác nhau ........................................................................ 33

Hình 3.3.

Ảnh hưởng của mật độ lên sự phát triển tảo Thalassiosira
wessflogii ..................................................................................... 36

Hình 3.4.

Mật độ cực đại của tảo Thalassioisira weflogii ni ở các
mật độ khác nhau ......................................................................... 38

Hình 3.5.

Sự phát triển của tảo Thalassiosira wessflogii trong q
trình ni sinh khối ...................................................................... 41

Hình 3.6.

Mật độ cực đại của các CTTN ..................................................... 42

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt


Tên đầy đủ

Tb/ml

Tế bào/mililit

MĐCCĐ

Mật độ cực đại

TN

Thí nghiệm

Ppt

Part per thousand (Phần ngàn)

V

Thể tích

CTTN

Cơng thức thí nghiệm

CĐCS

Cường độ chiếu sáng


LSD

Giới hạn nhỏ nhất của sự sai khác

CTV

Cộng tác viên

CT

Công thức

KL

Kết luận

iv


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1.

Đặc điểm sinh học của tảo Thalassiosira wessflogii (Grunow)
Fryxell & Hasle 1977 ............................................................................ 3

1.1.1. Hệ thống phân loại và phân bố.............................................................. 3

1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo .................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm sinh sản ................................................................................. 5
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................ 5
1.2.

Đặc điểm sinh thái ................................................................................. 8

1.2.1. Ánh sáng ................................................................................................ 8
1.2.2. Nhiệt độ ................................................................................................. 9
1.2.3. Độ mặn ................................................................................................ 10
1.2.4. pH ........................................................................................................ 11
1.2.5. Sục khí (xáo trộn nước) ....................................................................... 11
1.2.6. Yếu tố dinh dưỡng ............................................................................... 12
1.4.

Các hình thức ni tảo Thalassiosira wessflogii hiện nay .................. 13

1.4.1. Nuôi thu sinh khối tồn bộ (batch culture) ......................................... 13
1.4.2. Ni bán liên tục (semi - continuous cultrure) ................................... 13
1.4.3. Nuôi tảo thuần sạch khuẩn (axenic culture) ........................................ 14
1.5.

Các hệ thống nuôi ................................................................................ 14

1.5.1. Nuôi trong hệ thống hở ....................................................................... 14
1.5.2. Các hệ thống ni kín Photobioreactors ............................................. 14
1.6.

Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ lên sự
phát triển của tảo Thalassiosira wessflogii ......................................... 15


1.7.

Tình hình nghiên cứu, sản xuất và nuôi thu sinh khối vi tảo ................ 16

v


1.7.1. Trên thế giới ........................................................................................ 16
1.7.2. Trong nước .......................................................................................... 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 21
2.1.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 21

2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 21

2.3.

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................. 21

2.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 22

2.5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 23


2.5.1. Sơ đồ khối nghiên cứu........................................................................ 23
2.5.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 24
2.5.3. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu nghiên cứu ............................. 26
2.5.4. Tiêu chí đánh giá ................................................................................. 27
2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 28
3.1.

Diễn biến các yếu tố môi trường ......................................................... 28

3.2.

Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của tảo Thalassiosira
wessflogii .............................................................................................. 29

3.3.

Ảnh hưởng của mật độ đến sự phát triển của tảo Thalassiosira
wessflogii .............................................................................................. 34

3.4.

Thử nghiệm nuôi sinh khối tảo ........................................................... 39

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 45
PHỤ LỤCa

vi



MỞ ĐẦU
Để nghề nuôi hải sản phát triển tốt phải ln chú trọng đến nguồn
giống, muốn có con giống tốt, ngồi kỹ thuật tạo giống phải có nguồn thức ăn
tươi sống cho chúng. Vi tảo là thành phần thức ăn quí cần thiết cho sự sinh
trưởng phát triển của ấu trùng.
Tảo là thức ăn không thể thay thế cho giai đoạn ấu trùng và trong suốt
giai đoạn trưởng thành của động vật thân mềm. Sở dĩ vi tảo có vai trò quan
trọng đặc biệt như vậy là do giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại và kích
thước phù hợp với vật ni. Bên cạnh đó vi tảo có vai trị trong việc ổn định
chất lượng mơi trường nước, dinh dưỡng của ấu trùng và kiểm soát vi khuẩn
trong bể ương ấu trùng.
Trong những năm gần đây, tảo Thalassiosira wessflogii đã được công
ty cổ phần chăn nuôi CP. Việt Nam đưa vào nuôi thu sinh khối nhằm tạo
nguồn thức ăn tự nhiên cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng và đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
Tảo Thalassiosira wessflogii là một lồi tảo đơn bào có kích thước
120- 170µm, sống ở biển, chứa một hàm lượng Eicosapentaenoic acid - EPA
rất cao (chiếm khoảng 28% tổng số các acid béo). Loài tảo này cịn có hàm
lượng vitamin C và riboflavin cao đạt giá trị tương ứng là 8 mg/g và 50 µg/g
khối lượng khô. Với giá trị dinh dưỡng cao, tảo Thalassiosira wessflogii được
ứng dụng nuôi thu sinh khối trong các trại sản xuất giống hải sản với mục
đích là: làm thức ăn chính hoặc bổ sung cho sản xuất rotifer, để làm giàu
rotifer và tạo “hiệu ứng nước xanh” trong bể ni ấu trùng cá, giáp xác.
Để có được những tế bào tảo đẹp, chất lượng dinh dưỡng cao và tốc độ
tăng trưởng lớn thì các vấn đề về độ mặn, mật độ là 2 yếu tố rất quan trọng
trong quá trình ni sinh khối tảo. Tảo Thalassiosira wessflogii có thể sống

