Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.35 KB, 5 trang )
Lợi ích của chất chống ôxy
hóa từ thiên nhiên
Gấc có chứa nhiều beta-caroten.
Trong lĩnh vực sức khỏe hiện nay, người ta nói đến nhiều tác hại của
chất ôxy hoá, phản ứng ôxy hoá và nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng chất
chống ôxy hoá để bảo vệ, duy trì sức khỏe. Vậy chất chống ôxy hoá là gì và có
ở đâu?
Gốc tự do (chất ôxy hóa) luôn luôn được sinh ra trong cơ thể con người và
cũng có vai trò tích cực đối với cơ thể (có thể nói ta không thể sống được nếu
trong cơ thể hoàn toàn thiếu vắng gốc tự do). Ôxy (dưỡng khí) mà ta hít thở hàng
ngày là chất cần thiết nhưng chính nó cũng trở thành gốc tự do (khi đó gọi là ôxy
đơn bội). Hiện tượng thực bào là hiện tượng vi khuẩn, virut bị tế bào bạch cầu tiêu
diệt trong cơ thể, hoặc hiện tượng hô hấp trong tế bào, hoặc cơ chế giải độc ở gan
đều là các hoạt động làm sinh ra gốc tự do.
Điều quan trọng là trong cơ thể khoẻ mạnh, gốc tự do sinh ra có giới hạn,
không quá thừa để gây hại. Bởi vì bên cạnh các gốc tự do luôn có hệ thống các
chất chống ôxy hoá “nội sinh” (tức có sẵn trong cơ thể) cân bằng lại, vô hiệu hoá
các gốc tự do có hại. Hệ thống các chất chống ôxy này gồm các enzym như
glutathione peroxidase, superroxid, dismutase... đặc biệt là vitamin C, vitamin E,
beta-caroten (tiền vitamin A), khoáng chất selen “nội sinh” có sẵn trong cơ thể,
xúc tác các phản ứng khử để vô hiệu hoá gốc tự do (còn gọi là “bẫy” gốc tự do)
giúp cơ thể khoẻ mạnh. Chỉ khi nào gốc tự do sinh ra quá nhiều (do ô nhiễm môi
trường, do tia cực tím từ ánh nắng, do khói thuốc lá, do viêm nhiễm trong cơ thể,
thậm chí do dùng một số dược phẩm...) và hệ thống chất ôxy hoá nội sinh không
đủ sức cân bằng, cơ thể sẽ sinh ra rối loạn bệnh lý.
Người ta đã chứng minh, khi có sự tăng quá nhiều gốc tự do sẽ gây ra tình
trạng viêm nhiễm ở các cơ quan, các bệnh lý như tim mạch, bệnh thần kinh, đục
thuỷ tinh thể, thoái hóa hoàng điểm ở mắt, tăng nguy cơ các bệnh ung thư và nhất
là sớm xuất hiện hiện tượng lão hoá. Các tế bào mau già đi, đến thời điểm diệt