Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai tại địa bàn xã xuân lộc huyện can lộc hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.14 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
-----o0o-----

HỒNG THỊ HƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI TẠI ĐỊA BÀN XÃ XUÂN LỘC
HUYỆN CAN LỘC - HÀ TĨNH

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI

Vinh - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
-----o0o-----

HỒNG THỊ HƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI TẠI ĐỊA BÀN XÃ XUÂN LỘC
HUYỆN CAN LỘC - HÀ TĨNH

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
LỚP: 49B2 – CƠNG TÁC XÃ HỘI
KHĨA: 2008 – 2012


Giáo viên hướng dẫn: Phan Thị Thúy Hà

Vinh - 2012


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, ngồi sự nỗ lực của bản thân,
tơi cịn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt từ các thầy giáo, cô giáo
trong Tổ CTXH thuộc khoa Lịch Sử trường Đại Học Vinh, Trung Tâm DSKHHGĐ Huyện Can Lộc, Chính quyền, cán bộ dân số xã, trạm Y tế và nhân
dân xã Xuân Lộc.
Thông qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Cô giáo
Phan Thị Thúy Hà là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cung cấp
nhiều kiến thức cần thiết để tôi vượt qua mọi khó khăn, trở ngại hồn thành đề
tài này
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ CTXH thuộc
khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Tôi cũng chân thành cảm ơn chính quyền địa phương, Trung Tâm DSKHHGĐ Huyện Can Lộc,cán bộ dân số xã, trạm Y tế và nhân dân xã Xuân
Lộc. Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình điều tra thu thập thơng tin
phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô
giáo và độc giả để đề tài được hồn thiện hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện:
Hoàng Thị Hường

1



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 5
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 6
PHẦN I. MỞ DẦU ........................................................................................... 7
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 7
2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 8
3. Khách thể nghiên cứu .................................................................................... 8
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 9
6.1. Phương pháp luận...................................................................................... 9
6.2. Phương pháp quan sát ............................................................................ 10
6.3. Phương pháp phân tích tài liệu. ............................................................... 10
6.4. Phương pháp phỏng vấn .......................................................................... 10
6.5. Phương pháp công tác xã hội với cộng đồng .......................................... 11
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................ 12
7.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 12
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 12
8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 13
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................... 14
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO VẤN
ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 14
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 14
1.1.1. Các lý thuyết làm cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu ........................ 14
1.1.2. Các khái niệm ........................................................................................ 18
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 21

1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................... 21
1.2.2. Vài nét về điều kiện kinh tế xã hội Xã Xuân Lộc-Huyện Can Lộc
–Tĩnh Hà Tĩnh ................................................................................................. 23

2


1.2.3. Tình hình chung về việc thực hiện chủ trương –DS-KHHGĐ ở
toàn Xã Xuân Lộc ........................................................................................... 24
1.2.4. Các hoạt động hỗ trợ nguồn cung cấp các biện pháp tránh thai ........... 28
1.2.5. Vấn đề giới trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hố gia đình đặc
biệt trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai............................................. 33
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI ............................................................................................... 37
2.1. Thực trạng nhận thức về các biện pháp tránh thai của người dân tại
địa bàn ............................................................................................................. 37
2.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp tránh thai ........................................... 40
2.2.1. Biện pháp tránh thai đang sử dụng và lý do chọn biện pháp này ........ 40
2.2.2. Biện pháp tránh thai đã từng sử dụng, lý do không sử dụng nữa
tại địa bàn ........................................................................................................ 43
2.3. Nhận diện một số nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng và không sử
dụng biện pháp tránh thai. ............................................................................... 45
CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI................................................................................................. 47
3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai ............................ 47
3.2. Nhận diện một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
các biện pháp tránh thai................................................................................... 49
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai .............................. 52
3.3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng biện pháp đặt vòng .................................... 52
3.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng biện pháp bao cao su ................................. 53

3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc uống tránh thai ................................ 54
3.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng một số biện pháp tránh thai khác .............. 54
3.4.4. Đánh giá chung ..................................................................................... 55
3.5. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các biện
pháp tránh thai tại địa bàn ............................................................................... 56
3.5.1. Nâng cao năng lực quản lí và đội ngũ cán bộ nhân viên Dân Số
tại cơ sở ........................................................................................................... 56

3


3.5.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục thay đổi hành vi cho
người dân ......................................................................................................... 57
3.5.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ về kế hoạch
hóa gia đình ..................................................................................................... 59
3.5.4. Chính sách và đầu tư nguồn lực ............................................................ 60
3.5.5. Thành lập và nâng cao mở rộng các kênh cung cấp thông tin dịch
vụ về các biện pháp tránh thai ......................................................................... 60
3.5.6. Tổ chức các buổi giao lưu chia sẽ khinh nghiệm về thực hiện chủ
trương kế hoạch hóa và bảo vệ sức khỏe sinh sản ......................................... 61
3.5.7. Mở rộng các hoạt động ra các đối tượng khác thông qua các việc
làm thiết thực và hoạt động có thể thực hiện .................................................. 61
3.5.8. Nâng cao nhận thức giới về việc tham gia vào thực hiện các biện
pháp tránh thai ................................................................................................. 62
3.5.9. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng về SKSS. tổ chức các cuộc
khám sức khỏe định kì cho các bà mẹ ............................................................ 64
3.5.10. Xã hội hóa việc cung cấp sử dụng các biện pháp tránh thai ............. 64
3.5.11. Tập huấn đội ngũ các thành viên cộng tác viên trong tuyên
truyền kế hoạch hóa gia đình, ,khả năng giới thiệu các biện pháp tránh
thai cho cộng đồng .......................................................................................... 65

