Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.48 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD- ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG. CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT 4-5. Nguời viết và báo cáo: Giáo viên dạy minh họa: Tổ chuyên môn 4-5. Ngày 10/ 10/2010.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD-ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG TH LÝ TỰ TRỌNG TỔ CHUYÊN MÔN 4-5. CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN LÀM ĐDDH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4-5 I. Mục tiêu chung của môn Tiếng Việt: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, nghe, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi tiểu học. - Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản ( phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống,…) và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lưc nhận thức. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và tri thức sử dụng tiếng việt trong giao tiếp. - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về xã hội tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt. - Góp phần hình thành nhân cách con người việt Nam XHCN. II.Tầm quan trọng của ĐDDH đối với môn Tiếng việt: Trong thời đại ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh, thông tin khoa học ngày càng nhiều, song thời gian giành cho một tiết học ở trong trường phổ thông không thay đổi. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất trong một thời gian có hạn, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học. Thực tế cho ta thấy, việc dạy hoc ở các trường đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú ý. Song để cho giờ học thật sự đổi mới, việc sử dụng thiết bị ĐDDH là hết sức cần thiết. Thiết bị ĐDDH là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lí và có hiệu quả quá trình giáo dục đối với các môn học trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình dạy học. Sử dụng ĐDDH trong giờ dạy giúp giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được đồ dùng thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh nhẹ nhàng, tạo cho học sinh những tình cảm tốt đẹp về môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: Nghe - thấy – làm được ( những gì nghe được không bằng nhìn thấy và những gì nhìn thấy được không bằng tư duy làm)..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chính vì vậy, đối với học sinh tiểu học ĐDDH đặc biệt quan trọng, vì nó giúp các em quan sát sự vật hiện tượng một cách trực quan, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng kĩ xảo cho các em. * Chức năng của ĐDDH: - Truyền thụ tri thức - Hình thành kĩ năng - Phát triển hứng thú học tập - Tổ chức điều khiển quá trình dạy học: + ĐDDH giúp cụ thể hoá những cái quá trừu tượng + ĐDDH làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, n âng cao lòng tin học sinh vào khoa học. + ĐDDH còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy, giúp học sinh hình thành cảm giác thẫm mĩ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong đồ dùng. + Giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao hơn. III. Quá trình làm và sử dụng đồ dùng dạy học: Cùng với những thiết bị dạy học được trang bị trong nhà trường, phong trào tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên đã góp phần