Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tiểu luận môn pháp luật đại cương : Quan điểm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.89 KB, 13 trang )

Đề tài: Quan điểm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới về chế độ tài sản
của vợ chồng theo thỏa thuận.
Nhóm 1 - Anh 03 - KTQT
Thành viên:
Nguyễn Tiến Đức - 2014410020
Nguyễn Thị Ngọc Anh - 2014410007
Tạ Khắc Cường - 2014410017
Hoàng Thị Ngọc Ánh - 2014410011
Bùi Thị Thục Anh - 2014410002

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Giới thiệu đề tài:
Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản ánh sự chung sống của hai
vợ chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng
thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển
của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh
trực tiếp của pháp luật về hơn nhân và gia đình, trong một quy chế được gọi là Chế độ
tài sản của vợ chồng. Tài sản của vợ chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình
(HN&GĐ) của các nước trên thế giới được quy định gắn liền với các điều kiện kinh tế
- xã hội, chế độ sở hữu, truyền thống, phong tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của
người dân…Do đó, giữa các nước khác nhau thường có những quy định khác biệt về
tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, về cơ bản tài sản của vợ chồng được xác định dựa
trên hai căn cứ: Sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và
theo các quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định). Trong phạm vi bài tiểu luận
này, người viết xin trình bày về quan điểm lập pháp ở một số quốc gia về chế độ tài
sản vợ chồng theo thỏa thuận - chế độ tài sản ước định.



II. Mục tiêu nghiên cứu:
Bài tiểu luận sẽ làm rõ quan điểm lập pháp ở một số quốc gia trên thế giới về chế độ
tài sản ước định trên một số phương diện cơ bản như: Nội dung, quy định về sửa đổi,
thay đổi, hiệu lực của hợp đồng.

B. PHẦN NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận về chế độ tài sản vợ chồng
1. Khái niệm về chế độ tài sản vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở
hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên
tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định.
2. Đặc điểm của chế độ tài sản vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu của vợ chồng. Vợ, chồng với
tư cách là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hơn nhân và gia đình, vừa là chủ thể
của quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sở hữu của mình tham gia các giao dịch dân
sự. Chế độ tài sản của vợ chồng có một số đặc điểm sau:
Một là, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này, thì các bên phải có
quan hệ hơn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở thành chủ
thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngồi việc có đầy đủ năng lực chủ thể trong
quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quy
định trong pháp luật hôn nhân và gia đình.

2


Hai là, xuất phát từ vị trí, vai trị quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội, nhà nước bằng pháp luật quy định chế độ tài sản của vợ chồng đều
xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi của gia đình,

trong đó có lợi ích cá nhân của vợ và chồng. Những quy định của pháp luật về chế độ
tài sản của vợ chồng là cơ sở tạo điều kiện để vợ chồng chủ động thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình đối với tài sản của vợ chồng.
Ba là, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự phát sinh, chấm
dứt của quan hệ hôn nhân hay nói cách khác, chế độ tài sản của vợ chồng thường chỉ
tồn tại trong thời kỳ hơn nhân.
3. Vai trị của chế độ tài sản vợ chồng
Một là, chế độ tài sản được pháp luật ghi nhận (dù là chế độ tài sản theo thỏa thuận –
chế độ tài sản ước định, hay theo căn cứ của pháp luật – chế độ tài sản pháp định)
nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng, tạo điều kiện để vợ, chồng có
những cách “xử sự” theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội.
Hai là, trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình, Luật Hơn nhân và Gia đình điều chỉnh các
quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa các thành
viên khác trong gia đình. Việc thực hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng góp
phần củng cố, bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng và
giữa các thành viên của gia đình với nhau.
Ba là, chế độ tài sản của vợ chồng góp phần điều tiết, ổn định quan hệ tài sản trong
giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng phải ký kết rất
nhiều hợp đồng dân sự với người khác, nhờ có chế độ tài sản của vợ chồng, các giao
dịch đó được đảm bảo thực hiện, quyền lợi của vợ chồng, của người tham gia giao
dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng được bảo vệ.
4. Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận - Chế độ tài sản ước định
Chế độ tài sản theo thỏa thuận vợ chồng là thỏa thuận bằng văn bản được vợ chồng
xác lập trên nguyên tắc tự do, tự nguyện trước khi kết hôn để quy định về chế độ tài
sản của vợ chồng. Nội dung của thỏa thuận sẽ do vợ chồng cùng thảo luận, bàn bạc và
thống nhất với nhau về các vấn dề xoay quanh tài sản của họ trong thời kì hơn nhân,
bao gồm căn cứ xác lập tài sản; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung,
tài sản riêng; và các trường hợp cũng như nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và
3



