Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Một số chú ý sử dụng thuốc cho người suy gan pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.36 KB, 5 trang )

Một số chú ý sử dụng thuốc
cho người suy gan


Gan là cơ quan quan trọng nhất về mặt chuyển hóa các chất. Gan nằm
trong ổ bụng, dưới hạ sườn phải. Gan có nhiều chức năng trong hoạt động
sống của cơ thể như chức năng chuyển hóa các chất glucid, lipid, protid, chức
năng tiêu hóa thức ăn nhờ vào việc sản xuất ra mật và men tiêu hóa. Ngoài
ra, gan còn đảm nhiệm chức năng chống độc, dự trữ sắt, vitamin, tham gia
vào quá trình tạo máu – đông máu.
Vai trò và chức năng của gan
Các bệnh lý về gan thường gặp là viêm gan do virus, do vi khuẩn, do rượu,
xơ gan… Mọi nguyên nhân gây bệnh đều làm giảm khả năng hoạt động của gan.
Người bị suy giảm chức năng gan thường có các biểu hiện như đau hạ sườn phải,
ăn không tiêu, đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, gầy yếu, suy
kiệt, vàng da, vàng mắt, dễ chảy máu, nặng có thể bị hôn mê.
Trong chuyển hóa thuốc, gan cũng có vai trò rất quan trọng. Tại gan, nhờ
các enzym chuyển hóa, nhiều thuốc được biến đổi thành các chất dễ bài xuất hơn.
Chuyển hóa thuốc có thể tạo ra các chất chuyển hóa mất hoạt tính hay còn hoạt
tính, đôi khi có thể là chất chuyển hóa có độc tính. Suy gan gây nhiều khó khăn
cho việc điều trị bằng thuốc do chức năng chuyển hóa thuốc của tế bào gan bị suy
giảm, có thể gây nhiễm độc thuốc, chức năng sản xuất protein giảm, làm tăng
nhiễm độc các thuốc liên kết protein như phenytoin, prednisolon. Giảm khả năng
sản xuất và bài tiết mật dẫn đến tích tụ đối với một số thuốc được bài xuất ở dạng
không đổi như rifampicin. Vì vậy, khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy giảm chức
năng gan cần đặc biệt lưu ý: tránh dùng thuốc gây độc cho gan. Các loại thuốc gây
ứ dịch (thuốc chống viêm không steroid – NSAID, corcorticosteroid) có thể làm
cho phù và cổ trướng nặng thêm ở bệnh nhân gan mãn tính. Bệnh não do gan có
thể nặng thêm khi dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu mất kali,
thuốc chống táo bón.
Những thuốc ảnh hưởng đến gan


Những loại thuốc dưới đây cần tránh dùng hoặc thận trọng khi dùng cho
bệnh nhân suy gan.
Các thuốc kháng sinh:
Nhóm beta-lactam: theo dõi chức năng gan ở bệnh nhân gan, vàng da do ứ
mật trong hoặc sau điều trị, thường xảy ra ở bệnh nhân nam hoặc bệnh nhân trên
65 tuổi, một đợt điều trị không nên vượt quá 14 ngày.
Nhóm macrolid: erythromycin: gây độc cho gan không xác định;
clarithromycin, azithromycin: rối loạn chức năng gan, vàng da.
Nhóm quinolon: ciprofloxacin: viêm gan hoại tử; acid nalidixic,
norfloxacin, ofloxacin: giảm liều.
Các kháng sinh khác: chloramphenicol: tăng nguy cơ ức chế tủy xương,
tránh dùng; metronidazol: giảm liều xuống 1/3 ở bệnh nhân gan nặng, dùng ngày 1
lần.
Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid và thuốc lợi tiểu quai: furosemid,
hydrochlorothiazid: tình trạng thiếu kali huyết có thể thúc đẩy hôn mê, dùng lợi
tiểu ít thải kali thay thế.
Thuốc chống viêm không steroid: diclofenac: tránh dùng ở bệnh nhân gan
nặng, có thể gây phù; acetylsalicylic acid, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen,
naproxen, meloxicam, tenoxicam: nguy cơ cao về xuất huyết tiêu hóa.
Thuốc giảm đau nhóm Opi: morphin: tránh dùng, có thể thúc đẩy hôn mê,
codein, fentanyl, dextromethorphan.
Paracetamol: tránh dùng liều cao, hoại tử gan khi dùng liều > 10g.
Thuốc tim mạch, huyết áp: amlodipin, diltiazem, nifedipin, enalapril: giảm
liều.
Thuốc chống đông máu: warfarin, heparin: giảm liều.
Thuốc tránh thai đường uống: tránh dùng cho bệnh nhân gan tiến triển.
Thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng: omeprazol, cimetidin, ranitidin.
Thuốc chống hen: aminophyllin (Diaphyllin), theophyllin: nếu dùng phải
giảm liều.
Thuốc điều trị đái tháo đường: gliclazid, metformin: tránh dùng, có thể gây

vàng da.
Thuốc chống nấm: ketoconazol, griseofulvin: tránh dùng ở bệnh nhân gan
nặng.
Thuốc kháng histamin: chlorpheniramin, promethazin, diphenhydramin,
dimenhydrinat.
Thuốc chống ung thư: cyclophosphamid, doxorubicin, methotrexat,
vinblastin, vincristin: giảm liều.
Thuốc chống lao: isoniazid (rimifon), pyrazinamid, rifampicin.
Thuốc an thần, gây ngủ: diazepam (seduxen): có thể thúc đẩy hôn mê.
Bên cạnh những lưu ý khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy giảm chức
năng gan, cần khuyên bệnh nhân áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt tránh các tác
nhân gây độc cho gan như: ăn nhạt tuyệt đối nếu bệnh nhân có phù nặng, tăng
cường ăn nhiều chất đạm như thịt, cá, hoa quả tươi, giảm chất béo trong khẩu phần
ăn, tuyệt đối không uống rượu.


×