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 66
1. Kết luận ...................................................................................................... 66
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 67
2.1. Đối với cấp địa phương chính quyền ....................................................... 67
2.2. Đối các cơ sở Y tế và các dịch vụ cung cấp........................................... 67
2.2.1. Với tổ chức y tế ..................................................................................... 67
2.2.2. Đối với cộng tác viên dân số ................................................................. 68
2.3. Đối với mỗi cặp vợ chồng trong chương trình thực hiện kế hoạch
hóa gia đình ..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BPTT

Biện pháp tránh thai

BPTTHĐ

Biện pháp tránh thai hiện đại

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

DS

Dân số


KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

HIV/AISD
SKSS

Virus gây suy giảm miễn dịch /
Hội chứng suy giảm miễn dịch
Sức khỏe sinh sản

5


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Ý kiến đánh giá của các cặp vợ chồng về mức độ thuận lợi hay khó
khăn khi muốn nhận và sử dụng một BPTT, theo độ tuổi và giới tính (%)..............31
Bảng 2: Anh (chị) biết tên các biện pháp tránh thai nào sau đây? ................ 38
Bảng 3: Anh chị biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai nào sau đây? ... 39
Bảng 4 : Hiện tai anh chị có sử dụng biện pháp tránh thai không? ............... 42
Bảng 5: Biện pháp anh chị đang sử dụng là biện pháp nào sau đây? ............. 43

6


PHẦN I. MỞ DẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong cuộc sống hiện nay, để phát triển theo nền kinh tế chung, đảm bảo
sự ổn định, ấm no của gia đình cũng như toàn xã hội và nhằm tạo cho các thế
hệ sau một cuộc sống tốt đẹp. Đảng và Nhà nước ta đang tích cực tuyên
truyền việc sử dụng các BPTT. Việc tích cực tuyên truyền vận động để người
dân tham gia sử dụng các BPTT là một điều hết sức cần thiết để có thể cải
thiện đời sống nhân dân và góp phần vào tình hình chung của đất nước.
Việc sử dụng các BPTT cần phải tùy vào điều kiện của từng người, từng
hoàn cảnh cụ thể và từng cộng đồng mới có thể đạt được kết quả tốt nhất. Để
việc sử dụng các BPTT có hiệu quả hơn chúng ta cần xem xét từng địa bàn cụ
thể mà có biện pháp thích hợp.
Trong quá trình sử dụng, mỗi phương pháp lại có từng ưu và nhược điểm
riêng, việc pháp huy các ưu điểm hoặc kết hợp các ưu điểm với nhau là cần
thiết để đảm bảo tốt nhất cơng tác kế hoạch hóa gia đình.
Khi xem xét thực trạng vấn đề dân số tại địa bàn xã Xuân Lộc huyện
Can Lộc hiện nay, tôi nhận thấy đã có nhiều tiến bộ trong công tác giảm tỉ lệ
sinh con thứ 3. Tuy nhiên vấn đề này vẫn là một vấn đề cần sự quan tâm lớn.
Do đặc thù là vùng đất nông nghiệp thuần nông, chịu tác động lớn của
các tư tưởng cũ để lại nên vấn đề sinh con thứ ba, vấn đề hạn chế trong sử
dụng BPTT vẫn rất đáng lưu ý.
Tỉ lệ sinh con thứ ba vẫn cịn cao, tình hình dân số vẫn cịn nhiều biến
động phức tạp. Thêm vào đó, việc tuyên truyền và hướng dẫn người dân tham
gia vào việc sử dụng các BPTT một mặt hạn chế tỉ lệ gia tăng dân số, mặt
khác đảm bảo cho sức khỏe và an toàn trong đời sống tình dục của các cặp vợ
chồng vẫn còn nhiều bất cập.

7


Hiện tại trên địa bàn xã Can Lộc nói chung đã có nhiều tác giả nghiên
cứu về vấn đề DS và KHHGĐ, tuy nhiên các tác giả chỉ mới đề cập tới tình

trạng chung của tồn huyện và tình hình chung của việc sử dụng các BPTT.
Việc đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng các PPTT thì
vẫn chưa nhiều.
Để có thể tạo điều kiện cho công tác DS và KHHGĐ phát triển thuận lợi,
tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp
tránh thai tại địa bàn Xã Xuân Lộc Huyện Can Lộc –Hà Tĩnh”. Đề tài
nhằm tìm hiểu nhu cầu của người dân và thái độ kiến thức của họ trong việc
sử dụng các biện pháp tránh thai và việc bảo vệ sức khỏe của mình thông qua
việc sử dụng các BPTT. Nâng cao khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai
hiện đại (BPTTHĐ) cho người dân. Qua đó tác động để thay đổi nhận thức của
xã hội và những nhà làm chính sách về việc chuyên nghiệp hoá - xã hội hoá
các dịch vụ các nguồn cung cấp các biện pháp tránh thai nâng cao hiểu biết
cho người dân và toàn xã hội trên cả nước nói chung và nhân dân xã Xuân
Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh nói riêng.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai tại điạ bàn xã Xuân lộc –
Huyện Can Lộc-Tĩnh Hà Tĩnh.
3. Khách thể nghiên cứu
Các cặp vợ chồng từ độ tuổi 20- 35 và có 2 con trở lên tại địa bàn Xã
Xuân Lộc –Huyện Can Lộc-Tĩnh Hà Tĩnh
4. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai tại xã Xuân Lộc để
có thể thấy được thực trạng hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai của
họ. Thấy rõ được những khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng biện
pháp tránh thai trong q trình thực hiện kế hoạch hố gia đình.

