Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dùng thuốc trong bệnh Parkinson docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.42 KB, 5 trang )

Dùng thuốc trong bệnh Parkinson


Não người bình thường. - Não bệnh nhân Parkinson.
Đến nay, người ta cũng chưa biết rõ căn nguyên của bệnh Parkinson, vì
vậy thường dùng thuật ngữ hội chứng Parkinson và triệu chứng của một số
bệnh khác biểu hiện của Parkinson. Bệnh thường là thứ phát của các rối loạn
thần kinh, nam nhiều hơn nữ và cũng chưa thấy đó là bệnh di truyền, nhưng
tỷ lệ mắc bệnh cao trong một gia đình thường xảy ra.
Người ta đã biết một số lớn tế bào của hệ tiết dopamin bị phá hủy gây thiếu
dopamin ở thể vân gây ra các biểu hiện lâm sàng của bệnh: run lúc nghỉ, cứng, vận
động chậm và tư thế không ổn định. Thường quan sát thấy, đầu tiên ở 2 bàn tay,
nhất là khi duỗi thẳng, mất đi sau cử động, gọi là run “vê bi”. Đôi khi run đầu tiên
lại ở chân, có khi ở môi, lưỡi hoặc cổ. Lúc ngủ thì mất run. Cứng ở một bên hoặc
một chi. Vận động chậm là triệu chứng muộn của bệnh, tiến tới mất vận động:
ngồi xuống chậm, khó đứng dậy, đi chậm chạp, khó hoặc không vung vảy tay, khó
viết nếu viết thì chữ nhỏ, khó nói hoặc nói nhỏ. Do giảm vận động cơ mặt nên mặt
giống “mặt nạ”. Tư thế không ổn định như cúi khom và rất dễ bị ngã. Dáng đi
được thấy đặc biệt khi đổi hướng.
Tính tình biểu hiện rõ trầm cảm và rối loạn nhận thức khi bệnh tiến triển.
Thuốc: Dùng thuốc gì và cách dùng thuốc là điều cần được lưu ý với người
bệnh Parkinson.
Selegelin: Thường được dùng sớm ở giai đoạn đầu của bệnh, thuốc không
có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh ở giai đoạn muộn. Là thuốc ức chế mono
amino oxydase B, làm giảm sự phá hủy dopamin do làm chậm quá trình ôxy hóa
của dopamin, giảm tạo ra các gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh. Thuốc có thể
phối hợp với levodopa, làm giảm triệu chứng bệnh và tiến triển bệnh.
Thuốc nên uống vào giữa bữa ăn sáng và trưa để hạn chế nôn. Không uống
vào bữa tối vì gây kích thích mất ngủ.
Thuốc có thể gây nôn, ảo giác, lú lẫn, loạn động.
Levodopa: Thuốc điều trị các triệu chứng bệnh có hiệu quả. Qua men xúc


tác, thuốc được thủy phân thành dopamin ngoại biên, không qua được hàng rào
máu não, kích thích ở ngoài hàng rào máu não cho nên người ta đã kết hợp với
carbidopa, chất này ức chế men decarboxylase ngoại biên làm cho phản ứng thủy
phân levodopa thành dopamin ngoại biên mất đi.
Thuốc levodopa/carbidopa thường phóng thích nhanh, phải uống nhiều
lần/ngày. Nay có thuốc phóng thích chậm như sinemet SR làm cho nồng độ thuốc
trong huyết thanh ổn định hơn và giảm triệu chứng tốt hơn. Tuy nhiên sinemet lại
có thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh kéo dài nên người ta khuyến cáo:
sáng sớm dùng loại phóng thích nhanh rồi sau đó dùng loại SR vừa giải quyết
được nồng độ đỉnh lại vừa cải thiện giấc ngủ.
Liều dùng: Trong giai đoạn sớm có thể dùng loại 25/100mg hoặc 50/200mg
x 2 lần/ngày vào giữa bữa ăn sáng và bữa trưa. Có thể tăng liều dần cho tới khi có
đáp ứng tốt (hoặc tăng lần uống) hoặc uống thêm loại tác dụng nhanh vào bữa ăn
sáng.
Nhiều người bệnh, sau khoảng 5 năm dùng thuốc, sự đáp ứng không ổn
định, biểu hiện các triệu chứng giảm ngắn và ít do thoái hóa dần tế bào thần kinh
chuyển hóa, chỉ còn cách giải quyết là tăng số lần uống thuốc mà thôi.
Biểu hiện kém đáp ứng levodopa là loạn động. Triệu chứng này cần được
các thầy thuốc chuyên khoa xem xét kỹ (do liều đỉnh, liều cuối hay hai pha) mà
hướng dẫn cách dùng thuốc (thuốc gì, lần uống, liều dùng...) hoặc phối hợp với
các thuốc vận động dopamin như bromocriptin, pergolid giúp đáp ứng levodopa
tốt hơn.
Chống chỉ định: Kết hợp với IMAO, glôcôm góc đóng, giai đoạn cấp nhồi
máu cơ tim, u hắc tố ác tính, kết hợp với amin cường giao cảm.
Những lưu ý, thận trọng khi dùng thuốc xin xem thêm bài báo Sự thận
trọng cần thiết khi dùng levodopa của DS. Bùi Văn Uy, số 193 (2349) ngày
2/12/2008.
Một thuốc kết hợp khác cũng hay được dùng đó là modopaz, kết hợp
levodopa/ benserazid. Benserazid cũng là thuốc ức chế decarboxylase ngoại biên
như carbidopa.

Ngoài các thuốc trên người ta còn dùng các thuốc khác như thuốc kháng
tiết cholin làm cân bằng giữa hệ tiết cholin và hệ tiết dopamin: benztropin,
ethopropazin, procyclidin thường được dùng trong giai đoạn sớm, làm nổi bật, ít
tác dụng với triệu chứng cứng, loạn đông amantadin cũng được dùng trong giai
đoạn sớm, làm tăng tiết dopamin do kích thích thụ thể dopamin và kháng tiết
cholin ngoại biên, tác dụng đặc biệt với triệu chứng cứng và loạn động.
Có tới phân nửa người bệnh có triệu chứng trầm cảm. Việc phối hợp với
các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, tác dụng có lợi và là làm giảm triệu chứng cứng
và run.
Có người cho rằng Parkinson là do phản ứng ôxy hóa tạo ra các gốc tự do
làm tổn thương tế bào thần kinh, vì vậy khuyên nên dùng phối hợp với vitamin E
và C. Tuy nhiên cũng cần theo dõi thêm.
Hội chứng Parkinson thứ phát, còn gọi là mắc phải: thường do thuốc như
thuốc điều trị tâm thần, thuốc trị rối loạn nhu động ruột (metoclopzamind); do độc
tố như mangan, methanol, oxydcarbon; sau nhiễm khuẩn như viêm não Nhật Bản
B; bệnh Wilson, Huntington và một số bệnh não do chấn thương, úng thủy...
Cách dùng thuốc với bệnh Parkinson rất quan trọng: thuốc gì, dùng trước,
dùng sau, dùng phối hợp, uống lúc nào, lần dùng, khoảng cách, liều dùng, tác dụng
phụ với từng người, các bệnh khác... cần được tư vấn kỹ lưỡng của các thầy thuốc
chuyên khoa để duy trì và cải thiện chức năng, cuộc sống của người bệnh.


×