chồng. Thỏa thuận này sau khi được xác lập sẽ là căn cứ pháp lý để điều chỉnh quyền
và nghĩa vụ của vợ và chồng đối với tài sản của họ trong suốt thời kì hơn nhân.
II. Liên hệ vận dụng
1. Chế độ tài sản ước định trong pháp luật Việt Nam


Nội dung

Luật Hơn Nhân và Gia Đình 2014 quy định khá chi tiết về những nội dung cơ bản phái
được nêu trong thóa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, cụ thế:
-

Những tài sản nào được xác định là tài sản chung và tài sản riêng;
Quyền và nghĩa vụ của mỗi người đối với tài sản chung, tài sản riêng và

-

giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài

-

sản;
Và những nội dung liên quan khác tùy theo thỏa thuận của vợ và chồng.

Theo đó, thỏa thuận về tài sản của vợ và chồng có những điểm đáng lưu ý về nội dung
như sau:
Thứ nhất, xác định quyền sở hữu đối với tài sản. Vợ chồng cần xác định rõ tài sản nào
là tài sản riêng của mỗi bên, tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng đế xác định

quyền và nghĩa vụ của mỗi người đối với tài sản đó. Vợ và chồng có thể thỏa thuận
phương pháp xác định tài sản theo một trong những phương án sau:
-

Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sán chung và tài sán riêng của vợ,

-

chồng;
Giữa vợ và chồng khơng có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do
vợ, chồng Có được trước khi kết hơn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc

-

tài sản chung;
Giữa vợ và chồng khơng có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có
được trước khi kết hơn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng

-

của người có được tài sản đó; hoặc
Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.

Trong trường hợp vợ và chồng thỏa thuận các tài sán chung và riêng theo phương liệt
kê thì cần lưu ý rằng nếu trong thỏa thuận khơng có đề cập đến quyền tài sản đối với
đối tượng sở hữu trí tuệ; tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riệng theo bản án,
quyết định của Tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác hoặc khoản trợ cấp, ưu đãi
4



mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có cơng với cách
mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhẫn thân của vợ, chồng; thì những tài sản này
sẽ được xác định là tài sản riêng của vợ/ chồng.
Thứ hai, nội dung của thỏa thuận vợ chồng về tài sán cần đáp ứng các nguyên tắc
chung về chế độ tài sản của vợ chồng, cụ thế:
-

Vợ, chồng bình đăng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong

-

gia đình và lao động có thu nhập;
Vợ, chồng có nghĩa vụ báo đám điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của

-

gia đình;
Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sán của vợ chồng mà xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phái
bồi thường.

Thứ ba, đối với tài sản là nhà ở duy nhất của vợ và chồng thì việc xác lập, thực hiện,
chấm dứt các giao dịch liên quan đến loại tài sản này cần phải có sự thỏa thuận của vợ
và chồng. Trong trường hợp nhà ở duy nhất này là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì
người có quyền sở hữu tài sản này có quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến tài
sản nhưng phải đảm bảo chỗ ở cho người còn lại.
Thứ tư, ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, vợ chồng cịn có thể thỏa thuận những
nội dung khác (vấn đề cấp dưỡng cho cha, mẹ, con...) liên quan đến chế độ tài sản của
vợ chồng phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi bên.

Thứ năm, đối với những nội dung chưa được ghi nhận trong thỏa thuận về tài sản của
vợ chồng hoặc có quy định nhưng chưa rõ ràng thì sẽ được giải quyết theo nguyên tắc
chung và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.


