Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 19 Tu sau Trung Vuong den truoc Ly Nam De Giua the ki I Giua the ki VI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.46 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 19:. TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (Giữa thế kỉ I-Giữa thế kỉ VI) A. -. -. Mục tiêu bài học I. Về kiến thức Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, phong kiến Trung Quốc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành một bộ phận của Trung Quốc, từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt dân ta theo phong tục và luật Hán… Chính sách “đồng hóa” được thực hiện triệt để ở mọi phương diện. Chính sách cai trị bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến Trung Quốc nhằm không chỉ xâm chiếm nước ta lâu dài mà còn muốn xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc ta. Nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh để thoát khỏi tai họa đó. II.. -. -. III. Về kĩ năng Biết phân tích đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc. Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống ách áp bức của phong kiến phương Bắc.. B. C.. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm Căm thù sự áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.. Thiết bị, tài liệu dạy học Lược đồ: Âu Lạc thế kỉ I-III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút) I. Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học. II.. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: 1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập? 2. Ý nghĩa và tác dụng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. III. Giảng bài mới (39 phút) 1. Dẫn nhập vào bài mới (1 phút) Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phong kiến phương Bắc tiếp tục thực hiện những chính sách cai trị tàn bạo, hà khắc nhằm thắt chặt hơn ách cai trị trên đất nước ta. Chính vì những chính sách cai trị đó đã khiến đất nước ta có nhiều thay đổi. Tuy nhiên với tinh thần quật khởi và truyền thống lao động sáng tạo của nhân dân ta, nền kinh tế của nước ta vẫn tiếp tục phát triển. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về những thay đổi trên đất nước ta trong thời gian này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (Giữa thế kỉ I-Giữa thế kỉ VI)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (35 phút) Thời Hoạt động của giáo viên và học sinh gian 15ph Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp -Giáo viên kết hợp sử dụng lược đồ Âu Lạc thế kỉ I-III, trình bày: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao. -Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ kết hợp quan sát lược đồ, hỏi: Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm những quận nào của châu Giao? -Học sinh trả lời. -Giáo viên giảng tiếp: Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành 3 nước Ngụy-ThụcNgô (Tam quốc). Lúc này, miền đất Âu Lạc cũ chịu sự thống trị của nhà Ngô và nhà Ngô gọi vùng này là Giao Châu. -Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền ở châu Giao trước và sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (PHỤ LỤC 1), sau đó hỏi: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy cai trị nước ta của chính quyền phương Bắc trước và sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? -Học sinh suy nghĩ, trả lời. -Giáo viên nhận xét, chốt ý. -Giáo viên hỏi: Mục đích của sự thay đổi này là gì? -Học sinh suy nghĩ, trả lời. -Giáo viên chốt ý: Nhằm thắt chặt bộ máy cai trị, từ đó thực hiện triệt để chính sách “đồng hóa” nhân dân ta. -Giáo viên hỏi: Triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách bóc lột nhân dân ta như thế nào? - Học sinh trả lời. -Giáo viên chốt ý. -Để học sinh hiểu rõ hơn về chính sách cai trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc và đời sống khổ cực của nhân dân, giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đoạn chữ nhỏ trong sách giáo khoa trang 53.. Kiến thức cơ bản 1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI. -Đầu thế kỉ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.. - Bộ máy cai trị: Nhà Hán trực tiếp cai quản dến các huyện..