8


Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp

tránh thai của các cặp vợ chồng nông thôn tại xã Xuân Lộc, từ đó chỉ ra được
những hạn chế trong các chính sách cũng như hoạt động tun truyền kế
hoạch hố gia đình.
Nghiên cứu cũng hướng tới mục đích nhằm chỉ ra các giải pháp mang
tính thiết thực để nâng cao nhận thức cũng như đẩy mạnh hiệu quả sử dụng
các biện pháp tránh thai.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian : địa bàn xã Xuân Lộc –Huyện Can Lộc- Tĩnh Hà Tĩnh.
Và địa bàn nghiên cứu là 6 xóm(Dư Nại,Thanh Xuân,Trung Xá,Mai
Hoa,Bình yên,và xóm Văn thịnh )trong tổng số 10 xóm thuộc Xã Xuân LộcHuyện Can Lộc - Tĩnh Hà Tĩnh .
- Thời gian : Từ tháng 2 đến tháng 5/2012.
- Nội dung
Trong khuôn khổ bài luận văn tốt nghiệp tôi xin thu hẹp đề tài nghiên
cứu của mình để có thể hiểu và làm tốt thực hiện nó một cách khoa học do
vậy nghiên cứu được thực hiện ở những đối tượng là cặp vợ chồng từ 20- 35
và có 2 con trở lên.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên các nguyên lý chung của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là thế giới khách quan và lý
luận chung của các khoa học. Các lý thuyết chung của công tác xã hội cũng
như phối hợp với các ngành khác như xã hội học, tâm lý học làm phương
pháp nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp này cũng nhằm thể hiện các mối quan hệ thông
qua sử dụng các biện pháp tránh thai của chủ trương kế hoạch hóa gia đình và
sức khỏe sinh sản cùng với sự phát triển đất nước.
9


6.2. Phương pháp quan sát

Quan sát là một việc làm rất cần thiết trong nghiên cứu xã hội học cũng
như trong thực hành công tác xã hội. Bên cạnh những bài báo cáo, những quy
định, tài liệu mà cán bộ huyện, xã cung cấp phục vụ cho viết báo cáo thì việc
quan sát cũng đóng vai trị rất quan trọng. Nó thể hiện trong việc quan sát thực tế
những lần đi phỏng vấn.
Phương pháp quan sát được thể hiện thông qua việc quan sát những
những biểu hiện bên ngoài ,những hành vi cử chi,và quan sát những môi
trường xung quanh.
Mục đích của quan sát là hiểu và biết được những biểu hiện bên ngoài
của các cặp vợ chồng trong việc thục hiện biện pháp tránh thai các hành vi cử
chỉ thái độ của họ khi nghe đến các biện pháp này .
6.3. Phương pháp phân tích tài liệu.
Tiến hành phân tích các tài liệu, số liệu của một số nghiên cứu trước và
một số sách có đề cập đến nội dung liên quan đến để tài nhằm mục đích hiểu
rõ hơn và làm sáng tỏ nó hơn. Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các
tài liệu văn bản, giúp chúng ta xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu
là các bài viết, cuộc nghiên cứu liên quan đến hoạt động hỗ trợ nâng cao năng
lực cho nhóm đối tượng hoặc tài liệu mà cơ quan cung cấp về nhóm đối tượng
để đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài một cách tốt nhất.
6.4. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là q trình nhân viên cơng tác xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp
nói truyện trao đổi thân chủ. Trong q trình tìm hiểu thơng tin và làm việc
với đối tượng, từ đó để có được những thông tin cơ bản về thân chủ cũng như
hiểu được tâm lí nhu cầu mong muốn của họ trong việc có nên thực hiện,việc
sử dụng các biện pháp tránh thai hay không để thực hiện KHHGĐ.

10


Tiến hành phỏng vấn bản thân các đối tượng trong phạm vi nghiên cứu

và một số đối tượng khác để có thêm nhiều thông tin thông qua các câu hỏi
mở và những hình thức khác từ đó nhằm thu thập thông tin.
Cụ thể tôi sẽ phỏng vấn sâu 2 cộng tác viên dân số, phỏng vấn 1 cán bộ y
tế xã chuyên trách về phụ sản, và phỏng vấn sâu 30 người vợ và 25 người
chồng tại địa bàn có 2 con trở lên và có độ tuổi từ 20-35 tuổi.
Tác giả phỏng vấn bằng bảng hỏi 75 cặp vợ chồng trên tổng số 300
cặp,có độ tuổi từ 20-35 trên toàn xã. Tiến hành phát 75 bảng hỏi, để làm cơ
sở cho thông tin định lượng. Rồi vận dụng những thông tin thu được đó vào
nghiên cứu nhằm đảm bảo tính đúng đắn và độ tin cậy cho nghiên cứu.
6.5. Phương pháp công tác xã hội với cộng đồng
Nhân viên công tác xã hội sử dụng phương pháp này nhằm mục đích
giúp đỡ công đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp tránh
thai, trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèoTừ đó thực hiện.
Với việc tiếp cận làm việc trực tiếp với những người dân ở trong địa bàn
để tìm hiểu cuộc sống, nhu cầu nguyện vọng ,cũng như những khó khăn của
cộng đồng đế có những giải pháp giúp đỡ cộng đồng.
Áp dụng các bước trong phát triển cộng đồng, để tiến hành các bước
sau.
Bước 1. Tìm hiểu về địa bàn dân cư nơi đây. Nhu cầu và mong muốn của
người dân về việc sử dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện KHHGĐ. Ở
đây người dân sử dụng biện pháp tránh thai như thế nào và nhu cầu sử dụng
các biện pháp đó.Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai
Bước 2. Tìm hiểu các nguồn lực tại địa bàn xã Xuân Lộc về vấn đề thực
hiện kế hoạch hoá. Các yếu tố nào tác động tới hiệu quả sử dụng các biện
pháp tránh thai.
Bước 3. Dựa vào các mục tiêu đưa ra ở trên để tìm hiểu sâu hơn cộng
đồng và để có thể thực hiện tốt các mục tiêu đưa ra. Chọn ra các đối tượng để
11



