Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Khai thác giá trị của đền độc cước trong việc phát triển du lịch ở tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.08 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ

TRƯƠNG VĂN NHẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHAI THÁC GIÁ TRỊ CỦA ĐỀN ĐỘC CƯỚC
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH
THANH HÓA

Chuyên ngành: Du lịch
Lớp: 49B1 Du lịch (2008 – 2012)

Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Văn Hào

VINH - 2012
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nhiên cứu............................................................. 3
4. Nhiệm vụ của khóa luận.......................................................................... 3
5. Đóng góp của khóa luận.......................................................................... 4
6. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................ 4
7. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 5
NỘI DUNG.................................................................................................... 6
Chương 1. KHÁI QT DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA ĐỀN ĐỘC


CƯỚC ............................................................................................................. 6
1.1.Vị trí địa lý ............................................................................................ 6
1.2. Đối tượng thờ tự ................................................................................... 7
1.3. Quá trình xây dựng .............................................................................. 18
1.4. Kiến trúc .............................................................................................. 21
Chương 2: LỄ HỘI ĐỀN ĐỘC CƯỚC XƯA VÀ NAY ............................ 28
2.1. Tổng quan lễ hội đền Độc Cước .......................................................... 28
2.2. Phần lễ .................................................................................................. 30
2.3. Phần hội ................................................................................................ 41
2.4. Sự thay đổi của lễ hội đền Độc Cước .................................................. 44
2.5. Ý nghĩa của lễ hội đền Độc Cước ....................................................... 48
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA ĐỀN ĐỘC
CƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở TỈNH THANH HÓA ........ 51
3.1.Thực trạng của hoạt động du lịch ở đền Độc Cước .............................. 51
3.2. Một số giải pháp ................................................................................... 58
KẾT LUẬN ................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 69
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 71

2


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài tác giả đã hồn thành
khóa luận tốt nghiệp đại học. Đây cũng là kết quả phấn đấu trong suốt bốn
năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học và công sức giảng dạy
của các thầy cơ giáo.
Để có được kết quả và thành cơng ban đầu tác giả xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Bùi Văn Hào giảng viên trực tiếp hướng
dẫn khóa luận cùng các thầy cơ giáo trong khoa Lịch Sử.

Tiếp theo tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nhân viên của Sở
văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa, Trung tâm văn hóa - du lịch thị xã
Sầm Sơn, Ban quản lý di tích đền Độc Cước đã giúp đỡ tác giả rất nhiều
trong quá trình tìm hiểu và tổng hợp tư liệu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã ln
giúp đỡ động viên tác giả trong suốt thời gian qua.
Vì thời gian, nguồn tư liệu, kinh nghiệm sinh viên có hạn nên đề tài
chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, mong nhận được những ý kiến đóng góp của
q thầy cơ và các bạn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !
Nghệ An, tháng 5 năm 2012
Tác giả
Trương Văn Nhật

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển
các loại hình du lịch. Sầm Sơn là một trong những khu du lịch biển nổi tiếng,
hàng năm thu hút hàng triệu du khách đến nghỉ dưỡng. Bến En (Như Thanh),
suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy)... là những khu du lịch sinh thái hấp dẫn đối
với du khách trong và ngoài nước. Nhưng nói tới thế mạnh về du lịch ở tỉnh
Thanh Hóa, khơng thể khơng nói tới hoạt động du lịch văn hóa –tâm linh. Du
lịch văn hóa – tâm linh ở Thanh Hóa gắn liền với các di tích lịch sử nổi tiếng
như thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc), khu di tích Lam Kinh (Thọ Xuân), phủ Trịnh
(Vĩnh Lộc), Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa), hay một số di tích lịch sử văn
hóa khác như đền Độc Cước (Sầm Sơn).
Đền Độc Cước là di tích lịch sử - văn hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch xếp hạng quốc gia. Khu đền này lại tọa lạc ngay tại khu du
lịch biển Sầm Sơn, nên hàng năm đã thu hút khá nhiều du khách đến viếng
thăm. Nhưng hiện nay việc khai thác giá trị lịch sử - văn hóa của đền Độc
Cước để phát triển du lịch cịn nhiều bất cập, nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy,
đi sâu tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa của ngôi đền này và đề ra những giải
pháp mang tính khả thi để khai thác giá trị của ngơi đền vào việc phát triển
ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa là vấn đề có ý nghĩa cả về khoa học lẫn
thực tiễn.
1.1. Ý nghĩa khoa học
Đi sâu nghiên cứu giá trị của đến Độc Cước trong hoạt động du lịch ở
tỉnh Thanh Hóa, một mặt góp phần làm sáng tỏ các giá trị lịch sử - văn hóa
cũng như giá trị du lịch của đến Độc Cước ở Sầm Sơn, mặt khác góp phần
vào việc phát triển du lịch văn hóa – tâm linh ở tỉnh Thanh Hóa.

4


1.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua nghiên cứu giá trị của đền Độc Cước, đề tài đề xuất một số
giải pháp có tính khả thi để phát triển du lịch văn hóa tâm linh kết hợp với các
loại hình du lịch khác ở tỉnh Thanh Hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đền Độc Cước từ khi xây dựng cho đến nay đã được đề cập tới trong
nhiều cơng trình, bài viết đăng tải trên nhiều loại ấn phẩm do địa phương hoặc
trung ương xuất bản. Cụ thể trong tác phẩm “Thắng cảnh Sầm Sơn” do tác
giả Hoàng Tuấn Phổ, NXB Thanh Hóa, 1983. Tác phẩm này đã viết đầy đủ,
chi tiết về di tích và thắng cảnh ở Sấm Sơn, có phần liên quan đến đền Độc
Cước nhưng phần lớn viết về huyền thoại, nguồn gốc của đền khơng có lễ hội.
Lê Kim Lữ trong cuốn “Đền Độc Cước” Ủy ban nhân dân và Ban quản
lý di tích Sầm Sơn, 1983. Tác giả chỉ đi sâu vào khảo tả di tích. Cịn trong các

bài viết của mình “Tục thờ thần Độc Cước ở làng Núi - Sầm Sơn - Thanh
Hóa” của tác giả Hoàng Minh Tường lại cho chúng ta biết thêm về nguồn
gốc, những huyền tích và một số giải pháp, quản lý, tổ chức phát huy các giá
trị văn hóa trong xu hướng đơ thị hóa và phát triển kinh tế du lịch.
Hồng Thăng Ngói trong cuốn “Độc Cước một huyền thoại” NXB
Nghệ An, 2009. Đã giới thiệu toàn bộ nguồn gốc, đối tượng thờ tự, kiến trúc
của đền được trùng tu tơn tạo mới dưới hình thức một cuốn sổ tay rất tiện lợi
cho du khách muốn tìm hiểu và khám phá.
Bên cạnh đó cịn có những bài viết như “Di tích thắng cảnh Thanh
Hóa” của Ty văn hóa Thanh Hóa và bài viết về “Đền Độc Cước” của Hồng
Tuấn Phổ, hay Lê Bích Thể trong bài viết về “Đền Độc Cước và dãy núi
Trường Lệ”, phòng văn hóa thể dục thể thao, 1988, nghiên cứu khảo tả về đền
Độc Cước tại thị xã Sầm Sơn.