Quy định về thay đổi, sửa đổi hôn ước

Nội dung của chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng có thể được sửa đổi, bổ sung
một phần hay tồn bộ bắng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (Điều 47 và 49
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014).
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam vẫn cho phép vợ, chồng thay đổi chế độ tài sản và áp
dụng chế độ tài sản theo luật định trong thời kỳ hơn nhân mặc dù trước đó đã áp dụng
chế độ tài sản theo thỏa thuận. Quy định này của Luật Hơn Nhân Gia Đình Việt Nam
5


khá khác biệt so với quy định về chế độ tài sán trong BLDS và Thương Mại Thái Lan.
Theo quy định của BLDS và Thương Mại Thái Lan thì việc thay đối thóa thuận tiền
hơn nhân sau khi kết hơn chỉ được thực hiện bởi Tịa án có thẩm quyền. Như vậy, có
thể thấy quy định về việc thay đổi chế độ tài sản của pháp luật Việt Nam có sự linh
hoạt và tào điều kiện thuận lợi hơn cho các cặp vợ chồng.
2. Chế độ tài sản ước định của một số nước trên thế giới.
2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển
Chế độ tài sản theo thỏa thuận khơng cịn là điều mới lạ với nhiều nước trên thế giới,
ngược lại, nó đã tồn tại từ rất sớm. Theo hình thái hơn nhân cổ xưa Manus, người phụ
nữ phải lệ thuộc vào uy quyền của người chồng đã được bãi bỏ một cách rộng khắp
vào thời kỳ đế quốc và một người phụ nữ đã lập gia đình có quyền giữ lại quyền sở
hữu với bất kỳ của hồi môn nào mà họ sở hữu. Về mặt pháp lý, khi kết hôn thường tự
lập thỏa thuận trong đó ghi xác định trước quan hệ tài sản giữa họ với nhau trong cuộc
sống tương lai đồng thời cũng nêu rõ những điều kiện thừa kế tài sản khi một bên vợ

(chồng) chết. Việc thỏa thuận như vậy thể hiện sự độc lập và không vụ lợi trong quan
hệ tài sản của các bên nam nữ khi tiến tới hôn nhân nhưng họ vẫn nằm dưới thẩm
quyền pháp lý của người cha, bất kể là họ đã đi lấy chồng chăng nữa và chỉ khi nào
người cha qua đời, họ mới được tự do về mặt pháp lý. Nhiều nước trên thế giới ghi
nhận sự thỏa thuận này trong pháp luật quốc gia mình, tuy nhiên mỗi quốc gia lại có
thuật ngữ, quy định q trình tạo lập cũng như công nhận sự thỏa thuận này không
giống nhau. Trong đó, thuật ngữ “hơn ước” được sử dụng khá phổ biến, thuật ngữ này
được hiểu: là văn bản do hai bên nam nữ lập trước khi kết hôn theo thể thức nhất định.
Đây là chế độ tài sản ước định, cịn gọi là thỏa thuận tiền hơn nhân về tài sản. Trong
đó ghi nhận sự thỏa thuận của họ về chế độ tài sản vợ chồng được áp dụng trong thời
kỳ hôn nhân và chỉ phát sinh hiệu lực trong thời kỳ hôn nhân.
2.2. Chế độ tài sản ước định của vợ chồng ở một số quốc gia
2.2.1. Thái Lan
• Nội dung

Do ảnh hưởng từ pháp luật các nước phương Tây, Bộ luật dân sự và thương mại năm
1925, sửa đổi năm 2009 của Thái Lan đã bổ sung các quy định về chế độ chia tài sản
vợ chồng theo thỏa thuận với tên gọi “Hôn ước”. Theo quy định của bộ luật này,
6


trường hợp trước khi kết hôn, nếu vợ chồng không ký kết với nhau một thỏa thuận đặc
biệt liên quan đến quan hệ tài sản giữa họ, thì mối quan hệ giữa họ liên quan đến tài
sản sẽ được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật này.
Với quy định này, Bộ luật đã cho phép vợ chồng có thể xây dựng cho riêng họ các thỏa
thuận tiền hôn nhân nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản và có quy định khá chi tiết về các
điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận tiền hơn nhân. Về mặt hình thức, thỏa thuận phải
đầy đủ các điều kiện sau mới được coi là có giá trị pháp lí:
- Phải được thực hiện bằng văn bản, có chữ kí của cả hai vợ chồng và có ít nhất 2
người làm chứng

