Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KE HOACH TO CHUC HOI THAO CHUYEN MON MON TIENG ANH TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.88 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN NGỌC HỒI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngọc Hồi, ngày … tháng 10 năm 2014. BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ VIỆC TRIỂN KHAI DẠY HỌC TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI I/ Đặt vấn đề: Tiếng Anh ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Đề án 1400 của Chính Phủ về dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 ra đời là một minh chứng cho tầm quan trọng của việc dạy và học Tiếng Anh trong các nhà trường phổ thông. Đây thực sự là một luồng sinh khí mới làm thay đổi nhận thức của mọi người đối với bộ môn Tiếng Anh nói chung và ở bậc tiểu học nói riêng vốn được coi như một môn học tự chọn. Hiện nay, môn tiếng Anh đã được đưa vào dạy học ở các cấp học. Với mục tiêu dạy học của bộ môn là giúp học sinh sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới dạng nghe, nói, đọc, viết; có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi; có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh. Từ đó hình thành tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc mình. II. Đặc điểm tình hình: Năm học 2012-2013 là năm đầu tiên Phòng Giáo dục và Đào tạo Ngọc Hồi tổ chức dạy tiếng Anh theo chương trình mới (04 tiết/tuần). Với 03 trường, 12 lớp 3 và 297 học sinh. Năm học 2013-2014 với 03 trường, 24 lớp (3, 4), 627 học sinh và năm học 2014-2015 với 04 trường, 38 lớp và 1038 học sinh. Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến qua từng năm học, cụ thể: - Năm học 2012-2013 giỏi: 62/297 (20.6%); khá: 119/297 (40.1%); TB: 98/297 (33.0%); yếu: 18/297 (6.06%). - Năm học 2013-2014 giỏi: 232/627 (37.0%); khá: 209/627 (33.3%); TB: 176/627 (28.1%); yếu: 10/627 (1.6%). Tổng số giáo viên tiếng Anh trong biên chế là 16 giáo viên/14 trường. 01 giáo viên hợp đồng. Trong đó: 05 giáo viên đạt trình độ B1. 1. Thuận lợi: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện, quy định nội dung, chương trình, xây dựng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> phân phối chương trình cụ thể đến từng khối lớp tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh thực hiện thống nhất chung toàn tỉnh. Trang bị thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường giảng dạy tiếng Anh chưng trình mới. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội thảo nhằm nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho đội ngũ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy. Chất lượng và số lượng của đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn này cơ bản đáp ứng được yêu cầu nội dung chương trình giảng dạy. Đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, luôn cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp hơn với các đối tượng học sinh. Tổ chức cho học sinh tham gia các sân chơi bổ ích như thi Tiếng Anh qua mạng Internet và có nhiều học sinh đạt kết quả cao. Về phía học sinh: Tiếng Anh là một môn học khó đối với đa số học sinh. Song do nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn cũng như các em ngày càng yêu thích môn học này nên các em đã cố gắng nhiều và có thái độ động cơ học tập đúng đắn. Bên cạnh đó việc học Tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội, trang bị sách, vở và đồ dùng khá đầy đủ cho con em tới trường. Chất lượng tiếng Anh ngày càng được cải thiện 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong thực tế hiện nay chất lượng, hiệu quả việc dạy học tiếng Anh vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cần phải tiếp tục đầu tư tìm giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học đối với bộ môn này. Tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân để tham khảo, trao đổi: - Chất lượng dạy-học chưa đảm bảo mục tiêu giáo dục, - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, chưa đảm bảo để nâng cao chất lượng giáo dục môn tiếng Anh. 2/14 trường có phòng học riêng, hầu hết các trường đề thiếu các thiết bị nghe nhìn, phương tiện dạy học hiện đại,... - Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận học sinh. Nguyên nhân: + Sĩ số học sinh đông trong một lớp, nhận thức của học sinh còn nhiều hạn chế, nhất là học sinh DTTS. + Một số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, chưa quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng, hiệu quả dạy học của bộ môn này chưa thật sự như mong muốn. Qua thanh, kiểm tra cho thấy có rất nhiều tiết học học sinh còn thụ động, giờ học ít sinh động. + Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức, chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng qui trình nên chưa đạt hiệu quả cao..