5


Tất cả các tài liệu trên đều đề cập hay khảo tả đền Độc Cước nhưng
chưa có tài liệu nào đề cập một cách đầy đủ và có hệ thống các giá trị của đền
Độc Cước. Tuy nhiên, những tác phẩm bài viết kể trên là những nguồn tư liệu
rất quý giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị đền Độc Cước trong
việc bảo tồn phát triển hoạt động du lịch ở tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu “Khai thác giá trị của đền Độc Cước trong
việc phát triển du lịch ở tỉnh Thanh Hóa”
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Sầm Sơn không chỉ nổi tiếng với du lịch biển, mà ở đây cịn lưu giữ
nhiều giá trị văn hóa, tâm linh phong phú và đa dạng như: Đền Cô Tiên, đền
Đề Lĩnh, nghè Bà Triều…trong đó phải kể tới đền Độc Cước tọa lạc trên
mỏm núi Sầm phía Đơng dãy Trường Lệ.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung tìm hiểu và khai thác
các giá trị của đền Độc Cước trong việc phát triển hoạt động du lịch ở tỉnh
Thanh Hóa. Hi vọng trong thời gian tới các bạn sinh viên yêu thích nghiên
cứu khoa học sẽ tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu vấn đề.
4. Nhiệm vụ của khóa luận
Khi thực hiện đề tài này chúng tơi đã giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Khái quát về di tích lịch sử - văn hóa đền Độc Cước, qua đó thấy
được cơ sở nền tảng của di tích vị tí địa lý, đối tượng thờ cúng, lịch sử
hình thành…
- Nghiên cứu các giá trị của lễ hội đền Độc Cước xưa và nay, để thấy
được nguyên nhân và sự thay đổi của lễ hội qua không gian và thời gian.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy giá trị của đền đóng góp cho
sự phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa.

6


5. Đóng góp của khóa luận
- Đề tài đem lại những hiểu biết về giá trị đền Độc Cước tại thị xã Sầm
Sơn Thanh Hóa và phần nào đó góp phần vào cơng tác bảo tồn di tích cũng
như phát huy được thế mạnh vào khai thác du lịch.
- Cầm cuốn khóa luận trên tay mọi người có thể đi thăm đền Độc Cước
như là một người bạn đồng hành và là người hướng dẫn viên du lịch hữu hiệu
cho du khách. Cơng trình nghiên cứu này sẽ góp phần hướng dẫn du khách
thập phương về với mảnh đất Sầm Sơn.
6. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện khóa luận này chúng tơi đã tập trung khai thác các nguồn
tài liệu sau:
- Các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử văn hóa, địa danh lịch sử, địa

danh du lịch của tỉnh Thanh Hóa.
- Các cơng trình nghiên cứu giới thiệu về nguồn gơc lịch sử, kiến trúc,
lễ hội của đền Độc Cước.
- Tài liệu của Trung tâm văn hóa - du lịch thị xã Sầm Sơn và Sở văn
hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa.
- Các tranh ảnh, tượng thờ cúng ở đền.
- Các báo, mạng Internet và tạp chí có liên quan.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng hai phương pháp:
phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic. Ngồi ra trong q trình nghiên
cứu kết hợp sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát thực địa: Tác giả đã sử dụng phương pháp này
để quan sát thu thập thông tin và thẩm nhận giá trị của đền Độc Cước để hồn
thành khóa luận.

7


Phương pháp thu thập phân loại và xử lý tư liệu, tác giả đã sử dụng
phương pháp này để tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại đền
Độc Cước.
Phương pháp mô tả, sử dụng phương pháp này để mô tả kiến trúc, hoạt
động của lễ hội trong chương 1 và chương 2.
7. Bố cục của khóa luận
Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung của khóa
luận được trình bày trong 3 chương.
Chương 1. Khái quát về di tích lịch sử - văn hóa đền Độc Cước
Chương 2. Lễ hội đền Độc Cước xưa và nay
Chương 3. Một số giải pháp phát huy giá trị của đền Độc Cước trong
hoạt động du lịch ở tỉnh Thanh Hóa


8


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA ĐỀN ĐỘC CƯỚC
1.1. Vị trí địa lý
Từ thành phố Thanh Hóa đi theo con đường số 47, trước mắt chúng ta,
một vạch núi xám sẫm chênh chếch hướng Đông Nam, ln ln biến hóa
thành những hình dáng kỳ ảo: khi uốn lượn như làn sóng, hịn thấp hịn cao
nhấp nhô, hoặc lô xô tầng tầng lớp lớp… cuối cùng, một pho tượng vĩ đại,
tầm vóc cịn hơn bà Nữ Oa thần thoại hiện lên. Đó là dãy núi Trường Lệ,
giống hệt người phụ nữ với những nét cong mềm mại, kiều diễm, đang ngửa
mặt nhìn vịng trời xanh cao lồng lộng.
Trên đỉnh núi có ngơi đền Độc Cước xa trơng như nép mình vào lưng
sườn núi, nhưng đến gần chúng ta lại thấy ngôi đền vượt hẳn lên, đứng sừng
sững trên đầu Cổ Giải. Nếu bãi biển Sầm Sơn được tặng thêm nét đẹp bởi hịn
Cổ Giải thì ngơi đền Độc Cước lại tôn thêm vẻ đẹp của núi. Hay nói đúng hơn
sóng nước, bãi cát, núi đền, trời mây, cỏ cây…ở đây là một bức tranh hài hòa
màu sắc, chặt chẽ bố cục và biến đổi sinh động theo vị trí, góc độ của người
ngoạn cảnh.
Lúc đầu đền ở phía Đơng trơng ra biển đón dương khí (giống như các
tháp Chăm được xây dựng trên những đồi cao, núi thấp hướng ra biển). Sau
này đền mới quay về phía Tây Nam, vì quan niệm của người xưa, hướng Tây
là hướng vững chắc nhất. Bởi nó phù hợp với quan niệm âm dương, ngồi
quay lưng hướng Tây là cách ngồi yên tĩnh vững chãi nhất. Do đó người dân
đặt đền quay hướng Tây là để cầu mong vị thần ngồi yên vị tại đây, đem sức
mạnh thần linh ban phước lành cho người dân.