- Phải xuất trình với cơ quan đăng kí kết hơn ngay tại thời điểm đăng kí kết hơn
- Phải đưa vào đăng kí kết hơn với tư cách là một phần phụ lục của đăng kí kết hơn
Về mặt nội dung, các quy định về nội dung trong văn bản thỏa thuận cịn chưa cụ thể,
có chăng cũng chỉ là quy định về trường hợp hôn ước bị vô hiệu như:
- Thỏa thuận trái với trật tự công cộng hoặc phong tục đạo đức tốt đẹp của xã hội
- Chỉ ra rằng mối quan hệ tài sản của vợ chồng được điều chỉnh bởi pháp luật nước
ngồi.
• Quy định về việc thay đổi, sửa đổi hôn ước

Việc thay đổi chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng được Bộ luật quy định: “Sau
khi kết hôn, thỏa thuận tiền hôn nhân không thể bị thay đổi, ngoại trừ bởi thẩm quyền
của Tịa án”. Khi có phán quyết cuối cùng của Tòa án để thực hiện việc thay đổi, hủy
bỏ thỏa thuận tiền hơn nhân, Tịa án phải thơng báo vấn đề sửa đổi hoặc hủy bỏ này
đến cơ quan đăng ký kết hôn để cơ quan này đưa nội dung đó vào đăng ký kết hơn.
Ngồi các điều khoản trong thỏa thuận tiền hơn nhân sẽ khơng có hiệu lực trong
trường hợp tác động đến các quyền của người thứ ba ngay tình cho dù chúng được
thay đổi hoặc hủy bỏ theo lệnh của Tòa án. Và bất kỳ thỏa thuận được ký kết giữa vợ,
chồng trong thời kỳ hơn nhân có thể được hủy bỏ bởi mỗi bên tại bất kỳ thời điểm nào
trong thời kỳ hôn nhân hoặc trong vòng một năm kể từ ngày chấm dứt quan hệ hôn
nhân; với điều kiện là sự hủy bỏ này không ảnh hưởng đến quyền của người thứ ba
ngay tình.
Như vậy, Thái Lan chưa có quy định cụ thể về điều kiện về thời gian cũng như trình tự
thủ tục cụ thể cho việc thay đổi văn bản thỏa thuận đã xác lập trước đó, việc sửa đổi
7


ngồi việc tn thủ điều kiện về thời gian thì vẫn phải tuân thủ điều kiện về thể thức và
thủ tục xác nhận như đã làm với bản hôn ước ban đầu.
2.2.2. Cộng hịa liên bang Đức
• Nội dung


Những thỏa thuận cần thiết trong hợp đồng hôn nhân về vấn đề tài sản:
- Đa số các hợp đồng hôn nhân quy định cách chia tài sản theo phương pháp
Gütertrennung, nghĩa là trong thời gian chung sống hôn nhân, tài sản của ai làm ra sẽ
của người đó nếu ly hơn. Khơng có điều khoản này, tài sản sẽ bị chia theo phương thức
cân đối công bằng do luật pháp quy định.
- Vấn đề đóng góp ni vợ (thường người vợ thu nhập thấp hơn hoặc khơng có do ở
nhà lo nội trợ) cũng có thể được thỏa thuận tại hợp đồng hơn nhân, ví dụ cho một
khoảng thời gian nhất định, hoặc thay vì hàng tháng nhận tiền, người có quyền yêu cầu
(vợ) nhận một khoản “bồi thường” lớn.
- Các hợp đồng hơn nhân có thể bị tịa án đánh giá khơng có hiệu lực, nếu như có nội
dung vi phạm phong tục tập quán (sittenwidrig). Ở đây các tòa dân sự xử ly hơn sẽ
kiểm tra tính hiệu lực của hợp đồng hơn nhân.
- Hợp đồng hơn nhân có hiệu lực vô thời hạn, tuy nhiên các bên tham gia cần cho kiểm
tra lại sau một thời gian, để phù hợp với tình hình cá nhân, cần thiết có thể thay đổi.
- Hợp đồng hôn nhân thường do các luật sư dân sự thảo cho thân chủ, được ký kết tại
cơng chứng. Phí hợp đồng phụ thuộc vào tài sản và thu nhập các bên đương sự.
Để hợp đồng hơn nhân hữu ích:
Những cặp vợ chồng kết hơn trước 2008 có thể thỏa thuận miệng hoặc dưới dạng văn
bản về vấn đề chi phí Unterhalt cho vợ (hay chồng) khi ly dị và các thỏa thuận đó có
giá trị trước pháp lý.
Theo luật mới hiệu lực từ 01.01.2008, các thỏa thuận kiểu như trên cần phải được công
chứng nhà nước, mới có hiệu lực pháp lý. Các địi hỏi của người vợ đối với người
chồng đưa ra trước khi ly hơn, sẽ khơng tự động có hiệu lực sau khi ly hơn nếu điều đó
khơng được cơng chứng. Chính vì lẽ này mà các cơng chứng viên khun thân chủ nên
có hợp đồng hơn nhân (Ehevertrag): Trong hợp đồng được cơng chứng này, người vợ
và người chồng có thể thỏa thuận trước các điều khoản về vấn đề đóng góp tài chính
khi ly hơn, các thoả thuận đó khơng nhất thiết phải theo luật định chung. Một ví dụ
8



