Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Viêm bàng quang, nỗi khổ triền miên! ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.3 KB, 7 trang )

Viêm bàng quang, nỗi khổ triền miên!


Mới vừa tiểu xong lại mắc tiểu, mỗi lần chỉ được mấy
giọt mà đau mà rát, sau đó là cảm giác căng tức vùng
bụng dưới khó tả và cũng khó chịu vô cùng. Người
nào cũng đã hơn một lần trong đời khổ sở vì viêm
bàng quang!
Khổ hơn nữa là quí bà, quí cô trong độ tuổi 25-55 vì
ai cũng nhiều lần trong năm đứng ngồi không yên,
phần vì bàng quang dễ bị viêm tấy do ống dẫn tiểu
ngắn hơn nam giới, phần do hệ thống phòng vệ của
cơ thể làm không xong nhiệm vụ như mong đợi.
Không lạ gì khi viêm bàng quang được đánh giá như
bệnh bội nhiễm thường gặp nhất, đặc biệt mỗi khi trở
trời trái gió. Ấy thế mà không hẳn ai ai cũng rõ về căn
bệnh này. Ít nhất có hơn chục điểm lưu ý về viêm
bàng quang.
1. Triệu chứng khó lường của viêm bàng quang:
nếu tưởng dấu hiệu bệnh lý bao giờ cũng gắn liền với
chức năng tiểu tiện, chẳng hạn tiểu rát, tiểu nhiều,
tiểu ra máu... thì lầm. Không ít trường hợp viêm bàng
quang chỉ biểu lộ bằng triệu chứng mệt mỏi, ớn lạnh
trong mấy ngày đầu.
2. Vi khuẩn nào là thủ phạm? 80-90% viêm bàng
quang là do vi khuẩn đường ruột, cụ thể là
Escherichia coli, Staphyllococcus. Kế đến là
Chlamydien lây lan qua đường sinh dục. Cũng có thể
nguyên nhân là nấm, như Candida albicans, nhưng
hiếm. Như thế, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn trước
sau là biện pháp cần lưu tâm hàng đầu để phòng


bệnh đường tiểu.
3. Tại sao bệnh dễ tái phát? Có nhiều nguyên nhân,
từ điều kiện chủ quan như ống dẫn tiểu bẩm sinh quá
hẹp khiến nước tiểu dễ ứ đọng, bước qua nhân tố
khách quan như tình trạng suy nhược vì stress hay
môi trường ngoại vi quá ô nhiễm, cho đến yếu tố tâm
lý như mâu thuẫn trong gia đình, nghề nghiệp. Nhiều
nhà điều trị đã không cường điệu khi xếp viêm bàng
quang vào nhóm bệnh xã hội.
4. Khi nào nên đến thầy thuốc? Không nên chần
chừ nếu bệnh không thuyên giảm sau hai ngày uống
nhiều nước, nghỉ ngơi, ngâm chân nước ấm... Đến
thầy thuốc ngay, cho dù chỉ nghi ngờ, nếu là trẻ con,
thai phụ, người bệnh tiểu đường, người có tiền căn
viêm thận.
5. Có nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh? Có
hai quan điểm trái ngược. Phe này tán đồng việc
dùng ngay thuốc kháng sinh liều mạnh để bảo vệ
thận. Phe kia chủ trương không cần thuốc nếu không
bội nhiễm và nếu sức đề kháng của người bệnh còn
tốt. Dung hòa là tốt nhất bằng cách dùng thuốc kháng
sinh đúng bài bản, nếu bệnh không thuyên giảm sau
hai ngày dùng dược thảo và nếu trong cặn nước tiểu
có vi khuẩn.
6. Tại sao nên uống nhiều nước? Đúng là nên uống
nhiều nước trong lúc viêm bàng quang, càng nhiều
càng tốt, nếu không có bệnh tim, bệnh thận, nghĩa là
theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu được trà
dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ càng hay. Mặt
khác tránh rượu mạnh, cà phê, trà đen vì dễ gây co

thắt cơ bàng quang.
7. Món ăn nào nên thuốc? Bên cạnh các loại thực
phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng như mật ong,
sữa chua, chú trọng nước ép trái dâu, dâu tây cũng
như dâu tằm. Theo nghiên cứu ở Scandinavia và ở
Hoa Kỳ, tỉ lệ tái phát có thể giảm 50% nếu uống mỗi
ngày hai lần, mỗi lần 200ml nước ép trái dâu pha
loãng với nước khoáng loại có nhiều kali trong suốt
thời gian điều trị viêm bàng quang.
8. Hồ bơi có là nguồn bội nhiễm? Không, nếu nước
hồ bơi được sát trùng đúng cách. Nhưng bộ áo tắm
ướt đẫm lại thêm ngay ngọn gió lạnh là đòn bẩy khiến
bàng quang trở nên nhạy cảm.
9. Mối quan hệ giữa viêm bàng quang và chức
năng sinh dục: mọi tác động cơ học gây áp lực trên
thành và cơ vòng bàng quang tất nhiên là điều kiện
thuận lợi cho viêm bàng quang. Do đó không lạ gì khi
căn bệnh này còn có tên là "bệnh tuần trăng mật".
Nhưng nếu bệnh không xuất hiện ngay mà vài ngày
sau khi có quan hệ tình dục thì bệnh rõ ràng là do
nguyên nhân khác.

×