9


Như vậy đền Độc Cước có một vị trí tuyệt đẹp, xét cả ở phối cảnh
không gian, cả việc thuận tiện cho du khách thăm viếng. Từ biển nhìn vào đền
như một ngọn hải đăng, một trạm gác tiền tiêu, một người khổng lồ, lưng tựa
núi, ngực hướng ra khơi xa.
1.2. Đối tượng thờ tự
1.2.1. Truyền thuyết
Đền Độc Cước theo dân gian thì nơi đây có một thần nhân giáng xuống
ngọn MiếtCảnh để lại dấu chân trái trên đá dài một trượng, rộng năm tấc,
người địa phương thấy linh dị bèn dựng miếu ngay bên cạnh dấu chân ấy để
thờ. Trong các đền thờ thần Độc Cước ở Thanh Hóa thì đền Thượng, làng Núi
- Sầm Sơn là ngơi đền có trước tiên, to lớn, linh thiêng và cũng là ngơi đền có
lượng du khách tới chiêm bái, phụng thờ nhiều hơn cả.
Theo truyền thuyết, thần Độc Cước có rất nhiều nơi thờ phụng và có
những truyền thuyết khơng giống nhau. Theo tác giả Hoàng tuấn Phổ
truyền thuyết bao đời nay còn lưu truyền trong dân gian làng Núi, câu
chuyện về thần Độc Cước kể lại như sau: “Ngày xưa, có một năm lồi
người bị nạn hồng thủy, mọi vật trên trái đất đều bị nước cuốn trôi. Lúc
bấy giờ có một người đàn bà bụng mang dạ chửa bị nước cuốn đi được
sóng đẩy vào bờ, đi đến xóm Kẻ Trường thì nằm lại nơi đây. Bà vẫn nằm
ngửa mặt lên trời như có ý muốn nguyền rủa kẻ đã gây ra đau khổ cho loài
người. Bà nguyện làm con đê chắn các con sóng dữ để chúng khỏi gây
thêm tội ác, để các bà mẹ khỏi chết thảm thương.
Nhân dân trong vùng cảm phục và xót thương người đàn bà bị nạn bèn
đem đá đắp lên thi hài thành nấm mồ theo dáng người mẹ nằm mang đứa con
trong bụng, tồn tại cùng với núi non trời biển. Khơng bao lâu từ trong nấm mồ
có một chú bé ra đời, vừa ra khỏi bụng mẹ chú đã biết chạy nhảy, nhặt đất đá
xếp lên mộ mẹ cho ngày một to thêm. Bà con trong vùng bèn bảo nhau người


10


đem theo khoai sắn, kẻ đem lúa ngơ đến góp nuôi chú bé mồ côi, khiến những
bông lúa, quả cà cũng phải lớn mau vùn vụt. “hạt lúa to bằng người ôm, quả
cà to bằng thùng đấu” mà vẫn không đủ nuôi cậu bé. Chẳng mấy chốc chú bé
trở thành chàng trai to lớn, thân hình kỳ dị, sức khỏe phi thường, mọi người
đều gọi là chàng khổng lồ.
Ngày ngày chàng khổng lồ cùng nhân dân khai phá đất hoang để cấy
lúa, trồng sắn, ra biển đánh bắt cá tôm. Rồi bỗng một hơm ngồi biển xuất
hiện lồi quỷ đỏ thích ăn thịt người, lồi quỷ này mình trịn trùng trục, mõm
dài vêu vao, răng nhọn hoắt chìa ra ngồi mép, miệng há to hơn miệng đấu và
đỏ lòm những máu, đặc biệt thân chúng bọc lớp vảy cứng và sắc, chỉ cần khẽ
chạm vào người nào là người nấy bị xây xát rồi da thịt loét thối dần ra rồi
chết. Những người dân chài ra khơi thường bị chúng ăn tươi nuốt sống. Họ
khơng đi chài thì cả nhà đói khát mà ra khơi thì khó thốt khỏi nanh vuốt quỷ
đỏ, họ đành mị ngao bắt tơm quanh quẩn ven bờ biển, cửa sông để sống qua
ngày. Nhưng lũ quỷ không chịu để cho họ yên, chúng khát mồi, mị vào tận
đất liền hãm hại những người dân vơ tội, xóm làng xơ xác tiêu điều, nhà cửa
vắng tanh vắng ngắt, những người sống sót đi tha phương cầu thực. Chứng
kiến cảnh xóm làng tiêu điều, ly tán. Chàng khổng lồ càng yêu thương bà con
bao nhiêu thì càng giận bọn quỷ biển bấy nhiêu, Chàng đứng ở cửa sông hú
gọi một tiếng vang đến tận ngọn nguồn, dân chài phiêu bạt tận đầu sông, cuối
rừng đều lục đục kéo nhau về, họ dựng lại nhà cửa, sửa sang vườn tược,
những người đàn bà ở nhà lo làm ruộng cấy hái, đàn ông theo chàng khổng lồ
đưa bè mảng ra khơi đánh cá. Cuộc sống của họ chẳng mấy chốc yên vui “no
bằng cũ, đủ bằng xưa”.
Lũ quỷ đỏ sau một thời gian kiếm ăn ở phương Bắc xa xơi, nhờ những
cơn gió nồm đưa tới, chúng đánh hơi thấy mùi thịt người liền trở lại chốn cũ,