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 5ph. 15ph. -Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu các từ lao dịch, cống nạp. Lao dịch: lao động nặng nhọc, bắt buộc và không được trả công, theo chế độ của nhà nước hay lệnh của chúa đất. Cống nạp: những sản phẩm quý hiếm mà người dân phải tìm nộp cho bọn thống trị (lúc này là chính quyền phong kiến phương Bắc). -Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ? -Học sinh trả lời. -Giáo viên chốt ý. -Giáo viên giảng tiếp: Ngoài việc bóc lột tàn bạo, - Nhà Hán bóc lột nhân dân ta nhà Hán còn thực hiện âm mưu nham hiểm rất tàn bạo bằng các thứ thuế, lao “đồng hóa” dân tộc ta trên mọi phương diện. dịch và cống nạp. - Tiếp tục chính sách “đồng hóa” nhân dân ta. Hoạt động 2: Nhóm, cả lớp -Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sau đó yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: + Nhóm1+2: Vì sao phong kiến phương Bắc tiến hành “đồng hóa” dân tộc ta? + Nhóm 3+4: Nhà Hán đã dùng những thủ đoạn gì để “đồng hóa” dân tộc ta trên mọi phương diện? -Học sinh thảo luận, đại diện từng nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. -Giáo viên chốt ý: “Đồng hóa” là một âm mưu thâm hiểm của bọn phong kiến phương Bắc nhằm biến nước ta thành một bộ phận của Trung Quốc, xỏa bỏ nước ta trên bản đồ thế giới. Chính sách “đồng hóa” của người Hán được thực hiện triệt để trên mọi phương diện. Từ việc loại trừ người Âu Lạc ra khỏi bộ máy cai trị, đến việc đưa người Hán sang nước ta, tìm mọi cách xóa bỏ mọi phong tục, tập quán của người Âu Lạc để dần “Hán hóa” nhân dân ta. Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp -Giáo viên giảng: Về kinh tế, chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.. 2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đồi? -Nhà Hán giữ độc quyền về sắt..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Giáo viên hỏi: Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt? -Học sinh suy nghĩ, trả lời. -Giáo viên nhận xét, chốt ý: Nhằm hạn chế sự phát triển sản xuất và sự chống đối của nhân dân. -Giáo viên giảng tiếp: Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển. -Giáo viên hỏi: Những biểu hiện nào chứng tỏ nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển? -Học sinh trả lời. -Giáo viên chốt ý: Trong các di chỉ, mộ cổ, truyền thuyết Thánh Gióng đã chứng tỏ nghề rèn sắt vẫn phát triển. -Giáo viên hỏi: Vì sao mặc dù bị hạn chế nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển? -Học sinh suy nghĩ, trả lời. -Giáo viên nhận xét, chốt ý: Do yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành lại độc lập của nhân dân ta lúc bấy giờ. -Giáo viên hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển? -Học sinh trả lời. -Giáo viên chốt ý. -Nông nghiệp: phát triển (các loại -Giáo viên giảng: Bên cạnh sự phát triển của cây trồng, vật nuôi đa dạng; nông nghiệp, thủ công nghiệp nước ta thời kì biết đắp đê, làm thủy lợi…). này cũng có những bước phát triển. -Giáo viên hỏi: Nêu những biểu hiện của sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong thời kì này. -Học sinh trả lời. -Thủ công nghiệp: phát triển nhất -Giáo viên chốt ý. là nghề rèn sắt, làm đồ gốm, -Giáo viên hỏi: Sự phát triển của nông nghiệp nghề dệt vải. và thủ công nghiệp đã tạo điều kiện cho sự phát triển của nghề nào? Biểu hiện. -Học sinh trả lời. -Thương nghiệp: phát triển; chính -Giáo viên chốt ý: Sự phát triển của nông nghiệp quyền đô hộ giữ độc quyền về và thủ công nghiệp đã tạo điều kiện cho sự phát ngoại thương. triển của thương nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn dưới sự kiểm soát của phong kiến phương Bắc. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương. -Giáo viên chốt ý: Sau cuộc kháng chiến của Hai.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bà Trưng nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị với những chính sách tàn bạo. Tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. 3. Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (3 phút) a) Củng cố - Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi: 1. Trong các thế kỉ I-VI, chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi? 2. Trình bày những biểu hiện về sự phát triển kinh tế (nông nghiệp-thủ công nghiệp-thương nghiệp) nước ta thời kì này. b) Dặn dò - Học bài cũ, chuẩn bị bài bài 20. IV. Phụ lục SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN Ở CHÂU GIAO TRƯỚC VÀ SAU CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG Trước cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Châu Giao. Châu Giao. (Thứ sử). (Thứ sử). Người Hán Quận. Quận. (Thái thú, Đô úy). (Thái thú, Đô úy). Huyện (Lạc tướng). V. -. Người Việt. Người Hán. Huyện (Lạc tướng). Rút kinh nghiệm Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động: ............................................................. Nội dung: .......................................................................................................................... Phương pháp: ................................................................................................................... Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ...................................................................................

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×