1



trong ngưỡng độ mặn khá lớn, tuy nhiên để đạt được những tiêu chuẩn trên
trong ni thu sinh khối địi hỏi người ni cần chọn ra độ mặn thích hợp nhất
cho Thalassiosira wessflogii phát triển tốt nhất. Ở các mật độ nuôi khác nhau,
khi thu hoạch sẽ cho ra những mật độ khác nhau, tế bào tảo khác nhau.
Từ thực tế sản xuất đó, được sự giúp đỡ của cơ sở sản xuất Công ty cổ
phần chăn nuôi CP.Việt Nam, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm - Ngư và tổ bộ môn thuỷ sản trường Đại học Vinh tôi đã tiến hành đề
tài:"Nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn, mật độ ban đầu lên sự phát triển của
quần thể tảo Thalassiosira weissflogii và thử nghiệm nuôi thu sinh khối tại
công ty cổ phần chăn nuôi CP.Việt Nam - chi nhánh Bình Thuận”.
Mục tiêu đề tài:
Xác định được độ mặn ban đầu phù hợp cho sự phát triển của tảo
Thalassiosira wessflogii.
Xác định được mật độ ban đầu phù hợp cho sự phát triển của tảo
Thalassiosira wessflogii.
Thử nghiệm nuôi thu sinh khối tảo bằng hệ thống nuôi: Hệ thống nuôi
tảo Photobioreactors và hệ thống nuôi tảo Mass.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của tảo Thalassiosira wessflogii (Grunow) Fryxell
& Hasle 1977
1.1.1. Hệ thống phân loại và phân bố
a. Hệ thống phân loại
Ngành: Heterokontophya
Lớp: Bacillariophyceae Karsten

Bộ: Centrales Schutt
Họ: Thalassiosiraceae (Lebour 1930) Hasle 1973
Giống: Thalassionema (Cleve 1873) Hasle 1973
Lồi: Thalassiosira wessflogii (Grunow) Fryxell & Hasle 1977

Hình 1.1. Tảo Thalassiosira wessflogii

3


b. Đặc điểm phân bố
Tảo Thalassiosira wessflogii sống trong môi trường nước biển, nước
lợ, nước ngọt và phát triển tốt ở độ mặn cao. Được tìm thấy ở ven biển Đại
Tây Dương, Thái Bình Dương. Các sơng hồ ở Châu Âu, Châu Á, Nam và
Bắc Mỹ.
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Thalassiosira wessflogii có hình trụ, chủ yếu sống đơn độc, đôi khi các
tế bào liên kết với nhau thành tập đoàn (dạng bản). Các tế bào tập hợp với
nhau thành từng nhóm hoặc mắt xích giữa các tế bào. Nếu nó kết hợp với nhau
thành từng nhóm thì nó liên kết bằng sợi kitin nhỏ, còn ở dạng chuỗi các tế bào
xoắn chuỗi với nhau qua bề mặt của tế bào. Kích thước từ 6- 20µm x 8- 15µm.
Mặt vỏ hình chữ nhật và có đường kính dài hơn trục vỏ tế bào. Đai vỏ
khơng đều, mép đai có 2 - 28 mấu nhỏ. Một mấu có dạng hình môi để liên kết
với tế bào bên cạnh. Thường chỉ có duy nhất một gai ở mép và ở trung tâm.
Gai ở mép thì dẽ dàng nhìn thấy được khi quan sát trên kính hiển vi. Bề mặt
của tế bào tỏa trịn nhiều vằn, sọc. Các vằn sọc này có thể thẳng hoặc ngoằn
ngoèo, mật độ vằn sọc khoảng 10 – 20 vằn sọc/10µm.
Thể sắc tố: nhiều, nhỏ, hình hạt.
Tế bào có một nhân, hình cầu.
Màu sắc của tảo Thalassiosira wessflogii thay đổi từ màu nâu đến màu

xanh lá cây hay màu vàng tùy thuộc vào lượng chất diệp lục bên trong của tế
bào. Việc thay đổi màu sắc không làm thay đổi chất lượng của tảo. Việc thay
đổi màu sắc do sự thay đổi chất diệp lục bên trong tế bào tảo.
Thalassiosira wessflogii là loại tảo giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các axit
béo không no, cacbonhydrat, protein… cộng với kích thước siêu vi của nó
nên rất phù hợp với các trại sản xuất cá biển, các trại sản xuất nhuyễn thể và
các trại sản xuất tơm giống. Nó làm tăng tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng
của các đối tượng trên.