nơi chúng đã một thời tác yêu tác quái. Quen như mọi lần, bọn quỷ vây lấy bè

11


mảng, chúng vừa gầm gào vừa nhảy múa. Chàng khổng lồ biết trước thế nào
cũng giáp mặt bọn quỷ biển đã đem theo chiếc búa đồng to lớn, chàng ra hiệu
cho các bè mảng chụm lại kết thành khối và những người dân chài tựa lưng
vào nhau, cầm chắc những cây sào nhọm chĩa ra phía trước sẵn sàng đâm vào
những cái miệng đỏ lòm của bọn quỷ. Đợi cho lũ quỷ xơng vào, chàng khổng
lồ bất thình lình vung lưỡi tầm sét nhảy bổ vào đám đông bọn quỷ, tả xung
hữu đột. Mặt trời sợ hãi khép mình sau những đám mây đen xám đặc. Biển cả
rùng mình, nghiêng ngả. Tiếng gió mưa thét gào chen lẫn tiếng gầm rú của
bọn quỷ làm cho biển trời chao đảo.
Chàng khổng lồ đánh nhau với bọn quỷ từ sáng tới chiều cho đến khi
trời yên biển lặng thì lũ quỷ đã chạy biệt tăm, còn chàng khổng lồ người
nhuốm đỏ những vệt máu của bọn quỷ, đứng trong vòng vây của những người
dân chài bình an vơ sự, vui mừng hị hét, át đi cả tiếng sóng biển.
Từ đó ngày nào chàng khổng lồ cũng ra khơi đánh cá cùng những
người dân chài, bọn quỷ từ xa hễ thấy bóng chàng cao to sừng sững là tìm
đường lẩn trốn khơng dám bén mảng. Dân làng chài chẳng cịn lo sợ gì nữa,
cứ việc thả lưới, buông câu, chiều chiều vợ con họ ra đón tận ngồi biển,
khiêng về những rổ đầy ắp cá tôm. Làng chài quê biển yên ấm phồn thịnh
hơn trước.
Một hơm Chàng khổng lồ và đồn dân chài từ khơi trở về thấy bến bãi
vắng tênh, xóm làng, vườn tược xơ xác như vừa qua một trận bão, máu đọng
lại từng vũng trên nền nhà. Thì ra nhân lúc Chàng khổng lồ đang bng câu,
giăng lưới ngồi khơi bọn quỷ đã lẻn vào đất liền để tàn sát và cướp phá.
Hôm sau Chàng khổng lồ ở lại đất liền thì bọn quỷ lại hãm hại người dân chài
đánh cá ngồi khơi. Tình thế thật khó xử, để bảo tồn tính mạng của dân chài,

Chàng khổng lồ đã khơng toan tính tự lấy búa xẻ thân mình làm hai: một nửa

12


đứng trên hòn Cổ Giải bảo vệ người dân đất liền, một nửa theo những chiếc
mảng ra khơi cùng những người đánh cá.
Từ đó lũ quỷ khơng dám bén mảng đến đất liền và quấy phá hãm hại
những người đi mảng đánh cá ở ngồi khơi bởi vì chúng chưa quên được và
rất khiếp sợ lưỡi búa của người anh hùng làng biển. Từ đó vùng biển Sầm Sơn
sóng lặng gió êm, người dân vui cảnh.
“Chồng chài vợ lưới con câu
Chàng rể thả bóng, con dâu ngoắc mồi”
Khơng phải lo nạn quỷ tàn hại, nửa thân chàng khổng lồ đứng mãi trên
đỉnh núi, bàn chân hằn sâu vào đá núi, lưu lại dấu tích đến mn đời sau. Trên
đỉnh hịn Cổ Giải đến nay vẫn cịn có một tảng đá mang vết lõm tựa dấu bàn
chân người to lớn, tục truyền đó chính là dấu chân chàng khổng lồ từng đứng
đó ngày đêm để giữ gìn làng q thân u của mình.
Sau nhân dân địa phương nhớ ơn lập miếu thờ chàng khổng lồ làm thần
ngay bên cạnh tảng đá ở ngọn Cổ Giải, nơi có dấu chân. Người quanh năm
hương khói phụng thờ với lịng thành kính và cầu mong thần chở che, phù hộ
cho cuộc sống được bình yên, hạnh phúc. Câu chuyện trên phản ánh sức vóc
vĩ đại của tổ tiên, nói lên ước mơ kỳ diệu của người dân trong cuộc đấu tranh
chống thiên nhiên ác liệt, đồng thời ca ngợi một tấm gương chói lọi xả thân
bảo vệ quê hương đất nước biển trời.
Theo truyền thuyết thì thần là một cậu bé ngỗ ngược có nhiều
phép thuật lắm khi quấy phá, làm chấn động cả chốn thiên đình. Ngọc
Hồng bắt được trị tội phân thần ra làm hai nửa, một nửa xuống hạ giới
một nửa ở lại trời.
Theo sách “linh thần Việt Nam” nói rằng “Thần họ Cao, tên là Độc

Cước là một vị thiền sư đời Lý, thường đứng một chân để giảng đạo rồi siêu
hóa. Tương truyền sau một đêm mưa to, dân xã lên núi Sầm Sơn thấy một vết

13


chân khổng lồ. Dân lập đền thờ trên núi Sầm Sơn, nay là thị xã sầm Sơn,
Thanh Hóa. [10, 157]
Vẫn theo truyền thuyết ở vùng Sầm Sơn sau khi chàng khổng lồ thẳng
tay đuổi bọn quỷ đỏ xa chạy cao bay, từ đó vùng biển Sầm Sơn khơng cịn bị
nạn quỷ biển phá phách quấy nhiễu, nhân dân lại vui vẻ làm ăn, làng biển trở
nên sầm uất. Ngọc Hoàng biết được chiến công của chàng khổng lồ cho thiên
sứ xuống gọi chàng về trời để nhận chức phong tước, nhưng chàng từ chối, ý
nguyện của chàng muốn ở lại trần gian để sống cùng bà con hàng xóm.
Ngọc Hồng phán bảo:
- Nhà ngươi muốn về hạ giới ta không giữ nhưng về đó muốn làm chức
gì cứ nói với ta, ta sẽ phong cho?
- Thưa Ngọc Hoàng, chàng khổng lồ nói: Hạ thần khơng muốn làm một
chức gì cả, mà chỉ muốn sống bình thường như mọi người hạ giới mà thơi.
- Ngươi có cơng nên ta thưởng, nhà ngươi có ưng chăng?
- Thưa Ngọc Hồng, ngài định phong chức gì cho hạ thần nơi trần thế?
- Ta phong cho nhà ngươi làm thần đất bốn mùa hương khói. Thần làm
gì mà nhân dân phải cúng tế?
- Thần có bổn phận trừ tà ma để bảo vệ nhân dân, nên các ngày tuần tiết
dân sẽ cúng xôi thịt.
- Vậy thần chỉ trừ tà ma, cịn bọn thủy qi thì ai trị?
- Quỷ quái thì thánh mới trị nổi, nhưng nếu ta phong cho nhà ngươi là
thánh thì dân chỉ cúng chuối oản mà thơi.
- Tâu Ngọc Hồng, tơi chỉ trừ ma tà và quỷ quái được không?
- Nếu nhà ngươi muốn làm cả thần cả thánh, phải xẻ người ra làm hai.

Khơng cần Ngọc Hồng nói thêm, sẵn cái búa trong tay chàng xẻ dọc người
ra làm hai nửa như những lần trước chàng đã làm để đuổi bọn thủy quái.