quan trọng vào sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhận thức được điều này, trong những năm học gần đây nhà trường đã tổ chức khá thành công công tác này. 1. Quy trình làm đồ dùng dạy học: Để có được những bộ đồ dùng sử dụng lâu dài, đảm bảo đủ cho các lớp chúng tôi thực hiện theo qui trình sau: - Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn, phân công nghiên cứu nội dung chương trình ở từng phân môn của môn Tiếng Việt, những bài nào cần sử dụng đồ dùng dạy học, đó là những đồ dùng nào,… - Kết hợp với cán bộ thiết bị kiểm tra lại các va li ĐDDH cấp về cái gì đã có, cái gì chưa có, cái gì còn thiếu, từ đó chúng tôi có kế hoạch làm bổ sung với những đồ dùng có khả năng làm được. - Lập danh sách danh mục ĐDDH cần làm và nắm số lớp, số học sinh có trong tổ khối để từ đó làm đảm bảo số lượg đồ dùng cho các lớp. Trong quá trình làm, để dảm bảo số lượng và chất lượng cho mỗi lần làm, chúng tôi có kế hoạch cụ thể cho từng tuần và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong tổ. 2. Cách làm và sử dụng một số ĐDDH.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2.1. Bộ thẻ từ láy, từ ghép: a. Vật liệu: Giấy bìa, giấy ép b. Cách làm: + Chọn các từ cần sử dụng trong bài học có trong SGK hoặc ở ngoài sách ghi lên giấy bìa ( tuỳ theo số lượng cần có). + Ép lactit + Cắt rời từng từ và ép lại . c. Phạm vi sử dụng: Sử dụng trong trò chơi Tạo từ và phân loại từ ghép, từ láy ở phân môn LT&C lớp 4. d. Cách sử dụng: *Trò chơi: Tạo từ: ( Hoạt động nhóm) - Mục tiêu; Hoạt động thực hiện cho bài Luyện từ và câu: " Từ ghép và từ láy" ( TV4, tập 1, trang 38,39). Giúp học sinh nhận biết một số từ láy hay từ ghép qua việc đặt các thẻ từ sao cho tạo thành từ láy hay từ ghép cho phù hợp. - Vật liệu: Hai bộ thẻ từ có màu khác nhau. se. sẽ. nô. nức. thầm. thì. - Cách thực hiện: Bước một: Mỗi nhóm nhận hai bộ thẻ từ. Các em đặt úp các thẻ xuống mặt bàn, xáo đều và xếp thành hai dãy. Bước hai: Từng em trong nhóm thay phiên nhau lật một thẻ của mỗi bộ thẻ lên. Nếu hai thẻ này tạo thành một cặp thẻ phù hợp, thì người chơi có thể giữ cặp thẻ này. Tất cả các em trong nhóm phải thấy các cặp thẻ khi chúng được lật lên. Nếu hai thẻ không phù hợp, người chơi đặt hai thẻ này vào chỗ cũ. Người thắng cuộc là người có nhiều cặp thẻ nhất. * Trò chơi: Tập trung ( Hoạt động nhóm) - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về một số từ trái nghĩa được giới thiệu trong các bài tập LT&C. - V ật liệu: Hai bộ thẻ các cặp từ trái nghĩa - Cách thực hiện: Bước 1. HS trong nhóm nhận hai bộ thẻ từ. Các em có ít phút đọc thẻ t ừ. Bước 2. Tiếp theo học sinh đặt úp các thẻ xuống mặt bàn, xáo đều và xếp thành hai dãy..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bước 3. Từng em trong nhóm thay phiên nhau lật một thẻ của mỗi dãy lên. Nếu hai thẻ từ này tạo thành một cặp thẻ từ trái nghĩa phù hợp, thì người chơi giữ cặp thẻ này. Tất cả các em trong nhóm phải được đọc các cặp thẻ khi chúng được lật lên. Nếu hai thẻ không phù hợp thì người chơi đặt cặp thẻ vào chỗ cũ. Ví dụ: Các cặp thẻ từ phù hợp:. đẹp. chính nghĩa. xấu. phi nghĩa. 