4


1.1.3. Đặc điểm sinh sản
Theo Hoàng Thị Sản (2007) vi tảo có 2 hình thức sinh sản :
1. Sinh sản bằng cách phân đôi tế bào :
Mỗi tế bào con nhận 1 mảnh vỏ của tế bào mẹ và tự tạo 1 mảnh vỏ mới
bé hơn lồng vào mảnh vỏ cũ. Do đó sau nhiều lần phân chia kích thước tế bào
giảm dần .
2. Sinh sản bằng bào tử :
Hình thành bào tử nghỉ (bào tử bảo vệ ): Trong điều kiện mơi trường
ngồi bất lợi chất ngun sinh co lại tích trữ chất dự trữ, mất nước và hình
thành 1 vỏ mới dày cứng gồm 2 mảnh, đôi khiu có thêm nhiều gai .
Hình thành bào tử sinh trưởng: Sau nhiều lần phân chia kích thước tế
bào bị nhỏ đi, tảo silic dùng hình thức này để khơi phục kích thước tế bào
bằng cách nội chất tế bào thốt ra, lớn lên và hình thành vỏ mới.
Sinh sản vơ tinh bằng động bào tử. Giai đoạn sinh sản vô tính liên quan
đến việc phân chia tế bào với mỗi cá nhân mới nhận được một trong các van.
Điều này có nghĩa rằng cá thể cái có kích cỡ khơng đồng đều và thế hệ kế tiếp
có xu hường giảm về kích thước.
Sinh sản hữu tính theo kiểu tiếp hợp: Hai cá thể ở gần nhau tách nắp ra

chất nguyên sinh kết hợp với nhau tạo thành hợp tử. Sau đó phân chia giảm
nhiểm tảo vỏ mới bao bọc bên ngồi và tành cơ thể mới .Q trình này chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như sự thay đổi cường độ chiếu sáng,
nhiệt độ, mật độ tảo…
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Theo Coutteau (1996)[18] cho rằng sự phát triển của vi tảo nuôi trong
điều kiện vô trùng được đặc trưng bởi 5 pha :
Pha đầu tiên gọi là pha chậm hay cảm ứng (pha thích nghi): Ở pha này
mật độ tế bào tăng ít do sự thích nghi sinh lí của sự chuyển hóa tế bào để phát

5


triển như tăng các mức enzyme, các mức chuyển hóa liên quan đến sự phân
chia tế bào và cố định cacbon.
Pha thứ hai gọi là pha sinh trưởng theo hàm mũ: Pha này mật độ tế bào
tăng như hàm số của thời gian theo hàm logarit.
Ct = C0 . e mt
Trong đó
Ct , C0 : Mật độ tế bào tại t và o tương ứng
m

: Tốc độ tăng trưởng đặc thù (phụ thuộc vào loài tảo,
cường độ ánh sáng, nhiệt độ

Pha thứ ba là pha giảm tốc độ sinh trưởng: Pha này sự phân chia tế bào
sẽ chậm lại khi các chất dinh dưỡng, ánh sáng, độ pH, CO2 , hoặc yếu tố sinh
hóa khác bắt đầu hạn chế sự sinh trưởng.
Pha thứ tư là pha ổn định: Sinh khối tảo khơng tăng và đạt mật độ cực
đại. Q trình quang hợp và phân chia tế bào vẫn xảy ra trong suốt pha này,

nhưng số lượng tế bào mới sinh ra gần ngang bằng với số lượng tế bào chết
đi. Do đó, ở pha này khơng có sự tăng trưởng về số lượng tế bào.
Pha thứ năm là pha tàn lụi: Trong pha cuối cùng này, chất lượng nước
xấu đi và các chất dinh dưỡng cạn kiệt tới mức không thể duy trì được sự sinh
trưởng. Mật độ giảm nhanh và cuối cùng công việc nuôi bị dừng lại.

1.
2.
3.
4.
5.

Pha gia tốc dương
Pha logarit
Pha gia tốc âm
Pha cân bằng
Pha tàn lụi

Hình 1.2. Các pha phát triển của tảo Thalassiosira wessflogii

6


Trong thực tế, công việc nuôi dừng lại do một số nguyên nhân khác
nhau gây ra, bao gồm sự cạn kiệt các chất dinh dưỡng, thiếu oxy, nhiệt độ quá
cao, pH thay đổi hoặc nhiễm bẩn. Mấu chốt của thành cơng trong sản xuất tảo
là duy trì tảo ở pha sinh trưởng theo hàm mũ. Khi thời gian nuôi vượt quá 3
pha thì giá trị dinh dưỡng của tảo sản xuất sẽ thấp do tính tiêu hóa giảm, thiếu
các thành phần dinh dưỡng và có thể sản sinh ra các chất chuyển hóa độc hại.
Nhiều tác giả khác như: Đặng Ngọc Thanh (1974); Fulks và Main