14


Ngọc Hoàng thấy vậy đành chấp nhận và phong cho ngài một nửa làm
thần một nửa làm thánh. Thần được thờ ở đền Thượng nơi có dấu vết bàn
chân thuộc địa phận làng Núi, còn nửa làm thánh được thờ ở đền Hạ thuộc
làng Trường Lệ. Từ đấy thần Độc Cước được nhân dân làng Núi nói riêng và
cả tam xã bát thơn vùng biển này thờ làm thành hồng.
Vùng sầm sơn còn lưu truyền câu chuyện về cuộc đọ sức thi tài giữa
thần Độc Cước và Bà Triều.
Làng Núi và làngTriều Dương, mỗi làng thờ một vị thần có tiếng là linh
thiêng. Thần Độc Cước có nhiều phép lạ, có tài trừ tà, quỷ dữ, muốn lấy Bà
Triều làm vợ. Cịn Bà Triều có cơng dạy dân dệt súc đánh cá, dệt vải lụa để
mặc nên mới có cuộc thử tài giữa họ, nếu Bà Triều thua phải ưng lấy thần
Độc Cước và nếu Độc Cước thua thì phải chịu làm em.
Cuộc đọ sức kéo dài tới hai ngày, ngày thứ nhất hai bên đều vận hết các
phép mầu nhiệm để đấu trí. Cuộc đấu sức nảy lửa chẳng ai nhường ai, người
nào cũng mong phần thắng. Sang ngày thứ hai, Bà Triều nói với thần Độc
Cước:
Ngày hơm qua đã thử phép, cứ đem phép mầu nhiệm để thử tài thì khó
phân thắng bại. Ngày hơm nay cứ lặp lại tơi e rằng cũng thế thơi. Tơi có ý này
ngài có chấp nhận được chăng? Rồi bà nói:
Chúng ta đem nghề nghiệp mà thử mới biết tài cao thấp. Tơi nghe ngài
có tài sai khiến súc vật, cịn tơi biết dệt lụa. Vậy ngài đem quật chết một con
trâu rồi làm sống lại, cịn tơi sẽ xé vụn tấm lụa rồi sau đó làm lại nguyên vẹn,
cùng thời gian ai xong trước người ấy thắng cuộc, ngài nghĩ sao?
Thần Độc Cước chấp nhận và cuộc thi bắt đầu. Vị thần tung con trâu

lên cao và khi rơi xuống nó nát vụn thành đống thịt, cịn Bà Triều thì xé nát
tấm lụa thành trăm mảnh.

15


Vào cuộc thi Bà Triều vơ lấy các mảnh vải lụa bỏ vào lòng còn hai bàn
tay thoăn thoắt kéo ra từng sợi, sợi kéo ra tới đâu thì thành vng lụa tới đó.
Cịn thần Độc Cước nặn hình con trâu thổi sức sống cho nó.
Sau một thời gian tấm lụa của Bà Triều đã bay phấp phới trước gió,
trong khi đó Độc Cước mới nặn được cái đầu và cái cổ trâu.
Cuộc thi kết thúc Bà Triều giành phần thắng. Từ đấy trong các cuộc tế
lễ, hội hè trong hàng tổng, hàng xã, kiệu Bà Triều bao giờ cũng đi trước kiệu
thần Độc Cước. Trong các kỳ tế cầu phúc, tế xám ở làng Núi bao giờ cũng
phải mổ trâu đầu và cổ phải để nguyên vẹn, còn thịt thì thái từng mảnh nhỏ
xếp vào mâm dâng lên tế ngài. Tục chàm trâu có từ ngày đó. [11, 14 - 15]
1.2.2. Thần tích
Cùng với truyền thuyết, thần tích về thần Độc Cước được các nhà nho
và các triều đại phong kiến ghi chép qua các thời kỳ.
Theo thần tích về thần Độc Cước được ghi “Một hôm sau khi trời mưa
to gió lớn thì thấy thần giáng xuống ngọn Miết Cảnh thuộc xã An Niệm, in
vào đất đá vết chân trái dài một trượng, rộng năm thốn, người địa phương
dựng miếu ngay trên đó để thờ ngài. Việc xảy ra vào thời Lý”
Theo cuốn “250 đình chùa nổi tiếng Việt Nam” ghi lại câu chuyện như
sau “Sau một đêm mưa to gió lớn sáng ra ở trên núi Sầm Sơn xuất hiện một
vết chân người khổng lồ lớn hơn chân người thường gấp trăm ngàn lần. Thấy
dấu, nhân dân cho là điềm lành lập đền thờ” [4, 124 - 126]
Trong cuốn sách này còn ghi “Đền thờ một vị thần sư họ Cao, tên tự
Độc Cước. Thần sư sống vào thời Lý nhưng luôn đứng bằng một chân để
giảng kinh. Khi thần sư siêu hóa nhân dân dựng đền thờ ở nơi dấu chân của

thần khi xưa”

16


Thần tích thần Độc Cước giáng linh vào nghè đất “thổ phụ” thôn My
Du, xã Sơn Trang, tổng Dương Sơn, huyện Mỹ Hóa, phủ Hà Trung, tức thơn
My Du, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa ngày nay.
Bậc thiên thần giáng linh xuống khu đất Thổ Phụ thôn My Du, xã Sơn
Trang, tổng Dương Sơn, huyện Mỹ Hóa, phủ Hà Trung vào giời tý, ngày 01
tháng 12. Lúc đó trời đất gió mưa nổi lên hết đêm mà khơng dừng, sáng hơm
sau dân thơn đến bờ sơng, đi lên gị đồi đất thổ phụ nhìn thấy một dấu vết dài
một thước, hai tắc, rộng bảy thước in trên gò đất. Mọi người đều cho là kỳ lạ
nhưng không biết thực hư thế nào. Từ đấy trong thơn người, vật ít được yên
ổn. Đến ngày mùng 8, cùng trong một đêm trong thơn có 4 người đều mộng
gặp một vị đại nhân, áo mũ chỉnh tề từ trên trời mà tới đứng ngay trên gị đất
và nói lớn ba tiếng: “ta là Độc Cước, Thượng đế lệnh truyền cho cai quản
hương ấp”. Nói xong bay lên khơng trung biến mất.
Sáng hơm sau 4 người ngồi đối thoại với nhau cùng giống một mộng
rất mực sợ hãi bắt đầu biết được thần minh giáng linh bèn truyền cáo bày án
cầu đảo, không lâu tự lập đền phụng thờ, người và vật trong làng dần dần
được khang minh. Đến tháng 2 cùng năm lập tượng người để phụng thờ thấy
có linh thiêng ứng nghiệm.
Sau này truyền nghe sự tích duệ hiệu của thần cũng giống Độc Cước ở
Trường Lệ bèn đến xin sao sự tích đem về bản miếu phụng thờ thấy có linh
ứng. Sự tích thần ở Trường Lệ sao ở dưới đây:
Nay thừa Sao:
Thiên thần giáng linh ở núi Trường Lệ, xã Lương Niệm, tổng Cung
Thượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia vào giờ tý ngày mùng 7 tháng
giêng. Lúc bấy giờ gió mưa nổi lên bốn, năm canh giờ thì dừng. Gió rất lớn,

mưa rất to khơng dừng. Sáng hơm sau dưới chân núi có xác một cây gỗ trên
mặt nước biển y như (ma), nhân dân kinh hoàng chạy hết lên núi thì thấy trên