tìm hiểu, điều tra. nhằm tìm kiếm những thơng tin xác thực cho đề tài nghiên
cứu.
Bước 4. Tổ chức thực hiện bằng việc tuyên truyền, các hoạt động thiết
thực và đưa ra các giải pháp để có thể nâng cao nhận thức cho người dân, đấy
mạnh chất lượng người sử dụng biện pháp tránh thai.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài này nhằm chỉ ra thực trạng việc sử dụng các biện pháp
tránh thai trong chủ trương kế hoạch hóa gia đình. Những mặt được và những
hạn chế khi sử dụng biện pháp và cũng để từ đó thông qua các lý thuyết công
tác xã hội, xã hội học. Nhằm tìm ra biện pháp tác động đến cộng đồng để
nâng cao nhận thức cũng như thay dổi nhận thức của họ cũng như bổ sung các
lí luận cho việc ứng dụng vào thực tiễn. Qua việc nghiên cứu đề tài cũng để
bổ sung những kiến thức những hiểu biết trong việc sử dụng các biện pháp
,hiệu quả của nó trong thực tiễn.
Qua nghiên cứu này nhằm làm tài liệu cho các cuộc nghiên cứu sau này
về các biện pháp tránh thai.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sự tăng dân số là một trở ngại cho sự phát triển kinh tế, phát triển đất
nước như trên đã nói dân số và phát triến đất nước có mối quan hệ biện
chứng. Vì thế mà việc chủ trương kế hoach hóa gia đình là một việc làm cần
thiết. Việc tìm hiểu thực trạng hiệu quả các biện pháp tránh thai trong chủ
trương KHHGĐ cũng như việc đưa ra các chủ trương biện pháp nhằm thay
đổi nhận thức của người dân cộng đồng là việc làm rất cần thiết. Khi nghiên
cứu những việc này thì nó cũng có những tính khả, để nhằm đẩy mạnh chủ
trương kế hoạch hóa gia đình. Nhằm giảm sự gia tăng dân số ổn định dân số
và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Qua việc nghiên cứu đề tài cũng nhằm
làm cho mọi người nâng cao được vai trò trách nhiệm của mình, trong việc
12



phát triển đất nước và nâng cao chất lượng gia đình thơng qua việc sử dụng
các biện pháp tránh thai. Cũng từ đó đưa ra các giải pháp và những chính sách
tuyên truyền về việc sự dụng biện pháp tránh thai trong việc thực hiện kế
hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Việc này không chỉ giúp
những đối tương trong nghiên cứu mà còn mở rộng ra những đối tượng khác
như các tầng lớp tiền hôn nhân nâng cao hiểu biết cho các đối tượng này nữa.
8. Giả thuyết nghiên cứu
Các cặp vợ chồng nông thôn tại xã Xuân Lộc huyện Can Lộc đang gặp
phải những khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh
thai. Tại đây hiệu quả sử dụng các biện pháp tránh thai chưa cao và còn nhiều
hạn chế.
Người dân tại địa bàn đặc biệt các cặp vợ chồng đang chịu ảnh hưởng
bởi nền văn hố truyền thơng và học vấn.
Địa bàn xã Xuân Lộc có nhiều tiềm năng nguồn lực để có thể thực hiện
các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, khả năng sử dụng ,giúp họ thích nghi
được những thay đổi về việc sử dụng biện pháp tránh thai, cũng từ đó nâng
cao được chất lượng cuộc sống cho họ.

13


PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các lý thuyết làm cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Lý thuyết nhận thức
Thuyết này coi hành động dựa trên thực hiện nhiệm vụ, bao gồm xác
định vấn đề đưa ra các lời giải để lựa chọn lời giải tốt nhất lập kế hoạch thực

hiện. Bắt đầu từ thay đổi nhận thức rồi đến thay đổi hành vi. Trị liệu nhận
thức hành vi gồm 3 giai đoạn: Thứ nhất là thiết lập hành vi mới, nghĩa là làm
cho thân chủ thay đổi suy nghĩ, hành vi cũ khơng mong muốn và hình thành
suy nghĩ, hành vi mới tích cực hơn. Bước thứ hai là củng cố hành vi mới,
nghĩa là hành vi mới của thân chủ mới thiết lập cần phải được liên tục cũng
cố, duy trì và dần đạt đến mức độ mong muốn. Bước ba là đánh giá thực hiện.
Đánh giá sự thay đổi của thân chủ, động cơ của sự thay đổi đó.
Trong trường hợp này, tôi đã áp dụng thuyết nhằm thay đổi nhận thức của
các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và không từ đó giúp họ thay đổi những
suy nghĩ, hành vi tiêu cực trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình ,Giúp họ
hiểu rõ về các biện pháp tránh thai và chấp nhận chúng để hạn chế việc tăng dân
số và bảo vệ sức khỏe cho mình. nhằm xây dưng gia đình hạnh phúc và xã hội
phát triển.
1.1.1.2. Lý thuyết hành vi
Khoa học phân tích hành vi ra đời vào năm 1849 bắt đầu với thí nghiệm
của Ivan Paplov sau đó có một số nhà khoa học cũng nghiên cứu và phát
triển lý thuyết này cảu ơng. Điển hình là nhà khoa học Jonh B.watson (18781958). Lí thuyết này cho rằng hành vi của con người là do nhận thức và cách
lí giải môi trường tạo nên. Như vậy hành vi sai lệch sẽ do nhận thức sai lệch
hoặc lí giải môi trường sai lệch. Khi tư duy con người bị méo mó thì họ sẽ có
14