(1991)[22]; Sato (1991); Chen và Long (1991); Lavens và Sogeloos (1996)[23]
cũng chia sự phát triển của tảo thành 5 pha nhưng tên gọi khác bao gồm pha gia
tốc dương; pha logarit ; pha gia tốc âm ; pha cân bằng ; pha tàn lụi.
Theo O’Meley va Daintith (1993), sinh trưởng của tảo ni chỉ có 4
pha. Đó là pha tăng trưởng chậm (lag phase); pha hàm mũ (exponential
phase); pha cân bằng (stationary phase); pha chết (death phase).
Cịn theo Lee và Shen (2004), trong ni thu hoạch toàn bộ tảo trải qua
3 pha khác nhau phản ánh sự thay đổi về sinh khối và môi trường của nó .Đó
là pha tăng trưởng chậm (lag phase); pha hàm mũ(exponential phase); pha
tăng trưởng tuyến tính (linear growth phase). Trong pha tăng trưởng tuyến
tính một khi mật độ đạt cực đại, sinh khối sẽ tích lũy ở một tốc độ không đổi
cho đến khi một số chất trong môi trường nuôi hoặc chất ức chế trở thành yếu
tố hạn chế.
Như vậy sự phát triển của tảo chia thành nhiều pha khác nhau như phân
tích ở trên. Trong các pha phát triển khác nhau, tốc độ sinh trưởng của tảo
cũng khác nhau. Ngoài ra, tốc độ phát triển của tảo cịn phụ thuộc vào từng
lồi tảo ni và sự thay đổi của các yếu tố môi trường như cường độ và chế
độ chiếu sáng, nhiệt độ, độ mặn, pH, mùa vụ, các yếu tố dinh dưỡng, kích
thước và hình dạng của thiết bị ni, các hình thức ni, mức độ xáo trộn
hoặc sục khí mơi trường ni.

7


1.2. Đặc điểm sinh thái
1.2.1. Ánh sáng
Thalassiosira wessflogii thông qua q trình quang hợp chúng đồng
hóa cacbon vơ cơ để biến đổi thành các hợp chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể.
Ánh sáng là nguồn năng lượng chính cho quá trình quang hợp của tảo. Ánh
sáng ảnh hưởng đến Thalassiosira wessflogii trên cơ sở chất lượng ánh sáng,

cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Ánh sáng dùng cho tảo
Thalassiosira wessflogii có thể tự nhiên hoặc nhân tạo. Cường độ chiếu sáng
khác nhau, thời gian chiếu sáng khác nhau sẽ làm cho mật độ, tế bào tảo khác
nhau. Do đó có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng
lên sự phát triển của tảo.
Brand và Guillard (1981) (Trích từ Thinh. LV, 1999) [23] khi nghiên
cứu trên 22 loài tảo cho thấy một số loài tảo không tăng trưởng trong điều kiện
chiếu sáng liên tục. Một số loài tăng trưởng tốt nhất ở chế độ chiếu sáng 16 giờ
sáng và 8 giờ tối trong ngày. Còn một số lại tăng trưởng tốt nhất trong điều
kiện chiếu sáng liên tục. Chỉ những loài vi tảo được nuôi làm thức ăn cho các
đối tượng thủy sản mới thích ứng trong điều kiện chiếu sáng liên tục và ánh
sáng khuếch tán chứ không phải ánh sáng mặt trời trực tiếp (trích theo Lương
Văn Thịnh 1999; Guillard, 1973)[12].
Tại cơng ty cổ phần chăn nuôi CP VN tảo Thalassiosira wessflogii
được ni trong điều kiện chiếu sáng liên tục bằng bóng điện( buổi tối) và ánh
sáng mặt trời gián tiếp vào ban ngày.
Tảo Thalassiosira wessflogii sống trong môi trường ánh sáng yếu
(4800-8000 lux) và chu kỳ chiếu sáng ngày đêm ở khoảng 12/12 (Trích Lê
Viễn Chí, 1996)[1]. Vi tảo tăng trưởng tốt nhất trong giới hạn cường độ ánh
sáng khoảng từ 50-300 µmol s-1m-2 (Lương Văn Thịnh 1999)[13]. Khi
cường độ ánh sáng quá cao sẽ xảy ra hiện tượng quang oxy hóa. Nguyên

8


nhân có thể do q trình quang hợp của tảo diễn ra quá mạnh làm cho lượng
oxy sản sinh ra trong trong tế quá nhiều làm ức chế sinh trưởng và có thể
gây độc cho tế bào.
1.2.2. Nhiệt độ
Tảo Thalassiosira wessflogii có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 1635oC. Nếu nhiệt độ cao hơn 35oC tảo sẽ phát triển rất nhanh và nhanh tàn, nếu