17


núi có một vết tích rõ ràng in trên tảng đá bèn cho là thần linh dị. Đến ngày 17
tháng 3 từ trong biển một rừng cây gỗ lớn hơn trăm cây từ ngồi theo thứ tự
trơi vào núi, thời gian đó thấy có linh ứng, cơng việc trước là lập đền ở chỗ
vết tích gọi là đền Thượng, giữa đỉnh núi gọi là đền Trung, từ dưới chân núi là
Hạ đền. Duệ hiệu của thần Độc Cước Sơn Tiêu tối linh. Cho nên, nhận xét vết
tích linh ứng ở núi rừng. Các bậc tăng sư trước kia trong xã hội có bằng
chứng linh ứng cùng một duệ hiệu, nhiều lần khảo đính bậc tơn thần ở đền thờ
mà biết được sự thực như thế. Không giêng ở Lương Niệm có đền thờ mà từ
đó về sau khảo theo tự điển có đến hơn trăm đền. Biết được việc thần hóa
chẳng những xưa nay vẫn cịn như vậy.
Thần Độc Cước và sự tích thần cịn được các phù thủy trong vùng
truyền lại:
“Thần Độc Cước cha họ Chu, mẹ họ Đoàn người làng Núi, cha là một
pháp sư thần thông quảng đại. Ngài sinh ngày mùng 1 tháng chạp, khi ra đời
được đặt tên là Chu Minh hiệu Độc Cước, pháp danh là Pháp Duyên. Được
cha truyền phép thuật từ nhỏ đến năm 10 tuổi đã thống trị ngũ giới, vạn phép
thần thông, ấn quyết thông suốt việc trên trời dưới âm phủ ngài đều biết rõ.
Ngọc Hoàng thấy ngài dưới hạ giới khơng có ai cai quản nổi triệu lên về
thượng giới. Khi ngài ở thiên đình, thì ở hạ giới bị loạn, âm tà quỷ quái hoành
hành, quấy phá sát hại dân lành. Ngọc Hoàng phái các thiên tướng xuống dẹp
loạn nhưng không ai trị nổi. Cuối cùng Ngọc Hoàng đành phải sai ngài xuống
dẹp loạn. Song trước khi Ngọc Hồng cho xẻ ngài ra làm đơi chỉ cho xuống
trần một nửa, còn một nửa còn lại ở thượng giới. Từ khi ngài xuống trần gian,
nạn quỷ quái mới chấm dứt. Từ đấy uy danh của ngài lừng lẫy mười phương,

các làng lập đền thờ ngài làm thánh, làm thần mong ngài chở che tránh khỏi
nạn quỷ dữ quấy phá. Các thầy phù thủy thờ ngài làm thánh tổ với bức tranh
thờ có hình nửa thân tay cầm búa đồng trông rất oai vệ”. [11,24 - 25]

18


Trong khi hành lễ các thầy phù thủy đều có bài thỉnh thánh.
Hỡi ơi chư thánh, chư thần
Độc Cước chân nhân
Xin mời giáng hạ
Đầu thai họ Chu
Mẹ là Đoàn Thị
Hiệu là Độc Cước
Pháp danh Pháp duyên
Năm lên mười tuổi
Thống trị ngũ giới
Vạn phép thần thơng
Ấn quyết lịng thành
Khởi chung (đánh chiêng) động lệnh
Kính cổ (đánh trống) tam thơng
Động đến thiên đình
Ngọc Hồng giáng hạ
Tam phù cơng đồng
Bát về hạ giới…
Trong khi cúng các thầy phù thủy tạo ra một hình nhân bằng rơm hay
gỗ, hoặc giấy rồi thổi một hơi lấy của thần Độc Cước để sai khiến âm binh
hoặc trừ tà, yểm bùa.
Trong cuốn “Những thắng tích của xứ Thanh” thì theo đạo sắc phong,
cịn giữ được vào năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) thì: “Thần Độc Cước tên là

Chu Văn Khoan, có tài đức, giúp các đời Vua dẹp n giặc dã, giữ gìn bờ cõi.
Ngài có hiệu là Đại pháp sư, có bảy phép màu để trị ma quỷ gian ác…và
được vua phong mấy chữ: “Độc Cước Sơn Tiêu”.[12,137 - 138]

19


1.2.3. Sắc phong
Hiện nay tại đền Thượng, Làng Núi - Sầm Sơn - Thanh Hóa cịn giữ
được 7 sắc phong về thần Độc Cước do triều đình phong kiến các đời
phong tặng.
1. Cảnh Hưng năm thứ 44 ngày 28 tháng 7
2. Tự Đức năm thứ 3 ngày 20 tháng 11
3. Tự Đức năm thứ 6 ngày 11 tháng giêng
4. Đồng Khánh năm thứ 20 ngày 01 tháng 7
5. Thành Thái ngày 13 tháng 12
6. Duy Tân ngày 18 tháng 8
7. Duy Tân ngày 18 tháng 12
Trong số sắc phong trên, tờ sắc đời Cảnh Hưng (tức vua Lê Hiển Tông
(1740 - 1786)) có nội dung khá chi tiết về hành trạng và thần tích thần Độc
Cước: “Vị thánh linh thiêng nhất mà mọi người đều rõ. Sự linh thiêng ấy bảo
vệ được nhân dân, gìn giữ được đất nước làm cho đất nước ngày thêm rạng
rỡ, mạnh mẽ. Ngài ban phát ân huệ đến với mọi người. Vị thánh linh thiêng
nhất trong các vị thánh. Có nhiều phép màu nhiệm làm chấn động trời đất.
Tiếng tăm ấy không thể mất, thật là một vị thánh linh thiêng có đầy đủ đức
tính khoan hậu, trung hịa, nhân ái đối với mọi người và cả lồi vật. Một vị
thánh có tài phép giúp vua, gìn giữ được hịa bình, có trí thơng minh, có mưu
lược và sức mạnh. Chu văn Khoan (họ và tên của ngài) là một vị thánh giúp
cho các triều đại giữ gìn được đất nước mạnh ngang với các bậc đại vương.
Thật là một vị tướng do trời sinh ra. Hiệu là “đại pháp sư” có 7 phép để trị

kẻ gian ác cùng với ma quỷ.
Các triều đại trước đều phong chức tước, chữ đẹp để phong thêm…Nay
thấy công của thần lớn quá nên phong thêm mấy chữ “Độc Cước Sơn Tiêu”
[9,418 - 419]