2.2. Bộ thẻ từ ngữ miêu tả người a. Vật liệu: Giáy bìa, giấy ép b. Cách làm: - Lựa chọ các ừ ngữ miêu tả hình dáng, tính tình của con người ghi vào giấy bìa - Ép lactit - Cắt rời từng từ, ép lại c. Phạm vi sử dụng: Sử dụng trong trò chơi Tạo nhóm trong phân môn LT&C (bài “Tổng kết vốn từ” ), phân môn Tập làm văn ( Các bài Luyện tập miêu tả người) ở lớp 5. d. Cách sử dụng: * Trò chơi: Tạo nhóm Từ ngữ miêu tả người 1- Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh một số từ ngữ miêu tả người, giúp học sinh nâng cao vốn từ vân dụng trong việc viết các bài tập làm văn miêu tả người. 2- vật liệu: Các thẻ từ đủ cho số học sinh trong lớp, bảng nhóm Ví dụ. trái xoan bồ câu. mịn màng vui vẻ. đen nhánh mảnh mai. 3- Cách thực hiện: Bước 1.giáo viên xáo đều các thẻ và phát cho học sinh. Học sinh có ít phút đọc từ trên thẻ..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bước hai. Giáo viên qui định vị trí của từng nhóm ( Nhóm tóc, mắt, tính cách,…), học sinh tìm các bạn có thẻ từ miêu tả về một bộ phận hay tính cách của người tạo thành nhóm. Bước 3. Học sinh đính các thẻ từ vào bảng nhóm, trình bày lên bảng lớp. Bước 4. Cả lớp cùng đọc bảng từ miêu tả người của các nhóm.. CÁC HOẠT ĐỘNG &TRÒ CHƠI HỖ TRỢ DẠY - HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP NĂM I. Tạo nhóm các từ đồng nghĩa: 1. Mục tiêu: Hoạt động đơn giản giúp học sinh làm quen với một số từ đồng nghĩa - Cung cấp cho giáo viên ý tưởng tạo nhóm qua việc vận dụng nội dung một tiết học VD: Hoạt động vận dụng cho các bài LTVC về Từ đồng nghĩa, TV5 2. Vật liệu: - Các thẻ từ đủ cho số học sinh trong lớp 3. Cách thực hiện: Bước 1. GV xáo đều các thẻ từ và phát cho HS Bước 2. GV qui định vị trí của từng nhóm, các em có các thẻ từ phù hợp để tạo thành một nhóm. Bước 3. Sau khi tạo nhóm xong, học sinh đặt các thẻ từ lên bàn. Bước 4. GV yêu cầu học sinh đọc các thẻ từ của nhóm để cả lớp nhận xét. II. Trò chơi tập trung - Từ trái nghĩa 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố kiến thức về một số từ trái nghĩa được giới thiệu trong các bài LTVC VD: Hoạt động vận dụng cho bài LTVC: " Từ trái nghĩa" ( TV5, tập 1) 2. Vật liệu: Hai bộ thẻ các cặp từ trái nghĩa được làm từ giấy bìa có màu khác nhau. 3. Cách thực hiện: Bước 1. HS trong nhóm nhận 2 bộ thẻ từ. Các em có ít phút đọc các thẻ từ. các em có thể thảo luận về các thẻ từ. Bước 2. Tiếp theo HS đặt úp các thẻ xuống mặt bàn, xáo đều và xếp thành hai dãy. Bước 3. Từng em trong nhóm thay phiên nhau lật một thẻ từ của mỗi dãy. Nêu hai thẻ từ này tạo thành một cặp thẻ từ trái nghĩa phù hợp, thì người chơi giữ cặp thẻ từ này. Các em trong nhóm phải được đọc các thẻ từ khi chúng được lật lên. Nếu hai thẻ không phù hợp người chơi đặt hai thẻ này vào chỗ cũ. Người thắng cuộc là người chơi có nhiều cặp thẻ nhất..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> III. Viết văn qua hình ảnh: 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh phát triễn kĩ năng viết văn - Giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo trong việc thực hiện các bài tập làm văn. - Giúp hs nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn 2 Vật liêu. - Hình ảnh có thể cắt ra từ các tạp chí cho các nhóm - Các tờ giấy lớn 3 Cách thực hiện: Bước 1. HS dán hình vào tờ giấy lớn Bước2. Quan sát hình và tìm từ ngữ thích hợp Bước 3. Vận dụng những từ ngữ vừa tìm được viết 1 đoạn văn. Bước 4. Học sinh đọc đoạn văn cả lớp nhận xét. IV. Tìm con vật đi lạc: 1.Mục tiêu: - Tạo tình huống thực tế cho HS viết văn miêu tả ( Tả con vật) - Hỗ trợ cho tiết làm văn miệng 2. Vật liệu: - Các thẻ hình “Tìm con vật đi lạc” đủ cho HS trong lớp ( GV nên chọn hình các con vật quen thuộc và phổ biến đối với HS. Trước khi tổ chức hoạt động, GV có thể yêu cầu HS cho biết tên các con vật nuôi mà các em có ở nhà) TÌM CON VẬT ĐI LẠC. Đặc điểm:…………………… …………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………. Xin thông báo cho chủ nhân …………… …………………………………………… Địa chỉ liên hệ…………………………… 3. Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS xung phong nói tên các con vật nuôi trong gia đình của mình. GV viết tên một số con vật lên bảng. - GV bắt đầu bằng cách kể cho HS nghe một câu chuyện về một cậu bé có một con chó đáng yêu tên là Mi- lu . Mi-lu rất ham chơi. Một ngày kia chú chó này đi lạc. Cậu bé rất buồn vì nhớ nó. Cậu nghĩ mình phải viết một tờ rơi bao gồm các đặc điểm của Mi-lu để ai thấy nó ở đâu thì cho cậu biết. Chú cũng vẽ hình.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> của Mi-lu lên tờ rơi để ai đó khi đọc cũng hình dung rõ ràng Mi-lu. Họ chắc chắn sẽ báo tin cho mình. GV cho HS xem tờ rơi Tìm Mi-lu đi lạc của cậu bé này. TÌM CON VẬT ĐI LẠC. Đặc điểm: - Mi-lu có lông dày, màu trắng. Đôi tai của nó dài và cụp xuống. - Mi-lu là loại chó Becgie Đức. Nó có cái lưỡi dài, vài đốm đen trong đó.. Cái đuôi dài, xòe ra như một bông lau rất đẹp. Ai thấy nó ở đâu xin thông báo cho chủ nhân : Lê Thị Tâm. Địa chỉ liên hệ: Số điện thoại 05103 895 903 . Xin cám ơn! - Yêu cầu HS viết một thẻ tìm con vật đi lạc như cậu bé. Các em có thể viết về con vật nuôi của gia đình mình. - Cho HS nhận thẻ để viết. GV hỗ trợ cho HS viết. - Sau khi HS làm xong, cho HS trao đổi để đọc và nhận xét. - GV gợi ý cho HS dễ nhận xét: * Các thông tin trên thẻ bạn viết có đầy đủ không? * Các câu miêu tả về con vật của bạn có giúp em hình dung rõ ràng hình dạng của nó hay không? * Hình con vật có tô maù phù hợp với các câu miêu tả hay không? - Cho HS trình bày các thẻ trên tường hay bảng phụ cho cả lớp xem. V. Tập sách đố - Từ trái nghĩa trong thơ ca ( Sưu tầm và trình bày: Nguyễn Thị Tuyết Minh) 1. Mục tiêu: - Giúp HS nâng cao vốn từ trái nghĩa. - Nhận thức vai trò của từ trái nghĩa trong ca dao, tục ngữ. - Làmcho bài dạy trở nên phong phú và hấp dẫn cho HS. 2. Vật liệu: - Tập sách đố từ trái nghĩa trong ca dao tục ngữ Việt Nam. Ví dụ: Anh em như thể tay chân Én bay thấp mưa ngập cầu ao Rách…….đùm bọc,…hay đỡ Én bay…..mưa rào lại tạnh đần Thắng không kiêu …..không nản. Khúc sông bên lở bên …… Bê lở thì…. bên bồi thì trong.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3. Cách sử dụng tập sách với HS. - Tập sách đố có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo các từ trái nghĩa. - Khi thực hiện với cả lớp GV giới thiệu với HS trên mỗi trang là hai câu ca dao, tìmtừ trái nghĩ điền vào cho phù hợp với nội dung câu ca dao,tục ngữ đó. - Giáo viên có thể chuẩn bị các cặp từ trái nghĩa để hỗ trợ những HS còn gặp khó khăn trong việc tìm từ khi tham gia hoạt động. Ví dụ: rách- lành ; trong - đục ; thắng - bại ; đục – trong….. Trên đây là nội dung báo cáo chuyên đề làm và sử dụng đồ dùng dạy học cho học sinh lớp 4-5. Trong quá trình sưu tầm và xây dựng nội dung chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong quí vị đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung. Người viết Nguyễn Tấn Phó.
<span class='text_page_counter'>(10)</span>
<span class='text_page_counter'>(11)</span>