thấp hơn 16oC tảo phát triển rất chậm. Nhiệt độ thích hợp lồi tảo này phát
triển tốt là khoảng 20-25oC (Trích Lavens, P; Sorgeloos, P. eds.)[21].
Vi tảo tỷ lệ thuận với nhiệt độ nhưng chúng sẽ đạt đến pha cân bằng
và nhanh chóng tàn lụi. Nhiệt độ cao còn gây tác động ngược lên chất
dinh dưỡng của tảo ni. Nhiệt độ thấp hơn có thể ảnh hưởng đến tăng
trưởng của những sinh vật gây nhiễm tảo ni. Một số lồi ngun sinh
động vật và vi khuẩn tăng trưởng chậm ở nhiệt độ thấp. Điều này cho
phép tảo được giữ lâu ở pha logarit, để đạt tới mật độ thu hoạch trước khi
bị nhiễm (Sato, 1991).
Tại Nhật Bản, Tetraselmis sp và Tetraselmis tetrathele được nuôi phổ
biến làm thức ăn cho ấu trùng tôm He và trùng bánh xe. Loài Tetraselmis
tetrathele hàm lượng linolenic acid và EPA cao với biên độ dao động nhiệt độ
khá lớn từ 5 – 33 0C, nhiệt độ cực thuận là 25oC.
Tại Cty cổ phần CP, tảo Thalassiosira wessflogii được nuôi trong
những khu vực có nhiệt độ khác nhau: Tảo được nhân giống trong phịng
thí nghiệm nơi có nhiệt độ 20-25 oC, khi đưa vào nuôi thu sinh khối, tảo
được nuôi ở nhiệt độ 26-29oC, khi tảo được nuôi sinh khối nhưng chưa cho
ấu trùng ăn ngay thì được thu vào can 20 lít và cho vào tủ lạnh dữ trữ với
nhiệt độ 10-11oC, lúc này, tảo hầu như ngừng phát triển cả về mật độ và
kích thước.

9


Trong khoảng nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ tăng thì quá trình trao đổi
chất tăng, tảo tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và đẩy nhanh quá trình
phân chia tế bào nên mật độ tảo tăng nhanh.
Khi tiến hành nuôi ngồi trời cần chú ý chọn lồi tảo có ngưỡng nhiệt
độ thích hợp với điều kiện địa lý của vùng ni vì nhiệt độ phù hợp cho sự
tăng trưởng của các lồi tảo khác nhau thường khác nhau (trích theo Tơn Nữ

Mỹ Nga, 2009)[11].
1.2.3. Độ mặn
Tảo Thalassiosira wessflogii có khả năng sống ở ngưỡng độ mặn khá
rộng: từ 16-35%o và phát triển tốt nhất ở độ mặn 28-30%o. Độ mặn tốt nhất
cho sản xuất tảo Thalassiosira wessflogii để có hàm lượng lipid và EPA cao
nhất là 20÷30‰.
Độ mặn khơng chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo mà còn ảnh
hướng đến q trình cho tơm ăn. Ngưỡng độ mặn thích hợp của tảo
Thalassiosira wessflogii phu hợp với độ mặn khi ni ấu trùng tơm thẻ chân
trắng, vì thế nên khi cho tôm ăn tảo sẽ không làm ảnh hưởng đến độ mặn
trong bể nuôi tôm, không làm cho tôm bị sốc.
Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của vi tảo.
Điều này có thể thấy rõ trong thực tế sản xuất. Khi độ mặn biến đổi đột ngột
(do mưa nhiều hay nắng hạn kéo dài) thì dẫn đến sự thay đổi thành phần vi
tảo trong thuỷ vực. Thực vật phù du biển có khả năng chịu đựng rất lớn những
thay đổi về độ mặn. Hầu hết các loài đều phát triển rất tốt ở độ mặn hơi thấp
hơn độ mặn của môi trường sống và điều này có thể thực hiện bằng cách dùng
nước ngọt làm lỗng nước biển. Độ mặn thích hợp để ương ni các loại vi
tảo là 12 ÷ 40‰, tối ưu là 20 ÷ 24‰. Theo Lê Viễn Chí [1], độ mặn thay đổi
làm biến đổi áp suất thẩm thấu của tế bào, hạn chế q trình quang hợp, hơ
hấp, tốc độ sinh trưởng của tế bào bị hạn chế và giảm sự tích luỹ glucose (khi

10


độ mặn giảm đột ngột 4,8‰). Ngoài ra, độ mặn cịn ảnh hưởng đến thành
phần sinh hóa và thành phần axit béo của tảo. Sự biến động của độ mặn chỉ
ảnh hưởng nhẹ đến protein tổng số, hydratecarbon, chlorophylla. Khi độ mặn
tăng, hàm lượng lipit tổng số tăng rõ rệt trong khoảng độ mặn từ 10 – 15 ppt.
Độ mặn thay đổi dẫn đến thành phần axit béo thay đổi thay đổi. Thành phần

axit béo của Nanochclorosis oculata đạt cao nhất ở độ mặn 35ppt. Độ mặn tốt
nhất cho sản xuất Nanochclorosis oculata để có hàm lượng lipit và EPA cao
nhất là 20 – 30 ppt .
1.2.4. pH
pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều làm chậm tốc độ tăng
trưởng của tảo nuôi. Mức giao động pH thuận lợi cho sự phát triển tảo
Thalassiosira wessflogii là vào khoảng từ 7,5-8,5; tốt nhất là từ 7,8- 8,2. Tuy
nhiên, có nhiều loài tảo chịu đựng được khoảng giao động pH khá rộng như
Isochrysis galbana có thể phát triển tốt trong khoảng dao động pH từ 5-9
(Fukls và Main 1991)[22] hoặc Pavlova lutheri chịu được giá trị pH là 9,8. Sự
biến động pH trong môi trường nuôi tảo phụ thuộc vào sự cân bằng sau:
HCO-3