20


1.3. Quá trình xây dựng
Theo truyền thuyết đền Độc Cước có từ thời Trần. Ngày ấy đồn
thuyền của nhà vua đến vùng biển này tự nhiên trời biển tối tăm khơng cịn
biết phương hướng nào nữa, đến khi trời quang mây tạnh thì cả đồn thuyền
đã nằm trong vùng biển.
Đêm ấy nhà vua đang ngủ, trong giấc mộng thấy một thần nhân bán
thân đến trước thưa rằng: “Tôi là Độc Cước chân nhân được Ngọc Hoàng cử
xuống cai quản dải biển này. Nay thấy nhà vua đem quân trừ giặc ngoại xâm
cứu dân giữ bờ cõi. Tơi xin tình nguyện giúp một tay”. Nhà vua cảm tạ và hứa
khi thắng giặc trở về sẽ lập đền thờ để bốn mùa hương khói.
Sau ngày khải hồn khi dừng thuyền để đồn quân nghỉ ngơi nhà vua
thấy cảnh sơn thủy hữu tình, non xanh nước biếc mới rảo gót dạo chơi. Khi
lên đến đỉnh núi nhà vua thấy một vết bàn chân to bằng, hằn sâu xuống tảng
đá, vết bàn chân ấy giống hệt bàn chân người trong mộng. Nhà vua cho mời
các bô lão trong làng đến và cấp tiền dựng nên đền thờ trên vết bàn chân.
Lúc đầu ngôi đền lợp cỏ, đến năm Hồng Đức có một cây gỗ chò từ đâu
dạt tới vùng biển này, nhân dân vớt lên và lấy cây gỗ ấy mà dựng nên ngôi
đền nguy nga. Sự kiện này dân làng Núi còn ghi lại bằng bài ca dao:
“…Đời Hồng Đức bây giờ mới thấy
Một cây chị rộng mấy người ơm
Bỗng đâu trơi đến đầu làng
Lại làm dãy võ hai hàng hai bên…”

Nhân dân địa phương cho là thần đưa gỗ về để làm đền mới thuê thợ
khéo dựng đền. Chẳng may do sự vô ý của người thợ bạn, mấy cây cột cái đều
bị cắt hụt mực. Người thợ cả lo lắng bởi thần quở trách mà dân thì bắt đền.
Ơng buồn bã đi lang thang ngoài biển bỗng gặp con ba ba lên bờ đẻ trứng
xong lấp cát lại rồi bò xuống biển. Thấy vậy ông nghĩ ngay ra một mẹo liền

21


tạc mấy con rùa bằng gỗ đặt lên hòn đá tảng đội cột, làm cho những cây cột bị
hụt mực hóa thành đúng mực mà khơng ai hay biết là phải chắp độn thế nào.
Việc đó ơng khơng chỉ khắc phục được sai sót của thợ bạn mà cịn được dân
làng khen là tài khéo và thưởng công rất hậu.
Ngôi đền ấy tồn tại khơng được bao lâu thì bị bọn cướp biển tàn phá,
làm sập. Ngơi đền hiện cịn dựng từ đời Lê Trung Hưng và đã qua nhiều lần
trùng tu. [14,68]
Tục xưa còn truyền rằng: Đời xưa núi Trường Lệ, đêm mùng bảy tháng
giêng mưa to, gió lớn, nước biển dâng lên ngập ngang núi, cây cối đổ rạp, dân
trong vùng kinh hãi. Sáng hôm sau dân làng trèo lên đỉnh núi thì thấy một bàn
chân lớn, dài hơn một thước in trên hòn đá. Đến ngày 17 tháng 3 cùng năm ấy
bỗng thấy một bè gỗ lớn trôi xuôi vào chân núi. Dân làng cho là gỗ của thần
bèn lập ba đền thờ đó là đền Thượng - đền Trung - đền Hạ ở đầu núi, lưng núi
và chân núi. Đền Thượng thờ thần Độc Cước, đền Trung thờ Tơ Hiến Thành,
đền Hạ thờ Hồng Minh Tự.
Qua các lần trùng tu, các niên đại còn giữ được ở thượng lương tiền
đường cũ nay là trung tâm vào năm Chính Hịa (1673 - 1705) đến năm Thành
Thái thứ 3 (1889 - 1907) dân làng làm thêm tiền đường. Trên thượng lương
cịn dịng chữ “Hồng Triều Thành Thái tam niên tuế thứ Tân Mão hạ nguyệt
trong xuân Lưu Nhật Quang thời tân tạo tiền đường thụ thụ đại cát”.[11,8]
Tạm dịch: “Đời vua Thành Thái thứ 3 năm Tân Mão (1891) mùa xuân

tháng ba ngày tốt lành làm ngôi tiền đường”
Đền Độc Cước bị bom Mỹ phá hoại làm sụt đổ một phần trong những
năm 1965 - 1972. Trải qua thời gian, đặc biệt phải chống chọi bởi thiên tai
khắc nghiệt đã làm cho di tích đền Độc Cước làng Núi khơng cịn ngun vẹn
như xưa. Về cơ bản đền Thượng khơng có sự biến đổi di dời lớn, nhưng ở
từng cơng trình kiến trúc đều có thay đổi ít nhiều.

