Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.2 KB, 5 trang )
Một số thuốc điều trị bệnh bạch biến
Hình ảnh bạch biến ở vùng lưng.
Bạch biến (vitiligo) là một bệnh tự miễn dịch có đặc trưng lâm sàng là
những dát trắng do sự thiếu vắng của tế bào sắc tố (melanocyte). Bệnh chiếm
từ 1-2% dân số. Bệnh gặp ở cả nam và nữ nhưng có xu hướng nữ nhiều hơn
nam và khoảng 50% khởi bệnh trước 20 tuổi.
Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh
Cho đến nay vẫn còn chưa rõ về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, người
ta xác định bệnh bạch biến là một bệnh tự miễn dịch có đặc hiệu cơ quan được
biểu hiện bởi sự xuất hiện kháng thể chống lại tế bào sắc tố (melanocyte) trong
máu và chính tế bào này đã bị phá hủy trong quá trình tiến triển của bệnh; bệnh
bạch biến là một bệnh không đồng nhất với đa nguyên nhân và chịu tác động của
nhiều cơ chế để cuối cùng gây tổn thương tế bào sắc tố bằng trực tiếp hoặc gián
tiếp và làm bệnh bạch biến xuất hiện.
Triệu chứng
Tổn thương khởi đầu có thể chỉ là chấm trắng nhỏ vài mm ở một vùng nào
đó của cơ thể, hay gặp vùng mặt, môi, bàn tay, cẳng cánh tay, cẳng chân và sinh
dục. Sau đó lan rộng dần và có ở cả nơi khác nhanh hoặc chậm.
Tổn thương cơ bản là các dát trắng to nhỏ khác nhau có thể hình tròn, bầu
dục ranh giới rõ, bằng mặt da, không có vảy, không cộm và thường có viền sắc tố
xung quanh. Lông tóc trên vùng dát trắng có thể bạc màu hoặc không. Bệnh có thể
chỉ một vùng hay đối xứng hai bên, có các đầu chi, bán niêm mạc, hay vạch trên
vết xước da (hiện tượng Koebner). Các tổn thương tiến triển có thể nhanh liên kết
các tổn thương thành mảng dát trắng lớn hoặc tiến triển chậm trong nhiều tháng,
nhiều năm. Không mất cảm giác tại chỗ, không ngứa.
Dựa theo vị trí tổn thương, bệnh bạch biến chia ra các thể sau:
- Thể khu trú (localized vitiligo): Tổn thương là một hoặc hơn các dát trắng
ở những vị trí độc lập.
- Thể lan tỏa (generalized vitiligo): Tổn thương phân bổ rộng rãi liên kết
với nhau tạo thành hình vằn vèo và thường đối xứng hai bên cơ thể.