CO2 + OH-

Trong quá trình quang hợp, tảo hấp thụ CO2 mạnh nên thường làm pH
tăng lên rất cao. Khắc phục tình trạng này bằng phương pháp sục khí có bổ
sung khí CO2 hoặc bổ sung NaHCO3 vào môi trường nuôi tảo hoặc thay đổi
chu kỳ chiếu sáng (trích: Lavens, P và Sorgeloos, P. (eds.), 1996)[21].
Khi ni tảo Thalassiosira wessflogii trong hệ thống kín (hay gọi là tảo
photos), để điều chỉnh pH người ta thường sử dụng khí CO2 bơm trực tiếp
vào bể tảo.
1.2.5. Sục khí (xáo trộn nước)
Trong mơi trường ni tảo pH có thể được duy trì tương đối ổn định
nhờ sục khí liên tục. khơng khí có 0,03% thể tích là CO2 góp phần giữ thăng
bằng giữa ion bicacbonat với CO2 và ion hydroxit (HCO3- <-> CO2 + OH-)

11



tạo ra hệ đệm chống lại sự biến động pH. Nhu cầu bổ sung CO2 sẽ phụ thuộc
vào mật độ tảo, pH, cường độ ánh sáng và tốc độ sinh trưởng của tảo.
Việc sục khí giữ cho chất dinh dưỡng và các tế bào luôn phân bố đều,
tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và ánh sáng thúc đẩy quá trình sinh trưởng.
dùng kiểu xáo trộn bằng sục khí thích hợp khi nuôi ở quy mô nhỏ hơn khi
nuôi ở quy mô lớn và đối với mỗi kiểu dụng cụ ni phải xác định chế độ sục
khí cần thiết để tảo đạt chất lượng cao nhất.
Sự xáo trộn nước là ngăn ngừa tảo không bị lắng nhằm đảm bảo các tế
bào tảo được tiếp xúc với ánh sáng và chất dinh dưỡng như nhau, tránh phân
tầng nhiệt, tăng sự trao đổi khí giữa mơi trương ni và khơng khí ((Trích
Lavens, P; Sorgeloos, P. eds, 1996)[21].
Vi tảo nói chung và Thalassiosira wessflogii nói riêng, trong q trình ni
thu cần cho sục khí 24/24 nhằm đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của tảo.
1.2.6. Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng va phát triển của vi tảo. Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến số lượng
và chất lượng của vi tảo.
Mật độ của tế bào ni có bón phân thường cao hơn nhiều so với mật
độ tảo trong tự nhiên. Do đó, việc bổ sung nguồn dinh dưỡng vào mơi trường
nuôi là vấn đề thiết yếu. Thành phần dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho tảo
nuôi như muối nito, muối phốt pho, silic cát. Thành phần dinh dưỡng vi lượng
gồm những yếu tố vi lượng như Cu, Fe, Mo, Mn, Zn…, các vitamin như B1,
B6, B12…
Trong q trình ni thu tảo Thassiosia wessflogii cần cho môi trường
dinh dưỡng cho phù hợp, tùy từng trường hợp mà cho các môi trường dinh
dưỡng khác nhau, có thể F/2 hay TMRL là tùy vào quá trình sản xuất tảo
giống hay thu sinh khối.

12



Yếu tố dinh dưỡng giúp cho tảo tích lũy đầy đủ các vi chất nhằm tạo
cho tế bào tảo đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho ấu trùng.
Trong quá trình pha chế, cần phải pha chế thật cẩn thận, chất nào cho
vào trước, hợp chất nào cho vào sau sao cho khi pha chế xong , mơi trường
phải có màu đẹp ( ví dụ như mơi trường TMRL có màu cam nhạt) và các hóa
chất khơng được lắng đọng dưới đáy thùng pha chế mơi trường.
1.4. Các hình thức ni tảo Thalassiosira wessflogii hiện nay
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hình thức ni tảo được ni trong
các trại sản xuất giống hải sản nhân tạo. Tùy vào từng mục đích, nhu cầu và
điều kiện ni cụ thể mà áp dụng các hình thức ni khác nhau nhằm đáp ứng
nhu cầu sản xuất đồng thời giảm chi phí sản xuất. Nhìn chung có các hình
thức ni sau đây:
1.4.1. Ni thu sinh khối tồn bộ (batch culture)
Trong hình thức ni này, mật độ tảo được cấy thấp và chất dinh dưỡng
được bổ sung một lần vào lúc bắt đầu cấy. Tiến hành thu hoạch tồn bộ thể
tích ni khi tảo phát triển đến giai đoạn giữa hoặc cuối giai đoạn logarite. Ưu
điểm của phương pháp này là: đơn giản, môi trường ni tảo ít bị ơ nhiễm do
thời gian ni ngắn, nhưng đồng thời cũng có hạn chế đó là vào thời gian đầu
mật độ tảo cịn thưa, mơi trường giàu dinh dưỡng vì vậy dễ bị tảo khác phát
triển lấn át tảo nuôi.
1.4.2. Nuôi bán liên tục (semi - continuous cultrure)
Trong hình thức ni này, tảo được thu hoạch từng phần theo định kỳ
sau đó được cấp nước và bổ sung chất dinh dưỡng mới đúng bằng thể tích thu
hoạch nhằm duy trì thể tích ni ban đầu. Mật độ tảo nuôi ban đầu thấp và
được thu hoạch, pha loãng ở cuối pha logarit. Nhược điểm của phương pháp
là môi trường nuôi dễ bị ô nhiễm. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm là
duy trì mật độ tảo lâu, chất lượng dinh dưỡng hay thành phần hoá sinh của tảo