những cách hiểu sai lầm, những cách nhìn thiếu thiện cảm đối với cuộc sống.
Việc thay đổi cách nhìn, thay đổi tư duy sẽ dẫn tới sự thay đổi hành vi trong
cuộc sống. Lí thuyết này cũng nói lên rằng một người, khi xem ai đó thực
hiện một hành vi nào đó, họ quan sát và hình thành nên những ý nghĩ trong
đầu. Trong một thời điểm và hoàn cảnh nhất định nào đó, người ta có thể thực
hiện lại được những hành động này.
Lí thuyết hành vi lại cho rằng một vấn đề, một hành động, hành vi nào
đó của mỗi người hoàn toàn có thể thiết lập được thông qua hệ thống phản xạ

của cơ thể hay thông qua cơ chế phần thưởng. Qua thí nghiệm của Pavlop,
người ta đã đưa ra cách giải quyết vấn đề như sau : với một hành vi nào đó,
chúng ta có thể tác động, sử dụng phần thường hay hình phát để tăng cường
hay giảm thiểu hành vi đó.
Có thể nhận thấy nếu chỉ ứng dụng một trong hai lí thuyết nhận thức
hoặc thì khơng thể giải quyết triệt để vấn đề, chính vì vậy đã nảy sinh một
phái mới kết hợp hai lí thuyết này lại. Theo đó muốn thay đổi một cá nhân
hay một cộng đồng cần tác động vào cả nhận thức và hành vi của họ. Điều đó
sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Ứng dụng lí thuyết hành vi vào trong vấn đề nghiên cứu, ta có thể tác
động tới yếu tố tâm lí, các yếu tố về nhận thức, tư duy của người dân, tác
động vào những tư duy cũ trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai để thực
hiện KHHGĐ tới những tư duy lạc hậu trong sự bất bình đẳng giới trong việc
sử dụng các biện pháp tránh thai. Làm cho chúng thay đổi theo hướng mới
tích cực hơn. Tác động trong nhận thức là làm thay đổi những tư duy cũ, tác
động tới hành vi là làm thay đổi những cách làm, những việc làm theo kiểu
cũ.Khi ứng dụng thuyết Nhận thức hành vi vào đề tài tơi mong muốn góp sức
mình làm thay đổi nhận thức của các cặp vợ chồng, giúp họ nhìn thấy những
điểm mạnh của biện pháp tránh thai và nó đã có những tác dụng đem lại hiệu
quả như một số người đã sử dụng. Biện pháp tránh thai lâu nay trong tư
tưởng các cặp vợ chồng của thanh niên cịn rất hạn chế và khơng nên sử dụng
15


vì khơng hiệu quả lại có thể gây hại sức khỏe. Việc sử dụng biện pháp tránh
thai trong KHHGĐ không phải trách nhiệm của họ. Điều đó sẽ mang lại hiệu
quả tốt nhất trong quá trình giải quyết vấn đề..
Cách tiến hành là ta kết hợp công tác tuyên truyền vận động và công tác
hướng dẫn, đưa ra những cặp vợ chồng thực hiện tốt vấn đề này để làm mẫu
cho những người khác , giúp họ trực tiếp thay đổi cách nghĩ và việc sử dụng

của mình.
1.1.1.3. Lý thuyết vai trò
Thuyết vai trò cho rằng, vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau
do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó Thuyết cho
rằng vì mỗi cá nhân thường chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội, và tương
ứng với các vị trí đó là các vai trò. Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm
đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cũng chỉ ra những nội
dung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong bối cảnh hoặc có sẵn.
Thuyết cũng khẳng định, hành vi con người chịu sự chỉ đạo của những
mong muốn của cá nhân họ hoặc mong muốn của những người khác. Những
mong muốn cho mỗi vai trị thì khác nhau nhưng phù hợp với vai trò mà cá
nhân thực hiện hoặc trình diễn trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Hành vi cá nhân là các hoạt động để thực hiện vai trò, vị trí của một cá
nhân. Khi vai trò phù hợp với khả năng của cá nhân thì người đó đảm trách
tốt vai trị được phân cơng. Thuyết cũng cho rằng, muốn thay đổi hành vi một
cá nhân, cần tạo cơ hội cho họ thay đổi vai trò.
Mỗi chúng ta ai cũng có những vai trò nhất định và khi chúng ta thực
hiện tốt vai trò của mình thì xã hội sẽ ổn định và hạn chế được sự mâu thuẫn
trong xã hội.
Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không thực hiện được, hay nói đúng hơn là
có sự chồng chéo vai trị vì một con người khơng phải chỉ thực hiện một vai
trò duy nhất trong xã hội mà chúng ta thường phải “chịu” nhiều vai trò cùng
16