đơn giản nhất là người sẽ nuôi con (thường là mẹ) có thể sẽ thỏa thuận được các khoản
hợp lý và có lợi hơn cho mình, nếu so sánh với các quy định chung của nhà nước.
• Trường hợp hợp đồng hơn nhân bị coi là khơng có giá trị

Theo luật pháp quy định, người vợ và người chồng có thể thảo hợp đồng tự do theo ý
của mình. Mặc dù vậy tòa án tối cao liên bang (BGH) ở Karlsruhe năm 2004 đã có
quyết định, lúc nào thì một bản hợp đồng hơn nhân bị coi là khơng có giá trị (án quyết
số Az.:XII ZR 265/02). Bản hợp đồng đó khi đưa ra xét xử sẽ được tịa án kiểm tra
trong hai bước:
Bước một, kiểm tra giá trị pháp lý: tòa án sẽ xem xét thời điểm ký hợp đồng, kiểm tra
nội dung hợp đồng về các tiêu chí sau: A: Liệu hợp đồng có hồn tồn đứng về một
phía và người kia có q nhiều bất lợi khi chia tay. B: Liệu bản hợp đồng này có vi
phạm phong tục tập quán (các vấn đề chắc chắn phải được đem ra giải quyết khi hơn
nhân), nếu như nó xác định trước một bên sẽ không chấp thuận các yêu cầu của bên
kia như: Trả tiền nuôi con, tiền cân đối hưu trí, tiền ni dưỡng trong trường hợp
người kia ốm đau. Kết quả kiểm tra này hoàn toàn thuộc về phạm vi quyết định của tịa
án. Ví dụ như điều khoản không trả tiền nuôi con được coi là hợp pháp nếu như đơi vợ
chồng này khơng có kế hoạch sinh con.
Bước hai, tòa án sẽ kiểm tra việc thi hành trên thực tế có đúng với bản hợp đồng hay
không. Thi hành sai cùng nghĩa với việc hợp đồng mất giá trị. Ví dụ: Hợp đồng quy
định chồng khơng trả tiền chăm sóc con cho vợ vì họ khơng có ý định có con. Tuy
nhiên, nếu người vợ có mang thai ngồi ý muốn và sinh con (sai hợp đồng), tịa có thể
sẽ quyết định người chồng phải trả tiền chăm sóc con cho vợ, mặc dù điều này hợp
đồng đã loại bỏ.
2.2.3. Cộng hịa Pháp
• Nội dung

Về cơ bản, BLDS Pháp đề xuất ba mơ hình quan hệ tài sản giữa vợ và chồng cho chế
độ tài sản thỏa thuận. Và một thực tế được nhiều học giả đồng tình là các mơ hình đề

xuất này đều dựa trên chế độ tài sản luật định.
Một là, mơ hình quan hệ tài sản chung theo thỏa thuận. Đây là mơ hình thể hiện rõ
nhất của quan điểm rằng chế độ tài sản thỏa thuận theo hợp đồng hơn nhân là sự mơ
phỏng có điều chỉnh chế độ tài sản luật định. Với mơ hình quan hệ tài sản này, người ta
9