13



ổn định. Chính vì vậy mà hiện nay nó được nuôi rất phổ biến ở các trại sản
xuất giống ở nước ta.
1.4.3. Nuôi tảo thuần sạch khuẩn (axenic culture)
Đây là phương pháp nuôi nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của các vi
sinh vật ngoại lai, tảo tạp. Phương pháp này địi hỏi phải được khử trùng tồn
bộ dụng cụ nuôi. Hiện nay, với điều kiện nuôi của các trại sản xuất giống ở
Việt Nam thì phương pháp này ít được áp dụng vì thiếu phương tiện và nguồn
giống thuần. Phương pháp này thường được áp dụng trong phòng thí nghiệm
để lưu giữ và nhân giống. Trên thế giới, phương pháp này được áp dụng rộng
rãi sau năm 1986 và đã thu được nhiều thành công (Jeffrey và ctv, 1994).
1.5. Các hệ thống nuôi
1.5.1. Nuôi trong hệ thống hở
Hệ thống hở là hệ thống mà tảo nuôi tiếp xúc trực tiếp với mơi trường
khơng khí. Ở phương pháp này, chi phí sản xuất thấp, thao tác đơn giản. Tuy
vậy, do tiếp xúc trực tiếp với mơi trường khơng khí nên mức độ kiểm soát
thấp, dễ bị nhiễm bẩn. Hệ thống hở thường được sử dụng là các ao hồ tự
nhiên, ao nước chảy, bể composite.
Tại công ty cổ phần chăn nuôi CP, nuôi tảo Thalassiosira wessflogii
trong hệ thống hở là chủ yếu, cung cấp phần lớn thức ăn cho ấu trùng tôm thẻ
chân trắng giai đoạn Zoea.
1.5.2. Các hệ thống ni kín Photobioreactors
Đây là những hệ thống ni với tỷ lệ chiếu sáng cao (> 90%) nhưng
không chiếu trực tiếp lên tế bào tảo nuôi mà thông qua thành (trong suốt) của
hệ thống nuôi để nuôi tế bào vi tảo. Vì vậy, các hệ thống ni kín khơng cho
phép hoặc giới hạn mạnh sự trao đổi khí và các chất bẩn (bụi, vi sinh vật…)
với khơng khí bên ngồi. Các hệ thống ni kín thường được sử dụng là hệ
thống ống, các hệ thống ni kín dạng phẳng, túi nilon.


14


1.6. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ lên sự phát
triển của tảo Thalassiosira wessflogii
Độ mặn và mật độ là 2 yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của tảo
Thalassiosira wessflogii, nó ảnh hưởng đến mật độ, màu sắc, chất dinh dưỡng
và thời gian đạt cực đại của tảo. Vì thế, đã có một số nghiên cứu về vấn đề này.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo (2007)[12] về ảnh
hưởng của các yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo Thalassiosira
wessflogii tại Ninh Thuận cho thấy chúng phát triển tốt ở độ mặn 30ppt. Ở độ
mặn 35ppt tuy nó lên màu đẹp hơn nhưng lại nhanh tàn hơn và hàm lượng
dinh dưỡng thấp hơn.
Hiện nay, tảo Cát Thalassiosira đang được ứng dụng rộng rãi trong
việc sản xuất giống tơm thẻ và ni thương phẩm một số lồi nhuyễn thể. Ở
các vùng ven biển như Ninh Hòa, Cam Ranh,… các trại nuôi Tu Hài, Ốc
Hương và các trại nuôi tôm giống nay đã bắt đầu đưa tảo Cát lớn vào sử dụng
để làm thức ăn tươi sống vì giá trị dinh dưỡng của chúng khá cao và điều kiện
môi trường ở vùng này rất thích hợp cho sự phát triển của tảo Cát.
Hà Lê Thị Lộc (2000)[6] đã thử nghiệm nuôi thu sinh khối tảo
Thalassiosira wessflogii trong bể composite 1m3, tại Nha Trang. Kết quả cho
thấy tảo tăng trưởng tốt nhất trong mơi trường dinh dưỡng THO4, là lồi
rộng muối và ưa thích độ mặn cao từ 30÷35‰. Trong ni sinh khối ngồi
trời ở các chế độ thu hoạch khác nhau, tổng sản lượng đạt cao nhất ở tỷ lệ
thu hoạch 40% µmax. Sự tăng trưởng tảo ổn định và bền vững ở hai tỷ lệ thu
hoạch 40% µmax và 60% µmax.
Phan Văn Xuân (2010)[15] đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu
tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo Thalassiosira sp nhập nội và
thử nghiệm nuôi sinh khối. Kết quả cho thấy độ mặn tối ưu cho sự phát triển
của tảo là 30ppt, mật độ thích hợp trong khoảng 5 – 15 vạn tb/ml, ở mật độ

này, tảo đạt mật độ cao và phát triển bền vững.