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Đối tượng học sinh yếu kém chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên. + Có nhiều GV trẻ song các thầy, cô còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, ý thức học hỏi trau dồi kiến thức chưa cao. Một bộ phận giáo viên trình độ còn hạn chế, phát âm Tiếng Anh chưa chuẩn, sai sót kiến thức cơ bản. Đây là một vấn đề đòi hỏi sự tự bồi dưỡng không ngừng của bản thân mỗi thầy cô giáo. + Đội ngũ GV dạy Tiếng Anh Tiểu học của huyện đạt chuẩn còn thấp mới có 5/16 giáo viên đạt B1, không có giáo viên đạt chuẩn B2. - Đa phần học sinh là người dân tộc thiểu số, nên ý thức học tập còn hạn chế, các em hầu như không có điều kiện tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh hay Internet để phục vụ cho việc tự học, tự rèn. - Chương trình và SGK đã có sự đổi mới, song còn nặng về kiến thức, quá tải đối với học sinh nhất là học sinh DTTS. - Cấp lãnh đạo cũng chưa chú trọng nhiều đến bộ môn này nên việc tổ chức các chuyên đề, các đợt tập huấn cho GV còn hạn chế. Các nhà trường chưa đâu tư thỏa đáng cho môn Tiếng Anh, chế độ lương, đãi ngộ đối với GV dạy ngoại ngữ còn nhiều bất cập. II. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng: Trong những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn tiếng Anh cấp tiểu học (đối với việc dạy học 2 tiết/tuần, 4 tiết/tuần) cụ thể, chi tiết triển khai thực hiện xuống từng trường, từng giáo viên. Chỉ đạo sâu sát công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Thường xuyên kiểm tra, tư vấn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh, cụ thể: - Nâng cao nhận thức cho đội ngũ, làm tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh và toàn xã hội. Xác định rõ tầm quan trọng và tiếng Anh là một môn học có đặc thù riêng, không giống như các môn học khác. - Về phía giáo viên: + Không ngừng tự học, tự rèn để nâng cao kiến thức, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 cũng như chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiếng Anh Tiểu học. Tích cực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. Tổ chức các hoạt động chơi mà học, học mà chơi để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thường xuyên thăm lớp, dự giờ đơn vị bạn để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. + Tăng cường phụ đạo, ôn tập cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, + Tích cực nghiên cứu nội dung bài học, soạn bài theo đặc trưng môn học, đảm bảo dạy học phân hóa đối tượng học sinh. Chú trọng phương pháp luyện tập thức hành trong các hoạt động, hạn chế sử dụng Tiếng Việt trong giờ học Tiếng Anh. + Tăng cường tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học, khai thác triệt để những lợi ích thông qua mạng Internet..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa để thông qua đó khơi dậy niềm yêu thích và say mêm môn học. + Thường xuyên trao đổi, nắm bắt thông tin hai chiều giữa giáo viên và gia đình học sinh. - Về phía học sinh: Giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của môn học. Nâng cao ý thức vượt khó trong học tập. Tạo động cơ học tập đúng đắn và niềm say mê, yêu thích môn học. - Làm tốt công tác tuyên truyền vận động đến từng phụ huynh học sinh, tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ để trang bị thêm đồ dùng, thiết bị dạy-học. - BGH các trường tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tăng cường công tác dự giờ, tư vấn về chuyên môn cho giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. III. Kiến nghị đề xuất: - Cần tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, tranh thiết bị dạy học hiện đại để giáo viên và học sinh có điều kiện dạy và học tốt hơn. - Tạo điều kiện để cho giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. - Có chế độ chính sách để hỗ trợ giáo viên làm đồ dùng dạy học, tổ chức các sân chơi học tập tại các trường vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. - Tăng cường các hội thi giao lưu để tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh có kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh tốt. Trên đây là báo cáo tham luận đề xuất một số biện pháp để dạy tốt môn Tiếng Anh của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hồi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lânhx đạo và các bạn đồng nghiệp để việc dạy-học môn tiếu Anh cấp tiểu học của huyện đạt kết quả tốt hơn. Xin trân thành cảm ơn ! Người báo cáo.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×