đã thống kê có sáu bổ sung có thể xoay quanh chế độ tài sản luật định. Sáu bổ sung mà
vợ chồng có thể đưa vào hợp đồng hơn nhân của mình trong chế độ tài sản chung theo
thỏa thuận lần lượt có ý nghĩa như sau:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 1497 BLDS Pháp: “Tài sản chung của vợ chồng bao
gồm các động sản và những tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân”. Theo giải
thích tại Điều 1498 BLDS Pháp: “Nếu vợ chồng thỏa thuận rằng động sản và những
tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của họ thì các tài sản chung sẽ
bao gồm những tài sản chung thông thường theo chế độ tài sản luật định, các tài sản là
động sản mà mỗi bên vợ, chồng đã xác lập quyền sở hữu tại thời điểm kết hơn, tài sản
mà cá nhân mỗi bên vợ, chồng có quyền sở hữu do được tặng cho hay nhận thừa kế,
trừ khi những người tặng cho hoặc để lại di sản đã có ý chí khác. Những tài sản riêng
cịn lại là những động sản mà xét về bản chất nó là tài sản riêng theo quy định tại Điều
1404 dưới chế độ tài sản theo luật định”.
- Về điều khoản quản lý tài sản chung. Điều khoản này cho phép vợ chồng có quyền
quản lý khối tài sản chung cùng nhau. Trên cơ sở của điều khoản, tất cả các giao dịch
liên quan đến tài sản chung phải có chữ ký của cả hai vợ chồng (Điều 1503) trừ giao
dịch liên quan đến việc bảo quản tài sản. Cũng phát sinh từ điều khoản này là trách
nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với các nghĩa vụ tài sản phát sinh.
- Điều khoản về việc bồi thường cho một bên vợ hoặc chồng sau khi chấm dứt hôn
nhân (do vợ, chồng chết, do ly hôn…). Điều khoản này cho phép trong trường hợp
chấm dứt quan hệ tài sản, một bên vợ, chồng sẽ được quyền giữ lại một phần tài sản
chung trên cơ sở có tính tốn cân nhắc đến tổng thể giá trị tài sản chung tại thời điểm
phân chia (Điều 1511 BLDS Pháp).

- Điều khoản “tiên thủ” theo quy định tại Điều 1515 BLDS Pháp cho phép trong
trường hợp một bên vợ, chồng chết thì bên cịn sống có thể lấy đi trước tiên một hoặc
một số tài sản chung (tiền hoặc tài sản cụ thể), việc trích này được ưu tiên thực hiện
trước tất cả việc phân chia, kể cả chia di sản theo quy định của pháp luật.
- Điều khoản về việc phân chia một cách bất bình đẳng giữa vợ, chồng khi chấm dứt
quan hệ hôn nhân, chấm dứt quan hệ tài sản (Điều 1520 BLDS Pháp).
- Điều khoản cộng đồng toàn bộ tài sản (Điều 1526 BLDS Pháp). Điều khoản này cho
phép vợ chồng thỏa thuận toàn bộ các tài sản (động sản hay bất động sản, hiện có hay
10


sẽ có trong tương lai) đều là tài sản chung. Loại thỏa thuận này cũng có ngoại lệ, đó là
những tài sản được quy định tại Điều 1404 BLDS Pháp sẽ ln là tài sản riêng.
Hai là, mơ hình quan hệ tài sản riêng. Theo quy định tại Điều 1536 BLDS Pháp, “vợ
chồng đã thỏa thuận trong hợp đồng hôn nhân rằng họ sẽ có chế độ tài sản riêng, mỗi
bên sẽ giữ quyền quản lý, hưởng dụng và định đoạt tự do các tài sản riêng của mình.
Mỗi người trong số họ một mình chịu trách nhiệm về các khoản nợ do mình gây ra
trước hoặc trong quá trình hôn nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 220”.
Với chế độ tài sản này, thường trong hợp đồng hôn nhân các bên sẽ phải xác định rõ
trách nhiệm của mỗi bên trong việc đóng góp để duy trì sự tồn tại của gia đình (chăm
sóc giáo dục con hay chi phí nhà ở… Nếu khơng có thỏa thuận này thì phần đóng góp
sẽ được xác định tương ứng với phần tài sản của mỗi bên. Việc chấm dứt quan hệ tài
sản đối với mơ hình quan hệ tài sản này rất đơn giản, mỗi bên sẽ lấy đi tài sản của
riêng họ. Đối với những tài sản đã được mua chung bởi vợ chồng thì sẽ chia theo tỷ lệ
góp tiền của họ ở thời điểm mua.
Với chế độ tài sản này, nợ của mỗi bên tạo ra sẽ là nợ riêng của người đó. Do đó, chế
độ tài sản này thường được các cặp vợ chồng kinh doanh lựa chọn.
Ba là, mơ hình quan hệ tài sản chia sẻ khối tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Theo
Điều 1569 BLDS Pháp: “Khi vợ chồng kết hôn dưới chế độ tài sản có sự chia sẻ khối
tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, mỗi bên bảo tồn quyền của mình trong việc