một lúc, và đôi khi những “Chuẩn mực” của vai trò này lại chồng chéo và có
khi mâu thuẫn với những “chuẩn mực” của vai trò khác. Hiện tượng này đã
làm cho con người chúng ta đôi khi chịu áp lực trước các vai trò đã được xác
định.
Thuyết vai trò theo góc nhìn xã hội học là một lý thuyết có ảnh hưởng

sâu rộng tới hệ thống toàn xã hội, thơng qua thuyết vai trị chúng ta nhận biết
được đâu là quyền hạn và nhiệm vụ của chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm
phải hồn thành nhiệm vụ của mình trước khi quan tâm tới vai trò của người
khác.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sử dụng thuyết này nhằm chỉ ra
rằng mỗi cặp vợ chồng và người dân trong quá trình phát triển của gia đình
và xã hội đều có các vị trí khác nhau với các vai trị tương ứng.Qua đó bản
thân tơi mong muốn tìm hiểu vai trò của mỗi người trong việc thực hiện xây
dựng gia đình và xã hơi. Nếu đánh giá đúng khả năng và tạo điều kiện phù
hợp để họ phát huy hết khả năng với đúng vai trị của họ thì kết quả việc sử
dụng biện pháp tránh thai và hiểu kiến thức về các biện pháp sẽ cao. Đồng
thời qua lí thuyết này, ta ứng dụng vào để tích cực đưa việc sử dụng các biện
pháp tránh thai vào vai trò là một trong những thành phần chính để phát triển
kinh tế.
Bên cạnh đó, qua lí thuyết này ta cũng thúc đẩy nhằm tăng cường vai trò
của chính quyền và các chính sách xã hội trong công cuộc thực hiện kế hoạch
hố gia đình.
1.1.1.4. Lý thuyết nhận thức giới
Nhờ lý thuyết nhằm nâng cao nhận thức tránh sự phân biệt giới trong
việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản.
Theo thuyết này, con người từ khi sinh ra đã có sự phân biệt giữa nam và
nữ. Theo lí thuyết giới thì người ta nhận thấy rằng các gia đình ngay từ lúc
trẻ cịn bé thơ đã mặc định cho chúng những hoạt động phân định mang tích
17


chất tách biệt rõ rằng giữa nam và nữ. Từ đó dẫn tới sự quy định phi văn bản
các công việc dành cho nam và nữ . Sự phân tách giới trong các hoạt động
ngay từ khi còn trẻ nhỏ đã dần dẫn tới một vấn đề đó là sự bất bình đẳng giới
trong đời sống gia đình. Người ta đã tự mặc định các cơng việc mình phải

làm, các cơng việc “được xem là của giới mình” mà khơng băn khoăn việc
nguyên nhân nào dẫn tới điều đó. Chính vì vậy trong nhiều trường hợp, đó lại
là nguyên nhân dẫn tới sự bất bình đẳng sâu sắc trong đời sống gia đình.
Dựa vào lí thuyết giới một mặt chúng ta có thể tìm ra được nguyên nhân
tận gốc của vấn đề bất bình đằng giới trong gia đình nhất là trong việc thực sử
dụng biện pháp tránh thai của người dân trên địa bàn kể trên. Mặt khác thông
qua đó chúng ta cũng có thể đưa ra các giải pháp phù hợp với từng giới để
giảm bớt sự bất bình đẳng trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
1.1.2. Các khái niệm
1.1.2.1. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới thì KHHGĐ bao gồm những
vấn đề, thực hiện giúp cho các cá nhân và các cặp vợ chồng để đạt được
những mục tiêu sau đây: tránh những trường hợp sinh khơng mong muốn,
điều hồ khoảng cách giữa các lần sinh, chủ động thời điểm sinh con cho phù
hợp với độ tuổi bố mẹ. Như vậy KHHGĐ là sự cố gắng có ý thức của các cặp
vợ chồng nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con. KHHGĐ không
chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai mà còn là những
cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai và sinh con.
Còn theo ủy ban dân số gia đình và trẻ em, Kế hoạch hố gia đình là việc
lập kế hoạch giúp các cặp vợ chồng, khi nào nên có con và việc sử dụng kiểm
soát khoảng cách sinh bằng các biện pháp, các kỉ thuật khác nhau, để thực
hiện kế hoạch đó . Từ đó ta có thể hiểu KHHGĐ là việc giúp cho các cặp vợ
chồng hạn chế việc sinh con và khoảng cách sinh con bằng cách lựa chọn các
biện pháp tránh thai vào mục đích đó, nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc
hơn, xã hội tốt đẹp hơn.
18