22


Sự biến đổi dễ nhận thấy trước tiên đó là cổng vào đền. Nếu như trước
đây cổng đền ở phía Bắc đi qua tháp Nghinh Phong, nhìn ra bãi biển chạy dài
ra tận cửa Hới, thì nay cổng đền đã chuyển hướng chính diện về phía Tây
Nam. Thời gian chuyển hướng lúc nào không rõ nhưng căn cứ vào kiến trúc
cổng đền thì việc di chuyển này ít nhất diễn ra vào thời Nguyễn.
Theo các cụ thủ đền và người dân ở đây cho biết lý do của việc chuyển
hướng là vì cổng đền hướng vào làng nào thì làng ấy làm ăn phát đạt gặp may
mắn, chính vì vậy mà người làng Núi mới chuyển hướng cổng đền từ hướng
Bắc quay về hướng làng mình phía Tây, để thần phù hộ cho dân chài làm ăn
thịnh vượng, ra lộng vào khơi són yên biển lặng, đánh bắt được nhiều tơm cá.
Điều đó phản ánh tâm lý của người dân Việt: “toét mắt là tại hướng đình”.
Tại đền Thượng trước đây có miếu Thổ thần và Sơn thần xây bằng
gạch đá kích thước nhỏ, lộ thiên, chỉ lọt một người vào lễ, thế nhưng đến năm
1992 miếu Thổ thần hầu như không được chú ý và bị lãng quên, riêng miếu
Sơn thần được xây dựng trên nền cũ có quy mô bề thế to lớn hơn. Điều khác
lạ là do thiếu hiểu biết, sẵn có tiền với mục đích kiếm lời, một số người đã
làm cho miếu Sơn thần biến dạng, đổ mái bằng và làm mái ngói trùm lên bệ
thờ lộ thiên không đảm bảo yếu tố nguyên gốc của di tích.
Về phía Tây Nam của ngơi đền, ngày nay các cụ thủ từ khôi phục lại
ngôi Phủ vào năm 1993. Đến năm 1996 gia đình và bản hội của bà Thiều Thị

Khoa, phường Đông Sơn thành phố Thanh Hóa đã cung tiến tồn bộ cho xây
lại ngơi Phủ và Tam Quan cửa chính của đền Độc Cước. Đến tháng 8 năm
2006, UBND thị xã Sầm Sơn chính thức khởi cơng xây dựng trùng tu tồn
diện lại khu di tích. Đến tháng 4 năm 2007 ngơi đền đã hồn thành đưa vào sử
dụng được ngơi đền chính và gác Nghinh Phong. Phục vụ kịp thờ cho hoạt
động văn hóa tâm linh và thăm quan du lịch.

23


Qua bao nhiêu thăng trầm biến cố lịch sử, kể cả hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, bom đạn triền miên, ngôi đền Độc Cước vẫn
nguyên vẹn. Đền được sửa chữa, tu bổ lại để đón khách thập phương tới thăm
viếng, lễ tết.
Đền Độc Cước được Bộ văn hóa - thơng tin xếp hạng là di tích lịch sử
văn hóa kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại quyết định số 313/QĐ - BVHTT
ngày 27 tháng 4 năm 1962 vào sổ di tích lịch sử văn hóa số 47. Ngày 14 tháng
02 năm 1990 Bộ trưởng Trần Văn Phác ký quyết định khu danh lam thắng
cảnh Sầm Sơn gồm có: Đền Độc Cước, hịn Trống Mái, đền Tơ Hiến Thành,
đền Cơ Tiên là di tích quốc gia.
1.4. Kiến trúc
Sầm Sơn, thiên nhiên thật ưu đãi. Biển và núi, núi và đền, những di sản
vô cùng quý báu của ông cha để lại với những huyền thoại về thần Độc Cước
thật hấp dẫn và những kiến trúc cổ từ đời xưa khiến khách tham quan càng
thêm tò mò và thích thú.
Từ bãi biển nhìn lên thấy rõ tồn cảnh khu đền từ lầu Nghinh Phong,
cửa Tam Quan, đền chính, Phủ Mẫu và cây bàng cổ thụ xòe xanh tán lá. Dọc
theo bờ biển đến chân núi, bước chân lên các bậc đá bên phải có miếu Thổ
thần. Phía trên miếu Thổ thần có miếu Sơn thần lộ thiên. Lên tới cửa Tam
Quan gặp tấm bia đá do quan huyện Quảng Xương. Đặng Huy Tứ soạn, dựng

vào năm Canh Thân, bia có chiều cao 0,38m, rộng 0,19m, nội dung ca ngợi
thần Độc Cước theo Hồng Tuấn Phổ được dịch nơm như sau:
Vâng mệnh trời sai xuống biển Đông
Ngàn thu hương lửa đỉnh non hồng
Dấu chân thủng đá lưu trời đất
Bóng quỷ tan hồn sạch bể sông
Đền thánh nguy nga non chất ngất

24


Bia thần chói lọi nước mênh mơng
Bầu trời trấn giữ vùng xung yếu
Mn vật chầu về Đức Thánh Ơng
Đường lên Đền và cổng Tam Quan
Đường lên đền Thượng được lát bằng đá phiến dày gồm 50 bậc, rộng
2m, hai bên xây tường đá thấp. Cửa Tam Quan mang phong cách kiến trúc
thời Nguyễn. Hai bên cửa Tam Quan có tạc hai ông hộ pháp oai vệ cầm gươm
đứng canh đền và hai voi đá chầu vào. Khách vào đền thường đi bằng hai cửa
nách, kế đến sân rộng lát đá hoa cương dài 7,1m, rộng 3,6m. Hai đầu sân có
hai ngơi nhà nhỏ có sẵn bàn ghế để khách thập phương ngồi nghỉ và chuẩn bị
trước khi vào lễ thần.
Tiền đường
Bước vào cổng qua sân gạch là nhà tiền đường rộng năm gian. Gian
giữa rộng 3,45m, hai gian kế hẹp hơn 2,7m và hai gian cịn lại 2,65m, tổng
diện tích là 95,5m2 được xây dựng vào năm Thành Thái thứ ba và trùng tu vào
năm 1919, kết cấu theo kiểu chồng giường giá chiêng. Trên nóc nhà tiền
đường có đắp đơi rồng chầu mặt nguyệt. Trang trí của nhà này chủ yếu tập
trung ở các đề tài hoa cỏ linh thiêng và các vật linh nhưng vẫn nằm trong
phạm trù tư duy nơng nghiệp. Ở hai vì nóc của gian giữa cột trốn đội thượng

lương đứng trên quá giang được mô tả dưới dạng một con sư tử ngồi với nét
mặt dữ tợn và hai tay giơ lên đỡ kết cấu bên trên. Mặt con Sư Tử được biểu
hiện sự quả quyết bảo vệ sự trong sáng, minh bạch cho thần thánh, nó soi xét
đến những cõi lịng đục hay trong của những tín đồ đến lễ thần. Đây là đôi sư
tử về nghệ thuật khá ngộ nghĩnh và đầy chất dân gian.
Ở bộ vì kèo kế bên, cả hai phía được chạm nổi mặt hổ phù, bộ ván
mễ che kín vì nóc. Sự kết hợp giữa chạm nổi và chạm tròn đã tạo nên
những khối kiến trúc đặc sắc và tinh tế, làm cho tâm hồn con người thêm

25


×