quản lý, hưởng dụng và định đoạt tự do các tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, mà
khơng phân biệt giữa những tài sản đã có quyền sở hữu vào ngày kết hơn hoặc được
thừa kế hay tặng cho sau ngày kết hôn. Trong thời kỳ hôn nhân, chế độ tài sản này vận
hành như là vợ chồng đã kết hôn theo chế độ tài sản riêng. Tại thời điểm chấm dứt
quan hệ tài sản, mỗi bên vợ, chồng được quyền chia một nửa giá trị của các tài sản và
được đo lường bằng cách ước tính bằng chênh lệch giữa tài sản ban đầu và tài sản tại
thời điểm phân chia. Quyền được chia này là không thể thực hiện chừng nào quan hệ
tài sản còn chưa chấm dứt. Nếu quan hệ tài sản chấm dứt do vợ, chồng chết, những
người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia trên phần tài sản còn lại”.
Các tài sản được xem là “tài sản ban đầu” thông thường bao gồm những tài sản mà vợ
chồng đã có quyền sở hữu ở thời điểm kết hôn… Pháp luật yêu cầu mỗi bên phải xác
lập bằng chứng về các “tài sản ban đầu” này bằng văn bản xác nhận (có thể văn bản
11


thường không cần công chứng). Tuy nhiên, văn bản xác nhận (hay bản tự khai tài sản
này) phải có chữ ký xác nhận của bên vợ, chồng còn lại. Các tài sản ban đầu nhưng đã
được định đoạt trong thời kỳ hôn nhân (bán, tặng, cho) vẫn phải được kể đến khi tính
tốn để phân chia. Nếu tại thời điểm thanh lý quan hệ tài sản mà tài sản hiện có cuối
cùng ít hơn so với tài sản gốc ban đầu của vợ (chồng), thì khoản thiếu hụt của bên nào
bên ấy sẽ phải chịu. Và đương nhiên, bên còn lại thì khơng được chia (Điều 1575
BLDS Pháp).
• Hiệu lực của hợp đồng hơn nhân

Hợp đồng hơn nhân có hiệu lực phát sinh phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân và chỉ có
giá trị trong chừng mực quan hệ hơn nhân cịn được duy trì. Điều này có nghĩa là nếu
như khơng có quan hệ hơn nhân thì hợp đồng hơn nhân sẽ… khơng là gì cả. Với logic
như vậy, Điều 1395 BLDS Pháp quy định: “Hợp đồng hôn nhân phải được soạn thảo
trước khi kết hơn và khơng có hiệu lực cho đến ngày kết hôn”. Như vậy, kết hợp hai
quy định ở Điều 1394 và 1395 đã dẫn ở trên, ta có một tình trạng như sau: (1) nếu tại

thời điểm kết hơn mà khơng có bằng chứng (hay vợ chồng không đưa ra bằng chứng)
cho sự tồn tại hợp đồng hơn nhân thì quan hệ hơn nhân giữa họ sẽ được xác lập trong
tình trạng đặt dưới chế độ tài sản luật định; (2) nếu các bên đã xác lập hợp đồng hơn
nhân nhưng sau đó vì các lý do cá nhân, quan hệ hôn nhân không được xác lập thì hợp
đồng đã xác lập sẽ khơng có giá trị (khơng phát sinh hiệu lực).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Án quyết số Az.:XII ZR 265/02 , Tòa án Tư pháp Liên bang Đức
2. Bộ luật Dân sự Pháp,
3. Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan 1925, sửa đổi 2009
4. Bộ luật Dân sự 2015
5. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở một số quốc gia và Việt Nam,

/>6. Jean PATARIN và Imre ZAJTAY, Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật
đương đại, 1974,
12


7.

Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014

8. Sự thừa nhận của một số nước trên thế giới về chế độ tài sản của vợ chồng theo

thỏa thuận, />
13




×