1.1.2.2. Tránh thai
Theo định nghĩa của Bộ y tế, Tránh thai là phương pháp đảm bảo không

có sự thụ thai khi giao tiếp tình dục nhờ đó sẽ khơng có những đứa trẻ sinh ra
ngoài ý muốn và đảm bảo đươc mức sinh phù hợp.
1.1.2.3. Các biện pháp tránh thai
Có rất nhiều biện pháp tránh thai được áp dụng hiện nay trong cuộc
sống, từ thời xa xưa và cho đến bây giờ. Các phương pháp tránh thai Đã xuất
hiện và xuyên qua các thời kì lịch sử trên khắp mọi miền trên thế giới. Và con
người đã áp dụng nhiều biện pháp vào phịng ngừa mang thai ngồi ý muốn.
Có rất nhiều biện pháp thai như :
Biện pháp tránh thai lâm sàng :
Triệt sản: Là một BPTT áp dụng cho cả nam và nữ, phổ biến ở nữ giới.
Cũng tương tự như thắt ống dẫn tinh ở nam giới, triệt sản ở nữ giới sẽ được
cắt và thắt ống dẩn trứng. Khi đó trứng bị chặn lại, không thể gặp tinh trùng
và đi đến tử cung được. Việc phẫu thuật triệt sản cho nữ giới, phức tạp hơn
nam giới nhưng lại không có hiệu quả cao bằng phương pháp thắt ống dẫn
tinh ở nam giới.
Thắt ống dẫn tinh: Là một BPTT phổ biến ở nam giới như sử dụng bao
cao su, biện pháp này rất an tồn mà khơng ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng
như khối cảm của nam giới trong quan hệ vợ chồng. Thắt ống dẩn tinh có tác
dụng ngăn tinh trùng di chuyển ra khỏi túi tinh và tránh thụ thai. Thủ thuật
khơng đụng chạm gì đến tinh hồn nên khơng thể biến những người đàn ông
cường tráng thành “Hoạn quan” như nhiều người lo ngại.
Biện pháp tránh thai phi lâm sàng :
Bao cao su: Là một BPTT dùng cho nam giới, hiện nay đã có bao cao su
cho nữ giới. Đây là một BPTT phổ biến nhất để khơng phải mang thai ngồi ý
muốn, đồng thời ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục,

19


nhất là HIV/AIDS. Sử dụng bao cao su vừa tiện lợi lại vừa có tính an toàn cao

đối với cả nam và nữ giới.
Thuốc viên ngừa thai: Có tác dụng ngăn chặn sự thụ tinh của tinh trùng
và trứng, là BPTT khá phổ biến và được nhiều phụ nữ tin dùng. Thuốc viên
tránh thai có rất nhiều dạng, nên sử dụng hàng ngày để không gây ảnh hưởng
xấu đến cơ thể.
Thuốc tránh thai khẩn cấp: Đây là BPTT không được khuyến khích sử
dụng rộng rãi trong việc ngừa thai. Chỉ được sử dụng trong trường hợp cần
thiết nhất. Nếu đã quan hệ tình dục mà khơng được bảo vệ bởi một BPTT nào
thì hãy dùng loại thuốc tránh thai khẩn cấp này sau khi quan hệ tình dục trong
vịng 75 giờ.
Cịn một số biện pháp như xuất tinh ngồi,tính vịng kinh,thuốc tiêm
tránh thai…
Trong đó biện pháp mà chúng ta đi sâu tìm hiểu là đặt vịng tránh thai,
tên đầy đủ là “dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung”, người ta gọi nơm na là
vịng tránh thai hay gọi chung là dụng cụ tử cung. Hiện nay dụng cụ tránh thai
này được sử dụng rất phổ biến, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng
như ngăn trứng làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai. Vòng tránh
thai khơng làm ảnh hưởng đến q trình giao hợp.
Là một trong những BPTT phổ biến. Được các chị em tin tưởng áp dụng.
Phương pháp này không gây đau nhiều, không ảnh hưởng sức khỏe cũng như
đời sống tình dục của chị em. Nếu bạn đã có đủ con và không muốn sinh
thêm. Hiệu quả 99% và Có hiệu quả tránh thai ngay lập tức và lâu dài (từ 5 10 năm) Bền, thoải mái và dễ sử dụng, Không tốn kém. Đặt vòng tránh thai là
phương pháp kế hoạch hóa gia đình lý tưởng đối với phụ nữ và các cặp vợ
chồng muốn hạn chế việc sinh trong một thời gian dài.
Đặt vòng tránh thai là phương pháp phổ cập trên thế giới. Hiện nay có
khoảng 80% triệu phụ nữ đặt vòng tránh thai hài lòng với phương pháp này.

20



1.1.2.4. Cách tính tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai
Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh
thai (viết tắt là CPR) là tỷ lệ phần trăm các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh
để từ 15-49 tuổi đang sử dụng các biện pháp tránh thai so với tổng số phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi đã có chồng.
Số cặp vợ chồng (vợ từ 15-49t)đang sử dụng BPTT
CPR =

x 100
Tổng số phụ nữ 15-49 tuổi đã có chồng

1.1.2.5. Trách nhiệm giới
Là việc nhận thức được các vấn đề giới, sự khác biệt giới và nguyên
nhân của nó, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục
mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới. (Tìm hiểu xã hội học về giới của tác giả
Trần Hồng Vân. NXB phụ nữ )
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trước khi đi sâu vào đề tài nghiên cứu của mình tơi cũng đã tìm hiểu và
đọc một số những vấn đề từng đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài. Đã có
rất nhiều nghiên cứu đề tài và những chủ trương chính sách về vấn đề kế hạch
hóa ,sức khỏe sinh sản và một số những tuyên truyền về các biện pháp tránh
thai đó là những chủ trương chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản qua các
giai đoạn trong đó đáng chú ý như nghị quyết tw 4 khóa VII của ban chấp
hành trung ương đảng về chính sách kế hoạch hóa gia đình, cũng đã nêu rõ
những quan điểm giải pháp để giảm sự gia tăng dân số và ổn định dân trong
đó có những biện pháp tránh thai.
- Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản và công tác KHHGĐ giữa lancet và tổ
chức y tế thế giới cũng đã đưa ra những vấn đề và tình trạng sử dụng các biện
pháp tranh thai trong chủ trương kế hoạch hóa gia đình.