15


1.7. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và ni thu sinh khối vi tảo
Đối với lĩnh vực thuỷ sản, vi tảo có hai vai trị rất quan trọng: làm cân
bằng hệ sinh thái và làm thức ăn sống cho động vật thuỷ sinh.
Để có thể làm thức ăn sống, vi tảo cần đáp ứng một số tiêu chuẩn sau:
+ Có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt thành phần protein và các axít béo
khơng no, mạch dài (điển hình là các loại C18:2, C18:3, C20:4, C20:5, C22:6).
+ Kích cỡ tế bào nhỏ.
+ Dễ tiêu hố.
+ Dễ ni trồng.
Để tạo sinh khối vi tảo làm thức ăn cho thuỷ sản, người ta áp dụng hai
phương pháp nuôi trồng khác nhau:
+ Nuôi trồng tăng tốc: loại hình này cần đầu tư cao, áp dụng cho các
trại giống là chính. Đối tượng động vật dùng vi tảo là các ấu trùng của nhuyễn
thể hai vỏ, tơm và một số lồi cá.
+ Ni kiểu quảng canh: người ta tạo điều kiện cho vi tảo phát triển
trong ao, hồ song song với việc nuôi nhuyễn thể, cá chép hoặc tôm.
Cách thức sử dụng vi tảo trong nghề nuôi trồng thuỷ sản cũng được
chia thành 2 nhóm:
+ Dùng vi tảo làm thức ăn sống trực tiếp. Thông thường người ta sử
dụng các loại vi tảo thuộc các chi Chaetoceros, Thallassiosira, Tetraselmis,
Isochrysis, Nannochloropsis.
+ Dùng vi tảo gián tiếp qua động vật phù du (Artemia salina,
Brachionus plicatilis, Moina macrocorpa, Daphnia spp, Enterpina acutifrons,
Tigriopus japonicus…).
1.7.1. Trên thế giới

Việc nuôi vi tảo dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản đã được
phát triển từ rất lâu. Năm 1871 Phamintsin đã tiến hành nuôi tảo lục

16


Protococales (Hồng Thị Bích Mai, 1995)[7]. Từ năm 1910, Allen và Nelson
đã tiến hành ni tảo đơn lồi silic dùng làm thức ăn cho động vật không
xương sống (Ryther và Goldman, 1975). Bruce và ctv (1939) (trích theo Hà
Lê Thị Lộc, 2000)[6], lần đầu tiên đã phân lập và lưu giữ hai loài tảo đơn bào
Isochrysis galbana và Pyramimonas grossii làm thức ăn cho ấu trùng Hầu
(trích theo Fulks và Main 1991)[22]. Tại Trung Quốc, nghiên cứu tảo được
bắt đầu từ những năm 1940. Guo và cộng sự (1959) (trích theo Hà Lê Thị
Lộc, 2000)[6] đã phân lập và nuôi hai loài tảo đơn bào Tetraselmis sp và
Dunaliella sp. Jin và ctv (1965) (trích theo Chen 1991), nghiên cứu điều kiện
tăng trưởng tốt nhất của ba loài tảo Khuê dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Việc phân lập và nuôi tảo thuần khiết sạch vi khuẩn đã được
M.Beijerkin tiến hành năm 1890. Sau đó có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
mơi trường ni cho các lồi tảo và các phương pháp ni thu sinh khối. Từ
những năm 1980, nhiều lồi vi tảo đã được tiến hành phân lập và thử tiến
hành nuôi đại trà như Tetraselmis subcordiformis, Chaetoceros muelleri,
Tetraselmis sp, Isochrysis galbana, Pvalova viridis. Tất cả những lồi tảo
này có thể phát triển ở nhiệt độ 25oC. Gần đây, qua phân tích thành phần hóa
sinh của 6 lồi tảo cho thấy rằng Pavlova viridis có hàm lượng protein cao
nhất (trên 62.25%) (Chen 1991). Đầu thế kỉ 20, tảo spirulina đã nuôi đại trà
và phát triển ở nhiều nước trên thế giới như Nhật, Thái Lan trở thành nguồn
thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, con người.
Năm 1942, người Đức nuôi thành cơng 2 lồi tảo lục thuộc chi
Chlorella, Scenedesmus. Họ cũng nuôi thử nghiệm chúng để làm thức ăn cho
nhiều đối tượng khác.

Theo A.M.Murapharop và T.Tanbaep (1974) để thu được sinh khối tảo
cao cần tạo được mơi trường có nồng độ đạm cao đến 172 mg/L và tạo hỗn
hợp khí có hàm lượng CO2 từ 0,5 % - 1% vào dung dịch nuôi. Từ năm 1987,

17


×