- Những cuộc điều tra nhân khẩu học ,sứ c khỏe ( 1988,1997,2002) các
cuộc điều tra kap (kiến thức ,thái độ ,thực hành )các biện pháp tránh thai

21


.những cuộc đánh giá tác động của chủ trương KHHGĐ đến môi trường,giảm
sinh và tăng dân số.
- Nghiên cứu về chất lượng dịch vụ ( mối quan hệ người cung cấp dịch
vụ và khách hàng ) sự lụa chọn các biện pháp KHHGĐ của khách hàng.
- Nghiên cứu về nhận thức giới trong chủ trương KHHGĐ và sức khỏe
sinh sản và cịn có rất nhiều nghiên cứu khác.
- Chương trình sáng kiến sức khỏe sinh sản cho thanh niên Châu Á tại
việt nam do cộng đồng Châu Á và quỹ dân số Liên Hợp Quốc tài trợ cũng
nhằm đánh giá thực trạng về nhận thức thái độ về vấn đề sức khỏe sinh sản
và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình trong đó nêu lên các biện pháp tránh
thai được sử dụng để thực hiện kế hoạch hóa gia đình .
Nhưng nhìn chung những đề tài nghiên cứu này đều xem xét và đưa ra
được một cách tổng quát về thực trạng tăng dân số cũng như các biện pháp
được sử dụng trong KHHGĐ trong đó đã đề cao các biện pháp tránh
thai,những cuộc điều tra có thể đã cho biết các thông tin liên quan đến chất
lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhưng nó chưa toàn diện cịn thiếu
các thơng tin từ phía cung ứng của chủ trương (như môi trường cung cấp dịch
vụ ,nguồn lực cơ chế quản lý…) mặt khác những nghiên cứu đề tài này chưa
thực sự đi sâu vào tìm hiểu cách sự dụng các biện pháp tránh thai một cách cụ
thể từng địa bàn cụ thể cũng như chưa đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu của từng
cộng đồng cụ thể.Vì vậy đi vào tìm hiểu đề tài này tơi đã dựa trên sự tìm hiểu
nhu cầu ,đặc điểm xã hội cùng với những mong muốn nhận thức của mỗi đối
tượng ,mỗi người dân trong từng địa bàn cụ thể. Để từ đó nhằm cung cấp
thêm thông tin các biện pháp tránh thai trong chủ trương kế hoạch hóa gia

đình. Đề tài này cũng nhằm xem xét tìm hiểu thực trạng của từng địa bàn cụ
thể trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai và những hiệu quả mà biện
pháp mang lại và thông qua đó đưa ra những giải pháp phù hợp và xem xét sự
nhận thức giới trong việc thực hiện các biện pháp tránh thai.

22


1.2.2. Vài nét về điều kiện kinh tế xã hội Xã Xuân Lộc-Huyện Can Lộc
–Tĩnh Hà Tĩnh
Xuân Lộc là một xã đồng bằng sâu trũng nằm phía nam thị trấn Can Lộc
,giáp dãy Trà Sơn,phía bắc giáp Thị Trấn Can Lộc và Khánh Lộc ,phía tây
giáp với Trung Lộc và Đồng Lộc ,phía nam giáp Mỹ Lộc và Quang Lộc phía
đông giáp với Tiến Lộc và xã Thạch Liên,Huyện Thạch Hà.có tuyến đường
15a chạy qua 2 xóm Mai Hoa và Sơn Phượng dài 3km đường liên xã từ thị
trấn Nghèn chạy qua Trung Lộc với chiều dài 6km ,tuyến đường 10 từ Khánh
Lộc đến Mỹ Lộc dài 5km và tuyến đường từ trung tâm xã đi Quang Lộc.
Điều kiện giao thuận thuận lợi cho việc giao lưu với trung tâm Huyện và các
xã bạn.
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1093,7 ha trong đó đất sản xuất nông
nghiệp là 802.03 ha chiếm 73,3 %gốm diện tích lúa 726,86 ha thuỷ sản 18,15
ha đất lâm nghiệp 57 ha. Đất chưa sử dụng 12,78 ha chiếm 1,16 %.
Xã Xuân Lộc có độ dốc trung bình thoải dần từ Nam ra Bắc phân thành
3 vùng sản xuất rõ rệt,đợn vị xã Xuân Lộc nằm chung khu vực nhiệt đới phân
rõ 2 mùa rõ rệt : Mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ bình quân cả năm là 25-28
độ c lượng mưa trung bình hàng năm ước tính từ 180-200 mm.
1.2.2.1. Điều kiện kinh tế
Ở đây chủ yếu là làm nông nghiệp.tổng giá trị sản xuất năm 2010 là 7 tỷ
đồng trong đó: nông nghiệp 41,4 tỷ đồng chiếm 55,9%, công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp xây dưng chiếm 17,2 tỷ đồng, chiếm 23%.

Sản xuất chính của nông nghiệp là lúa lạc và sau màu. Tổng sản lượng
hàng năm quy thóc là 5394 số lao động kinh tế hàng năm được đảm bảo đời
sống nhân dân được tích lũy, thủy sản với diện tích nuôi cá nước ngọt là 18.5
ha, tổng năng suất hàng năm là 50-60 tấn cá các loại. Đàn trâu bò là 2200 con,
đàn lợn có 7500 con, đàn gia cầm có 49000 con, chăn ni là 1 nghành đóng
vai trị quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ cho nông nghiệp phát
23


×